Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng trung ( có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

Đƣờng Dũng Huy(Tang Yong Hui)

Đặc điểm ngôn ngữ
trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung
(có đối chiếu với các hợp đồng thƣơng mại tiếng Việt)

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Ngọc Bình

Hà Nội-2008


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình
nào khác.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá đều có trích dẫn
và chú thích nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn
ĐƢỜNG DŨNG HUY


(TANG YONG HUI)

2


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vì đã cho tôi cơ hội học tập và
nghiên cứu trong những năm vừa qua. Tôi xin cảm ơn quý thầy cô trong Khoa
Ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã truyền đạt những
kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc gửi tới TS. Nguyễn Ngọc Bình lời cảm
ơn chân thành nhất. Thầy đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Trong
suốt thời gian qua, những lời khuyên và góp ý chân thành của thầy, sự tận tâm
hƣớng dẫn của thầy đã trở thành nguồn động lực để tôi vƣợt qua khó khăn và hoàn
thành luận văn nhƣ ngày hôm nay. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn thầy.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè của tôi, những ngƣời đã nhiệt tình
cung cấp các loại mẫu hợp đồng cho tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu nghiên
cứu. Cảm ơn những ngƣời bạn đã luôn sát cánh bên tôi và sự đồng hành của họ
trong nhiều năm xa nhà là nguồn động lực để tôi vƣợt qua nhiều khó khăn trong
cuộc sống cũng nhƣ trong học tập. Lời cảm ơn lớn lao nhất tôi xin đƣợc gửi đến
những ngƣời tôi yêu thƣơng nhất: Ba mẹ và em trai- những ngƣời đã có công sinh
thành và nuôi dƣỡng tôi. Tình yêu thƣơng và sự động viên chia sẻ rất lớn của họ đã
giúp tôi vững bƣớc trƣớc mọi gian lao.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015
ĐƢỜNG DŨNG HUY
(TANG YONG HUI)


3


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................. 6
1.1 Lý do chọn đề tài........................................................................................................................... 6
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................................... 6
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................................... 7
1.4 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................................... 7
1.5 Phƣơng pháp/Thủ pháp nghiên cứu ........................................................................................... 8
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học nói chung mà đặc biệt là: ............ 8
1.5.1 Phân tích: ................................................................................................................................ 8
1.5.2 So sánh-đối chiếu: .................................................................................................................. 8
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ............................................................ 9
1.1 Khái niệm hợp đồng thƣờng mại ................................................................................................ 9
1.2 Đặc điểm của hợp đồng thƣơng mại. .......................................................................................... 9
1.3 Quy trình của hợp đồng thƣơng mại ........................................................................................ 12
1.3.1 Soạn thảo Dự thảo hợp đồng trước khi đàm phán: ............................................................ 12
1.3.2 Thông tin xác định tư cách chủ thể của các bên: ............................................................... 13
1.3.3 Tên gọi của hợp đồng: .......................................................................................................... 14
1.3.4 Căn cứ ký kết hợp đồng:....................................................................................................... 14
1.3.5 Hiệu lực hợp đồng: ............................................................................................................... 14
1.3.6 Kỹ năng soạn thảo một số điều khoản quan trọng của hợp đồng thương mại .................. 15
1.4 Phân loại hợp đồng thƣơng mại ................................................................................................ 20
1.4.1. Hợp đồng mua bán: ............................................................................................................. 20
1.4.2. Hợp đồng dịch vụ: ............................................................................................................... 21

CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG HỢP ĐỒNG............................................................ 22
THƢƠNG MẠI TIẾNG TRUNG........................................................................................................... 22
2.1 Tính chính xác của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung:............................... 22
2.1.1 Dùng từ một cách chính xác ................................................................................................ 23
2.1.2 Sử dụng một cách chính xác các khái niệm ........................................................................ 24
2.1.3 Sử dụng các con số và đơn vị đo lường một cách chính xác .............................................. 27
2.1.4 Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành trong hợp đồng thương mại tiếng Trung ........... 29
2.2 Tính giản tiện và rõ ràng của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung: ............. 33
2.2.1 Sử dụng những từ viết tắt trong hợp đồng thương mại tiếng Trung.................................. 34
2.3 Tính kịp thời của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung ................................... 37
2.3.1 Sử dụng những từ ngữ về thời gian trong hợp đồng thương mại tiếng Trung.................. 37
2.3.2 Việc xuất hiện của những từ mới và sự biến mất của những từ cũ trong hợp đồng thương
mại tiếng Trung ............................................................................................................................. 39
2.4 Tính ứng dụng của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung ................................ 41
2.4.1 Vận dụng những từ ngữ chính thống sử dụng trong văn viết ............................................ 41
2.4.2 Hợp đồng thương mại tiếng Trung là công cụ để thực hiện một lợi ích kinh tế nhất định
........................................................................................................................................................ 41
4


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

2.5 Tóm lƣợc các đặc trƣng ngôn ngữ của hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung:.......................... 44
2.5.1 Tính chuẩn xác:.................................................................................................................... 44
2.5.2 Tính thực dụng trực tiếp của hợp đồng:.............................................................................. 46
2.5.3 Hiệu lực pháp luật của hợp đồng thương mại .................................................................... 47
2.6 Ngôn ngữ trong hợp đồng miệng: ............................................................................................. 49
CHƢƠNG 3: SO SÁNH CÁC ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG ...................................................... 51
HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI TIẾNG TRUNG VÀ TIẾNG VIỆT ....................................................... 51

3.1 Đặc điểm tƣơng đồng: ................................................................................................................ 52
3.1.1 Sự tương đồng trong cách sử dụng từ ngữ: ........................................................................ 53
3.1.2 Sự tương đồng về mặt ngữ pháp:......................................................................................... 54
3.1.3Sự tương đồng về tính chất ................................................................................................... 55
3.2 Đặc điểm dị biệt: ......................................................................................................................... 58
3.2.1 Dị biệt về mặt từ ngữ ............................................................................................................ 59
3.2.2 Dị biệt về mặt ngữ pháp: ...................................................................................................... 62
3.2.3 Dị biệt về tính chất ................................................................................................................ 62
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................... 67

