Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Phân tích xung đột trong sử dụng đất và đề xuất giải pháp ưu tiên trong quản lý trật tự xây dựng tại phường Đằng Lâm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.1 KB, 35 trang )

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta phát triển mạnh theo hướng
đa dạng hoá nhiều thành phần, tốc độ đô thị hoá nhanh, dẫn đến nhu cầu sử dụng
đất ngày càng tăng. Một phần đáng kể đất đai bị chuyển đổi từ đất nông nghiệp, đất
tư nhân sang các loại đất khác với chủ sở hữu hoặc sử dụng khác của các hộ cư dân.
Đồng thời, nhiều mâu thuẫn, xung đột xã hội nẩy sinh trong quá trình thu hồi đất, sử
dụng và quản lý đất đai. Tình trạng đơn thư khiếu kiện, khiếu nại kéo dài, vượt cấp,
tập trung đông người gây mất an ninh - trật tự tại các địa phương [Báo cáo số
229/BC-TTr ngày 07/7/2014 của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường]. Để giải
quyết tốt các vấn đề về xung đột trong sử dụng đất và các mối quan hệ của chúng có
ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, quản lý trật tự xây
dựng.
Phường Đằng Lâm, quận Hải An, được thành lập theo Nghị định số 106/NĐCP ngày 20/12/2002 của Chính phủ trên cơ sở sát nhập 05 xã của huyện An Hải và
01 phường của quận Ngô Quyền. Phường có 11 tổ dân phố, tổng diện tích đất tự
nhiên là 212,5 ha. Phường có tốc độ đô thị hoá nhanh trong thời gian qua, dẫn đến
những biến động phức tạp về sử dụng đất, đặc biệt là chuyển đổi mục đích từ sử
dụng đất nông nghiệp sang mục đích đất phi nông nghiệp. Nhiều khu vực nổi cộm
về chuyển đổi đất đai, nhiều xung đột nẩy sinh trong quá trình sử dụng đất và
chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tình trạng sử dụng đất sai mục đích, tự ý chuyển
nhượng đất trái phép, xây dựng nhà không phép, sai phép, trái phép là những hiện
tượng ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng.
Hiện nay, phường Đằng Lâm đã có nhiều cải cách trong công tác quản lý đất
đai, quản lý trật tự xây dựng nhằm phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân, đảm bảo an ninh - trật tự. Tuy nhiên, nhiều khó khăn nẩy sinh do các
nguyên nhân: một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đúng và thực hiện các quy định
của Luật đất đai, Luật xây dựng; trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ chưa được
nâng cao, chưa đáp ứng được nhiệm vụ, giải quyết công việc đạt hiệu quả thấp; các
mâu thuẫn, xung đột trong sử dụng đất đang tăng về số lượng, có nhiều tình tiết

30




phức tạp tại địa phương. Để góp phần giải quyết được các vấn đề trên, cần thiết dựa
trên những cơ sở khoa học và thực tiễn về phân tích xung đột trong sử dụng đất đưa
ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng
tại địa phương.
Xuất phát từ lý do thực tiễn đó, đề tài luận văn thạc sỹ: “Phân tích xung đột
trong sử dụng đất và đề xuất giải pháp ưu tiên trong quản lý trật tự xây dựng tại
phường Đằng Lâm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng” đã được lựa chọn
nghiên cứu và hoàn thành.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
a) Mục tiêu
Xác lập các cơ sở khoa học và thực tiễn về phân tích hiện trạng, biến động và
xung đột trong sử dụng đất phục vụ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác quản lý đất đai và quản lý trật tự xây dựng tại phường Đằng Lâm, quận Hải An,
Hải Phòng.
b) Nhiệm vụ
- Tổng quan tài liệu và xây dựng cơ sở lý luận về nghiên cứu xung đột trong
sử dụng đất phục vụ công tác quản lý đất đai và quản lý trật tự xây dựng;
- Phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất phường Đằng Lâm giai đoạn
2010 - 2015;
- Xác định các điểm nóng sử dụng đất tại phường Đằng Lâm;
- Phân tích xung đột sử dụng đất tại phường Đằng Lâm và cụ thể tại các
điểm nóng sử dụng đất;
- Xác định và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, quản
lý trật tự xây dựng tại phường Đằng Lâm.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a) Phạm vi không gian
Khu vực nghiên cứu là toàn bộ địa bàn phường Đằng Lâm, quận Hải An, Hải
Phòng, tổng diện tích tự nhiên 212,5 ha. Nghiên cứu chi tiết tại 3 điểm nóng về biến đổi

sử dụng đất là tổ dân phố Kiều Sơn, tổ dân phố Thư Trung 2 và tổ dân phố Lực Hành.
-2-


b) Phạm vi khoa học
- Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất được giới hạn trong
giai đoạn 2010 - 2015;
- Xung đột trong sử dụng đất được phân tích tổng thể toàn phường Đằng
Lâm và phân tích chi tiết tại các điểm nóng sử dụng đất;
- Đề xuất các giải pháp ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất
đai, quản lý trật tự xây dựng tại phường Đằng Lâm.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
a) Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú hệ thống lý luận
của khoa học quản lý đất đai về nghiên cứu xung đột trong sử dụng đất.
b) Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn được xem là tư liệu khoa học tham khảo cung cấp cho cơ quan
quản lý địa phương trong công tác quản lý đất đai, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, quy hoạch không gian đô thị và quản lý trật tự xây dựng.
5. CƠ SỞ TÀI LIỆU THỰC HIỆN LUẬN VĂN
a) Tài liệu khoa học và điều tra
- Tài liệu khoa học về hướng phân tích xung đột sử dụng đất và quản lý trật
tự xây dựng trên địa bàn đô thị.
- Số liệu từ điều tra đại diện cư dân địa phương và cán bộ quản lý.
b) Tài liệu địa phương
Các tài liệu và bản đồ về kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
phường Đằng Lâm, quận Hải An, Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2015.
c) Tài liệu pháp lý
* Văn bản do Nhà nước phê duyệt và ban hành:
- Luật Đất đai 2013; các Nghị định của Chính phủ; Thông tư của các Bộ

ngành và các văn bản của địa phương về hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai;

