Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BÀI tập NHÓM môn QUẢN lý CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.59 KB, 5 trang )

BÀI TẬP NHÓM MÔN: QUẢN LÝ CÔNG , LỚP KH14-QLC 2

CHỦ ĐỀ :
XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG VỀ XUNG ĐỘT VÀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT

- Danh sách nhóm 5 thành viên :
1. Lỷ Thị Vân ( nhóm trưởng )
2. Lương Thị Nghiên
3. Lường Thị Tuyết
4. Chu Thị Hằng
5. Lương Thị Hồng

* Bố cục bài tiểu luận gồm 5 phần :
I. Mô tả tình huống
II. Xác định tình huống
III. Phân tích tình huống
IV. Giải quyết tình huống
V. Giải pháp

NỘI DUNG TIỂU LUẬN
I. Mô tả tình huống
1. Tên tình huống : “ Một quyết định bổ nhiệm cán bộ ”
2. Giới thiệu nhân vật:


- Nghiên : Giám đốc sở X
- Hằng

:

+ là nhân viên ( tốt nghiệp Học viện Hành chính quốc gia, bằng trung bình. Do


được nâng đỡ và có sự sắp xếp nên được làm việc tại sở X ).
+ Là người sống cơ hội,không nhiệt tình trong công việc,trái ngược với Tuyết.
- Tuyết :
+ Là nhân viên ( tốt nghiệp Học viện Hành chính quốc gia.Với tấm bằng giỏi nên
được tuyển về sở X làm việc ).
+ Khác với Hằng, Tuyết là người hết mình vì công việc luôn chăm chỉ tìm tòi,sáng
tạo.
3. Mô tả tình huống :
Tuyết luôn đi làm đúng giờ còn Hằng thường xuyên đi muộn về sớm,Tuyết đã
nhiều lần nhắc nhở về giờ giấc làm việc của Hằng.
Một hôm, Nghiên ( giám đốc sở X ) giao việc cho Tuyết và Hằng với nội dung :
Xây dựng bản kế hoạch chi tiết giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của thành
phố Hà Nội ”.Qua quá trình làm việc nếu ai làm tốt sẽ được chọn làm Trưởng
phòng khoa học.Vì thế cả 2 nhân viên đều rất hào hứng.



Để hoàn thành tốt công việc của mình Tuyết tìm tòi,nghiên cứu và bỏ ra rất nhiều
tâm huyết.Đi nghiên cứu thực tế để lấy thêm tư liệu.Hằng thì do thói quen ỷ lại nên
khi được giao nhiêm vụ rất lung túng và bối rối.Phần nhiều là tìm những bài có sẵn
trên mạng.
Hạn nộp kế hoạch sắp tới,Hằng gợi ý hỏi chuyện Tuyết và lấy cắp ý tưởng khi
Tuyết ra ngoài.Đến ngày nộp,do chủ quan không xem lại Tuyết phát hiện ý tưởng
kế hoạch của mình bị mất nhưng đã không kịp làm lại nên phải gửi bản khác trong
lòng rất buồn và nghi ngờ Hằng nhưng không dám nói.Còn Hằng tự tin với bản kế
hoạch của mình sau khi gửi cho sếp.
Cuộc trò chuyện giữa Hằng và Tuyết khiến cho xung đột lên tới đỉnh điểm.Tuyết
thất vọng về Hằng khi chính Hằng là người nói ra ý tưởng là do Hằng lấy cắp.Hằng



