Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm nâng cao năng lực dạy học tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu cho sinh viên sư phạm địa lí (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586 KB, 27 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học s- phạm hà nội
-------------------

Nguyễn thị việt hà

Sử DụNG PHƯƠNG PHáP Dự áN NHằM NÂNG CAO NĂNG LựC
DạY HọC TíCH HợP GIáO DụC BIếN ĐổI KHí HậU
CHO SINH VIÊN SƯ PHạM ĐịA Lý
Chuyên ngành: lý luận và ph-ơng pháp dạy học bộ môn địa lí
Mã số
: 62.14.01.11

Tóm tắt Luận án tiến sĩ giáo dục học

hà nội - 2016


Luận án đ-ợc hoàn thành tại:
tr-ờng đại học s- phạm Hà nội

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Văn Đức
PGS.TS. Đào Khang

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Trần Cầu
Viện Địa lý
Phản biện 2: GS.TS Đỗ H-ơng Trà
Tr-ờng Đại học S- phạm Hà Nội
Phản biện 3: PGS.TS D-ơng Quỳnh Ph-ơng
Tr-ờng Đại học S- phạm - Đại học Thái Nguyên


Luận án đ-ợc bảo vệ tại: Hội đồng chấm Luận án cấp: Tr-ờng
Họp tại: Tr-ờng Đại học S- phạm Hà Nội
Vào hồi ..... giờ ..... ngày ..... tháng ..... năm 2016

Có thể tìm đọc luận án tại:
- Th- viện Quốc gia Việt Nam
- Th- viện Tr-ờng Đại học S- phạm Hà Nội


NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyen Thi Viet Ha, Climate change education to ethnic minority students

2.

3.

4.
5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.


12.

through the subject "environmental and human" at Vinh university in Viet Nam A case study. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo khoa học quốc tế Địa lý Đông
Nam Á lần thứ X, NXB Đại học sư phạm, 2010, tr 409 - 413. (Trình bày báo cáo
tại hội thảo).
Nguyễn Thị Việt Hà, Tổ chức dạy học dự án nhằm giáo dục biến đổi khí hậu cho
đối tượng SV dân tộc thiểu số qua môn học Môi trường và con người ở trường
Đại học Vinh. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về Tăng cường giáo dục biến đổi khí hậu
vì sự phát triển bền vững trong giáo dục chính quy và phi chính quy, Hà Nội,
2010, tr 169-175.
Nguyễn Thị Việt Hà, Dạy học theo dự án - phương pháp dạy học hiệu quả trong
đào tạo theo tín chỉ ở bậc đại học. Tạp chí Giáo dục, số 254 kì 2(1/2011), tr 1415.
Nguyễn Thị Việt Hà, Vai trò của môn Địa lý trong trường phổ thông đối với giáo
dục vì sự phát triển bền vững. Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 1/2011, tr 50-53.
Nguyễn Thị Việt Hà, Đề xuất một số dự án để vận dụng phương pháp “dạy học
theo dự án” môn học “Môi trường và con người” ở trường Đại học Vinh, Tạp
chí khoa học Trường Đại học Vinh, tập 40,số 2B,2011, tr 15-25.
Nguyễn Thị Việt Hà, Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập trong quá
trình áp dụng phương pháp dạy học theo dự án, Tạp chí Giáo dục, số 302, kỳ 2
(1/2013), p 32-34.
Nguyễn Thị Việt Hà, Sử dụng tri thức bản địa để giáo dục biến đổi khí hậu cho
sinh viên dân tộc ít người ở trường Đại học Vinh, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số
29(90) – T8/2013, p 38 – 40.
Nguyễn Thị Việt Hà, Giáo dục biến đổi khí hậu cho sinh viên bằng hình thức tổ
chức dạy học theo dự án qua môn “Địa phương học” ở trường Đại học Vinh, 1Tạp
chí Giáo dục, số 319, kỳ 1 (10/2013), p 27- 29.
Nguyễn Thị Việt Hà, Khả năng và triển vọng áp dụng phương pháp Webquest,
Blended Learning trong dạy học theo quan điểm Công nghệ dạy học, Tạp chí
khoa học trường Đại học Vinh, tập 42, số 3B, 2013, p16-23.

Nguyễn Thị Việt Hà, Climate change education for Geography students at Vinh
university, Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị Địa lí toàn quốc lần thứ VIII,
NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, p342-348.
Nguyễn Thị Việt Hà, “Tổ chức mô hình học tập” trong các giờ tập giảng theo hướng
tiếp cận năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trong các trường đại học, Tạp
chí Giáo dục, số đặc biệt, 11/2014), p 131- 134.
Nguyễn Thị Việt Hà, Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm
Địa lý bằng phương pháp dạy học dự án, Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc
“Bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường sư phạm”, NXB Thông tin và
truyền thông, 2015, tr533-540.


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Biến đổi khí hậu toàn cầu (BĐKH) được xem là mối quan tâm hàng
đầu của thế giới hiện đại bởi nó đe dọa đến mục tiêu phát triển bền vững
và tương lai của nhân loại. Trong hệ thống chiến lược ứng phó với BĐKH,
giáo dục là giải pháp quan trọng, tối ưu nhằm thay đổi nhận thức, hành
động của thế hệ trẻ và cộng đồng để chung tay ứng phó với BĐKH, góp
phần thực hiện mục tiêu vì sự phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
BĐKH theo Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện hành động ứng phó với
BĐKH trong ngành giáo dục. Việc triển khai nghiên cứu và áp dụng các
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục đích, nội dung
của giáo dục biến đổi khí hậu (GDBĐKH) hiện nay là cần thiết và có ý
nghĩa.
Dạy học dựa trên dự án (Project-based Learning) hay phương pháp

dự án (PPDA) là phương pháp dạy học đòi hỏi người học phải tìm tòi,
nghiên cứu, giải quyết một vấn đề phức tạp qua đó người học có thể chiếm
lĩnh kiến thức, kỹ năng và phát triển năng lực bản thân. Do đó, PPDA có
thể áp dụng trong dạy học tích hợp GDBĐKH có hiệu quả.
Đào tạo đội ngũ giáo viên có khả năng thực hiện dạy học tích hợp
GDBĐKH là ưu tiên của các ưu tiên (the priority of priorities UNESCO) trong ứng phó với BĐKH của UNESCO. Chính đội ngũ giáo
viên có năng lực dạy học tích hợp GDBĐKH sẽ thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng và thế hệ trẻ, đồng thời thúc
đẩy dạy học sáng tạo trong nhà trường.
Địa lí là môn học có nhiều lợi thế trong việc thực hiện GDBĐKH
do đối tượng nghiên cứu và học tập của địa lý là các sự vật hiện tượng,
các tổng hợp thể không gian vận động theo chiều không gian và thời
gian. Vì vậy,trong đào tạo cử nhân sư phạm địa lí ở các trường đại học
cần/nên hướng đến hình thành, phát triển năng lực dạy học tích hợp
GDBĐKH cho những giáo viên tương lai, thúc đẩy quá trình thực hiện
mục tiêu của GDBĐKH vì sự phát triển bền vững.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: "Sử dụng phương
pháp dự án nhằm nâng cao năng lực dạy học tích hợp giáo dục biến
đổi khí hậu cho sinh viên sư phạm Địa lí” làm đề tài nghiên cứu cho
luận án.


