Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo ở trường đại học Quy Nhơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.42 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Đỗ Ngọc Mỹ
Võ Viễn
1. Đặt vấn đề
Chất lượng đào tạo của một trường đại học được đánh giá theo khả năng
đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp ra trường so với yêu cầu của xã hội. Đối với nước
ta hiện nay, nền giáo dục và đào tạo đại học nói chung vẫn còn nặng về giảng dạy,
ít chú trọng đến nghiên cứu, và như một kết quả tất yếu, sinh viên sau khi tốt
nghiệp ra trường thường không đáp ứng yêu cầu thực tế. Một minh chứng cho điều
này là nhiều công ty đến đầu tư ở Việt Nam rất khó khăn trong việc tuyển dụng
nguồn nhân lực có thể làm việc làm việc ngay mà không cần đào tạo lại. Nhiều
báo cáo chỉ ra rằng, chỉ có vài phần trăm đủ chuẩn “quốc tế” để có thể chấp nhận
được. Đối với thị trường lao động trong nước, theo nhiều thống kê của một số tổ
chức giáo dục, khoảng 50% sinh viên tốt nghiệp ra trường phải đào tạo lại mới tiếp
cận được công việc. Thực trạng này có thể do nhận thức chưa đúng vai trò của
hoạt động nghiên cứu khoa học trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, mà vẫn
còn quan niệm rằng các trường đại học có nhiệm vụ đào tạo là chủ yếu, còn việc
nghiên cứu là của hệ thống các viện nghiên cứu. Chính quan niệm này đã khiến
công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo tách rời nhau. Trong một thời gian dài,
các trường đại học ở nước ta gần như không có hệ thống nghiên cứu khoa học
chính thống, bị cô lập khỏi dòng kiến thức chung quốc tế, các công bố quốc tế còn
nghèo nàn. Hậu quả trước mắt là lãng phí nguồn chất xám và ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo. Vì thế, hơn lúc nào hết, việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các
trường đại học trong nước lại được đặt ra cấp thiết như hiện nay, trong đó yếu tố
có tính chất quyết định là cải thiện chất lượng công tác nghiên cứu khoa học.
2. Vai trò của nghiên cứu khoa học trong việc nâng cao chất lượng đào tạo
Nghiên cứu khoa học là động lực cơ bản để đảm bảo chất lượng đào tạo ở
các trường đại học. Hoạt động khoa học công nghệ là nhiệm vụ cơ bản của các nhà
khoa học, các giảng viên đại học nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội và nền
giáo dục nước nhà, đào tạo bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất


nước. Trường đại học là một trong những nơi tập trung nhiều chất xám nhất. Đại
học hiện đại là đại học nghiên cứu. Ở đó, nhà trường không chỉ cung cấp kiến thức
mà còn tạo ra các kiến thức mới. Đặc thù giáo dục đại học là gắn liền với nghiên


cứu khoa học. Một quá trình đào tạo mà không có nghiên cứu sẽ đi theo đường
mòn, không thể có chất lượng cao và rất khó đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như
hội nhập kinh tế quốc tế. Các trường đại học có chất lượng cao là các trường luôn
biết gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học thành một khối thống nhất. Để đánh giá
vai trò nghiên cứu đối với chất lượng của trường đại học, một tổ chức xếp loại các
trường đại học trên thế giới High Impact Universities của Úc
( đã sử dụng một tiêu chí quan trọng là
chất lượng các công trình công bố, chỉ số hiệu năng nghiên cứu RPI (Research
Performance Index) để đánh giá, xếp loại các trường đại học. Kết quả xếp loại năm 2010
đã đưa ra được 500 trường đại học hàng đầu thế giới, trong đó 5 trường xếp loại đầu tiên
được chỉ ra trong Bảng 1.
Bảng 1. Tốp năm trường đại học được xếp loại đầu tiên
TT
Trường đại học
RPI
1
Harvard University (USA)
0,9257
2
Stanford University (USA)
0,7841
3
Massachusetts Institute of Technology (USA)
0,7711
4

University of California, Los Angeles (USA)
0,7618
5
University of California, Berkeley (USA)
0,7466
(Nguồn: )

