Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Quân giải phóng miền nam việt nam ( 1961 1965)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

CHU QUANG KHÁNH

QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM
(1961-1965)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

CHU QUANG KHÁNH

QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM
(1961-1965)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 13

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đình Lê

Hà Nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi đƣợc thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Nguyễn Đình Lê. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu của những ngƣời đi
trƣớc và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới.

Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Chu Quang Khánh


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất
tới PGS.TS Nguyễn Đình Lê, ngƣời thầy đã gợi mở cho tôi từ những ý tƣởng
ban đầu của luận văn cũng nhƣ đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo tại Bộ môn Lịch sử Việt
Nam, Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã chỉ
bảo, động viên khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập của tôi tại
đây.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Chu Quang Khánh



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quân giải phóng miền Nam là bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam ở
chiến trƣờng miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Đƣợc xây dựng và
phát triển trên cơ sở các đội vũ trang tự vệ, vũ trang tuyên truyền của các địa
phƣơng miền Nam và lực lƣợng cán bộ, chiến sĩ, nhân viên kỹ thuật quân sự ở
miền Bắc bổ sung, tăng cƣờng từ năm 1959, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam
đặt dƣới sự lãnh đạo về mọi mặt của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng và sự chỉ
huy thống nhất của Bộ Quốc phòng - Tổng tƣ lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam
mà trực tiếp Trung ƣơng Cục miền Nam và Ban Quân sự trực thuộc Trung ƣơng
Cục.
Vừa chiến đấu, vừa xây dựng, kết hợp lực lƣợng tại chỗ với lực lƣợng bổ
sung, tăng cƣờng hậu phƣơng lớn miền Bắc vào, cùng với sự ủng hộ, giúp đỡ của
nhân dân miền Nam và sự phối hợp chiến đấu của nhân dân và lực lƣợng vũ trang
hai nƣớc bạn Lào và Cambodia, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã lớn
mạnh, trƣởng thành nhanh chóng, nhất là từ năm 1961-1965. Từ đánh tập trung
quy mô đại đội (1961), bộ đội đã tiến lên đánh tập trung quy mô tiểu đoàn (1963)
và trung đoàn (1964).
Đi sâu vào nghiên cứu quá trình xây dựng và chiến đấu của Quân giải phóng
miền Nam Việt Nam trong thời gian này, có thể thấy đƣợc sự trƣởng thành của
Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đồng thời tiếp tục khẳng định, hoàn thiện và
làm phong phú thêm đƣờng lối chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lƣợng vũ
trang nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì thế, tôi chọn đề tài “Quân giải
phóng miền Nam Việt Nam (1961-1965)” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch
3


sử Việt Nam, với mong muốn góp phần tìm hiểu một giai đoạn lịch sử của Quân

đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua sƣu tầm, tìm hiểu, tác giả nhận thấy, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nƣớc kết thúc, vấn đề tổng kết cuộc kháng chiến đã đƣợc đặt ra. Ban Tổng
kết chiến tranh B2 (Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ) đƣợc thành lập, đã thu thập tƣ
liệu và dựng đề cƣơng tỉ mỉ cho cuốn sách Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước trên chiến trường B2 với 5 tập, trong đó Quân giải phóng miền Nam đã đƣợc
đề cập ở một số nội dung. Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị đƣợc
thành lập năm 1990, tiếp thu những kết quả sau nhiều năm nghiên cứu đã cho xuất
bản cuốn sách Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - thắng lợi và bài học,
dành nhiều trang với những nhận định, đánh giá sát với thực tế lịch sử đã diễn ra về
Quân giải phóng miền Nam trong giai đoạn 1961-1965. Cuốn sách Lịch sử cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), tập 3 do Viện Lịch sử quân sự biên
soạn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 cũng dành một số trang viết về Quân
giải phóng miền Nam những năm 1961-1965. Cuốn sách Lịch sử biên niên Xứ ủy
Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 của
Viện Lịch sử Đảng tuy không đi sâu về Quân giải phóng miền Nam, nhƣng đã giúp
tác giả luận văn có cái nhìn khái quát về sự lãnh đạo của Đảng bộ miền Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Cuốn sách Biên niên sự kiện lịch sử Bộ Tổng
tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2008 cũng giúp tác giả trong nhiều vấn đề về quân sự, chiến lƣợc của
Quân giải phóng miền Nam. Sách Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền (1961-1976), Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004 của Quân khu VII đã cung cấp một số tƣ liệu
và nhận định khoa học về cơ quan đầu não của Quân giải phóng miền Nam trên mặt
trận B2 để tác giả luận văn kế thừa trong quá trình nghiên cứu.
4


Các cuốn sách Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975), thắng lợi và bài
học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 2,
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994; Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 11, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tập 2
(1954-1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995… đã miêu tả về Quân giải
phóng miền Nam trong giai đoạn 1961-1965 ở nhiều mức độ khác nhau.
Các tác phẩm của Lê Duẩn nhƣ Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, vì tự
do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970;
Thư vào Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985; Về chiến tranh nhân dân
Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1993… đã chỉ rõ tính cấp thiết của việc xây dựng
và phát triển lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam từ năm 1960-1965.
Tác giả Trần Văn Giàu, nhà sử học Việt Nam, cán bộ lão thành cách mạng, đã
nhiều năm trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam, viết cuốn sách Miền Nam giữ
vững thành đồng, tập 2 và tập 3, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1965 và 1968.
Cuốn sách đã dành nhiều trang viết về viết về quá trình ra đời và phát triển của
Quân giải phóng miền Nam từ năm 1961-1965, nêu lên một số tƣ liệu và nhận định
có giá trị khoa học định hƣớng cho luận văn.
Hầu hết các quân khu và bộ chỉ huy quân sự các tỉnh đều đã xuất bản các
cuốn sách về lịch sử lực lƣợng vũ trang nhân dân hay cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nƣớc tại địa phƣơng. Tiêu biểu là Lịch sử lực lượng vũ trang Quân khu VII
(1945-2010), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010 của Quân khu VII; Quân khu
IX - 30 năm kháng chiến (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999 của
Quân khu IX; Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Bến
Tre, 1993 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bến Tre; Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh
5


