Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Lựa chọn thị trường niêm yết chứng khoán ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-------------




NGUYỄN THỊ TÁM







LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG NIÊM YẾT
CHỨNG KHOÁN RA NƯỚC NGOÀI CHO
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM









LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ








TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-------------




NGUYỄN THỊ TÁM





LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG NIÊM YẾT
CHỨNG KHOÁN RA NƯỚC NGOÀI CHO
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM



Chuyên ngành : Kinh Tế Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số : 60.31.12



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THỊ LANH





TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ người
hướng dẫn khoa học là TS. Lê Thị Lanh và những bạn bè, đồng nghiệp đã giúp
đỡ tôi trong quá trình làm nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào.


Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2010
Tác giả



Nguyễn Thị Tám

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG NIÊM YẾT
CHỨNG KHOÁN RA NƯỚC NGOÀI...................................................................4


1.1 Lý luận chung về niêm yết chứng khoán và niêm yết chứng khoán ra nước ngoài
.....................................................................................................................................4

1.1.1 Niêm yết chứng khoán ............................................................................... 4

1.1.2 Niêm yết chứng khoán ra nước ngoài ........................................................ 4

1.1.3 Những lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam niêm yết ra nước ngoài.......... 4

1.1.4 Những thuận lợi và khó khăn khi doanh nghiệp niêm yết ra nước ngoài .. 6

1.1.4.1 Thuận lợi.......................................................................................... 6

1.1.4.2 Khó khăn.......................................................................................... 7

1.2 Tiêu chuẩn niêm yết trên thị trường chứng khoán các nước ................................8

1.2.1 Thị trường lớn nhất thế giới NYSE............................................................ 8

1.2.1.1 Lịch sử hình thành ........................................................................... 8


1.2.1.2 Các điều kiện qui định cơ bản về niêm yết trên sàn NYSE........... 10

1.2.2 Thị trường điện tử hiện đại nhất thế giới NASDAQ................................ 10

1.2.2.1 Lịch sử hình thành ......................................................................... 11

1.2.2.2 Tiêu chuẩn niêm yết ...................................................................... 12

1.2.3 Thị trường LSE London – thị trường đặc trưng Châu Âu....................... 13

1.2.3.1 Lịch sử hình thành ......................................................................... 13

1.2.3.2 Tiêu chuẩn niêm yết ...................................................................... 13

1.2.4. Thị trường HKEX Hong Kong – trung tâm tài chính khu vực Đông Nam
Á ........................................................................................................................ 14


1.2.4.1 Lịch sử hình thành ......................................................................... 14

1.2.4.2 Tiêu chuẩn niêm yết ...................................................................... 15

1.2.5 Thị trường SGX Singapore – thị trường cạnh tranh với HKEX HongKong
........................................................................................................................... 15

1.2.5.1 Lịch sử hình thành ......................................................................... 16

1.2.5.2 Tiêu chuẩn niêm yết ...................................................................... 17


1.2.6 So sánh tiêu chuẩn niêm yết của các sàn giao dịch chứng khoán ............ 18

1.2.7 Sự lựa chọn thị trường niêm yết ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt
Nam ................................................................................................................... 20

1.2.7.1 Đối với thị trường Mỹ và London ................................................. 20

1.2.7.2 Đối với thị trường Hong Kong và Singapore ................................ 24

1.3 Một số quan điểm và kinh nghiệm lựa chọn thị trường niêm yết ra nước ngoài
trên thế giới ...............................................................................................................27

1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn thị trường niêm yết ra nước ngoài .. 27

1.3.2 Kinh nghiệm niêm yết ra nước ngoài trên thế giới .................................. 29

Kết luận chương 1.....................................................................................................31


Chương 2: THỰC TRẠNG NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN RA NƯỚC NGOÀI
CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM....................................................................33


2.1 Tình hình thị trường chứng khoán trong nước khơi nguồn cho hoạt động niêm
yết ra nước ngoài.......................................................................................................33

2.2 Cơ sở pháp l ý cho hoạt động niêm yết chứng khoán ở thị trường trong nước và
nước ngoài.................................................................................................................34

2.3 Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam niêm yết ra nước ngoài..............................35


2.3.1 Hành trình Cavico lên Sàn Nasdaq .......................................................... 35

2.3.1.1 Sơ lược về Cavico.......................................................................... 35

2.3.1.2 Cavico trên chặn đường dài từ thị trường cổ phiếu tự do Mỹ Pink
sheets lên thị trường OTC Bulletin Board và đích đến Nasdaq ............... 36


2.3.2 Vinamilk gặt hái thành quả sau hai năm chuẩn bị cho quá trình niêm yết
trên sàn SGX Singapore .................................................................................... 37

2.3.2.1 Tóm tắt lịch sử Vinamilk............................................................... 37

2.3.2.2 Con đường Vinamilk lên sàn SGX Singapore............................... 38

2.3.3 Kế hoạch chuẩn bị lên sàn SGX của PV Drilling ................................... 40

2.3.3.1 Khái quát về PV Drilling.............................................................. 40

2.3.3.2 Kế hoạch chuẩn bị lên sàn SGX .................................................... 40

2.4 Một số thành quả đạt được từ hoạt động niêm yết ra nước ngoài của doanh
nghiệp Việt Nam .......................................................................................................44

2.5 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế khi doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn thị
trường niêm yết ra nước ngoài..................................................................................46

2.5.1 Hạn chế..................................................................................................... 46


2.5.1.1 Mức độ minh bạch thông tin cao ở thị trường nước ngoài............ 47

2.5.1.2 Quản trị công ty ở sàn nước ngoài có tính bảo vệ nhà đầu tư rất cao
................................................................................................................... 49

