Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

khoá luận tốt nghiệp vai trò lãnh đạo của đảng đối với hội nông dân trong thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh đi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.7 KB, 45 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, đói nghèo vẫn là vấn đề có tính toàn cầu. Một
bức tranh tổng thể là thế giới vời gần nửa dân số sống dưới 2USD/ngày. Vì
vậy một phong tráo sôi nổi rộng khắp trên thế giới là phải làm như thế nào để
đẩy lùi đói nghèo. Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một
trong những nước có công tác xóa đói giảm nghèo tốt nhất, đi lên từ nền nông
nghiệp lạc hậu, hơn nữa trải qua thời kỳ đấu tranh kéo dài. Tỉ lệ đói nghèo
chủ yếu thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp. Mặt khác, hơn 70% dân số nước
ta làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì thế đòi hỏi một sự lãnh đạo, quan tâm
đặc biệt từ phía Đảng và Nhà nươc đối với sản xuất nông nghiệp, đời sống
nông dân. Giải quyết hiệu quả công tác” Xóa đói giảm nghèo” sẽ tạo đà cho
bước chuyển mình vững chắc của nền kinh tế đất nước. Từ đó nâng xao vị thế
Việt Nam trên trường quốc tế cũng như đảm bảo vững chắc nền độc lập dân
tộc trong tiến trình hội nhập và phát triển
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của vấn đề xóa đói
giảm nghèo của cả nước nói chung, tỉnh Điện Biên nói riêng trong quá trình
hội nhập và phát triển, tác giả chọn vấn đề “Vai trò lãnh đạo của Đảng đối
với Hội nông dân trong thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Điện Biên
hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghèo đói là một hiện trạng rất phổ biến trong phạm vi cả thế giới, cho
nên vấn đề này đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía
cạnh khác nhau.
Cho đến nay ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều
luận văn tốt nghiệp đã đề cập đến vấn đề xoá đói giảm nghèo (XĐGN), trong
đó có các công trình như:

1



Các công trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm chủ biên có:
- Đói nghèo ở Việt Nam (Hà Nội, 1993);
- Nhận diện đói nghèo ở nước ta (Hà Nội, 1993);
- Xoá đói giảm nghèo (Hà Nội, 1996);
- Xoá đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế (Nxb Lao động, 1997).
Liên quan đến vấn đề xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Điện Biên cũng đã có
2 đề tài:
Khóa luận thạc sĩ của Đỗ Thế Hạnh: "Thực trạng và những giải pháp
kinh tế chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo ở Điện Biên giai đoạn 2003-2008"
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Khóa luận thạc sĩ của Tào Bằng Huy: "Những giải pháp cơ bản nhằm
xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Điện Biên giai đoạn 2005 - 2010" Đại học kinh tế
Quốc dân
Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến vấn đề đói nghèo dưới các
góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn nhưng chưa có công trình nghiên
cứu nào đề cập đến vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Hội nông dân trong
thực hiện xóa đói giảm nghèo ở Điện Biên. Vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn
để nghiên cứu không trùng với các công trình nghiên cứu đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận
Mục đích:
Khóa luận tập trung phân tích thực trạng và vai trò lãnh đạo của Đảng
đối với Hội nông dân trong xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Điện Biên hiện nay, từ
đó đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề.
Nhiệm vụ:
- Hệ thống hoá các quan niệm, tiêu chí về đói nghèo của quốc tế và
trong nước.

2



- Tập trung phân tích thực trạng đói nghèo của tỉnh Điện Biên hiện nay
và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản gây hạn chế yếu kém trong lãnh đạo của
Đảng đối với Hội nông dân.
- Đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm
từng bước nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là xã nghèo, hộ nghèo đói thuộc
tỉnh Điện Biên thông qua việc điều tra khảo sát tình hình thực tiễn và các số
liệu hiện có trong các báo cáo tổng kết về xoá đói giảm nghèo và số liệu
thống kê của địa phương.
Khóa luận nghiên cứu vấn đề xoá đói giảm nghèo và tập trung nghiên cứu
thực trạng tình hình đói nghèo của tỉnh Điện Biên giai đoạn từ 2009 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu của khóa luận
- Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận kinh tế chính trị Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách về xoá
đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước để nghiên cứu.
- Khóa luận vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử và khoa học kinh tế chính trị Mác-Lênin và kết hợp
các phương pháp khác để nghiên cứu như điều tra, khảo sát, phân tích thống
kê, so sánh, tổng hợp, khái quát, hệ thống và nghiên cứu báo cáo tổng kết xoá
đói giảm nghèo của tỉnh Điện Biên.
6. Những đóng góp của khóa luận
- Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Hội
nông dân thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Điên Biên, tìm ra những
nguyên nhân, các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần giải quyết vấn đề đói
nghèo của tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay.

3



- Khóa luận góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc
hoạch định chính sách xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và chỉ đạo
thực tiễn công tác xoá đói giảm nghèo ở các địa bàn có đặc thù tương tự như tỉnh
Điện Biên; làm tư liệu giảng dạy và nghiên cứu môn kinh tế chính trị.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của khóa luận gồm 3 chương.

