Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

QUẢN lý CÔNG tác PHÁT HÀNH và THANH TOÁN TRÁI PHIẾU KHO bạc NHÀ nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.4 KB, 17 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TÀI CHÍNH
****
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGẠCH KẾ TOÁN VIÊN CHÍNH
Lớp: Kế toán viên chính, Tổ chức tại: Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính
Từ ngày 07 tháng 07 năm 2015 đến ngày 21 tháng 08 năm 2015

TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG

QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN
TRÁI PHIẾU KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Họ và tên

: Vũ Hồng Anh

Chức vụ

: Kế toán

Đơn vị

: Thư viện KHTH Thành phố

Hà nội, tháng 03 năm 2016
1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, công tác huy động
vốn cho đầu tư phát triển được đa dạng hóa dưới nhiều hình thức với phương


châm coi nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyết định và nguồn vốn ngoài nước
có vai trò quan trọng. Trong đó, công tác huy động vốn cho ngân sách nhà nước
và đầu tư phát triển dưới hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ được coi là
một công cụ hữu hiệu để bù đắt thiếu hụt ngân sách và huy động vốn cho đầu tư
phát triển. Nó chiếm giữ một vị trí quan trọng trong việc huy động tổng lực các
nguồn vốn trong xã hội để phát triển kinh tế, đồng thời góp phần điều hành thị
trường tiền tệ và phát triển thị trường vốn.
Nhiệm vụ quan trọng này được Chính phủ, Bộ Tài chính giao cho hệ
thống kho bạc Nhà nước Việt Nam đảm nhận. Trong 20 năm qua, hệ thống Kho
bạc Nhà nước đã tổ chức thành công nhiều đợt phát hình tín phiếu, trái phiếu
Kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc với các loại kỳ hạn, lãi suất khác nhau,
huy động mỗi năm hàng chục ngàn tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong xã hội, mà chủ
yếu là nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, để bù đắp thiếu hụt
ngân sách nhà nước, tăng cường nguồn vốn cho đầu tư phát triển, góp phần tích
cực thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Trong quá trình triển khai thực hiện, cơ chế chính sách huy động vốn đã
không ngừng sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, tạo nên cơ sở pháp lý khá đồng bộ
cho công tác huy động vốn. Công tác tổ chức quản lý huy động vốn cũng được
cải tiến, đưa công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ đi
vào nề nếp.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới với những cơ hội
và thách thức của nền kinh tế trong thời kỳ chuyển đổi, cũng như yêu cầu đổi
mới công tác quản lý tài chính, ngân sách và sự phát triển của thị trường tài
chính, công tác huy động vốn qua KBNN cũng còn phải tồn tại nhất định, đòi
hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu và không ngừng hoàn thiện.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, học viên xin nêu một ví dụ thực tế về
chấp hành quy trình phát hành, thanh toán trái phiếu chưa nghiêm đã gây ra hậu
2



quả khó giải quyết, mất nhiều thời gian công sức của công nhân và các cơ quan
Nhà nước có liên quan, ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan Nhà nước, để từ đó
đưa ra những kiến nghị và giải pháp thực hiện tốt công tác phát hành và thanh
toán trái phiếu trong hệ thống Kho bạc Nhà nước trong thời gian tới.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được trình bày trong 4 phần
Phần 1: Mô tả tình huống
Phần 2: Phân tích tình huống
Phần 3: Xây dựng và lựa chọn phương án xử lý tình huống
Phần 4: Một số giải pháp và kiến nghị

3


I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Thực hiện Quyết định số 182/2003/QĐ-TTg ngày 5/9/2003 (được bổ sung
bằng Quyết định số 171/2007/QĐ-TTg ngày 24/7/2006 của Thủ tướng Chính
phủ) về việc phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư một số công trình giao
thông, thủy lợi quan trọng của đất nước, từ năm 2003 đến năm 2010, hệ thống
Kho bạc Nhà nước được giao nhiệm vụ phát hành 110.000 tỷ đồng trái phiếu,
huy động vốn đề đầu tư một số công trình giao thông, thủy lợi quan trọng đã
được chỉ định trong các quyết định phát triển kinh tế - xã hội miền núi phía Bắc,
Miền Trung Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long, góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao đời sống văn hóa, bảo đảm an ninh
quốc phòng.
Trái phiếu Chính phủ huy động vốn cho các công trình giao thông - thủy
lợi (trái phiếu giao thông - thủy lợi) được phát hành theo các phương thức: đấu
thầu, bảo lãnh để thu hút vốn từ các đối tượng là nhà đầu tư có tổ chức; bán lẻ
qua hệ thống Kho bạc Nhà nước để thu hút vốn từ các nhà đầu tư cá nhân, bao
gồm cán bộ, công nhân viên và các tầng lớp dân cư. Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm,
được phát hành bằng đồng Việt Nam và Đô la Mỹ; phát hành bằng đồng tiền