Đồng Nai (1945-1995), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999 của Bộ chỉ huy
quân sự tỉnh Đồng Nai; Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị lực lượng vũ
trang nhân dân tỉnh Bình Dương (1945-2010), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,
2014 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dƣơng; Lịch sử lực lượng vũ trang Bà Rịa

- Vũng Tàu (1945-1995), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999 của Bộ chỉ huy
quân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Lịch sử cuộc kháng chiến quân dân Tiền Giang
(1940-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
Tiền Giang; Kiến Tường - lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, 2008 của Bộ
chỉ huy quân sự tỉnh Long An; Lực lượng vũ trang An Giang, 30 năm kháng chiến
(1945-1975), tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001 của Bộ chỉ huy quân sự
tỉnh An Giang; Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Tháp trong kháng chiến
chống Mỹ (1954-1975), tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001 của Bộ chỉ
huy quân sự tỉnh Đồng Tháp… đã trình bày khá đầy đủ về Quân giải phóng miền
Nam ở từng vùng miền. Tuy nhiên, các tài liệu trên chỉ phản ánh từng mặt, trên
phạm vi khu vực, chƣa nói lên tính hệ thống, tính khái quát về Quân giải phóng
miền Nam trên toàn chiến trƣờng miền Nam từ năm 1961-1965.
Các bài báo khoa học đi sau nghiên cứu vào từng mặt, từng vấn đề của Quân
giải phóng miền Nam chủ yếu đƣợc đăng trên các tạp chí Lịch sử quân sự, Nghiên
cứu lịch sử, Lịch sử Đảng. Tiêu biểu trong số này có Nguyễn Đình Lê, Vài nét về
lực lƣợng vũ trang cách mạng Nam Bộ thời kỳ 1954-1960, Tạp chí Lịch sử quân
sự, số 4 năm 1996; Nguyễn Tƣ Đƣơng, Lực lƣợng vũ trang giáo phái miền Tây
Nam Bộ thời kỳ đầu kháng chiến chống Mỹ, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 5 năm
2001; Trần Long, Làng rừng Cà Mau, một hiện tƣợng “Độc nhất vô nhị”, Tạp chí
Lịch sử quân sự, số 2 năm 1997; Nguyễn Đình Lê, Nghị quyết 15 với lực lƣợng vũ
trang cách mạng miền Nam, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1 năm 1999; Nguyễn
Xuân Năng, Bắc Ruộng - Trận đánh mở đầu phong trào Đồng khởi ở Bình Thuận
6


năm 1960, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 3 năm 2003, Võ Cao Lợi, Phong trào giải
phóng nông thôn ở Quảng Ngãi, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1 năm 2010; Nguyễn
Hữu Đạo, Sự ra đời của đoàn vận tải quân sự 559, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 4 năm
2008; Việt Hồng, Vài nét về đấu tranh vũ trang và lực lƣợng vũ trang ở Nam Bộ
trƣớc cuộc “Đồng Khởi” 1959-1960, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 155 năm

1974…
Một số luận vặn, luận án cũng đề cập tới lực lƣợng vũ trang cách mạng miền
Nam giai đoạn 1961-1965 nhƣ Huỳnh Thị Liêm, Phong trào đấu tranh chống, phá
ấp chiến lược ở miền Đông Nam Bộ (1961-1965), luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử,
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành
phố Hồ Chí Minh, năm 2006. Luận án nghiên cứu về phong trào đấu tranh chống,
phá ấp chiến lƣợc ở miền Đông Nam bộ trong giai đoạn 1961-1965, qua đó cung
cấp những luận cứ khoa học cho quá trình xây dựng lực lƣợng cách mạng, phục vụ
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trần Thị Thu Hƣơng, Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá "quốc sách"
ấp chiến lược của Mỹ - Ngụy ở miền Nam Việt Nam (1961-1965), luận án Tiến sĩ
khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội, 2000. Đề tài đã phân tích tính chất gay go, quyết liệt, giằng co lâu
dài của cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lƣợc của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
Hệ thống, khái quát, phân tích những chủ trƣơng, biện pháp, kế hoạch và kế hoạch
chỉ đạo tổ chức thực hiện chống phá chính sách đó của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lê Đình Hùng, Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ
trang ở miền nam từ năm 1961 đến năm 1965, luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử,
chuyên ngành Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2009.

7


Luận văn nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng và
chiến đấu của lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam từ năm 1961-1965.
Bùi Thị Trang, Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân
sự ở miền Nam từ năm 1961 đến năm 1968, luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử,
chuyên ngành Lịch sử Đảng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2014. Luận văn nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong việc kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự chống đế

quốc Mỹ ở miền Nam từ năm 1961 đến năm 1968.
Nhiều nhà nghiên cứu nƣớc ngoài viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nƣớc của nhân dân Việt Nam. William Westmoreland - ngƣời trực tiếp chỉ huy
quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam viết cuốn Tường trình của một quân nhân,
Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1988. Gabrien Kolko viết cuốn
Giải phẫu một cuộc chiến tranh do Nxb Quân đội nhân dân xuất bản năm 1989 và
1991. Trong 2 tập sách, tác giả đã lý giải về nguồn gốc của chiến tranh; sự can
thiệp của Mỹ vào Việt Nam và khẳng định một kết cục tất yếu là Mỹ sẽ thất bại ở
Việt Nam. Daniel Ellsberg viết cuốn Những bí mật của chiến tranh Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia xuất bản năm 1985. J.Pimlott viết Việt Nam - những trận đánh
quyết định, Trung tâm thông tin khoa học công nghệ môi trƣờng, Bộ Quốc phòng
phát hành năm 1997…
Nhìn chung, những công trình ở trên đã đề cập ở những góc độ và mức độ
khác nhau liên quan đến Quân giải phóng miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nƣớc. Kết quả nghiên cứu và những tƣ liệu quý báu của các công trình này là
cơ sở để tác giả kế thừa, vận dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện luận văn.
Tuy nhiên, chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề Quân giải phóng