2.5.1.3 Đối thủ cạnh tranh lớn và nhà đầu tư tinh vi ở các sàn ngoại ....... 51

2.5.1.4 Hàng lang pháp lý cho hoạt động niêm yết ra nước ngoài chưa đầy
đủ, rõ ràng.................................................................................................. 51

2.5.1.5 Tiêu chuẩn kế toán Việt Nam còn nhiều hạn chế so với thông lệ
quốc tế........................................................................................................ 52

2.5.1.6 Nguồn nhân lực cho hoạt động niêm yết ra nước ngoài................ 53

2.5.2 Nguyên nhân các hạn chế......................................................................... 54

2.6 Khảo sát về sự am hiểu hoạt động niêm yết ra nước ngoài của các doanh nghiệp
tại TPHCM................................................................................................................54

Kết luận chương 2.....................................................................................................64

Chương 3: GIẢI PHÁP LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG NIÊM YẾT CHỨNG
KHOÁN RA NƯỚC NGOÀI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .......65

3.1 Định hướng và dự báo nhu cầu niêm yết ra nước ngoài ....................................65

3.2 Cơ sở đề xuất giải pháp.......................................................................................66



3.3 Giải pháp để doanh nghiệp lựa chọn thị trường phù hợp cho hoạt động niêm yết
ra nước ngoài.............................................................................................................67

3.3.1 Các giải pháp vĩ mô.................................................................................. 68

3.3.1.1 Hoàn thiện hành lang pháp l ý liên quan hoạt động niêm yết ra nước
ngoài .......................................................................................................... 68

3.3.1.2 Qui định về công bố thông tin ở mức độ bảo vệ nhà đầu tư cao ... 68

3.3.1.3 Đưa hoạt động niêm yết ra nước ngoài vào định hướng ............... 69

3.3.1.4 Điều chỉnh chuẩn mực kế toán phù hợp thông lệ quốc tế ............. 70

3.3.1.5 Cổ phần hoá sở giao dịch chứng khoán – con đường giúp doanh
nghiệp quen dần với tiêu chuẩn quốc tế .................................................... 70

3.3.2 Các giải pháp vi mô.................................................................................. 71

3.3.2.1 Nâng cao mức độ am hiểu của doanh nghiệp về hoạt động niêm yết
ra nước ngoài ............................................................................................. 71

3.3.2.2 Lựa chọn nhà tư vấn phù hợp ........................................................ 73

3.3.2.3 Nâng cấp và cải thiện quản trị công ty trước khi niêm yết ra nước
ngoài .......................................................................................................... 73

3.3.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản l ý................................... 77

3.3.3 Giải pháp hổ trợ........................................................................................ 78


3.3.3.1 Tạo ra nhiều kênh thông tin liên quan hoạt động niêm yết ra nước
ngoài .......................................................................................................... 78

3.3.3.2 Đào tạo đội ngũ phục vụ công tác niêm yết ra nước ngoài ........... 78

Kết luận chương 3.....................................................................................................79

KẾT LUẬN..............................................................................................................81

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................82

Phụ lục 1: Số lượng công ty niêm yết trên các sàn giao dịch thế giới_WFE 2009...88

Phụ lục 2: Vốn hoá thị trường của các sàn giao dịch trên thế giới_WFE 2009........89

Phụ lục 3: Vốn hoá thị trường/GDP của các sàn giao dịch trên thế giới ..................90

Phụ lục 4: So sánh tiêu chuẩn niêm yết trên các thị trường......................................91

Phụ lục 6: Bảng câu hỏi khảo sát ..............................................................................96


Các từ viết tắt
ADR : American Deposit Receipts
AIM : Alternative Investment Market
CSRC : China’s Securities Regulatory Commission
DN : Doanh nghiệp
HĐQT : Hội đồng quản trị
HKMA : HongKong Monetary Authority

HKSE : HongKong Stock Exchange
HOSE : Hochiminh Stock Exchange
IAS : International Accounting System
IPO : Initial Public Offering
LSE : London Stock Exchange
MAS : Monetary Authority of Singapore
NYSE : New York Stock Exchange
NASDAQ : National Association of Securities Dealers Automated Quotation
PSM : Professional Securities Market
PWC : PricewaterhouseCoopers
SEC : Securities and Exchange Commission
SGX : Singapore Stock Exchange
SPAC : Special Purpose Acquisition Company

TSE : Tokyo Stock Exchange
R&D : Research & Development
VAS : Vietnamese Accounting System
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 : So sánh phí niêm yết giữa các thị trường chứng khoán ..................... trang 22
Bảng 1.2: Số lượng công ty nước ngoài niêm yết trên các sàn ............................ trang 23
Bảng 1.3:
Qui mô các thị trường chứng khoán
................................................ trang 27
Bảng 2.1: Biến động chỉ số VN-Index 6/2006-2/2010 ........................................ trang 33
Bảng 2.2: So sánh vốn hoá thị trường giữa các sàn giao dịch ............................. trang 34
Bảng 2.3: Lợi nhuận trước thuế của Vinamilk 2006-2008 .................................. trang 38
Bảng 2.4: Lợi nhuận trước thuế PV Drilling 2005-2008 ..................................... trang 40
Bảng 2.5: Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư và minh bạch thông tin các quốc gia Đông Nam Á
năm 2010.............................................................................................................. trang 48