Cách đánh giá, xếp loại này cũng cho kết quả trùng khớp với nhiều cách
xếp loại sử dụng các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của các tổ chức khác.
Điều này cho thấy vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học trong việc nâng cao
chất lượng đào tạo ở các trường đại học và chúng có một mối tương quan với
nhau.
Khác với giáo dục phổ thông, giáo dục đại học phải đảm bảo trang bị cho
sinh viên hệ thống tri thức khoa học cơ bản, cơ sở, chuyên ngành và hệ thống kỹ
năng tương ứng với một ngành nghề nhất định, rèn luyện cho sinh viên phương
pháp học tập nghiên cứu khoa học, năng lực vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Do
đó, ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học là hoạt động không thể thiếu đối với
một trường đại học, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Như vậy, có thể thấy rằng nhiệm vụ đào tạo ở các trường đại học không chỉ
trang bị tri thức, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và giáo dục nhân cách mà
còn là dạy nghề, trang bị phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu khoa học và
phương pháp tự học cho sinh viên. Để thực hiện những nhiệm vụ đó, hoạt động
nghiên cứu khoa học ở các trường đại học phải được xác định đúng vai trò của nó.


Chỉ có bằng thực tiễn nghiên cứu khoa học, sinh viên mới có điều kiện thuận lợi
để tiếp cận thực tiễn, rèn luyện, nhận thức, sáng tạo, hình thành và phát triển năng
lực hoạt động khoa học độc lập và các phẩm chất cần thiết của người làm khoa
học.
Hoạt động nghiên cứu khoa học chính là động lực để nâng cao chất lượng

giảng dạy. Sức hấp dẫn và tác dụng lâu dài của một bài giảng ở đại học trước hết
là phải có chiều sâu và chiều rộng của kiến thức, có tính ứng dụng của kiến thức
vào thực tiễn nghề nghiệp. Vì vậy, những hoạt động nghiên cứu khoa học là hết
sức cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường đại học. Ngoài ra, thông
qua hoạt động nghiên cứu khoa học, đội ngũ giảng viên có điều kiện tự học, tự bồi
dưỡng nâng cao kiến thức để khẳng định trình độ nghiệp vụ chuyên môn của
mình. Tóm lại, giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai mặt của một hoạt động,
cũng là hai chức năng cơ bản không thể thiếu của chương trình giáo dục đại học.
3. Nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo ở
trường Đại học Quy Nhơn
3.1. Xây dựng và phát triển tiềm lực KHCN
Về phát triển đội ngũ cán bộ KHCN, nhà trường hàng năm đã có kế hoạch
đào tạo và nâng cao trình độ giảng viên, cán bộ quản lý khoa học, khuyến khích đi
học thạc sỹ, tiến sỹ, thực tập sau tiến sỹ, đặc biệt ở các nước tiên tiến có nền khoa
học kỹ thuật phát triển. Ngoài ra, Trường luôn chú ý đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị hiện đại cho các phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa
học. Tình hình đội ngũ cán bộ KHCN của Trường được thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2. Tình hình đội ngũ cán bộ KHCN của Trường ĐH Quy Nhơn
Năm
Đội ngũ cán bộ
Số GV Học vị
Học Cán bộ trẻ đang được đào Tổng

hàm tạo
số
NCKH TS
cán
ThS ĐH
PGS Nước ngoài Trong nước
bộ

NCS CH
NCS CH
công
chức
2006 570
40
210
320
03
04
03
30
20
630
2007 587
47
240
300
03
05
03
35
30
663
2008 600
51
260
280
04
06

02
40
40
683
2009 630
60
290
268
05
13
03
50
52
741
2010 645
64
330
238
06
39
03
55
72
807


3.2. Nhiệm vụ KHCN các cấp
Từ năm 2006-2010, Trường Đại học Quy Nhơn thực hiện 03 đề tài cấp nhà
nước, 33 đề tài cấp Bộ và 89 đề tài cấp Trường. Số đề tài được thực hiện qua các
năm như sau (Bảng 3):

Bảng 3. Tổng hợp đề tài, dự án các cấp từ 2006-2010
Năm
2006
2007
2008
2009
Cấp
Nhà nước
Bộ
Trường
Tổng số lượng
Tổng kinh phí
(triệu đồng)