2

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Sử dụng phương pháp dự án trong dạy học tích hợp giáo dục biến đổi
khí hậu nhằm góp phần phát triển năng lực dạy học tích hợp giáo dục biến
đổi khí hậu cho sinh viên sư phạm Địa lí, nâng cao chất lượng đào tạo giáo

viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của
đất nước.
Mục tiêu cụ thể
- Sử dụng PPDA nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp
GDBĐKH cho sinh viên sư phạm Địa lí;
- Dạy học tích hợp GDBĐKH bằng PPDA góp phần nâng cao nhận
thức, thay đổi thái độ và hành vi về GDBĐKH của SV sư phạm Địa lí.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng PPDA trong
dạy học tích hợp GDBĐKH, phát triển năng lực dạy học tích hợp
GDBĐKH của SV sư phạm Địa lí;
- Xác định mục tiêu, nội dung và nguyên tắc dạy học tích hợp
GDBĐKH bằng PPDA trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Địa lí;
- Xây dựng quy trình sử dụng phương pháp dự án trong dạy học tích
hợp GDBĐKH cho sinh viên sư phạm Địa lí;
- Thiết kế và tổ chức thực hiện một số dự án GDBĐKH trong dạy
học tích hợp GDBĐKH cho sinh viên sư phạm Địa lí;
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo tiến trình đã soạn thảo, đánh
giá kết quả để kiểm tra tính đúng đắn giả thuyết khoa học của đề tài.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cách thức sử dụng PPDA trong dạy học tích hợp
GDBĐKH cho SV sư phạm Địa lí.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng PPDA trong
dạy học tích hợp GDBĐKH cho sinh viên ở 02 học phần “Môi trường và
phát triển bền vững” và “Phương pháp dạy học địa lí 2” trong Khung
chương trình đào tạo ngành sư phạm Địa lí, trường Đại học Vinh.
- Đối tượng và phạm vi khảo sát, điều tra: Sinh viên sư phạm Địa lý
khóa đào tạo 52,53,54,55 của trường Đại học Vinh.

- Về thời gian: Tổ chức nghiên cứu, điều tra, thực nghiệm từ năm
2011 đến năm 2015.


3

4. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng PPDA trong dạy học tích hợp GDBĐKH theo quy trình
đề xuất thì sẽ góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ - hành vi,
phát triển năng lực dạy học tích hợp GDBĐKH cho sinh viên sư phạm Địa
lí.
5. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về PPDA, về
dạy học tích hợp GDBĐKH cho thấy: PPDA là PPDH hiện đại, có nhiều
ưu điểm để áp dụng khi tiến hành dạy và học các nội dung có tính phức
hợp, gắn với thực tiễn như vấn đề BĐKH. Các nghiên cứu về GDBĐKH
khẳng định để thực hiện có hiệu quả GDBĐKH, cần thực hiện bằng con
đường dạy học tích hợp, tái định hướng lại quá trình đào tạo giáo viên theo
hướng chú trọng phát triển năng lực DHTH trong bối cảnh thế giới cũng
như đổi mới giáo dục. Trên cơ đó, luận án đã kế thừa và phát triển các luận
điểm quan trọng làm định hướng cho quá trình nghiên cứu như: PPDA là
phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu dạy học tích hợp nhằm hướng
đến hình thành và phát triển năng lực của người học; Mục tiêu của
GDBĐKH là nhằm thực hiện mục tiêu của GDPTBV, trong đó GDPTBV
được xem là bối cảnh/nền tảng để thực hiện GDBĐKH bằng con đường
tích hợp.
6. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Quan điểm nghiên cứu
Luận án vận dụng các quan điểm nghiên cứu sau: Quan điểm hệ thống
cấu trúc, Quan điểm lấy người học làm trung tâm, Quan điểm định hướng

hành động, Quan điểm phát triển bền vững và Quan điểm dạy học tích hợp
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân
tích và tổng hợp tài liệu, Phương pháp quan sát, Phương pháp điều tra,
Phương pháp chuyên gia, Phương pháp thực nghiệm sư phạm, Phương
pháp thống kê toán học trong quá trình tiến hành luận án.
7. Đóng góp của luận án
7.1. Về lí luận
- Phát triển cơ sở lí luận của PPDA về phương diện vận dụng trong
đào tạo giáo viên hướng đến phát triển năng lực người học.
- Xây dựng mục tiêu, nội dung và nguyên tắc của GDBĐKH trong
đào tạo giáo viên Địa lí.
- Xác định năng lực dạy học tích hợp và các tiêu chí đánh giá năng
lực dạy học tích hợp GDBĐKH của SV
- Đề xuất quy trình vận dụng trong dạy học tích hợp GDBĐKH
trong đào tạo giáo viên địa lí.


4

7.2. Về thực tiễn
- Đánh giá thực trạng GDBĐKH và thực trạng sử dụng PPDA
GDBĐKH trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm ở trường Đại học
Vinh.
- Thiết kế và tổ chức thực hiện 02 dự án học tập tích hợp nội dung
BĐKH cho sinh viên sư phạm Địa lí ở trường Đại học Vinh.
- Kiểm chứng tính hiệu quả, khả thi của việc GDBĐKH bằng PPDA
trong việc nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực thực hiện dạy học tích
hợp GDBĐKH.
8. Cấu trúc của luận án

Nội dung luận án được trình bày trên 160 trang in. Ngoài phần mở
đầu, phần kết luận, phần nội dung chính gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp
dự án trong dạy học tích hợp GDBĐKH
Chương 2. Dạy học tích hợp GDBĐKH bằng phương pháp dự án
trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Địa lí
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
Phần phụ lục dày 43 trang và danh mục tài liệu tham khảo gồm 138
đầu mục, gồm cả tiếng Việt, tiếng Anh và các trang web.


5

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Định hƣớng đổi mới giáo dục và đào tạo Việt Nam
1.1.1. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát
triển năng lực
Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng
thông qua tại Hội nghị trung ương 8 khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế”, giáo dục phổ thông sẽ được đổi mới theo hướng tiếp cận
năng lực. Từ định hướng đổi mới về chương trình, mục tiêu dạy học phổ
thông theo hướng tiếp cận năng lực thì GV cần tái định hướng vai trò, vị
trí của mình trong quá trình dạy học. GV phải là người thiết kế hoạt động,
hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động khám phá, trải nghiệm sáng tạo
thông qua các PPDH tích cực.
1.1.2. Đổi mới đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực

Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay, đổi mới công tác
đào tạo và bồi dưỡng giáo viên được xem là giải pháp mang tính cốt lõi,
đột phá. Trong đó quá trình đổi mới ở bậc đại học – nhất là trong các cơ sở
đào tạo giáo viên cũng phải tiến hành đồng bộ, đổi mới chương trình,
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để đào tạo lực lượng giáo viên
– sản phẩm đầu ra đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
1.2. Phƣơng pháp dự án
1.2.1. Khái niệm phương pháp dự án
Có nhiều thuật ngữ khác nhau về phương pháp dạy học dự
án/phương pháp dự án: Phương pháp dự án (The Project Method), Bài tập
dự án (Project Work), Học tập dựa trên/theo dự án (Project-Based
Learning), Dạy học tiếp cận dự án (Project-Based Approach), Học tập theo
định hướng dự án (Project- Oriented Learning). Xuất phát từ yêu cầu của
việc vận dụng phương pháp trong dạy học tích hợp GDBĐKH, trong
khuôn khổ luận án chúng tôi nhận thấy: Về bản chất, dùng thuật ngữ
Phương pháp dự án, Phương pháp dạy học dự án hay phương pháp dạy học
theo dự án là như nhau, vì vậy trong luận án này chúng tôi sử dụng thống
nhất thuật ngữ phương pháp dự án (PPDA). Đồng thời đề xuất và sử dụng
định nghĩa về phương pháp dự án như sau:


6

PPDA là phương pháp dạy học có tính hệ thống trong đó người học
tham gia vào toàn bộ quá trình học tập xung quanh nhiệm vụ có tính thách
thức xuất phát từ thực tiễn, đòi hỏi vận dụng kiến thức và kỹ năng, cộng
tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập bằng sản phẩm cụ thể.
1.2.2. Nền tảng lý thuyết của phương pháp dự án
PPDA được xây dựng dựa trên nền tảng là xu hướng tạo dựng từ các
công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học, giáo dục học như Lev

