Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

MỘT số HOẠT ĐỘNG và HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM GIAI đoạn 2015 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.78 KB, 48 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG CÔNG TY CP ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ÐẲNG CÔNG NGHỆ VIETTRONICS

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG VÀ
HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2015 - 2030

Giáo viên hướng dẫn
Đơn vị
Sinh viên
Lớp
Ngành

: Lê Thanh Tùng
: Khoa quản trị kinh doanh
: Bùi Trọng Hiệp
: 2VH9
: Văn hóa du lịch

Hải Phòng, tháng 05 năm 2014

1


LỜI CẢM ƠN
Bài kháo luận tốt nghiệp được hoàn thành, ngoài sự lỗ lực của bản thân còn
có sự động viên giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu trường Cao đẳng công
nghệ Viettronics, đặc biệt là thầy Tùng, cô giáo bộ môn chuyên ngành là cô
Nguyễn Thị Huệ đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian viết bản khóa luận


này. Cuối cùng em xin cảm ơn các cô giáo trong khoa quản trị kinh doanh, cũng
như các cô giáo bộ môn đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong quá trình học tập.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu, thu thập các thông tin,
tài liệu cũng như trong việc trình bày nội dung về các vấn đề nhưng do trình độ
còn hạn chế cho nên không thể tránh khỏi được những thiếu sót. Do đó em rất
mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong bài khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải phòng, ngày 25 tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Bùi Trọng Hiệp

2


MỤC LỤC

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không
thể thiếu trong đời sống văn hóa – xã hội. Du lịch không chỉ đem lại lợi ích kinh
tế mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần của con người, tạo ra sự giao
lưu hữu nghị giữa các quốc gia, thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người
lao động
Trong những năm gần đây, du lịch đã và đang phát triển nhanh chóng ở
nhiều quốc gia và trên thế giới và trở thành nghành kinh tế mũi nhọn.

Bắt nhịp cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, ngành Du
lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ
tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò
của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân.
Không thể phủ nhận, ngành Du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng
trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Bên
cạnh những thành tựu đạt được, ngành Du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất
cập; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng; chưa có bước
phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; hiệu quả
phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước, phát triển
nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững. Xu hướng hội nhập, hợp tác,
cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công
nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng
thời cũng là thách thức đối với phát triển Du lịch Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) cho
thấy, bài học rút ra từ những thành công và hạn chế, bất cập thời gian qua cần
xác định bước đột phá căn bản cho giai đoạn tới là: thứ nhất, phải lấy hiệu quả
về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu tổng thể của phát triển; thứ
hai, chất lượng và thương hiệu là yếu tố quyết định; thứ ba, doanh nghiệp là
động lực đòn bẩy cho phát triển và thứ tư, cần phân cấp mạnh về quản lý và phi
tập trung về không gian là phương châm.
4


Điểm đột phá trong định hướng phát triển Du lịch Việt Nam thập kỷ tới là
tập trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên
nghiệp, hiện đại; khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia; phát huy tính
liên ngành, liên vùng và xã hội hóa vai trò động lực của các doanh nghiệp. Định
hướng cơ bản đối với các lĩnh vực trọng yếu là:

Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ tập trung xây dựng
hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát
huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên
phát triển du lịch biển là thế mạnh nổi trội quốc gia; phát triển du lịch văn hóa
làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm;
liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.
Từ thực tế đó, đề tài “ Một số hoạt động và hướng phát triển Du lịch
Việt Nam giai đoạn 2015-2030”cần được nghiên cứu, áp dụng để phát triển du
lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu:
Góp phần phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam, vừa mang lại hiệu quả
kinh tế, vừa góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Nhiệm vụ:
Hệ thống các cơ sở lý luận về phát triển du lịch Việt Nam
Khảo sát các điểm du lịch ở Việt Nam
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và những nhân tố ảnh
hưởng.
Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung vào phân tích quỹ hoạch tổng thể phát triển Việt Nam.
Nghiên cứu về tài nguyên phát triển du lịch và tiềm năng phát triển của du lịch
Việt Nam giai đoạn 2015 – 2030.

5


Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
Đề tài khóa luận nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của

Việt Nam, bao gồm: Ba miền Bắc – Trung - Nam
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong vòng 10 tuần từ
15/03/2014 đến 25/5/2014.
4. Phương pháp thực hiện
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu
Phương pháp điền dã
Phương pháp thống kê.
Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Phương pháp phân tích, tổng hợp
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mục lục, mở đầu. kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận, quan điểm về du lịch và phát triển du lịch Việt
Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch ở Việt Nam và các định hướng
phát triển du lịch Việt Nam, giai đoạn 2015 - 2030
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam

6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, QUAN ĐIỂM VỀ DU LỊCH VÀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
1.1. Những hiểu biết chung về du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch.
Khái niệm du lịch trong Luật du lịch Việt Nam được quốc hội thông qua
năm 2005: “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm thỏa mãn đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.1.2. Đặc điểm của du lịch.

Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch
vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách
chưa biết. Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và
tăng thu nhập cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liên quan...).
Hiện nay ngành du lịch đang phát triển mạnh ở các nước thuộc thế giới thứ
ba. Nhu cầu về du lịch càng tăng thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được coi
trọng. Xin giới thiệu đến quý khách một dạng du lịch nữa, đó là du lịch xúc tiến
thương mại, vừa đi du lịch vừa kết hợp làm ăn. Hiện nay cũng rất phổ biến tại
Việt Nam.
1.2. Quan điểm phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2015 – 2030.
Cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, ngành Du lịch đã có
nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về
khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du
lịch trong nền kinh tế quốc dân.
Không thể phủ nhận, ngành Du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng
trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát
huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Bên
cạnh những thành tựu đó, ngành Du lịch còn bộc lộ những hạn chế và bất cập
nhất định; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng; chưa có
bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; hiệu
quả tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước; phát
triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững.
7


1.2.1. Phát triển du lịch trở thành nghành kinh tế trọng điểm.
Mục tiêu tổng quát đặt ra là đến năm 2020, du lịch Việt Nam cơ bản trở
thành ngành kinh tế trọng điểm, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật
chất-kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có
thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước

trong khu vực và thế giới. Đến năm 2030, du lịch Việt Nam trở thành quốc gia
có ngành du lịch phát triển. tập trung các nguồn lực kinh tế, hướng cho Việt
Nam nâng cao được chất lượng dịch vụ, đồng bộ hóa các trang thiết bị để phục
vụ cho du lịch. Ví dụ như hoạt động dịch vụ lữ hành cần phải nâng cao chất
lượng phục vụ thật tốt, làm cho du khách cảm thấy Việt Nam thật tuyệt vời và
càng muốn quay lại khu du lịch.
1.2.2. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

Một tin vui đến với ngành du lịch trong dịp đầu năm 2013 là Thủ
tướng Chính phủ vừa chính thức phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Đây là cơ sở
pháp lý quan trọng để du lịch Việt Nam tăng tốc phát triển trong những
năm tới. Với quan điểm phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện
đại, có trọng tâm, trọng điểm, du lịch Việt Nam sẽ chú trọng xây dựng nền
“du lịch xanh”, gắn hoạt động du lịch với giữ gìn, phát huy các tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái. Đây chính là yếu tố quan trọng
để tạo ra sự hấp dẫn và quyết định chất lượng, giá trị hưởng thụ du lịch và
thương hiệu du lịch. Du lịch Việt Nam không phát triển dàn trải như thời
gian qua, mà ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm chính như: Hệ thống sản
phẩm du lịch biển có khả năng cạnh tranh trong khu vực về nghỉ dưỡng
biển, tham quan thắng cảnh biển, hệ sinh thái biển; các sản phẩm du lịch
văn hóa gắn với di sản, lễ hội; phát triển mạnh du lịch ẩm thực; chú trọng
các sản phẩm du lịch sinh thái, khám phá hang động, du lịch núi, du lịch
sinh thái nông nghiệp, nông thôn.
1.2.3. Đẩy mạnh khai thác các thị trường khách du lịch tại Việt Nam.
Năm 2020, ngành du lịch phấn đấu thu hút 10,5 triệu lượt khách quốc tế,
phục vụ 47,5 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 7%/năm, nội
8



địa là 5,1%/năm. Tổng thu từ khách du lịch đạt 372 nghìn tỷ đồng, tương đương
18,5 tỷ USD. Đến năm 2030, tăng số lượt khách quốc tế lên 18 triệu lượt và 71
triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 5,2% và 4,1%/năm. Tổng thu từ
khách du lịch đạt 708 nghìn tỷ đồng, tương đương 35,2 tỷ USD.
Năm 2015 thu hút 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 37 triệu
lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế 8,4%/năm và nội địa 5,7%/năm.
Năm 2020 thu hút 10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47,5 triệu lượt
khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 7%/năm, nội địa là 5,1%/năm.
Năm 2025 thu hút 14 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 58 triệu lượt khách
nội địa; tăng trưởng tương ứng 6% và 4,3%/năm.
Năm 2030 thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế và 71 triệu lượt khách nội
địa; tăng trưởng tương ứng 5,2% và 4,1%/năm.
Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2015 đạt 207 nghìn tỷ đồng, tương đương
10,3 tỷ USD; năm 2020 đạt 372 nghìn tỷ đồng, tương đương 18,5 tỷ USD; năm
2025 đạt 523 nghìn tỷ đồng, tương đương 26 tỷ USD; năm 2030 đạt 708 nghìn
tỷ đồng, tương đương 35,2 tỷ USD.
Đóng góp của du lịch trong GDP: Năm 2015, du lịch chiếm 6% tổng GDP
cả nước; năm 2020, chiếm 7%; năm 2025, chiếm 7,2% và năm 2030, chiếm
7,5%.
Số lượng cơ sở lưu trú: Năm 2015 có 390.000 buồng; năm 2020 có 580.000
buồng; năm 2025 có 754.000 buồng; năm 2030 có 900.000 buồng.
Chỉ tiêu việc làm: Năm 2015 tạo việc làm cho 2,1 triệu lao động (trong đó
620 nghìn lao động trực tiếp); năm 2020 là 2,9 triệu (trong đó 870 nghìn lao
động trực tiếp); năm 2025 là 3,5 triệu (trong đó 1,05 triệu lao động trực tiếp);
năm 2030 là 4,7 triệu (trong đó 1,4 triệu lao động trực tiếp).
Nhu cầu đầu tư: Nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2011 - 2015 là 18,5 tỷ
USD; giai đoạn 2015 - 2020 là 24 tỷ USD; giai đoạn 2020 - 2025 là 25,2 tỷ USD
và 2020 - 2030 là 26,5 tỷ USD.
1.2.4. Phát triển du lịch bền vững với việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.
Khái niệm Di sản văn hoá và Cộng đồng.- Di sản văn hóa (vật thể và phi

