Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Thực trạng của giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.29 KB, 5 trang )

Thực trạng của giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc:
I) Khái niệm về bản sắc văn hóa dân tộc
: Chúng ta thường nói tới thuật ngữ bản sắc văn hóa và mong
muốn giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Thế nào là bản sắc văn
hóa dân tộc vẫn là vấn đề trừu tượng với nhiều người; còn làm
thế nào để giữ gìn bản sắc văn hóa là một vấn đề không dễ dàng
khi hội nhập kinh tế trên thế giới ngày càng sâu rộng. Mỗi quốc
gia, mỗi dân tộc đều có những đặc điểm văn hóa riêng thể hiện
qua lối sống, cách ứng xử và các hành vi giao tiếp khác.
- Cái đó thuộc về bản sắc văn hóa vì nó chỉ có thể tìm thấy ở nơi
này mà không thể tìm thấy ở nơi khác, nghĩa là cái đặc trưng của
một cộng đồng người, của một tộc người biểu hiện ra ở từng cử
chỉ, hoạt động sinh tồn của cá thể cũng như của cả cộng đồng.
II) Đặc điểm:
- Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên cái đặc thù
của một dân tộc.
.- Nó được hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc,
được đúc kết từ kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều
thế hệ, gắn bó máu thịt với con người.
-Nó tồn tại tự nhiên không thể ép buộc nhưng đòi hỏi phải biết
giữ gìn, bảo lưu.
-Nó có thể được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu
trong tâm hồn con người.


III)Biểu hiện:
- Người Việt Nam có những biểu hiện bản sắc văn hóa trong giao
tiếp, ứng xử; đặc biệt là những nét văn hóa truyền thống rất nhân
văn, nhân ái đã được tổng kết thành ngạn ngữ, thành ngữ, lời ca
như: “Lá lành đùm lá rách”, “Chị ngã em nâng”, “Uống nước
nhớ nguồn”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”,“Tôn sư


trọng đạo”, “Kính già yêu trẻ”, “Một con ngựa đau cả tàu
không ăn cỏ”,“Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống
nhưng chung một giàn”.
- Bản sắc văn hóa một phần được thể hiện qua các di sản văn
hóa. Đó là những sản phẩm văn hóa (có thể là thiên tạo cũng có
thể là nhân tạo, là vật thể hoặc phi vật thể). Dù là thiên tạo
nhưng nó phải được con người cảm xúc, rung động, thưởng thức
và đặt tên theo cách hiểu của văn hóa Việt Nam. Nhiều nơi trên
thế giới có thể cũng có vật thể giống như núi Vọng phu, như hòn
Trống mái nhưng nó không có tên gọi như vậy. Nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm đã nói về điều ấy rất tinh tế và thực tế
- Di sản văn hóa phi vật thể gồm những sản phẩm tinh thần như
chữ viết, văn học, nghệ thuật dân gian với nhiều loại hình, lễ
tiết, luật tục, các tri thức về khoa học đời sống, khoa học quân
sự, về kinh nghiệm trong đời sống.
IV) Thực trạng:
-Những năm gần đây không chỉ thành thị mà nông thôn điều
kiện sống,tiện nghi sinh hoạt, lối sống đã và đang có sự thay đổi
lớn. Sự thay đổi không chỉ trong đời sống vật chất ma còn la đời


sống tinh thần, suy nghĩ của con người. Trước đây một số người
đi tìm sự thoải mái phóng đãng bên nước ngoài,thì nay lối sống
đó đã nãy sinh ở việt nam,trên nhiều lĩnh vực lối sống đó đang
làm phai mờ đi lối sống truyền thống của dân tộc.Nhiều cách
nghĩ,cách sống..thực sự đang xung đột với các chuẩn mực người
Việt như bạo lực,mại dâm…
- Nghệ thuật: Nghệ thuật văn hóa Việt Nam truyền thống với
nhiều thể loại, loại hình hiện đang bị mai một. Thanh niên ngày
nay và cả tầng lớp trung lưu không thích xem tuồng, chèo, hát ca

trù vì tạm gọi là diễn tiến nghệ thuật lúc nghệ sĩ biểu diễn
thường diễn ra chậm trong khi diễn tiến của cuộc sống đã có
nhiều ảnh hường của nền kinh tế công nghiệp hiện đại.
Một số các nhạc cụ rất độc đáo của người Việt Nam đang ít được
chú ý bảo tồn và phát huy. Đàn đá Tây Nguyên, đã một thời tạo
được ấn tượng sâu đậm cho thính khán giả trong và ngoài nước,
hiện nay chỉ có ít người biết sử dụng. Các nhạc cụ độc đáo của
đồng bào các dân tộc miền núi cũng có nguy cơ mai một trong
bối cảnh nhạc hiện đại tràn lan trong đời sống âm nhạc ngày
nay.
-Tôn giáo tín ngưỡng: Bảo tồn cũng phải có sự lựa chọn để bảo
tồn, sử dụng những yếu tố văn hóa phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể. Lễ hội là văn hóa truyền thống nhưng tình trạng
ngày nay tổ chức quá nhiều lễ hội vừa tốn kém, vất vả và nguy
cơ bị mê tín dị đoan hóa đấy là chưa kể có những hiện tượng lợi
dụng lễ hội cầu lợi và làm lợi cho cá nhân


V) Giải pháp phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc.
-Mỗi cá nhân phải nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ
gìn bản sắc văn hóa.
- Cần phải có kế hoạch và giải pháp đồng bộ về bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa Việt Nam.
-Tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử và truyền thống cách
mạng của dân tộc cho các thế hệ trẻ.
-Giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống phải luôn gắn liền
với tăng cường giáo dục pháp luật.
- xác lập bản lĩnh văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập
quốc tế.
VI) Kết luận.

Trên đây là một số giải pháp mang tính định hướng nhằm giữ
gìn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam truyền thống. Việc
thực hiện các giải pháp này chỉ mang lại hiệu quả khi có sự phối
hợp và triển khai chúng một cách đồng bộ trên phạm vi toàn xã
hội. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhiệm vụ giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hoá truyền thống đã từng được đặt ra và sau
mỗi giai đoạn thử thách đó, chúng ta lại có được những bài học
kinh nghiệm quý báu.
Với truyền thống vẻ vang của dân tộc, với đường lối, chính sách
phát triển đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam,
chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào bản lĩnh và thắng lợi của


nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay.



×