4


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI
VỚI HỘI NÔNG DÂN TRONG THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1.1.1 Khái niệm Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam hiện nay
theo Hiến pháp (bản sửa đổi 2013), đồng thời cũng là đảng duy nhất được
phép hoạt động. Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức được công bố, Đảng
cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, người lao
động và lấy chủ nghĩa Mar-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam
cho mọi hoạt động của Đảng. Trên thực tế, một số yếu tố của chủ nghĩa tư
bản, chủ nghĩa dân tộc và cả một vài yếu tố có tính truyền thống của ý thức hệ
phong kiến cũng có những ảnh hưởng nhất định.
Đảng Cộng Sản Việt Nam (3.2.1930) là đội tiên phong của giai cấp
công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân,

nhân dân lao động và của dân tộc.
Cương lĩnh của Đảng năm 1991 xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam là
đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Nghị quyết của đảng cũng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho hành động, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của dân tộc và của nhân loại, nắm
vững quy luật khách quan và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh

5


chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng
của nhân dân.
Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh
theo con đường xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là thực hiện lý tưởng cộng sản
chủ nghĩa
- Đảng lãnh đạo:
Đảng lãnh đạo là: tổng thể các hoạt động của Đảng đề ra Nghị quyết,
chủ trương đúng đắn, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, Nghị quyết đó
và kiểm tra, giám sát tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo thuận lợi chủ trương,
Nghị quyết của Đảng và sự nghiệp cách mạng.
1.1.2 Khái niệm Hội nông dân
Hội Nông dân Việt Nam (tên cũ: Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt
Nam trước 1991) là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hội nông dân tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân

hiểu biết đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị
quyết, chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí
cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân.
Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Chăm lo đời sống và
tinh thần của hội viên, nông dân.
Các cấp Hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện
các chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà
nước ở nông thôn. Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong
nông nghiệp. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp
nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.

6


Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và
nâng cao chất lương hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt;
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham
gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế. Kịp thời phản ánh tâm tư
nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi
ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Thực hiện Pháp lệnh Dân
chủ cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.
Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng
cường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ kho học, kỹ thuật, quảng
bá hàng hoá nông sản, văn hoá Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế,
các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.

1.1.3 Khái niệm đói nghèo
Đói nghèo được hiểu là sự thiệt hại những điều tối thiểu để đảm bảo
mức sống của một các nhân hay một cộng đồng dân cư.
Đói nghèo có hai khái niệm cơ bản:
- Nghèo tuyệt đối là tình trạng thiếu hụt những điều kiện tối thiểu để
duy trì cuộc sống, tiếp cận những nhu cầu, các vấn đề dinh dưỡng, giáo dục
và các dịch vụ y tế, việc xác định một đối tượng là nghèo hay không phải dựa
trên các tiêu chuẩn nghèo của quốc gia và của thế giới.
- Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ
các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng
lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.
- Khái niệm xóa đói giảm nghèo:

7


Giảm nghèo hay (xoá đói giảm nghèo) chính là làm cho bộ phận dân cư
nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở
tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Nói một cách khác, xoá
đói giảm nghèo là một quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên một
mức sống cao hơn ở khía cạnh khác, xoá đói giảm nghèo là chuyển từ tình
trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn để
cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người.
Nói giảm nghèo trong đó luôn bao hàm xoá đói và cũng giống như khái
niệm nghèo, khái niệm giảm nghèo chỉ là tương đối. Bởi nghèo có thể tái
sinh, hoặc khi khái niệm nghèo và chuẩn nghèo thay đổi. Do đó, việc đánh giá
mức độ giảm nghèo phải được đánh giá trong một thời gian, không gian nhất
định. Giảm nghèo là một phạm trù cũng mang tính lịch sử, do đó chỉ có thể
từng bước giảm nghèo, chứ chưa thể xoá sạch được nghèo. Chỉ khi nào xã hội
loài người đạt tới trình độ xã hội cộng sản như chủ nghĩa Mác- Lênin dự đoán

thì hiện tượng nghèo sẽ không còn nữa và giảm nghèo cũng không cần.
Do cách đánh giá và nhìn nhận nguồn gốc khác nhau nên cũng có
nhiều quan niệm về giảm nghèo khác nhau: Nếu hiểu nghèo là dạng đình đốn
của phương thức sản xuất đã bị lạc hậu song vẫn còn tồn tại thì giảm nghèo
chính là quá trình chuyển đổi sang phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn.
Nếu hiểu nghèo là do phân phối thặng dư trong xã hội một cách bất công đối
với người lao động, do chế độ sở hữu TBCN thì giảm nghèo chính là quá
trình xoá bỏ chế độ sở hữu và chế độ phân phối này. Nếu hiểu nghèo là hậu
quả của tình trạng chủ nghĩa thực dân đế quốc kìm hãm sự phát triển ở các
nước thuộc địa, phụ thuộc thì giảm nghèo là quá trình các nước thuộc địa, phụ
thuộc giành lấy độc lập dân tộc để trên cơ sở đó phát triển kinh tế - xã hội.
Nếu hiểu nghèo là do sự bùng nổ gia tăng dân số vượt quá tốc độ phát triển
kinh tế thì phải tìm mọi cách để giảm gia tăng dân số, tất nhiên không phải