vật thể) là những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hóa và
9


khoa học bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các lễ hội,
nếp sống truyền thống, tri thức dân gian, văn hoá cộng đồng, v.v.
Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, di sản văn hóa được xem là báu vật
thiêng liêng mà mỗi thế hệ phải có trách nhiệm phát huy và bảo tồn cho các thế
hệ tiếp theo. Một xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không dựa trên nền
tảng các giá trị văn hoá.
Nhiều giá trị văn hóa đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một dân tộc, một
quốc gia và có ảnh hưởng toàn cầu – đó là di sản văn hóa thế giới. Tính đến
tháng 6 năm 2011, Việt Nam có 13 di sản được UNESCO công nhận là di sản
thế giới trong đó có 11 di sản văn hóa. Đây là những tài sản vô giá chung của
toàn nhân loại.
Cộng đồng là nền tảng phát triển của mọi xã hội. Khái niệm cộng đồng có
thể được hiểu ở những mức độ quy mô khác nhau từ làng, bản đến bộ tộc, dân
tộc, quốc gia. Tuy nhiên trong thực tế, cộng đồng thường được hiểu theo nghĩa
hẹp, hạn chế đối với những nhóm cư dân sinh sống ở những vùng có điều kiện
kinh tế – xã hội còn kém phát triển, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào
việc khai thác trực tiếp các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đặc điểm này thể hiện
tác động của cộng đồng lên các giá trị tài nguyên, trong đó có tài nguyên du lịch
và qua đó ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững.
1.3. Những yêu cầu cơ bản đối với việc phát triển du lịch.
Phải có định hướng rõ ràng trong việc xác định thị trường mục tiêu du
lịch, hiểu biết được các nguồn khách, từ Trung Quốc, Hàn quốc, Anh, Nga.......
Trong đó lượng khách Trung Quốc là chiếm tỷ trọng cao nhất, với khoàng
40% lượng khách vào Việt Nam. Ngoài ra là Hàn quốc với số lượng du khách
vào Việt Nam đứng thứ 2. Để thu hút được lượng khách ngày càng tăng thì du
lịch Việt Nam phải luôn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an

toàn cho du khách, các cơ sở dịch vụ lưu trú, ăn uống luôn phải đảm bảo vệ sinh,
cũng như đủ tiêu chuẩn để phục vụ du khách nước ngoài. Đặc biệt là phải làm
thỏa mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du lịch, làm cho du
khách hiểu hết được đất nước con người Việt Nam, một đất nước giàu truyền
thống văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc.

10


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Qua quá trình tìm hiểu cơ sở lý luận và quan điểm về du lịch và phát triển
du lịch Việt Nam, ta thất Việt Nam với xu hướng hội nhập toàn cầu, nhu cầu

đi du lịch của du khách là rất nhiều, đặc biệt là số lượng khách quốc tế
ngày càng tăng trong những năm gần đây. Do vậy Việt Nam đang hướng
tới du lịch trở thành ngành trọng tâm trong các ngành kinh tế với mục tiêu
thu hút 7,5 triệu lượt khách trong năm 2015, và ngày càng hút được lượng
khách lớn hơn du lịch vào Việt Nam. Và hơn thế nữa du lịch Việt Nam
đang hướng tới mở các cơ sở du lịch bên các nước bạn, củng cố thêm nền
du lịch Việt Nam ngày càng vững chắc hơn trên thị trường thế giới. Đưa
nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc trở thành một trong những
nét đẹp của người Việt Nam trong mắt các du khách quốc tế.

11


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở VIỆT NAM
VÀ CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM, GIAI
ĐOẠN 2015 - 2030
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là xếp thứ 2 châu Á về tiềm năng phát triển du
lịch, chỉ sau Trung Quốc. Đây là một trong những kết quả của cuộc khảo sát lấy
ý kiến của hơn 1.200 nhà quản lý du lịch trên toàn thế giới về xu hướng du lịch
toàn cầu được công bố tại Hội chợ Du lịch thế giới diễn ra tại Thủ đô London
vừa qua.
Theo Giám đốc của Hội chợ Du lịch thế giới London Simon Press, châu Á
dẫn đầu thế giới về tiềm năng phát triển du lịch. Trung Quốc, với dân số hơn 1.3
tỷ người, đứng đầu danh sách trong số các quốc gia châu Á về tiềm năng này.
Theo sau Trung Quốc là Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Thailand, Sri Lanka,
Malaysia, Cambodia và Philippines.
Số liệu gần đây nhất của Tổ chức Du lịch thế giới thuộc Liên Hợp quốc cho
thấy, du khách quốc tế tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng trung bình
khoảng 6% trong nửa đầu năm 2013. Trong đó, Nam Á tăng 7% và Đông Nam
Á tăng 12%.
Cũng theo Tổ chức Du lịch thế giới, trong năm 2012, du khách Trung Quốc
chi tới tổng số 102 tỷ USD cho du lịch, vượt qua du khách Mỹ và Đức và dẫn
đầu thế giới về tiêu tiền khi đi du lịch.
Như vậy, chi tiêu của du khách Trung Quốc năm qua đã tăng tới 41% so
với một năm trước đó và vượt xa 2 nước phía sau là Đức và Mỹ. Trong năm qua,
người Đức và Mỹ chỉ chi gần 84 tỷ USD cho du lịch.
2.2. Mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2030.
2.2.1. Mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020:
Nguồn khách du lịch.
Năm 2015 thu hút 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 37 triệu
lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế 8,4%/năm và nội địa 5,7%/năm.
Năm 2020 thu hút 10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47,5 triệu lượt
khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 7%/năm, nội địa là 5,1%/năm.
12



Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2015 đạt 207 nghìn tỷ đồng, tương đương
10,3 tỷ USD; năm 2020 đạt 372 nghìn tỷ đồng, tương đương 18,5 tỷ USD; năm
2025 đạt 523 nghìn tỷ đồng, tương đương 26 tỷ USD
Đóng góp của du lịch trong GDP: Năm 2015, du lịch chiếm 6% tổng GDP
cả nước; năm 2020, chiếm 7%
Số lượng cơ sở lưu trú: Năm 2015 có 390.000 buồng; năm 2020 có
580.000 buồng; năm 2025 có 754.000 buồng; năm 2030 có 900.000 buồng.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995- 2010 được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 307/QĐ-TTg ngày 24/5/1995
là lần đầu tiên ngành Du lịch có quy hoạch với những nội dung trọng tâm làm cơ
sở định hướng để triển khai chỉ đạo, quản lý các hoạt động của ngành du lịch
trên phạm vi cả nước. Quy hoạch đã được tổ chức thực hiện và kết thúc một giai
đoạn phát triển 15 năm .
Đánh giá 15 năm thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển, ngành Du lịch đã
có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Luật Du lịch năm
2005 khẳng định một bước tiến lớn về khuôn khổ pháp lý. Hệ thống quản lý nhà
nước về du lịch từ Trung ương tới địa phương không ngừng đổi mới và hoàn
thiện cùng với sự hình thành phát huy vai trò của Ban chỉ đạo nhà nước về du
lịch. Sự ra đời của Hiệp hội Du lịch Việt Nam; Sự trưởng thành và lớn mạnh
không ngừng của hệ thống doanh nghiệp du lịch; Các quy hoạch phát triển du
lịch, các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án.v.v.. phát triển hệ thống cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả
nước tạo diện mạo mới cho đất nước và làm tiền đề cho du lịch Việt Nam phát
triển trong giai đoạn tiếp theo.
Những kết quả được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về lượng khách, thu
nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong
nền kinh tế quốc dân. Ngành Du lịch đã có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng
kinh tế; góp phần vào xoá đói, giảm nghèo; đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao
dân trí; bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống; bảo vệ môi trường và
giữ vững an ninh quốc phòng.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, đánh giá qua 15 năm thực hiện quy
hoạch cho thấy ngành Du lịch phát triển còn nhiều hạn chế và bất cập; nhiều khó
13


khăn, trở ngại chưa có giải pháp thoả đáng; chưa có bước phát triển đột phá để
khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; kết quả chưa tương xứng với
tiềm năng và lợi thế của đất nước; phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ,
yếu tố thiếu bền vững.
Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng
cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang
tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch.
Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Việt Nam với việc gia nhập các tổ
chức khu vực và thế giới đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối
ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Trở thành thành viên thứ 150 của WTO
vào năm 2007, Việt Nam đang đón nhận những cơ hội to lớn đối với ngành du
lịch như: thu hút ngày càng tăng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam; Tăng thu
hút đầu tư nước ngoài đi kèm với chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực
cạnh tranh. Bên cạnh đó, tình hình trên thế giới cũng có nhiều biến động phức
tạp về an ninh chính trị, kinh tế, thiên tai, dịch bệnh, khủng bố.v.v...trong đó
đáng chú ý là suy thoái kinh tế toàn cầu đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến
ngành du lịch Việt Nam.
Cả nước đã hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010
và Chiến lược phát triển 10 năm 2001-2010 với những thành tựu đáng ghi nhận
và những bài học kinh nghiệm quý báu. Bước sang giai đoạn phát triển mới với
định hướng chiến lược phát triển của cả thời kỳ được xác định trong Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là tập trung phát triển về chiều sâu chất
lượng phấn đấu đưa Việt Nam đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.
2.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030:

Nguồnkhách du lịch.
Năm 2025 thu hút 14 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 58 triệu lượt khách
nội địa; tăng trưởng tương ứng 6% và 4,3%/năm.
Năm 2030 thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế và 71 triệu lượt khách nội
địa; tăng trưởng tương ứng 5,2% và 4,1%/năm.
Tổng thu từ khách du lịch: năm 2030 đạt 708 nghìn tỷ đồng, tương đương
35,2 tỷ USD, %; năm 2025, chiếm 7,2% và năm 2030, chiếm 7,5%.
14


Số lượng cơ sở lưu trú: 2025 có 754.000 buồng; năm 2030 có 900.000
buồng
Chỉ tiêu việc làm: năm 2020 là 2,9 triệu (trong đó 870 nghìn lao động trực
tiếp); năm 2025 là 3,5 triệu (trong đó 1,05 triệu lao động trực tiếp); năm 2030 là
4,7 triệu (trong đó 1,4 triệu lao động trực tiếp).
Nhu cầu đầu tư: giai đoạn 2020 - 2025 là 25,2 tỷ USD và 2020 - 2030 là
26,5 tỷ USD.
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu phát triển ngành du lịch Việt Nam
2015
Tổng thu du lịch 20,3 tỷ USD
Đóng góp GDP 6%
37 triệu lượt
Khách nội địa
khách
7,5 triệu lượt
Khách quốc tế
khách

2020
2025

2030
18,5 tỷ USD
26,6 tỷ USD
35,2 tỷ USD
7%
7,3%
7,5%
47 triệu lượt 58 triệu lượt 71 triệu lượt
khách
khách
khách
10,5 triệu lượt 14 triệu lượt 18 triệu lượt
khách
khách
khách
(Tổng cục du lịch Việt Nam)

Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Tổng doanh thu du lịch ngày càng tăng, từ Năm 2015 là 20,3 tỷ USD cho
đến năm 2030 là lên đến 35,2 tỷ USD. Cho nên ta nhận ra rằng, ngành du lịch
đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Ngành du lịch chiếm
một tỷ trọng khá lớn trong doanh thu hàng năm của đất Nước.
Lượng đóng gió GDP hàng năm cũng ngày càng một được tăng lên đáng kể
từ 6%/năm 2015 đến 7,5% năm 2030, cho thấy du lịch là một ngành trọng tâm,
cầm được phát triển một cách nhanh chóng, góp phần làm cho dân giàu, nước
mạnh, tăng khả năng thu nhập bình quân đầu người của người dân, giúp họ cải
thiện được cuộc sống.
Số lượng khách đi du lịch cũng ngày một được cải thiện, từ 37 triệu lượt
khách năm 2015 đến 71 triệu lượt khách năm 2030, cho thấy nhu cầu đi du lịch
của khách trong nước tăng một cách đáng kể, số lượng khách đi du lịch ngày