Bảng 2.6: Nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thị trường niêm yết nước
ngoài..................................................................................................................... trang 55
Bảng 2.7: Nhân tố quyết định trong hoạt động niêm yết nước ngoài.................. trang 56
Bảng 2.8: Mức độ am hiểu về niêm yết ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.........
............................................................................................................................. trang 57
Bảng 2.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn thị trường niêm yết ra nước
ngoài..................................................................................................................... trang 58
Bảng 2.10: Mục đích niêm yết ra thị trường nước ngoài ..................................... trang 58
Bảng 2.11: Ảnh hưởng của quy định pháp luật đến hoạt động niêm yết ngoại... trang 59
Bảng 2.12: Chi phí ảnh hưởng đến quyết định niêm yết ra nước ngoài .............. trang 59
Bảng 2.13: Nhân tố nội lực doanh nghiệp ảnh hưởng tiến trình niêm yết
ngoại .................................................................................................................... trang 60
Bảng 2.14: Lợi nhuận luỹ kế 3 năm của công ty được khảo sát......................... trang 60
Bảng 2.15: Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm của các công ty .............
.............................................................................................................................. trang 61
Bảng 2.16: Số lượng cổ đông hiện hành của công ty được khảo sát ................... trang 61
Bảng 2.17: Bất lợi rào cản ngôn ngữ đến niêm yết ra nước ngoài ...................... trang 62
Bảng 2.18: Thời gian chuẩn bị niêm yết.............................................................. trang 62
Bảng 2.19: Trị giá niêm yết của các công ty ........................................................ trang 63


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Là nhà quản trị tài chính, đi tìm nguồn tài trợ cho doanh nghiệp là mục tiêu tối
quan trọng. Tìm ở đâu và tìm như thế nào để phù hợp với điều kiện hiện tại của
doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đang tăng trưởng nhanh, đã niêm
yết ở sàn HOSE, muốn có nhiều nhà đầu tư chiến lược nhận diện mình và tìm

nguồn tài trợ cho những dự án mới trong hoàn cảnh thị trường chứng khoán trong
nước kém tính thanh khoản. Niêm yết chứng khoán ra nước ngoài phải chăng là
giải pháp tốt.

Trên thế giới có nhiều thị trường chứng khoán đã khẳng định tên tuổi trong nhiều
thập kỷ qua, đáng kể nhất phải nói đến NYSE, NASDAQ, LSE, TSE và thị
trường khu vực Châu Á, nơi mà các nước có tốc độ tăng trưởng nhanh như Hong
Kong, Singapore, Hàn quốc, Thái Lan, Malaysia…Vậy thị trường nào phù hợp
với Công ty Việt Nam trong thời điểm hiện nay?

Tiêu chí nào thường được dùng làm căn cứ cho việc lựa chọn thị trường chứng
khoán nước ngoài ở những nước phát triển trên thế giới. Những tiêu chí nào được
doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhiều nhất và tác động mạnh nhất vào quyết
định lựa chọn thị trường niêm yết ra nước ngoài. Hoạt động này chỉ mới xuất
hiện tại Việt Nam nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu liên quan lĩnh vực
này. Doanh nghiệp có nhu cầu thật sự về niêm yết ngoại có ít thông tin và phụ
thuộc vào các công ty tư vấn. Vì lẽ đó, tác giả đã chọn đề tài “Lựa chọn thị
trường niêm yết chứng khoán ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam
” để giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về lựa chọn thị trường như thế nào
và góp phần tiết kiệm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.


2. Mục tiêu nghiên cứu
2
Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề sau:
Tổng quan về niêm yết chứng khoán ra nước ngoài tại một số sàn giao
dịch trên thế giới.
Đưa ra một số quan điểm về lựa chọn thị trường niêm yết.
Phân tích thực trạng niêm yết chứng khoán ra nước ngoài của doanh
nghiệp Việt Nam. Tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa

chọn thị trường và những hạn chế liên quan hoạt động này.
Trên cơ sở những l ý luận và thực trạng, đề xuất một số giải pháp giúp
doanh nghiệp lựa chọn thị trường phù hợp nhằm góp phần thành công cho
doanh nghiệp muốn đưa cổ phiếu xuất ngoại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Công ty Vinamilk, Cavico, PV Drilling, các doanh nghiệp thuộc khối ngân hàng
và chứng khoán.
Trên thế giới có rất nhiều thị trường chứng khoán phát triển. Vì mỗi sàn giao
dịch có đặc trưng, qui định pháp luật, điều kiện niêm yết khác nhau mà việc tìm
hiểu những qui định này mất nhiều thời gian và công sức nên trong phạm vi đề
tài này chỉ chọn năm thị trường lớn, đặc trưng cho mỗi Châu lục làm đối tượng
nghiên cứu, đó là Nyse, Nasdaq, London, HongKong, và Singapore.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Lập bảng câu hỏi để khảo sát những vấn đề chính sau:
 Sự am hiểu của doanh nghiệp về niêm yết ngoại.
 Những nhân tố quyết định dẫn đến lựa chọn thị trường niêm yết.
 Mục đích niêm yết
 Nội lực doanh nghiệp ảnh hưởng đến tiến trình niêm yết.
 Qui định pháp luật tác động đến hoạt động niêm yết.
 Thời gian chuẩn bị cần thiết .
Dùng chương trình phân tích dữ liệu SPSS, phương pháp thống kê mô tả
để xử lý dữ liệu thu thập được từ bảng câu hỏi.
3
Luận văn còn sử dụng thông tin, số liệu, tham khảo các luật, qui định từ
các sở giao dịch chứng khoán, thông tin trên báo cáo thường niên của các
công ty niêm yết liên quan đến đề tài, các tạp chí, công trình nghiên cứu,
và các trang web khác.

5. Kết cấu luận văn :

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về lựa chọn thị trường niêm yết chứng khoán ra nước
ngoài
Chương 2: Thực trạng niêm yết chứng khoán ra nước ngoài của doanh nghiệp
Việt Nam
Chương 3: Giải pháp lựa chọn thị trường niêm yết chứng khoán ra nước ngoài
cho các doanh nghiệp Việt Nam





















4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG

NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN RA NƯỚC NGOÀI


1.1 Lý luận chung về niêm yết chứng khoán và niêm yết chứng khoán
ra nước ngoài

Niêm yết có tên thông dụng Tiếng Anh là listing. Chào bán chứng khoán là IPO
và niêm yết ra nước ngoài là overseas listing hay cross-listing. Phạm vi bài này
làm rõ hai khái niệm sau:

1.1.1 Niêm yết chứng khoán

Theo luật chứng khoán năm 2006 “ Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng
khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung
tâm giao dịch chứng khoán”.