5


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động kinh tế thƣơng mại của Việt Nam với
các nƣớc trên thế giới ngày càng mở rộng, trong đó mối quan hệ thƣơng mại giữa Việt
Nam và Trung Quốc càng đƣợc đẩy mạnh trên mọi phƣơng diện. Các doanh nghiệp
hai nƣớc hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại xuất nhập khẩu sẽ có cơ hội hợp tác với
nhau, đồng nghĩa với việc nhu cầu nắm bắt thông tin về hợp đồng thƣơng mại quốc tế
cũng gia tăng. Song nhiều ngƣời có nhận thức chƣa đầy đủ và sâu sắc về hợp đồng,
đặc biệt là không nắm bắt hết đặc điểm ngôn ngữ của hợp đồng, kèm thêm sự khác
biệt về văn hóa giữa các nƣớc, nên gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt và soạn
thảo hợp đồng.
Theo những điều khoản mà doanh nghiệp hai bên đã ký kết trong hợp đồng, hai bên
phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm và thực hiện hợp đồng. Vì vậy hợp đồng là loại văn

bản ứng dụng vừa có tính pháp lí, vừa có phong cách ngôn ngữ đặc biệt. Ngôn ngữ
hợp đồng thƣơng mại cần chính xác, chặt chẽ đồng thời mang tính quy phạm, chọn
lọn trong cách dùng từ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm thúc đẩy hoạt động thƣơng mại giữa hai nƣớc, bảo vệ quyền lợi trƣớc
pháp luật của doanh nghiệp và cá nhân trong lĩnh vực thƣơng mại, cá nhân những
ngƣời làm công tác xuất nhập khẩu Việt Trung, Trung Việt cần nắm bắt và hiểu rõ về
hợp đồng bằng tiếng Trung và tiếng Việt. Luận văn chủ yếu giới thiệu những đặc điểm
ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, có so sánh đối chiếu với văn bản
tiếng Việt tƣơng ứng để làm rõ mối tƣơng quan ngôn ngữ trong các văn bản hợp đồng
thƣơng mại giữa hai nƣớc. Qua đó có thể giúp cho các cá nhân và các doanh nghiệp
hiểu rõ hơn cũng nhƣ có cái nhìn hoàn thiện hơn về các văn bản hợp đồng thƣơng mại
tiếng Trung.
6


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là nêu ra những khái niệm và lý thuyết có
liên quan đến để tài, phân tích những đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại
tiếng Trung và so sánh những đặc điểm ngôn ngữ giữa hợp đồng thƣơng mại tiếng
Trung và tiếng Việt
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu nghiên cứu về những đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong các
văn bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung.Ngoài ra,thông qua việc nghiên cứu về đặc
điểm ngôn ngữ trong hợp đồng tiếng Trung để từ đó so sánh,tìm ra điểm giống nhau
và khác nhau về đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại giữa hai nƣớc Việt
Nam và Trung Quốc. Để thực hiện nhiệm vụ của luận văn, luận văn chấp nhận các lí

thuyết liên quan về Phân tích diễn ngôn và Ngôn ngữ học văn bản.
Theo tác giả Diệp Quang Ban, “trong cách hiểu ngắn gọn nhất, Phân tích diễn
ngôn là một cách tiếp cận phƣơng pháp luận đối với việc phân tích ngôn ngữ bên trên
bậc câu, gồm các tiêu chuẩn nhƣ tính kết nối, hiện tƣợng hồi chiếu... Hiểu một cách
cụ thể hơn thì Phân tích diễn ngôn là đƣờng hƣớng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói và
viết bậc trên câu (diễn ngôn/văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các
mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm
ngôn vực mà nội dung hết sức phong phú đa dạng” [1]
Nếu nhƣ ngữ pháp văn bản chuyên nghiên cứu văn bản một cách biệt lập, hoàn
toàn tách rời khỏi ngữ cảnh thì phân tích diễn ngôn nhằm làm nổi bật mối quan hệ
chặt chẽ giữa kết cấu ngôn từ bên trong văn bản với những yếu tố ngoài văn bản (hay
còn gọi là ngôn vực). Các yếu tố này bao gồm trƣờng (field) (hoàn cảnh bao quanh
diễn ngôn), thức (mode) (vai trò của ngôn ngữ trong tình huống), không khí chung
(tennor) (các vai xã hội trong giao tiếp).
Tất cả các hành động của con ngƣời và các cơ cấu tổ chức của xã hội đều liên
quan đến ngôn ngữ, và có thể đƣợc tìm hiểu nhƣ một hệ thống gồm các yếu tố có
7


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi yếu tố trong hệ thống chỉ có ý nghĩa khi nó đƣợc đặt
trong một cấu trúc tổng thể. Nói cách khác, các cấu trúc tổng thể sẽ qui định ý nghĩa
và chức năng của những yếu tố cấu thành nên nó. Và diễn ngôn cũng là một cấu trúc
khép kín, nội tại, đƣợc cấu thành từ những yếu tố bất biến là các phạm trù ngữ pháp
nhƣ thời, thức, thể, giọng, ngôi… [42]
1.5 Phƣơng pháp/Thủ pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học nói chung mà đặc
biệt là:

1.5.1 Phân tích:
Phân tích các dữ liệu, thông tin liên quan đến các bản hợp đồng thƣơng mại tiếng
Trung để tìm ra các đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong hợp đồng.
1.5.2 So sánh-đối chiếu:
So sánh các đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hợp đồng tiếng Trung và tiếng Việt
nhằm tìm ra những điểm giống và khác nhau.

8


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI
1.1 Khái niệm hợp đồng thƣờng mại
Khi nhắc đến hợp đồng, tức là nói tới sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm
mục đích xác lập, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ của các bên.[12; Điều 388]
“Có thể nói hợp đồng là một hành vi pháp lý, là sự thể hiện ý chí của các bên để
làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ. Hợp đồng là loại hành vi pháp lý cơ bản và
thông dụng nhất. Ý chí của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng, khi sự
thống nhất của các ý chí là thực chất và không trái pháp luật thì nó sẽ làm phát sinh
các nghĩa vụ. Nghĩa vụ này ràng buộc các bên nhƣ luật pháp. Nói cách khác hiệu lực
của hợp đồng là tạo lập, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ”.[12; Điều 388]
Trong Luật Thƣơng mại Việt Nam không có khái niệm hợp đồng thƣơng mại,
nhƣng có thể hiểu hợp đồng thƣơng mại là hình thức pháp lý của hành vi thƣơng mại,
là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thƣơng nhân
hoặc các chủ thể có tƣ cách thƣơng nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và
nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thƣơng mại.
Các hoạt động thƣơng mại ở đây đƣợc xác định theo Luật Thƣơng mại 2005, cụ thể
tại Điều 1 Luật Thƣơng mại 2005 bao gồm: hoạt động thƣơng mại thực hiện trên lãnh

thổ nƣớc CHXHCN Việt Nam; hoạt động thƣơng mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt
Nam trong trƣờng hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc Luật nƣớc
ngoài, điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoạt động không nhằm mục đích
sinh lợi của một bên trong giao dịch với thƣơng nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt
Nam trong trƣờng hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó áp
dụng luật này.
1.2 Đặc điểm của hợp đồng thƣơng mại.
Hợp đồng thƣơng mại mang những đặc điểm chung của hợp đồng nói chung, đồng
9


