Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Vận dụng các kỹ thuật đánh giá tích cực trong dạy học môn toán lớp 6 tại trường thực hành sư phạm sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.95 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUÁCH MỸ QUYÊN

VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 6
TẠI TRƯỜNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM SÓC TRĂNG

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S K C0 0 4 6 1 0

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUÁCH MỸ QUYÊN

VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 6 TẠI TRƯỜNG
THỰC HÀNH SƯ PHẠM SÓC TRĂNG

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUÁCH MỸ QUYÊN

VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 6 TẠI TRƯỜNG
THỰC HÀNH SƯ PHẠM SÓC TRĂNG

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. DƯƠNG THỊ KIM OANH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ & tên: Quách Mỹ Quyên

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 04/12/1985

Nơi sinh: Sóc Trăng


Quê quán: Sóc Trăng

Dân tộc: Kinh

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 121, tỉnh lộ 934, ấp Hòa Mỹ, thị trấn Mỹ Xuyên,
huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
Điện thoại cơ quan:
Điện thoại nhà riêng:
Fax:
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Cao đẳng:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ 08/2004 đến 8/2007

Nơi học (trƣờng, thành phố): Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Sóc Trăng.
Ngành học: Sƣ phạm Toán - Lý.
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Vừa làm vừa học

Thời gian đào tạo từ 08/2008 đến 08/2010

Nơi học (trƣờng, thành phố): Trƣờng Đại học Đồng Tháp.
Ngành học: Sƣ phạm Toán.
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: “Cải tiến hoạt động đánh giá trong dạy
học toán hình học lớp 8 theo định hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh”.
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm

Sóc Trăng.
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Dƣơng Hoàng.

i


III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC:
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm
Cán bộ phòng Tổ chức cán bộ.

Từ 09/2007

Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Sóc Kiêm nhiệm giảng dạy bộ

đến nay

Trăng

môn Toán tại Trƣờng Thực
hành Sƣ phạm Sóc Trăng.

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng
Ngƣời cam đoan

Quách Mỹ Quyên

iii

năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngƣời nghiên cứu đã nhận đƣợc rất nhiều sự
giúp đỡ. Trƣớc hết, ngƣời nghiên cứu xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Dƣơng Thị
Kim Oanh, giảng viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
đã chỉ bảo và hƣớng dẫn tận tình từ khi ngƣời nghiên cứu bắt đầu thực hiện chuyên
đề 1 cho đến luận văn. Ngoài ra, ngƣời nghiên cứu xin cám ơn:
Quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy lớp Cao học ngành Giáo dục học khóa
2013 - 2015 đã hết lòng truyền đạt những tri thức khoa học và chia sẻ những kinh
nghiệm quý báu về các lĩnh vực chuyên môn, đó là nền tảng vững chắc để ngƣời
nghiên cứu thực hiện đề tài này.
Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm và Trƣờng Thực
hành Sƣ phạm Sóc Trăng cùng các em học sinh lớp 6 tại Trƣờng đã giúp đỡ, hỗ trợ,
hợp tác trong quá trình khảo sát và thực nghiệm sƣ phạm, tạo điều kiện thuận lợi
cho ngƣời nghiên cứu hoàn thành luận văn đúng thời gian quy định.
Tất cả bạn bè, anh, chị, em học viên cao học ngành Giáo dục học, Lý luận và
Phƣơng pháp dạy học khóa 2013 - 2015 đã động viên, giúp đỡ ngƣời nghiên cứu
trong suốt thời gian học tập.

TP Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Quách Mỹ Quyên

iv

năm 2015


TÓM TẮT
Trong quá trình dạy học, đánh giá không chỉ đơn thuần chú trọng vào kết quả
học tập mà phải vì sự tiến bộ của ngƣời học và phải đƣợc xem nhƣ là quá trình học
tập. Thực hiện nghiêm túc quá trình đánh giá, đặc biệt là vận dụng linh hoạt các
phƣơng pháp, kỹ thuật đánh giá còn giúp cho chúng ta nhanh chóng hoàn thiện tối
ƣu quá trình dạy học, kiểm chứng chất lƣợng hiệu quả giờ học và trình độ nghề
nghiệp của giáo viên, đồng thời giúp cho ngƣời học nhận biết những chỗ hổng kiến
thức mà họ chƣa nắm rõ.
Môn Toán thuộc khoa học tự nhiên có tính logic, tính trừu tƣợng cao và thực
tiễn phổ dụng. Mục tiêu dạy học Toán Trung học cơ sở tập trung vào việc phát triển
tƣ duy và năng lực cho học sinh. Hoạt động đánh giá hiện nay tại Trƣờng Thực
hành Sƣ phạm Sóc Trăng còn mang tính hình thức, thiên nhiều về kinh nghiệm, thói
quen; phƣơng pháp đánh giá chƣa đa dạng, chƣa đảm bảo đƣợc các kỹ thuật đánh
giá cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, ngƣời nghiên cứu thực hiện đề tài “Vận dụng
các kỹ thuật đánh giá tích cực trong dạy học môn Toán lớp 6 tại Trường Thực
hành Sư phạm Sóc Trăng”.
Luận văn đƣợc thực hiện từ tháng 02 năm 2015 đến tháng 8 năm 2015 tại
Trƣờng Thực hành Sƣ phạm Sóc Trăng. Nội dung luận văn có cấu trúc nhƣ sau:

Mở đầu
Trình bày lý do chọn đề tài, đề ra mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, xác định
đối tƣợng và khách thể nghiên cứu, lập giả thuyết và phạm vi nghiên cứu, lựa chọn
các phƣơng pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kỹ thuật đánh giá tích cực trong dạy học.
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kỹ thuật đánh giá tích cực trong dạy học; khái
quát về đánh giá kết quả học tập; trình bày quan điểm đánh giá tích cực trong dạy
học; làm nổi bật mối quan hệ giữa đánh giá và các thành tố của QTDH; tổng hợp
một số kỹ thuật đánh giá tích cực trong dạy học.

v


Chƣơng 2: Thực trạng công tác đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 6 tại
Trƣờng Thực hành Sƣ phạm Sóc Trăng.
Giới thiệu sơ lƣợc về Trƣờng Thực hành Sƣ phạm Sóc Trăng và chƣơng
trình môn Toán lớp 6.
Nghiên cứu thực trạng công tác đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 6 tại
Trƣờng Thực hành Sƣ phạm Sóc Trăng, gồm các nội dung cơ bản: Thực trạng nhận
thức của GV về vai trò của đánh giá trong dạy học môn Toán lớp 6; Thực trạng
công tác đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 6 tại Trƣờng THSP Sóc Trăng;
Nguyên nhân hạn chế của hoạt động đánh giá KQHT môn Toán lớp 6; Thái độ của
học sinh trong giờ học môn Toán lớp 6 tại Trƣờng Thực hành Sƣ phạm Sóc Trăng;
Những lý do học sinh thích và không thích học môn Toán lớp 6 tại Trƣờng Thực
hành Sƣ phạm Sóc Trăng; Hành động của học sinh khi giáo viên giao bài tập trên
lớp và về nhà; Những năng lực của học sinh đƣợc hình thành khi thực hiện nhiệm
vụ học tập mà giáo viên giao.
Chƣơng 3: Vận dụng các kỹ thuật đánh giá tích cực trong dạy học môn Toán
lớp 6 tại Trƣờng Thực hành Sƣ phạm Sóc Trăng.
Làm rõ một số nguyên tắc vận dụng các kỹ thuật đánh giá tích cực trong dạy

học môn Toán lớp 6 tại Trƣờng Thực hành Sƣ phạm Sóc Trăng.
Cấu trúc nội dung dạy học môn Toán lớp 6 theo hƣớng vận dụng các kỹ
thuật đánh giá tích cực. Thiết kế giáo án thực nghiệm sƣ phạm, đồng thời tiến hành
dạy thực nghiệm có đối chứng với lớp 6A và lớp 6B.
Phân tích, đánh giá và rút ra kết luận về kết quả thực nghiệm.
Kết luận và kiến nghị: Trình bày những kết quả đạt đƣợc của đề tài và đề ra
một số hƣớng gợi mở để có thể phát triển đề tài.

vi


ABSTRACT
During teaching process, assessment is not only focusing on learning
outcomes merely, but also on learners’ achievements and it should be considered as
a studying process. Implementing assessment process seriously; especially,
applying the flexible methods, assessment techniques help us achieve the best
results in teaching process, verifying the quality of learning period and teacher’s
occupational level. Moreover, it helps learners recognize a gap in their knowledge
which they have not got.
Maths is a natural, scientific subject which is logical, high abstract, real and
popular. The purpose of teaching Maths in secondary shool is to develop pupils’
thoughts and abilities. Currently, assessment activities at the Soc Trang Pedagogical
Practice school are still superficial, experienced and routine - minded. Assessment
methods are not varied and assessment techniques are not guaranteed.
From the above reasons, the reseacher has made the subject “Applying the
positive assessment techniques in teaching Maths grade 6 at Soc Trang
Pedagogical Practice school”.
The thesis was carried out from February 2015 to August 2015 at Soc Trang
Pedagogical Practice school. The contents of the thesis are structured as follows:
Beginning