1.1.2 Niêm yết chứng khoán ra nước ngoài
Là việc đưa các chứng khoán niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tại nước
ngoài.

1.1.3 Những lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam niêm yết ra nước ngoài
Enrico C Perotti và Egbert Cordfunke (1997) chứng minh rằng niêm yết ở thị
trường danh tiếng có yêu cầu về minh bạch thông tin cao sẽ nâng cao hình ảnh
doanh nghiệp trong nhà đầu tư và một lần nữa khẳng định triển vọng doanh
nghiệp. Niêm yết nước ngoài giúp công ty có tầm nhìn quốc tế và danh tiếng sẽ
được nhận ra bởi khách hàng và đối tác chiến lược (James C. Chapman, Wanli
Xu, Nixson Peabody, 2008).

Durnev và Kim (2004) cho rằng công ty niêm yết ở sàn có qui định chất lượng
quản trị công ty tốt, hệ thống pháp luật tốt, bảo vệ nhà đầu tư thiểu số và nhà đầu

5
tư nước ngoài sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư từ bên ngoài. Nói cách khác sẽ làm
tăng tính thanh khoản cho chứng khoán của họ.


Qian Suan, Wilson H.S Tong, Yujun Wu (2007) kết luận công ty niêm yết ngoại
có sự gia tăng về tài sản và lợi nhuận, đòn bẩy thấp đi, tính thanh khoản cao hơn
so với những công ty niêm yết trong nước. Những công ty niêm yết ngoại chịu sự
giám sát nghiêm ngặt của những nhà đầu tư và đội ngũ quản l ý của công ty họ
nên bắt buộc phải tập trung vào mục tiêu phát triển dài hạn. Vì thế, trong giai
đoạn ngắn hạn sau niêm yết, thường không thể hiện sự cải thiện lợi nhuận ngay
lập tức. Những bằng chứng thực nghiệm cho thấy, các công ty niêm yết ngoại có
khuynh hướng cạnh tranh hơn và tạo ra những giá trị kinh tế thật sự cho nhà đầu
tư.

Theo Bernardo Bortolotti, Marcella Fantini và Carlo Scarpa (2000) niêm yết
ngoại giúp doanh nghiệp có cơ hội quảng bá doanh nghiệp mình, hấp dẫn nguồn
vốn quốc tế và có mối quan hệ liên kết với nền kinh tế thế giới. Dùng cách này
để đánh tiếng sự nhận biết của khách hàng nước ngoài.

Anderson và Tychon (1993) niêm yết nước ngoài kích thích những buôn bán giao
dịch thị trường trong nước vì đối với nhà đầu tư đây là tín hiệu của sự hoạt động
hiệu quả và triển vọng tương lai. Vì thế, công ty niêm yết ngoại thành công có
thể làm tăng giá cổ phiếu ở thị trường trong nước.

Cổ đông và những người quản l ý (người sử dụng vốn) thường có thông tin bất
cân xứng nên việc niêm yết nước ngoài ở thị trường có môi trường thông tin tốt
hơn, cơ chế giám sát tốt hơn, thị trường trưởng thành hơn sẽ rất có lợi cho cổ
đông trong việc giám sát hoạt động sử dụng vốn. Vậy nên niêm yết ra nước
ngoài, người được lợi cũng chính là các cổ đông hiện tại.


6
1.1.4 Những thuận lợi và khó khăn khi doanh nghiệp niêm yết ra nước ngoài

1.1.4.1 Thuận lợi
Chính sách thu hút công ty nước ngoài đến niêm yết vì mục tiêu cạnh tranh của
các sàn trên thế giới như các hoạt động về hổ trợ tư vấn pháp l ý. Nyse và Nasdaq
mở các chi nhánh tại China. HongKong, Singapore, London cũng từng đến Việt
Nam tổ chức hội thảo về niêm yết và đưa doanh nghiệp Việt Nam sang thăm các
sàn này để biết được cách thức hoạt động và sự mong đợi, kỳ vọng của những
nhà đầu tư tại đây. Singapore còn đưa ra chính sách khuyến khích các doanh
nghiệp đến gặp trực tiếp họ trước khi nộp đơn chính thức để họ tư vấn và đưa ra
những lời khuyên để tránh chi phí không cần thiết và đỡ mất thời gian cho doanh
nghiệp.

Thông thường, chính phủ ở các nước có trình độ phát triển thị trường chứng
khoán thấp đều khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
mình niêm yết ở sàn phát triển cao hơn như thuận lợi về thủ tục hành chính, thái
độ đối xử với doanh nghiệp. Các xu thế toàn cầu như xu thế toàn cầu hoá, hoạt
động gia nhập WTO, xu thế đa dạng hoá danh mục đầu tư và nhìn sang thị
trường các nước đang phát triển như Việt Nam của các nhà đầu tư quốc tế, xu thế
đi tìm đối tác chiến lược của công ty Việt Nam tạo làn sóng cho hoạt động niêm
yết ra nước ngoài.