-3-


- Luật xây dựng 2014; các Nghị định của Chính phủ; Thông tư của các Bộ
ngành và các văn bản của địa phương về hướng dẫn thực hiện Luật xây dựng.
* Văn bản do UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt và ban hành:
- Quyết định số 322/QĐ-UBND ngày 28/02/2005 về việc phê duyệt quy
hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 quận Hải An và ban hành điều lệ quản lý xây dựng quận
Hải An, thành phố Hải Phòng;
- Quyết định số 1910/QĐ-UBND ngày 06/11/2012 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000
quận Hải An đến năm 2025;
* Văn bản do UBND phường Đằng Lâm phê duyệt và ban hành:
- Các tài liệu kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Đằng
Lâm, quận Hải An, Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2015.
6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Luận văn được trình bày trong 85 trang đánh máy khổ A4; ngoài phần mở
đầu, kết luận và kiến nghị, đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở lý luận về các vấn đề nghiên cứu xung
đột trong sử dụng đất và quản lý trật tự xây dựng tại khu vực đô thị.
- Chương 2: Nghiên cứu hiện trạng, biến động sử dụng đất và xác định các
điểm nóng về sử dụng đất tại phường Đằng Lâm.
- Chương 3: Phân tích xung đột trong sử dụng đất và đề xuất giải pháp quản
lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng tại phường Đằng Lâm.

-4-



Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU XUNG ĐỘT TRONG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUẢN LÝ
TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI KHU VỰC ĐÔ THỊ
1.1. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các phương pháp nghiên cứu
a) Các phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các nguồn sẵn có:
- Phương pháp điều tra xã hội học:
b) Phương pháp thống kê mô tả để xử lý số liệu
c) Phương pháp bản đồ và GIS
d) Phương pháp đánh giá thứ tự ưu tiên theo mô hình Quá trình Phân
tích Thứ bậc (AHP)
1.1.2. Các bước nghiên cứu
1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XUNG ĐỘT
TRONG SỬ DỤNG ĐẤT
1.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
* Tại châu Âu: Tác giả Steinhäußer và nnk (2015) thực hiện một nghiên cứu
về xung đột trong sử dụng đất cấp quốc gia và cấp vùng tại Đức.
- Tại Thụy Sỹ và Romania: Tác giả Tudor và nnk (2014) đã một nghiên cứu
đối sách về cách thức giải quyết các xung đột trong sử dụng đất tại bốn trường hợp
xung đột trong sử dụng đất tại Thụy Sỹ và Rumani.
* Tại châu Á: Tác giả Hui và Bao (2013) đã nghiên cứu bản chất của xung
đột trong thu hồi đất ở Trung Quốc. Tác giả Sze và Sovacool (2013) thực hiện một
nghiên cứu về mô hình sử dụng đất giải quyết xung đột và đánh giá sơ bộ cách
Singapore đưa ra các biện pháp giải quyết xung đột trong sử dụng đất.
* Tại châu Đại Dương: Tác giả Brown và Raymond (2014) sử dụng phương

-5-



pháp xác định tiềm năng xung đột trong sử dụng đất với dữ liệu PPGIS.
* Tại châu Phi: Tác giả Kuusaana và Bukari (2015) nghiên cứu đặc điểm và
bản chất tranh chấp đất đai giữa nhóm người chăn gia súc và các hộ sản xuất nhỏ.
Nói tóm lại, các kết quả công trình nghiên cứu ngoài nước phản ánh thực
trạng các xung đột trong sử dụng đất trở nên gay gắt hơn trong quá trình đô thị hóa
nhanh, đặc biệt tại các khu đô thị. Để giải quyết được các xung đột trong sử dụng
đất, các nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp, dữ liệu về đất đai, điều tra xã hội
học, áp dụng các tiêu chí, các mô hình, để phân tích nguyên nhân dẫn đến các xung
đột. Các giải pháp giải quyết xung đột được đưa ra dựa trên các tiêu chí về đảm bảo
tính bền vững và công bằng trong sử dụng đất. Các chiến lược cho quy hoạch lãnh
thổ ở cấp đô thị, định hướng chính sách trong thu hồi đất, làm minh bạch trong việc
sở hữu chung và chú trọng tham vấn cộng đồng về quản lý đất đai.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
- Luận án tiến sĩ triết học của Phan Văn Tân (2008) nghiên cứu vấn đề xung
đột xã hội về đất đai ở nông thôn thời kỳ đổi mới tại tỉnh Hà Tây (cũ).
- Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý đất đai của Bùi Đức Tuyến (2012)
thực hiện nghiên cứu thực trạng và giải pháp quản lý xung đột đất đai trên địa bàn
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
- Báo cáo nghiên cứu hòa giải tranh chấp đất của Cơ quan Phát triển Quốc tế
Australia (AusAID) và Quỹ Châu Á (2013) chỉ ra rằng, tranh chấp đất đai có xu
hướng ngày càng tăng về số lượng, gia tăng tính đa dạng, phức tạp và đồng thời
tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định xã hội.
- Tác giả Trần Phúc Thăng và Phạm Thị Thắng (2014) thực hiện nghiên cứu
kinh nghiệm của một số nước trong phòng ngừa và giải quyết xung đột về đất đai.
- Tác giả Tô Xuân Phúc (2015) thực hiện một nghiên cứu về tranh chấp đất đai
và Nhà nước tại Việt Nam.
Nói tóm lại, từ các kết quả công trình nghiên cứu trong nước nhận thấy rằng
xung đột trong sử dụng đất chủ yếu là xung đột xã hội về đất đai. Mặt trái của nền
kinh tế thị trường đã nẩy sinh nhiều tiêu cực dẫn đến các xung đột trong sử dụng đất