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

thời mang những nét đặc trƣng nhất định, trong đó nổi bật là 2 yếu tố cơ bản :
- Nội dung là các hoạt động thƣơng mại.
- Đƣợc kí kết giữa các bên là thƣơng nhân hoặc một bên là thƣơng nhân (đƣợc thể
hiện ở yếu tố chủ thể )
-Về chủ thể của hợp đồng thương mại
Hợp đồng thƣơng mại đƣợc kí kết giữa các bên là thƣơng nhân, hoặc có một bên là
thƣơng nhân. Đây là một điểm đặc trƣng của hợp đồng thƣơng mại so với các loại hợp
đồng dân sự. Nhƣ vậy,chủ thể trong Hợpđồngthƣơngmại gồm thƣơng nhân (bao gồm
tổ chức kinh tế đƣợc thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thƣơng mại một cách độc
lập, thƣờng xuyên và có đăng ký kinh doanh, cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên
quan đến thƣơng mại.[12;Điều 2]
Nội dung của Hợp đồng thƣơng mại
Nội dung của hợp đồng thƣơng mại nói riêng và hợp đồng nói chung là tổng hợp
các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận, các điều khoản
này xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của hợp đồng thƣơng mại là nội dung của hợp đồng

thƣơng mại bao gồm hoạt động thƣơng mại. Mỗi loại hợp đồng có những quy định
nhất định về các điều khoản cơ bản. Ví dụ : Đối với hợp đồng mua bán thì điều khoản
cơ bản bao gồm đối tƣợng và giá cả.
Pháp luật đề cao sự thỏa thuận giữa các bên giao kết, tuy nhiên nội dung của hợp
đồng phải tuân theo những quy định của pháp luật hợp đồng nói chung, đƣợc quy định
tại Bộ Luật Dân sự 2005. Loại trừ những điều khoản của pháp luật có nội dung mang
tính bắt buộc, các bên có thể thỏa thuận với nhau những nội dung khác với nội dung
quy định trong pháp luật. Điều 402,Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: Tùy theo từng loại
hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây :
1. Đối tƣợng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không
đƣợc làm .
2. Số lƣợng, chất lƣợng
10


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

3. Giá, phƣơng thức thanh toán
4. Thời hạn, địa điểm, phƣơng thức thực hiện hợp đồng
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
7. Phạt vi phạm hợp đồng
8. Các nội dung khác
Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng các bên có thể thỏa thuận hay không thỏa
thuận tất cả các điều ghi trên. Các bên cũng có thể bổ sung thêm vào hợp đồng những
điều khoản không có quy định nhƣng các bên cảm thấy cần thiết.
Ngoài ra, để làm rõ nội dung của hợp đồng, có sự bổ sung bởi phụ lục hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng có hiệu lực nhƣ hợp đồng , nhƣng nội dung của phụ lục không đƣợc
trái với hợp đồng. Trƣờng hợp phụ lục có điều khoản trái với nội dung của điều khoản

trong hợp đồng thì điều khoản này không cóhiệu lực, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận
khác. Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản
trong hợp đồng thì coi nhƣ điều khoản đó trong hợp đồng đã đƣợc sửa đổi
Nguồn của pháp luật hợp đồng
Nguồn của pháp luật hợp đồng là các căn cứ đƣợc sử dụng làm cơ sở để xây dựng,
ban hành, giải thích pháp luật cũng nhƣ để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc
pháp lý xảy ra trong thực tế, đơn giản hơn nguồn là nơi chứa những quy định về
pháp luật hợp đồng. [13; tr 25] Ở Việt Nam, nguồn của pháp luật hợp đồng nói chung
gồm các loại sau :
- Các văn bản pháp luật liên quan đến hợp đồng
Hai văn bản pháp luật quan trọng nhất hiện nay là Bộ Luật Dân sự và Luật thƣơng
mại, và là luật căn bản đối với kinh doanh. Đối với mỗi loại hợp đồng ở một lĩnh vực
cụ thể lại có các văn bản pháp luật chuyên ngành cụ thể. Ví dụ: các quy định về hợp
đồng trong tổ chức kinh doanh có trong Luật Đầu tƣ 2005.
- Các nghị quyết, hƣớng dẫn, tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao
Các nghị quyết, hƣớng dẫn, tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao và nghị quyết của
11


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

Hội đồng thẩm phán là một nguồn của pháp luật Hợp đồng, tƣơng tự nhƣ án lệ.
- Thói quen và tập quán thƣơng mại
Việc áp dụng thói quen và tập quán thƣơng mại chỉ xảy ra khi các bên không có
thỏa thuận và pháp luật không quy định. Khi đó, các bên đƣợc coi là mặc nhiên áp
dụng những thói quen trong hoạt động thƣơng mại đã đƣợc thiết lập giữa các bên đó
mà họ đã biết hoặc buộc phải biết . Trƣờng hợp không có luật, tiền lệ, thói quen thì áp
dụng tập quán thƣơng mại, tức là thói quen đƣợc thừa nhận rộng rãi trong hoạt động
thƣơng mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thƣơng mại, có nội dung rõ ràng

