Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập đọc (Đề tài chiến sĩ thi đua cấp cơ sở)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.93 KB, 27 trang )

______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục bậc tiểu học là một khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền
móng đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát triển. Đặc biệt là môn Tiếng
việt có vị trí quan trọng trong tất cả các môn ở trường, nó hình thành khả năng
giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ để tiếp thu các môn học khác.
Môn Tiếng việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt
động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ đựơc thể hiện trong
bốn dạng hoạt động tương ứng với chúng là bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Tiếng việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc, luyện từ và câu, kể
chuyện, tập làm văn, chính tả, tập viết… Mỗi môn đều có một chức năng riêng.
Tập đọc là môn học mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn
có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng việt cho học sinh (về phát âm, từ ngữ,
câu văn.) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm
mỹ. Môn Tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ
quan trọng. Trong các giờ tập đọc học thuộc lòng khi học sinh biết đọc diễn cảm
bài văn, bài thơ sẽ tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn học
đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn học sinh học được hiểu thêm về
các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang
ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được truyền thống quý báu của dân tộc.
Phân môn Tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm, học
sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội,
cái đẹp trong văn chương. Môn này có thể rèn luyện cho học sinh tư duy trừu
tượng và cả tư duy logic. Giờ Tập đọc ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học
sinh tìm đại ý để phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích,
học sinh còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ.
Môn Tập đọc không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ với
chương trình Tiếng việt. Qua các bài văn chọn lọc học sinh vừa cảm thụ được


cái hay, cái đẹp vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng
sinh động, được luyện về nghĩa âm, chính tả, tập làm văn.
Như vậy phân môn Tập đọc nói chung và việc rèn luyện kĩ năng đọc
diễn cảm cho học sinh lớp 4 nói riêng trong giờ tập đọc là rất quan trọng, mỗi
giáo viên phải nhận thức rõ được vấn đề này.
Trong quá trình dạy Tập đọc lớp 4, tôi nhận thấy chất lượng đọc diễn
cảm của học sinh lớp 4 nói chung và của lớp tôi nói riêng còn yếu. Đặc biệt
ngày nay xã hội ta ngày càng phát triển thì nhu cầu đồi hỏi về tri thức con người
ngày càng cao, trong đó ngôn ngữ nói và viết là vô cùng cần thiết cho mỗi
người. Mỗi thành công không phải tự nhiên mà có được mà phải trải qua một
quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu. Để góp phần nâng cao chất lượng đọc
______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

1


______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

cho học sinh tôi mạnh dạn đề xuất một vài kinh nghiệm nhỏ của mình về vấn đề:
“Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập đọc”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Ở bậc tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng phân môn tập đọc có 2 yêu
cầu chính là:
- Rèn kĩ năng tập đọc.
- Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn.
Học môn tập đọc, việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết
với nhau, gắn bó hỗ trợ cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc diễn cảm tốt.
Ngược lại việc đọc diễn cảm tốt giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc.
Học sinh có đọc thông thạo được và trên cơ sở đã hiểu nội dung câu thơ,

câu văn, đoạn thơ, đoạn văn thì các em mới thể hiện được cảm xúc có nghĩa là
đã hiểu tường tận về nội dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của bài. Điều đó
khẳng định rằng trong tiết dạy Tập đọc lớp 4, việc luyện rèn kĩ năng đọc diễn
cảm cho học sinh là rất cần thiết. Trong giờ học, học sinh biết đọc diễn cảm thì
tiết học mới có hiệu quả cao và mới thể hiện được tầm quan trọng của bộ môn.
Thực tế dạy học cho thấy so với lớp học dưới, học sinh lớp 4 có điều
kiện và kĩ năng đọc diễn cảm tốt hơn nhưng chỉ ở mức độ ban đầu (đọc diễn
cảm một đoạn văn, khổ thơ). Học sinh cần được thực hành luyện tập từng bước
để có thể đáp ứng nhu cầu cao hơn ở lớp 5 và các lớp trên .
Qua thực tế dạy học, dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy đựơc những điểm yếu
của giáo viên, học sinh trong giờ Tập đọc. Nên tôi chọn đề tài: "Biện pháp rèn
đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập đọc”. Với mong muốn các em
có kỹ năng đọc đúng các thể loại văn bản khác nhau và giúp các em có một kiến
thức để học văn ở các lớp tiếp sau này cũng như giao tiếp trong cuộc sống tốt
hơn.
3. Thời gian, địa điểm.
3.1. Thời gian:
Năm học 2015-2016, Ban giám hiệu nhà trường phân công tôi giảng dạy
lớp 4A trường TH&THCS Đường Hoa. Tôi đã tiến hành lựa chọn đề tài và thực
hiện nghiên cứu ngay từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016.
- Tháng 9 chọn đề tài và đặt tên đề tài.
- Tháng 10 viết đề cương.
- Tháng 11 đến tháng 4 nghiên cứu, thực hiện.
- Tháng 5 hoàn thành đề tài.
3.2. Địa điểm:

______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

2



______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

- Lớp 4A Trường TH&THCS Đường Hoa - Huyện Hải Hà - Quảng
Ninh.
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn.
Qua nhiều năm thực dạy ở lớp 4 tôi nhận thấy rằng việc rèn kĩ năng đọc
của các em mới dừng ở mức độ nhất định: thực hiện khá tốt kĩ năng đọc lưu loát,
trôi chảy, còn kĩ năng đọc diễn cảm vẫn còn nhiều hạn chế, các em đã đọc lưu
loát nhưng chất giọng và biểu đạt giọng đọc văn bản chưa hấp dẫn, chưa lôi
cuốn đựơc người nghe, chưa thể hiện đựơc cái hay của nội dung văn bản. Ở tất
cả các tác phẩm văn thơ, các em đọc giọng đều đều chung chung như nhau, chưa
nêu bật đựơc nội dung tư tưởng của tác phẩm đề cập đến. Các em chưa có kĩ
năng đọc biểu thị linh hoạt theo ngữ điệu từng loại câu (Từ ngữ cần hạ giọng
cao giọng nhấn dài theo các kiểu câu; câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến)
những từ ngữ quan trọng trong câu, các tiếng gieo vần trong thơ các em chưa
phân biệt rõ ràng. Đặc biệt dấu hiệu chuyển đổi giọng biểu thị niềm vui, nỗi
buồn, sự nghiêm trang còn hạn chế hoặc các từ ngữ phiên âm nước ngoài các em
đọc chưa chuẩn. Khi đọc các em chưa thể hiện tính cách của nhân vật trong bài
văn hội thoại. Đó là những khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu
của học sinh cũng như rèn dạy học sinh đọc diễn cảm. Trong một lớp ít em thực
hiện đựơc các kĩ năng rèn đọc diễn cảm, vì kĩ năng rèn đọc diễn cảm rất khó,
thời gian luyện đọc ít, lực học trong lớp không đều.
Với thực tế trên, tôi đi sâu vào nghiên cứu dạy phân môn Tập đọc 4, đặc
biệt chú ý rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh với mong muốn giúp cho học
sinh lên bậc học trên sẽ có kĩ năng đọc tốt các văn bản dài và thể hiện được nội
dung văn bản ở mức độ cao góp phần học tốt các môn học khác. Để đề tài đạt
kết quả cao bản thân giáo viên không ngừng trau dồi tích luỹ những kiến thức kĩ
năng kinh nghiệm giảng dạy đạt hiệu quả cao phù hợp với đổi mới phương pháp

dạy học trong giáo dục.