-6-


trở nên gay gắt và phức tạp. Xung đột thường phát sinh trong quá trình sử dụng đất,
thu hồi đất, mối quan hệ giữa cộng đồng nông nghiệp và Nhà nước. Các nghiên cứu
đưa ra một số giải pháp phòng ngừa xung đột, giải quyết xung đột, đảm bảo tình
hình an ninh - trật tự và sử dụng đất bền vững. Đặc biệt quan tâm đến công tác hòa
giải tranh chấp đất đai tại cơ sở, đưa ra các phương thức nhằm hóa giải các bất
đồng, mâu thuẫn giữa các bên đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất.
1.3. CƠ SỞ KHOA HỌC, CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TÌNH HÌNH THỰC TIỄN
QUẢN LÝ XUNG ĐỘT TRONG SỬ DỤNG ĐẤT
1.3.1. Cơ sở khoa học về xung đột trong sử dụng đất
a) Khái niệm xung đột và xung đột đất đai
- Xung đột là “quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình
hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác. Xung đột có thể mang
đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của
xung đột” [1].
- Xung đột trong sử dụng đất là “một hiện tượng xã hội với sự tham gia (ít
nhất) của hai đối tượng, bắt nguồn từ những khác biệt về lợi ích liên quan tới quyền
(lợi) trên đất đai: quyền sử dụng, quản lý, thu lợi, loại trừ (các quyền hoặc đối
tượng khác), chuyển nhượng và bồi thường trên (mảnh) đất (đai)”.
- Xung đột trong sử dụng đất thường được hiểu là: Sử dụng sai hoặc Hạn chế
hoặc Tranh chấp về quyền sử dụng đất [1].
- Trong luật Đất đai 2013: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa
vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai [7].
b) Điểm nóng sử dụng đất
Điểm nóng sử dụng đất được hiểu là “vùng lãnh thổ, dân cư có biến động
mạnh trong sử dụng đất, mâu thuẫn trong sử dụng đất rất gay gắt”. Tại các điểm
nóng sử dụng đất, các mâu thuẫn trong sử dụng đất có diễn biến phức tạp, tình trạng

sử dụng đất sai mục đích, tranh chấp trong quá trình chuyển quyền sử dụng đất, các
tranh chấp nẩy sinh trong quá trình sử dụng ngày càng tăng. Việc quản lý đất đai,
quản lý trật tự xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước rất khó khăn, phức tạp và

-7-


xảy ra tình trạng xung đột giữa người sử dụng đất và cơ quan quản lý nhà nước, làm
ảnh hưởng đến tình hình phát triển của khu vực, thường xuyên xảy ra tình trạng mất
an ninh - trật tự tại khu vực.
Trong phạm vi luận văn, điểm nóng sử dụng đất là khu vực được xác định
theo các tiêu chí sau:
- Tính phức tạp của biến động sử dụng đất;
- Nhiều xung đột trong sử dụng đất nẩy sinh;
- Nhiều vụ việc vi phạm trật tự xây dựng đô thị nẩy sinh.
1.3.2. Cơ sở pháp lý liên quan đến xung đột trong sử dụng đất và quản lý trật
tự xây dựng
a) Luật đất đai năm 2013
b) Luật xây dựng năm 2014
1.3.3. Tổng quan về xung đột trong sử dụng đất trong giai đoạn hiện nay
a) Xung đột đất đai ở Việt Nam
b) Xung đột đất đai trên địa bàn thành phố Hải Phòng
1.3.4. Xung đột trong sử dụng đất và quản lý trật tự xây dựng
- Quản lý việc xây dựng theo quy hoạch:
- Quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng:
- Xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng:
- Xử lý vi phạm trật tự xây dựng:

-8-



Chương 2
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ XÁC ĐỊNH
ĐIỂM NÓNG TRONG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI PHƯỜNG ĐẰNG LÂM
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.2. Kinh tế - xã hội
2.1.3. Đánh giá chung
a) Thuận lợi
b) Khó khăn
2.2. HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Bảng 2.1. Thống kê các loại đất phường Đằng Lâm năm 2010
TT

1
1.1
1.2
2
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.3
2.4

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ
(%)

Diện tích tự nhiên

238,95

100

Đất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm (đất lúa)
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất phi nông nghiệp
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa

33,78
17,08
16,70
205,17
131,76

65,58
0,54
0,60
0,36
2,92
61,16
2,01
5,81

14,14
50,56
49,44
85,86
64,22
31,97
0,82
0,92
0,55
4,45
93,26
0,98
2,83

Mục đích sử dụng đất

(Nguồn: Báo cáo kiểm kê đất đai năm 2010 của phường Đằng Lâm)

2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015

-9-



Bảng 2.2. Thống kê các loại đất phường Đằng Lâm năm 2015
Diện tích
TT
Mục đích sử dụng đất
(ha)

Tỷ lệ
(%)

Diện tích tự nhiên
212,5
100
1
Đất nông nghiệp
12,59
5,92
1.1
Đất trồng cây hàng năm (đất lúa)
8,87
70,45
1.2
Đất nuôi trồng thủy sản
3,72
29,55
2
Đất phi nông nghiệp
199,91
94,08

2.1
Đất ở tại đô thị
146,79
64,22
2.2
Đất chuyên dùng
47,24
23,63
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
6,33
13,40
2.2.2 Đất quốc phòng
1,09
2,31
2.2.3 Đất an ninh
0,38
0,80
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
3,72
7,87
2.2.5 Đất sử dụng vào mục đích công cộng
35,71
75,59
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
2,67
1,33
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
3,2

1,60
(Nguồn: Báo cáo kiểm kê đất đai năm 2015 của phường Đằng Lâm)
2.2.3. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015
Bảng 2.3. Biến động sử dụng đất phường Đằng Lâm giai đoạn 2010-2015
Năm 2015
Năm
Tăng (+)
TT Mục đích sử dụng đất
(ha)
2010 (ha) Giảm (-)
Diện tích tự nhiên
212,5
238,95
- 26,45
1
Đất nông nghiệp
12,59
33,78
- 21,19
1.1 Đất trồng cây hàng năm (đất lúa)
8,87
17,08
- 8,21
1.2 Đất nuôi trồng thủy sản
3,72
16,70
- 12,98
2
Đất phi nông nghiệp
199,91

205,17
- 5,26
2.1 Đất ở tại đô thị
146,79
131,76
+ 15,03
2.2 Đất chuyên dùng
47,24
65,58
- 18,34
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
6,33
0,54
+ 5,79
2.2.2 Đất quốc phòng
1,09
0,60
+ 0,49
2.2.3 Đất an ninh
0,38
0,36
+ 0,02
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
3,72
2,92
+ 0,8
2.2.5 Đất có mục đích công cộng
35,71
61,16
- 25,45