đƣợc các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động
thƣơng mại.
Kết cấu của hợp đồng thƣơng mại
Trong khi đa số các Công ty của Việt Nam hiện nay chƣa quan tâm nhiều đến vấn
đề này, vẫn sử dụng những mẫu hợp đồng khuôn sáo, đơn điệu – “năm câu ba điều”,
khó hiểu và thậm chí lạc hậu so với pháp luật hiện hành. Hậu quả là khi thực hiện hợp
đồng rất khó khăn, dễ xảy ra tranh chấp và thƣờng bị thua khi kiện tụng. Tình trạng
này do nhiều nguyên nhân: văn hóa kinh doanh trọng tín hơn trọng lý, quy mô kinh
doanh còn nhỏ, chƣa có bài học đau xót trong giao thƣơng quốc tế nên chƣa sợ…đặc
biệt là còn thiếu hiểu biết pháp luật và kỹ năng soạn thảo hợp đồng thƣơng mại.
1.3 Quy trình của hợp đồng thƣơng mại
1.3.1 Soạn thảo Dự thảo hợp đồng trước khi đàm phán:
Soạn dự thảo hợp đồng (bƣớc 1), đàm phán, sửa đổi bổ sung dự thảo (bƣớc 2), hoàn
thiện – ký kết hợp đồng (bƣớc 3) là một quy trình cần thiết. Soạn dự thảo hợp đồng
giúp cho doanh nghiệp văn bản hóa những gì mình muốn, đồng thời dự liệu những gì
đối tác muốn trƣớc khi đàm phán. Nó giống nhƣ một bản kế hoạch cho việc đàm phán
và khi có một dự thảo tốt coi nhƣ đã đạt 50% công việc đàm phán và ký kết hợp đồng.
Nếu bỏ qua bƣớc 1 chỉ đàm phán sau đó mới soạn thảo hợp đồng thì giống nhƣ vừa
xây nhà vừa vẽ thiết kế, nên thƣờng dẫn đến thiếu sót, sơ hở trong hợp đồng, đặc biệt
đối với những thƣơng vụ lớn.
12


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

Trên thị trƣờng hiện nay có rất nhiều sách viết về hợp đồng và thƣờng kèm theo
nhiều mẫu hợp đồng các loại. Ví dụ nhƣ cuốn “Pháp luật về hợp đồng trong thƣơng
mại và đầu tƣ”, do TS. Nguyễn Thị Dung chủ biên. Doanh nghiệp nên dựa vào các
mẫu hợp đồng đó để xem nhƣ là những gợi ý cho việc soạn dự thảo hợp đồng. Tuy

nhiên hợp đồng đƣợc ký kết trên nguyên tắc tự do và bình đẳng, do đó nội dung của
mỗi hợp đồng cụ thể luôn có sự khác nhau. Nó phụ thuộc vào ý chí của các bên và đòi
hỏi thực tiễn của việc mua bán mỗi loại hàng hoá, dịch vụ là khác nhau, trong các
điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm khác nhau. Đặc biệt phải xác định (dự liệu) những rủi
ro kinh doanh nào có thể hiện diện trong các giao dịch của doanh nghiệp và loại bỏ
hay giảm thiểu những rủi ro đó bằng việc sử dụng các điều khoản hợp đồng; điều này
các hợp đồng mẫu thƣờng ít khi đề cập.
Ví dụ: khi mua hàng hóa, phải dự liệu đến cả những tình huống hiếm khi xảy ra:
hàng giả, hàng nhái; gặp bão, lụt trong quá trình vận chuyển, giao hàng; khi tranh
chấp kiện tụng thì tiền phí luật sƣ bên nào chịu; những thiệt hại gián tiếp bên vi phạm
có phải chịu không…? Do vậy không thể có một mẫu hợp đồng nào là chuẩn mực, nó
thƣờng thừa hoặc thiếu đối với một thƣơng vụ cụ thể. Doanh nghiệp phải phải sửa cho
phù hợp theo ý muốn của hai bên, đừng lạm dụng mẫu – chỉ điền một vài thông số và
hoàn tất bản dự thảo hợp đồng.
1.3.2 Thông tin xác định tư cách chủ thể của các bên:
Doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác có quyền tham gia ký kết hợp đồng
thƣơng mại, nhƣng để xác định đƣợc quyền hợp pháp đó và tƣ cách chủ thể của các
bên thì cần phải có tối thiểu các thông tin sau:
- Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và ngƣời đại
diện.Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tƣ của doanh nghiệp. Các bên nên xuất
trình, kiểm tra các văn bản, thông tin này trƣớc khi đàm phán, ký kết để đảm bảo hợp
đồng ký kết đúng thẩm quyền.
- Đối với cá nhân: Tên, số chứng minh thƣ và địa chỉ thƣờng trú. Nội dung này ghi
13


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)


chính xác theo chứng minh thƣ nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ khẩu và cũng nên
kiểm tra trƣớc khi ký kết.
1.3.3 Tên gọi của hợp đồng:
Tên gọi của hợp đồng thƣờng đƣợc sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên
hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: tên loại là hợp đồng mua bán, còn tên của hàng hoá là xi
măng, ta có Hợp đồng mua bán + xi măng hoặc Hợp đồng dịch vụ + khuyến mại.
Hiện nhiều doanh nghiệp vẫn còn thói quen sử dụng tên gọi “hợp động kinh tế” theo
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989) nhƣng nay Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã hết hiệu
lực, nên việc đặt tên này không còn phù hợp. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã dành riêng
Chƣơng 18 để quy định về 12 loại hợp đồng thông dụng. Luật thƣơng mại năm 2005
cũng quy định về một số loại hợp đồng, nên chúng ta cần kết hợp hai bộ luật này để
đặt tên hợp đồng trong thƣơng mại cho phù hợp.
1.3.4 Căn cứ ký kết hợp đồng:
Phần này các bên thƣờng đƣa ra các căn cứ làm cơ sở cho việc thƣơng lƣợng, ký
kết và thực hiện hợp đồng; có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền,
nhu cầu và khả năng của các bên. Trong một số trƣờng hợp, khi các bên lựa chọn một
văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì đƣợc xem nhƣ đó là sự lựa
chọn luật điều chỉnh. Ví dụ: một doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng
hoá với một doanh nghiệp nƣớc ngoài mà có thoả thuận là: Căn cứ vào Bộ luật Dân
sự 2005 và Luật Thƣơng mại 2005 của Việt Nam để ký kết, thực hiện hợp đồng thì hai
luật này sẽ là luật điều chỉnh đối với các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và
giải quyết tranh chấp (nếu có). Do đó cũng phải hết sức lƣu ý khi đƣa các văn bản
pháp luật vào phần căn cứ của hợp đồng, chỉ sử dụng khi biết văn bản đó có điều
chỉnh quan hệ trong hợp đồng và còn hiệu lực.
1.3.5 Hiệu lực hợp đồng:
Nguyên tắc hợp đồng bằng văn bản mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau
cùng ký vào hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hiệu lực vào thời điểm khác.
Một số loại hợp đồng chỉ có hiệu lực khi đƣợc công chứng, chứng thực theo quy định
14



Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

của pháp luật nhƣ hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhƣợng dự án bất động
sản, hợp đồng chuyển giao công nghệ… Các bên phải hết sức lƣu ý điều này bởi vì
hợp đồng phải có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải
thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.
Liên quan đến hiệu lực thi hành của hợp đồng thƣơng mại thì vấn đề ngƣời đại diện
ký kết (ngƣời ký tên vào bản hợp đồng) cũng phải hết sức lƣu ý và ngƣời đó phải có
thẩm quyền ký hoặc ngƣời đƣợc ngƣời có thẩm quyền ủy quyền. Thông thƣờng đối
với doanh nghiệp thì ngƣời đại diện đƣợc xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tƣ. Cùng với chữ ký của ngƣời đại diện còn phải có
đóng dấu (pháp nhân) của tổ chức, doanh nghiệp đó.
1.3.6 Kỹ năng soạn thảo một số điều khoản quan trọng của hợp đồng thương
mại
Thông thƣờng để một văn bản hợp đồng đƣợc rõ ràng, dễ hiểu thì ngƣời ta chia các
vấn đề ra thành các điều khoản hay các mục, theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn. Trong
phần này, tác giả đƣa ra những lƣu ý, kỹ năng khi soạn thảo một số vấn đề (điều
khoản) quan trọng thƣờng gặp trong hợp đồng thƣơng mại.
1.3.6.1 Điều khoản định nghĩa:
Điều khoản định nghĩa đƣợc sử dụng với mục đích định nghĩa (giải thích) các từ,
cụm từ đƣợc sử dụng nhiều lần hoặc cần có cách hiểu thống nhất giữa các bên hoặc
các ký hiệu viết tắt. Điều này thƣờng không cần thiết với những hợp đồng mua bán
hàng hóa, dịch vụ thông thƣờng phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nhƣng nó
rất quan trọng đối với hợp đồng thƣơng mại quốc tế, hợp đồng chuyển giao công nghệ,
hợp đồng tƣ vấn giám sát xây dựng; bởi trong các hợp đồng này có nhiều từ, cụm từ
có thể hiểu nhiều cách khác nhau hoặc từ, cụm từ chuyên môn chỉ những ngƣời có
hiểu biết trong lĩnh vực đó mới hiểu nhƣ “pháp luật”, “hạng mục công trình”, “quy
chuẩn xây dựng”. Do vậy để việc thực hiện hợp đồng đƣợc dễ dàng, hạn chế phát sinh

tranh chấp, các bên phải làm rõ (định nghĩa) ngay từ khi ký kết hợp đồng chứ không
phải đợi đến khi thực hiện rồi mới cùng nhau bàn bạc, thống nhất cách hiểu. Mặt khác
15


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

khi có tranh chấp, kiện tụng xảy ra thì điều khỏan này giúp cho những ngƣời xét xử
hiểu rõ những nội dung các bên đã thỏa thuận và ra phán quyết chính xác.
1.3.6.2Điều khoản công việc:
Trong hợp đồng dịch vụ thì điều khoản công việc (dịch vụ) mà bên làm dịch vụ
phải thực hiện là không thể thiếu. Những công việc này không những cần xác định
một cách rõ ràng mà còn phải xác định rõcách thức thực hiện, trình độ chuyên môn,
kinh nghiệm của ngƣời trực tiếp thực hiện công việc, kết quả sau khi thực hiện dịch
vụ. Ví dụ nhƣ trong Hợp đồng tƣ vấn và quản lý dự án, không những cần xác định rõ
công việc tƣ vấn, mà còn phải xác định rõ cách thức tƣ vấn bằng văn bản, tƣ vấn theo
quy chuẩn xây dựng của Việt Nam; ngƣời trực tiếp tƣ vấn phải có chứng chỉ tƣ vấn
thiết kế xây dựng, số năm kinh nghiệm tối thiểu là 5 năm, đã từng tham gia tƣ vấn cho
dự án có quy mô tƣơng ứng. Có nhƣ vậy thì chất lƣợng của dịch vụ, kết quả của việc
thực hiện dịch vụ mới đáp ứng đƣợc mong muốn của bên thuê dịch vụ. Nếu không
làm đƣợc điều này bên thuê dịch vụ thƣờng thua thiệt và tranh chấp xảy ra trong quá
trình thực hiện hợp đồng là khó tránh khỏi.
1.3.6.3 Điều khoản tên hàng:
Tên hàng là nội dung không thể thiếu đƣợc trong tất cả các hợp đồng mua bán hàng
hóa. Để thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng và hạn chế tranh chấp phát sinh, tên
hàng cần đƣợc xác định một cách rõ ràng. Hàng hoá thƣờng có tên chung và tên
riêng[29; tr43]. Ví dụ: đối với hàng hoá là “gạo” thì đây sẽ là tên chung còn “gạo tẻ,
gạo nếp”là tên riêng. Do vậy, khi xác định tên hàng phải là tên riêng, đặc biệt với các
hàng hoá là sản phẩm máy móc thiết bị. Tuỳ từng loại hàng hoá mà các bên có thể lựa

chọn một hoặc nhiều cách xác định tên hàng sau đây cho phù hợp: Tên + xuất xứ; tên
+ nhà sản xuất; tên + phụ lục hoặc Catalogue; tên thƣơng mại; tên khoa học; tên kèm
theo công dụng và đặc điểm; tên theo nhãn hàng hoá hoặc bao bì đóng gói.
Không phải tất cả các loại hàng hoá đều đƣợc phép mua bán trong thƣơng mại mà
chỉ có những loại hàng hoá không bị cấm kinh doanh mới đƣợc phép mua bán. Ngoài
ra đối với những hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện,
16


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

việc mua bán chỉ đƣợc thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hoá đáp ứng
đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vấn đề này hiện nay đƣợc quy định
tại một số văn bản sau: Nghị định số: 59/NĐ-CP ngày 12/06/2006 về hàng hoá, dịch
vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; Nghị định
số:12/NĐ – CP ngày 23/01/2006 về mua bán, gia công, đại lý hàng hoá quốc tế và
Thông tƣ số 04/TT-BTM ngày 06/04/2006[12; Điều 25, Điều 32]
1.3.6.4 Điều khoản chất lƣợng hàng hoá:
Chất lƣợng hàng hoá kết hợp cùng với tên hàng sẽ giúp các bên xác định đƣợc hàng
hoá một cách rõ ràng, chi tiết. Trên thực tế, nếu điều khoản này không rõ ràng thì rất
khó thực hiện hợp đồng và rất dễ phát sinh tranh chấp. Dƣới góc độ pháp lý “chất
lƣợng sản phẩm, hàng hoá” là tổng thể những thuộc tính, những chỉ tiêu kỹ thuật,
những đặc trƣng của chúng, đƣợc xác định bằng các thông số có thể đo đƣợc, so sánh
đƣợc phù hợp với các điều kiện hiện có, thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội
và của cá nhân trong những điều kiện sản xuất, tiêu dùng xác định, phù hợp với công
dụng của sản phẩm hàng hoá”[15; Điều 3]
Nói chung chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu kỹ
thuật và những đặc trƣng của chúng. Muốn xác định đƣợc chất lƣợng hàng hoá thì tuỳ
theo từng loại hàng hoá cụ thể để xác định, dựa vào các chỉ tiêu về cơ lý, các chỉ tiêu