8


miền Nam Việt Nam (1961-1965) một cách hệ thống, tổng quát dƣới góc độ Lịch
sử Việt Nam.
3. Các nguồn tài liệu
Luận văn chủ yếu đƣợc xây dựng trên cơ sở các nguồn tài liệu sau đây:
- Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tác phẩm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc và Quân đội nhân dân Việt Nam
viết về cách mạng giải phóng dân tộc, về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc
(1954-1975).
- Các công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc của

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Sử học, Viện Lịch sử Đảng và các công
trình lịch sử địa phƣơng
- Các tài liệu lƣu trữ liên quan tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc hiện
đang lƣu trữ tại Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II tại
thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị và các
tỉnh.
- Ngoài ra, luận án cũng chú ý nghiên cứu một số sách, báo nƣớc ngoài viết
về cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam của đế quốc Mỹ có liên quan tới đề tài.
4. Mục đích, nhiệm vụ luận văn
Mục đích:
Làm rõ về những hạt nhân ban đầu, sự ra đời và quá trình xây dựng, chiến đấu
của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1961-1965). Từ đó, góp phần tìm hiểu
về lực lƣợng vũ trang và quân đội nhân dân trong điều kiện xây dựng và bảo vệ tổ
quốc hiện nay.
Nhiệm vụ:
9


Phân tích bối cảnh lịch sử, yêu cầu cấp thiết xây dựng lực lƣợng vũ trang cách
mạng miền Nam Việt Nam từ năm 1954-1960.
Phân tích, luận giải về sự ra đời, những bƣớc trƣởng thành trong xây dựng lực
lƣợng và chiến đấu của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam từ năm 1961-1965.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thông qua phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic và sự kết
hợp hai phƣơng pháp này là chủ yếu. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp
khác nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh… để phù hợp với từng nội dung của luận văn.
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là về quá trình xây dựng, chiến đấu, trƣởng
thành của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam từ năm 1961-1965, trong đó tập
trung vào các khối chủ lực và bộ đội địa phƣơng.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài nằm trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến
năm 1965 trên không gian chiến trƣờng miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt
đƣợc mục đích nghiên cứu, tác giả có mở rộng tìm hiểu về lực lƣợng vũ trang cách
mạng của miền Nam từ năm 1954-1960 trƣớc khi Quân giải phóng miền Nam Việt
Nam ra đời.
7. Đóng góp của luận văn
Bằ ng viê ̣c trin
̀ h bày một cách có hệ thống về Quân giải phóng miền Nam Việt
Nam từ 1961-1965, luận văn trả lời cho câu h ỏi về nguồn gốc ra đời của Quân giải
phóng miền Nam? Quân giải phóng miền Nam đã lớn mạnh về lực lƣợng và đánh
bại chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt của Mỹ, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh cục bộ
nhƣ thế nào?

10


Tuy nhiên, do nguồ n tài liệu và thời gian nghiên cƣ́u có ha ̣n, luận văn chƣa thể
mở rộng, đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về các chiến lƣợc, chiến thuật của Quân giải
phóng miền Nam. Hy vọng những hạn chế và thiếu sót này đƣơ ̣c kh ắc phục trong
những công trình sau của tác gia.̉
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục, luận văn
đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những đơn vị tiền thân của Quân giải phóng miền Nam (19541960)
Chƣơng 2: Quân giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, xây dựng lực lƣợng và
bƣớc đầu đánh bại chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt (1961-1963)
Chƣơng 3: Quân giải phòng miền Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ về mặt lực
lƣợng, đánh bại hoàn toàn chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt (1963-1965)

11



Chương 1
NHỮNG ĐƠN VỊ TIỀN THÂN CỦA
QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (1954-1960)
1.1. Bối cảnh lịch sử và tính cấp thiết của việc xây dựng lực lƣợng vũ
trang cách mạng ở miền Nam
Tình hình thế giới
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có nhiều thay đổi, diễn
biến phức tạp, tác động nhiều mặt đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của
nhân dân Việt Nam.
Chủ nghĩa xã hội đã vƣợt ra khỏi phạm vi một nƣớc, trở thành hệ thống thế
giới, làm chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh chung của nhân dân các nƣớc vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đây cũng là thời kỳ mà các
dân tộc bị áp bức vùng lên vì độc lập, tự do, phá vỡ và thu hẹp hệ thống thuộc địa
của chủ nghĩa đế quốc. Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, hòa
bình và tiến bộ xã hội của nhân dân lao động ở các nƣớc tƣ bản cũng phát triển
mạnh mẽ, làm cho đế quốc không thể tùy ý quyết định chiến tranh nhƣ trƣớc.
Ngoài những thuận lợi, tình hình thế giới cũng đƣa đến nhiều khó khăn đối
với cách mạng Việt Nam. Trƣớc hết, nhờ chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ vƣợt lên
về sức mạnh vật chất, kỹ thuật, trở thành một siêu cƣờng mới. Tính đến năm 1960,
tổng sản phẩm xã hội của nƣớc Mỹ đạt 510 tỷ đôla, hơn Bắc Việt Nam 325 lần,
đƣờng bộ gấp 505 lần, sắt thép 225 lần, xuất khẩu 310 lần… [4, 489]. Về quân sự,
Mỹ đang có đội quân gồm “2,5 triệu ngƣời, 104 liên đội máy bay, ném bom hạng
trung, gần 40 liên đội máy bay hạng nặng, 400 máy bay B52, 1.400 máy bay B57,
110 tàu ngầm…” [126, 14]. Vì vậy, trong cuộc chiến Việt Nam, Mỹ luôn sử dụng
12


các vũ khí hiện đại, tối tân để tăng cƣờng viện trợ cho quân đội và chính quyền Sài