càng nhiều, cho thấy đời sống của người dân đang ngày một được nâng cao hơn,
con người có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng.
Đặc biệt số lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng tăng và
tăng gần gấp 3 lần năm 2015, năm 2030 đạt 18 triệu lượt khách quốc tế, cho
15


thấy việc quảng bá, xúc tiến của Việt Nam đang có sức hút lớn, du khách biết
nhiều tới Việt Nam và ngày càng muốn đến Việt Nam để tham quan, nghỉ
dưỡng, thăm quan các thắng cảnh nổi tiếng, cũng như đến để tìm hiểu về phong
tục, văn hóa của người Việt.
2.3. Phát triển theo đặc trưng riêng của 7 vùng, miền
Phát triển 7 vùng, miền bao gồm: Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng
sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Bắc trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
2.3.1. Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (TDMNBB)
Vùng miền núi, nơi có các dãy núi trùng điệp, hùng vĩ và đồ sộ nhất nước
ta với hàng chục đỉnh núi cao trên dưới 3000m. tiêu biểu nhất là đỉnh núi
Phanxipăng (3.143m), pusilung (3.076m). Vùng miền núi chia cắt mạnh và cos
tính phân bậc vì thế đã tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và các di tích tự nhiên: thác
nước, thung lũng, vực thẳm.... Các cao nguyên như: Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng
Văn, Quản Bạ (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai)... có đủ điều kiện thuận lợi để xây
dựng các khu du lịch nghỉ núi.
Trung du có cảnh sắc đẹp (rừng cọ, đồi chè, vương cây ăn quả...), gắn với
lịch sử dựng nước và giữa nước của dân tộc Việt Nam.
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là lãnh thổ bao gồm 14 tỉnh : Cao
Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Lao Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái
Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình. Đây là lãnh thổ có vị trí chiến
lược quan trọng, có tiềm năng lợi thế to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng - an ninh, môi trường sinh thái của cả khu vực Bắc Bộ và của cả

nước. TDMNBB cũng là nơi hội tụ đầy đủ nhiều tiềm năng du lịch đặc sắc với
các đặc trưng cơ bản về đất nước và con người Việt Nam. Đấy chính là đặc điểm
quan trọng hấp dẫn du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến với
TDMNBB
Với nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Điện Biên, Sa Pa, Ba Bể, Bản Giốc,
Đền Hùng, Kim Liên, ... trong thời gian qua, VDLBB đã thu hút một số lượng
lớn khách du lịch trong và ngoài nước.
- Hướng khai thác các sản phẩm du lịch đặc trung của vùng:
Du lịch về nguồn, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, hệ sinh
tháinúi cao, hàng động, trung du.
16


Nghỉ dưỡng núi: nghỉ cuối tuần, nghỉ dưỡng tại các suối khoáng nóng.
Thể thao, khám phá các hang độngdu lịch biên giới gắn liền với thương
mại của khẩu; cho du khách tham quan các của khẩu sang các nước bạn như
Trung Quốc, Lào, Thái
- Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch.
Sơn La - Điện Biên gắn với Mộc Châu, hồ Sơn La, cửa khẩu quốc tế Tây
Trang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng.
Lào Cai gắn với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khu nghỉ mát Sa Pa, Phan Xi
Phăng và vườn quốc gia Hoàng Liên.
Phú Thọ gắn với lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích thời đại Hùng
Vương, du lịch hồ Thác Bà.
Thái Nguyên - Lạng Sơn gắn với hồ Núi Cốc, di tích ATK Định Hóa, Tân
Trào, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, khu nghỉ mát Mẫu Sơn.
Hà Giang gắn với công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn,
cảnh quan Mèo Vạc, Mã Pí Lèng, Na Hang…
2.3.2. Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.
Vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc có tiềm năng

rất phong phú và đa dạng và có sức hấp dẫn rất đối với khách du lịch trong và
ngoài nước. Có khả năng đáp ứng các yêu cầu của nhiều loại hình du lịch với
các loại đối tượng khác nhau và có khả năng tiếp nhận số lượng lớn khách du
lịch. Trong số các di tích Việt Nam thì vùng này chiếm hơn 70% về số lượng.
Số lượng các danh hiệu thế giới do UNESCO xếp hạng cũng đứng đầu với vịnh
Hạ Long, Hoàng thành Thăng Long, Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, ca
trù, dân ca quan họ, khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, khu dự trữ sinh
quyển châu thổ sông Hồng...
Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc chứa đựng toàn bộ bề
dày lịch sử Việt Nam. Những di tích khảo cổ học minh chứng cho nền văn hóa
Đông Sơn, Hòa Bình nổi tiếng từ hồi tiền sử có giá trị: khoa học, giáo dục
truyền thống, Giáo dục kiến thức. Những lễ hội truyền thống như đền Trần, Hội
Lim(Bắc Ninh), Hội Gióng (Hà Nội),…Là quê hương của những làn

17


điệu chèo, khúc ca quan họ, câu hát văn, của nghệ thuật tuồng, rối nước,âm
nhạc….
Kho tàng kiến trúc, mỹ thuật độc đáo như chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), Chùa
Keo(Thái Bình), cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), chùa Cổ Lễ (Nam Định), Chùa Tây
Phương và Chùa Một Cột (Hà Nội)
So với các vùng khác trên cả nước, Vùng du lịch đồng bằng sông
Hồng và duyên hải Đông Bắc đã có cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tương đối phát
triển. Hệ thống đường giao thông tương đối tốt với các trục đường chính từ thủ
đô Hà Nội tỏa đi khắp nơi trong vùng. Từ Hà Nội đi các tỉnh miền núi phía Bắc
có các QL 1,2,3; lên Tây Bắc có Quốc lộ 6; ra biển có Quốc Lộ 5, vào các tỉnh
phía Nam có Quốc Lộ 1. Các trục đường sắt chính cũng hầu như chạy song song
với các trục đường bộ, bảo đảm khả năng vận chuyển khách du lịch với số lượng
lớn. Tất cả các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia đều có thể đi lại bằng các

