Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu quốc việt tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.16 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGÔ MINH ĐƯƠNG

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
KINH DOANH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
VÀ XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC VIỆT TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN THANH TOÀN
ThS. NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN

2014


PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KINH DOANH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
VÀ XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC VIỆT TỈNH CÀ MAU
Ngô Minh Đương, Nguyễn Thị Kim Quyên và Nguyễn Thanh Toàn 1
Bộ môn Kinh tế và Quản lý nghề cá, Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ
Email:
ABSTRACT
The study was performed from Sept 2014 to Oct 2014. The target was analyze the result of operations
Company in stage 2011 - 2013. The results showed that total revenue in 2012 was 2,173 billion VND
increase 145 billion VND (increase 7.15%) compared with 2011 was 2,028 billion VND, in 2013 was
2,787 billion VND increase 614 billion VND (increase 28.3%) compared with 2012. Total cost in 2012


was 2,146 billion VND to increase 170 billion VND (increase 8.60%) compared with 2011 was 1,976
billion VND, in 2013 was 2,713 billion VND increase 567 billion VND (ỉncrease 26.4%) compared
with 2012. Profit after tax in 2012 was 7.83 billion VND, increase 0.710 billion VND (increase 9.97%)
compared with 2011 was 7.12 billion VND, in 2013 was 28.7 billion VND increase 20.0 billion VND
(increase 255%) compared with 2012. Earning of Company was significantly affected by net revenue
from sales and services, cost of goods sold, sales expenses and general & administration expenses.
Keywords: business activities, Import-Export, profit after tax.
Title: Analysing the result of operations of Quoc Viet Seaproducts Processing Tranding and
Import-Export Co., Ltd in Ca Mau province.
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 9/2014 đến tháng 12/2014. Mục tiêu là phân tích kết quả hoạt
động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2011 - 2013, kết quả cho thấy tổng doanh thu năm 2012
là 2.173 tỷ đồng tăng 145 tỷ đồng (tăng 7,15%) so với năm 2011 là 2.028 tỷ đồng, năm 2013 là 2.787
tỷ đồng tăng 614 tỷ đồng (tăng 28,3%) so với năm 2012. Tổng chi phí năm 2012 là 2.146 tỷ đồng tăng
170 tỷ đồng (tăng 8,60%) so với năm 2011 là 1.976 tỷ đồng, năm 2013 là 2.713 tỷ đồng tăng 567 tỷ
đồng (tăng 26,4%) so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 7,83 tỷ đồng, tăng 0,710 tỷ
đồng (tăng 9,97%) so với năm 2011 là 7,12 tỷ đồng, năm 2013 là 27,8 tỷ đồng tăng 20,0 tỷ đồng (tăng
255%) so với năm 2012. Lợi nhuận của Công ty bị tác động bởi các yếu tố: doanh thu thuần từ bán
hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Từ khóa: Hoạt động kinh doanh, Xuất Nhập khẩu, lợi nhuận sau thuế.
1 Giới thiệu
Ngành thủy sản ngày càng khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Việt
Nam, những năm qua vẫn giữ được mức tăng đều hằng năm và vươn lên trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước, đạt nhiều thành tựu đáng kể trên ba lĩnh vực là nuôi trồng, chế biến và đặc biệt là
xuất khẩu thủy sản. Năm 2013, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới, với tổng kim ngạch đạt trên 6,70 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm 2012. Theo dự báo
của Hiệp hội các Nhà Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy
sản trong năm 2014 có thể đạt 6,90 tỷ USD, giữ vững top 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới
(Thủy Chung, 2014).
1