Gòn.
Để trở thành bá chủ thế giới, trong cuộc “Chiến tranh lạnh”, Mỹ đã tiến hành
các chiến lƣợc toàn cầu, tiến công trực tiếp vào phong trào giải phóng dân tộc hòng
áp đặt chủ nghĩa thực dân mới đối với các nƣớc thuộc địa. Mỹ lựa chọn Việt Nam
là nơi thực hiện chiến lƣợc này, bởi theo “học thuyết domino”: “nếu Mỹ rút khỏi
cuộc xung đột ở miền Nam thì sự sụp đổ không những ở miền Nam Việt Nam mà
cả toàn bộ vùng Đông Nam Á” [130, 158].
Mặt khác, sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, một số Đảng Cộng sản ở các
nƣớc xã hội chủ nghĩa có những quan điểm khác với Đảng về con đƣờng cách
mạng Việt Nam. Họ muốn giữ nguyên trạng 2 miền Nam và Bắc, không ủng hộ
Việt Nam đẩy mạnh đấu tranh cách mạng. Theo quan điểm của các nhà lãnh đạo
Trung Quốc, việc thống nhất không phải là một việc trong thời gian ngắn mà phải
là một việc “chỉ có thể dùng phƣơng châm thích hợp là trƣờng kỳ mai phục, tích
trữ lực lƣợng, liên hệ quần chúng, chờ đợi thời cơ” vì “vấn đề là phải giữ biên giới
hiện có. Phải giữ vĩ tuyến 17…”. Trung Quốc tích cực giúp đỡ công cuộc xây dựng
miền Bắc nhƣng chƣa ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang ở miền Nam vì “Dùng lực
lƣợng vũ trang để thống nhất nƣớc nhà sẽ có hai khả năng: một là thắng và một khả
năng nữa là mất cả miền Bắc” [32, 27].
Cũng nhƣ Trung Quốc, Liên Xô đã giúp Việt Nam thực hiện các kế hoạch 3
năm 1955-1957 và 1958-1960 ở miền Bắc nhƣng không ủng hộ đấu tranh vũ trang
ở miền Nam. Chủ trƣơng của Liên Xô là giữ nguyên trạng, tập trung xây dựng
miền Bắc vững mạnh để đấu tranh chính trị, giải quyết vấn đề miền Nam thông qua
con đƣờng thƣơng lƣợng hòa bình.
Âm mưu của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn
13


Chỉ một ngày sau khi Hiệp định Geneva về Đông Dƣơng đƣợc ký kết, Tổng
thống Mỹ Eisenhower tuyên bố với báo chí rằng: Hoa Kỳ không tham dự vào
những quyết định trong hội nghị Geneva và không bị rằng buộc vào những quyết

định ấy. Từ đây, Mỹ thực hiện nhiều chƣơng trình, biện pháp để cản trở và phá
hoại việc thi hành Hiệp định.
Nhằm xây dựng chính quyền thực dân mới vững mạnh, Mỹ tìm mọi cách
tiêu diệt các thế lực thân Pháp, xóa bỏ hoàn toàn ảnh hƣởng của Pháp. Ngay từ
ngày 16-6-1954, Mỹ đã ép Bảo Đại đƣa Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tƣớng, thành
lập một nội các mới với nhiều thành phần thân Mỹ. Tháng 10-1955, Ngô Đình
Diệm tổ chức “Trƣng cầu dân ý” phế truất Bảo Đại, đƣa mình lên làm Tổng thống.
Tháng 3-1956, dƣới sự bảo trợ của Mỹ, chính quyền Sài Gòn tổ chức tuyển cử, bầu
ra Quốc hội. Tháng 10-1956, Ngô Đình Diệm ban hành Hiến pháp của nền “Đệ
nhất cộng hòa”. Từ tháng 4/1955 - 6/1956, Mỹ - Diệm đã lần lƣợt thanh toán hết
lực lƣợng vũ trang của các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên và tiêu diệt
các đảng phái tay chân nhƣ Đại Việt, Quốc Dân Đảng… nhằm loại bỏ tận gốc ảnh
hƣởng của Pháp, trừ hậu họa sau này.
Để tạo chỗ dựa vững chắc cho chính quyền, tháng 8-1954, Ngô Đình Diệm
thành lập Đảng Cần lao nhân vị do em trai (Ngô Đình Nhu) đứng đầu. Đảng đƣợc
tổ chức thống nhất từ trên xuống với đảng viên là các viên chức cao cấp nhất của
chính quyền, đƣợc coi là nòng cốt của chế độ cả về phƣơng diện chính trị, tinh thần
lẫn thực lực lãnh đạo. Bên cạnh đó, từ tháng 10-1954, Ngô Đình Diệm còn tổ chức
Phong trào cách mạng quốc gia với các đơn vị thành viên nhƣ Thanh niên cộng
hòa, Phụ nữ liên đới…
Về quân sự, Mỹ tăng cƣờng cố vấn, chuyên viên kỹ thuật, sau đó lập ra Bộ
chỉ huy quân sự Mỹ ở Sài Gòn dƣới danh nghĩa Phái đoàn MAAG. Bên cạnh đó,
14


Mỹ còn tổ chức lại hệ thống quân đội Viêt Nam Cộng hòa gồm các sƣ đoàn chủ
lực và trung đoàn độc lập địa phƣơng. Từ 10 sƣ đoàn, Mỹ chấn chỉnh còn 7 sƣ
đoàn, với quân số duy trì ở mức trên dƣới 150.000 ngƣời. Các cơ quan chỉ đạo
chiến lƣợc, chiến thuật, các Bộ Tƣ lệnh binh chủng hải quân, không quân cũng
từng bƣớc đƣợc kiện toàn với nhiều sĩ quan đƣợc cử đi học ở các nƣớc tƣ bản Âu Mỹ [133, 30]. Lính chính quy đƣợc trang bị vũ khí, quần áo và cấp hiệu Mỹ. Hệ