01
05
11
17
580

06
12
18
775

05
17
22
890


02
05
19
26
1.383

2010

12
30
42
1.222

3.3. Các công trình công bố
Số lượng các công trình công bố của giảng viên trường Đại học Quy Nhơn
trong những năm gần đây được trình bày trong Bảng 4.
Bảng 4. Số lượng các công trình công bố từ 2006 đến 2010
Năm
Số lượng công trình
Trong nước
Quốc tế
2006
51
10
2007
65
9
2008
79
16

2009
95
20
2010
51
30
Từ các số liệu ở các bảng trên cho thấy hoạt động khoa học công nghệ ở
trường Đại học Quy Nhơn ngày càng phát triển, đặc biệt trong những năm gần
đây. Có được kết quả này, ngoài sự quan tâm, tạo điều kiện của Nhà trường, điều
đáng ghi nhận là việc tăng kinh phí từ Bộ GD&ĐT và năng lực nghiên cứu của
cán bộ, giảng viên được cải thiện nhiều. Các kết quả nghiên cứu này đã đóng góp
không nhỏ vào chất lượng đào tạo chung của Trường. Mặc dù vậy, kết quả nghiên
cứu thu được chưa tương xứng với tiềm năng của đội ngũ cán bộ giảng viên và
nhu cầu nâng cao chất lượng của Nhà trường. Kinh phí hoạt động khoa học công


nghệ vẫn dựa vào nguồn của Bộ. Việc Trường hỗ trợ kinh phí hay các nguồn thu
từ hoạt động KHCN để hỗ trợ cho công tác nghiên cứu khoa học vẫn chưa có. Căn
cứ vào thực tế đó, Trường Đại học Quy Nhơn dự kiến đưa ra một số giải pháp có
tính chiến lược dưới đây.
4. Phát triển KHCN của Trường ĐHQN đến 2015 và tầm nhìn 2020
4.1. Mục tiêu
Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học theo hướng chuyên sâu và đẩy
mạnh công tác chuyển giao công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đại
học, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Nam Trung bộ và Tây
Nguyên.
4.2. Định hướng phát triển
Nâng cao vị trí và vai trò hoạt động KH&CN trong Trường Đại học Quy
Nhơn. Thúc đẩy hoạt động KH&CN để thực sự trở thành một trong hai nhiệm vụ
chính của nhà trường.

Tập trung nguồn lực đầu tư của nhà nước để hiện đại hóa và tăng cường
tiềm lực trang thiết bị KHCN bảo đảm được nhiệm vụ phục vụ đào tạo và nghiên
cứu khoa học với chất lượng cao, đặc biệt là đối với các ngành mũi nhọn, trọng
điểm của Nhà trường.
Xây dựng và phát triển mối quan hệ Đại học - Doanh nghiệp, tạo điều kiện
để các đề tài nghiên cứu khoa học trực tiếp phục vụ cho sản xuất, vươn lên để có
thể đóng vai trò chủ đạo về các công nghệ ứng dụng phục vụ cho Tỉnh Bình Định
và khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.
Triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học liên ngành tầm cỡ quốc
gia, phát huy vai trò trung tâm khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học
phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định, các địa phương
trên địa bàn Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách KHCN của nhà nước, đẩy mạnh hoạt
động nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ, đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy
đồng bộ giữa các ngành, xây dựng được thế hệ mới các cán bộ đầu đàn cho các
lĩnh vực khoa học, đủ sức đảm nhận các nhiệm vụ KHCN của trường Đại học Quy
Nhơn, từ đó, nâng cao chất lượng giáo trình. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý
về khoa học công nghệ của Nhà trường và xây dựng các chính sách KHCN hợp lý,
nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí nhà nước dành cho KHCN nhằm hỗ trợ đắc
lực cho công tác đào tạo.
Tập trung đầu tư các Trung tâm thí nghiệm theo hướng chuỗi nghiên cứu
chuyên ngành nhằm sử dụng nhằm tối ưu nguồn lực chung (ngành điện, hóa-sinh).
4.3. Giải pháp thực hiện


Để thực hiện các mục tiêu và định hướng trên đây, trong giai đoạn 20102015, Trường Đại học Quy Nhơn cần thực hiện một số nội dung kế hoạch
KH&CN như sau:
a/ Nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước
- Đề xuất đề tài độc lập cấp nhà nước: “Hiện trạng kinh tế xã hội và môi
trường vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên”.