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng
2,67
2,01
+ 0,66
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa
3,2
5,81
- 2,61
(Nguồn: Báo cáo kiểm kê đất đai năm 2010, 2015 của phường Đằng Lâm)
- 10 -


2.2.3. Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất
- Xu thế chuyển đổi sử dụng đất chủ đạo từ đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp là đất sản xuất kinh doanh, đất ở. Đất nông nghiệp giảm dần nhằm giải
quyết đất cho các mục đích đất phi nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của
cư dân địa phương do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh của phường nói riêng, của
quận Hải An nói chung.
- Đất phi nông nghiệp tăng lên cùng với quá trình gia tăng dân số tự nhiên và
sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp và công trình xây dựng
khác.
- Cơ cấu kinh tế của phường chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, kéo theo nhu cầu đất cho các các mục đích phi nông nghiệp của
phường tăng liên tục. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng từ 131,7639 ha năm 2010
lên 199,91 ha năm 2015, bình quân mỗi năm tăng +13,63 ha và đang có xu hướng
tăng mạnh vào các năm tiếp theo. Các loại đất phi nông nghiệp đều có sự biến động,
đặc biệt là đất ở đô thị tăng phù hợp với quy luật của xã hội nhằm phát triển nền
kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân làm cho bộ mặt đô thị có nhiều thay đổi.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ QUẢN LÝ TRẬT
TỰ XÂY DỰNG CỦA PHƯỜNG ĐẰNG LÂM

2.3.1. Thực trạng quản lý đất đai
a) Giai đoạn trước khi có Luật đất đai 2003
b) Giai đoạn sau khi có Luật đất đai 2003
c) Giai đoạn sau khi có Luật đất đai 2013
2.3.2. Thực trạng quản lý trật tự xây dựng
2.4. XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỂM NÓNG TRONG SỬ DỤNG ĐẤT
Xác định được 3 điểm nóng sử dụng đất là khu vực tổ dân phố Kiều Sơn,
Thư Trung 2, Lực Hành.

- 11 -


Bảng 2.7. Đặc trưng tại các điểm nóng sử dụng đất tại phường Đằng Lâm
Khu
vực

Đặc điểm
Diện tích
(ha)

Số hộ
năm 2014

Biến động sử
dụng đất
- Diện tích đất
nông nghiệp giảm
do chuyển sang
mục đích đất ở.


Tổ dân
phố
Kiều
Sơn

44,3

420

Quản lý trật xây dựng
- Nhiều hộ gia đình chưa
chấp hành các quy định về
quản lý trật tự xây dựng.

- Xây dựng nhà trái phép
- Tình trạng sử trên đất nông nghiệp.
dụng đất sai mục - Xây dựng nhà không
đích, chuyển đổi phép, sai phép, vi phạm các
mục đích sử dụng quy định quy hoạch đô thị.
đất không theo quy - Cần tăng cường kiểm tra,
hoạch.
kịp thời phát hiện và ngăn
chặn các hành vi vi phạm
trật tự xây dựng.

Tổ dân
phố
Thư
Trung
2


- Diện tích đất
nông nghiệp giảm
do chuyển sang
mục đích đất ở.

20,0

292

- Xuất hiện nhiều trường
hợp xây dựng nhà trái phép
trên đất nông nghiệp.

- Xây dựng nhà không
- Trong quá trình phép, sai phép, vượt phép.
sử dụng đất đã nẩy - Cần có biện pháp xử lý
sinh nhiều mâu các trường hợp xây dựng
thuẫn; tranh chấp trái phép và sai phép, nhất
đất đai diễn ra là các trường hợp lấn
phức tạp.
chiếm đất công, đất lưu
thông, xây dựng nhà trên
đất canh tác.

Tổ dân
phố
Lực
Hành


20,75

450

- Diện tích đất
nông nghiệp giảm
do chuyển sang
mục đích đất ở và
đất sản xuất, kinh
doanh phi nông
nghiệp.

Chương 3
- 12 -

- Còn tồn tại các trường
hợp xây dựng nhà không
phép, sai phép, vượt phép.
- Hướng dẫn các trường
hợp vi phạm thực hiện
đúng các quy định về trật
tự xây dựng.


PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT TRONG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
TẠI PHƯỜNG ĐẰNG LÂM
3.1. XÁC ĐỊNH CÁC DẠNG XUNG ĐỘT TRONG SỬ DỤNG ĐẤT
Bảng 3.1. Các dạng xung đột trong sử dụng đất tại khu vực nóng về sử dụng đất
Các dạng

xung đột

Khả năng gây xung đột trong sử dụng đất

Khu vực

- Sử dụng sai mục đích (M1): Khi được giao đất, người sử

- Tổ dân

Xung đột

dụng đã sử dụng sai mục đích theo mục đích sử dụng đất ban

phố Kiều

mục đích

đầu. Việc sử dụng này chưa được sự đồng ý của cơ quan

Sơn.

sử dụng

quản lý nhà nước dẫn xung đột trong sử dụng đất giữa người

- Tổ dân

đất (M).


sử dụng đất với cơ quan quản lý. Dẫn đến hiệu quả sử dụng

phố Thư

đất không cao, ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách

Trung 2.

phát triển kinh tế xã hội, khó khăn trong công tác quản lý đất

- Tổ dân

đai.

phố Lực

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất (M2): Do quá trình đô thị

Hành.

hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến nhu cầu sử dụng đất vào
mục đích đất ở tăng cao dẫn đến việc chuyển đổi mục đất
nông nghiệp sang đất ở mà chủ sử dụng đất chưa hoàn thiện
Xung đột

thủ tục chuyển đổi.
- Xung đột về địa giới hành chính (Q1): Thường xảy ra giữa

- Tổ dân


về quyền

người ở phường giáp nhau có địa giới không rõ ràng, không

phố Kiều

sử dụng

có mốc giới nhưng là vị trí quan trọng.

(Q).

Sơn.

- Xung đột trong quá trình cho thuê, mượn quyền sử dụng

- Tổ dân

đất (Q2): Phát sinh do việc một bên cho bên kia mượn đất,

phố Thư

thuê đất, cho ở nhờ. Trong nhiều trường hợp không làm hợp

Trung 2.