Vygotsky, Jerome Bruner, Jean Piaget, John Dewey,…về cơ chế của quá
trình học tập. Trong đó nền tảng quan trọng nhất của PPDA là thuyết
hành vi, thuyết kiến tạo nhận thức và luận điểm học thông qua hoạt động.
Từ nền tảng tâm lí học và giáo dục học, PPDA hướng tới mục tiêu phát
triển tư duy bậc cao, phát triển kỹ năng sống và những năng lực cần thiết
cho người học sẵn sàng hòa nhập với thực tiễn cuộc sống và công việc.
1.2.3. Đặc trưng của phương pháp dự án
Cùng với sự phát triển của phương pháp, các đặc điểm của PPDA
được bổ sung cụ thể, rõ ràng hơn: Định hướng thực tiễn hay tính thực
tiễn; Tính phức hợp của nhiệm vụ học tập; Kết hợp giữa lý thuyết và thực
hành; Tính định hướng vào hứng thú của học sinh; Tính cộng tác làm
việc; Tính tự tổ chức và tự chịu trách nhiệm; Tạo ra sản phẩm.
Đối với bậc đại học, các đặc điểm của PPDA là: tính tập trung
(centrality), câu hỏi định hướng (driving question), khám phá sáng tạo
(constructive investigation), tự chủ (autonomy) và quan điểm thực tế
(realism).
1.2.4. Phân loại phương pháp dự án
Có nhiều cách phân loại dự án khác nhau dựa vào các tiêu chí phân
loại như quy mô, thời gian, chuyên môn, theo nhiệm vụ hay mức độ phức
tạp của DA. Trong thực tế vận dụng, thường một DA trong dạy học có sự
đan xen của tất cả các dấu hiệu phân loại trên.
1.2.5. Tiến trình thực hiện phương pháp dự án
Tiến trình thực hiện PPDA thường được chia thành 5 giai đoạn: quyết
định chủ đề, xây dựng kế hoạch thực hiện, thực hiện dự án, giới thiệu sản
phẩm và đánh giá. Để đảm bảo tính hệ thống của phương pháp, các giai
đoạn trong tiến trình dạy học vừa có tính độc lập tương đối vừa có mối
quan hệ phụ thuộc, các bước thực hiện, các thao tác được thiết kế sao cho
có thể kiểm soát và chuyển giao được, có thể sử dụng được đối với nội
dung dạy học tích hợp cũng như theo đơn vị bài học truyền thống. Trong
quá trình vận dụng, chúng tôi đề xuất quy trình 6 giai đoạn được trình bày

chi tiết ở chương 2.


7

1.2.6. Đánh giá trong PPDA
1.2.6.1. Đánh giá quá trình
1.2.6.2. Đánh giá sản phẩm
Yếu tố quan trọng của PPDA là đánh giá, quá trình đánh giá trong
PPDA tạo nên độ tin cậy và hiệu quả của phương pháp. Vì vậy, đánh giá
trong dạy học dự án gồm có đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết. Trong
đó, đánh giá quá trình là tập hợp các hình thức đánh giá theo các giai đoạn
tổ chức hoạt động của người học và của người dạy, gồm kiểm soát quá
trình, hỗ trợ hoạt động học tập của người học, sử dụng phương tiện dạy
học/công nghệ, quản lí lớp học, đánh giá hoạt động của người học, đánh
giá quá trình hình thành DA học tập, đánh giá việc xây dựng kế hoạch
thực hiện DA học tập, đánh giá thực hiện DA, đánh giá sản phẩm cần dựa
vào yêu cầu sản phẩm và bộ công cụ để đánh giá.
1.3. Dạy học tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu
1.3.1. Biến đổi khí hậu
Trong hầu hết các định nghĩa về BĐKH, các tổ chức nghiên cứu và các
nhà khoa học xác định BĐKH là vấn đề thách thức của nhân loại, có nghĩa là
xem xét BĐKH dưới tác động tiêu cực đến môi trường và các hoạt động
sống của con người. Hiện nay, vấn đề BĐKH với các biểu hiện, nguyên
nhân và tác động trên các lĩnh vực, phạm vi và mức độ khác nhau là mối
quan tâm hàng đầu của nhân loại. Từ đó, giải pháp ứng phó với BĐKH
gồm Chấp nhận tổn thất, Chia sẻ tổn thất, Làm giảm sự nguy hiểm, Ngăn
chặn các tác động, Thay đổi cách sử dụng, Thay đổi địa điểm, Nghiên cứu,
Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi. Trong hệ thống các
giải pháp ứng phó mà cộng đồng thế giới cũng như Việt Nam đang sử

dụng thì giáo dục được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu và
quan trọng đối với cuộc chiến chống BĐKH ở bất cứ một cấp độ nào.
1.3.2. Giáo dục biến đổi khí hậu
1.3.2.1. Quan niệm về Giáo dục biến đổi khí hậu
GDBĐKH là quá trình hình thành những nhận thức, hiểu biết về
BĐKH, hình thành ở người học những kỹ năng cần thiết và động lực để
tham gia các hoạt động ở các mức độ khác nhau ứng phó với BĐKH nhằm
mục tiêu phát triển bền vững.
1.3.2.2. Mục tiêu và nội dung giáo dục biến đổi khí hậu
Mục tiêu của GDBĐKH là giúp người học tiếp cận thông tin, nhận
thức đầy đủ về vấn đề BĐKH từ đó hình thành và phát triển ở người học
năng lực thích ứng với những thách thức của BĐKH trong đời sống thực
tế, chuyển hóa thành hành động ở các mức độ khác nhau ở mỗi lĩnh vực
hoạt động phù hợp với điều kiện địa phương.


8

Nội dung của BĐKH bao gồm cả kiến thức, nhận thức, hành vi và
năng lực ứng phó với BĐKH.
1.3.3. Dạy học tích hợp GDBĐKH
1.3.3.1. Dạy học tích hợp và phát triển năng lực người học
Dạy học tích hợp là hình thành và phát triển năng lực của người học,
làm cho việc học tập có ý nghĩa hơn bằng cách đặt quá trình học tập vào các
hoàn cảnh (tình huống) để người học nhận thấy ý nghĩa của các kiến thức,
kĩ năng, năng lực đã/cần lĩnh hội, góp phần phát triển năng lực của người
học.
1.3.3.2. Dạy học tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu
Tiếp cận theo hướng dạy học tích hợp được đề xuất là hướng dạy học
chủ đạo trong GDBĐKH. Dạy học tích hợp GDBĐKH là việc tận dụng các

cơ hội để tiến hành các hoạt động học tập trong nhiều môn học hay tập
trung vào một môn học/chủ đề học tập nhằm giúp người học hoàn thiện
hiểu biết liên quan đến vấn đề BĐKH, thay đổi nhận thức, hành vi thái độ
và chuyển hóa thành năng lực hành động cụ thể ứng phó với BĐKH vì sự
phát triển bền vững của cá nhân và cộng đồng.
1.4. Khả năng vận dụng PPDA để GDBĐKH trong đào tạo giáo viên Địa lý
1.4.1. Thế mạnh và hạn chế của PPDA trong GDBĐKH
PPDA có nhiều thế mạnh để thực hiện dạy học tích hợp GDBĐKH:
Tính định hướng hoạt động thực tiễn; Thúc đẩy hứng thú, học tập hướng
đến thay đổi hành vi; Tạo cơ hội để phát triển các kỹ năng tư duy bậc cao;
Tính tự chủ và hợp tác phù hợp với mục tiêu GDBĐKH. Tuy nhiên, PPDA
cũng tồn tại một số hạn chế như thời gian kéo dài của hoạt động, đòi hỏi
nội dung dạy học phức hợp,… Những hạn chế này sẽ được khắc phục nếu
gắn với định hướng dạy học tích hợp.