- Phát triển các cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ hiện đại để giúp quản
lý có hiệu quả tài nguyên đất đai, nhân lực và quy luật lũ lụt, xâm thực bờ biển,
trên cơ sở đó nghiên cứu các mô hình kinh tế xã hội nâng cao năng suất và hiệu
quả kinh tế xã hội.
- Giải quyết những vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống người dân khu
vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
- Giải quyết đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, tạo thêm công việc làm,
góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Di sản văn hóa miền Trung: Hiện trạng, hướng bảo toàn và phát triển du
lịch.
b/ Chương trình ứng dụng CNTT và phát triển Công nghệ phần mềm
- Tăng cường nghiên cứu chuyên sâu, rộng về Mạng máy tính và truyền thông,
ứng dụng vào đào tạo qua mạng, vào thương mại điện tử và các dịch vụ về nội
dung số.
- Tăng cường nghiên cứu các sản phẩm phần mềm có hàm lượng khoa học cao
như khai thác tri thức từ dữ liệu, khoa học tính toán để ứng dụng vào các ngành
kinh tế trọng điểm của Bình Định, khu vực Nam Trung bộ` và Tây nguyên.
c/ Chương trình bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Công nghệ xử lý nước thiên nhiên, nước cho khu dân cư và khu công nghiệp, xử
lý chất thải rắn và độc hại, xử lý ô nhiễm môi trường công nghiệp,
- Công nghệ xử lý ô nhiễm nước thải sinh hoạt và công nghệ mới về bảo vệ môi
trường, quản lý chất lượng môi trường,
- Quản lý và sử dụng hữu hiệu tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên
sinh thái.
d/ Chương trình nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ phục vụ ngành
chế biến thực phẩm
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến bảo quản nông sản
thực phẩm, góp phần phát triển ngành nghề ở nông thôn.



- Ứng dụng Công nghệ sinh học trong cải tạo đất đai, phát triển nền nông nghiệp
sạch.
e/ Chương trình nghiên cứu những vấn đề kinh tế-xã hội và nhân văn ở Nam
Trung bộ và Tây Nguyên
- Định hướng chính cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xã hội nhân văn là
nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách của
Đảng và nhà nước.
- Những vấn đề luật pháp về kinh doanh, quản lý nhà nước liên quan đến kinh tế
thị trường.
- Vấn đề chuyển dịch dân cư trong quá trình CNH, HĐH.
- Những vấn đề lịch sử, văn hóa, văn học và dân tộc học của tỉnh Bình Định, vùng
kinh tế trọng điểm Miền Trung và Tây Nguyên.
- Những vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình CNH,
Nghiên cứu kinh tế xã hội văn hóa của các nước trong khu vực ASEAN.

HĐH.

f/ Nghiên cứu cơ bản trong KH tự nhiên
Thực hiện theo các định hướng nghiên cứu cơ bản do Hội đồng Khoa học
Tự nhiên, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn,
trong đó, trường Đại học quy Nhơn tham gia các định hướng sau đây:
Toán học: Lý thuyết tối ưu, xác suất và thống kê toán học, một số vấn đề
chọn lọc trong đại số, lý thuyết số và topo hình học.
Tin học: Cơ sở toán học của lý thuyết tính toán, các vấn đề cơ bản của công
nghệ phần mềm.
Hóa học: Tổng hợp và cơ chế phản ứng hữu cơ; hấp phụ và xúc tác; hóa học
vô cơ và hóa học phân tích; hóa học lý thuyết và hóa học tính toán.
Sinh học: nghiên cứu về đa dạng sinh học, sinh thái học và hệ sinh thái bền
vững, sinh học phân tử, sinh học thực nghiệm và ứng dụng.

Địa lý: Tiếp cận các hướng nghiên cứu mới liên quan đến vấn đề thiên tai,
nghiên cứu theo hướng lưu vực sông, cảnh quan sinh thái.



×