Bên cạnh các thành tựu đạt được, ngành thủy sản đang phải đối đầu với nhiều thách thức của tình hình
khủng hoảng kinh tế thế giới, những cạnh tranh không lành mạnh làm mất hình ảnh sản phẩm thủy sản
Việt Nam, các vụ kiện, tăng thuế chống bán phá giá, đòi hỏi ngày càng cao hơn về tiêu chuẩn vệ sinh
an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp thủy sản phải không ngừng nổ lực, cải tiến, xóa bỏ các rào cản
về kỹ thuật để hoàn thiện và phát triển, chú trọng việc phân tích hoạt động kinh doanh (HĐKD) để
đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến hoạt động của mình, hạn chế nhiều yếu kém. Đánh giá được
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Sở Công
Thương, 2014).
Tỉnh Cà Mau hiện có 32 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, nhiều doanh nghiệp có thương hiệu
lớn mạnh, sản phẩm đạt chất lượng và có giá trị xuất khẩu cao trong đó có Công ty TNHH kinh doanh
Chế biến Thủy sản và Xuất Nhập khẩu Quốc Việt (Anh Vũ, 2014), thành lập từ năm 1996, là Công ty
kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất nhập khẩu (XNK), Công ty luôn đặt khách hàng để
làm cơ sở thiết lập chính sách và chiến lược hoạt động kinh doanh, đảm bảo những khía cạnh quan
trọng nhất về thực phẩm an toàn, trách nhiệm với môi trường và xã hội (Trung tâm xúc tiến thương mại
du lịch và đầu tư tỉnh Cà Mau, 2014).
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phân tích HĐKD cho Công ty là rất cần thiết trong tình hình
kinh tế với những thay đổi lớn trong toàn ngành hiện nay, nên đề tài “Phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh của Công ty TNHH kinh doanh Chế biến Thủy sản và Xuất Nhập khẩu Quốc Việt, tỉnh
Cà Mau” được chọn để thực hiện.
2 Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo tài chính của Công ty. Ngoài ra, còn được thu thập từ cách
sách, báo, các tạp chí khoa học, internet và các đề tài/báo cáo có liên quan. Số liệu sơ cấp được thu
thập từ trao đổi với cán bộ quản lý (Trưởng phòng kế toán) của Công ty.
Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu, kết hợp với phương pháp so sánh để nhận xét, đánh giá
những vấn đề có liên quan, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh, phương pháp thay thế liên
hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận, phương pháp sử dụng các tỷ số tài
chính và phương pháp phân tích ma trận SWOT để đưa ra giải pháp phát triển cho Công ty.
3 Kết quả và thảo luận

3.1 Giới thiệu về Công ty
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH kinh doanh Chế biến Thủy sản và XNK Quốc Việt tiền thân là Xí Nghiệp II thuộc
Công ty XNK Tân Phú. Năm 1996, chuyển nhượng cho ông Ngô Văn Nga với giá trị tài sản và vốn
ban đầu là: 1,27 tỷ đồng và lấy tên là Xí Nghiệp Cung Ứng và Chế biến Thủy sản Quốc Việt. Sau 11
lần thay đổi Giấy phép kinh doanh và bổ sung vốn góp đến nay Công ty chính thức mang tên là: Công
ty TNHH Kinh doanh Chế biến Thủy sản và Xuất Nhập khẩu Quốc Việt.
Vốn điều lệ: 465,7 tỷ đồng.
Trụ sở chính: Số 444, Lý Thường Kiệt, Khóm 09, Phường 06, Thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.

2


Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh chế biến hàng thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất nước đá và
nuôi trồng thủy sản.
Thị trường chủ lực: Nhật, Úc, Châu Âu, Malaysia, Canada, Hàn Quốc, Singapore, Newziland, Mỹ.
3.1.2 Thiết bị và điều kiện sản xuất
Công suất nhà máy chế biến thủy sản: Được đầu tư xây dựng hoàn thiện, hiện đại chuyên sản xuất các
mặt hàng giá trị gia tăng cung cấp cho các thị trường mới như: Úc, EU, Mỹ, với tổng diện tích 25.000
m2 và vốn đầu tư hơn 140 tỷ đồng. Tổng công suất thiết kế 16.000 tấn/năm và công suất thực tế 12.000
tấn/năm.
Công suất phân xưởng sản xuất nước đá vảy: Gồm 03 hệ thống sản xuất, công suất 30 tấn/ngày.
Công suất kho lạnh 6.000 pallet: Đã đầu tư và đưa vào sử dụng hệ thống kho đông lạnh công suất 6.000
pallet tương đương 6.000 tấn thành phẩm, tổng vốn đầu tư là 70 tỷ đồng.
Hệ thống xe vận tải: Gồm 04 xe tải nhẹ trọng tải 2,5 và 4,5 tấn chuyên vận chuyển nguyên liệu sản
xuất, 16 xe tải hàng đông lạnh công xuất 07 tấn đến 14,6 tấn.
Trụ sở văn phòng với tổng vốn đầu tư khoảng 25 tỷ đồng.
Ngoài ra, Công ty được Bộ Thủy sản cấp giấy chứng nhận an toàn về thực phẩm xuất khẩu sang thị
trường Châu Âu (Mã số EU CODE DL 200) và giấy chứng nhận được phép xuất khẩu sang thị trường
Mỹ FDA. Công ty còn áp dụng rất nhiều biện pháp quản lý về chất lượng như: HACCP và ISO 22000.