thống cố vấn Mỹ đặt từ Bộ Tổng tham mƣu đến các quân khu, sƣ đoàn, trung đoàn,
trƣờng huấn luyện, căn cứ quân sự, kho tàng quan trọng và tiểu đoàn giới tuyến,
chi phối mọi hoạt động của quân đội Sài Gòn [58, 258].
Về mặt hành chính, Mỹ - Diệm xây dựng một bộ máy cai trị từ Trung ƣơng
đến tận thôn, xã. Ở Trung ƣơng, ngoài Quốc hội là cơ quan lập pháp, có Tổng
thống và kèm theo đó là Phủ Tổng thống với các bộ chuyên về quốc phòng, nội vụ,
kinh tế, tƣ pháp, y tế… Bộ máy kìm kẹp cơ sở gồm có hội đồng hƣơng chính xã,
ban đại diện ấp, ủy viên cảnh sát, tổng đoàn, xã đoàn, dân vệ, tổ chức ngũ gia liên
bảo, mạng lƣới công an, do thám chìm nổi.
Chính quyền Sài Gòn đƣợc xây dựng hoàn bị đến địa phƣơng, tạo điều kiện
cho việc bắt tay vào “bình định” miền Nam Việt Nam, trọng tâm là thực hiện chính
sách “Tố cộng, diệt cộng”.
Ngô Đình Diệm đã tổ chức bộ máy chỉ đạo tố cộng rất chặt chẽ và thống
nhất từ trên xuống dƣới. Cao nhất là Hội đồng chỉ đạo chống cộng bao gồm tất cả
bộ trƣởng trong Chính phủ do Tổng thống trực tiếp làm Chủ tịch. Dƣới là Ủy ban
tố cộng Trung ƣơng với các ban thƣờng trực có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo phong
trào tố cộng. Cấp tỉnh, huyện, xã cũng có Ủy ban tố cộng.
Để chuẩn bị cho việc tố cộng, chính quyền Sài Gòn thực hiện phân loại dân,
chia làm 3 loại với phƣơng châm dựa vào loại C (không liên quan đến cách mạng),
15


đánh vào loại A (cán bộ, đảng viên và ngƣời kháng chiến cũ), làm cho loại B (gia
đình có ngƣời đi tập kết hoặc có liên quan tới kháng chiến) khiếp sợ và khuất phục.
Sau đó, bắt đầu thực hiện chiến dịch tố cộng [59, 299].
Mở màn chiến dịch tố cộng là hoạt động tuyên truyền trên tất cả các phƣơng
tiện thông tin từ truyền thanh, báo chí… nhằm nói xấu Đảng Cộng sản, tô vẽ cho
bộ mặt chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tiếp theo, kết hợp quân Sài Gòn với bộ
máy kìm kẹp cơ sở gồm bọn chỉ điểm, mật thám, công an… sục sạo vào xã, ấp,
nhận mặt từng ngƣời cách mạng. Bên cạnh những biện pháp đàn áp, tù đày, còn có

các hoạt động mua chuộc, lừa phỉnh, đánh vào tâm lý, tỉnh cảm và kinh tế, làm cho
những phần tử hay dao động ra tự thú, đầu hàng.
Ngoài ra, chính quyền Sài gòn còn sử dụng các sƣ đoàn quân đội chính quy
kết hợp với các đoàn tố cộng đánh phá các cơ sở cách mạng tại các căn cứ địa
kháng chiến cũ nhƣ chiến dịch Thoại Ngọc Hầu từ ngày 20/6/1956 - 24/2/1957 ở
đồng bằng sông Cửu Long, chiến dịch Trƣơng Tấn Bửu từ ngày 10/7/1956 24/2/1957 tại các tỉnh Đông Nam Bộ hay cuộc hành quân mùa Thu đánh vào miền
Tây Nam Bộ lần thứ hai từ ngày 1/10/1957 - 12/1957.
Đi đôi với tố cộng, diệt cộng, Mỹ - Diệm còn ban hành ban hành các chính
sách nhằm quản lý nông dân và nông thôn, trong đó “Cải cách điền địa” đƣợc coi
là khâu trung tâm. Dù tuyên bố là để tái lập sự công bằng về sở hữu ruộng đất, thực
hiện mục tiêu ngƣời cày có ruộng, nhƣng trên thực tế “Cải cách điền địa” chỉ đánh
vào một bộ rất nhỏ đại địa chủ và thậm chí nhiều diện tích ruộng đất trƣớc đây
đƣợc cách mạng chia cho nông dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp bị các
tầng lớp thống trị chiếm đoạt lại…
Từ tháng 4-1957, chính quyền Sài Gòn cho ra đời cái gọi là “Chính sách tái
định cƣ và cứu tế dân di cƣ”, bằng việc xây dựng các khu dinh điền. Các dinh điền
16


đƣợc thiết lập trên các cao nguyên hẻo lánh và xung yếu nhằm mục tiêu xây dựng
tuyến phòng thủ từ xa, từng bƣớc bao vây, cô lập cách mạng. Chính Ngô Đình
Nhu, em trai Ngô Đình Diệm, đã xác định: “Khu dinh điền là biện pháp xẻ đƣờng
đƣa dân vào chiến khu, mật khu Việt cộng, dùng dân để đẩy cộng sản ra khỏi vùng
đó và dinh điền là nơi cung cấp tin tình báo, nơi xuất phát để hành quân ngăn chặn
xâm nhập” [7, 67]. Với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, đến đầu năm 1959, trên
toàn miền Nam, Mỹ - Diệm đã dồn đƣợc 128.374 ngƣời vào 84 khu dinh điền, khai
phá 12.322ha đất canh tác [133, 40]. Phần lớn dân chúng bị dồn ép, cƣỡng bức vào
các khu dinh điền, không chịu nổi cuộc sống khắc nghiệt, bị o ép mọi bề nơi rừng
thiêng, nƣớc độc nên số hộ bỏ trốn ngày càng tăng.
Tính cấp thiết của việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneva, cách mạng Việt Nam
bƣớc sang một giai đoạn mới. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và bắt đầu bƣớc vào
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong khi đó, tình hình miền Nam lại có
nhiều biến động. Trong kháng chiến chống Pháp, Nam Bộ là vùng du kích mạnh
với các căn cứ lớn ở Đồng Tháp Mƣời, U Minh, Tây Ninh… Nam Trung Bộ cũng
có vùng tự do rộng lớn tại duyên hải kéo dài từ Quảng Nam đến Phú Yên với trên
2 triệu dân cùng bộ máy chính quyền các cấp hoàn chỉnh và lực lƣợng vũ trang
đông đảo [137, 237]. Đến giai đoạn 300 ngày chuyển quân tập kết, cán bộ và chiến
sĩ chiến đấu, công tác ở miền Nam phải rời chiến trƣờng ra Bắc. Chính quyền
kháng chiến các cấp giải thể, các khu căn cứ và vùng giải phóng rộng lớn phải giao
cho đối phƣơng quản lý. Nhìn trong phạm vi cục bộ, cuộc đấu tranh chống với Mĩ Diệm của đồng bào, đồng chí ở lại miền Nam không còn có những ƣu thế nhƣ đã
từng có trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp [82, 11].