______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

3


______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

II. Phần nội dung:
1. Chương trình 1: Tổng quan.
1.1. Cơ sở lý luận.
Học sinh tiểu học - con người với cấu tạo đầy đủ các bộ phận của
một cơ thể đang phát triển. Trong đó, cơ quan phát âm, ngôn ngữ phát triển
mạnh, phù hợp với sự tiếp nhận và thực hiện dễ dàng các hoạt động mới, theo
chức năng của chúng. Chức năng phát âm - Tập đọc.
Khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, trí nhớ và nhân cách
học sinh đang được hình thành, tiềm tàng khả năng phát triển và đang phát
triển. Học sinh tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò,
thích hoạt động, khám phá thường độc lập, tự lực làm việc theo hứng thú của
mình. Thầy cô là hình tượng mẫu mực nhất được trẻ tôn sùng nhất, mọi điều trẻ
đều nhất nhất nghe theo, sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học phụ
thuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy cô trong nhà trường
tiểu học.
Dạy Tập đọc cho học sinh tiểu học bước đầu đem đến sự vận động
khoa học cho não bộ và các cơ quan phát âm, ngôn ngữ, đem đến những tinh
hoa văn hoá, văn học nghệ thuật trong tâm hồn trẻ, rèn kĩ năng đọc, hiểu, cảm
thụ văn học, rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức, hành động đúng cho
trẻ, phát triển khả năng học tập các môn khác, là điều kiện phát triển toàn diện

cho học sinh tiểu học.
Nhân cách học sinh tiểu học phát triển đúng đắn hay lệch lạc phụ
thuộc vào quá trình giáo dục của người thầy mà trong đó phương tiện là nghe,
nói, đọc, viết có được nhờ học Tập đọc. Dạy Tập đọc đặc biệt là dạy đọc diễn
cảm cho học sinh tiểu học đòi hỏi người thầy phải có phương pháp dạy học phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, phù hợp với sự phát triển
tiến bộ của khoa học, xã hội, đáp ứng như cầu ham hiểu biết của học sinh và
tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ.
Như vậy, dạy Tập đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả các nhiệm
vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển .
1.2. Cơ sở thực tiễn.
Trong thực tiễn dạy học từ các thao tác đơn giản là nhận biết kí hiệu chữ
viết, biết cách đọc từ, câu, đoạn bài đến các yêu cầu đòi hỏi người đọc làm chủ
______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

4


______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

cơ quan phát âm để diễn tả chính xác nội dung văn bản. Đọc rõ ràng, rành mạch
và diễn cảm... đọc theo yêu cầu về tốc độ quy định cho từng giai đoạn ở từng lớp
(số tiếng/phút), (chất lượng đọc) và trình độ đọc: thông hiểu từ dễ đến khó, hiểu
nghĩa từ, câu, đoạn và tóm tắt ý chính văn bản. Từ đó trau dồi vốn Tiếng việt và
Văn học cho học sinh. Các bài tập đọc trong sách giáo khoa đều là trích đoạn từ
các tác phẩm văn học giàu giá trị tư tưởng và nghệ thuật có tác động mạnh đến
trái tim, khối óc của học sinh. Từ đó thúc đẩy các em hành động theo cái hay,
cái đẹp. Nhu cầu này làm cho mục tiêu dạy học của nhà trường được điều chỉnh
thích hợp dẫn đến việc thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. Trong việc

đổi mối phương pháp dạy học ở các môn học nói chung và phân môn tập đọc
của môn Tiếng việt nói riêng có những đồng chí giáo viên quan tâm và có nhiều
ý kiến tranh luận đưa ra ở các chuyên đề hội thảo. Phân môn Tập đọc là loại
hình nghệ thuật có khả năng phản ánh cuộc sống sâu rộng nhất trong thời gian
và không gian. Có sức lay động trong thầm kín sâu thẳm nhất của tâm hồn con
người, đem đến cho con người những cảm xúc thẩm mỹ, thức tỉnh lương tri, mở
rộng nhận thức, nâng cao tư tưởng con người. Như vậy dạy Tập đọc, học Tập
đọc phải là nguồn vui thú lớn của cả thầy và trò. Nhưng trong thực tế giảng dạy
tôi thấy không ít giáo viên trong giờ Tập đọc đã quên mất rằng mình đang dạy
một nền văn hoá cơ bản mang tính chất nghệ thuật phong phú. Họ đã sa vào dạy
chủ nghĩa lí luận khô khan, làm cho học sinh chán học tập và học tập một cách
thụ động miễn cưỡng. Lối truyền thụ kiến thức, giáo dục tư tưởng tình cảm một
chiều giáo viên đã biến học sinh thành những đối tượng thụ động cụ thể: “Trong
lớp phải giữ trật tự, kỉ luật, đứng yên khi đọc, vòng tay trước ngực để nghe, nhất
cử nhất động, phải theo lệnh truyền tín hiệu khô khan, máy móc, lớp học không
một tiếng cười, em bị gọi lên đọc hoặc trả lời có cảm tưởng bị dồn nén chất
vấn..” Theo tôi những quan điểm dạy Tập đọc vậy rất nặng nề. gò ép và hiệu
quả không cao.
Hiện nay chương trình sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4 gồm 10 đơn vị
học, mỗi đơn vị ứng với một chủ điểm học 3 tuần. (Duy nhất có một chủ điểm
học 4 tuần). Các chủ điểm là những vấn đề về đời sống, tinh thần của con người
như: Tính cách, đạo đức, năng lực, sở thích. Cụ thể được chia thành giai đoạn
học như sau:
* Tập I : Gồm 5 chủ điểm được học trong 18 tuần trong các chủ điểm:
- Thương người như thể thương thân: (Lòng nhân ái) Tuần 1, 2, 3.
- Măng mọc thẳng: (Tính trung thực,lòng tự trọng) Tuần 4, 5, 6.
- Trên đôi cánh ước mơ (Uớc mơ) Tuần 7, 8, 9.
- Có chí thì nên (Nghị lực) Tuần 11, 12, 13.
- Tiếng sáo diều (Vui chơi) Tuần 14, 15, 16, 17.
- Tuần 10 dùng để ôn tập giữa học kỳ I.

* Tập II: Gồm 5 chủ điểm học trong 17 tuần trong các chủ điểm:
______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

5


______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

- Người ta là hoa đất (Năng lực tài trí) Tuần 19, 20, 21.
- Vẻ đẹp muôn màu (óc thẩm mĩ) Tuần 22, 23, 24.
- Khám phá thế giới (Du lịch thám hiểm) Tuần 29, 30, 31.
- Những người quả cảm (Lòng dũng cảm) Tuần 25, 26, 27.
- Tình yêu cuộc sống (Lạc quan yêu đời) Tuần 32, 33, 34.
- Tuần 28,35 dùng để ôn tập kiểm tra giữa và cuối học kỳ II.
* Về kiến thức kỹ năng: Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 xây dựng hệ
thống các câu hỏi các bài tập để hướng dẫn học sinh thực hiên các hoạt động
nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kỹ năng. Đọc, nghe, nói, viết. Thông
qua 62 bài tập đọc học thuộc lòng các loại hình văn bản nghệ thuụât, báo chí
khoa học. Trong đó có 45 bài văn xuôi, 1 vở kịch, 17 bài thơ, (có 2 bài thơ ngắn
được xây dựng cùng 1 tiết)
Phân môn tập đọc lớp 4 củng cố nâng cao kỹ năng đọc trơn, đọc thầm
đã được hình thành, phát triển từ các lớp dưới đồng thời rèn luyện một kỹ năng
mới là đọc diễn cảm.
Với thực tiễn trong dạy học và kinh nghiệm của bản thân tôi đã mạnh
dạn đưa ra những biện pháp rèn đọc và rèn đọc diễn cảm trong tiết Tập đọc nói
chung và Tập đọc lớp 4 nói riêng để chất lượng đọc của học sinh được nâng cao.
2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu.
2.1. Thực trạng.
Năm học 2015–2016, tôi được phân công dạy lớp 4A Trường

TH&THCS Đường Hoa, tổng số học sinh là 19 em. Vào đầu năm học tôi thấy
lớp chủ nhiệm có một số thuận lợi và khó khăn sau :
*.Thuận lợi :
Cơ sở vật chất của trường: Phòng học
khang trang, rộng thoáng mát, trang thiết bị đầy đủ điện thắp sáng, quạt điện bàn
ghế đúng kích cỡ đẹp, bảng chống loá, tủ đựng đồ dùng, lớp học trang trí đẹp...
Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
sư phạm cho giáo viên.
Học sinh tương đối ngoan, có hứng thú trong phân môn Tập đọc. Về cơ
bản đa số học sinh đọc thông viết thạo, biết cách dùng từ và đặt câu trong các
nội dung luyện tập thực hành trong Vở bài tập Tiếng việt 4. Biết ngắt nghỉ câu
đúng dấu chấm, dấu phẩy qua sự hướng dẫn của giáo viên.