về hoá học hoặc các đặc tính khác của hàng hoá đó.
1.3.6.5 Điều khoản số lƣợng (trọng lƣợng):
Điều khoản này thể hiện mặt lƣợng của hàng hoá trong hợp đồng, nội dung cần làm
rõ là: đơn vị tính, tổng số lƣợng hoặc phƣơng pháp xác định số lƣợng. Ví dụ: Trong
hợp đồng mua bán đá xây dựng để xác định số lƣợng các bên có thể lựa chọn một
trong các cách sau: theo trọng lƣợng tịnh (kilôgam, tạ, tấn), theo mét khối, theo toa xe,
toa tàu, hay theo khoang thuyền.
Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thì cần phải quy định cụ thể cách xác
định số lƣợng và đơn vị đo lƣờng bởi hệ thống đo lƣờng của các nƣớc có sự khác biệt.
Đối với những hàng hoá có số lƣợng lớn hoặc do đặc trƣng của hàng hoá có thể tự
17


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

thay đổi tăng, giảm số lƣợng theo thời tiết thì cũng cần quy định một độ dung sai (tỷ
lệ sai lệch) trong tổng số lƣợng cho phù hợp.
1.3.6.6 Điều khoản giá cả:
Các bên khi thoả thuận về giá cả cần đề cập các nội dung sau: đơn giá, tổng giá trị
và đồng tiền thanh toán. Về đơn giá có thể xác định giá cố định hoặc đƣa ra cách xác
định giá (giá di động). Giá cố định thƣờng áp dụng với hợp đồng mua bán loại hàng
hoá có tính ổn định cao về giá và thời hạn giao hàng ngắn. Giá di động thƣờng đƣợc
áp dụng với những hợp đồng mua bán loại hàng giá nhạy cảm (dễ biến động) và đƣợc
thực hiện trong thời gian dài. Trong trƣờng hợp này ngƣời ta thƣờng quy định giá sẽ
đƣợc điều chỉnh theo giá thị trƣờng hoặc theo sự thay đổi của các yếu tố tác động đến
giá sản phẩm.
Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán sắt xây dựng (sắt cây phi 16), hai bên đã xác định
giá là: 200.000 đồng/cây nhƣng loại sắt xây dựng này đƣợc sản xuất từ nguyên liệu
thép nhập khẩu và giá thép nhập khẩu bên bán không làm chủ đƣợc nên đã bảo lƣu

điều khoản này là: “Bên bán có quyền điều chỉnh giá tăng theo tỷ lệ % tăng tƣơng ứng
của giá thép nguyên liệu nhập khẩu.”
1.3.6.7 Điều khoản thanh toán:
Phƣơng thức thanh toán là cách thức mà các bên thực hiện nghĩa vụ giao, nhận tiền
khi mua bán hàng hoá. Căn cứ vào đặc điểm riêng của hợp đồng, mối quan hệ, các
điều kiện khác mà các bên có thể lựa chọn một trong ba phƣơng thức thanh toán sau
đây cho phù hợp:
Phƣơng thức thanh toán trực tiếp:
Khi thực hiện phƣơng thức này các bên trực tiếp thanh toán với nhau, có thể dùng
tiền mặt, séc hoặc hối phiếu. Các bên có thể trực tiếp giao nhận hoặc thông qua dịch
vụ chuyển tiền của bƣu điện hoặc ngân hàng. Phƣơng thức này thƣờng đƣợc sử dụng
khi các bên đã có quan hệ buôn bán lâu dài và tin tƣởng lẫn nhau, với những hợp đồng
có giá trị không lớn.
Phƣơng thức nhờ thu và tín dụng chứng từ (L/C)
18


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

Là hai phƣơng thức đƣợc áp dụng phổ biến đối với việc mua bán hàng hoá quốc tế,
thực hiện phƣơng thức này rất thuận tiện cho cả bên mua và bên bán trong việc thanh
toán, đặc biệt là đảm bảo đƣợc cho bên mua lấy đƣợc tiền khi đã giao hàng. Về thủ
tục cụ thể thì ngân hàng sẽ có trách nhiệm giải thích và hƣớng dẫn các bên khi lựa
chọn phƣơng thức thanh toán này.
Việc thanh toán trực tiếp trong các hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các thƣơng
nhân Việt Nam với nhau hoặc với cá nhân, tổ chức khác trên lãnh thổ Việt Nam chỉ
đƣợc sử dụng đồng tiền Việt Nam chứ không đƣợc sử dụng các đồng tiền của quốc gia
khác, đồng tiền chung châu Âu (ngoại tệ), theo Điều 4, Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối
2005.

1.3.6.8 Điều khoản phạt vi phạm:
Phạt vi phạm là một loại chế tài do các bên tự lựa chọn, nó có ý nghĩa nhƣ một biện
pháp trừng phạt, răn đe, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, nhằm nâng cao ý thức tôn
trọng hợp đồng của các bên[32; tr53] Khi thoả thuận các bên cần dựa trên mối quan
hệ, độ tin tƣởng lẫn nhau mà quy định hoặc không quy định về vấn đề phạt vi phạm.
Thông thƣờng, với những bạn hàng có mối quan hệ thân thiết, tin cậy lẫn nhau, uy tín
của các bên đã đƣợc khẳng định trong một thời gian dài thì họ không quy định (thoả
thuận) điều khoản này. Còn trong các trƣờng hợp khác thì nên có thoả thuận về phạt
vi phạm.
1.3.6.9 Điều khoản bất khả kháng:
Bất khả kháng là sự kiện pháp lý nảy sinh ngoài ý muốn chủ quan của các bên, ảnh
hƣởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng đã ký. Đó là các sự kiện thiên nhiên hay
chính trị xã hội nhƣ: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, chiến tranh, bạo động,
đình công, khủng hoảng kinh tế. Đây là các trƣờng hợp thƣờng gặp làm cho một hoặc
cả hai bên không thể thực hiện đƣợc hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ của
mình. Khi một bên vi phạm hợp đồng do gặp sự kiện bất khả kháng thì pháp luật
không buộc phải chịu trách nhiệm về tài sản (không bị phạt vi phạm, không phải bồi
thƣờng thiệt hại).
19


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

1.3.6.10 Điều khoản giải quyết tranh chấp
Đối với việc lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hay tại Toà án thì thoả thuận phải phù
hợp với quy định của pháp luật, cụ thể:
Trƣờng hợp thứ nhất:
Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các thƣơng nhân với các tổ chức, cá nhân khác
không phải là thƣơng nhân khi có tranh chấp thì do Toà án có thẩm quyền giải quyết.