17


Trƣớc sự chuyển biến của tình hình, tháng 9-1954, Bộ Chính trị đã ra nghị
quyết: “Về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng”, chỉ rõ
nhiệm vụ của cách mạng miền Nam lúc này là: “Tranh thủ hoạt động hợp pháp và
nửa hợp pháp, kết hợp công tác hợp pháp với công tác không hợp pháp. Đối với
các tổ chức quần chúng và tổ chức Đảng thì cố tranh thủ cho đƣợc tồn tại hợp pháp
và hoạt động hợp pháp. Hình thức đấu tranh kịch liệt (nhƣ khởi nghĩa và chiến
tranh du kích) cần đình chỉ ngay, những hình thức nhƣ biểu tình, đình công, bãi
khóa, bãi thị… cũng cần sử dụng một cách thận trọng và phải tiến hành trên
nguyên tắc có lý, có lợi, có mức, đừng để bọn phản động khiêu khích và tạo cơ hội
cho bọn thực dân Pháp phá hoại đình chiến và ngụy quyền khủng bố” [56, 310].
Tin tƣởng vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng, nhân dân miền Nam đã
chấp hành nghiêm chỉnh chủ trƣơng chỉ đạo chiến lƣợc của Đảng. Các mục tiêu và
khẩu hiệu đấu tranh cụ thể là đòi đối phƣơng phải trả tù chính trị, thực hiện hiệp
thƣơng tổng tuyển cử, thống nhất đất nƣớc nhƣ Hiệp định Geneva đã quy định.

Phong trào diễn ra sâu rộng khắp nơi, trong cả thành thị và nông thôn, vùng giải
phóng trƣớc kia lẫn vùng địch từng kiểm soát nhƣng sôi động nhất là ở các thành
phố lớn với Sài Gòn - Gia Định là trung tâm. Lực lƣợng cách mạng lúc này là lực
lƣợng chính trị, bao gồm hàng triệu ngƣời với đủ mọi thành phần, lứa tuổi, đảng
phái dân chủ… nhƣng quan trọng nhất là nông dân, công nhân và trí thức.
Tuy nhiên, thực tiễn chứng tỏ đấu tranh bằng phƣơng pháp hòa bình là
không có hiệu quả do Mỹ - Diệm ngoan cố tiến hành chia cắt đất nƣớc, trắng trợn
tuyên bố từ giữa năm 1956 là không thi hành Hiệp định Geneva, không hiệp
thƣơng với miền Bắc, không tổng tuyển cử. Trƣớc chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”,
cách mạng miền Nam gặp vô vàn khó khăn, cơ sở bị tan rã hàng loạt, cán bộ, đảng
viên bị bắt, giết, tù đày. Đến cuối năm 1957, ở Khu V, đã có 70% cấp ủy xã, 60%
huyện ủy viên, 40% tỉnh ủy viên ở các tỉnh đồng bằng đã bị bắt, bị giết, nhiều
18


huyện, xã không còn cán bộ lãnh đạo. Tại Nam Bộ, nhiều cơ sở bí mật ở Vĩnh
Long, Trà Vinh, An Xuyên, Kiến Hòa, Định Tƣờng… bị thiệt hại nặng nề. Tính
đến cuối năm 1958, trên toàn miền Nam, Mỹ - Diệm đã giết hại khoảng 68.800 cán
bộ, đảng viên, bắt giam 466.000 ngƣời và tra tấn thành thƣơng tật 680.000 ngƣời
[133, 251].
Kẻ thù đã kiên quyết sử dụng bạo lực phản cách mạng để đàn áp nhân dân
thì quần chúng không thể mãi chỉ có “tay không và lời nói” mà phải dùng bạo lực
cách mạng để chống lại. Vấn đề xây dựng lực lƣợng vũ trang và tiến hành đấu
tranh vũ trang không chỉ hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị mà còn mang
tính sống còn nhằm giữ gìn và phát triển lực lƣợng. Tuy nhiên, trong bối cảnh phức
tạp của tình hình thế giới lúc đó cùng với quá trình nhận thức cần có thời gian,
Đảng chƣa thể có sự chuyển hƣớng chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế. Mặc dù
vậy, do tình thế quá cấp bách, từ các hoạt động tự phát của quần chúng và sự chủ
động, sáng tạo của một số cơ sở Đảng địa phƣơng, các lực lƣợng vũ trang cách
mạng đã đƣợc xây dựng ở miền Nam dù chƣa có chủ trƣơng của Trung ƣơng.