3.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2011 - 2013
3.2.1 Khái quát kết quả hoạt động của Công ty
Mặc dù chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng Công ty vẫn hoạt
động hiệu quả và liên tục phát triển. Nhìn vào bảng báo cáo kết quả HĐKD của Công ty qua ba năm
2011, 2012, 2013 ta thấy mặc dù các khoản giảm trừ doanh thu có sự biến đổi khi xuất khẩu vào các thị
trường khó tính như: Nhật, Mỹ, EU, với những rủi ro về tiêu chuẩn chất lượng, quy định về hợp đồng,
nhưng doanh thu bán hàng của Công ty liên tục tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh thu đạt
1.942 tỷ đồng, đến năm 2012 đạt 2.135 tỷ đồng và đạt 2.729 tỷ đồng vào năm 2013. Doanh thu từ hoạt
động tài chính có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu
kèm theo đó là sự giảm xuống đáng kể từ các chi phí tài chính. Giá vốn hàng bán (GVHB) tăng dần
qua các năm với mức tăng rất đáng kể, năm 2011 là 1.749,2 tỷ đồng, năm 2012 là 1.910,9 tỷ đồng, đến
năm 2013 là 2.500 tỷ đồng.
Nhìn chung các loại chi phí khác đều tăng, mức tăng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012 là
không đáng kể, tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2013. Tuy nhiên, Công ty vẫn hoạt
động hiệu quả, tổng doanh thu luôn đạt mức cao hơn tổng chi phí của doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp tăng lên hằng năm, tăng mạnh vào năm 2013 với mức tăng 20,0 tỷ đồng so với
năm 2012.

3


Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
Chênh lệch
CHỈ TIÊU
2011
2012
2013
2012/2011 2013/2012

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
1.985
2.153
2.771
168
618
dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
43,2
18,0
41,7
(25,2)
23,7
3. Doanh thu thuần về bán hàng
1.942
2.135
2.729
193
594
và cung cấp dịch vụ
4. GVHB
1.749
1.911
2.500
162
589
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
193
224
229

31
5,00
cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
42,6
19,2
13,3
(23,4)
(5,90)
7. Chi phí tài chính
144
138
83,6
(6,00)
(54,4)
- Trong đó: Chi phí lãi vay
111
130
62,1
19,0
(67,9)
8. Chi phí bán hàng (CPBH)
65,2
74,5
97,9
9,30
23,4
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
18,3
20,7

28,6
2,40
7,90
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
8,28
9,76
32,1
1,48
22,3
11. Thu nhập khác
0,905
3,26
0,905
2,36
12. Chi phí khác
1,40
2,53
1,40
1,13
13. Lợi nhuận khác
(0,498)
0,735
(0,498)
1,23
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
8,28
9,26
32,8
0,980
23,5

thuế
15. Chi phí thuế thu nhập doanh
1,16
1,43
4,99
0,270
3,56
nghiệp hiện hành
16. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
7,12
7,83
27,8
0,710
20,0
doanh nghiệp
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD của Công ty)
3.2.2 Phân tích tình hình doanh thu của Công ty
Tổng doanh thu của Công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 2012, tổng doanh thu của Công ty đạt
2.173 tỷ đồng, tăng 145 tỷ đồng (tăng 7,15%) so với năm 2011. Năm 2013, tổng doanh thu tăng lên
2.787 tỷ đồng, với mức tăng 614 tỷ đồng (tăng 28,3%) so với năm 2012. Trong tổng doanh thu thì
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, là nguồn thu nhập chính của Công ty
và có xu hướng tăng nhanh dần qua các năm. Năm 2012, đạt 2.153 tỷ đồng, tăng 168 tỷ đồng (tăng
8,46%) so với năm 2011, năm 2013, mức tăng trưởng khá cao so với năm 2012, đạt 2.771 tỷ đồng, tăng
đến 618 tỷ đồng (tăng 28,7%). Nguyên nhân là do Công ty luôn nâng cao năng lực quản lý, cải tiến
công nghệ, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu. Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty giảm dần
qua các năm, năm 2012 là 19,2 tỷ đồng, giảm 23,4 tỷ đồng (giảm 54,9%) so với năm 2012, năm 2013
là 13,3 tỷ đồng, giảm 5,90 tỷ đồng (giảm 30,7%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của


4


khủng hoảng kinh tế thế giới, tỷ giá ngoại tệ có xu hướng giảm. Thu nhập khác của Công ty bắt đầu
phát sinh vào năm 2012, 2013 do Công ty đầu tư vào các vùng nuôi tôm nguyên liệu, sản xuất nước đá
nhưng nhìn chung mức tăng không đáng kể. Qua đó, chứng tỏ sự nỗ lực phát triển không ngừng của
Công ty, sự đầu tư đúng đắn và phương án kinh doanh hợp lý trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Bảng 2: Tình hình doanh thu của Công ty trong giai đoạn 2011 - 1013