đồng, chỉ giao kết bằng miệng dẫn đến khi bên cho mượn,

- Tổ dân


cho thuê, cho ở nhờ hoặc là hết hạn hợp đồng, hoặc đòi lại,

phố Lực

bên mượn, thuê, ở nhờ đã xây dựng nhà kiên cố.
- Xung đột đến quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn (Q3):
Thường xẩy ra khi hai vợ chồng ly hôn, nó liên quan đến
phân chia tải sản và quyền sử dụng đất cả hai bên khi ly hôn
đều cho rằng mình có quyền và lợi ích nhiều hơn về quyền

- 13 -

Hành.


sử dụng đất.
- Xung đột quyền thừa kế quyền sử dụng đất (Q4): Do người
có quyền sử dụng đất chết mà không để lại di chúc, hoặc để
lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và
những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau
về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn
đến xung đột.
- Xung đột trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất (Q5): Do một hoặc cả hai bên không thực hiện đúng
những thoả thuận đã đã ghi trong hợp đồng; hợp đồng đã
được thoả thuận ký kết nhưng do một trong hai bên bị lừa
dối hoặc cảm thấy thiệt thòi nên rút lại hợp đồng; do không
hiểu biết pháp luật, chuyển nhượng không đúng thủ tục quy
Xung đột


định.
- Biến động ranh giới, mốc giới sử dụng đất (T1): Trong quá

- Tổ dân

trong quá

trình sử dụng các bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên

phố Kiều

trình sử

không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường

Sơn.

dụng đất

hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. Thường xảy ra

- Tổ dân

(T).

do ranh giới đất giữa những người sử dụng đất liền kề không

phố Thư

rõ ràng, đất này thường sang nhượng nhiều lần, không bàn


Trung 2.

giao mốc giới.

- Tổ dân

- Xung đột về giải toả mặt bằng phục vụ các công trình công

phố Lực

cộng, lợi ích quốc gia và mức đền bù khi thực hiện giải tỏa
(T2): Chủ yếu là khiếu kiện về giá đất đền bù, diện tích đất
được đền bù, giá cả đất tái định cư và đền bù không đúng
người, giải tỏa quá mức quy định để chừa đất cấp cho các
đối tượng khác.
- Xung đột do bị lấn chiếm đất đai (T3): Loại tranh chấp này
diễn ra khá phổ biến giữa những người sử dụng đất, thường
là lấn chiếm ranh giới đất hoặc chiếm toàn bộ diện tích đất
của người khác hoặc do không nắm vững pháp luật về đất
đai trước đó đã cho hoặc cho mượn này đòi lại dẫn đến xung
đột.

- 14 -

Hành.


- Xung đột giữa người sử dụng đất và chính quyền địa
phương (T4): Người sử dụng đất sử dụng sai mục đích, tự ý

chuyển mục đích, xây dựng trái phép, không phép, sai phép,
không tuân theo các quy định về quản lý đất đai, quản lý trật
tự xây dựng. Dẫn đến xung đột trong sử dụng đất như làm hư
hại các công trình lân cận, xây dựng sai chỉ giới, mật độ xây
dựng, sai phép, không phép. Xử lý vi phạm thì chủ đầu tư
không chấp hành, phải xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng
chế công trình.

3.2. PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT TRONG SỬ DỤNG ĐẤT
3.2.1. Ý kiến của cư dân địa phương về xung đột trong sử dụng đất
a) Khu vực tổ dân phố Kiều Sơn
Bảng 3.2. Phân tích ý kiến cư dân địa phương về xung đột trong sử dụng đất
tại khu vực tổ dân phố Kiều Sơn
Dạng xung đột đất đai

Lựa chọn

Tỷ lệ (%)

Mục đích sử dụng đất
Quyền sử dụng đất
Quá trình sử dụng đất
Tổng số phiếu điều tra

20
7
15
42

47,62

16,67
35,71
100

Xếp hạng
xung đột

1
3
2

b) Khu vực tổ dân phố Thư Trung 2
Bảng 3.3. Phân tích ý kiến cư dân địa phương về xung đột trong sử dụng đất
tại khu vực tổ dân phố Thư Trung 2
Dạng xung đột đất đai

Lựa chọn

Tỷ lệ (%)

Mục đích sử dụng đất
Quyền sử dụng đất
Quá trình sử dụng đất
Tổng số phiếu điều tra

15
9
5
29


51,76
31,0
17,24
100

Xếp hạng
xung đột

1
2
3

c) Khu vực tổ dân phố Lực Hành
Bảng 3.4. Phân tích ý kiến cư dân địa phương về xung đột trong sử dụng đất
tại khu vực tổ dân phố Lực Hành
- 15 -


Dạng xung đột đất đai

Lựa chọn

Tỷ lệ (%)

Mục đích sử dụng đất
Quyền sử dụng đất
Quá trình sử dụng đất
Tổng số phiếu điều tra

20

10
15
45

44,44
22,23
33,33
100

Xếp hạng
xung đột

1
3
2

3.1.2. Phân tích ý kiến của cán bộ quản lý
a) Khu vực tổ dân phố Kiều Sơn
Bảng 3.5. Phân tích ý kiến cán bộ quản lý về xung đột trong sử dụng đất
tại khu vực tổ dân phố Kiều Sơn
Dạng xung đột đất đai

Lựa chọn

Tỷ lệ (%)

Mục đích sử dụng đất
Quyền sử dụng đất
Quá trình sử dụng đất
Tổng số phiếu điều tra


7
2
3
12

58,33
16,67
25,0
100

Xếp hạng
xung đột

1
3
2

b) Khu vực tổ dân phố Thư Trung 2
Bảng 3.6. Phân tích ý kiến cán bộ quản lý về xung đột trong sử dụng đất
tại khu vực tổ dân phố Thư Trung 2
Dạng xung đột đất đai

Lựa chọn

Tỷ lệ (%)

Mục đích sử dụng đất
Quyền sử dụng đất
Quá trình sử dụng đất

Tổng số phiếu điều tra

5
4
3
12

41,67
33,33
25,0
100

Xếp hạng
xung đột

1
2
3

c) Khu vực tổ dân phố Lực Hành
Bảng 3.7. Phân tích ý kiến cán bộ quản lý về xung đột trong sử dụng đất tại
khu vực tổ dân phố Lực Hành
- 16 -