1.2. Những đơn vị đầu tiên của lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam
(1954-1958)
Ngay từ cuối năm 1954, trong quá trình thực hiện tập kết, chuyển quân ra
Bắc, để đề phòng tình huống địch phản bội Hiệp định Geneva, Đảng đã có chủ
trƣơng để lại một số cán bộ quân sự, tiếp tục củng cố các căn cứ, tiến hành chôn
giấu vũ khí.
Tại Khu V, các địa phƣơng miền núi và căn cứ cũ để lại một số cán bộ quân
sự. Tỉnh Kon Tum có 120 cán bộ ở lại hoạt động bất hợp pháp, trong số này có 30
cán bộ quân đội, tỉnh Gia Lai có 131, trong đó 59 là cán bộ quân đội, tỉnh Đăk Lăk
- 110, Ninh Thuận - 100, Phú Yên - 150, Bình Định - 223… [137, 241-242].
19


Tại Quảng Nam, Tỉnh ủy chôn 2 tấn súng ở Quế Sơn và Trung Phƣớc, địch
phát hiện, Khu ủy lại cho thêm 70 khẩu súng khác về chôn ở Cù Lao Chàm, sau
đƣa lên miền núi chôn cất. Ở Gia Lai, có 2 hầm chứa 70 súng trƣờng, 7 tiểu liên,
60 súng ngắn và nhiều đạn dƣợc. Ở Kon Tum, có 80 súng với 4 tấn đạn. Tỉnh
Khánh Hòa cũng chọn một số vũ khi tốt để cất giấu. Riêng khu vực từ Sơn Tịnh
(Quảng Ngãi) đến Bắc Bình Định, bộ phận chôn giấu vũ khí chuyên trách đã cất
giấu nhiều súng đạn, đủ trang bị cho 2 tiểu đoàn và một số đại đội độc lập [108,
16].
Tháng 12-1954, tại Hội nghị thành lập Xứ ủy Nam Bộ, Xứ ủy đã quyết định
để lại một số cán bộ quân sự và chôn giấu vũ khí phòng khi cần thiết. Thực hiện
chủ trƣơng của Xứ ủy, hầu hết các cán bộ xã đội du kích đã không đi tập kết và ở
lại địa phƣơng. Không những thế, một số cán bộ tỉnh, cán bộ huyện và 200 sĩ quan
từ cấp trung đội đến tiểu đoàn (đƣợc rút từ các tiểu đoàn 307 và 410) cũng đƣợc để
lại. Khi chuyến tàu Stavropol cập bến Sầm Sơn, Thanh Hóa, Lê Đức Thọ lại cho
nguyên 1 tiểu đoàn theo tàu trở lại miền Nam về Cà Mau, cắm chốt ở U Minh Hạ
cùng với một số cán bộ binh vận [88, 37]. Ở Khu VIII (Trung Nam Bộ), một số
cán bộ quân sự, công an cấp huyện, tỉnh theo chủ trƣơng của Trung ƣơng phải đi

tập kết nhƣng đã tình nguyện ở lại để bám dân [66, 34].
Về vũ khí, mỗi tỉnh Nam Bộ để lại trang bị đủ cho 1 đại đội, một số tỉnh ủy
viên và huyện ủy viên đƣợc để lại súng ngắn. Toàn bộ các công binh xƣởng Khu
IX và tỉnh Bạc Liêu cùng với 2.000 khẩu súng đƣợc để lại cất giấu rải rác trong
rừng U Minh. Tại Rạch Giá, chôn giấu gần 1.000 súng các loại, trang bị đủ cho 8
đại đội ở 4 tỉnh. Ở Hà Tiên, cũng giữ lại 100 khẩu súng và bí mật duy trì một lực
lƣợng vũ trang của tỉnh cùng một số huyện trong các khu căn cứ cũ [119,115].

20


Từ năm 1955, Mỹ - Diệm khủng bố lực lƣợng vũ trang giáo phái khiến tàn
quân của nó phiêu bạt khắp các vùng hẻo lánh. Một số trong lực lƣợng này kiếm
sống theo kiểu thổ phỉ, các tay anh chị xƣng hùng, xƣng bá nhiều nơi. Sự bất ổn
này đã thôi thúc đồng bào và số cán bộ ở lại chỉ đạo phong trào thực hiện các biện
pháp tự vệ mới. Khi Xứ ủy và các tỉnh ủy dời từ vùng ven đô về các căn cứ cũ, mỗi
cơ quan đều xây dựng 1 tiểu đội vũ trang làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ [84, 12].
Mặt khác, ở nông thôn, do nhu cầu chống địch bắt bớ cán bộ, cƣớp bóc tài sản
nhân dân, các đội tự vệ đƣợc thành lập ở thôn xã dƣới danh nghĩa “dân canh chống
cƣớp” với lực lƣợng chủ yếu là thanh niên yêu nƣớc, có một số là du kích, bộ đội
trƣớc đây, nay đã về làng cũ, làm ăn bình thƣờng, cùng nhân dân tham gia đấu
tranh chính trị và khi cần, lại dùng vũ khí thô sơ tự trang bị để chống lại địch.
Các tỉnh Chợ Lớn, Gia Định, Tân An, Mỹ Tho, một số cán bộ, đảng viên đã
bị lộ tập trung về các vùng Đức Hải, Đồng Tháp Mƣời, sát biên giới Việt Nam Cambodia để tạm lánh. Số anh em này đƣợc tổ chức thành từng tiểu đội, trung đội
để tiện sinh hoạt, tránh né địch càn, dần dần đƣợc trang bị một số lựu đạn, súng
trƣờng để chiến đấu bảo vệ lực lƣợng.
Tháng 8-1955, Liên tỉnh ủy miền Tây Nam Bộ quyết định thành lập Ban xây
dựng lực lƣợng vũ trang. Sau khi đƣợc thành lập, Ban Quân sự đã tổ chức đƣợc 3
lớp huấn luyện và thành lập các khung trung đội mang tên Giải phóng quân, có chi
bộ lãnh đạo. Nhiệm vụ của các đơn vị này là làm nòng cốt hỗ trợ cho phong trào

đấu tranh chính trị, xây dựng cơ sở cách mạng, trừng trị bọn ác ôn khi có lệnh.
Phƣơng châm hoạt động là giữ bí mật với danh nghĩa tổ cán bộ binh vận. Việc kết
nạp các chiến sĩ vào Giải phóng quân đƣợc tổ chức nhƣ kết nạp đảng viên, đoàn
viên, thời kỳ đầu còn giữ bí mật cả với lãnh đạo cơ sở cấp xã [129, 78-79].