Presenting the reasons to select the topic, proposing the research objectives
and research tasks, determining the objects and the subjects for research, setting
research supposition and scope of the reseach and choosing the research methods to
implement the project.
Chapter 1: Theoretical basic related to positive assessment techniques in
teaching.
Systematizing theoretical basic of positive assessment techniques in
teaching; overviewing the assessment of learning outcomes; presenting positive
assessment viewpoints in teaching; highlighting the relationship between the

vii


assessment and the elements of the teaching process; summarizing in general some
positive assessment techniques in teaching.
Chapter 2: Reality of learning outcomes assessment in Maths grade 6 at Soc
Trang Pedagogical Practice school.
Clarifying some principles when applying the positive assessment techniques
in teaching Maths grade 6 at Soc Trang Pedagogical Practice school.
Introducing briefly about Soc Trang Pedagogical Practice school and the
curriculum of Maths grade 6.
Researching the reality of assessment of learning outcomes in Maths grade 6
at Soc Trang Pedagogical Practice school including basic contents: the reality of
teachers’ recognization about the roles of assessment in teaching Maths grade 6,
reality of learning outcomes assessment in Maths grade 6 at Soc Trang Pedagogical
Practice school, the reasons of limiting in learning outcomes assessment in Maths
grade 6, the pupils’ attitudes in learning Maths grade 6 at Soc Trang Pedagogical
Practice school, the reasons why pupils like or dislike learning Maths grade 6 at Soc
Trang Pedagogical Practice school, the actions of pupils when teacher hands class
exercises and homeworks over to them, the abilities that pupils have achieved as

they carried out the learning tasks which teacher had handed over to them.
Chapter 3: Applying the positive assessment techniques in teaching Maths
grade 6 at Soc Trang Pedagogical Practice school.
Clarifying some rules in applying the positive assessment techniques in
teaching Maths grade 6 at Soc Trang Pedagogical Practice school.
Content structures of teaching Maths grade 6 are being applied the positive
assessment techniques. Designing pedagogic practical lesson plans, at the same time
with teaching and comparing the experiments between class 6A and 6B.
Analyzing, evaluating and giving the conclusions about the experimental
results.
Conclusions and Recommendation: Presenting the achieved results of
thesis and introducing some recommendations to develop the thesis.

viii


MỤC LỤC
Lý lịch khoa học ......................................................................................................... i
Lời cam đoan ............................................................................................................ iii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iv
Tóm tắt ....................................................................................................................... v
Abstract .................................................................................................................... vii
Mục lục ...................................................................................................................... ix
Danh sách chữ viết tắt............................................................................................. xii
Danh sách các bảng ................................................................................................ xiii
Danh sách các hình.................................................................................................. xv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3
5. Khách thể nghiên cứu ......................................................................................... 3
6. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 3
7. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3
8. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
8.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận ................................................................. 4
8.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................... 4
8.3. Phƣơng pháp thống kê toán học .................................................................. 5
9. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC
TRONG DẠY HỌC .................................................................................................. 6
1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ TRONG
DẠY HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM.............................................. 6
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................. 6
1.1.2. Tại Việt Nam .......................................................................................... 10

ix


1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................... 15
1.2.1. Đánh giá ................................................................................................. 15
1.2.2. Tính tích cực ........................................................................................... 16
1.2.3. Kỹ thuật .................................................................................................. 17
1.2.4. Kỹ thuật đánh giá tích cực ...................................................................... 17
1.2.5. Vận dụng các kỹ thuật đánh giá tích cực................................................ 18
1.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP ............................................................... 18
1.3.1. Mục đích của đánh giá kết quả học tập .................................................. 18
1.3.2. Chức năng của đánh giá kết quả học tập ................................................ 19
1.3.3. Nguyên tắc đánh giá ............................................................................... 20
1.3.4. Quan điểm đánh giá tích cực trong dạy học ........................................... 21

