Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN hướng dẫn học sinh học tốt môn tin học tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.58 KB, 11 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Hướng

dẫn học sinh học tốt môn Tin học tiểu học

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giáo dục tiểu học
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 24 tháng 08 năm 2015 đến ngày 28 tháng 05 năm 2016
4. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Nụ
Năm sinh: 1992
Nơi thường trú: xã Yên Phúc – huyện Ý Yên – tỉnh Nam Định
Trình độ chuyên môn: cử nhân CNTT
Chức vụ công tác:
Nơi làm việc: trường Tiểu Học C Đại Thắng
Điện thoại: 0971328281
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: trường Tiểu Học C Đại Thắng
Địa chỉ: xã Đại Thắng – huyện Vụ Bản – tỉnh Nam Định
Điện thoại:

1 | “GV. N g u y ễ n T h ị N ụ - T r ư ờ n g T i ể u h ọ c C Đ ạ i T h ắ n g ”


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
* Tầm quan trọng của công nghệ thông tin:
Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ CNTT đã tác động lớn đến công cuộc
phát triển kinh tế xã hội người. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan
trọng của tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng


dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, mở cửa và hội
nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung.
Chỉ thị số: 3398 /CT-BGDĐT của bộ giáo dục đào tạo ngày 11/8/2011 chỉ rõ
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2011/2012 là “ Tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý
giáo dục. ”
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn tin học vào
trong nhà trường và ngay từ tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm
quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao
trong các cấp tiếp theo. Hưởng ứng nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong dạy học, tôi rất
muốn chia sẻ với các bạn một kinh nghiệm nho nhỏ với hy vọng được giao lưu học
hỏi lẫn nhau, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp, của trường. Đề tài
mang tên “Hướng dẫn học sinh học tốt môn tin học tiểu học” sẽ giúp các bạn có
thêm những biện pháp thiết thực nhằm giúp học sinh tiểu học dễ dàng tiếp cận và
học tốt bộ môn rất mới và còn nhiều bỡ ngỡ đối với giáo viên cũng như học sinh tiểu
học..
II. Mô tả giải pháp:
2 | “GV. N g u y ễ n T h ị N ụ - T r ư ờ n g T i ể u h ọ c C Đ ạ i T h ắ n g ”


1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
- Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều
kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết
bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học. Tuy nhiên, phòng máy vi tính vẫn còn
hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, mỗi ca thực hành có tới 3 -4 em ngồi cùng
một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một cách
đầy đủ.
- Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học để đáp ứng yêu cầu
dạy và học môn tin học trong bậc tiểu học. Tuy nhiên, hầu hết giáo viên tin học là
giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên phương pháp dạy học môn tin học chưa

được đa dạng, phong phú.
Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học
sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành. Tuy nhiên, các em học sinh chỉ
được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá
máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập vẫn còn mang tính chậm chạp.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
 Mục tiêu của giải pháp:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của Đề tài.
- Biện pháp và việc dạy tin học trong bậc tiểu học.


Nội dung giải pháp:

a. Một số biện pháp để dạy tin học có hiệu quả hơn trong bậc tiểu học:
 Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp:
3 | “GV. N g u y ễ n T h ị N ụ - T r ư ờ n g T i ể u h ọ c C Đ ạ i T h ắ n g ”


- Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên
phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng
của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý
thuyết.
Ví dụ: Bài làm quen với máy tính (lớp 3)
• Khi giáo viên giới thiệu bộ phận con chuột, giáo viên phải mô tả con chuột,
có mấy loại con chuột, trên thân con chuột có những phím nào, chức năng
của các phím đó, tay đặt lên con chuột đó như thế nào
• Học sinh quan sát con chuột, quan sát thao tác của cô giáo khi sử dụng
chuột trong quá trình học tập.
- Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không
nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực

hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết.
Ví dụ: Khi học bài các thao tác với tệp tin văn bản (khối 4). Giáo viên dạy phần
lưu văn bản, mở văn bản. khi học lý thuyết học sinh mới chỉ hiểu là lưu văn bản vào
trong máy là để văn bản đó không bị mất đi, có thể mở ra được. Nhưng đến khi
thực hành học sinh mới thực sự hiểu rằng khi lưu văn bản đó luôn luôn được lưu trữ
và tồn tại trong máy, có thể mở ra bất cứ lúc nào để chỉnh, xem và chỉnh sửa.
- Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học áp dụng vào
trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi học thực
hành của hiệu quả hơn.
Ví dụ : Dạy bài vẽ đường thẳng, giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó hướng
dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát thao tác của cô và lời
4 | “GV. N g u y ễ n T h ị N ụ - T r ư ờ n g T i ể u h ọ c C Đ ạ i T h ắ n g ”


nói của cô. trong khi thực hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành được, giáo
viên lại hướng dẫn cho em đó hoặc bắt tay em đó và hướng dẫn các thao tác.
 Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng,
liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em. Các bài tập
không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải
kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng vẽ một cách có hệ
thống.
Trong một ca thực hành với bài vẽ hình vuông sau:

- Ở hình trên ngoài vẽ hình vuông ra học sinh còn phải sử dụng công cụ vẽ đường
thẳng, vẽ đường cong một chiều, màu vẽ đã học ở bài trước để vẽ và trang trí cho
các hoa văn của hình vuông trên. Từ hình vuông trên các em sẽ liên tưởng đến bài
học trang trí hình vuông (Môn mỹ thuật lớp 4) và sáng tạo vẽ một số hình vuông đã
học ở môn Mỹ thuật 4.

5 | “GV. N g u y ễ n T h ị N ụ - T r ư ờ n g T i ể u h ọ c C Đ ạ i T h ắ n g ”



 Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách
phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm (dưới sự
chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá
trình thực hành.
 Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập mạng để
tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và
học.
 Sưu tầm một số trò chơi có ích để rèn luyện về cách sử dụng chuột (cờ caro),
luyện ngón khi sử dụng bàn phím (Mario Typing), phần mềm luyện tư duy, tính toán,
nhanh nhạy, giải trí (Solitare, minesweeper)
 Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được
những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác.
b. Điều kiện thực hiện giải pháp đề tài
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học nhận thức
được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi,
tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của trường bạn.
Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các kiến thức
khác như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội để tự nâng cao nhận thức của bản thân.
c. Những việc cụ thể cần làm khi chuẩn bị một bài dạy:
Để tiết dạy của mình đạt kết quả cao thì việc soạn giáo án là nhiệm vụ rất quan
trọng. Nếu như trước giờ lên lớp giáo viên đã có sự chuẩn bị chu đáo về giáo án và
các phương tiện dạy học thì sẽ vững tin hơn khi lên bục giảng. Vậy việc chuẩn bị
một giáo án cần làm những công việc gì?
6 | “GV. N g u y ễ n T h ị N ụ - T r ư ờ n g T i ể u h ọ c C Đ ạ i T h ắ n g ”


- Nghiên cứu tài liệu và xác định nội dung dạy học:
- Nghiên cứu vị trí, yêu cầu các bài học trong kế hoạch dạy học cả năm, nghiên