1.4.2. Phương pháp dự án và phát triển năng lực dạy học tích hợp GDBĐKH
DHTH là quá trình dạy học từ đó các năng lực khác nhau được hình
thành và phát triển theo con đường tích lũy, trầm tích trong người học,
trong điều kiện bình thường khó bộc lộ nhưng khi đặt vào bối cảnh cụ thể
ở hiện tại hay trong tương lai cá nhân/tập thể có thể huy động để giải
quyết/thích ứng với vấn đề. Trong phạm vi luận án, năng lực dạy học tích
hợp GDBĐKH được hiểu là tập hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá
trị mà giáo viên/sinh viên sư phạm sử dụng trong quá trình dạy học tích
hợp GDBĐKH để đạt được mục tiêu đã đặt ra.
1.5. Thực trạng giáo dục biến đổi khí hậu ở Việt Nam
1.5.1. GDBĐKH trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Địa lí
Các đối tượng phản ánh của Địa lí nằm trong chuỗi tác động qua lại
của mối quan hệ nhân quả. Trong đó, hành vi, cách tác động và ứng xử của
con người trong hệ thống kinh tế - xã hội là nhân tố quyết định đến mức



9

độ, chiều hướng biến đổi của hệ thống tự nhiên. Vì vậy, khi xem xét tác
động đó trong bối cảnh BĐKH hiện nay, GV Địa lí có thể thay đổi vị trí,
góc nhìn để giúp người học có cách tiếp cận đa diện hơn cho một vấn đề.
Với đặc trưng ngành học và môn học Địa lí ở trường phổ thông, giáo viên
Địa lí có nhiều cơ hội để thực hiện tích hợp GDBĐKH. Muốn vậy, giáo
viên cần có năng lực thực hiện dạy học tích hợp GDBĐKH và có tâm thế,
động lực tham gia trong thực tế giảng dạy.
1.5.2. Thực trạng vận dụng PPDA để GDBĐKH trong đào tạo GV Địa
lí ở trường Đại học Vinh
Kết quả khảo sát cho thấy: Hầu hết giảng viên quan tâm và có định
hướng mục tiêu, phương pháp dạy học khá rõ ràng trong dạy học tích hợp
GDBĐKH. Sinh viên sư phạm Địa lí có kiến thức nền tảng khá tốt về vấn
đề BĐKH, tuy nhiên chưa được rèn luyện kỹ năng dạy học tích hợp để
thực hiện giáo dục biến đổi khí hậu. Thực tế dạy học tích hợp GDBĐKH
ở các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được triển khai ở
các mức độ khác nhau, quá trình triển khai còn gặp nhiều trở ngại. Với
những nét cơ bản trên về thực trạng nhận thức của SV trong tiến trình
điều tra khảo sát, cho thấy cơ hội và triển vọng để áp dụng PPDA trong
dạy học tích hợp GDBĐKH.
CHƢƠNG 2. DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU BẰNG PHƢƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG CHƢƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO CỬ NHÂN SƢ PHẠM ĐỊA LÍ
2.1. Yêu cầu và nguyên tắc tổ chức dạy học tích hợp GDBĐKH cho
sinh viên sƣ phạm Địa lý bằng PPDA
2.1.1. Yêu cầu của việc tổ chức dạy học tích hợp GDBĐKH cho sinh
viên sư phạm Địa lý bằng PPDA
Yêu cầu xác định mục tiêu dạy học tích hợp GDBĐKH trong chương

trình đào tạo cử nhân sư phạm Địa lý: Tích hợp GDBĐKH trong chương
trình đào tạo cử nhân sư phạm Địa lí nhằm hình thành và phát triển năng
lực dạy học tích hợp GDBĐKH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo,
đáp ứng yêu cầu thực tiễn.Trong quá trình sử dụng PPDA để dạy học tích
hợp GDBĐKH, chúng tôi đặt mục tiêu chính là phát triển năng lực dạy
học tích hợp GDBĐKH cho SV sư phạm địa lí. Để đo lường mức độ thực
hiện mục tiêu trên, cần phải có các tiêu chí đánh giá năng lực dạy học tích
hợp GDBĐKH cho SV.


10

Bảng 2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực dạy học tích hợp GDBĐKH
TT
Tiêu chí
1 Hiểu biết về
dạy học tích
hợp và chủ
đề
GDBĐKH

2

Xây dựng
chủ đề dạy
học tích hợp
GDBĐKH

3


Lập
kế
hoạch dạy
học tích hợp
GDBĐKH

4

Thiết
kế
giáo án tích
hợp
GDBĐKH

Chỉ báo đánh giá
về Trình bày được khái niệm, mục tiêu,
nguyên tắc, các mức độ tích hợp trong
DHTH.
1.2. Hiểu biết về các Thực hiện được các bài kiểm tra tự luận và
kiến thức liên quan trắc nghiệm về BĐKH, gồm những kiến
đến BĐKH
thức liên quan đến khái niệm, biểu hiện,
nguyên nhân và tác động của BĐKH.
Phân loại các giải pháp ứng phó với
BĐKH.
Nhận diện các biểu hiện, tác động của
BĐKH trong thực tiễn.
1.3. Hiểu biết về
Xác định được vai trò, mục tiêu của
GDBĐKH

GDBĐKH. Nhận thức đầy đủ về yêu
cầu, thực tiễn triển khai GDBĐKH.
2.1. Phân tích nội Có khả năng phân tích nội dung thực
dung môn học để xác hiện GDBĐKH trong môn học. Từ đó,
định các chủ đề tích xác định mức độ tích hợp và đặt tên
hợp về GDBĐKH.
cho chủ đề GDBĐKH.
2.2. Đặt tên, phân loại, Thành lập hệ thống chủ đề về BĐKH,
sắp xếp các tiểu chủ đề sắp xếp các chủ đề, tiểu chủ đề phù hợp
cụ thể trong chủ đề với nội dung môn học.
tích hợp GDBĐKH
2.3. Xác định mức độ Xác định được mức độ tích hợp của các
tích hợp phù hợp với chủ đề GDBĐKH trong từng bài học,
từng
chủ
đề chương học, khối lớp theo chương trình
GDBĐKH.
địa lý phổ thông.
3.1. Phân tích các điều Dựa vào chương trình, kế hoạch dạy
kiện để thực hiện dạy học, chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học
học
tích
hợp ở phổ thông để lập kế hoạch cụ thể
GDBĐKH trong kế GDBĐKH.
hoạch giáo dục năm Sử dụng các biện pháp để tìm hiểu đổi
học và phân phối tượng học sinh.
chương trình.
Xác định điều kiện, cơ sở vật chất của
nhà trường và các điều kiện thực tiễn
phục vụ dạy học môn học.

3.2. Xác định thời gian Thiết kế được bản kế hoạch dạy học tích
tiến hành, phương hợp GDBĐKH cho cả năm học, nêu rõ
thức thực hiện dạy học thời gian và hình thức tổ chức dạy học.
tích hợp GDBĐKH
3.3. Lập kế hoạch chi Phân tích được mối quan hệ của bản kế
tiết dạy học tích hợp hoạch dạy học với các thành tố khác
GDBĐKH.
của quá trình dạy học.
4.1. Xác định mục tiêu Viết mục tiêu bài học rõ ràng, thể hiện
bài học/chủ đề dạy học bằng các động từ lượng hóa được, phù
tích hợp.
hợp với nội dung, đối tượng đồng thời
tương ứng với các hoạt động học tập.
Mục tiêu thể hiện theo các mức độ về
Thành tố
1.1. Hiểu biết
DHTH


11

5

Sử
dụng
PPDH trong
dạy học tích
hợp
GDBĐKH


6

Thiết kế và
sử
dụng
phương tiện
dạy
học
trong
dạy
học tích hợp
GDBĐKH

7

Kiểm
tra,
đánh
giá
trong
dạy
học tích hợp
GDBĐKH

thái độ - hành vi, kiến thức và kỹ năng.
4.2. Lựa chọn nội Nội dung tích hợp GDBĐKH phù hợp
dung thực hiện tích với nội dung bài học.
hợp GDBĐKH
4.3. Thiết kế các hoạt Vận dụng kiến thức về hình thức tổ
động dạy học tích hợp chức dạy học, PPDH để thiết kế các