Dạng xung đột đất đai

Lựa chọn

Tỷ lệ (%)


Mục đích sử dụng đất
Quyền sử dụng đất
Quá trình sử dụng đất
Tổng số phiếu điều tra

6
3
3
12

50,0
25,0
25,0
100

Xếp hạng
xung đột

1
2
2

3.1.3. Xung đột trong sử dụng đất trên địa bàn phường Đằng Lâm
Bảng 3.8. Tổng hợp xung đột trong sử dụng đất trên địa bàn phường Đằng Lâm
Lựa chọn
Dạng xung đột
đất đai

Mục đích sử

dụng đất
Quyền sử dụng
đất
Quá trình sử
dụng đất
Tổng số:

Tỷ lệ
(%)

Xếp
hạng
xung
đột

73

48,0

1

10

35

23,0

3

8


18

44

29,0

2

41

54

152

100

Tổ dân
phố Kiều
Sơn

Tổ dân
phố Thư
Trung 2

Tổ dân
phố Lực
Hành

Tổng

cộng

27

20

26

12

13

18
57

3.1.4. Nguyên nhân xung đột trong sử dụng đất
- Sự bất cập của hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai:
- Sự thiếu hiểu biết pháp luật của một bộ phận cán bộ quản lý và nhân dân:
- Sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai:
- Sự bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo :
3.1.5. Đề xuất giải pháp quản lý đất đai trên địa bàn phường Đằng Lâm
- Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác ngày càng phức tạp,
quỹ đất nông nghiệp chuyển sang đất ở rất lớn để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của
nhân dân. Cần nâng cao biện pháp quản lý đất đai hiệu quả, tuyên truyền sâu rộng
đến các tầng lớp nhân dân để thực hiện việc chuyển đổi đúng theo quy định của
Pháp luật. Không để tồn tại việc chuyển nhượng đất trái phép, sử dụng đúng mục
đích, nâng cao chất lượng công tác quản lý đất đai, công tác quản lý trật tự xây
dựng.
- 17 -



- Tình hình xung đột trong sử dụng đất có chiều hướng ra tăng tập trung chủ
yếu tại các tổ dân phố Kiều Sơn, Thư Trung 2, Lực Hành. Do khu vực này còn một
lượng lớn quỹ đất nông nghiệp không còn khả năng sản xuất, nằm xen kẹp trong
khu dân cư. Do áp lực dân số gia tăng, quỹ đất đáp ứng cho nhu cầu nhà ở rất cấp
thiết nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất là tất yếu. Quá trình chuyển đổi phát
sinh nhiều xung đột trong quá trình sử dụng đất, liên quan đến mục đích sử dụng
đất, quyền sử dụng đất, quá trình sử dụng đất. Qua phân tích ý kiến của cư dân địa
phương và ý kiến của cán bộ quản lý ta nhận thấy sự đồng thuận đều nhận định
xung đột trong sử dụng đất tại các điểm nóng nói riêng, của phường nói chung chủ
yếu xuất phát từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất
ở, sử dụng sai mục đích, sai mốc giới, ranh giới, lấn chiếm đất công ích, đất hành
lang giao thông.
- Vì vậy, cần rà soát, tổng hợp quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn phường
Đằng Lâm, các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, tự ý xây dựng trên
đất nông nghiệp. Báo cáo UBND quận Hải An xem xét các trường hợp nào phù hợp
quy hoạch đất ở cho hợp thức, đấu giá đất để tăng nguồn thu ngân sách, thuận lợi
cho quá trình quản lý và chỉnh lý biến động đất đai hàng năm.
- Đối với quy đất nông nghiệp còn lại đề nghị quận xem xét bố trí thêm các
khu vui chơi giải trí, khu dịch vụ công cộng, dải cây xanh để đáp ứng điều kiện môi
trường, điều kiện sức khỏe của nhân dân trong quá trình đô thị hóa như hiện nay.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai trong nhân dân
để mọi người dân hiểu rõ và thực hiện pháp luật đất đai, từng bước đưa chính sách
pháp luật đất đai vào đời sống nhân dân.
- Khi giải quyết tốt các vấn đề trên việc sử dụng đất, đảm bảo các quyền lợi
người sử dụng đất, hạn chế các mâu thuẫn trong sử dụng đất, các xung đột trong sử
dụng đất đai được giải quyết tận gốc.
- Tăng cường công tác giải quyết đơn thư khiếu kiện, khiếu nại ngay tại cơ
sở, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất, tránh việc khiếu kiện, khiếu nại kéo
dài và vượt cấp, tập trung đông người. Gây mất an ninh - trật tự tại tổ dân phố, ảnh

hưởng hưởng đến các chỉ tiêu phát triển của địa phương.

- 18 -


3.2 PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP ƯU TIÊN TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ
XÂY DỰNG
3.2.1. Lựa chọn các giải pháp trong quản lý trật tự xây dựng
Bảng 3.9. Nội dung các giải pháp lựa chọn trong quản lý trật tự xây dựng
STT

Giải pháp

Nội dung
- GP11: Quy hoạch chi tiết xây dựng cần phải được thành lập

trên cơ sở điều tra, đánh giá đầy đủ hiện trạng sử đụng đất và
được xây dựng trên nền bản đồ địa chính để đảm bảo các dự án
được phân chia phù hợp với phân khu chức năng trong đồ án
quy hoạch chi tiết đó.