1.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC THÀNH TỐ CỦA QUÁ
TRÌNH DẠY HỌC ............................................................................................... 23
1.5. CÁC DẠNG ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ............................................ 25
1.6. KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC......................... 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 37
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
MÔN TOÁN LỚP 6 TẠI TRƢỜNG THỰC HÀNH SƢ PHẠM SÓC TRĂNG38
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƢỜNG THỰC HÀNH SƢ PHẠM SÓC TRĂNG ...... 38
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 38
2.1.2. Chức năng - nhiệm vụ ............................................................................ 39
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự......................................................... 40
2.1.4. Cơ sở vật chất ......................................................................................... 41
2.2. SƠ LƢỢC CHƢƠNG TRÌNH MÔN TOÁN LỚP 6 .................................... 41
2.2.1. Mục đích của môn Toán ở trƣờng Trung học cơ sở ............................... 41
2.2.2. Đánh giá trong bộ môn Toán.................................................................. 42
2.2.3. Nội dung chƣơng trình môn Toán lớp 6 ................................................. 43
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN
TOÁN LỚP 6 TẠI TRƢỜNG THỰC HÀNH SƢ PHẠM SÓC TRĂNG ........... 51

x


KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 68
Chƣơng 3. VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC TRONG
DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 6 TẠI TRƢỜNG THỰC HÀNH SƢ PHẠM
SÓC TRĂNG ........................................................................................................... 70
3.1. NGUYÊN TẮC VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 6 TẠI TRƢỜNG THỰC HÀNH SƢ
PHẠM SÓC TRĂNG ........................................................................................... 70
3.2. CẤU TRÚC NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 6 THEO HƢỚNG

VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC .................................. 71
3.3. THIẾT KẾ GIÁO ÁN VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ TÍCH
CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 6 TẠI TRƢỜNG THỰC HÀNH
SƢ PHẠM SÓC TRĂNG ..................................................................................... 90
3.4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................................ 98
3.4.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................ 98
3.4.2. Đối tƣợng thực nghiệm........................................................................... 98
3.4.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................ 98
3.4.4. Phƣơng pháp thực nghiệm...................................................................... 99
3.4.5. Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................................. 100
3.4.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm .............................................................. 113
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 115
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 121
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 125

xi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

Nội dung

1

CĐSP


Cao đẳng Sƣ phạm

2

GV

Giáo viên

3

HS

Học sinh

4

KQHT

Kết quả học tập

5

NXB

Nhà xuất bản

6

PPCT


Phân phối chƣơng trình

7

QTDH

Quá trình dạy học

8

SGK

Sách giáo khoa

9

THCS

Trung học cơ sở

10

THSP

Thực hành Sƣ phạm

xii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 1.1. So sánh quan điểm đánh giá truyền thống và tích cực ............................. 22
Bảng 1.2. Phiếu đánh giá Rubric ............................................................................... 30
Bảng 2.1. Bảng thống kê trình độ theo chức danh nghề nghiệp ............................... 40
Bảng 2.2. Danh sách giáo viên tham gia giảng dạy môn Toán ................................. 41
Bảng 2.3. Phân phối chƣơng trình môn Toán lớp 6 .................................................. 48
Bảng 2.4. Thái độ của học sinh trong giờ học môn Toán lớp 6 ................................ 60
Bảng 2.5. Lý do học sinh thích học môn Toán ......................................................... 61
Bảng 2.6. Lý do học sinh không thích học môn Toán .............................................. 62
Bảng 2.7. Hành động của HS khi GV giao bài tập trên lớp ...................................... 63
Bảng 2.8. Hành động của HS khi GV giao bài tập về nhà ........................................ 64
Bảng 2.9. Những năng lực của HS đƣợc hình thành khi thực hiện nhiệm vụ học tập
mà GV giao ............................................................................................................... 65
Bảng 3.1. Cấu trúc mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và đánh giá KQHT môn Toán
lớp 6........................................................................................................................... 72
Bảng 3.2. Tên bài thiết kế dạy thực nghiệm ............................................................. 91
Bảng 3.3. Thái độ của HS trong giờ học môn Toán ............................................... 101
Bảng 3.4. Những hoạt động của HS trong giờ học môn Toán ................................ 102
Bảng 3.5. Ý kiến của HS về thời gian để hiểu và làm đƣợc bài tập ....................... 103
Bảng 3.6. Mức độ tiếp thu kiến thức của HS sau khi học xong một bài
môn Toán ................................................................................................................ 104
Bảng 3.7. Những năng lực của HS đƣợc phát triển khi học môn Toán .................. 105
Bảng 3.8. Mức độ đánh giá KQHT của HS mà GV thực hiện trong 1 tiết học ...... 106
Bảng 3.9. Giáo viên đƣợc mời dự giờ tiết dạy ........................................................ 107
Bảng 3.10. Bảng phân phối tần suất điểm số của 3 bài kiểm tra ở lớp đối chứng và
lớp thực nghiệm ...................................................................................................... 109