nào thì thanh toán bằng đồng tiền đó. Trái phiếu được phát hành dưới hai hình
thức ghi tên, in sẵn mệnh giá và không ghi tên, in sẵn mệnh giá.
Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo của Bộ Tài chính, hệ thống Kho bạc Nhà
nước và sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp của các cấp các ngành ở Trung ương và
địa phương nên các đợt phát hành trái phiếu giao thông thủy lợi từ đó đến nay đã
thu được kết quả tốt đẹp. Riêng đối với hình thức bán lẻ trái phiếu qua hệ thống
KBNN đã thu hút được sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp dân
cư nên chỉ trong thời gian ngắn, đa số các đơn vị KBNN đều đạt trên 100% chỉ
tiêu huy động vốn được giao.
Tháng 3 năm 2013, Kho bạc Nhà nước nhận được đơn thư của bà B như
sau:
- Tháng 8/2008, ba B nguyên là cán bộ Kho bạc Nhà nước tỉnh H có mua
một tờ trái phiếu kho bạc loại ghi danh, kỳ hạn 5 năm, mệnh giá 50 triệu đồng
4


tại Kho bạc Nhà nước tỉnh H. Tờ trái phiếu đứng tên anh S (là con riêng của
chồng bà B), chữ ký mẫu của chủ sở hữu ký trên cuống tờ trái phiếu là chữ ký
của bà B. Bà giải thích về việc trái phiếu ghi tên chủ sở hữu là anh S là vì lý do
riêng, bà ngại không muốn đứng tên. Việc mua trái phiếu bà không cho anh S
biết, việc ghi tên anh S chỉ là hình thức.
- Khi đến hạn thanh toán tháng 8/2013 bà đến Kho bạc Nhà nước tỉnh H
để thanh toán tờ trái phiếu nhưng Kho bạc Nhà nước tỉnh H không chấp nhận
thanh toán và giải thích cho B lý do không được thanh toán là:
+ Lý do thứ nhất: Tháng 10/2013 Kho bạc Nhà nước tỉnh H nhận được
đơn của anh S trình bày số tiền đó là do bố đẻ anh (chồng bà B) trước khi chết
có dặn là cho riêng anh ta tờ trái phiếu và mẹ kế là bà B đang cất giữ.
+ Lý do thứ hai: tờ trái phiếu bà mua ghi tên anh S nên Kho bạc Nhà nước
chỉ thanh toán cho người đứng tên trong tờ trái phiếu.
Vì vậy, Kho bạc Nhà nước tỉnh H đề nghị bà thương lượng với anh S để

cùng giải quyết hoặc bà có thể làm đơn khởi kiện lên tòa án dân sự nhờ giải
quyết.
Do bà B không nhất trí cách giải quyết như vậy nên Kho bạc Nhà nước
tỉnh H đã có văn bản báo cáo Kho bạc Nhà nước.
Sau khi nghiên cứu đơn khiếu nại của bà B và công văn báo cáo của Kho
bạc Nhà nước tỉnh H, Kho bạc Nhà nước đã có công văn trả lời bà B (tháng
11/2013) như sau:
- Tại điểm 2, mục 1, phần I, chương III, Phụ lục I của Chế độ kế toán Kho
bạc Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 1276/1998/QĐ/ BTC ngày
24/9/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định: “Người đến thanh toán trái
phiếu phải nộp cho kế toán Kho bạc tờ trái phiếu, phiếu thanh toán, chứng minh
thư, giấy ủy quyền (nếu có). Nhận được các chứng từ này, kế toán kiểm tra tờ
trái phiếu, phiếu thanh toán với các chứng từ liên quan đảm bảo hợp lệ, đối
chiếu chữ ký mẫu ở phiếu thanh toán và ở cuống trái phiếu sau đó tính toán số
tiền gốc, lãi phải trả”. Trường hợp của bà, tên người mua ghi trên tờ trái phiếu
không phù hợp với chữ ký và chứng minh thư của người trực tiếp mua trái
5