8


bằng cách của Malthus đã làm. Còn nếu hiểu nghèo là do tình trạng thất
nghiệp gia tăng hoặc rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế thì giảm nghèo
chính là tạo việc làm, tạo xã hội ổn định và phát triển. ở nước ta hiện nay
nghèo đói không phải là bóc lột của giai cấp tư sản và địa chủ đối với lao
động như trước đây mà do nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển
đổi từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu kém phát triển sang nền kinh tế phát
triển hiện đại. Trong nền kinh tế này tồn tại và đan xen nhiều trình độ sản
xuất khác nhau. Có trình độ sản xuất cũ, lạc hậu vẫn còn trong khi đó trình độ
sản xuất mới, tiên tiến lại chưa đóng vai trò chủ đạo, thay thế các trình độ sản
xuất cũ. Do đó, dẫn đến có sự khác nhau trong các tầng lớp dân cư.
Như vậy, giảm nghèo (XĐGN) ở nước ta chính là từng bước thực hiện
quá trình chuyển đổi các trình độ sản xuất cũ, lạc hậu còn tồn đọng trong xã
hội sang trình độ sản xuất mới cao hơn. ở góc độ người nghèo: Giảm nghèo

(XĐGN) là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có khả năng tiếp cận
các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó họ có
nhiều khả năng lựa chọn tốt hơn giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng
nghèo đói.
- Tiêu chí xác định chuẩn nghèo:
Theo từ điển tiếng Việt thì tiêu chí và chuẩn có các nghĩa sau đây:
Tiêu chí có nghĩa là: Tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp
loại một sự vật, một khái niệm [30, tr.990]. Như vậy, tiêu chí mang tính định
tính. Chuẩn có nghĩa là: cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng
theo đó mà làm cho đúng, vật được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo
lường, cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc đúng theo thói quen
trong xã hội [30, tr.181]. Như vậy, chuẩn mang tính định lượng. Từ đó ta có
thể hiểu chuẩn nghĩa là mốc giới hạn do nhà nước hay tổ chức quốc tế quy
định về mức thu nhập mà nếu ai có thu nhập thấp hơn mức này gọi là nghèo,

9


còn ai vượt qua giới hạn đó thì họ không phải là người nghèo. Chuẩn là công
cụ để phân biệt giữa người nghèo và người không nghèo. Giữa chuẩn nghèo
và tỉ lệ hộ nghèo có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, nếu chuẩn nghèo cao thì tỷ
lệ hộ nghèo cao và ngược lại
a. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của thế giới
Để đánh giá nghèo đói, UNDP dùng cách tính dựa trên cơ sở phân phối
thu nhập theo đầu người hay theo nhóm dân cư. Thước đo này tính phân phối
thu nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong thời gian nhất
định, nó không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập hay môi trường sống
của dân cư mà chia đều cho mọi thành phần dân cư. Phương pháp tính là:
Đem chia dân số của một nước, một châu lục hoặc toàn cầu ra làm 5
nhóm, mỗi nhóm có 20% dân số bao gồm: Rất giàu, giàu, trung bình, nghèo

và rất nghèo. Theo cách tính này, vào những năm 1990 thì 20% dân số giàu
nhất chiếm 82,7% thu nhập toàn thế giới, trong khi 20% nghèo nhất chỉ chiếm
1,4%. Như vậy nhóm giàu nhất gấp 59 lần nhóm nghèo nhất [32, tr.11].
Hiện nay, Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức
độ giàu, nghèo của các quốc gia dựa vào mức thu nhập quốc dân bình quân
tính theo đầu người trong một năm với 2 cách tính đó là: Phương pháp Atlas
tức là tính theo tỷ giá hối đoái và tính theo USD. Phương pháp PPP
(purchasing power parity), là phương pháp tính theo sức mua tương đương và
cũng tính bằng USD.
Theo phương pháp Atlas, năm 1990 người ta chia mức bình quân của
các nước trên toàn thế giới làm 6 loại.
+ Trên 25.000 USD/người/năm là nước cực giàu.
+ Từ 20.000 đến dưới 25.000 USD/người/năm là nước giàu.
+ Từ 10.000 đến dưới 20.000 USD/người/năm là khá giàu.
+ Từ 2.500 đến dưới 10.000 USD/người/năm là nước trung bình.

10


+ Từ 500 đến 2.500 USD/người/năm là nước nghèo.
+ Dưới 500USD/người/năm là nước cực nghèo.
Theo phương pháp thứ hai: WB muốn tìm ra mức chuẩn nghèo đói
chung cho toàn thế giới. Trên cơ sở điều tra thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình
và giá cả hàng hoá, thực hiện phương pháp tính “rỗ hàng hoá” sức mua tương
đương để tính được mức thu nhập dân cư giữa các quốc gia có thể so sánh.
WB đã tính mức năng lượng tối thiểu cần thiết cho một người để sống là
2.100 calo/ngày.
Với mức giá chung của thế giới để đảm bảo mức năng lượng đó cần
khoảng 1 USD/người/ngày. Từ đó, năm 1995 WB đã đưa ra chuẩn mực
nghèo khổ chung của toàn cầu là thu nhập bình quân đầu người dưới

370USD/người/năm. Với mức trên WB ước tính có trên 1,2 tỷ người trên thế
giới đang sống trong nghèo đói. Tuy nhiên, theo quan điểm chung của nhiều
nước, hộ nghèo là hộ có thu nhập dưới 1/3 mức trung bình của xã hội. Do
đặc điểm của nền kinh tế - xã hội và sức mua của đồng tiền khác nhau,
chuẩn nghèo đói theo thu nhập (tính theo USD) cũng khác nhau ở từng quốc
gia. ở một số nước có thu nhập cao, chuẩn nghèo được xác định là
14USD/người/ngày. Trong khi đó chuẩn nghèo của Malaixia là
28USD/người/tháng.