GDBĐKH.
hoạt động phù hợp với nội dung, mục
tiêu bài học. Đảm bảo tính khả thi, hệ
thống của các hoạt động trong tổng thể
giáo án bài học.
4.4. Thiết kế trọn vẹn Có khả năng trình bày rõ ràng, logic, đẩy
giáo án dạy học tích đủ các thành tố của giáo án, đảm bảo tính
hợp bằng các hình thẩm mỹ. Có thể thiết kế bằng viết tay
thức khác nhau
hoặc sử dụng công nghệ thông tin.
5.1. Lựa chọn PPDH Lựa chọn PPDH thích hợp với nội
để tiến hành dạy học dung/chủ đề, mục tiêu và đối tượng để
tích hợp GDBĐKH
tiến hành dạy học tích hợp GDBĐKH
5.2. Thiết kế, điều Áp dụng linh hoạt các bước, các thao
chỉnh quy trình và các tác tiến hành của các PPDH phù hợp
biện pháp kỹ thuật với thực tế dạy học GDBĐKH.
thực hiện dạy học tích
hợp GDBĐKH.
5.3. Tổ chức, điều Thể hiện khả năng tổ chức, phát huy ưu
khiển các hoạt động điểm của PPDH trong quá trình thực
học tập của HS.
hiện trên lớp.
6.1. Lựa chọn các Vận dụng hiểu biết về PTDH và đặc điểm
PTDH cần thiết để dạy các PPDH, căn cứ vào mục tiêu và nội
học
tích
hợp dung dạy học GDBĐKH lựa chọn loại, số
GDBĐKH.
lượng PTDH cần thiết để sử dụng.

6.2. Thiết kế/biên tập Có khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng
PTDH phục vụ dạy về các loại PTDH và kiến thức liên quan
học
tích
hợp đến BĐKH để thiết kế, biên tập PTDH
GDBĐKH.
phục vụ dạy học tích hợp GDBĐKH.
6.3. Sử dụng các Có kỹ năng sử dụng thành thạo, kỹ
PTDH trong dạy học năng hướng dẫn học sinh sử dụng
tích hợp GDBĐKH.
PTDH để thực hiện các hoạt động dạy
học tích hợp GDBĐKH.
7.1. Xác định loại hình, Xác định được các hình thức đánh giá
phương thức đánh giá phù hợp với mục tiêu dạy học tích hợp
cho các chủ đề dạy học GDBĐKH, vận dụng linh hoạt trong
tích hợp GDBĐKH.
từng bài dạy.
7.2. Xây dựng bộ công
cụ đánh giá phù hợp với
mục đích đánh giá trong
DHTH chủ đề cụ thể.
7.3. Phản hồi kết quả
đánh giá.

Vận dụng các kỹ năng, các yêu cầu và
mục tiêu của hoạt động dạy học để thiết
kế công cụ đánh giá phù hợp trong dạy
học tích hợp GDBĐKH.
Có khả năng xử lý và sử dụng kết quả
đánh giá.



12

Đồng thời, yêu cầu thiết kế bộ công cụ đánh giá các dự án không chỉ là
yêu cầu tất yếu của PPDA mà là yêu cầu có tính định hướng cho toàn bộ quá
trình tổ chức dạy học tích hợp GDBĐKH cho sinh viên sư phạm Địa lý.
2.1.2. Nguyên tắc tổ chức dạy học tích hợp GDBĐKH cho sinh viên sư
phạm Địa lý
Gồm các nguyên tắc: Đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
cử nhân sư phạm Địa lý; Đảm bảo mục tiêu GDBĐKH vì sự phát triển bền
vững; Đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực dạy học tích hợp GDBĐKH.
2.2. Xây dựng nội dung tích hợp GDBĐKH trong chƣơng trình đào
tạo cử nhân sƣ phạm Địa lý
2.2.1. Nội dung GDBĐKH
Dựa trên kiến thức cơ bản về BĐKH,chúng tôi đề xuất các chủ đề về
GDBĐKH, được xem là khung nội dung của vật liệu tích hợp GDBĐKH.
GDBĐKH

Chủ đề 1
Đại cương về
BĐKH

Chủ đề 2
BĐKH và phát
triển bền vững

Chủ đề 3
Dạy học tích
hợp BĐKH


Chủ đề 4
Thực hành
GDBĐKH

Hình 2.1. Các chủ đề chính trong GDBĐKH
2.2.2. Các môn học có khả năng tích hợp GDBĐKH
Nghiên cứu đề cương chi tiết của các môn học, kết hợp nội dung
chính của các chủ đề dạy học tích hợp GDBĐKH đã đề xuất, có một số
môn học trong chương trình có khả năng thực hiện dạy học tích hợp
GDBĐKH như sau: Chương trình đào tạo có nhiều môn học giúp SV tiếp
cận các kiến thức cơ bản về vấn đề BĐKH toàn cầu cũng như ở Việt
Nam;Các kiến thức về BĐKH và GDBĐKH ở các môn khác nhau trong
chương trình được thiết kế tương ứng cấu trúc của khoa học địa lí: từ đại
cương đến khu vực/ngành cụ thể, gồm cả tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Trong suốt chương trình đào tạo, kiến thức về BĐKH không chỉ được hình
thành ở một vài môn học mà được tích lũy, “xếp lớp” tạo thành nền tảng
kiến thức về BĐKH của SV sư phạm Địa lí.Chủ đề về Giải pháp ứng phó
với BĐKH chung và giáo dục ứng phó với BĐKH; Thực hành các hoạt
động dạy học tích hợp GDBĐKH chưa được thể hiện ở nhiều môn học. Vì
vậy, SV chưa có nhiều cơ hội để rèn luyện các kỹ năng dạy học tích hợp từ
đó hình thành và phát triển năng lực dạy học tích hợp GDBĐKH.


13

2.3. Quy trình tổ chức dạy học tích hợp GDBĐKH trong đào tạo cử
nhân sƣ phạm Địa lý
2.3.1. Quy trình chung tổ chức dạy học tích hợp GDBĐKH
Kiến thức

Xác định mục tiêu,
nội dung GDBĐKH

Xác định mục tiêuGDBĐKH
Kỹ năng

Xây dựng nội dung GDBĐKH

Nhận thức, hành vi

Phân tích chương trình đào tạo
Xác định khả năng
tích hợp

Chủ đề dạy
họctích hợp
GDBĐKH

Xác định mức độ, địa chỉ, nội dung
tích hợp GDBĐKH
Đặc điểm và quy trình của PPDH

Lựa chọn PPDH

PPDH phù hợp

Điều kiện thực hiện
Chuẩn bị
Tổ chức thực hiện
Thực hiện


Quy trình thực
hiện theo PPDH
cụ thể

Đánh giá

Hình 2.2. Sơ đồ quy trình dạy học tích hợp GDBĐKH

Trong quy trình đó, tùy vào điều kiện thực tế, các cơ sở giáo dục và
mỗi GV có thể sử dụng các PPDH khác nhau. Có nhiều PPDH có thể sử
dụng/kết hợp sử dụng trong quá trình thực hiện dạy học tích hợp
GDBĐKH. Trong phạm vi nghiên cứu, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực
tiễn đã phân tích ở chương một, chúng tôi tập trung vào quy trình vận dụng
PPDA để dạy học tích hợp GDBĐKH cho sinh viên sư phạm Địa lý ở
trường Đại học Vinh.