phiếu, do đó Kho bạc Nhà nước tỉnh H không thanh toán theo đề nghị của bà là
đúng. Tờ trái phiếu đó chỉ được thanh toán khi có sự thỏa thuận bằng văn bản
của cả hai người là bà và anh S - người có tên trên tờ trái phiếu.
Tuy nhiên, tháng 12/2013 bà B lại tiếp tục gửi đơn đến Ban lãnh đạo Kho
bạc Nhà nước với nội dung:
Thứ nhất, công văn trả lời bà không thỏa đáng vì khi bà mua trái phiếu
Kho bạc tại Kho bạc Nhà nước tỉnh H, Kho bạc Nhà nước không yêu cầu bà
xuất trình chứng minh thư, do đó bà đã chủ quan khi mượn tên người khác để
mua, cụ thể giấy nộp tiền, đơn xin mua trái phiếu đều là chữ ký của bà và hiện
nay bà đang giữ tờ trái phiếu này. Mặt khác, khi mua không đòi chứng minh thư,
khi thanh toán lại đòi hỏi điều này là không nhất quán.

Thứ hai, bà tố cáo Kho bạc Nhà nước tỉnh H đã để lộ thông tin về việc bà
mua trái phiếu mang tên anh S để anh S lợi dụng viết đơn sai sự thật và gây khó
khăn cho bà.
Trong thư bà nói đã yêu cầu anh S cùng bà đến Kho bạc Nhà nước tỉnh H
để thanh toán trái phiếu và sẽ trả cho anh S 20 triệu nhưng anh S không chấp
nhận.

6


II. PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu xử lý:
Trên cơ sở đối chiếu các quy định hiện hành về phát hành và thanh toán
trái phiếu, việc phân tích xử lý tình huống nói trên nhằm đưa ra phương án giải
quyết có tình, có lý nội dung vụ việc nhằm thực hiện mục tiêu:
- Tránh đơn thư khiếu nại kéo dài sẽ ảnh hưởng uy tín của Kho bạc Nhà
nước tỉnh H nói riêng và ngành Kho bạc Nhà nước nói chung.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân tham gia mua trái phiếu, giải
quyết có tình có lý.
- Xem lại quy trình phát hành thanh toán trái phiếu đã phù hợp với thực tế
chưa để sửa đổi, bổ sung kịp thời.
- Cán bộ phát hành – thanh toán trái phiếu của Kho bạc Nhà nước tỉnh H
khi thi hành công vụ đã chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ chưa. Nếu chưa
chấp hành đúng quy trình thì do nguyên nhân gì: do cán bộ không nắm vững quy
trình hay biết rõ mà thiếu tôn trọng quy trình nghiệp vụ.
2.Cơ sở lý luận:
Hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam thuộc Bộ Tài chính được thành lập
tháng 4/1990 với nhiệm vụ chủ yếu quản lý quỹ ngân sách nhà nước, huy động
vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển. Thực hiện nhiệm vụ trên, từ
năm 1991, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã tổ chức phát hành thành công nhiều

đợt tín phiếu, trái phiếu, công trái với các loại kỳ hạn, lãi suất khác nhau, hàng
năm huy động hàng chục ngàn tỷ đồng vốn nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư và
tổ chức kinh tế bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước, tăng cường nguồn vốn cho
đầu tư phát triển , các dự án giáo dục, giao thông - thủy lợi quan trọng của đất
nước.
Trong quá trình triển khai thực hiện, cơ chế chính sách huy động vốn,
phát hành trái phiếu Chính phủ đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện, tạo nên cơ sở pháp lý khá đồng bộ cho công tác huy động vốn. Tuy nhiên,
trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới với những cơ hội và thách thức của
nền kinh tế trong thời kỳ chuyển đổi, cũng như yêu cầu đổi mới công tác quản lý
7