Srilanca



17USD/người/tháng.

Bangladet



11USD/người/tháng. ở Việt Nam, GDP bình quân đầu ngườihiện nay (năm
2006) khoảng 720 USD/người/năm, nên trên bình diện chung của thế giới
nước ta là nước nghèo khó, do đó không thể lấy chuẩn nghèo đói của WB để
xác định nghèo đói của Việt Nam.
Chỉ tiêu thu nhập quốc dân tính theo đầu người là chỉ tiêu chính mà
hiện nay nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế đang dùng để xác định giàu
nghèo. Nhưng cũng cần thấy rằng nghèo đói còn chịu tác động của nhiều yếu
tố khác như văn hoá, chính trị, xã hội. Trong thực tế nhiều nước phát triển có

11



thu nhập bình quân theo đầu người cao nhưng vẫn chưa đạt được sự phát triển
toàn diện. Tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, thiếu việc làm, ô nhiễm môi
trường và những bất công khác vẫn còn phổ biến, khoảng cách nghèo ngày
càng tăng lên, xu hướng này không chỉ xảy ra ở những nước nghèo mà còn
xảy ra ở những nước khá và giàu. Qua đó có thể thấy rằng: Nghèo khổ trong
xã hội không chỉ là hậu quả của mức thu nhập thấp hay cao mà còn là kết quả
của phân phối thu nhập và thực hiện công bằng xã hội. Vì vậy, để đánh giá
vấn đề nghèo đói, bên cạnh tiêu chí thu nhập quốc dân bình quân, UNDP còn
đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm hệ thống ba chỉ tiêu; tuổi
thọ, tình trạng biết chữ của người lớn, thu nhập bình quân đầu người trong
năm. Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá đầy đủ và toàn diện về sự phát triển và
trình độ văn minh của mỗi quốc gia, nhìn nhận các nước giàu nghèo tương đối
chính xác và khách quan.
b. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của Việt Nam
Đối với Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn
nghèo trong thời gian từ 1993 đến cuối năm 2005
Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia
xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005” như sau:
Khu vực
Khu vực nông thôn miền núi, hải đảo
Khu vực nông thôn đồng bằng
Khu vực thành thị

Đồng/người/tháng Đồng/người/năm
< 80.000
< 100.000
<150.000


< 960.000
< 1.200.000
<1.800.000

Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn
2006-2011 như sau:
Đồng/người/tháng Đồng/người/năm

12


Khu vực
Khu vực nông thôn miền núi, hải đảo
Khu vực nông thôn đồng bằng
Khu vực thành thị

< 160.000
< 200.000
<260.000

< 1.920.00
< 2.400.000
<3.120.000

Phương án nâng chuẩn nghèo đã chính thức được phê duyệt và sẽ bắt
đầu áp dụng từ đầu năm 2011.
Như vậy, chuẩn nghèo sẽ nâng lên gấp đôi so với hiện nay:
Đồng/người/tháng
Khu vực

Khu vực nông thôn miền núi, hải đảo < 320.000
Khu vực nông thôn đồng bằng
< 400.000
Khu vực thành thị
<520.000

1.2 NỘI DUNG PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HỘI
NÔNG DÂN TRONG VIỆC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Đảng đề ra chủ trương, quyết định, định hướng chính trị cho hoạt động
xóa đói giảm nghèo của Hội nông dân.
Đảng trực tiếp chỉ đạo Hội nông dân cụ thể hóa các chủ trương, đường
lối, quyết định của Đảng về vấn đề xóa đói giảm nghèo và tổ chức thực hiện
các chủ trương đó.
Lãnh đạo xây dựng, củng cố về tổ chức bộ máy, cán bộ nhằm nâng cao
chất lượng hoạt động của cán bộ hội trong vấn đề xóa đói giảm nghèo.
Tuyên truyền giáo dục nông dân tham gia các phong trào xóa đói giảm
nghèo mà hội phát động.
Lãnh đạo hội thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội những
vấn đề liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo.
1.3 Ý NGHĨA VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI
HỘI NÔNG DÂN TRONG THỰC HIÊN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

13


Điện Biên là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc tổ quốc, mới được
phân tách từ tỉnh Lai Châu cũ, có toạ độ địa lý là: Từ 102010' đến 103036'
kinh độ Đông và từ 20054' đến 22033' vĩ độ Bắc.
Phía Bắc giáp với tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp với tỉnh

Sơn La, phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
và giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc tại khu vực xã Sín Thầu - huyện
Mường Nhé.
Trong những năm qua nền kinh tế đã có những bước phát triển quan
trọng tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề xã hội. Song do xuất phát
thấp nên vời mức độ tăng trưởng kinh tế 9,1% (2008) vẫn chưa cân đối với
nhu cầu cuộc sống của nhân dân địa phương. Với tỉ lệ hộ nghèo 50,01% Điện
Biên là tỉnh nhiều hộ nghèo nhất nước theo kết quả Tổng điều tra hộ nghèo
toàn quốc được công bố 30/5/2011. Trong đó, đa số hộ nghèo thuộc về sản
xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.
Do đó, để thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo của Đảng ta là phát triển cân đối và
bền vững giữa các ngành nghề, vùng miền chúng ta cần nâng cao hơn nữa vai
trò lãnh đạo của Đảng ủy các cấp trong việc tổ chức xây dựng nền kinh tế
vững mạnh. Nông nghiệp là lĩnh vực cần được đặc biệt quan tâm nhằm phát
huy các lợi thế của địa phương đồng thời đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của
người dân; đẩy lùi nghèo đói đưa Điện Biên trở thành một nền kinh tế vững
mạnh của cả nước..
Chính bởi tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng ủy Điện Biên cần nỗ
lực hơn nữa trong việc đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo Hội nông dân
phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đây là một trong những nhiệm vụ
quan trọng mà Đảng ủy tỉnh cần thực hiện ngay và yêu cầu tổ chức thực hiện
có hiệu quả.