Các bên không thể lựa chọn Trọng tài để giải quyết theo Điều 1, Điều 7, Điều 10 Pháp
lệnh Trọng tài ngày 25/02/2003 và Điều 2 Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 15/01/2004.
Trƣờng hợp thứ hai:
Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa thƣơng nhân với thƣơng nhân khi có tranh chấp
thì các bên có quyền lựa chọn hình thức giải quyết tại Trọng tài hoặc tại Toà án; nếu
có sự tham gia của thƣơng nhân nƣớc ngoài thì các bên còn có thể lựa chọn một tổ
chức Trọng tài của Việt Nam hoặc lựa chọn một tổ chức Trọng tài của nƣớc ngoài để
giải quyết.
1.4 Phân loại hợp đồng thƣơng mại
Hợp đồng thƣơng mại đƣợc chia ra làm 2 loại chủ yếu:
1.4.1. Hợp đồng mua bán:
Là một loại hợp đồng trong đó một bên đƣợc gọi là bên bán, chuyểnquyền sở hữu
cho bên mua một loại hàng hoá hoặc dịch vụ và đƣợc nhận một số tiềntƣơng đƣơng
với giá trị của hàng hoá hoặc dịch vụ đó.[11; Điều 428]
Đặc trƣng của hợp đồng mua bán
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh – thƣơng mại là một dạng của cụ thể
của hợp đồng mua bán tài sản. Theo Điều 428 – Bộ luật Dân sự “Hợp đồng mua bán
tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho
bênmua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”.
Hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm những hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các
thƣơng nhân diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam và những hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế áp dụng cho các phƣơng thức xuất khẩu,
20


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

nhập khẩu, tạm nhập khẩu, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Những hợp
đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có một số quy địnhriêng trong

Luật Thƣơng mại. Hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm 2 loại là Hợp đồng mua bán
hàng hóa trong nƣớc và Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Hợp đồng ngoại
thƣơng)
1.4.2. Hợp đồng dịch vụ:
Luật thƣơng mại quy định những vấn đề chung của hợp đồng dịch vụ và những nội
dung cụ thể của các hợp đồng dịch vụ liên quan đến mua hàng hóa.

Tiểu kết
Hợp đồng thƣơng mại là một văn bản hành chính công vụ, với các loại hợp đồng
với những tính chất khác nhau, do đó, khi soạn thảo một văn bản hợp đồng thƣơng
mại, chúng ta cần tìm hiểu rõ tính chất của giao dịch, nắm rõ đƣợc những điều luật,
điều khoản có lợi nhất cho công ty, doanh nghiệp, và không vi phạm pháp luật dẫn
đến những thiệt hại không đáng có cho các bên tham gia.

21


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG HỢP ĐỒNG
THƢƠNG MẠI TIẾNG TRUNG
Trong những năm trở lại đây, giao dịch thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc
ngày một gia tăng. Hợp đồng thƣơng mại đóng vai trò là một văn bản giao dịch kinh
tế cực kỳ quan trọng, yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ của hợp đồng thƣơng mại đòi hỏi
những từ ngữ có tính chính xác, nghiêm túc, cùng với cách biểu đạt ngôn ngữ phải
chuyên nghiệp, có tính quy phạm và tƣ duy tinh tế. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng
thƣơng mại có những đặc điểm nhƣ: dùng từ một cách chính xác, sử dụng những từ
ngữ đơn giản nhƣng mang ý nghĩa rõ ràng và những từ ngữ đƣợc sử dụng có tính kịp
thời và tính ứng dụng cao.

2.1 Tính chính xác của ngôn ngữ trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung:
Hợp đồng sau khi ký kết ngay lập tức bắt đầu có hiệu lực, vậy nên không thể tùy
tiện chỉnh sửa hay thay đổi nội dung trong hợp đồng, đồng thời các bên liên quan phải
chịu trách nhiệm pháp lý sau khi cùng nhau ký kết vào bản hợp đồng. Chính vì vậy,
trong hợp đồng thƣơng mại nói chung và hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung nói riêng,
yêu cầu về ngôn ngữ khi soạn thảo hợp đồng rất cao, yêu cầu quan trọng nhất là ngôn
ngữ phải đƣợc sử dụng một cách chính xác, không đƣợc phép mơ hồ, khó hiểu. Để
đáp ứng đƣợc yêu cầu này, mỗi từ của hợp đồng, thậm chí từng chữ, từng dấu câu đều
đƣợc xem xét một cách kỹ lƣỡng, nếu không chỉ cần có bất kỳ một sai sót nhỏ nào
trong hợp đồng đều có thể dẫn đến tranh chấp giữa các bên liên quan. Ngôn ngữ chính
là linh hồn của hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng thƣơng mại, nó đóng vai trò quan trọng
nhất trong mỗi bản hợp đồng. Vậy nên, sử dụng ngôn ngữ không chính xác khi soạn
thảo một bản hợp đồng là nguyên nhân chính dẫn đến các tranh chấp cũng nhƣ vi
phạm các điều khoản của các bên. Đặc biệt, hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung là văn
22


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

bản giao dịch giữa một bên là các doanh nghiệp của Trung Quốc với một bên là các
doanh nghiệp nƣớc ngoài. Để hạn chế tối đa việc tranh chấp hay vi phạm của đôi bên
thì việc sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác khi soạn thảo hợp đồng là yếu tố đóng
vai trò quan trọng nhất.
2.1.1 Dùng từ một cách chính xác
“词是语言中能独立运用的最小的符号,用它可以对现实现象分类、定名,因
此,研究语言符号的意义一般都以词作为基本单位。” [37; tr 126] (Từ là ký hiệu
ngôn ngữ nhỏ nhất có thể sử dụng một cách độc lập, có thể sử dụng từ để phân loại
hay đặt tên các hiện tượng thực tế. Vì vậy khi nghiên cứu về ký hiệu ngôn ngữ thì
nghiên cứu về từ luôn luôn được ưu tiên hàng đầu và nó được xem như là một đơn