phương tiện giao thông khác nhau.
Một số tuyến du lịch có thể sử dụng các phương tiện liên vận đường sắt,
đường thủy, đường hàng không, bảo đảm cho khách du lịch có thể đi một đường
về bằng một đường khác.
Vùng du lịch Bắc Bộ có thuận lợi lớn có nhiều cửa khẩu quan trọng để đưa
đón khách du lịch nước ngoài. Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) đã được xây
dựng hiện đại, quy mô, có thể vận chuyển 2-3 triệu lượt khách/năm. Cảng Hải
Phòng là cảng lớn thứ hai trong cả nước, sau cảng Sài Gòn, dư sức tiếp nhận và
tiễn đưa hàng chục ngàn khách du lịch vận chuyển bằng đường biển. Cửa
khẩu Móng Cái nằm trên tuyến đường liên vận quốc tế cả về đường sắt lẫn
đường bộ nối liền giữa Viêt Nam và Trung Quốc.
Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc có điều kiện và khả
năng giải quyết tốt nhu cầu nước phục vụ du lịch, trên cơ sở có nguồn cung cấp
nước dồi dào, cả nước mưa, nước trên mặt và mạch nước ngầm.
Theo quyết định Số: 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 về việc phê duyệt “Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030” Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của Vùng đồng bằng sông Hồng
và duyên hải Đông Bắc gồm tam giác du lịch Hà Nội - Ninh Bình - Quảng Ninh,
Hải Phòng.
18


Quảng Ninh - Hải Phòng gắn với cảnh quan biển đảo Đông Bắc đặc biệt
là Hạ Long - Cát Bà, Vân Đồn, Đồ Sơn.
Ninh Bình gắn với Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, Tràng An, Vân
Long, Cúc Phương, Tam Chúc - Ba Sao và quần thể di tích, cảnh quan vùng phụ
cận.
Các di tích văn hóa – nghệ thuật, lễ hội truyền thống; chủ yếu ở Hà Nội và
vùng phụ cận thuộc nền văn minh lúa nước, văn hóa Đông Sơn. Các địa bàn có
nhiều ảnh hưởng văn hóa các dân tộc Mường như: Ba Vì, Chương Mỹ, Nho

Quan
Thủ đô Hà Nội gắn với hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành và các
cảnh quan tự nhiên vùng phụ cận.
- Các địa bàn cảnh quan, nghĩ dưỡng, giải trí:
1. Hệ thống cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển: Cụm Quảng Ninh – Hải
Phòng: Hạ Long, Bái Tử Long, Đồ Sơn, Cát Bà…
2.Hệ thống cảnh quan vùng hồ: Hà Nội (hồ Gươm, hồ Tây, hồ Đồng Mô,
hồ Quan Sơn); Ninh Bình (hồ Đồng Chương,hồ Đồng Thái, hồ Kỳ Lân, hồ Yên
Quang, hồ Yên Thắng)…
3.Hệ thống cảnh quan vùng núi: các khu nghỉ dưỡng Tam Đảo (Vĩnh Yên).
Các khu núi cao: Ba Vì, Tam Điệp và Yên Tử.
4. Các khu hang động núi đá Krasto: cụm Quảng Ninh (vịnh Hạ Long),
cụm Ninh Bình (động Vân Trình, động Địch Lộng, động Hoa Lư, Bích Động...)
5. Các hải đảo có bãi tắm tốt, có người ở: Cô Tô, Quan lạn, Tuần Châu, Cát
Bà.. Các hải đảo cảnh quan nổi tiếng:Bạch Long Vĩ, Minh Châu….
2.3.3. Bắc Trung Bộ.
Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế với diện tích tự nhiên hơn 50 nghìn
km2, dân số khoảng 10 triệu người, gần 6 triệu người trong độ tuổi lao động,
được đánh giá là vùng có nền kinh tế giàu tiềm năng. Bắc Trung Bộ là nơi cư trú
của 25 dân tộc khác nhau (Thái, Mường, Tày, Mông, Bru Vân Kiều,v.v) sống ở
Trường Sơn. Phân bố không đều từ đông sang tây. Người Kinh sinh sống chủ
yếu ở đồng bằng ven biển.
Vùng Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung, trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt,
19


nhiều đường ô tô hướng đông tây (7,8,9,29) nối Lào với biển Đông. Có hệ thống
sân bay (Vinh, Đồng Hới, Phú Bài), bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội,

Vũng Áng, Sơn Dương, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An, Chân
Mây...), có các đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản, là trung tâm
du lịch quan trọng của đất nước (Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô
Huế.v.v.) tạo điều kiện cho viêc giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước
Lào, Thái Lan, Mianma,v.v.
Bắc Trung Bộ còn là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của
Việt Nam, là nơi có 3 di sản thế giới: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng,
Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế. Bắc Trung Bộ cũng là nơi
sinh ra nhiều danh nhân văn hóa, chính trị Việt Nam như: Hồ Chí Minh,
Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Trần Phú, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn,... các vua
của nhà Lê, nhà Hồ, nhà Nguyễn, chúa Nguyễn, chúa Trịnh...
- Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:
Tham quan di sản, di tích lịch sử văn hóa.
Du lịch biển, đảo.
tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái.
Du lịch biên giới gắn với các cửa khẩu.
Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch:
Thanh hóa và phụ cận gắn với điểm du lịch quốc gia Thành Nhà Hồ, Lam
Kinh, Bến En và đô thị du lịch Sầm Sơn.
Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh gắn với Cửa Lò, Kim Liên, Đồng Lộc, cửa
khẩu Cầu Treo, núi Hồng - sông Lam, Xuân Thành…
Quảng Bình - Quảng Trị gắn với Phong Nha - Kẻ Bàng, biển Cửa Tùng Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu Lao Bảo và hệ thống di tích chiến tranh chống
Mỹ.
Thừa Thiên Huế gắn với hệ thống di sản văn hóa cố đô Huế và cảnh quan
thiên nhiên Lăng Cô - Cảnh Dương, Bạch Mã, Tam Giang…
Định hướng phát triển hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch gồm 4 khu du lịch
quốc gia; 6 điểm du lịch quốc gia và 3 đô thị du lịch (danh mục ban hành kèm
theo quyết định này).
Ngoài ra, chú trọng phát triển các điểm hang cá Cẩm Lương, vườn quốc gia
Bến En, vườn quốc gia Pù Mát, Chùa Hương, Cồn Cỏ..