Cuối cùng, một nhân tố cực kỳ quan trọng làm nhịp cầu cho hoạt động niêm yết
nước ngoài, đó là việc ra đời của sàn giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí
Minh. Từ lúc ra đời đến nay thị trường đã hoạt động được 10 năm với sự thiết lập
các luật chơi của thị trường. Nếu không có tiếng rung chuông đầu tiên cách đây
10 năm để khởi đầu giao dịch thị trường thì đến nay sẽ không có khái niệm niêm
yết ra nước ngoài. Các qui định pháp luật ban hành đã có nghiên cứu chuyên sâu

các qui định của các sàn giao dịch trên thế giới. Vì lẽ đó, doanh nghiệp Việt Nam
niêm yết sàn trong nước không còn lạ với vấn đề công bố thông tin như thông tin
7
về doanh nghiệp, các thông tin tài chính, định hướng phát triển doanh
nghiệp…và bước đầu xây dựng quan hệ với nhà đầu tư. Tất cả những vấn đề này
sẽ giúp doanh nghiệp không bỡ ngỡ khi niêm yết ra nước ngoài.

1.1.4.2 Khó khăn
Sự e ngại của nhà đầu tư nước ngoài về rào cản ngôn ngữ và văn hoá. Nhà đầu tư
e ngại vấn đề khai thác thông tin công ty, có những thông tin đưa lên website
trong nước nhưng lại không công bố hay có sẵn khi chuyển sang ngôn ngữ tiếng
nước ngoài nên họ vẫn thích thị trường nội địa hơn, nơi mà có rất nhiều nhà đầu
tư trong nước (HKEX, Oct 2007).

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có hoàn cảnh lịch sử, thể chế, chế độ kế toán, các
qui định pháp luật khác nhau và sẽ không tránh khỏi sự chồng chéo các qui định
pháp luật. Việc phải tuân thủ các qui định, chuẩn mực kế toán nước ngoài hay
chuẩn mực kế toán quốc tế làm các doanh nghiệp tốn kém thời gian và chi phí,
buộc các nhà làm luật tại quốc gia có doanh nghiệp muốn niêm yết nước ngoài
phải điều chỉnh, cải cách những qui định hiện tại để phù hợp thông lệ quốc tế.
Điển hình là Trung Quốc và Nhật Bản đã mất 10-20 năm cho việc cải cách này.

Bản thân doanh nghiệp niêm yết cũng không có đủ am hiểu về các qui định luật
pháp ở các sàn nên phải phụ thuộc nhiều vào chuyên gia và cần thời gian chuẩn
bị để tuân thủ và hấp thu các luật. Mặt khác, việc chưa có định hướng của chính
phủ và hành lang pháp l ý cho hoạt động niêm yết nước ngoài sẽ là khó khăn rất
lớn với doanh nghiệp đi niêm yết vì doanh nghiệp phải tự mò mẫm con đường,
vừa đi, vừa xin ý kiến chỉ đạo.

Việc đáp ứng các yêu cầu về số liệu tài chính đòi hỏi doanh nghiệp phải có bộ dữ

liệu quá khứ với chi tiết cao, có thể chuyển đổi theo chuẩn nước ngoài. Yêu cầu
minh bạch cao và bắt buộc thiết lập tốt quan hệ với nhà đầu tư. Để làm được
8
những điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có quá trình đầu tư công nghệ thông
tin và nó cũng trở nên khó khăn đối với doanh nghiệp chưa đầu tư công nghệ
thông tin đúng mực.

1.2 Tiêu chuẩn niêm yết trên thị trường chứng khoán các nước
1.2.1 Thị trường lớn nhất thế giới NYSE
1.2.1.1 Lịch sử hình thành

NYSE thành lập vào năm 1792, xuất phát từ thoả thuận thành lập thị trường của
24 nhà môi giới Mỹ dưới gốc cây buttonwood mà bây giờ là số 68 Wall Street.
Ban đầu hoạt động phi lợi nhuận. Tính đến nay, NYSE có 218 năm chiều dài lịch
sử. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, năm 1914 tạm thời đóng cửa vì
thế chiến thứ nhất. Năm 1934 đạo luật chứng khoán được ban hành, SEC ra đời,
cơ quan quyền lực quản l ý các hoạt động niêm yết tại Mỹ.

Về cơ cấu quản l ý, NYSE là sàn giao dịch lớn và có cơ cấu phát triển phức tạp.
Năm 2006, NYSE sáp nhập với hai sàn giao dịch Pacific Exchange, và
Archipelago để trở thành NYSE Group. Năm 2007, NYSE Group tiếp tục sáp
nhập với Euronext (bao gồm các sàn Lisbon Exchange, London International
Financial Futures And Options Exchange (Liffe), Paris Bourse, Brussels
Exchange, Amsterdam Exchange), để thành trở nhóm thị trường tài chính toàn
cầu có tên gọi là NYSE Euronext như hiện nay.

NYSE là thị trường lớn nhất thế giới xét theo nhiều chỉ tiêu khác nhau. Theo số
liệu thống kê năm 2009 của tổ chức World Federation of Exchanges (WFE), vốn
hoá thị trường NYSE chiếm 24.8% (11,838 tỷ USD) trong tổng số 47,783 tỷ
USD của tổng vốn hoá thị trường của các sở giao dịch chứng khoán thành viên

của tổ chức này (bao gồm thị trường Mỹ, Châu Á-Thái Bình Dương, Châu Âu,
Châu Phi và Trung Đông) và đứng số một trên thế giới. Thị trường thu hút 2,327
9
doanh nghiệp niêm yết, trong đó 495 là công ty đến từ nước ngoài, đứng thứ hai
trên thế giới (sau LSE London với 613 công ty).

NYSE có lịch sử lâu đời nên công ty niêm yết trên NYSE cũng lâu đời.Tuy
nhiên, đối với các công ty nước ngoài niêm yết trên NYSE thường có qui mô lớn,
mới cổ phần hóa, khuynh hướng xuất khẩu, tỷ lệ tăng trưởng cao, công nghệ cao,
hoạt động R&D chuyên sâu.