vị cơ bản nhất. )
Do tính chất đặc biệt của ngôn ngữ hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, đôi khi chỉ vì
một từ sử dụng sai mà nó sẽ gây cho các bên tham gia hợp đồng thiệt hại về kinh tế
rất lớn. Sử dụng từ một cách chính xác trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung có
nghĩa là trong quá trình soạn thảo hợp đồng, mỗi từ đƣợc dùng đều phải biểu đạt một
cách rõ ràng, chính xác phạm vi cũng nhƣ mức độ dùng từ đều phải đƣợc cân nhắc
một cách hết sức kỹ lƣỡng. Dùng từ chính xác là một trong những điều quan trọng để
quyết định việc bản hợp đồng đó có đƣợc tiến hành một cách thuận lợi hay không.
例:在一份购买苹果的合同中,仅写明“红富士”苹果,而没有大小、成熟度、
疤痕等。到货拆箱一看,不仅小而且疤痕多,品质又不好。收货方欲诉无据,只
好哑巴吃黄莲,有苦说不出。[39,tr. 11](Một bản hợp đồng mua bán Táo chỉ viết là
Táo “Phú Sĩ Đỏ” mà không có ghi kích thước to hay nhỏ, độ chín của táo hay có bị
sứt sẹo gì không. Sau khi hàng đến, phía nhận hàng mở ra kiểm tra mới phát hiện ra
loại táo mình nhập về không những bé mà còn bị sứt sẹo rất nhiều, chất lượng cũng
rất kém, phía nhận hàng vì không có chững cứ gì để đối chiếu với bên bán nên chỉ còn
cách chấp nhận sự sai sót này.)
23


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

2.1.2 Sử dụng một cách chính xác các khái niệm
Các khái niệm trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung cần phải đƣợc biểu đạt một
cách chính xác.
Trong các hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung thì thƣờng sử dụng đến rất nhiều các
khái niệm, các khái niệm này không phải chỉ riêng ở một lĩnh vực cụ thể nào mà trong
các trƣờng hợp khác nhau thì nó cũng đƣợc sử dụng một cách khác nhau. Trong cùng
một lĩnh vực hoặc chuyên ngành thì một khái niệm nào đó cũng có thể sử dụng không
đồng nhất, điều này có thể do thói quen sử dụng ngôn ngữ của mỗi ngƣời hoặc mỗi

vùng khác nhau nên nó có sự biến hóa. Trong quá trình giao dịch thƣơng mại thƣờng
xuất hiện việc cùng một khái niệm nhƣng lại đƣợc hiểu theo nhiều ý khác nhau. Nếu
các khái niệm không đƣợc sử dụng một cách chính xác thì việc tranh chấp giữa các
bên sẽ rất dễ xảy ra. Dƣới đây là một số khái niệm quan trọng thƣờng đƣợc sử dụng
trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung:
名称: Tên gọi
Các hợp đồng thƣơng mại không chỉ bằng tiếng Trung hay bất kỳ thứ tiếng nào
khác đều yêu cầu bắt buộc phải có tên gọi của loại hợp đồng đó cũng nhƣ biểu thị rõ
tính chất của hợp đồng đó. Ví dụ hợp đồng mua bán hay là hợp đồng bồi thƣờng, hợp
đồng kinh doanh đa quốc gia…
包装: Đóng gói
Đƣợc dùng đối với hợp đồng thƣơng mại mà đa phần là hợp đồng kinh tế giữa các
doanh nghiệp. Các sản phẩm phải yêu cầu đƣợc đóng gói cẩn thận, ghi rõ chi tiết sản
phẩm đƣợc mua bán, thành phần, khối lƣợng, kích thƣớc…
保险:Bảo hiểm
Trong hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung, bảo hiểm là từ khóa luôn cần phải chú ý
khi sử dụng. Nếu thiếu điều kiện bảo hiểm trong hợp đồng, khi xảy ra tổn thất sẽ
không thể đƣa ra các điều kiện bồi thƣờng, không biết bên nào sẽ là bên thanh toán
bảo hiểm khi sản phẩm bị tổn hại…
24


Đặc điểm ngôn ngữ trong hợp đồng thương mại tiếng Trung
(Có đối chiếu với các hợp đồng thương mại tiếng Việt)

违约: Vi phạm hợp đồng
Đây là từ khóa cũng thƣờng đƣợc sử dụng khi soạn thảo một hợp đồng thƣơng mại.
Đối với những ngƣời soạn thảo hợp đồng hay các doanh nghiệp nói chung, vi phạm
hợp đồng là một điều rất nguy hiểm, do đó từ ngữ này rất hay xuất hiện khi làm hợp
đồng. Bên mua hay bên bán khi vi phạm hợp đồng sẽ phải bồi thƣờng nhƣ thế nào?

保密:Bảo mật
Là sự hạn chế khả năng lạm dụng tài nguyên và tài sản. Bảo mật trở nên đặc biệt
phức tạp trong quản lý, vận hành những hệ thống thông tin có sử dụng các công cụ tin
học, nơi có thể xảy ra và lan tràn nhanh chóng việc lạm dụng tài nguyên (các thông tin
di chuyển vô hình trên mạng hoặc lƣu trữ hữu hình trong các vật liệu) và lạm dụng tài
sản (các máy tính, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi, các phần mềm của cơ quan hoặc
ngƣời sở hữu hệ thống).
付款:Thanh toán
Trong các bản hợp đồng thƣơng mại tiếng Trung thì khái niệm này đƣợc nhắc đến
rất nhiều, nhƣng trong mỗi hoàn cảnh hay trƣờng hợp khác nhau thì nó lại mang một
ý nghĩa khác nhau. Vì nó không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa là hành động thanh toán,
hành động trả tiền mà trong mỗi trƣờng hợp cụ thể, nó lại mang một ý nghĩa nhất
định.
Ví dụ :付款的条件( điều kiện thanh toán )、付款的数量(số lƣợng thanh toán )、
付款的具体方式和日期( hình thức và thời gian thanh toán) v.v... Trong một bản hợp
đồng thƣơng mại tiếng Trung, nếu nhƣ khái niệm “Thanh toán” này không đƣợc viết
một cách chính xác thì bản hợp đồng đó rất khó có thể tiến hành một cách thuận lợi.
定金 - 订金:Đây là hai từ có ý nghĩa biểu đạt hoàn toàn khác nhau.
Ở từ thứ nhất “定金” ( đặt cọc ), thì nó là một hình thức đảm bảo, là điều khoản mà
trong quá trình đàm phán hợp đồng hai bên đã thống nhất trƣớc với nhau để đảm bảo

25


×