1

Nâng cao

- GP12: Quy hoạch có tính định hướng cao trong chiến lược

hiệu quả

xây dựng phát triển và quản lý đô thị. Trên cơ sở các định


công tác

hướng chiến lược phát triển tổng thể và các ngành, lĩnh vực,

quy hoạch chính quyền xây dựng các chính sách, biện pháp, cơ chế thực
đô thị

hiện các định hướng chiến lược phát triển của đô thị, lập và tổ

(GP1).

chức chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ quy hoạch trong từng
giai đoạn.
- GP13: Cần có một thiết kế đô thị hợp lý cho địa bàn phường
nói riêng và cho toàn quận nói chung. Quy định bằng văn bản
cụ thể số tầng tối đa, tối thiểu trên các tuyến phố chính, trong
khu dân cư sao cho hợp lý với điều kiện thực tế để nhân dân

2

Tăng

được biết tránh tình trạng xây dựng lô nhô như hiện nay.
- GP21: Phân rõ trách nhiệm chính quyền trong việc tổ chức

cường

thực hiện quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng theo


công tác

quy hoạch được duyệt.

quản lý

- GP22: Quy định rõ việc quản lý thực hiện theo quy hoạch

quy hoạch được duyệt, quản lý cảnh quan kiến trúc đô thị cho từng khu
xây dựng

vực theo tính chất như: khu vực mới phát triển, khu vực bảo

(GP2).

tồn, khu vực khác của đô thị, khu vực giáp ranh nội, ngoại
thành và các khu vực có yêu cầu quy chế quản lý riêng.
- GP23: Quy định rõ trách nhiệm của chính quyền và các cơ

- 19 -


quan chuyên môn liên quan trong tổ chức, chỉ đạo, theo dõi,
thực hiện quy hoạch đô thị, xác định các khu vực, tuyến phố ưu
tiên chỉnh trang. Xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch
những nơi chưa có quy hoạch, khu vực cần điều chỉnh quy
Hoàn

hoạch, thiết kế đô thị.
- GP31: Hệ thống chính sách chính là căn cứ pháp lý trong


thiện hệ

suốt quá trình thực hiện công tác cấp phép xây dựng và quản lý

thống

trật tự xây dựng.

chính sách - GP32: Văn bản cần công khai minh bạch trước nhân dân

3

và thủ tục

bằng nhiều hình thức như: công bố trên các wedsite, thông báo

hành

trên các báo đài, thông báo trên loa truyền thanh phường, dán

chính về

trên bản tin phường, dán trên bản tin của ban ngành có liên

cấp phép

quan ở phường, quận.

xây dựng


- GP33: Công tác cải cách các thủ tục hành chính trong các

và quản lý lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng. Giải quyết dứt điểm những
trật tự xây trường hợp phức tạp còn tồn đọng do nhiều nguyên nhân và
dựng
4

các khiếu kiện khác xung quanh công tác quản lý xây dựng.

(GP3).
Tăng

- GP41: Thường xuyên cử cán bộ chuyên môn làm công tác

cường

cấp giấy phép xây dựng đi học các lớp bồi dưỡng cấp giấy

công tác

phép xây dựng để cập nhật thông tin về công việc của phòng

quản lý

ban, từ đó có thể áp dụng ngay các quy định mới này vào công

cấp phép

tác cấp giấy phép xây dựng, giúp cho công tác này được thực


xây dựng

hiện một cách có hiệu quả, cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng

(GP4).

nghiệp vụ về xử lý các hành vi vi phạm áp dụng đối với các đối
tượng xây dựng trái phép, sai phép để đưa ra mức xử phạt hành
chính đúng với quy định của pháp luật.
- GP42: Tổ chức báo cáo công việc của cán bộ thực hiện công
tác cấp giấy phép xây dựng hàng tuần để theo dõi tình hình
những công việc nào đã làm được, những vướng mắc còn tồn
tại để rút ra kinh nghiệm cho công việc tới thực hiện tốt hơn.
- GP43: Cần nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên
- 20 -


môn nghiệp vụ về lý thuyết và thực tế của đội ngũ cán bộ quản
lý đất đai, đô thị, trật tự xây dựng từ quận đến phường theo
hướng tiếp cận phương hướng quản lý hiện đại phù hợp với cải
cách hành chính.
- GP44: Phải phổ biến cho những người đến xin cấp giấy phép
xây dựng về những tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng quy định
để cấp giấy phép xây dựng tránh trường hợp xin cấp giấy phép
xây dựng cho những công trình không đủ tiêu chuẩn cấp phép
hoặc những công trình vướng vào quy hoạch xây dựng, các
công trình công cộng, các công trình giao thông.
- GP45: Rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng để chủ đầu
tư có thể thực hiện xây dựng công trình một cách nhanh nhất.

Theo quy định là phòng ban thực hiện cấp giấy phép xây dựng

Tăng
cường
công tác
kiểm tra
giám sát
việc thực
5

hiện theo
phép xây
dựng và
quản lý
trật tự xây
dựng
(GP5).

6

không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- GP51: Cần tăng cường kiểm tra thường xuyên, đồng thời có
biện pháp mạnh trong việc xử lý các trường hợp xây dựng trái
phép và sai phép, nhất là các trường hợp lấn chiếm đất công,
đất lưu thông, xây dựng nhà trên đất nông nghiệp. Những
người có hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng và quy định
khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, trường hợp các hành vi vi phạm pháp luật
về xây dựng gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi

hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại.
- GP52: Những công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình
xây dựng không có giấy phép xây dựng hoặc sai với giấy phép
xây dựng được cấp đối với công trình xây dựng theo quy định
phải cấp giấy phép xây dựng thì phải bắt buộc phá dỡ toàn bộ

Tuyên

hoặc phần vi phạm theo quy định ngay sau khi phát hiện.
- GP61: Tích cực đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền

truyền

sâu rộng pháp luật: Luật Xây dựng, Luật đất đai đến các tầng

nâng cao ý lớp nhân dân, thường xuyên vận động nhân dân nâng cao ý
- 21 -


thức
người dân
đối với
công tác
xin cấp
phép và
quản lý
trật tự xây
dựng
(GP6).


thức giữ gìn tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo quản sử dụng tốt các
công trình công cộng, đồng thời tuyên truyền, phổ biến các chủ
trương, chính sách mới về quản lý trật tự xây dựng.
- GP62: Thường xuyên đấy mạnh công tác tuyên truyền pháp
luật nâng cao nhận thức về xây dựng và quản lý đô thị thông
qua hệ thống thông tin đại chúng, sịnh hoạt chi bộ, tổ dân phố,
qua các buổi công bố quy hoạch, các lớp tập huấn để các tổ
chức, nhân dân rõ Luật xây dựng và thực hiện hoạt động xây
dựng đúng quy định của Luật đã đề ra. Nâng cao trách nhiệm
chính quyền và vai trò tham gia của các đoàn thể quần chúng
tại các tổ dân phố, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật trong xây dựng và quản lý trật tự xây dựng.