Xét về qui mô IPO, theo số liệu thống kê năm 2007 của Dealogic, khi so sánh
NYSE với Nasdaq, LSE, HKEX, các công ty có qui mô IPO từ 6.4 triệu USD
đến 6 tỷ USD, riêng thị trường NYSE có số trung vị về qui mô IPO của các công
ty là hơn 200 triệu USD. Một nghiên cứu khác của PWC (2009), cho thấy số
trung vị qui mô IPO trên NYSE giai đoạn 2004-2008 từ 212 triệu USD đến 220
triệu USD. Các ngành chính công ty nước ngoài niêm yết thường là dịch vụ kinh
doanh, tài chính, năng lượng, công nghiệp.

Các công ty có thể niêm yết tại NYSE qua ba hình thức, đó là trực tiếp, SPAC,
và ADR. Niêm yết trực tiếp là công ty nước ngoài trực tiếp đứng ra phát hành
dưới sự bảo lãnh của định chế tài chính được phép theo qui định của SEC. SPAC
(sáp nhập ngược) là công ty đã niêm yết nhưng không có tài sản và kinh doanh,
được thành lập nhằm mục đích tìm các công ty để sáp nhập. Nhiều công ty muốn
niêm yết trên NYSE, đặc biệt là các công ty nước ngoài thường chọn hình thức
sáp nhập ngược này. Sở dĩ SPAC được tin cậy là vì người ta tin vào những nhà
sáng lập ra SPAC (thường là những công ty có tiếng). ADR ( American Deposit
Receipts) là biên nhận của những cổ phiếu, ADR được định giá và mua bán ở
Mỹ, do ngân hàng lưu k ý có tiếng ở Mỹ phát hành ra thị trường Mỹ theo sự đồng
ý của công ty, đồng thời ngân hàng này nắm giữ những cổ phiếu gốc của những

công ty phát hành từ nước ngoài. Cổ phiếu vật chất vẫn được duy trì ở nước
ngoài.
10

1.2.1.2 Các điều kiện qui định cơ bản về niêm yết trên sàn NYSE


Nguồn :The listed company manual- 103 Minimum Numerical Standards Non-
U.S. Companies Equity Listings Distribution - Nyse

1.2.2 Thị trường điện tử hiện đại nhất thế giới NASDAQ
Tiêu chí (NYSE) Các yêu cầu chính
Số lượng cổ phiếu do công chúng nắm giữ 1.100.000 cổ phiếu
Giá cổ phiếu vào lúc xin niêm yết, tối thiểu 4 đôla Mỹ/ cp
Thoả mãn một trong những điều kiện sau:
Điều kiện 1:
Lợi nhuận trước thuế 3 năm gần nhất
Lợi nhuận trước thuế trong 2 năm gần nhất, tối
thiểu
Lợi nhuận trước thuế 3 năm gần nhất phải dương

10 triệu đôla Mỹ
2 triệu đôla Mỹ/năm
Hoặc là:

Lợi nhuận trước thuế 3 năm gần nhất
Lợi nhuận trước thuế trong năm gần nhất, tối thiểu
Lợi nhuận trước thuế, trước năm gần nhất, tối
thiểu



12 triệu đôla Mỹ
5 triệu đôla Mỹ

2 triệu đôla Mỹ

Điều kiện 2:
a. Giá trị của dòng tiền
Giá trị vốn hoá thị trường toàn cầu
Doanh thu 12 tháng gần nhất
Dòng tiền đã được điều chỉnh, kết hợp cho 3năm gần
nhất , cả 3 năm đều dương

b. Giá trị doanh thu thuần
Giá trị vốn hoá thị trường toàn cầu
Doanh thu năm tài chính gần nhất




500 triệu đôla Mỹ
100 triệu đôla Mỹ

25 triệu đôla Mỹ


750 triệu đôla Mỹ
75 triệu đôla Mỹ

Điều kiện 3:

Giá trị vốn hoá thị trường toàn cầu
Tổng tài sản
Vốn cổ phần


150 triệu đôla Mỹ
75 triệu đôla Mỹ
50 triệu đôla Mỹ
11
1.2.2.1 Lịch sử hình thành
Nasdaq thành lập năm 1971, là thị trường chứng khoán điện tử đầu tiên trên thế
giới. Sự có mặt của Nasdaq làm gia tăng giao dịch trên thị trường OTC cho cổ
phiếu không đủ điều kiện niêm yết trên những thị trường giao dịch lớn tại Mỹ,
ngày giao dịch đầu tiên có 2500 cổ phiếu. Những công ty lớn bắt đầu tách ra khỏi
công ty nhỏ trên Nasdaq từ 1982 đến 1986. Hình thành Nasdaq 100 Index là chỉ
số của top 100 công ty lớn nhất niêm yết trên Nasdaq. Nasdaq trở thành thị
trường cạnh tranh với Nyse đặc biệt là khi thị trường này sáp nhập với American
Stock Exchange để có thêm hoạt động kinh doanh mới là quyền chọn và phái
sinh.

Năm 2006 thành lập Nasdaq Global Select với tiêu chuẩn niêm yết cao nhất trên
thế giới. Tháng 12/2007 Nasdaq bán cổ phần cho OMX và đổi tên thành Nasdaq
OMX Group, Inc. Nasdaq còn đầu tư mua cổ phần của một số sở giao dịch trên
thế giới. Để bành trướng hoạt động của mình và kết nối các Châu Lục, tháng
9/2007 Nasdaq bắt đầu mở nhiều văn phòng tại Châu Âu, Trung Đông, Châu
Á….Đến cuối năm 2009, số liệu vốn hoá thị trường đạt mức US$ 3,239 tỷ, đứng
thứ ba thế giới sau NYSE Euronext (US) và Tokyo.