14

2.3.2. Quy trình vận dụng PPDA trong dạy học tích hợp GDBĐKH
GIAI ĐOẠN

CÁC BƢỚC
Xác định nội dung cốt lõi

GIAI ĐOẠN
CHUẨN BỊ

Thiết lập điều kiện thực hiện

Khảo sát SV

THỜI GIAN
Trước khi
bắt đầu môn
học và trước
khi bắt đầu
dự án

Đảm bảo
điều kiện
vận dụng
PPDA

Buổi đầu
tiên của quá
trình sử
dụng PPDA

Đảm bảo
mục tiêu
day – học

Tuần đầu
tiên của
PPDA

Đảm bảo
tính khả thi
và kiểm

soát

Giới thiệu chủ đề DA
GIAI ĐOẠN
THIẾT LẬP
KHÔNG GIAN
HỌC TẬP

Đề xuất DA, mục tiêu DA
Phân nhóm, giao nhiệm vụ
Thiết lập hình thức quản lí

Xây dựng kế hoạch dự án
GIAI ĐOẠN
THIẾT KẾ DỰ
ÁN

Kiểm tra tính khả thi
Phân công nhiệm vụ
Thiết kế công cụ đánh giá

GIAI ĐOẠN
THỰC HIỆN
DỰ ÁN

SV thực hiện theo nhiệm vụ

1 - 4 tuần

Hoàn thành sản phẩm


(phụ thuộc
từng dự án)

Sản phẩm
cụ thể

Trình bày sản phẩm

GIAI ĐOẠN
TỔNG KẾT
DỰ ÁN

Đánh giá sản phẩm
Đánh giá quá trình thực hiện

Buổi học
cuối cùng
của dự án

Chuyển hóa
kết quả ở
người học

Tổng kết dự án

Hình 2.3. Sơ đồ quy trình thực hiện PPDA trong dạy học tích hợp GDBĐKH

PPDA là PPDH có tính hệ thống, mỗi giai đoạn và các bước thực
hiện có vai trò, yêu cầu khi thiết kế và thực hiện riêng mà nếu thiếu/hoặc

không tuân thủ yêu cầu ở một vài bước sẽ gây khó khăn trong quá trình
ảnh hưởng đến đến hiệu quả của việc vận dụng.


15

Để đảm bảo tính kiểm soát và chuyển giao của PPDA, đồng thời để
làm cơ sở kiểm chứng tính hợp lí của quy trình vận dụng PPDA trong dạy
học tích hợp, chúng tôi xây dựng tiêu chí đánh giá về: tính hợp lí trong
phân chia các giai đoạn, các bước trong quy trình; Sự phù hợp giữa các
giai đoạn trong quy trình và nội dung tích hợp GDBĐKH; Tính khả thi của
quy trình trong dạy học tích hợp GDBĐKH cho SV sư phạm Địa lí.
2.4. Tổ chức thực hiện các dự án dạy học tích hợp GDBĐKH trong
chƣơng trình đào tạo cử nhân sƣ phạm Địa lý
Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi sử dụng PPDA trong hai môn
học “Môi trường và phát triển bền vững” và “Phương pháp dạy học địa lý
2” là dựa vào các cơ sở: Đặc điểm nội dung môn học phù hợp với kiến
thức BĐKH; Thời gian tiến hành dạy học của các môn học sắp xếp theo
chiều tuyến tính trong quá trình đào tạo; Chức năng kép của GDBĐKH
bằng PPDA: vừa nâng cao hiểu biết, nhận thức, thái độ, hành vi đối với
vấn đề BĐKH vừa hình thành năng lực giảng dạy ở phổ thông về
GDBĐKH.
Chủ đề

Năng lực dạy
học tích hợp
GDBĐKH

Chủ đề 1
Đại cương về

BĐKH

Chủ đề 2
BĐKH và phát
triển bền vững

Chủ đề 3
Dạy học tích
hợp BĐKH

Chủ đề 4
Thực hành
GDBĐKH

Tiêu chí đánh giá năng lực dạy học tích hợp GDBĐKH

Môn học

Tên môn: Môi trường và
phát triển bền vững
Số tín chỉ: 02
Kỳ học: 1

Tên môn: Phương pháp dạy học
Địa lý 2
Số tín chỉ: 05
Kỳ học: 7

Chủ đề
Dự án


Tìm hiểu BĐKH ở Nghệ An
và đề xuất giải pháp ứng phó
Thời gian: 3 tuần

Xây dựng tư liệu phục vụ dạy học tích hợp
GDBĐKH trong chương trình Địa lý lớp
10 – THPT
Thời gian: 4 tuần

Hình 2.6. Mối quan hệ của DA dạy học tích hợp GDBĐKH


16

2.4.1. Dự án dạy học tích hợp GDBĐKH trong môn “Môi trường và phát
triển bền vững”
Bảng 2.9. Lịch trình cụ thể tổ chức dự án dạy học tích hợp GDBĐKH
1
I. Chuẩn bị của GgV và SV
- Nội dung chủ đề, tranh ảnh/slide trình chiếu
- Bộ câu hỏi định hướng
- Đăng kí lịch sử dụng phòng máy chiếu, phòng cho các nhóm thảo luận
- Chuẩn bị giấy A0, A4 các màu
- Xây dựng các mẫu gợi ý (mẫu kế hoạch DA, mẫu bảng hỏi,… hỗ trợ SV)
- Xây dựng tiêu chí đánh giá/Bộ công cụ đánh giá và phổ biến tiêu chí (phát
các phiếu đánh giá cho SV)
II. Mô tả các hoạt động cụ thể
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA SV

Giai đoạn 1. Thiết lập không gian PPDA (2 tiết trên lớp)
- CHKQ: Làm thế nào để thích ứng với vấn đề SV thảo luận toàn lớp,
BĐKH toàn cầu hiện nay?
đưa ra một số giải pháp.
Các giải pháp mang tính
- CHBH:
chất lí thuyết, chung
+ Biểu hiện và tác động của BĐKH ở những chung và chưa thuyết
lãnh thổ, địa điểm khác nhau có giống nhau phục.
không?
SV thảo luận, lần lượt trả
+ Những địa phương/vùng nào thường có tính lời các câu hỏi
nhạy cảm, tổn thương cao với BĐKH?
SV thảo luận, trả lời.
+ Anh/chị đã từng quan sát ở địa phương mình
sinh sống có biểu hiện nào của BĐKH chưa?
Người dân có những biện pháp thích ứng gì?
Gợi ý SV suy nghĩ xem: Nếu muốn đề xuất
và thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH SV nêu ý tưởng
phù hợp, hiệu quả cho một địa phương cụ thể
thì cần phải làm gì?
- Trình chiếu hình ảnh về các trận lũ ở xã Hưng
Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Hãy SV đặt tên dự án
nêu ý tưởng dự án?
SV ghi lại mục tiêu của
- GgV: thống nhất tên DA
DA
- SV + GgV phát biểu mục tiêu DA
- Yêu cầu số lượng nhóm, số lượng thành viên SV: hình thành nhóm,
và phương án thành lập nhóm. GV điều chỉnh nhận nhiệm vụ DA, cử

(nếu cần), lưu lại hồ sơ nhóm (danh sách, danh nhóm trưởng, thiết lập
bạ liên lạc)
hình thức liên lạc, quản lí
- GV cung cấp mẫu gợi ý thiết kế Bản kế hoạch nhóm.