14


CHƯƠNG II
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI
TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HỘI NÔNG DÂN TRONG
THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY

2.1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ
LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HỘI NÔNG DÂN TRONG THỰC HIỆN XÓA
ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY

2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
* Vị trí địa lý: Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc, miền Bắc
Việt Nam, giáp với các tỉnh Lai Châu và Sơn La của Việt Nam, Vân Nam của
Trung Quốc ở phía Bắc, Phongsali của Lào ở phía Tây.
* Đặc điểm địa hình: Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng
Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội gần 500 km về phía Tây; phía Bắc giáp tỉnh Lai
Châu, phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân
Nam – Trung Quốc; phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân Lào
* Khí hậu: Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nùi cao, mùa đông
tương đối lạnh và ít mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến bất
thường, phân hoá đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió
tây khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 – 23 0C, chất lượng mưa
trung bình từ 1.700 – 2.500 mm, độ ẩm trung bình từ 83 – 85%.
Do diện tích tự nhiên rộng, địa hình lại bị chia cắt nên khí hậu ở đây bị
phân hoá thành 3 tiểu vùng rõ rệt: tiểu vùng khí hậu Mường Nhé, tiểu vùng
khí hậu Mường Lay và tiểu vùng khí hậu cao nguyên Sơn La và thượng
nguồn sông Mã

15


* Tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên đất:
Tổng diện tích


Đất nông

Đất lâm

Đất chưa

Đất chuyên

tự nhiên:

nghiệp

nghiệp

sử dụng

dụng và đất ở

108

310

528

6

952 (nghìn
ha)

Điện Biên có các nhóm đất chính là: nhóm đất phù sa, nhóm đất đen,

nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Những loại đất này rất phù hợp để phát triển
các loại cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và
khoanh nuôi tái sinh rừng. Mặt khác Điện Biên còn diện tích đất chưa sử dụng
là rất lớn chiếm 55,3% tổng diện tích đất tự nhiên
- Tài nguyên nước: Điện Biên nằm ở khu vực đầu nguồn 3 con sông lớn là
sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông. Trong đó, riêng lưu vực sông Đà trên các
huyện: Mường Nhé, Mường Chà, Tủa Chùa, Tuần Giáo và thị xã Mường Lay có
diện tích khoảng 5.300km2, chiếm 55% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Hiện nay,
Điện Biên có khoảng 800 công trình thủy lợi lớn nhỏ đang hoạt động, đã phục
vụ công tác tươi tiêu cho 7.676 vụ chiêm xuân và 12.632 vụ mùa.
- Tài nguyên rừng: Hiện nay, toàn tỉnh có 348.049 ha rừng, đạt tỷ lệ che
phủ 37%. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm, giá trị kinh tế cao như: lát,
trò chỉ, nghiến, táu, pơmu…ngoài ra còn có các loại cây đặc sản khác như
cánh kiến đỏ, song mây… Không chỉ có nhiều loại thực vật quý hiếm, rừng
Điện Biên còn có 61 loài thú, 270 loài chim, 27 loài động vật lưỡng cư, 25
loài bò sát, 50 loài cá đang sinh sống. Trong những năm gần đây do nạn đốt
rừng và săn bắt chim thú tự do nên lượng chim thú quý trong rừng ngày càng
giảm, một số loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

16


- Tài nguyên khoáng sản: Điện Biên không có nhiều loại khoáng sản,
tuy nhiên qua điều tra sơ bộ trên địa bàn tỉnh vẫn có một số loại khoáng sản
chính như than đá, đá đen, vàng, cát, sỏi và các loại vật liệu xây dựng khác…
Hiện, mỏ than mỡ Thanh An có trữ lượng khoảng 156.000 tấn; mỏ cao lanh ở
Huổi Phạ trữ lượng khoảng 51.000 tấn; mỏ đá xây dựng ở Tây Trang; vàng sa
khoáng ở thượng nguồn sông Đà; nước khoáng Mường Luân… Tuy các mỏ
này có trữ lượng không lớn, nhưng đây là nguồn lực khá quan trọng để phát
triển các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở địa phương.

- Tài nguyên du lịch: Tỉnh Điện Biên có tiềm năng du lịch rất phong
phú, đa dạng, bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
nhân văn.
Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Với địa hình đa dạng, nhiều sông, hồ
và những cảnh quan đẹp,... đã tạo cho Điện Biện có một tiềm năng phát triển
du lịch khá lớn. Các tài nguyên du lịch tự nhiên quan trọng ở Điện Biên là:
hồ Pa Khoang, và rừng nguyên sinh Mường Phăng, rừng nguyên sinh
Mường Nhé, Mường Toong, động Pa Thơm, hang Thẩm Púa, đèo Pha Đin,
cảnh quan dọc sông Đà, vườn chè Tuyết Shan cổ thụ ở Tủa Chùa,... Đây là
những điều kiện lý tưởng để Điện Biện phát triển các loại hình du lịch sinh
thái đa dạng và hấp dẫn.
Về tài nguyên du lịch nhân văn: Điện Biên có 21 dân tộc anh em chung
sống tạo nên một nền văn hóa đa dân tộc. Có các di tích lịch sử, như: Tháp
Mường Luân, thành Tam Vạn, thành Bản Phủ và đặc biệt là quần thể di tích
Điện Biện Phủ (hầm Đờ-cát, cầu Mường Thanh, đồi A1, khu di tích Mường
Phăng,...) đó là những tài sản vô cùng quý giá để khai thác phát triển du lịch.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2004 – 2007 ước đạt 10,5%, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng xác định.