2011
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài
chính

2012

Giá trị

2013

(%)

Giá trị

(%)

1.985


2.153

2.771

168

8,46

618

28,7

42,6

19,2

13,3

(23,4)

(54,9)

(5,90)

(30,7)

0,905

3,26


0,905

2,36

260

2.173

2.787

145

614

28,3

Thu nhập khác
Tổng doanh thu

Chênh lệch
2012/2011

Năm

CHỈ TIÊU

Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chênh lệch
2013/2012


2.028

7,15

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD của Công ty)
3.2.3 Phân tích tình hình chi phí của Công ty
Tổng chi phí của Công ty tăng dần qua các năm. Năm 2012, tổng chi phí đạt 2.146 tỷ đồng, tăng 170 tỷ
đồng (tăng 8,60%) so với năm 2011; năm 2013, mức tăng tổng chi phí đã tăng hơn gấp 3 lần so với
mức tăng năm 2012 đạt 2.173 tỷ đồng, cụ thể tăng lên 567 tỷ đồng (tăng 26,4%).
Bảng 3: Tình hình chi phí Công ty giai đoạn 2011 - 2013
Năm

CHỈ TIÊU
2011
1.749
144

2012
1.911
138

GVHB
Chi phí tài chính
Chi phí quản lý doanh
18,3
20,7
nghiệp
CPBH
65,2
74,5

Chi phí khác
1,40
Tổng chi phí
1.976
2.146
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD của Công ty)

2013
2.500
83,6

Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chênh lệch
Chênh lệch
2012/2011
2013/2012
Giá trị
(%)
Giá trị
(%)
162
(6,00)

9,24
(4,17)

589
(54,4)

30,8

(39,4)

28,6

2,40

13,1

7,90

38,2

97,9
2,53
2.713

9,30
1,40
170

14,3

23,4
1,13
567

31,4
80,7
26,4


8,60

Nhìn chung, GVHB là yếu tố quyết định đến tổng chi phí của Công ty, năm 2012 đạt 1.911 tỷ đồng,
cao hơn năm 2011 đến 162 tỷ đồng (tăng 9,24%), năm 2013 GVHB của Công ty đạt 2.500 tỷ đồng,
tăng 589 tỷ đồng (tăng 30,8%) so với năm 2012. Nguyên nhân GVHB tăng là do nhu cầu của thị
trường về sản phẩm của Công ty tăng lên, các đơn đặt hàng nhiều, trong khi giá nguyên liệu đầu vào
tăng mạnh, riêng năm 2013 với mức tăng tương đối lớn là do tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới có
xu hướng khởi sắc ở nhiều nước, đặc biệt là thị trường Nhật với kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 chiếm

5


20,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2013. Qua đó thấy được tầm nhìn chiến lược
của Công ty trong từng thời điểm.
Chi phí tài chính chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí của Công ty, nhưng có xu hướng giảm dần
qua các năm. Năm 2012, chi phí tài chính là 138 tỷ đồng, giảm 6,00 tỷ đồng (giảm 4,17%) so với năm
2011, năm 2013 là 83,6 tỷ đồng, giảm 54,4 tỷ đồng (giảm 39,4%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do
Công ty đã hoàn thiện vào năm 2010, chi phí phát sinh nhiều sang năm 2011 từ các khoản lãi vay từ
ngân hàng. Sau đó, trên đà phát triển sản xuất, không có nhiều khoảng chi phí phát sinh trong giai
đoạn.
Chi phí quản lý doanh nghiệp và CPBH có xu hướng tăng dần qua các năm. Về chi phi quản lý doanh
nghiệp: Năm 2012 là 20,7 tỷ đồng, tăng 2,40 tỷ đồng (tăng 13,1%) so với năm 2011, năm 2013 là 28,6
tỷ đồng, tăng 7,90 tỷ đồng (tăng 38,2%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do Công ty luôn mở rộng
sản xuất, xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, sự tăng lên của các loại chi phí trong quản lý
doanh nghiệp, đặt biệt là chi phí lao động. Về chi phí bán hàng: Năm 2012 là 74,5 tỷ đồng, tăng 9,30 tỷ
đồng (tăng 14,3%) so với năm 2011, năm 2013 là 97,9 tỷ đồng, tăng 23,4 tỷ đồng (tăng 31,4%) so với
năm 2012. Nguyên nhân làm cho chi phí bán hàng tăng là do chi phí vận chuyển tăng lên, các khoản
chi phí tiếp khách, công tác phục vụ cho việc mở rộng quan hệ, thâm nhập thị trường.
Chi phí khác bắt đầu phát sinh vào năm 2012 với 1,40 tỷ đồng và tăng lên 2.53 tỷ đồng vào năm 2013,
do Công ty có sự đầu tư vào một số lĩnh vực nuôi trồng, tuy mức tăng này kéo theo một phần nhỏ tăng