20


2.3.4. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận.
Duyên hải Nam Trung bộ có vị trí địa lý thuận lợi, gần TP. Hồ Chí Minh và
khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; là cửa ngõ của Tây
Nguyên. Đặc điểm chung của các tỉnh trong khu vực này là lưng dựa vào dãy
Trường Sơn hùng vĩ, mặt nhìn ra biển Đông bao la.
Khu vực này có địa hình phức tạp, đồi - núi - rừng - biển đan xen tạo nên
nhiều kỳ quan, thắng cảnh hùng vĩ cùng những bãi tắm với biển xanh, cát trắng,
nắng vàng thơ mộng. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để các tỉnh trong khu
vực phát triển du lịch mà trọng tâm là du lịch biển - đảo.
Biển Đà Nẵng đã được Tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là 1 trong 6 bãi biển
hấp dẫn nhất hành tinh. Nha Trang với nhiều vũng, vịnh, bãi tắm sóng gió miên
man làm mê hồn biết bao du khách như: vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong, bãi
biển Đại Lãnh, bãi Trũ, hòn Tằm... Phú Yên với bờ biển dài 190km, nhiều nơi
núi - biển liền kề tạo nên nhiều vịnh, đầm mang vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ như:
vịnh Vũng Rô, vịnh Xuân Đài, vũng Lắm, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, ghềnh
Đá Đĩa….
Nói đến du lịch biển đảo không thể không nhắc đến Cù lao Chàm (Quảng
Nam), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Ninh Chữ - Cà Ná
(Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận). Bên cạnh đó, hai quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa cũng nằm trên địa phận các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ. Đây là cơ
sở để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, thể thao trên biển, trên cát và là
nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển loại hình du lịch sinh thái biển,
lặn biển trong tương lai.
Đến vùng Duyên hải Nam Trung bộ, du khách không chỉ được nghỉ dưỡng

tại các khu resort đẳng cấp quốc tế, khám phá sự quyến rũ của biển đảo mà còn
có cơ hội tham quan, tìm hiểu những di tích văn hóa, lịch sử độc đáo như quần
thể đền tháp Champa, thành cổ Trà Bàn, thành Trường Lũy. Đặc biệt, những di
chỉ khảo cổ ở Sa Huỳnh đã chứng minh ngay từ thời kỳ đồ Sắt, nơi đây đã có
nền văn minh phát triển và những cư dân đầu tiên ở vùng đất này chính là tổ tiên
của người Chăm.
21


Ngoài ra, Duyên hải Nam Trung Bộ còn có 2 Di sản văn hóa thế giới được
UNESCO công nhận là đô thị Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn, hàng năm thu
hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá.
- Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:
Du lịch biển, đảo.
Du lịch tham quan di tích (hệ thống di sản) kết hợp du lịch nghiên cứu bản
sắc văn hóa (văn hóa Chăm, các dân tộc thiểu số ở Đông Trường Sơn).
Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm).
Các địa bàn trọng đểm phát triển du lịch:
Đà Nẵng - Quảng Nam gắn với Sơn Trà, Hải Vân, Hội An, Mỹ Sơn…
Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa gắn với các bãi biển Phương Mai, Đầm
Ô Loan, vịnh Nha Trang, Cam Ranh…
Bình Thuận gắn với biển Mũi Né, đảo Phú Quý…
Định hướng phát triển hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch gồm 9 khu du lịch
quốc gia; 7 điểm du lịch quốc gia và 4 đô thị du lịch.
2.3.5. Tây Nguyên.
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm
Đồng với diện tích tự nhiên 54.700km2 (chiếm 16,3% diện tích cả nước) dân số
gần 5,2 triệu người, là một trong sáu vùng kinh tế lớn của nước ta. Ở vào vị trí
trung tâm của miền núi Nam Đông Dương, có những hành lang tự nhiên thông
với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia; có hệ thống đường giao hông liên hoàn nối

với các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ; có các cửa khẩu quốc tế,
quốc gia rên tuyến hành lang Đông-Tây và không quá xa các cảng biển nước sâu
như Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội, vì vậy Tây Nguyên có điều kiện để phát
triển một nền kinh tế mở.
Tây Nguyên cũng là vùng đất lý tưởng để làm du lịch, bởi có điều kiện
thuận lợi để tạo nên những sản phẩm đặc trưng, riêng biệt, hấp dẫn, thông qua
khai thác cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hóa, lịch sử và di sản văn hóa tộc
người; nơi dồi dào tiềm năng du lịch sinh thái với hệ thống hồ, thác, khu hệ

22


động, thực vật và nhiều tiểu vùng có khí hậu ôn hòa mát mẻ, thích hợp với loại
hình nghỉ dưỡng.
Về phương diện xã hội, đây là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, nơi hội tụ,
cư trú của 47 dân tộc anh em với rất nhiều đặc trưng, sắc thái của nhiều tộc
người, nhiều địa phương trong cả nước. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có
truyền thống đoàn kết đấu tranh cách mạng kiên cường; có văn hóa dân tộc vừa
đa dạng, phong phú, vừa có nhiều nét đặc thù. Về văn hóa, Tây Nguyên còn lưu
giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa có giá trị lịch sử vừa có
giá trị thẩm mỹ đặc sắc, độc đáo như: nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ,
các lễ hội và một kho tàng văn học dân gian đậm đà bản sắc được lưu truyền và
gìn giữ qua nhiều thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là
kiệt tác di sản văn hóa truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
- Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng.
Du lịch văn hóa Tây Nguyên; tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân
tộc Tây Nguyên.
Nghỉ dưỡng núi; tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao nguyên gắn với
các sản vật hoa, cà phê, voi.
Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu và tam giác phát triển.

Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch:
Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, Đan Kia - Suối Vàng.
Đắk Lắk gắn với vườn quốc gia Yokđôn và không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên.
Gia Lai - Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Măng Đen, Yaly.
Định hướng phát triển hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch gồm 4 khu du lịch
quốc gia; 4 điểm du lịch quốc gia và 1 đô thị du lịch (danh mục ban hành kèm
theo quyết định này).
Ngoài ra chú trọng phát triển du lịch tại cácđiểm như cụm di tích đèo An
Khê, thành phố Buôn Mê Thuột và phụ cận...

2.3.6. Đông Nam Bộ.
23


Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà
Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh.
Vùng Đông Nam Bộ có vị thế địa chính trị và an ninh quốc phòng quan
trọng hàng đầu ở khu vực phía nam Việt Nam. Bên cạnh đó, Vùng có vị trí, vai
trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của cả nước;
hội tụ phần lớn các điều kiện và lợi thế nổi trội để phát triển công nghiệp, dịch
vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa–hiện đại hóa; đặc biệt là phát triển
công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí
và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn
thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu ứng dụng và triển khai khoa họccông nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao,…
Vùng Đông Nam Bộ là khu vực phát triển kinh tế năng động với mức tăng
trưởng cao, nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp thương mại,
dịch vụ, khoa học–kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có lực
lượng lao động dồi dào, tay nghề cao, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa
học, công nghệ; có hệ thống đô thị phát triển, các khu công nghiệp phát

triển mạnh trở thành trung tâm và đầu mối giao lưu của các tỉnh phía Nam với
cả nước và quốc tế, được gắn kết bởi đường bộ, đường biển, đường hàng
không, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội Vùng cũng như mở
rộng các quan hệ kinh tế liên vùng và quốc tế.
- Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:
Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm).
Du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí.
Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch
mua sắm.
Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu.
Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch:
Thành phố Hồ Chí Minh gắn với khu rừng sác Cần Giờ và hệ thống di tích
lịch sử văn hóa nội thành.
Tây Ninh gắn với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, núi bà Đen, hồ Dầu Tiếng.
Thành phố Vũng Tàu gắn với Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo.

24


Định hướng phát triển hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch gồm 4 khu du lịch
quốc gia; 5 điểm du lịch quốc gia và 1 đô thị du lịch (danh mục ban hành kèm
theo quyết định này).
Ngoài ra chú trọng phát triển các điểm như: Thác Mơ - Bà Rá; Bình Châu,
Phước Bửu, Núi Dinh
2.3.7. Đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố. ĐBSCL là khu
vực có tiềm năng về du lịch, độc đáo, không giống với vùng miền nào của cả
nước. Nơi đây, có dòng sông Mêkông bồi đắp phù sa màu mỡ, với 2 nhánh sông
chính là sông Tiền và sông Hậu, hệ thống kênh rạch chằng chịt giao thoa cùng
núi rừng, biển đảo đã hình thành một vùng sinh thái đa dạng, tạo nên những

cảnh quan đặc sắc, hùng vĩ, chứa bao điều kỳ thú mời gọi du khách gần xa.
Cụ thể như ở Bến Tre có đặc sản dừa và có khá nhiều cù lao (cồn) mang
đậm bản sắc vùng sông nước; tràm chim Tam Nông, làng nghề hoa kiểng Sa
Đéc (Đồng Tháp) nổi tiếng; chợ nổi Cần Thơ - Tiền Giang với nhiều loại trái
cây; biển đảo Hà Tiên và Phú Quốc (Kiên Giang) với hàng trăm đảo nhấp nhô
giữa biển khơi gió lộng; phong cảnh Thất sơn Bảy núi (An Giang); rừng đước
Năm Căn, đất mũi Cà Mau,... đã đi vào lịch sử như một huyền thoại; cùng với
đó là những cánh đồng lúa mênh mông... thật sự đã cuốn hút và hấp dẫn du
khách.
Bên cạnh đó, khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười cũng đang mở cửa
đón khách. Nhiều di tích lịch sử rất có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ
thuật, khoa học ở địa phương như: Chùa Vĩnh Tràng, đình Long Hưng, di tích
chiến thắng Ấp Bắc, lăng Thủ Khoa Huân, lăng Trương Định, di chỉ khảo cổ
ốc eo Gò Thành, Bảo tàng Tiền Giang,... đã được tỉnh trùng tu, tôn tạo và phát
triển tạo điều kiện cho sự ra đời các gói du lịch sinh thái kết hợp với việc tham
quan các di tích lịch sử, văn hóa.
Các đơn vị kinh doanh du lịch cũng đã thiết kế các tuyến điểm tham quan
du lịch mới, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ du lịch như tham quan
vườn cây ăn trái ở Vĩnh Kim, Tân Phong, Ngũ Hiệp, chương trình tham gia tát
đìa bắt cá ở cù lao Thới Sơn... Các đơn vị khai thác du lịch cũng đã có sự liên
kết, nối tuyến với các điểm tham quan du lịch sinh thái ở các tỉnh lân cận như
Bến Tre, Vĩnh long, Cần Thơ..
25


×