17


Năm 2007 GDP bình quân đầu người ước đạt 6,1 triệu đồng/năm,
tương đương 365 USD.
Lương thực bình quân đầu người đạt 400 kg/người/năm. Ngoài mục
tiêu đáp ứng nhu cầu lương thực trên địa bàn, bước đầu đã tạo ra những sản
phẩm có chất lượng và giá trị cao như: gạo Điện Biên, ngô, đậu tương....
Các ngành công nghiệp bước đầu đã được khai thác với các dự án đầu tư
như: Nhà máy Xi măng Điện Biên, các công trình thủy điện Nà Lơi, Thác Trắng,

Nậm Mức và các dự án khai thác chế biến khoáng sản chì kẽm, vàng, đồng.
Du lịch dịch vụ và kinh tế cửa khẩu: Từng bước được đầu tư khai thác
đã bước đầu phát huy hiệu quả; khách du lịch đến Điện Biên tham quan ngày
càng tăng năm 2007 gần 200 ngàn lượt khách
* Cơ sở hạ tầng:
Đến hết năm 2007 toàn tỉnh đã có 104/106 xã, phường có đường ô tô
đến trung tâm xã với 70/106 xã đi lại được quanh năm; 100% xã, phường có
điện thoại và điểm bưu điện văn hoá xã ; trung tâm các khu đô thị, thị tứ đã
được phủ sóng điện thoại di động; 81/106 xã, phường có điện lưới quốc gia
đến trung tâm xã, 72% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch và 61% dân
cư nông thôn được cấp nước sinh hoạt. Các mặt đời sống văn hoá tinh thần,
chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được quan tâm, quốc phòng an ninh được
tăng cường và ổn định, quan hệ đối ngoại và hợp tác với các tỉnh Bắc Lào và
Vân Nam – Trung Quốc được mở rộng và tăng cường.
* Mạng lưới giao thông:
Hệ thống giao thông đường bộ, gồm:


Quốc lộ 6A: Từ Hà Nội đến thị xã Mường Lay dài 474 km, trong đó

đoạn chạy qua tỉnh dài khoảng 120km.


Quốc lộ 12: Từ thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Ma Lu Thàng

dài 195 km.

18





Quốc lộ 279: Từ Tuần Giáo qua thành phố Điện Biên Phủ đến cửa

khẩu Tây Trang dài 117 km.


Ngoài các tuyến đường quốc lộ, các cửa khẩu lối liền Điện Biên với

các tỉnh và các nước Lào - Trung Quốc còn có hệ thống giao thông liên huyện
liên xã đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân.
*Hệ thống giao thông đường không gồm:
Điện Biên có Cảng hàng không Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà Nội Điện Biên Phủ với tần xuất lên xuống 2 lượt /ngày. Tương lai không xa sẽ mở
đường bay đến một số nước trong khu vực như: Lào, Myanma, Cam Pu Chia.
*Điện:
Nguồn điện:
Toàn tỉnh hiện có 6 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất
phát là 18,14 MW . Hiện đang tiến hành khởi công xây dựng thêm 3 nhà máy
thủy điện với tổng công suất phát là 55,4 MW.
Mạng lưới điện:
Mạng lưới điện bao gồm:
+ Lưới truyền tải: đường dây 110 KV là 73,73 km; trạm 110KV là
2/2/41 (trạm/máy/MVA).
+ Lưới phân phối: tổng số đường dây 35-22-10-6 KV là 899,91 km;
trạm biến áp phân phối 35-22-10-6/0,4 KV là 336/336/36,2 (trạm/máy/MVA).
Đường dây hạ thế 0,4 KV là 662,3 km. Toàn tỉnh có 9/9 huyện, thị,
thành phố có điện đạt 100%; Số xã, phường, thị trấn có điện 82/106 xã,
phường, thị trấn. Số hộ được sử dụng điện đạt 58.773/89.697 hộ đạt 66%. Một
số dự án thuộc Dự án năng lượng nông thôn II (REII), dự án đầu tư từ nguồn
vốn ngân sách của tỉnh, dự án chương trình 135 của Chính phủ dự kiến sẽ