xiii


Bảng 3.11. Bảng mô tả số thống kê của 2 mẫu ở 3 bài kiểm tra của lớp đối chứng và
lớp thực nghiệm ...................................................................................................... 111
Bảng 3.12. Biểu thị kết quả của t và t qua 3 bài kiểm tra của lớp đối chứng và lớp
thực nghiệm ............................................................................................................. 113

xiv


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 1.1. Quan hệ giữa các thuật ngữ kiểm tra, đo lƣờng và đánh giá .................... 15
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa đánh giá với các thành tố của quá trình dạy học .......... 23
Hình 1.3. Mối quan hệ của đánh giá với phƣơng pháp dạy học ............................... 25
Hình 1.4. Biểu đồ Ven............................................................................................... 31
Hình 1.5. Sơ đồ xƣơng cá.......................................................................................... 31
Hình 1.6. Biểu đồ K-W-L-H ..................................................................................... 32
Hình 1.7. Đề cƣơng trống (Graph) ............................................................................ 32
Hình 1.8. Bánh xe khái niệm..................................................................................... 32
Hình 1.9. Mô hình minh họa kỹ thuật “Sàng lọc”..................................................... 33
Hình 1.10. Mô hình minh họa kỹ thuật “Tia chớp” .................................................. 34
Hình 1.11. Mô hình minh họa kỹ thuật “Bài tập 3-2-1” ........................................... 35
Hình 2.1. Toàn cảnh Trƣờng Thực hành Sƣ phạm Sóc Trăng .................................. 38
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức Trƣờng Thực hành Sƣ phạm Sóc Trăng ............................ 40
Hình 2.3. Tiết dạy trong giờ học bình thƣờng của cô Tạ Thị Bé Nhí ở lớp 6A........ 55

Hình 2.4. Học sinh thực hiện báo cáo công việc trong giờ học ở lớp 6A ................. 55
Hình 2.5. Tiết dạy trong giờ thao giảng giáo viên giỏi của cô Tô Đình Anh Thƣ ở
lớp 6B ........................................................................................................................ 56
Hình 2.6. Giáo viên dự giờ cô Tô Đình Anh Thƣ ở lớp 6B ...................................... 56
Hình 2.7. Mẫu phiếu học tập đƣợc cô Thƣ sử dụng trong tiết dạy ........................... 56

xv


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, nhân loại đã bƣớc sang thế kỉ XXI - thế kỉ của ánh sáng khoa học
kỹ thuật, của nền kinh tế tri thức, của sự tiến bộ và phát triển. Cũng nhƣ bất kỳ một
quốc gia nào khác, Việt Nam đang chuyển mình ngày càng mạnh mẽ để hòa nhập
với sự phát triển không ngừng của thế giới. Với mục tiêu đƣa Việt Nam trở thành
nƣớc công nghiệp hiện đại vào năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã và đang thực
hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung phát triển giáo dục, đào tạo là quốc
sách hàng đầu. Điều này đƣợc thể hiện cụ thể qua Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4
tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng về “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Đổi mới giáo dục liên quan đến mọi mặt dạy học và giáo dục. Cũng nhƣ các
thành tố khác của QTDH, đánh giá ảnh hƣởng trực tiếp tới phƣơng pháp dạy và học.
Tuy nhiên, thực tế dạy học cho thấy, đánh giá là một khâu chƣa đƣợc coi trọng
đúng mức, bộc lộ nhiều điểm yếu kém và lạc hậu. Vì vậy, việc làm cần phải tập
trung, nỗ lực nhiều nhất, đầu tƣ nhiều thời gian, trí tuệ, tiền bạc nhất chính là đổi
mới cách thức kiểm tra, đánh giá. Đây sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác
nhƣ đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học,
đổi mới quản lý,…
Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo cũng nêu rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi,
kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan.
Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu
chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối
hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm
học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà
trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”[32]. Nhận thức đƣợc tầm quan