tài chính, ngân sách và sự phát triển của thị trường tài chính, đòi hỏi cơ chế,
chính sách huy động vốn, đặc biệt quy trình phát hành, thanh toán trái phiếu qua
hệ thống Kho bạc Nhà nước phải được nghiên cứu và không ngừng hoàn thiện,
phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ, đặc biệt bảo đảm hài hòa giữa
lợi ích của Nhà nước và nhân dân, những người mua trái phiếu.
3. Phân tích tình huống:
Để giải quyết vụ việc trên, trước hết phải xem khi phát hành tờ trái phiếu
đó có tuân thủ đúng quy trình hay không?
Quy trình phát hành, thanh toán đối với trái phiếu có ghi tên đã được quy
định tại Công văn số 343 KB/HĐV ngày 14/3/1998 của KBNN về việc hướng
dẫn chi tiết công tác quản lý, phát hành trái phiếu qua hệ thống Kho bạc Nhà
nước như sau:
Khi mua trái phiếu có ghi tên:
(1) Người mua trái phiếu viết các yếu tố qui định trên phiếu mua trái
phiếu: ngày mua, họ tên, địa chỉ, chứng minh nhân dân (CMND), số tiền mua
bằng số và bằng chữ, ký tên sau đó chuyển mua cùng CMND cho kế toán.
(2) Kế toán đối chiếu các yếu tố trên phiếu mua với CMND của người

mua khớp đúng thì viết các yếu tố quy định trên tờ trái phiếu: kỳ hạn, lãi suất, họ
tên, địa chỉ, CMND của người mua, ngày phát hành, ngày đến hạn; tên KB phát
hành – thanh toán, yêu cầu người mua ký chữ ký mẫu vào cuống trái phiếu và
phiếu mua trái phiếu
Khi thanh toán trái phiếu có ghi tên:
(1) Người sở hữu trái phiếu viết các yếu tố qui định trên phiếu thanh toán:
ngày thanh toán, họ tên, địa chỉ, số CMND, số tiền được thanh toán… ký tên lên
tờ chỗ qui định rồi chuyển cho kế toán bàn tờ trái phiếu, phiếu thanh toán cùng
CMND, giấy ủy quyền (trường hợp lĩnh hộ).
(2) Kế toán nhận tờ trái phiếu, phiếu thanh toán và các giấy tờ có liên
quan thực hiện các công việc:
- Kiểm tra tờ trái phiếu bằng mắt thường, đối chiếu CMND và các giấy tờ
liên quan.
8


- Đối chiếu chữ ký mẫu với chữ ký trên phiếu thanh toán đảm bảo khớp
đúng…
Như vậy, có thể nói qui trình về phát hành, thanh toán trái phiếu mà cán
bộ Kho bạc Nhà nước phải thực hiện đã được qui định rõ: Khi phát hành trái
phiếu có ghi tên, cán bộ bàn bán trái phiếu phải yêu cầu người mua ghi đầy đủ,
khớp đúng, chính xác tên, CMND và chữ ký mẫu lưu tại Kho bạc Nhà nước.
Đói chiếu với các quy định trên đây, ta thấy rằng việc Kho bạc Nhà nước
tỉnh H phát hành tờ trái phiếu mà tên chủ sở hữu ghi trên tờ trái phiếu không
đúng với tên người mua; không ghi CMND là sai quy định. Nguyên nhân chủ
yếu của sai phạm trên là:
Thứ nhất, cán bộ nghiệp vụ tại bàn bán trái phiếu của Kho bạc Nhà nước
tỉnh H không nhận thức đầy đủ được ý nghĩa của việc tuân thủ quy trình chuyên
môn, nghiệp vụ.
Việc tuân thủ quy trình phát hành, thanh toán trái phiếu nhằm đảm bảo

quyền lợi hợp pháp cho chủ sở hữu, tránh mọi sự lợi dụng. Tổng Giám đốc Kho
bạc Nhà nước đã ban hành 10 điều kỷ luật trong hệ thống Kho bạc Nhà nước,
trong đó, điều 4 qui định cán bộ phải “chấp hành kỷ luật, tôn trọng qui trình”.
Trong trường hợp cụ thể này, khi bà B mua trái phiếu nể nang, bán trái phiếu
cho bà mà không yêu cầu xuất trình CMND là không tôn trọng quy trình, từ đó
dẫn đến việc tranh chấp không đáng có khi thanh toán
Thứ hai, Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa tốt.
Trước tiên phải khẳng định, hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị chưa
thường xuyên, sâu sát, do đó chưa phát hiện kịp thời các sai phạm. Mặt khác,
công tác kiểm tra trong hệ thống Kho bạc Nhà nước mặc dù đã được tăng
cường, tuy nhiên với số lượng cán bộ hạn chế nên chưa thể kiểm tra, kiểm soát
hết được các công việc tại các đơn vị cơ sở. Việc xây dựng đề cương kiểm soát
hết được các công việc tại các đơn vị cơ sở. Việc xây dựng đề cương kiểm tra
hàng năm chưa toàn diện, chưa thực sự chú trọng đến công tác kiểm tra mảng
công việc phát hành, thanh toán trái phiếu. Công tác kiểm tra, kiểm soát đột xuất