______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

6


______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

Số lượng học sinh không nhiều, học sinh có điều kiện cho việc rèn đọc.
*. Khó khăn :
Lực học của lớp không đều (vì các em đa số là học sinh dân tộc,
vùng khó khăn, nhận thức các em còn hạn chế). Một số em đọc chưa lưu loát,
còn đánh vần, phát âm sai, đọc quên bỏ đấu thanh, thêm từ bớt chữ, đọc chưa
diễn cảm. Còn bị ảnh hưởng bởi cách phát âm của người địa phương.
Một số học sinh còn chậm, ý thức rèn luyện chưa cao, chưa mạnh dạn
phát biểu trong giờ học.
Các em chưa có phương pháp học tập đúng, chỉ nghiêng về đọc thuộc

lòng mà không hiểu và nắm vững nội dung bài đọc. Chưa hiểu rõ tác dụng của
việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật trong thơ. Khả năng cảm thụ văn thơ nói
chung còn nhiều hạn chế hoặc các em chưa đựơc phát huy.
Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học ở nhà của con em mình,
hay mặc phó cho giáo viên. Nhiều gia đình chưa có góc học tập riêng cho các
em, nhiều em về nhà còn phải phụ giúp gia đình làm kinh tế….
Bên cạnh đó thời gian một tiết học Tập đọc cũng như các môn học khác
nên phần dành rèn diễn cảm cho các em có phần khó khăn hơn.
*. Khảo sát:
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả đọc
của lớp như sau:
( Yêu cầu đọc một đoạn văn trong sách giáo khoa lớp 3)
Lớp

Sĩ số

Đọc đúng

Đọc lưu loát

Đọc diễn cảm

4A

19

16 = 84%

10 = 52,6%


3= 15,7%

Như vậy kết quả trên cho thấy: Khả năng đọc diễn cảm và đọc lưu loát
của các em còn rất thấp. Tuy nhiên số các em đã biết đọc đúng khá cao cũng là
cơ sở tốt để rèn cho các em đọc lưu loát và đọc diễn cảm.
* Tóm lại: Khắc phục những hạn chế trên là một nhiệm vụ bắt buộc mà
mọi giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, có như vậy dạy rèn đọc diễn cảm trong
phân môn Tập đọc mới đạt được kết quả cao.
2.2. Các giải pháp:
Qua nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu thực tế tôi thấy việc rèn đọc diễn
cảm cho học sinh trong chương trình Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 4 đã đạt
được những kết quả đáng kể, tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó còn tồn
______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

7


______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

tại không ít những hạn chế và khắc phục những mặt tồn tại. Dưới đây tôi xin đưa
ra một số biện pháp nhằm rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 như sau:
*. Biện pháp 1: Phân loại học sinh và sự chuẩn bị của học sinh đối với môn
học Tập đọc.
Sau khi nhận lớp, tôi đã ổn định chung tổ chức lớp. Qua tìm hiểu điều tra
để nắm chắc đối tượng học sinh và lựa chọn, đặc biệt là về kĩ năng đọc và phân
loại học sinh theo ba đối tượng:
Đối tượng 1: Học sinh biết đọc diễn cảm
Đối tượng 2: Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát.
Đối tượng 3: Học sinh đọc nhỏ, lý nhí, ấp úng, ngọng.

Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ cho học sinh những em đọc yếu ngồi
cạnh những em đọc khá, đọc tốt để đôi bạn cùng tiến. Tôi tiến hành công việc
tiếp theo là giới thiệu cấu tạo chương trình môn Tập đọc để các em nắm được
các chủ đề chính trong từng học kì và cả năm học. Đồng thời nêu tầm quan
trọng, yêu cầu cơ bản về việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm giúp các em cảm
thụ bài văn, bài thơ của từng chủ đề. Hướng dẫn mỗi em đóng một quyển sổ để
ghi những câu, những đoạn, bài văn, bài thơ hay có giá trị về nội dung và nghệ
thuật. Tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi chảy và chuẩn bị trước phần
câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa, đề ra các yêu cầu phù hợp
với từng đối tượng học sinh.
*. Biện pháp 2: Phân loại văn bản (văn bản nghệ thuật và phi nghệ thuật)
Trước khi dạy bài đọc tôi cần tìm hiểu kĩ bài dạy xem bài Tập đọc
đó là văn bản nghệ thuật hay là phi nghệ thuật .
*. Đối với văn bản nghệ thuật:
Tôi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua dẫn dắt, gợi mở giúp
các em thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh,
cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài.. cụ thể là:
+ Học sinh bước đầu biết làm chủ giọng đọc, nhấn giọng những từ gợi
tả, gợi cảm, từ ngữ chìa khóa làm nổi bật ý chính trong câu.
Ví dụ: Bài Tập đọc “ Con sẻ”
“Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bọ ức đen nhánh lao
xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít
lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái miệng há rộng
đầy răng của con chó.
Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt
nhưng hung dữ và khản đặc ...”

______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

8



______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

Khi đọc đoạn 2, đoạn 3, Tôi gợi ý HS “Hình ảnh sẻ mẹ lao xuống lấy
thân mình che trở cho con” được tác giả miêu tả rất sinh động, khi đọc đoạn này
các con cần nhấn giọng vào những từ ngữ nào?
Học sinh biết nhấn giọng vào những từ gợi tả hành động, dáng vẻ của sẻ
già khi lao xuống cứu con.
+ Học sinh biết thể hiện ngữ điệu, sự thay đổi tốc độ, cao độ, cường độ,
trường độ...phù hợp với từng loại câu kể, câu hỏi, cảm cảm, câu khiến .
Ví dụ: Bài Tập đọc “ Ga - vrốt ngoài chiến lũy”
Khi đọc đoạn miêu tả chi tiết thể hiện lọng dũng cảm của Ga – vrốt,
giáo viên lưu ý học sinh sự thay đổi giọng đọc như sau :
- “Cậu làm trò gì đấy ? – Cuốc – phây – rắc hỏi (Câu hỏi thể hiện sự
ngạc nhiên)
- Em nhặt cho đầy giỏ đây ! (Câu cảm thể hiện sự bình tĩnh)
- Cậu không thấy đạn réo à ?( Câu hỏi như nhắc nhở Ga- vrốt không
được liều mình)
Ga - vrốt trả lời :
- Có chứ nó rơi như mưa ấy . Nhưng làm sao nào ?(Khi đọc lên giọng ở
câu hỏi thể hiện sự hồn nhiên) Cuốc –phây – rắc thắt lên
- Vào ngay !(Câu khiến thể hiện sự đề nghị, mệnh lệnh kèm sự lo lắng)
- Tí ti thôi ! – Ga – vrốt nói (thể hiện sự tinh nghịnh)
Trong đoạn đọc diễn cảm tôi cũng lưu ý học sinh. Đối với bài văn xuôi
ngoài việc đọc tốt các câu chúng ta còn phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu
câu nhưng chỗ đó là chỗ tách ý .
Ví dụ: Bài tập đọc “ Con sẻ”
HS ngắt câu dài “Chợt / nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh

hơi thấy vật gì.” hoặc câu “ Bỗng / từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ
ức đen nhánh lao xuống như hòn đá / rơi trước mõm con chó.”
Tôi hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật.
Đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và
tính cách của từng nhân vật (người già, trẻ em, người tốt, người xấu...)
Ví dụ: Bài Tập đọc: “Khuất phục tên cướp biển”
Trong bài đọc có 2 nhân vật chính là Bác sĩ Ly - một người nhân hậu,
điềm đạm nhưng nghiêm nghị, cương quyết và tên cướp biển - chúa tàu hung
hãn, dữ tợn.
Trước khi học sinh đọc diễn cảm, tôi yêu cầu các em cần tìm hiểu bài
thật kĩ. Khi đó HS đọc lời nhân vật sẽ phân biệt được giọng đọc dựa vào tính
cách nhân vật (người tốt, người xấu).
______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