19


hoàn thành và đóng điện vào cuối năm 2008 nâng tổng số xã được cấp điện
lưới quốc gia lên 100/106 xã, phường, thị trấn có điện đạt 94,34%.
*Hệ thống thông tin liên lạc:
Trên địa bàn tỉnh đã lắp đặt các tổng đài hoà mạng vào hệ thống truyền
thông quốc gia, từ tổng đài đã truyền dẫn thông tin đi toàn bộ các xã, huyện
trong tỉnh. Toàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin liên
lạc như: VNPT, Viettel, Mobiphone....
*Hệ thống tín dụng ngân hàng:
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh phát triển cung cấp các dịch vụ
tín dụng đến cấp xã, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu tiền mặt, tiền gửi, cho vay
phục vụ nhu cầu của các thành phần kinh tế, phát triển các loại hình dịch vụ
tiền tệ.
2.1.3 Đặc điểm về con người và trình độ dân trí
2.1.3.1 Con người
Theo niên giám thống kê tỉnh Điện Biên năm 2009, dân số toàn tỉnh là
615.620 người, chiếm 5,5% dân số vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và chiếm
0,7% dân số cả nước. Tốc độ tăng trưởng dân số giai đoạn 2005-2009 là
1,41%/năm, giảm 0,42%/năm so với giai đoạn 2000-2005 (1,83%/năm).
2.1.3.2 Dân trí
Năm học 2007-2008 toàn tỉnh có 372 trường với 6.220 lớp và
136.384 học sinh. Đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề: Qui mô học sinh
đầu năm học 2007-2008 của 3 trường chuyện nghiệp là 3.645 học viên (chỉ
tính hệ chính quy).
Năm 2007 đã cấp bằng tốt nghiệp cho 1.470 sinh viên. Đào tạo nghề: 3
cơ sở đào tạo nghề đã đào tạo được 4.424 học viên, trong đó đào tạo hệ dài
hạn 4.000 học viên.


20


2.2. THỰC HIỆN VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
ĐỐI VỚI HỘI NÔNG DÂN TRONG THỰC HIỆN XÓA ĐÓI NGHÈO Ở TỈNH
ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY

2.2.1. Những kết quả đã đạt được và nguyên nhân
2.2.1.1 Những kết quả đã đạt được
Đảng bộ Điện Biên luôn quan tâm đến Hội nông dân thông qua việc đề
ra đường lối, chủ trương, nghị quyết, chuyên đề: Đảng luôn chú trọng nâng
cao vai trò lãnh đạo, định hướng. Trước hết đầu tư cho hạ tầng nông nghiệp
nông thôn ở các huyện xã trong tỉnh như các công trình kênh mương, đường
xá, hồ chứa nước,..; Khắc phục sự manh mún trong sản xuất, xây dựng các
vùng chuyên canh rau quả…; Tập trung nâng cao chất lượng dạy nghề cho
nông dân, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp; Xây
dựng phát triển mô hình nông thôn mới, văn minh, hiện đại.
Đề ra chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn như là đa
dạng hóa hoạt động sản xuất nông thôn. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp là
chính Đảng bộ chú trọng đến các lĩnh vực khác như thủ công nghiệp, dịch
vụ…khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống.
- Đảng bộ tỉnh sát sao trong việc tổ chức Đại hội nông dân các cấp sao
cho đạt hiệu quả cao nhất: Đảng bộ tỉnh dự Đại hội nông dân các cấp đồng
thời tham gia đóng góp ý kiến xây dựng phương hướng phát triển cho các giai
đoạn tiếp theo phù hợp với từng địa phương.
- Cấp ủy Đảng chú trọng công tác cán bộ: đào tạo, quy hoach, bố trí, sử
dụng đến việc thực hiện chính sách cán bộ ở tất cả các cấp.
- Coi trọng phát huy vai trò của Hội nông dân trong việc tham gia ý
kiến vào các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước liên quan đến

nông dân, nông nghệp và nông thôn.

21


- Hướng dẫn Hội nông dân cấp cơ sở thực hiện tốt chức năng giám sát,
phản biện xã hội đối với việc thực hiện các chính sách xã hội như: hỗ trợ
người nghèo ăn tết, vấn đề bức xúc của nông dân trong các lĩnh vực đất đai,
đền bù giải phóng mặt bằng; các khoản thu theo đầu sào, đầu khẩu; ô nhiễm
môi trường ở nông thôn; quản lý nhà nước về giá và chất lượng các mặt hàng
công nghiệp phục vụ nông nghiệp, về tiêu thụ nông sản phẩm thông qua hợp
đồng của các doanh nghiệp với nông dân; về tình trạng thiếu việc làm, tệ nạn
xã hội xâm nhập cộng đồng... các cấp Hội đã phản ánh và được các cấp, các
ngành quan tâm giải quyết thấu tình, đạt lý đã làm tăng thêm niềm tin của
nông dân vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền địa phương.
- Tạo điều kiện phối hợp giữa Hội nông dân với các tổ chức chính trị xã
hội khác hoạt động có hiệu quả. Cấp Hội đã chủ động phối hợp với các ngành
chức năng tạo nguồn vốn cho nông dân vay phát triển sản xuất như vốn Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội với
tổng số tiền trên 750 tỷ đồng giúp 71.024 lượt hộ vay; Hội đã liên kết với các
doanh nghiệp để cung ứng hàng chục ngàn tấn giống, phân bón, vật tư nông
nghiệp theo phương thức chậm trả cho nông dân, theo một chu kỳ sản xuất,
nông dân không phải chịu lãi suất, doanh nghiệp cam kết về chất lượng sản
phẩm, giá cả phù hợp; Tạo môi trường thi đua phát triển kinh tế với Hội phụ
nữ, thi đua thành tích với các ban ngành đoàn thể…
-Đảng chỉ đạo đẩy nhanh việc tuyên truyền phổ biến kiến thức nông
nghiệp, đưa khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất thông qua các bài giảng
kiến thức trong lĩnh vực nông nghiệp.
-Hội chủ động tổ chức cho nông dân thăm quan học tập các mô hình kinh
tế trong và ngoài tỉnh, tổng kết thực tiễn, nhân điển hình tiên tiến, biểu dương,

tôn vinh những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi
đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo.