9


và định kỳ việc chấp hành quy trình của các cán bộ công chức khi thực hiện
công vụ còn xem nhẹ, chưa thường xuyên.
Thứ ba, việc xử lý những trường hợp do không tuân thủ qui trình nghiệp
vụ nói chung chưa nghiêm. Chỉ khi có vụ việc thì căn cứ vào hậu quả của vụ
việc để xử lý. Còn đối với trường hợp không chấp hành quy trình, nhưng không
gây hậu quả xấu thì chỉ dừng lại ở mức phê bình, nhắc nhở.
Thứ tư, việc chưa chấp hành quy trình nghiệp vụ còn xuất phát tư sự chủ
quan, giản đơn trong công việc của cán bộ thi hành công vụ. Thực tế khi thực
hiện kiểm tra iểm soát ở nhiều nơi cho thấy, hiện tượng tương tự như trường hợp
trên đây không phải là cá biệt, nhất là đối với người trong nội bộ ngành thì
thường nể nang, không thực hiện đúng qui trình

Thứ năm, việc công khai hóa các quy định của Kho bạc Nhà nước cấp
trên về qui trình phát hành trái phiếu để khách hàng biết và giám sát đối với cán
bộ Kho bạc Nhà nước chưa thực hiện.
Mặc dù cơ chế, chính sách đã được ban hành tương đối chặt chẽ, có cơ
chế giám sát lẫn nhau trong một bàn bán trái phiếu cũng như giữa các bộ phận
như việc tổ chức thực hiện chưa tốt nên đã làm hạn chế tác dụng của quy trình.
4. Phương án giải quyết tình huống
Vấn đề giải quyết ở tình huống trên là thanh toán tờ trái phiếu cho ai là
đúng về mặt pháp ý. Việc xử lý gây nhiều tranh cãi và có thể có các phương án
như sau:
Phương án I: Thanh toán tiền cho bà B
Tờ trái phiếu của bà B là do bà trực tiếp mua và ký tên lên cuống trái
phiếu lưu tại Kho bạc Nhà nước. Đây là “người thật, việc thật”, Nhà nước không
bị lợi dụng, vì vậy đến hạn Kho bạc Nhà nước tỉnh H phải thanh toán cho bà B.
Việc tranh chấp giữa bà B và anh S nếu gia đình không tự giải quyết được
thì sẽ có cơ quan pháp luật can thiệp. Trường hợp cơ quan pháp luật có yêu cầu,
Kho bạc Nhà nước mới được giữ lại tờ trái phiếu. Và việc Kho bạc Nhà nước
giữ lại tờ trái phiếu của bà B như hiện nay là không hợp pháp.

10


Phương án này có lý ở chỗ: Người mua là bà B; chữ ký trên cuống trái
phiếu là của bà B.
Nhưng không hợp lý ở chỗ: Người mua là bà B; chữ ký trên cuống trái
phiếu là của bà B.
Nhưng không hợp lý ở chỗ: không có CMND ghi trên tờ trái phiếu, không
đúng tên trên tờ trái phiếu.
Kết luận: Phương án này không có đủ căn cứ pháp lý để thanh toán.
Phương án II: Thanh toán cho anh S