9


______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

Trong bài cùng là câu hỏi nhưng trong đoạn đối thoại sau, tính cách của
hai nhân vật thể hiện khác nhau hoàn toàn.
“ ...
Chúa tàu trừng mắt nhìn Bác sĩ , quát :
- Có câm mồm không? (đọc giọng thể hiện sự hung hãn của tên cướp khi
đập tay xuống bàn quát Bác sĩ Ly)
Bác sĩ điềm tĩnh hỏi:
- Anh bảo tôi phải không?(giọng tự tin, điềm tĩnh nhưng hết sức nghiêm
nghị).
Khi tên chúa tàu cục cằn bảo “phải”, bác sĩ nói :

- Anh cứ uống rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác.
Cơn giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra,
lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết:
- Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên
tòa sắp tới. (giọng đọc bình tĩnh, cương quyết bảo vệ lẽ phải)
Ngoài ra tôi giúp học sinh thể hiện ngữ điệu phù hợp tình huống miêu tả
hay thái độ cảm xúc của tác giả (vui, buồn, nghiêm trang, giận giữ ...)
Ví dụ: Bài Tập đọc “ Con sẻ”
Khi đọc đoạn cuối miêu tả tình cảm của tác giả đối với con chim sẻ bé
nhỏ “Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng
mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.”
Học sinh đọc đoạn với giọng vui, nhấn giọng một số từ ngữ gạch chân
thể hiện sự trân trọng, kính phục của tác giả đối với tình yêu của sẻ mẹ đối với
sẻ con .
Tuy nhiên học sinh đọc diễn cảm như thế nào còn phụ thuộc vào sự cảm
nhận riêng của từng em. Tôi không áp đặt cho các em một cách đọc theo khuôn
mẫu.
*. Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật:
Giáo viên hướng dẫn HS xác định được ngữ điệu đọc sao cho phù hợp
với mục đích thông báo, làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp
nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản. Điều này giúp
cho HS khắc phục được những cách đọc thiên về hình thức hoặc diễn cảm tùy
tiện .
Ví dụ: Bài tập đọc “ Vẽ về cuộc sống an toàn”
Học sinh biết đọc đúng bản tin (thông báo tin vui) đọc rõ ràng, rành
mạch, vui tốc độ khá nhanh, lưu ý ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ hơi
tự nhiên, tách các cụm từ trong những câu khá dài .
______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

10



______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

“UNICEF Việt Nam và báo Thiếu niên Tiền phong / vừa tổng kết cuộc
thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề / “Em muốn sống an toàn”
Để học sinh lớp 4 từng bước hình thành kĩ năng đọc diễn cảm, giáo viên
đọc mẫu, giúp học sinh luyện tập thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của
bài qua giọng đọc. Ngoài việc thống nhất cách đọc chung, mỗi học sinh có cảm
thụ riêng, từ đó có cách dọc diễn cảm bộc lộ sự sáng tạo. Để phát huy tính sáng
tạo của học sinh khi đọc diễn cảm cách tốt nhất là giáo viên tổ chức cho học
sinh luyện tập “ tự bộc lộ” (trên cơ sở đọc mẫu của giáo viên và kết quả tìm hiểu
bài) qua đó giáo viên điều chỉnh cách đọc cho học sinh, tránh phân tích quá chi
tiết về cách đọc. (Ví dụ: Xác định chỗ ngắt hơi, cao giọng, thấp giọng...) rồi sau
đó mới chuyển sang luyện đọc và dọc theo một cách giống hệt nhau.
Khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được trong lớp một không khí
thoải mái để học sinh dễ trực cảm với bài văn, có tâm trạng chờ đợi và chú ý
nghe giáo viên đọc và cũng từ đó các em có thể học tập và bắt chước thầy.
Trong khi rèn đọc diễn cảm tôi thường xuyên chú ý đến những học sinh
rụt rè nhút nhát, tôi thường xuyên khuyến khích không gắt gỏng để tránh các em
bị luống cuống.
Đối với học sinh nghịch ngợm phân tán tư tưởng, không chú ý đến tiết
học, tôi thường để ý thỉnh thoảng chỉ định các em đọc tiếp.
Đối với học sinh đọc yếu, ngoài việc hướng dẫn đọc dứt khoát từng từ,
cụm từ, với câu dài cho học sinh ngắt hơi đúng chủ đề ra yêu cầu rèn đọc ở nhà,
kiểm tra lại những yêu cầu đã đề ra đối với học sinh, việc này phải được tiến
hành thường xuyên không được ngắt quãng.
Tóm lại sau mỗi giờ tập đọc tôi thường kiểm tra chất lượng đọc của học
sinh thông qua đọc thành tiếng (cả 3 đối tượng giỏi + khá + trung bình) xem các

em đã đọc diễn cảm chưa.
*. Biện pháp 3: Tổ chức dạy đọc đúng tiến tới đọc diễn cảm.
Để học sinh đọc diễn cảm tốt đoạn văn, bài văn trước hết học sinh phải
đọc đúng và lưu loát.
*. Tổ chức đọc đúng:
Để luyện đọc đúng, đọc lưu loát giáo viên phải rèn cho học sinh thể hiện
cảm xúc các âm vị Tiếng việt (Phụ âm đầu, âm chính, âm cuối, dấu thanh) như:
+ Đọc đúng các phụ âm đầu, có ý thức phân biệt để không đọc “nẫn
nộn”, “ló lói”, “phẻ phắn”, “cá gô” mà phải đọc “lẫn lộn ”, “nó nói”, “khỏe
khoắn”, “cá rô”.
+ Đọc đúng các âm chính: Cần có ý thức phân biệt, không đọc “iu tin”,
“mua riệu”, “chấm múi”, “hoọc hành” mà phải đọc “ưu tiên”, “mua rượu”,
“chấm muối”, “học hành”.
______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

11


______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

+ Đọc đúng các âm cuối là không đọc “luông luông”, “ngạc mũi”, “đao
tai” mà phải đọc “luôn luôn”, “ngạt mũi”, “đau tay”.
+ Đọc đúng các thanh: Về thanh có các lỗi phát âm địa phương như sau:
lẫn thanh hỏi và thanh ngã; thanh ngã và thanh nặng. Ở một số vùng như Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Riêng
tiéng Nam Bộ nhập hai thanh hỏi và ngã thành một khi đọc.
Đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Cần
phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho
đúng. Khi đọc không đọc tách một từ ra làm hai, ngắt hơi giữa các cụm từ cho

đúng:
Ví dụ khi đọc câu thơ và câu văn sau thì học sinh thường đọc:
Đất xanh tre / mãi xanh màu / tre xanh.
Tôi quay / phắt lưng phóng càng đạp phanh phách / ra oai.
Việc dựa vào nghĩa và quan hệ cú pháp sẽ giúp chúng ta xác định cách
ngắt đúng của các câu như sau:
Đất xanh / tre mãi / xanh màu tre xanh.
Tôi quay phắt lưng / phóng càng / đạp phanh phách ra oai.
Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu
hơn ở dấu chấm. Đọc đúng các ngữ điệu câu: Lên giọng ở cuối câu hỏi, xuống
giọng ở cuối câu kể. Thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt trong
câu cảm. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng cho phù hợp để thấy rõ các nội dung
yêu cầu khác nhau. Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của
câu…
Đối với những văn bản nước ngoài giáo viên hướng dẫn thật cụ thể cách
đọc những từ được phiên âm thành Tiếng việt: như: Lê – ô - nác - đô đa Vin xi, Vê - rô ki - ô, Bu-ra-ti-nô, Tooc- ti- la…
Để thực hiện tốt yêu cầu luyện đọc đúng, trước khi lên lớp giáo viên phải
dự tính để ngăn ngừa các lỗi khi đọc. Tùy đối tượng học sinh, giáo viên xác định
các lỗi phát âm mà học sinh địa phương dễ mắc phải để định ra các tiếng, từ,
cụm từ, câu khó để cho những học sinh đó luyện đọc. Tức là giáo viên phải có
sự chuẩn bị bài tốt.
Khi lên lớp, đầu tiên giáo viên đọc mẫu (nếu giáo viên có giọng đọc
không tốt, chưa chuẩn thì có thể gọi học sinh có giọng đọc tốt, phát âm chuẩn
đọc mẫu cho cả lớp nghe), cuối cùng cho học sinh đọc cá nhân các tiếng, từ khó.
Đối với cách ngắt nghỉ câu, giáo viên cũng hướng dẫn tương tự như đọc đúng
âm, tiếng, từ.
*. Tổ chức đọc diễn cảm:

______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty


12


______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

Sau khi đọc đúng lưu loát giáo viên mới tiến hành cho học luyện đọc
diễn cảm. Đọc diễn cảm là việc đọc thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ
ngừng giọng, cường độ giọng… để thể hiện đúng tư tưởng, tình cảm mà tác giả
đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời thể hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của
người đọc qua bài đọc.. Để đọc diễn cảm thì người đọc phải làm chủ được tốc
độ đọc, chỗ ngắt giọng, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả, biết đọc
đúng ngữ điệu khi gặp câu hỏi, câu cảm….
Với đoạn văn sau các em phải biết thể hiện đúng ngữ điệu của câu cảm,
nhấn giọng ở một số từ ngữ tả đôi giày và biết ngắt giọng ở câu văn dài giúp
người nghe hiểu được cảm xúc của tác giả khi được mang đôi giày.
Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao! Cổ giày ôm sát chân. Thân giày
làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu.
Phần thân giày gần sát cổ có hai hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ
vắt ngang. Tôi tưởng tượng nếu mang nó vào / chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh
hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng / trước cái nhìn thèm
muốn của các bạn tôi.
*. Biện pháp luyện đọc diễn cảm:
Từ sự đọc đúng, hiểu nội dung, bài học sinh cảm nhận được cái hay, cái
đẹp của bài văn, bài thơ. Từ đó học sinh thể hiện bài đọc như bộc lộ cảm xúc
của mình, nhập vai nhân vật và tái hiện bằng dọng đọc, lột tả được cái thần của
bài văn, bài thơ cho người nghe cảm nhận được nội dung. Đó chính là rèn đọc
diễn cảm.
Kĩ năng đọc diễn cảm thường được luyện tập thông qua các văn bản
nghệ thuật, sau khi học sinh đã đạt được những yêu cầu tối thiểu về trình độ đọc

(đọc đúng, rõ ràng, rành mạch...) đã tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa
bài học. Muốn đọc diễn cảm một văn bản, người đọc phải lựa chọn được giọng
điệu, ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ,
đặc điểm của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội
dung miêu tả trong văn bản. Ở tiểu học khi dạy học sinh (hay đọc diễn cảm)
trong giờ Tập đọc, giáo viên thường hướng dẫn các em luyện tập để từng bước
đạt được những yêu cầu nói trên, theo các mức độ từ thấp đến cao như sau :
- Biết nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng trong câu (từ ngữ gợi tả, gợi
cảm, từ ngữ chìa khóa làm nổi bật ý chính ...
- Biết thể hiện ngữ điệu (sự thay đổi về tốc độ cao độ, cường độ, trường
độ..) phù hợp với từng loại câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến).
- Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả và lời nhân vật.
- Biét đọc phân biệt lời của nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi và tính cánh của từng nhân vật (người già, trẻ em ...người tốt kẻ xấu..)
- Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản
hay thái độ, cảm xúc của tác giả (vui, buồn, trang trọng, giận dữ..)
______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

13


______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

Đối với lớp 4, để dạy cho học sinh làm quen và từng bước hình thành kĩ
năng đọc diễn cảm, giáo viên thường thông qua biện pháp đọc mẫu (có tính định
hướng) giúp học sinh thực hành luyện tập thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý
nghĩa của bài đọc qua giọng đọc. Bên cạnh những điểm chung dễ thống nhất về
mỗi cách đọc , mỗi cá nhân còn có thể có những nét cảm thụ riêng từ đó có cách
đọc diễn cảm bộc lộ những khía cạnh sáng tạo đáng được tôn trọng. Do vậy, để

phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh trong quá trình tập đọc diễn cảm,
cách tốt nhất là giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập tự bộc lộ (trên cơ sở
đọc mẫu của giáo viên và kết quả của việc tìm hiểu bài) qua đó mà chỉ dẫn , điều
chỉnh về cách đọc cho học sinh, tránh thiên về tìm hiểu, phân tích quá chi tiết về
cách đọc (VD: xác định chỗ ngắt hơi, cao giọng, thấp giọng) rồi sau đó mới tập
đọc thể hiện theo cách giống nhau. Xuất phát từ trình độc của học sinh, giáo
viên có thể hướng dẫn luyện đọc diễn cảm như sau:
+ Sau khi tìm hiểu bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đọan
(nhằm thăm dò khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học
sinh).
+ Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gới ý để học sinh phát
huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tự tìm ra cách đọc sao cho hợp lí
(VD: Đọan văn vừa rồi được đọc với giọng vui hay buồn? Để nêu bật đặc điểm
của nhân vật, bạn đã nhấn giọng ở những từ ngữ nào? Lời nói của nhân vật cần
đọc với thái độ như thế nào?).
+ Giáo viên đọc mẫu nhằm minh họa, gợi ý hoặc tạo tình huống cho học
sinh nhận xét, giải thích, tự tim ra cách đọc (VD: Nghe và phát hiện cách đọc
cảu thầy (cô) đã ngừng nghỉ (Ngắt nhịp) ở chỗ nào, nhấn giọng hay cao giọng,
kéo dài giọng ở chỗ từ ngữ nào? Vì sao khi đọc câu thơ có dấu chấm hỏi: Thân
gầy guộc lá mong manh / Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? (bài Tre Việt Nam)
cô (thầy) chỉ cần nhấn giọng ở các từ lũy, thành mà không cần đọc cao giọng ở
tiếng cuối câu hỏi .
+Tạo điều kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm
(theo cặp, theo nhóm) để tự rút kinh nghiệm; tổ chức cho học sinh thi đọc diễn
cảm trước lớp để học tập lẫn nhau và được giáo viên động viên hay uốn nắn.
Ví dụ: Khi dạy bài: Đoàn thuyền đánh cá của tác giả Huy Cận.
Bài thơ có đọan;
Mặt trời xuống biển / như hòn lửa
Sóng đã cài then,/ đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá / lại ra khơi

Câu hát căng buồm / cùng gío khơi
Hát rằng; // cá bạc biển Đông lặng
______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

14


______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

Cá thu biển Dông / như đoàn thoi .
Đêm ngày dệt biển / muôn luồng sáng .
Đến dệt lưới ta / đòan cá ơi !
... Sao mờ kéo lưới / kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay / chùm cá nặng
Vảy bạc / đuôi vàng / lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên /đón nắng hồng..
+ Hướng dẫn học sinh đọc ngắt nhịp phù hợp với nội dung đoạn. Khi
giáo viên đọc diễn cảm lần 1 xong, sẽ giúp học sinh nhận thấy được cảnh đẹp
huy hoàng của biển cả và vẻ đẹp của người lao động.
Cảnh đẹp huy hoàng của biển qua các câu thơ :
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa...
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
Hình ảnh biển thật đẹp. Dường như tác giả cảm nhận được từng màu sắc,
ánh sáng của mặt trời để dùng từ ngữ rất gợi tả cần luyện cho các em nhấn giọng
các từ ngữ: hòn lửa, cài then, sập cửa, đội biển... Tất cả những sự quan sát tinh
tế và khéo léo ấy cho ta cảm nhận được vẻ đẹp huy hoàng của biển.
Còn những câu thơ nói lên công việc lao động của người đánh cá rất đẹp:

Câu hát căng buồm cùng gió khơi .
Hát rằng: Cá bạc biển Đông lặng.
Cá thu biển Đông như đoàn thoi.
. . . Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. . .
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông.
...........................
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng . . .
Công việc lao động của người đánh cá được tác giả miêu tả bằng những
hình ảnh chân thực, sinh động mà rất đẹp. đoàn thuyền ra khơi, tiếng hát của
những người đánh cá cùng gió làm căng cánh buồm, đẩy thuyền đi nhanh hơn
nhẹ hơn. Họ rất vui vẻ, phấn khởi có những mẻ cá xoăn tay...
______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

15


______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

Trong giờ tập đọc. Tôi còn cho các em đọc để hiểu cảm thụ văn học,
cách dùng từ ngữ hình ảnh trong bài, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào?
Nó được thể hiện qua những dấu hiệu nào mà các em nhận được:
VD: Trong bài thơ trên tác giả sử dụng biện pháp so sánh: Mặt trời / với
hòn lửa ... Và sử dụng biện pháp nhân hóa: Mặt trời/ đội biển...
Bên cạnh đọc hiểu, đọc diễn cảm và cảm thụ văn học, tôi còn khuyến
khích các em học thuộc những bài thơ... Thông qua học thuộc các bài thơ đó tôi
còn khích lệ, động viên các em thể hiện bài ca, bài thơ đó bằng cách thể hiện
qua giọng ngâm, lời ca, tiếng hát... Nhiều khi tôi có thể hướng dẫn cho các em
tập ngâm thơ và còn sưu tầm, ghi âm những bài thơ, bài hát cho các em nghe...