Nasdaq là sàn giao dịch bằng điện tử hoàn toàn, không có yếu tố thủ công. Các
giao dịch được thực hiện qua hệ thống máy tính và hệ thống truyền thông. Sàn

giao dịch là thị trường của những nhà tạo lập thị trường, hiện nay Nasdaq có hơn
265 nhà tạo lập thị trường (market maker). Môi giới (Broker) không mua bán
chứng khoán trực tiếp với nhau mà thực hiện thông qua nhà tạo lập thị trường.

Đến cuối năm 2009, Nasdaq có 2,852 công ty niêm yết, trong đó 283 là công ty
nước ngoài. Nasdaq kinh doanh giao dịch nhiều loại chứng khoán khác nhau
nhưng chủ yếu là của những công ty nổi tiếng, công nghệ cao, cổ phiếu mới, tốc
12
độ tăng trưởng cao như Apple Inc, Intel, Google, Microsoft, Cisco, Oracle, Ebay
Inc, Yahoo, Adobe…

Ngày nay, Nasdaq có hơn 2 triệu người sử dụng ở hơn 83 quốc gia, nhờ hệ thống
điện tử, Nasdaq xử lý l 4,000 nghiệp vụ mỗi một giây, tiếp nhận 5.2 triệu lệnh
mỗi ngày.

1.2.2.2 Tiêu chuẩn niêm yết

Yêu cầu
(Nasdaq Global
Select Market)
Tiêu chuẩn 1 Tiêu chuẩn 2 Tiêu chuẩn 3
Thu nhập trước
thuế
Thu nhập trước
thuế 3 năm gần
nhất >= US$ 11
triệu
Thu nhập trước
thuế trong 2 năm
gần nhất >= US$

2.2 triệu/năm

Thu nhập trước
thuế mỗi 3 năm
gần nhất đều
dương


Dòng tiền Dòng tiền luỹ kế
cho 3 năm gần nhất
>= US$ 27.5 triệu,
mỗi 3 năm gần nhất
đều dương

Vốn hoá thị
trường
Trung bình >= US$
550 triệu cho 12
tháng gần nhất
Trung bình >= US$
850 triệu cho 12
tháng gần nhất
Doanh thu Năm tài chính trước
đó >= US$ 110
triệu
Năm tài chính trước
đó >= US$ 90 triệu
Giá mua vào Bid
price
US$ 4 US$ 4 US$ 4

Tiêu chuẩn kế
toán
US GAAP, GAAP của nước ngoài được điều chỉnh theo US
GAAP
Nguồn :
Nasdaq Listing Information, Listing Guides & Resources, Januanry 2010
13

1.2.3 Thị trường LSE London – thị trường đặc trưng Châu Âu
1.2.3.1 Lịch sử hình thành

Là một trong những thị trường lâu đời nhất, có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 17, từ
một quán cà phê, thực sự trở thành sàn vào 1801 với sự thiết lập các luật. Năm
1997 hệ thống giao dịch tự động ra đời. Năm 2003 phát triển thị trường phái sinh.
LSE chia làm hai thị trường khác nhau gồm thị trường chính Main Market

dành
cho những công ty lớn có hiệu quả cao, điều kiện niêm yết nghiêm ngặt hơn; thị
trường Alternative Investment Market (AIM) cho những công ty nhỏ hơn. Giá trị
vốn hoá thị trường đứng thứ năm thế giới đạt US$ 2,796 tỷ năm 2009 (số liệu
WFE).

LSE là thị trường tự động hoàn toàn. Chứng khoán có thanh khoản cao được giao
dịch trên hệ thống khớp lệnh tự động SETS automated system; hệ thống SEAQ
system dành cho chứng khoán giao dịch ít thường xuyên hơn. Nhà tạo lập thị
trường được yêu cầu nắm giữ chứng khoán của những công ty cụ thể, thiết lập
giá bán thấp nhất và giá mua cao nhất, đảm bảo luôn có thị trường cho các loại
chứng khoán này. Thị trường có 2,792 công ty khác nhau niêm yết, trong đó 613
là công ty nước ngoài (WFE 2009).


1.2.3.2 Tiêu chuẩn niêm yết

Tiêu chí (LSE Main Market) Các yêu cầu chính
Năm hoạt động tối thiểu Ít nhất 3 năm
Vốn hoá thị trường của đợt phát
hành
Ít nhất £ 700.000
Số lượng cổ phiếu do công chúng
nắm giữ
Ít nhất 25%
Bổ nhiệm nhà bảo trợ Nối kết giữa sở giao dịch và nhà phát hành
14

Nguồn : United Kingdom Listing Authority listing rules , 2005

1.2.4. Thị trường HKEX Hong Kong – trung tâm tài chính khu vực Đông
Nam Á
1.2.4.1 Lịch sử hình thành

Thành lập vào cuối thế kỷ thứ 19. Năm 1993 áp dụng khớp lệnh tự động. Năm
1995 giao dịch quyền chọn. Hong Kong Main Board là sàn dành cho công ty lớn,
đạt yêu cầu về lợi nhuận. Growth Enterprise Market (GEM) dành cho công ty có
rủi ro cao và tăng trưởng cao. Chỉ số Hang Seng năm 1969 bao gồm 33 công ty
lớn nhất chiếm 70% giá trị tất cả các cổ phiếu trên thị trường.

Vốn hoá thị trường đứng thứ ba trong khu vực, sau Shanghai và Tokyo, và thứ
bảy trên thế giới. Mặc dù vốn hoá thị trường cao (US$ 2,305 tỷ năm 2009-WFE)
nhưng HKEX thuộc vào sàn có ít doanh nghiệp nước ngoài đến niêm yết nếu so
với NYSE, Nasdaq, LSE, đến cuối năm 2009, con số này chỉ có 11 doanh nghiệp
nước ngoài ( nếu không kể những công ty Trung Quốc khoảng 400 công ty).