cứu kĩ sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy, sách bài tập và các tài liệu có
liên quan tới bài đó.
- Xác định cụ thể vị trí và mối liên quan của bài học với bài trước và bài sau.
- Xác định cụ thể mục tiêu bài học, mức độ yêu cầu về 3 mặt: Kiến thức mới,
phát triển tư duy và khả năng suy luận, rèn luyện kĩ năng.
- Xác định kiến thức trọng tâm và quan tâm bồi dưỡng cho những học sinh có
khả năng giỏi về bộ môn tin học
- Lựa chọn những phương pháp dạy học cụ thể và chuẩn bị các phương tiện
tương ứng. Đặc biệt cần lựa chọn một số bài tập ở lớp và ở nhà ( có hướng dẫn
những chỗ cần thiết nhất là đối với những học sinh kém). Xác định bài tập bắt
buộc và bài tập kèm thêm ( chia thành 2 loại cho học sinh trung bình và học sinh
khá giỏi). Tự để học sinh thực hành các câu lệnh đã học sau đó hướng dẫn cho
các em thực hành những bài tập khó hơn và gợi ý khả năng tư duy sáng tạo của
học sinh.
- Soạn các câu lệnh gợi ý hay hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà. Khi làm các
bài tập trên phải luôn chú ý tới tín vừa sức với mỗi học sinh.
- Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh về bài học :
- Tình hình nắm vững kiến thức đã học có liên quan đến bài mới.
- Các vấn đề còn tồn tại cần được giải quyết trong bài mới( Kiến thức nào đã học
cần được củng cố và tiếp tục rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thái độ học tập, tinh thần
trách nhiệm và ý thức kỉ luật của học sinh yếu kém).
7 | “GV. N g u y ễ n T h ị N ụ - T r ư ờ n g T i ể u h ọ c C Đ ạ i T h ắ n g ”


- Soát lại tình hình sách giáo khoa, các bài tập thực hành và tận dụng tối đa

đường truyền mạng lan là thế mạnh của bộ môn tin học.
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
1. Hiệu quả với giáo viên
Đề tài “Hướng dẫn học sinh học tốt bộ môn tin học tiểu học” sẽ phần nào giúp

giáo viên có thêm những kinh nghiệm nhằm góp phần quan trọng vào việc giảng dạy
bộ môn tin học còn mới mẻ trong trường tiểu học hiện nay đặc biệt là những trường
đang bắt đầu áp dụng bộ môn tin học trong trường tiểu học.
2. Hiệu quả với học sinh
Áp dụng SKKN này giúp phát hiện kịp thời những kiến thức bị hổng của học
sinh để kịp thời phụ đạo bằng nhiều hình thức. Phát hiện những tiến bộ dù là rất nhỏ
của các em để kịp thời khuyến khích, động viên học sinh hứng thú học tập, sáng tạo.
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao
động hiện đại như:
+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội
hiện đại.
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm tin học.
+ Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập

8 | “GV. N g u y ễ n T h ị N ụ - T r ư ờ n g T i ể u h ọ c C Đ ạ i T h ắ n g ”


IV. Kết luận
Sáng kiến kinh nghiệm mang nội dung “Hướng dẫn học sinh học tốt bộ môn tin
học tiểu học” sẽ phần nào giúp các đồng nghiệp có thêm những kinh nghiệm nhằm
góp phần quan trọng vào việc giảng dạy bộ môn tin học còn mới mẻ trong trường
tiểu học hiện nay đặc biệt là những trường đang bắt đầu áp dụng bộ môn tin học
trong trường tiểu học.
Những biện pháp tôi vừa trình bày không phải quá xa lạ đối với chúng ta.
Tôi mong muốn những biện pháp cũng như quan điểm của mình được đón nhận và
áp dụng triển khai trong để chứng minh tính khả thi của sáng kiến kinh nghiệm.
Kính mong Ban giám hiệu và các đồng chí đồng nghiệp góp ý kiến để sáng kiến
kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn.

V. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền:

Tôi xin cam kết bài sáng kiến kinh nghiệm không sao chép!

9 | “GV. N g u y ễ n T h ị N ụ - T r ư ờ n g T i ể u h ọ c C Đ ạ i T h ắ n g ”


CƠ QUAN ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

(ký tên)

(Xác nhận)
............................................................
............................................................
............................................................

Nguyễn Thị Nụ

PHÒNG GD & ĐT
(xác nhận, đánh giá, xếp loại)
............................................................
............................................................
............................................................

10 | “GV. N g u y ễ n T h ị N ụ - T r ư ờ n g T i ể u h ọ c C Đ ạ i T h ắ n g ”



11 | “GV. N g u y ễ n T h ị N ụ - T r ư ờ n g T i ể u h ọ c C Đ ạ i T h ắ n g ”



×