Từ đó gây hứng thú, kích thích các em học tập thỏa mái, tiếp thu bài nhẹ nhàng
đem lại kết quả tốt .
Ngoài ra tôi luyện cho các em qua các câu truyện cổ tích để lại trong
lòng các em những chân trời mở rộng, những cảnh thơ mộng của dòng sông
chảy rặng dừa nghiêng soi bóng, có trí thông minh, sự công bằng...
VD: Bài: Truyện cổ nước mình của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ trong sách
Tiếng Việt tập I lớp 4 có đoạn :
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa.
Thương người rồi mới thương ta.
Yêu nhau dù mấy cánh xa cũng tìm.
Ở hiền thì lại gặp hiền.
Người ngay thì gặp phật tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi.
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.
Vàng cơm nắng, trắng cơn mưa.
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi.
Như con sông với chân trời đã xa.
Chỉ còn truyện cổ thiết tha.
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Rất công bằng, rất công minh.
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thị giấu người thơm.
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà...
______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

16



______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

Qua câu thơ các em tái hiện nhũng câu truyện cổ tích được nhắc đến
trong bài: “Tấm cám, truyện cổ nước mình, đẽo cáy giữa đường, sự tích trầu
cau”.
Tóm lại: Ở lớp 4 muốn cho học sinh đọc diễn cảm tốt trước hết phải
làm cho học sinh hiểu tốt nội dung và nghệ thuật của bài văn, bài thơ.
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh hiểu bài văn bằng hai cách:
+ Cách hiểu trực tiếp mang tính chất trực cảm, diễn ra ngay từ lần đầu
làm quen với bài văn.
+ Cách hiểu gián tiếp được hình thành dần dần qua hàng loạt các thao tác
tư duy.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Yết kiêu”- Tiếng việt 4 tập 1
Lời của các nhân vật cần giọng đọc khác nhau. Cụ thể là:
+ Yết kiêu. Khi nói với giọng trìu mến, nhưng cương quyết, khi nói với
vua có giọng đanh thép, tự tin. Khi nói với giặc giọng khẳng khái bất khuất.
+ Lời người cha: Đọc giọng chậm rãi của người già, câu “Thôi con cứ
đi” đọc, nhấn mạnh để tỏ lòng yêu nước của người cha.
+ Lời vua: Câu đầu là câu cầu khiến: “Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một
loại binh khí” - Đọc giọng sai khiến như truyền lệnh .
+ Câu khen: - Người dân thường mà phi thường trẫm muốn biết ai dạy
ngươi ? Đọc nhấn mạnh từ “phi thường”
+ Câu hỏi: - Để làm gì ?
- Ai dạy cha ngươi ?
- Ai dạy ông ngươi ?
- Đọc những câu này hướng dẫn học sinh đọc cao giọng .
+ Lời tướng giặc: Đọc giọng hống hách: ”Mi là ai?”.
Đối với giọng đọc hoảng hốt thất vọng: ”Bắt lấy Yết Kiêu/Bắt lấy Yết
Kiêu” chết rồi/ Đường thủy là không dùng được nữa rồi/”

*.Biện pháp 4. Rèn kĩ năng, sắc thái cần thiết khi đọc diễn cảm.
Dựa vào mục tiêu của từng bài, dựa vào khả năng của từng đối tượng
trong lớp tôi hướng dẫn các em cách đọc diễn cảm theo một số tiêu chí sau:
*. Ngắt giọng:
Hướng dẫn học sinh biết ngừng, nghỉ hơi đúng chỗ cũng là một yếu tố
quan trọng góp phần tạo nên cách đọc diễn cảm. Tôi hướng dẫn cho học sinh
biết cách ngắt giọng theo một số quy tác sau:
Ngắt giọng theo ngữ pháp:
______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

17


______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

Trong mỗi bài tập đọc cụ thể tôi chú ý cho học sinh tập phát hiện đến
chỗ cần ngừng, nghỉ hơi cho phù hợp với quy tắc ngữ pháp bằng cách dùng bút
chì gạch một gạch (/) đối với chỗ cần ngắt hơi, gạch hai gạch (//) đối với chỗ
nghỉ hơi dựa trên những vốn kiến thức đã có từ việc học phân môn Luyện từ và
câu về cách ngắt, nghỉ giọng khi gặp dấu phẩy chấm, dấu chấm cảm , ngắt hơi
giữa trạng ngữ và thành phần chính, giữa chủ nghữ và vị ngữ...
Ví dụ: Cho học sinh thảo luận tập phát hiện những chỗ cần ngắt giọng
theo đúng quy tắc ngữ pháp trong đoạn văn sau:
“Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn// để chờ đợi một nàng tiên áo
xanh bay xuống từ trời/ và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin//: “Bay đi
diều ơi// Bay đi// Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi/mang theo nỗi khát khao của
tôi.//” (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh)
Ngắt nghỉ theo cụm từ và cách giữ hơi ở những câu văn dài: Vì đây là
việc làm khó nên tôi thường hướng dẫn học sinh bằng cách cho học sinh thảo

luận tìm ra chỗ ngắt, nghỉ hơi.
Ví dụ trong câu: Những đám mây nhỏ sà xuống cửa kính ô tô/ tạo nên
cảm giác bồng bềnh huyền ảo.// (Đường đi Sa Pa – Nguyễn Phan Hách). Tôi đã
đọc mẫu để học sinh phát hiện chỗ cân ngắt hơi là sau từ “ô tô”.
Ngắt theo nhịp thơ:
Nhịp vần tạo nên nhạc điệu và là đặc trưng của thơ ca. Muốn vậy ngay từ
bước đầu giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nhận biết thể thơ tìm ra nhịp
thơ phổ biến từ đó có cách ngắt giọng phù hợp.
Ví dụ: Thơ lục bát thì nhịp thơ phổ biến là 2/4 và 4/4 vì vậy khi đọc bài
– Mẹ ốm- của “Trần Đăng Khoa” học sinh phải biết phát hiện và ngắt đúng nhịp
thơ ở mỗi dòng trong hai khổ thơ sau:
Cánh màn/ khép lỏng cả ngày.
Ruộng vườn vắng mẹ/ cuốc cày sớm trưa.//
Nắng mưa/ từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ/ đến giờ chưa tan.//
Họăc trong thể thơ thất ngôn thì nhịp phổ biến là 4/3.
Chẳng hạn trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá’’ của nhà thơ “Huy
Cận”. Từ việc nắm vững nhịp của thể thơ là nhịp 4/3 mà học sinh có thể ngắt
đúng từng dòng thơ như sau:
Mặt trời xuống biển/ như hòn lửa
Sóng đã cài then/ đêm sập cửa.//
Đoàn thuyền đánh cá/ lại ra khơi
Câu hát căng buồm/ cùng gió khơi.//
______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