17
DA, giao nhiệm vụ tự học cho các nhóm
Nhóm SV thiết kế ở giờ
tự học ngoài lớp.
Giai đoạn 2. Thiết kế dự án (2 tiết trên lớp + Ngoài lớp)
- SV tự thiết kế Bản kế hoạch DA
của nhóm (giờ tự học ngoài lớp)
- GV kiếm tra tính khả thi
- Nhóm SV trình bày kế hoạch
+ Nêu/gợi ý các câu hỏi nội dung và + SV điều chỉnh kế hoạch
yêu cầu sản phẩm cần có
+ SV thiết kế bảng hỏi chi tiết (Thảo
+ Gợi ý mẫu bảng hỏi
luận nhóm ngoài lớp)
+ Hỗ trợ khác nếu cần thiết
- GV cung cấp các công cụ, tiêu chí - SV hoàn chỉnh bản kế hoạch, phân
đánh giá quá trình (sổ theo dõi DA), công nhiệm vụ đến từng thành viên
đánh giá nhóm (hoạt động thảo luận, (ai, làm gì? Khi nào?
hoạt động điều tra thực tế,…), phiếu Xây dựng lịch làm việc chung của
đánh giá sản phẩm, phiếu tự đánh giá. nhóm, thể hiện trong bản kế hoạch
và Sổ theo dõi dự án của nhóm.
- SV nhận các hồ sơ, đối chiếu các
tiêu chí để xác định yêu cầu của quá
trình thực hiện, yêu cầu sản phẩm.

Giai đoạn 3. Thực hiện kế hoạch ( 2 tuần ngoài lớp)
- Tham gia buổi làm việc đầu tiên của Thực hiện DA ngoài lớp
nhóm trên địa bàn của các nhóm
- Điều tra, phỏng vấn các hộ dân
- Hỗ trợ khi SV cần thiết
(chia nhóm phỏng vấn)
- Tham dự các buổi làm việc nhóm
- Quan sát tại địa bàn, thảo luận,
- Kiểm tra tiến độ thường xuyên (trực chụp ảnh, ghi chép tại địa bàn xã
tiếp và gián tiếp)
- Xử lí kết quả phỏng vấn
- Lựa chọn và tổng hợp thông tin
- Viết báo cáo nhóm
- Hoàn thành sản phẩm
- Tập duyệt báo cáo sản phẩm
Giai đoạn 3. Thực hiện kế hoạch – Trình bày sản phẩm trên lớp (2 tiết)
- Vai trò khách dự buổi báo cáo
- Đại diện/các thành viên nhóm
- Đặt câu hỏi chất vấn
trình bày sản phẩm
- Góp ý sửa lỗi
- Thành viên nhóm khác chất vấn
- Thành viên nhóm trình bày trả lời
Giai đoạn 4. Đánh giá, tổng kết dự án (2 tiết trên lớp)
- Tổ chức cho SV đánh giá đồng - Thực hiện đánh giá đồng đẳng và
đẳng, tự đánh giá
tự đánh giá
- Đánh giá, tổng hợp, cho điểm
- Lắng nghe đánh giá, có ý kiến
- Tổng kết lại một số nội dung cơ bản phản hồi



18
về dự án. Gợi ý hướng nghiên cứu - SV tự tổng kết kiến thức, kỹ năng,
tiếp theo, khuyến khích SV suy nghĩ thái độ, kinh nghiệm theo cách riêng
thêm, có ý tưởng thêm để tiếp tục của từng cá nhân.
phát triển các hướng học tập từ chủ
đề
- GgV tuyên bố kết thúc DA, chuyển
sang hoạt động học tập nội dung tuần
sau.

2.4.2. Dự án dạy học tích hợp GDBĐKH qua môn “PPDHĐịa lí 2”
Trên cơ sở lịch trình theo các giai đoạn như DA 1, chúng tôi mô tả
các hoạt động của giảng viên và nhóm dự án như sau:
Hoạt động của GgV
Hoạt động của nhóm DA
Tuần 1, buổi học thứ 2 của DA ( 2 tiết lý thuyết trên lớp + 15 tiết tự học)
Tham dự các buổi thảo luận lập tiểu - Thảo luận, tìm hiểu nội dung SGK để
chủ đề, quan sát các hoạt động khai xây dựng các gợi ý khai thác và sử
thác, biên tập, chỉnh sửa
dụng tư liệu trong dạy học.
- Lập bảng ma trận khả năng dạy học
tích hợp BĐKH trong chương trình
SGK Địa lý lớp 10
Tuần 2, buổi học thứ 3,4 của DA ( 5 tiết lý thuyết trên lớp + 15 tiết tự
học)
Quan sát, ghi chép vào sổ theo dõi - Xây dựng các chủ đề/bài học dạy
DA
học dạy học tích hợp;

- Thiết kế, biên tập tư liệu phục vụ
dạy học tích hợp GDBĐKH
Tuần 3, buổi học thứ 5,6 của DA ( 5 tiết lý thuyết trên lớp + 15 tiết tự
học)
- Hỗ trợ khi SV cần thiết
- Viết báo cáo nhóm
- Tham dự các buổi làm việc nhóm - Thiết kế giáo án dạy học tích hợp
- Kiểm tra tiến độ thường xuyên - Hoàn thành sản phẩm (báo cáo, bộ
(trực tiếp và gián tiếp)
tư liệu, giáo án)
- Tập duyệt báo cáo sản phẩm (báo
cáo trình chiếu và bài dạy thực hành)
Tuần 4, buổi học thứ 7 của DA ( 3 tiết lý thuyết trên lớp + 7,5 tiết tự học)
Theo dõi, ghi chép và quản lí lớp
Trình bày sản phẩm
học
Tuần 4, buổi học thứ 8 của DA ( 2 tiết lý thuyết trên lớp + 7,5 tiết tự học)
Đánh giá, tổng hợp đánh giá
Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng
Tổng kết DA
Phản hồi thông tin DA


19

CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết của luận án:
Việc sử dụng phương pháp dự án trong dạy học tích hợp GDBĐKH theo

quy trình đề xuất góp phần hình thành, phát triển năng lực dạy học tích
hợp GDBĐKH cho sinh viên sư phạm Địa lí.
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
Để quá trình thực nghiệm sư phạm đạt được mục đích đã đề ra, cần
thực hiện nhiệm vụ sau: Xác định đối tượng thực nghiệm; Lựa chọn nội
dung thực nghiệm theo nội dung tích hợp GDBĐKH ở hai môn học đã
soạn thảo; Xây dựng kế hoạch thực nghiệm; Triển khai thực hiện vận dụng
PPDA để dạy học tích hợp GDBĐKH cho đối tượng thực nghiệm; Thu
thập các minh chứng liên quan đến hoạt động học tập (thái độ, hứng thú,
các kỹ năng, kiến thức)và kết quả học tậpcủa SV;Tổng hợp kết quả thực
nghiệm, tiến hành so sánh, phân tích kết quả thu được; Tổng kết những kết
luận và kiến nghị cần thiết về nội dung nghiên cứu.
3.2. Đối tƣợng thực nghiệm
Bảng 3.1. Số lƣợng đối tƣợng thực nghiệm
TT Khóa Tổng số Số SV Số
SV Số nhóm
SV
TN
ĐC
DA
*
1 52
62
30
32
3
**
2 53
46
23

23
2
Ghi chú: * Khóa đào tạo: 2011 – 2015; ** Khóa đào tạo: 2012 – 2016)
3.3. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm
3.3.1. Nội dung thực nghiệm
Dự án 1. “Tìm hiểu biến đổi khí hậu ở Nghệ An và đề xuất các
biện pháp ứng phó”trong môn học: “Môi trường và phát triển bền vững”,
kỳ 1 trong khung chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Địa lí – trường
Đại học Vinh.
Dự án 2. “Xây dựng bộ tư liệu phục vụ dạy học tích hợp GDBĐKH
trong chương trình Địa lí lớp 10 - THPT” trong môn học “Phương pháp
dạy học Địa lý 2” thuộc học kỳ 7 trong chương trình đào tạo cử nhân sư
phạm Địa lí – Trường Đại học Vinh.
3.3.2. Phương pháp thực nghiệm
Đề tài áp dụng hai phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm đối chứng
và thực nghiệm đánh giá trước và sau tác động (Pre-Test và Post-Test).