3.2.2. Phân tích ý kiến của cư dân địa phương
a) Khu vực tổ dân phố Kiều Sơn
Bảng 3.10. Phân tích ý kiến cư dân địa phương về giải pháp quản lý trật tự
xây dựng tại khu vực tổ dân phố Kiều Sơn
STT

1
2
3

4
5

6

Các giải pháp ưu tiên quản lý trật tự
xây dựng


Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch
đô thị
Tăng cường công tác quản lý quy
hoạch xây dựng
Hoàn thiện hệ thống chính sách và thủ
tục hành chính về cấp phép xây dựng
và quản lý trật tự xây dựng
Tăng cường công tác quản lý cấp phép
xây dựng
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát
việc thực hiện theo phép xây dựng và
quản lý trật tự xây dựng.
Tuyên truyền nâng cao ý thức người
dân đối với công tác xin cấp phép và
quản lý trật tự xây dựng

- 22 -

Lựa
chọn

Tỷ lệ
(%)

Xếp
hạng ưu
tiên

5


11,9

4

3

7,14

5

5

11,9

4

12

28,57

1

9

21,43

2

8


19,05

3


Tổng số:

42

100

b) Khu vực tổ dân phố Thư Trung 2
Bảng 3.11. Phân tích ý kiến cư dân địa phương về giải pháp quản lý trật tự
xây dựng tại khu vực tổ dân phố Thư Trung 2
STT

1
2
3

4
5

6

Các giải pháp ưu tiên quản lý trật tự
xây dựng

Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch

đô thị
Tăng cường công tác quản lý quy
hoạch xây dựng
Hoàn thiện hệ thống chính sách và thủ
tục hành chính về cấp phép xây dựng
và quản lý trật tự xây dựng
Tăng cường công tác quản lý cấp phép
xây dựng
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát
việc thực hiện theo phép xây dựng và
quản lý trật tự xây dựng.
Tuyên truyền nâng cao ý thức người
dân đối với công tác xin cấp phép và
quản lý trật tự xây dựng
Tổng số:

Lựa
chọn

Tỷ lệ
(%)

Xếp
hạng ưu
tiên

5

17,24


3

2

6,90

5

7

24,14

1

6

20,69

2

5

17,24

3

4

13,79


4

29

100

c) Khu vực tổ dân phố Lực Hành
Bảng 3.12. Phân tích ý kiến cư dân địa phương về giải pháp quản lý trật tự
xây dựng tại khu vực tổ dân phố Lực Hành
STT

1

Các giải pháp ưu tiên quản lý trật tự
xây dựng

Lựa
chọn

Tỷ lệ
(%)

Xếp
hạng ưu
tiên

Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch
đô thị

2


4,44

6

- 23 -


2
3

4
5

6

Tăng cường công tác quản lý quy
hoạch xây dựng
Hoàn thiện hệ thống chính sách và thủ
tục hành chính về cấp phép xây dựng
và quản lý trật tự xây dựng
Tăng cường công tác quản lý cấp phép
xây dựng
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát
việc thực hiện theo phép xây dựng và
quản lý trật tự xây dựng.
Tuyên truyền nâng cao ý thức người
dân đối với công tác xin cấp phép và
quản lý trật tự xây dựng
Tổng số:


4

8,9

5

6

13,33

4

15

33,33

1

11

24,44

2

7

15,56

3


45

100

3.2.3. Phân tích ý kiến của cán bộ quản lý
a) Khu vực tổ dân phố Kiều Sơn
Bảng 3.13. Phân tích ý kiến của cán bộ quản lý về giải pháp quản lý trật tự
xây dựng tại khu vực tổ dân phố Kiều Sơn
STT

1
2
3

4
5

6

Các giải pháp ưu tiên quản lý trật tự
xây dựng

Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch
đô thị
Tăng cường công tác quản lý quy
hoạch xây dựng
Hoàn thiện hệ thống chính sách và thủ
tục hành chính về cấp phép xây dựng
và quản lý trật tự xây dựng

Tăng cường công tác quản lý cấp phép
xây dựng
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát
việc thực hiện theo phép xây dựng và
quản lý trật tự xây dựng.
Tuyên truyền nâng cao ý thức người
dân đối với công tác xin cấp phép và
quản lý trật tự xây dựng
Tổng số:

- 24 -

Lựa
chọn

Tỷ lệ
(%)

Xếp
hạng ưu
tiên

1

8,33

4

1


8,33

4

2

16,67

3

3

25,0

2

4

33,33

1

1

8,33

4

12


100


b) Khu vực tổ dân phố Thư Trung 2
Bảng 3.14. Phân tích ý kiến của cán bộ quản lý về giải pháp quản lý trật tự
xây dựng tại khu vực tổ dân phố Thư Trung 2
STT

1
2
3

4
5

6

Các giải pháp ưu tiên quản lý trật tự
xây dựng

Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch
đô thị
Tăng cường công tác quản lý quy
hoạch xây dựng
Hoàn thiện hệ thống chính sách và thủ
tục hành chính về cấp phép xây dựng
và quản lý trật tự xây dựng
Tăng cường công tác quản lý cấp phép
xây dựng
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát

việc thực hiện theo phép xây dựng và
quản lý trật tự xây dựng.
Tuyên truyền nâng cao ý thức người
dân đối với công tác xin cấp phép và
quản lý trật tự xây dựng
Tổng số:

Lựa
chọn

Tỷ lệ
(%)

Xếp
hạng ưu
tiên

1

8,33

3

1

8,33

3

1


8,33

3

3

25,0

2

5

41,67

1

1

8,33

3

12

100

c) Khu vực tổ dân phố Lực Hành
Bảng 3.15. Phân tích ý kiến của cán bộ quản lý về giải pháp quản lý trật tự
xây dựng tại khu vực tổ dân phố Lực Hành

STT

1
2

Các giải pháp ưu tiên quản lý trật tự
xây dựng

Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch
đô thị
Tăng cường công tác quản lý quy
hoạch xây dựng
- 25 -

Lựa
chọn

Tỷ lệ
(%)

Xếp
hạng ưu
tiên

1

8,33

4


1

8,33

4


×