18


______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc


Nhịp thơ có thể được ngắt rất linh hoạt tuỳ thuộc vào ý nghĩa ngữ pháp
của mỗi dòng thơ, câu thơ, đặc biệt là trong thể thơ tự do học sinh khó có thể tìm
ra nhịp thơ phổ biến vì vậy cần có sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên.
Tôi đặc biệt lưu ý hướng dẫn học sinh cách lấy hơi và cách ngắt hơi khi
đọc thơ sao cho có ngắt nhịp, và có ngữ điệu vẫn mượt mà tự nhiên. Đoạn thơ
tuy có nhiều câu thơ, dòng thơ nhưng ý thơ vẫn liền một mạch từ đầu đến cuối
không bị gián đoạn. Như vậy phải dọc sao cho nhịp thơ rõ mà ý thơ vẫn liền một
mạch theo cảm xúc.
Lưu ý học sinh cách đọc thơ với giọng chậm rãi thong thả, tự nhiên và có
sức rung động từ bên trong.
Ngắt giọng biểu cảm (còn gọi là ngắt giọng tâm lý: ngắt giọng dù không
có dấu câu với ý gây ấn tượng): thông qua hiểu nội dung, cảm thụ bài sâu sắc
giáo viên hướng dẫn học sinh cách ngắt giọng biểu cảm tạo cho người nghe sự
tập trung chú ý và góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao hơn cho đọc văn
bản.
Ví du: Chẳng hạn trong câu thơ: “ Mẹ/ là đất nước tháng ngày của
con".//
Từ việc học sinh hiểu rõ qua bài thơ tác giả muốn nói lên niềm tự hào,
lòng biết ơn và tình cảm sâu sắc của tác giả đối với mẹ và mẹ có vai trò đặc biệt
đối với tác giả. Tôi gợi ý để học sinh ngắt nhịp như thế nào làm bật hình ảnh
người Mẹ, và học sinh đã phát hiện đúng ngắt giọng sau tiếng “Mẹ”. Cách lơi
giọng: Tương tự như cách ngắt giọng biểu cảm, kỹ thuật lơi giọng khi đọc diễn
cảm tạo cho người nghe sự hứng thú, ấn tượng và còn làm người nghe cảm nhận
được sâu sắc giá trị nghệ thuật của văn bản.
Ví dụ: Khi đọc bài “Cánh diều tuổi thơ” của nhà thơ “Tạ Duy Anh”
(Tiếng Việt lớp 4 tập I). Ở đoạn cuối của bài thơ tôi gợi ý cho học sinh thử tìm
cách đọc như thế nào? Để thể hiện được ước mơ, những khát khao của em nhỏ
được gửi gắm trong cánh diều thì đọc thế nào để âm hưởng của bài văn còn
đọng mãi trong tâm trí người đọc người nghe. Từ gợi ý trên học sinh đã thể hiện

rất tốt cách đọc như sau:
“Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn/ để chờ đợi một nàng tiên áo
xanh bay xuống từ trời/ và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: //
"Bay đi ...diều ơi// Bay đi..."
*. Ngữ điệu đọc:
Để học sinh thể hiện được đúng ngữ điệu đọc, tôi luôn chú ý bồi dưỡng
học sinh cách thể hiện các loại câu ngay từ khi học phân môn Luyện từ và câu.
Ví dụ: Khi đọc câu hỏi thì nhấn giọng và hơi cao giọng ở từ dùng để hỏi
(Trăng ơi... từ đâu đến?). Khi đọc câu kể thì giọng đọc chạm rãi, câu cảm, câu
cầu khiến thì thể hiện theo từng cảm xúc vui, buồn....”Bay đi diều ơi! Bay đi”.
______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

19


______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

Qua đó học sinh có thể tự phát hiện các loại câu có trong các bài tập đọc
và nêu cách đọc câu đó mà không cần giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ là đọc như
thế nào.
* . Sắc thái giọng đọc.
Tuỳ thuộc vào nội dung và nghệ thuật của từng bài tập đọc mà tôi hướng
dẫn học sinh có cách thể hiện giọng đọc sao cho phù hợp. Có bài đọc với giọng
vui tươi trong sáng (VD: Bài Đoàn thuyền đánh cá của huy Cận), có bài đọc với
giọng âu yếm dịu dàng đầy tình thương (Như bài: Mẹ ốm của nhà thơ Trần Đăng
Khoa), có bài đọc với giọng nhẹ nhàng suy tư (Như bài: Hoa học trò của Xuân
Diệu) có bài đọc với giọng hóm hỉnh, có bài đọc với giọng châm biếm, có bài
đọc với giọng thiết tha tự hào.
Hướng dẫn học sinh chuyển sắc thái giọng đọc qua các bài tập đọc là thể

loại truyện vì học sinh cần biết phân biệt lời của người dẫn truyện với lời nhân
vật với nhân vật.
Ví dụ: Khi dạy bài “Thưa chuyện với mẹ” (Tiếng Việt 4 – Tập I): Giáo
viên hướng dẫn học sinh cách đọc lời Cương: Lễ phép, khẩn khoản, thiết tha xin
mẹ đồng ý cho con học nghề rèn và giúp thuyết phục cha. Giọng mẹ Cương:
Ngạc nhiên khi thấy con xin họ nghề thấp kém, cảm động dịu dàng khi hiểu lòng
con “Con muốn giúp mẹ như thế là phải...làm đầy tớ anh thợ rèn. Lời người dẫn
chuyện trong toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng. Ba dòng cuối bài (hồ tưởng của
Cương về cảnh lao động hấp dẫn ở lò rèn): đọc chậm với suy tưởng, sảng khoái,
hồn nhiên.
*. Cách đọc nhấn giọng:
Tôi có thể cho học sinh tìm từ gợi tả, gợi cảm, từ trung tâm để làm bật
lên ý chính của đoạn văn, đoạn thơ để từ đó học sinh biết nhấn giọng các từ,
cụm từ đó khi đọc bài.
Ví dụ: khi cho học sinh luyện bài đọc diễn cảm bài: “Bè xuôi sông La”
của nhà thơ Vũ Duy Thông. Yêu cầu học sinh biết đọc diễn cảm bài thơ với
giọng nhẹ nhàng, trìu mến, phù hợp với nội dung miêu tả vẻ đẹp thanh bình yên
ả của dòng sông La, với tâm trạng của người đi bè say mê ngắm cảnh và ước mơ
về tương lai.
Tôi cho học sinh nhấn giọng các từ ngữ làm nổi bật vẻ đẹp của dòng
sông La và bè gỗ trôi trên sông rất cụ thể, sống động qua các cụm từ : trong veo,
mươn mướt, lượn đàn thong thả, lim dim, đằm mình, êm ả, long lanh, hót. Từ đó
học sinh có cách đọc phù hợp với nội dung khổ thơ:
“ Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi
______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

20



______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

Bè đi chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim
Đằm mình trong yên ả
Sóng long lanh vẩy cá
Chim hót trên bờ đê
*. Nhịp độ đọc:
Thể hiện giọng đọc nhanh hay chậm, khẩn trương hay vừa phải. Nhịp độ
đọc do nội dung bài văn quyết định. Có đoạn đọc với giọng chậm rãi, có đoạn
đọc với giọng gấp gáp, hối hả.
Ví dụ: Trong bài “Thắng Biển” của Chu Lai (Tiếng Việt 4- Tập 2).
Ở đoạn 1:Câu đầu đọc với giọng chậm rãi. Những câu sau đọc nhanh dần
Ở đoạn 2:Giọng đọc gấp gáp, căng thẳng.
Ở đoạn 3:Giọng hối hả, gấp gáp. Câu kết giọng đọc khẳng định, tự hào.
*. Cách thể hiện điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt:
Tư thế, nét mặt, cử chỉ, ánh mắt là những biểu hiện bên ngoài của người
đọc có tác dụng bổ sung cho ngữ điệu đọc diễn cảm. Nét mặt phải thể hiện được
thái độ của người đọc đối với nội dung của tác phẩm một cách tự nhiên. Đọc
một câu chuyện vui nét mặt phải tươi sáng. Đọc một câu chuyện buồn nét mặt
cũng biểu lộ sự đồng cảm. Ngoài ra việc thể hiện ánh mắt điệu bộ cử chỉ cũng
làm tăng thêm sự giao cảm giữa người đọc với người nghe:
Ví dụ: Khi đọc bài “Người ăn xin” của Tuốc- ghê- nhép (Tiếng Việt 4Tập I). Người đọc phải thể hiện nét mặt buồn, ánh mắt đồng cảm khi đọc đến
đoạn miêu tả sự đau khổ, đáng thương của ông lão ăn xin. “Đôi mắt ông lão đỏ
dọc và giàn giụa. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại. Chao ôi! cảnh nghèo
đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!”