1


trọng của việc tăng cƣờng đổi mới kiểm tra đánh giá, trong những năm qua, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã tập trung chỉ đạo đổi mới các hoạt động này nhằm tạo ra sự
chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lƣợng
giáo dục trong các trƣờng phổ thông.
Trong quá trình dạy học, đánh giá không chỉ đơn thuần chú trọng vào KQHT
mà phải vì sự tiến bộ của ngƣời học và phải đƣợc xem nhƣ là quá trình học tập.
Thực hiện nghiêm túc quá trình đánh giá, đặc biệt là vận dụng linh hoạt các phƣơng
pháp, kỹ thuật đánh giá còn giúp cho chúng ta nhanh chóng hoàn thiện tối ƣu quá
trình dạy học, kiểm chứng chất lƣợng hiệu quả giờ học và trình độ nghề nghiệp của
giáo viên, đồng thời giúp cho ngƣời học nhận biết những chỗ hổng kiến thức mà họ
chƣa nắm rõ, …
Môn Toán thuộc khoa học tự nhiên có tính logic, tính trừu tƣợng cao và thực
tiễn phổ dụng. Mục tiêu dạy học Toán THCS tập trung vào việc phát triển tƣ duy và
năng lực cho học sinh. Vì vậy, việc tổ chức dạy học bộ môn này cần phải đƣợc quan
tâm thực hiện sao cho phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Thực tế dạy học tại Trƣờng Thực hành Sƣ phạm Sóc Trăng cho thấy, việc
đánh giá hiện nay còn mang tính hình thức, thiên nhiều về kinh nghiệm, thói quen;
phƣơng pháp đánh giá chƣa đa dạng, chƣa đảm bảo đƣợc các kỹ thuật đánh giá cần
thiết. Trong khi đó, cán bộ quản lý, GV lại chƣa đƣợc trang bị một cách đầy đủ về

các phƣơng pháp và kỹ thuật đánh giá trong dạy học. Mặc dù đã có nhiều cố gắng
đổi mới đánh giá trong thời gian qua bằng cách tăng cƣờng số lần kiểm tra, đánh giá
nhƣng nội dung và hoạt động cụ thể đặc biệt là cách làm vẫn mang tính giải pháp
tình thế, chƣa có tính đột phá. Việc lựa chọn các kỹ thuật đánh giá phù hợp để sử
dụng trong quá trình dạy học nói chung và dạy học môn Toán lớp 6 nói riêng tại
Trƣờng Thực hành Sƣ phạm Sóc Trăng sẽ giúp phát huy đƣợc mọi tiềm năng, góp
phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy và năng lực của học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên, ngƣời nghiên cứu thực hiện đề tài “Vận dụng
các kỹ thuật đánh giá tích cực trong dạy học môn Toán lớp 6 tại Trường Thực
hành Sư phạm Sóc Trăng”.

2


2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Kỹ thuật đánh giá tích cực trong dạy học.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Vận dụng các kỹ thuật đánh giá tích cực trong dạy học môn Toán lớp 6 tại
Trƣờng Thực hành Sƣ phạm Sóc Trăng.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kỹ thuật đánh giá tích cực trong dạy học.

-

Nghiên cứu thực trạng công tác đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 6 tại
Trƣờng Thực hành Sƣ phạm Sóc Trăng.


-

Vận dụng các kỹ thuật đánh giá tích cực trong dạy học môn Toán lớp 6 tại
Trƣờng Thực hành Sƣ phạm Sóc Trăng.

5. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Quá trình dạy học môn Toán lớp 6 tại Trƣờng THSP Sóc Trăng.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hiện nay, hoạt động đánh giá trong dạy học môn Toán lớp 6 tại Trƣờng
Thực hành Sƣ Phạm Sóc Trăng còn mang tính hình thức, chƣa đa dạng, không thể
đánh giá đầy đủ năng lực và sự tiến bộ của ngƣời học. Nếu sử dụng các kỹ thuật
đánh giá tích cực nhƣ: phiếu học tập, trắc nghiệm, bài tập 1 phút,... trong dạy học
môn Toán lớp 6 thì học sinh sẽ phát triển năng lực tƣ duy sáng tạo và giải quyết vấn
đề, qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học tại Trƣờng Thực hành Sƣ phạm
Sóc Trăng.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong khuôn khổ của đề tài này, các nghiên cứu tập trung tìm hiểu, phân tích
các kỹ thuật đánh giá tích cực trong dạy học môn Toán lớp 6 tại Trƣờng Thực hành
Sƣ phạm Sóc Trăng nhƣ: phiếu học tập, trắc nghiệm, bài tập 1 phút,...
8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, ngƣời nghiên cứu đã sử dụng một số phƣơng pháp
nghiên cứu sau:

3


S

K


L

0

0

2

1

5

4



×