21


Giữa năm 1955, Mỹ - Diệm mở các chiến dịch tấn công tiêu diệt các lực
lƣợng Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên, Xứ ủy chỉ đạo các địa phƣơng đƣa một số
cán bộ, đảng viên vào các đơn vị vũ trang giáo phái nhằm giáo dục, hƣớng dẫn họ
đấu tranh, không gây hại cho nhân dân. Trong tháng 10-1955, khi lực lƣợng giáo
phái bị quân Diệm đánh bại, Xứ ủy đã tổ chức đƣa lực lƣợng còn lại do Trung tá
Võ Văn Môn (Bảy Môn) và Thiếu tá Nguyễn Văn Lƣơng chỉ huy thoát vòng vây,
về căn cứ ở vùng Xuyên Mộc, miền Đông Nam Bộ. Cùng thời gian, đã có gần
1.000 lính Cao Đài về đồn trú ở chiến khu Dƣơng Minh Châu. Tại đây, các lực
lƣợng vũ trang giáo phái đƣợc sự giúp đỡ tận tình về hậu cần của nhân dân, một số
đơn vị đã ở lại bƣng bền xây dựng thành các đơn vị vũ trang cách mạng dƣới danh
nghĩa giáo phái ly khai tích cực hoạt động chống Diệm [129, 59].
Từ tháng 3-1956, trƣớc tình hình hầu hết các giáo phái ly khai tan rã, Xứ ủy
Nam Bộ kịp thời chỉ đạo thu hồi, cất giấu hàng ngàn súng của các đơn vị giáo phái
đồng thời rút những cán bộ, chiến sĩ trƣớc đây đƣợc cài vào lực lƣợng Cao Đài,
Hòa Hảo, Bình Xuyên về, tập hợp lại và bổ sung thêm những cán bộ du kích để
thành lập các đơn vị vũ trang mang danh nghĩa giáo phái.
Thực hiện sự chỉ đạo này, ở Sa Đéc, Huyện ủy Cao Lãnh đã tập hợp chiến sĩ,
gom súng của Hòa Hảo để lại thành lập 2 phân đội 210 và 401, sau thống nhất lại,
thành lập Tiểu đoàn Đinh Bộ Lĩnh - Hòa Hảo. Ở phía Nam sông Tiền, cũng tổ
chức xây dựng một đơn vị lấy từ cán bộ, đảng viên hoạt động bất hợp pháp, mang
tên là Tiểu đoàn Lý Thƣờng Kiệt. Tiểu đoàn Đinh Bộ Lĩnh từ 100 ngƣời ban đầu
đã nhanh chóng phát triển thành 9 đại đội với 300 đội viên..

Ở Tân An, cán bộ, chiến sĩ do Huyện ủy Mộc Hóa đƣa vào lực lƣợng Cao
Đài đã rút ra, thành lập một đơn vị gồm 6 tiểu đội, lấy danh nghĩa Tiểu đoàn Phƣớc
Dƣ - Cao Đài. Tháng 6-1956, Tiểu đoàn Phƣớc Dƣ về vùng kênh Bùi, xã Tân Ninh
22


khai hầm lấy lên 60 khẩu súng để trang bị và phát triển thành 3 trung đội, là tiền
thân của Tiểu đoàn 504 lực lƣợng vũ trang Kiến Tƣờng về sau.
Tại Đồng Tháp Mƣời, Liên tỉnh ủy Trung Nam Bộ cho tập hợp một số cán
bộ hồi cƣ từ Chợ Lớn về Đồng Tháp Mƣời xây dựng 3 trung đội 29, 30, 31. Vùng
rừng Sác thành lập Đại đội 12 gồm 12 chiến sĩ mới vƣợt từ Biên Hòa về. Cùng thời
gian, các cơ sở nội tuyến trong lực lƣợng Cao Đài, Bình Xuyên đƣợc rút ra, thành
lập các tiểu đoàn Quang Huy - Cao Đài và Lê Quang - Bình Xuyên. Các đơn vị
trên là tiền thân của 2 tiểu đoàn 506, 508 lực lƣợng vũ trang Long An sau này.
Sau khi lực lƣợng Bình Xuyên ở rừng Sác tan rã, Liên tỉnh ủy Trung Nam
Bộ cho rút lực lƣợng cài vào về Đồng Tháp Mƣời, bổ sung thêm cán bộ, chiến sĩ
của Tân An, Mỹ Tho, thành lập lên Tiểu đoàn 2 Bình Xuyên. Một thời gian sau,
Tiểu đoàn này giao lại cho Tỉnh ủy Sa Đéc, sáp nhập với Tiểu đoàn Đinh Bộ Lĩnh
của tỉnh, là tiền thân của Tiểu đoàn 502 lực lƣợng vũ trang Kiến Phong [66, 7377].
Ở Mỹ Tho, hàng chục cán bộ, đoàn viên thanh niên tạm lánh vào các lõm
căn cứ ở Tân Ninh, Nhơn Ninh, Tân Hòa, Tân Hòa, Mộc Hóa… không có súng nên
đã lấy khúc trâm bầu làm vũ khí, tổ chức lực lƣợng vũ trang hoạt động trấn áp địch
vùng kênh Nguyễn Văn Tiếp A.
Trên cơ sở có lực lƣợng vũ trang địa phƣơng, Liên tỉnh ủy Trung Nam Bộ
cho thành lập cơ quan chỉ huy quân sự cấp khu của các tỉnh Đồng Tháp Mƣời đóng
ở gần biên giới Campuchia, mang danh nghĩa là Bộ Tƣ lệnh lực lƣợng vũ trang
giáo phái giải phóng [129, 117-118].
Từ ngày 8 - 9/6/1956, Bộ Chính trị họp ra Nghị quyết đánh giá tình hình
cách mạng miền Nam và đề ra nhiệm vụ, phƣơng hƣớng hoạt động để xây dựng
lực lƣợng vũ trang. Nghị quyết nêu rõ: “Hình thức đấu tranh của Đảng trong tình

23


×