2.3. Kết quả
Qua việc áp dụng các biện pháp trên vào việc dạy học môn Tập đọc, tôi
nhận thấy khả năng đọc của nhiều em tiến bộ hơn, hạn chế rất nhiều về tình
trạng vừa đọc vừa đánh vần và khắc phục được rất nhiều lỗi đọc sai do âm ngữ
địa phương. Nhiều em biết đọc diễn cảm thể hiện nội dung bài đọc. Học sinh
hứng thú trong tiết học tập đọc hơn, kỹ năng đọc của các em tiến bộ rõ rệt qua
các kỳ thi, 100% học sinh đạt từ điểm trung bình trở lên. Qua đó giúp các em
thêm yêu môn Tiếng Việt, yêu thiên nhiên, yêu đất nước, con người. Việc học
tốt phân môn Tập đọc còn giúp các em học tốt các môn học khác
Cũng qua đó chất lượng đọc so với đầu năm của các em tăng lên rõ rệt.
Lớp

Sĩ số

Đọc đúng

Đọc lưu loát

Đọc diễn cảm

______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

21


______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

4A


19

18 = 94%

15 = 78,9%

11= 57,8%

2.4. Rút ra bài học kinh nghiệm.
Qua thực tế giảng dạy áp dụng những biện pháp trên, qua học hỏi bạn bè
đồng nghiệp, qua tham khảo các tài liệu, tôi rút ra cho bản thân một số kinh
nghiệm nhằm năng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 như sau:
* Đối với giáo viên:
Ngay từ đầu năm học cần tiến hành khảo sát việc đọc bài của học sinh để
nắm vững từng đối tượng học sinh để từ đó có biện pháp cụ thể rèn đọc diễn
cảm tốt cho từng đối tượng học sinh
Giáo viên phải có giọng đọc thật chuẩn (đối với những giáo viên có
giọng đọc chưa chuẩn trong các tiết dạy phải cố gắng rèn đọc, nói sao cho
chuẩn)
Thường xuyên quan tâm đến học sinh, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó
khăn, khuyết tật… để nắm bắt và phân loại đối tượng học sinh, từ đó có biện
pháp và sắp xếp chỗ ngồi học sinh cho hợp lý và mang lại hiệu quả trong giờ
học.
Hướng dẫn đọc phải cụ thể. Sửa sai kịp thời, hướng dẫn sửa sai cụ thể
(cách uốn lưỡi, cong lưỡi, bật hơi…)
Kết hợp rèn đọc cho học sinh không những trong giờ tập đọc mà trong
tất cả các giờ học khác.
Giao việc về nhà cho học sinh phải cụ thể (Tìm những từ em hay đọc
sai?, đoạn văn đó em sẽ đọc thế nào? …)
Phải có sự chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp về giáo án, đồ dùng phục vụ

cho giờ dạy (tranh ảnh, vật thật…). Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn rèn đọc.
Giáo viên phải khen thưởng kịp thời đối với học sinh có ý thức học tập
tốt, cố gắng vươn lên trong học tập.
* Đối với học sinh:
Chuẩn bị trước bài ở nhà. Đọc bài, trả lời những câu hỏi trong sách giáo
khoa (nếu có thể), chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
Chuẩn bị đồ dùng học tập (khi giáo viên có yêu cầu).
Có ý thức tốt trong giờ học.
* Hướng phát triển:
Trong thời gian tới tôi sẽ khắc phục những mặt còn hạn chế để tiết học
thật sự đạt hiệu quả. Đồng thời trong những buổi sinh hoạt chuyên đề của khối
______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

22


______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

về phân môn Tập đọc, tôi sẽ chia sẻ cùng các bạn trong trong khối để các bạn
đồng nghiệp có thể tham khảo, và để kinh nghiệm nhỏ này của tôi được các bạn
đồng nghiệp có thể sử dụng trong các tiết dạy của mình.

III. Phần kết luận, kiến nghị
1. Kết luận.
Tập đọc là một môn không khó nhưng cũng không dễ dạy. Cái khó đó do
chủ quan người dạy và cũng do khách quan của bộ môn tạo nên. Phía chủ quan
người dạy phải có kiến thức rộng về ngữ văn, phải có trình độ nhất định về tư
tưởng, tình cảm và phải nắm chắc phương pháp bộ môn. Phía khách quan, Tập
đọc là một phân môn khó dạy vì tính chất phong phú của nó. Nếu chỉ chú ý tính

khoa học của bài như phân tích ngữ âm, câu, từ thì bài dạy sẽ khô khan. Nếu
______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

23


______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

khai thác tính nghệ thuật mà không dựa cơ sở ngôn ngữ thì cũng dễ tràn lan. Do
vậy, muốn dạy tốt phân môn tập đọc chúng ta cần phải không ngừng học tập để
nâng cao trình độ nhận thức của bản thân, nắm vững phương pháp giảng dạy bộ
môn, kiên trì luyện cho mình kỹ năng đọc tốt cùng với tâm huyết của mình dành
cho nghề tôi nghĩ chúng ta sẽ có những giờ dạy thành công.
Tôi luôn tâm niệm một điều là tất cả học sinh trong lớp đều có thể đọc
diễn cảm nếu giáo viên biết dựa vào năng lực của từng em để tạo cơ hội tốt cho
các em thể hiện được giọng đọc diễn cảm .
Với những em có năng lực đọc diễn cảm chưa tốt, tôi luôn tạo điều kiện
để các em có thể đọc diễn cảm bằng cáh tôi chọn những câu, những đoạn phù
hợp với khả năng của các em để các em rèn đọc.
Với những em có năng lực đọc diễn cảm tốt, tôi khuyến khích để các em
có thể tự chọn đoạn mình thích để thể hiện cách đọc sáng tạo. Nhưng nhắc các
em đọc sao cho phù hợp với nội dung và nghệ thuật của bài. Khả năng, mức độ
cảm thụ của từng người là khác nhau nên dẫn đến việc mỗi người có thể thể hiện
cách đọc sáng tạo. Nhưng nhắc các em đọc sao cho phù hợp với nội dung và
nghệ thuật của bài.
Thông qua thực tế trong giảng dạy, tôi đi đến kết luận: Muốn rèn đọc diễn
cảm cho học sinh tốt thì điều kiện quan trọng nhất là người thầy. Bởi thầy là
người hướng dẫn các em cách đọc đúng đọc hay. Vì vậy thầy phải hướng dẫn
thật cụ thể chu đáo từng chữ, từng ngữ... với từng đối tượng học sinh. Đặc biệt

là đọc mẫu bởi thầy có vai trò quan trọng trong việc đọc diễn cảm của trò. Muốn
đạt được điều đó đòi hỏi thầy phải là người có tâm thực sự quan tâm đến trò
nhiệt tình trong phương pháp soạn giảng, trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh
nghiệm để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học, đặc biệt là phân môn
Tập đọc.
2. Kiến nghị.
Để nâng cao chất lượng rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 nói riêng và
học sinh Tiểu học nói chung, tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau:
* Đối với phụ huynh: Mua đầy đủ sách vở cho con em mình, thường
xuyên quan tâm đến việc học tập của con em mình.
* Đối với giáo viên:
- Cần trang bị cho mình một số tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung
hỗ trợ trong quá trình giảng dạy.
- Mỗi giáo viên phải nhận thức đúng đắn về việc rèn đọc diễn cảm cho
học sinh sao cho có hiệu quả, giải quyết được những tồn tại của học sinh.
* Đối với nhà trường:
______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

24


______________________Biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập
đọc

- Cần tạo điều kiện cho giáo viên về công tác giảng dạy như: Có đủ sách
tham khảo cần thiết và trang thiết bị cho các bộ môn.
- Tổ chức các chuyên đề, các buổi ngoại khóa hội vui học tập để thay đổi
không khí học tập cho học sinh.
Trên đây là một số kết quả mà bản thân tôi đã đạt được tôi muốn được
trình bày với bạn bè đồng nghiệp. Song ý kiến của tôi còn mang tính chất chủ

quan và cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong được sự
quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí
trong Hội đồng khoa học các cấp, để tôi phát triển và thực hiện đề tài này trong
những năm học tới được tốt hơn, đạt kết quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !.
Hải
Hà, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Người viết

Nguyễn Văn Ty

IV. Tài liệu tham khảo- Phụ lục.
1. Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 – 4 - 5
Thuyết.

Tác

giả

Nguyễn

______________________________________________________GV: Nguyễn Văn Ty

Minh

25



×