22


-Nhận thức và tổ chức thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng ở
các cấp ngành, trong những năm qua Hội nông dân Điện Biên đã thu được
những thành tich nhất định, đổi mới diện mạo nông thôn và tiến những bước
đi mới trong việc nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người
nông dân.
Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số
05/2008/NQLT – HND - BNN giữa Hội nông dân Việt Nam và Bộ Nông
nghiệp &PTNT về việc hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2009 -2013 đưa kết quả như sau:
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được sau 5 năm thực hiện Nghị quyết
liên tịch giữa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn giai đoạn 2009 - 2013 và Thông báo số 3717/TB-BNNVP ngày 21/7/2013 về ý kiến kết luận tại buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân
Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung ương Hội Nông
dân Việt Nam về việc hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2009 -2013 đưa kết quả như sau:
- Hội nông dân đã tổ chức khoảng 940 lớp chuyển giao Khoa học kỹ
thuật cho khoảng 46.800 lượt hội viên, nông dân;
- Phối hợp thực hiện có hiệu quả các Đề án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
hàng hóa giai đoạn 2009-2013; các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm
nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh, vv…Các
hoạt động đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đưa 4.421 hộ nông dân
đạt thu nhập trên 50 triệu đồng/năm
- Công tác tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ

đã có những chuyển biến tích cực; trong 5 năm đã phối hợp tổ chức được 57
lớp tập huấn kỹ thuật với khoảng 980 lượt người tham dự về nội dung hướng

23


dẫn kỹ thuật xây dựng hầm khí Biogas, ứng dụng chế phẩm EMINA trong
trồng trọt và chăn nuôi; hai ngành đã phối hợp tổ chức thành công hội thảo
“Nâng cao hiệu quả mô hình liên kết 4 nhà phục vụ phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa ”.
- Triển khai có hiệu quả nhiều mô hình, cụ thể là mô hình 100 thùng
rau thủy canh và 55 thùng rau mầm không cần đất; xây dựng khoảng 200 mô
hình hầm Biogas, sử dụng chế phẩm Emina; thành lập 3 CLB “Khoa học kỹ
thuật nhà nông”
- Phong trào đã phát huy tinh thần hữu ái giai cấp, là cơ sở cho tinh
thần đoàn kết nông thôn và giúp đỡ được 1.761 hộ nông dân trong thoát
nghèo, góp phần giảm số hộ nghèo từ 54.15% năm 2005 xuống còn 51.04%
năm 2010, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ở nông thôn.
Riêng năm 2013, nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Đảng ủy
các cấp, đổi mới đường lối, chủ trương phát triển nông nghiệp Hội nông dân
Điện Biên đã đạt những thành tích đáng kể, làm thay đổi rõ nét đời sống
nhân dân:
- Các cấp Hội đã tổ chức buổi tuyên truyền, phổ biến các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho 18.600 lượt hội
viên nông dân .
- Xây dựng 124 công trình chào mừng kỷ niệm 81 năm ngày thành lập
Hội Nông dân Việt Nam; phát triển mới 3.090 hội viên, nâng tổng số hội viên
toàn tỉnh lên 170.548 hội viên.
- Giúp trên 2.000 hộ nông dân có thêm vốn đầu tư phát triển sản xuất,
tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

- Hội đã phối hợp với các ngành tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho 8.142
lao động, tổ chức 412 lớp chuyển giao KHKT cho trên 56.000 lượt Hội viên
hội nông dân, tổ chức 34 cuộc hội thảo đầu bờ, xây dựng 172 mô hình điểm…

24


- Hội nông dân ký kết mua trên 2.000 tấn phân bón trả chậm mỗi năm
cho trên 8.000 lượt hộ nông dân. Qua tổng kết, đánh giá phong trào từ cơ sở,
toàn tỉnh hiện có trên 12.600 mô hình sản xuất kinh doanh giỏi. Trong đó, có
trên 72% mô hình VAC, 18% mô hình dịch vụ tổng hợp...
- Đến nay phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được duy trì
và phát triển sâu rộng tới 100% cơ sở. Số hộ tham gia đăng ký sản xuất
kinh doanh giỏi và số hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tăng lên theo
từng năm.
- Năm 2013, toàn tỉnh có 8.000 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh
giỏi, đến nay con số này đã tăng lên trên 12.600 hộ. Trong đó có 58 hộ sản
xuất kinh doanh giỏi cấp trung ương; trên 480 hộ sản xuất kinh doanh giỏi
cấp tỉnh.
Theo sở Nông nghiệp Điện Biên

Tổng số
vốn vay
(hộ nghèo)

2009
132 tỷ/ 14

2010
140tỷ/ 14


2011
145 tỷ/ 14

2012
158 tỷ/ 14

2013
175tỷ/15

nghìn hộ

nghìn hộ

nghìn hộ

nghìn hộ

nghìn hộ

(9,4

(10

(10,3

(11,28

(11,67


triệu/hộ)

triệu/hộ)

triệu/hộ)

triệu/hộ)

triệu/hộ)

26.042

27.215

30.478

33.148

110,982

Số hộ
sản xuất
giỏi (hộ)

25


×