thì vui vẻ trên nỗi đau khổ của Tuyết và tin rằng Hằng sẽ là Trưởng phòng khoa
học.Nhưng không ai biết rằng cuộc trò chuyện này đã được Nghiên nghe thấy hết.
Tuyết giận dữ và gặp Nghiên trình bày sự việc.Khiến Nghiên phải dừng lại quyết
định bổ nhiệm để tìm hiểu và giải quyết xung đột trên.
II. Xác định tình huống
Xung đột xảy ra ở tình huống trên chính là mâu thuẫn giữa Tuyết và Hằng sau khi
Hằng lấy trộm ý tưởng kế hoạch của Tuyết và những lời nói qua lại giữa 2
người.Chính vì vậy, mâu thuẫn đó đã ảnh hưởng tới quyết định bổ nhiệm Trưởng
phòng khoa học đã không thực hiện được.
Điều đó đòi hỏi Nghiên ( giám đốc sở X ) phải đưa ra phương án gải quyết và
quyết định ai sẽ là người giữ chức vụ Trưởng phòng khoa học.
III. Phân tích tình huống
Hệ quả của xung đột : dẫn tới quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng khoa học không
thực hiện được.Mối quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức trở nên căng thẳng.
*Trường hợp 1,nếu không giải quyết nhanh chóng :
- Sự bất hòa trong cơ quan càng cao : Trong tình huống mâu thuẫn giữa Tuyết và
Hằng ngày càng căng thẳng,có thể sẽ không bao giờ phối hợp với nhau trong quá
trình làm việc sau này,mất đoàn kết.
- Bầu không khí làm việc của cơ quan luôn căng thẳng,ngột ngạt.
- Tiến độ công việc cũng bị ảnh hưởng.
- Tuyết và những nhân viên khác sẽ có tâm trạng bi quan ,chán nản đối với công
việc và mất niềm tin vào tổ chức,người lãnh đạo.
- Sẽ mất đi người tài,người có năng lực thực sự.
*Trường hơp 2,nếu tình huống được giải quyết:
- Tạo sự đồng thuận và xoa dịu mâu thuẫn giữa tuyết và Hằng.
- Quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng khoa học sẽ được thực hiện.


- Mang lại bầu không khí làm việc thoải mái trong tổ chức,mâu thuẫn được giải
quyết từ đó tang niềm tin của nhân viên dành cho lãnh đạo.

- Chọn được người tài phù hợp với công việc,từ đó khích lệ tính sáng tạo,tinh thần
đoàn kết với nhau.

IV. Giải quyết tình huống
1.Người giải quyết : Nghiên ( giám đốc sở X )
2.Phương pháp giải quyết: Thuyết phục,giải thích ; cứng rắn,áp đảo và sử dụng
nhiều biện pháp khác.
Thứ nhất : Nghiên ( giám đốc sở X ) tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh xung
đột.Trong tình huống trên,nguyên nhân là do mâu thuẫn giữa nhu cầu và lợi ích cá
nhân giữa Tuyết và Hằng.
Thứ hai : Có thể tìm hiểu thông qua nhiều đồng nghiệp khác cùng làm việc với
tuyết và Hằng,để hỏi họ về quá trình làm việc từ đó có phương án giải quyết khách
quan.
Thư ba : sau khi hiểu rõ nguyên nhân và tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa
Tuyết và Hằng ,Nghiên cho gọi từng người vào để nghe tâm tư,nguyện vọng và
đưa ra quyết định.
- Qua cuộc nói chuyện riêng với hai người,Nghiên giải thích rõ với Hằng về việc
làm của Hằng,đồng thời nói cho Hằng hiểu về chức vụ Trưởng phòng khoa học
Hằng chưa đủ điều kiện bổ nhiệm.
- Với Tuyết,sau khi nghe trình bày thì có ủng hộ và động viên.Cùng với việc xem
xét kết quả làm việc của Tuyết thì thấy rằng Tuyết đủ điều kiện bổ nhiệm.
- Với việc làm của Hằng thì nhắc nhở có xử lý kỷ luật nhưng không đưa ra hội
đồng.Một mặt giúp Hằng tránh được dư luận,sự suy xét của mọi người trong cơ
quan với Hằng.

V. Giải pháp


Để hạn chế những xung đột tương tự xảy ra có những giải pháp sau đây:
Thứ nhất: tạo môi trường làm việc bình đẳng,an toàn bằng việc thường xuyên kiểm

tra công việc của các cá nhân trong cơ quan.
Thứ hai : Xây dựng văn hóa làm việc khách quan,khoa học tiến tới tạo dựng một tổ
chức văn hóa.
Thứ ba: Có biện pháp giáo dục thuyết phục,răn đe với những trường hợp gây mất
đoàn kết trong tổ chức.



×