Phương án này có lý ở chỗ: Người có tên trên tờ trái phiếu là anh S (chủ
sở hữu).
Nhưng không có lý ở chỗ: không có số CMND ghi trên tờ trái phiếu,
không có chữ ký mẫu trên cuống trái phiếu
Kết luận: Phương án này chưa đủ căn cứ pháp lý để thanh toán
Phương án III: Thanh toán khi hai bên tự thỏa thuận.
Phương án này đã đưa ra nhưng không được bà B và anh S đồng ý
Phương án IV: Không thanh toán nhờ cơ quan pháp luật giải quyết
Đây là phương án đúng luật, phù hợp với chế độ về phát hành thanh toán
trái phiếu của Kho bạc Nhà nước.
Thực tế là người mua khác với người đứng tên trên tờ mua trái phiếu là
hiện tượng khá phổ biến trong Kho bạc Nhà nước, đặc biệt là người trong nội bộ
ngành. Nếu xảy ra tranh chấp thì Kho bạc hà nước vẫn thanh toán cho người
đúng chữ ký mẫu.
Trong trường hợp này, tờ trái phiếu bà B nắm giữ không đúng tên chủ sở
hữu lại đang xảy ra tranh chấp nên Kho bạc Nhà nước koong thể thanh toán tờ
trái phiếu này cho bà B khi chưa giải quyết xong tranh chấp.
Tuy nhiên cũng khong thể thanh toán cho anh S vì:
- Anh S không phải là người trực tiếp mua, không có chữ ký mẫu tại Kho
bạc Nhà nước. Không có giấy ủy quyền thừa kế gửi Kho bạc Nhà nước nên Kho
bạc Nhà nước không đủ cơ sở để thanh toán tờ trái phiếu cho anh S cũng như
giữ lâu dài tờ trái phiếu theo yêu cầu của anh S.
11


- Yêu cầu anh S hoặc bà B làm đơn khiếu nại ra tòa án nhờ giải quyết,
Kho bạc Nhà nước thực hiện theo sự phán quyết của tòa.
Vướng mắc trong gia đình bà B do bà và anh S tự giải quyết, nếu không
giải quyết được do cơ quan pháp luật có thẩm quyền giải quyết, Kho bạc Nhà
nước không có trách nhiệm và can thiệp sâu vào việc gia đình bà B.

Nếu bà B là chủ sở hữu thực sự tại sao bà không ghi tên của bản thân khi
mua tờ trái phiếu mà lại ghi tên anh S. Trên thực tế, Kho bạc Nhà nước tỉnh H
sau khi xem xét lại toàn bộ số trái phiếu đã bán cho bà B thì thấy rằng bà mua
tổng cộng trên 1 tỷ đồng trái phiếu có tờ đứng tên bà, có tờ đứng tên hai con
chung của bà và chồng nhưng chỉ có 1 tờ trái phiếu đứng tên anh 50 triệu. Thêm
vào đó anh S có cung cấp thông tin vì anh S còn nhỏ (chưa đủ 18 tuổi) nên bà
mẹ kế (bà B) quản lý toàn bộ số tiền, tài sản trong gia đình do ông bố để lại. Bà
B phải ghi tên anh S khi mua trái phiếu thì ngụ ý đã cho anh ta tài sản này rồi.
Sau khi phân tích tình huống cụ thể nêu trên, đối chiếu với các quy định hiện
hành, đồng thời chú ý đến tính hợp lý của vụ việc, kho bạc Nhà nước đã chọn
cách giải quyết thứ tư, đó là không thanh toán cho bà B chờ phán quyết của tòa
dân sự. Việc không thanh toán cho bà B là hợp pháp và hợp lý. Hợp pháp vì tên
trên tờ trái phiếu là tên anh S và các yếu tố tên, chữ ký mẫu, CMND không có
phù hợp với thủ tục thanh toán trái phiếu do Kho bạc Nhà nuwocs quy định.
Hợp lý vì tạo được dư luận tốt được nhiều người ủng hộ, do chồng bà B là cán
bộ cấp cao trong tỉnh được nhiều người biết, qua đơn thư của họ hàng và bà con
lối xóm đều khẳng định tờ trái phiếu thuộc về anh S.
Kho bạc Nhà nước phải có công văn yêu cầu Kho bạc Nhà nước tỉnh H
phải kiểm điểm, xử lý cán bộ vi phạm không thực hiện đúng quy trình phát hành
trái phiếu nêu trên, đồng thời yêu cầu phòng Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành
phố tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình phát hành ở cơ sở và báo cáo về
Kho bạc Nhà nước.
Kết quả xử lý vụ việc: Bà B khởi kiện ra tòa, trước các biện pháp nghiệp
vụ của cơ quan pháp luật, bà B đã thừa nhận tờ trái phiếu đã mua cho anh S
(theo yêu cầu của chồng bà). Khi chồng mất, bà đã nảy sinh ý định chiếm đoạt
12