Thị trường có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư chiếm 41% trong tổng giá
trị giao dịch thị trường năm 2008. Trong đó, các nhà đầu tư tổ chức chủ yếu đến
từ Mỹ, Anh, các nước Châu Âu, Úc, Singapore , đến từ Trung Quốc, và các nước
khác là nhà đầu tư lẻ (HKEX, October 2009). Chính điều này làm cho thị trường
chứng khoáng HongKong trở thành khu vực giao dịch sôi động, có tiềm năng và
thu hút sự quan tâm của các công ty có ý định niêm yết.

Hoạt động độc lập đối với cổ
đông nắm quyền kiểm soát
Trên 30%
Tiêu chuẩn kế toán UK, IAS, US GAAP
Vốn lưu động Chứng minh đủ hoạt động cho nhu cầu hiện tại
và trong 12 tháng tới.
15
1.2.4.2 Tiêu chuẩn niêm yết

Thoả một trong ba điều kiện

Yêu cầu (HKEX
Main board)
1. Lợi nhuận 2. Vốn hoá thị
trường/ doanh thu
3. Vốn hoá thị
trường/ doanh thu/
dòng tiền
Lợi nhuận trước
thuế
Lợi nhuận trước
thuế 3 năm gần

nhất >= US$ 6.4
triệu
(Lợi nhuận trước
thuế trong năm
gần nhất >= US$
2.6 triệu và US
$3.8 triệu cho 2
năm kề trước đó)


Vốn hoá thị
trường
Ít nhất US$ 26
triệu tại thời điểm
niêm yết
Ít nhất US$ 513
triệu tại thời điểm
niêm yết

Ít nhất US$ 256
triệu tại thời điểm
niêm yết
Doanh thu Ít nhất US$ 64 triệu
cho năm tài chính
gần nhất đã được
kiểm toán
Ít nhất US$ 64 triệu
cho năm tài chính
gần nhất đã được
kiểm toán

Dòng tiền Dòng tiền dương
luỹ kế ít nhất US$
13 triệu cho 3 năm
tài chính trước đó
Số lượng cổ đông
tối thiểu
Ít nhất 300 Ít nhất 1000 Ít nhất 300
Năm hoạt động
tối thiểu
Ít nhất 3 năm hoạt động liên tục
Số lượng cổ
phiếu do công
chúng nắm giữ
HK $ 50 triệu ( US$ 6.4) hay ít nhất 25% ( 15%- 25% nếu vốn
hoá thị trường vượt HK$ 10 tỷ ( US$ 1.3))
Tiêu chuẩn kế
toán
GAAP: HongKong, UK, IAS, US
Nhà bảo trợ (
sponsor)
Bắt buộc phải bổ nhiệm nhà bảo trợ trong tiến trình niêm yết
ngoại
Nguồn : Basic Listing Requirements for Equities ( HongKong Exchanges and Clearing
Limited)


1.2.5 Thị trường SGX Singapore – thị trường cạnh tranh với HKEX
HongKong
16
1.2.5.1 Lịch sử hình thành


Thị trường chứng khoán SES Sinagpore thành lập năm 1973. Năm 1984, thị
trường phái sinh SIMEX thành lập. Năm 1999, SES và SIMEX hợp nhất và
thành lập thị trường chứng khoán SGX Singapore. SGX là thị trường đầu tiên ở
khu vực Châu Á Thái Bình Dương kết hợp giữa chứng khoán và phái sinh, là thị
trường điện tử đầu tiên ở khu vực. Năm 1999 được tờ Asset Magiazine bình chọn
là thị trường phái sinh tốt nhất khu vực Châu Á. Là thành viên sáng lập của
Globex Alliance cùng với một số thị trường phái sinh quan trọng khác, SGX có
sự đóng góp đáng kể vào thị trường Chicago, The American stock exchange,
Australian stock exchange, National stock exchange of India. Ngày 23/11/2000
SGX niêm yết chứng khoán trên thị trường của chính nó. Hai cơ quan quyền lực
giám sát thị trường chứng khoán là Cục quản l ý tiền tệ Singapore (MAS) và
SGX.

Theo số liệu của SGX, tính đến tháng 1/2008, SGX có tổng số công ty niêm yết
là 757, trong đó công ty nội địa là 473 chiếm 62% , công ty nước ngoài là 284
chiếm 38%. Vốn hoá thị trường đạt US$ 467 tỷ, trong đó vốn hoá của công ty nội
địa là US$ 311 tỷ chiếm 64%, công ty nước ngoài US$156 tỷ chiếm 34%. Hiệu
quả thị trường sàn SGX thể hiện qua các chỉ số Straits Times Index từ 1,490
điểm (1991) lên gần 3,482 điểm (2007) và tụt xuống 2,981 điểm tháng 1/2008.

Cơ cấu ngành của các doanh nghiệp tham gia thị trường đa dạng gồm có các
ngành vận chuyển/ kho bãi, sản xuất, thương mại, tài chính, quản l ý tài sản, dịch
vụ. Trong đó, ngành có tỷ trọng tham gia cao nhất đó là vận chuyển 19%, sản
xuất 18%, tài chính 16%, quản l ý tài sản 16%, thương mại 12%, còn lại là các
ngành khác. Số lượng công ty nước ngoài đến niêm yết từ các nước khác nhau
như Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật, Úc, Châu Âu, Mỹ, Canada, Ấn
Độ, Hàn Quốc. Trong đó, Trung Quốc là nước dẫn đầu, kế đến là HongKong và
các nước khu vực Đông Nam Á.

×