20

3.3.3. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá
Ở cả hai DA, chúng tôi thiết kế phiếu quan sát, đánh giá kỹ năng
nhóm cho mỗi dự án dựa trên kết quả đánh giá DA từ bộ công cụ đánh giá,
đồng thời kết hợp các tiêu chí cần đo lường để đánh giá kết quả thực
nghiệm cho các DA. Đánh giá quá trình được thực hiện dựa trên phiếu
quan sát và đánh giá sản phẩm dựa trên điểm số sản phẩm nhóm đạt được
thông qua bộ công cụ đánh giá. Điểm mỗi SV được tính bằng công thức:
Trong đó:
là điểm của mỗi SV, thang điểm 100
là điểm đánh giá dựa trên phiếu quan sát từng SV (tối đa 50 điểm)

là điểm sản phẩm DA của nhóm (tối đa 50 điểm)
3.4. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm
3.4.1. Thực nghiệm dạy học dự án 1
3.4.2. Thực nghiệm dạy học dự án 2
Thực nghiệm tổ chức theo đúng tiến trình đề xuất ở chương 2, NCS trực
tiếp chịu trách nhiệm lên kế hoạch thực nghiệm, thu thập kết quả thực nghiệm.
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm
3.5.1. Kết quả thực nghiệm của dự án 1
Bảng 3.17. Các giá trị kiểm chứng hệ số tƣơng quan giữa điểm kỹ
năng và kiểm kiến thức của SV trong DA 1, khóa 53
Diem_kt

Diem_kt
1

Diem_kn
.908**

Pearson
Correlation
Sig. (2-tailed)
N
23
Diem_kn
Pearson
.908**
Correlation
Sig. (2-tailed)
.000
N

23
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

.000
23
1

23

Kết quả trên, có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa kỹ năng học tập
và kết quả kiến thức về nội dung GDBĐKH mà SV đạt được, sự kết hợp
và vận dụng có hiệu quả các kỹ năng trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức
ở bậc đại học là điều kiện cần để hình thành và phát triển năng lực nghề
cho SV. Đây là biểu hiện năng lực nền tảng để nâng cao năng lực sư phạm
nói chung và năng lực dạy học tích hợp GDBĐKH cho SV nói riêng. Quá
trình trực tiếp tiến hành thực nghiệm DA 1 lần thứ nhất và lần thứ hai cho
hai khóa đào tạo SV sư phạm Địa lý, chúng tôi nhận thấy:
Về cơ bản, DA đã góp phần hình thành được một số kỹ năng cơ bản
giúp SV thực hiện các hoạt động học tập và tạo tiền đề thuận lợi để hình
thành năng lực dạy học tích hợp GDBĐKH ở các môn học sau.Đồng thời,
tạo hứng thú học tập tích cực trong quá trình SV thực hiện DA.


21

3.5.2. Kết quả thực nghiệm của dự án 2
Bảng 3.21. Một số giá trị thống kê mô tả của năng lực sử dụng
PTDH sau khi tiến hành DA
N


Valid
Missing

Mean
Median
Std. Deviation
Minimum
Maximum

Pe-Test
23
0
19.4348
20.0000
3.60336
12.00
26.00

Post-Test
23
0
28.0435
28.0000
2.96155
21.00
34.00

Quan sát bảng chúng ta sẽ thấy có sự thay đổi ở một số giá trị thống
kê mô tả của nhóm thực nghiệm đối với năng lực sử dụng PTDH, điểm
chênh lệch giữa Pre-Test và Post-Test là 8,6087 điểm chứng tỏ hiệu quả

của PPDA đối với quá trình rèn luyện và phát triển năng lực sử dụng
PTDH tích hợp GDBĐKH.
Sử dụng phép kiểm chứng T-Test phụ thuộc, chúng tôi thu được kết
quả như sau:
Bảng 3.22. Giá trị kiểm chứng sự khác biệt của điểm trung bình
năng lực sử dụng PTDH trƣớc và sau DA

Pair
1

Paired Differences
95% Confidence
Interval of the
Std.
Difference
Std.
Error
Sig. (2Mean Deviation
Mean
Lower
Upper
t
df tailed)
Pre-Test
- 1.49967
.31270
-7.96019
- 22
.000
Post-Test 8.60870

9.25720
27.530

Từ bảng 3.14, có thể thấy trị số p-value (Sig.(2-tailed)) tương ứng với
thống kê – 27,530, với khoảng tin cậy 95% biến thiên từ - 9,25720 đến 7,96019 là có ý nghĩa. Có nghĩa là có sự tiến bộ về điểm đo thành tố tiêu chí
năng lực sử dụng PTDH tích hợp GDBĐKH sau khi SV tiến hành thực hiện
DA số 2.Từ kết quả thực nghiệm của DA 2, có thể thấy thông qua việc tổ
chức DA cho SV nhóm TN có thể phát triển năng lực dạy học tích hợp ở SV.
Qua hai dự án thực nghiệm, có thể nhận thấy PPDA là PPDH phù
hợp với dạy học tích hợp, cụ thể là tích hợp GDBĐKH: (1) tạo cho người
học cơ hội rèn luyện và phát triển các kỹ năng phục vụ học tập, cải thiện
kết quả học tập qua đó phát triển năng lực tự học, hợp tác nghiên cứu
những vấn đề có tính phức hợp, gắn liện với thực tiễn cuộc sống, với yêu
cầu đổi mới dạy học hiện nay cho SV ngành sư phạm Địa lý; (2) Tăng
cường cơ hội để người học học thông qua hành động, phù hợp với yêu cầu


22

rèn luyện và nâng cao năng lực sư phạm, trong đó có năng lực dạy học
tích hợp cho giáo sinh Địa lý ở trường Đại học Vinh.
3.5.3. Kết quả đánh giá tính hợp lí của quy trình tổ chức thực hiện
PPDA
Dựa vào tiêu chí đánh giá tính hợp lí của quy trình thực hiện PPDA
trong GDBĐKH ở chương 2 (bảng 2.7), tiến hành tổng hợp kết quả từ
phiếu phản hồi DA của SV qua các đợt thực nghiệm.
Bảng 3.21. Kết quả đánh giá tính hợp lí của quy trình thực hiện PPDA
Hop li

Phu hop


Kha thi

Thap
Trungbinh
Cao
Total
Thap
Trungbinh
Cao
Total
Thap
Trungbinh
Cao
Total

Frequency
2
18
33
53
2
18
33
53
2
21
30
53


Percent
3.8
34.0
62.3
100.0
3.8
34.0
62.3
100.0
3.8
39.6
56.6
100.0

Valid Percent
3.8
34.0
62.3
100.0
3.8
34.0
62.3
100.0
3.8
39.6
56.6
100.0

Cumulative
Percent

3.8
37.7
100.0
3.8
37.7
100.0
3.8
43.4
100.0

Từ kết quả trên, có thể thấy quy trình thực hiện PPDA trong dạy học tích
hợp GDBĐKH được SV đánh giá hợp lí trong quá trình thực hiện, phù hợp
với chủ đề và phát triển năng lực của SV, đảm bảo tính khả thi (trên 56%).
Hầu hết SV phát huy tính tự chủ trong các giai đoạn thực hiện của DA.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, với những kết quả đã nêu ở phần nội dung
của luận án, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
Sử dụng PPDA để dạy học tích hợp GDBĐKH là một trong những
PPDH có hiệu quả để đạt được mục tiêu của GDBĐKH. Mục tiêu của dạy
học tích hợp GDBĐKH vừa góp phần “gieo” vào người học kiến thức, kỹ
năng, thái độ về ứng phó với BĐKH, vừa hình thành ở sinh viên sư phạm
năng lực dạy học tích hợp GDBĐKH trong tương lai/thực tế dạy học phổ
thông. Thông qua thực hiện GDBĐKH, giáo dục thể hiện vai trò quan
trọng trong ứng phó với BĐKH toàn cầu hiện nay. Đồng thời mở ra cơ hội
tái định hướng quá trình dạy học, làm cho việc dạy và học trở nên sáng tạo
hơn, có ý nghĩa hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực người học trong
bối cảnh hiện nay.



×