tờ trái phiếu của con riêng chồng. Tòa án đã kết luận tờ trái phiếu thuộc về anh S
trong tháng 9 năm 2013. Như vậy, giải quyết vụ việc trên tưởng chừng như đơn

giản nhưng phải mất hơn 3 năm mới xong.
III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Sự việc trên xảy ra tuy nhỏ, nhưng nếu khoogn được giải quyết kịp thời,
hợp tình, hợp lý sẽ gây phản đối từ phía nhân dân, gây mất uy tín của ngành Kho
bạc, ảnh hưởng đến việc triển khai chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước.
Trong thời gian tới, để công tác huy động vốn của Kho bạc Nhà nước đạt
hiệu quả, giúp cho ngành Kho bạc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giaom, xin đề
xuất một số giải pháp và kiến nghị như sua:
1. Về cơ chế, chính sách:
- Không ngừng nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi cơ chế chính sách huy động
vốn phù hợp với chính sách quản lý tài chính nói riêng, chính sách quản lý tài
chính nói chung, để bảo đảm tính hiệu quả và khả năng thực thi.
- Cúng với việc tăng cường tính pháp lý của công tác huy động vốn, cần
nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản pháp lý có liên quan về chứng khoán và giao
dịch chứng khoán nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường vốn, thị trường chứng
khoán nước ta, từ đó tác động trở lại, khuyến khích, đẩy mạnh công tác huy
động vốn của Kho bạc Nhà nước.
- Cải tiến phương thức phát hành và hình thức trái phiếu Chính phủ, hạn
chế dần phát hành trái phiếu theo phương thức bán lẻ qua Kho bạc Nhà nước,
tăng cường huy động vốn thông qua các kênh bán buôn (đấu thầu qua ngân hàng
Nhà nước, qua Trung tâm giao dịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành) để tăng
nhanh khối lượng vốn huy động, đồng thời, tiết kiệm chi phí phát hành cho ngân
sách nhà nước.
- Đa dạng hóa các loại trái phiếu với nhiều loại kỳ hạn, lãi suất khác nhau
nhằm huy động tối đa các nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội cho nhu cầu
đầu tư phát triển, bổ sung thêm hàng hóa cho thị trường chứng khoán; hạn chế
dần việc phát hành trái phiếu có ghi tên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua,
13



bán, chuyển nhượng, đồng thời giúp cho công tác quản lý trái phiếu của Kho bạc
được đơn giản, thuận lợi hơn.
2. Tại các đơn vị KBNN cần quán triệt thực hiện quy chế công khai, dân
chủ trong hoạt động đối với khách hàng, đơn vị giao dịch, cũng như trong nội bộ
hệ thống Kho bạc Nhà nước; niêm yets công khai cơ chế và quy trình phát hành,
thanh toán trái phiếu tại các điểm giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho người
mua thực hiện và giám sát hoạt động của cán bộ Kho bạc nhà nước.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách nói chung và cơ chế chính sách liên quan
đến công tác phát hành, thanh taons trái phiếu nói riêng, đặc biệt chú trọng hoàn
thiện khâu đầu tiên là các quy trình phát hành trái phiếu và quản lý ấn chỉ. Cải
tiến quy trình phát hành, thanh toán công trái, trái phiếu theo mô hình "gioa dịch
một cửa" với mục tiêu quy chuẩn một văn bản hướng dân phát hành, thanh toán
các loại trái phiếu, công trái để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ khi triển khai
thực hiện và đơn giản thủ tục cho khách hàng, đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện
cho khách hàng, nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn tiền tài sản của Nhà nước và
nhân dân…
3. Cần nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. Vì "con người
vừa là mục tiêu, vừa là động lực vừa là nhân tố quyết định của sự phát triển kinh
tế xã hội" nên các nhà quản lý phải đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, nhằm
mục tiêu xây dựng được đội ngũ cán bộ có tâm, có đức và giỏi nghiệp vụ, có kế
hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, luân chuyển trong toàn hệ thống Kho bạc
Nhà nước, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cần chú trọng bồi
dưỡng kiến thức về pháp luật và kiến thức về quản lý hành chính Nhà nước.
- Tổ chức triển khai thực hiện quy trình chuyên môn đến từng cán bộ công
chức là khâu trung tâm, quan trọng nhất. Từ đó, tứng cán bộ khi thực hiện công
vụ nhận thức được, hiểu được sự cần thiết phải tôn trọng, chấp hành quy trình
chuyên môn, nghiệp vụ từ đó nắm vững quy trình và tự giác tuân thử quy trình.
Muốn vậy phải nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức
thông qua tăng cường các biện pháp giáo dục cán bộ, công chức về tinh thần

trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận tụy với công việc. Tôn ving giá trị nghề nghiệp
14


của cán bộ, công chức ngành Kho bạc Nhà nước thông qua việc phát động sâu
rộng phong trào :Văn minh, văn hóa nghề kho bạc".
4. Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những
trường hợp vi phạm.
- Xây dựng, ban hành "Quy trình kiêm tra nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước" và
quy trình "Kiểm toán nội bộ Kho bạc Nhà nước" nhằm hướng dẫn thống nhất
hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong hệ thống qua đó kịp thời
phát hiện các vi phạm trong việc thực hiện quy trình nghiệp vụ, đồng thời xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác thanh tra thường xuyên tại Kho
bạc Nhà nước quận, huyện ít nhất hai lần, tại văn phòng Kho bạc Nhà nước…
5. Hiện đại hóa ngành Kho bạc nhà nước đi đôi với cải cách hành chính,
đổi mới cơ chế hoạt động để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý tài chính,
ngân sách của dất nước, quán triệt quy chế công khai dân chủ trong hoạt động
Kho bạc Nhà nước đối với khách hàng, đơn vị giao dịch, cũng như trong nội bộ
hệ thống Kho bạc Nhà nước.

15


KẾT LUẬN
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của đất nuwocs, chủ trương
của Đảng và Nhà nước đã khẳng định: Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan
trọng, gắn kết với nhau thnahf nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước. Chính
vì vậy, công tác huy động vốn cho ngân sách nhà nước và nhu cầu cho đầu tư

phát triển là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong toàn bộ hoạt động của
hệ thống Kho bạc Nhà nước hiện nay.
Thông qua công tác này, Kho bạc Nhà nước đã huy động được một khối
lượng vốn lớn tạm thời nhàn rỗi trong nhân dân để cần đối ngân sách nhà nước
và bổ sung vốn cho đầu tư phát triển. Ngoài ra, việc huy động vốn bằng cách
phát hành tín phiếu, trái phiếu của Kho bạc Nhà nước còn góp phần ổn định tiền
tệ, kiềm chế lạm phát, tạo ra hàng háo cho thị trường chứng khoán, là công cụ
điều tiết vĩ mô quan trọng của Nhà nước đối với thị trường tiền tệ.
Tuy nhiên, công tác phát hành và thanh toán trái phiếu Kho bạc thời gian
qua vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như cơ chế còn nhiều bất cập, quy trình, thủ
tục rườm rà dẫn đến phiền hà cho khách hàng, cán bộ Kho bạc không tuân thủ
quy trình nghiệp vụ gây hậu quả xấu…
Để công tác phát hành và thanh toán trái phiếu Kho bạc ngày càng hoàn
thiện, trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý ở tất cả các
khâu quy trình nghiệp vụ, đổi mới cơ chế, thường xuyên thực hiện kiểm tra,
kiểm soát, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ…Có như vậy, hệ thống Kho bạc Nhà
nuwocs mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị dduwwocj giao, góp phần
thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của đất nuwocs, vì mục tiêu "dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"./.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khóa IX, X;
2. Tài liệu bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (chương trình chuyên viên chính) Học viện Hành chính;
3. Quyết định số 1276/1998QĐ/BTC ngày 24/9/1998 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban
hành Chế độ kế toán nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước;
4. Công văn số 343 KB/HĐV ngày 14/3/1998 của KBNN về việc hướng dẫn chi tiết
công tác quản lý, phát hành trái phiếu qua hệ thống Kho bạc Nhà nước;

5. Quyết định số 1049/QĐ-KBNN ngày 14/12/2006 của tổng giám đốc KBNN về việc
ban hành quy trình quản lý phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua KBNN.
6. Các báo cáo về phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ qua KBNN giai đoạn
2003-2008

17



×