lên trong tổng chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả chung cho Công ty.
3.2.4 Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty
Lợi nhuận thuần từ HĐKD của Công ty có xu hướng tăng dần qua 3 năm kéo theo sự tăng lên của tổng
lợi nhuận trước thuế: Năm 2012, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 9,26 tỷ đồng tăng 0,980 tỷ đồng
so với năm 2011 (tăng 11,8%), năm 2013 tổng lợi nhuận này tăng vượt lên 32,8 tỷ đồng, cao hơn năm
2012 23,5 tỷ đồng (tăng 255%).
Bảng 4: Tình hình lợi nhuận Công ty giai đoạn 2011 - 2013
Năm

CHỈ TIÊU
2011
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Lợi nhuận khác

Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chênh lệch
Chênh lệch
2012/2011
2013/2012

2012

2013

Giá trị

(%)

Giá trị


(%)

8,28

9,76

32,1

1,48

17,9

22,3

(101)

(119)

(70,3)

(18,0)

17,8

48,7 (40,9)

(0,498)

0,735


(0,498)

32,8

0,980

27,8

0,710

Tổng lợi nhuận kế toán trước
8,28
9,26
thuế
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
7,12
7,83
doanh nghiệp
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD của Công ty)

6

228,9

1,23

(248)

11,8


23,5

254

9,97

20,0

255


Nguyên nhân là do Công ty đã điều chỉnh được các khoản giảm trừ doanh thu, giảm được các khoản
chi phí theo từng năm, riêng chi phí tài chính trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 giảm đến 60,0
tỷ đồng tương ứng giảm 41,9%, một khoản chi phí giảm khá đáng kể.
Về khoản lợi nhuận khác, Công ty mới bắt đầu thu được lợi nhuận từ khoản thu này vào năm 2013,
nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua đó ta thấy, tùy theo tình
hình sản xuất kinh doanh của Công ty theo từng năm mà thu được lợi nhuận từ khoản này.
3.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty
Ảnh hưởng bởi doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Với mức ảnh hưởng là 18,0%, doanh
thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng lên 2.135 tỷ đồng, tăng 193 tỷ đồng (tăng
9,94%) so với năm 2011. Năm 2013, mức ảnh hưởng giảm xuống 13,7%, doanh thu đạt 2.729 tỷ đồng,
tăng 594 tỷ đồng (tăng 27,8%) so với năm 2012.
Ảnh hưởng bởi GVHB: Với mức ảnh hưởng 18,4%, GVHB năm 2012 là 1.911 tỷ đồng, tăng 162 tỷ
đồng (tăng 9,26%) so với năm 2011. Năm 2013, mức ảnh hưởng tăng lên 19,3%, GVHB tăng lên 2.500
tỷ đồng, tăng 589 tỷ đồng (tăng 30,8%) so với năm 2012.
Ảnh hưởng bởi CPBH: Với mức ảnh hưởng 31,0%, CPBH năm 2012 là 74.5 tỷ đồng, tăng 9,30 tỷ đồng
(tăng 14,3%) so với năm 2011. Năm 2013, mức ảnh hưởng giảm còn 25,8%, CPBH tăng lên 97,9 tỷ
đồng, tăng 23,4 tỷ đồng (tăng 31,4%) so với năm 2012.
Ảnh hưởng bởi chi phí quản lý doanh nghiệp: Với mức ảnh hưởng 32,6%, chi phí quản lý doanh

nghiệp năm 2012 là 20,7 tỷ đồng, tăng 2,4 tỷ đồng (tăng 13,1%) so với năm 2011. Năm 2013, mức ảnh
hưởng tăng lên 41,2%, chi phí này tăng lên 28,6 tỷ đồng, tăng 7,9 tỷ đồng (tăng 38,2%) so với năm
2012.
Bảng 5: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Công ty
Năm

CHỈ TIÊU
2011

2012

Doanh thu thuần về bán hàng và
1.942
2.135
cung cấp dịch vụ
GVHB
1.749
1.911
CPBH
65,2
74,5
Chi phí quản lý doanh nghiệp
18,3
20,7
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
110
129
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD của Công ty)

2013


Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chênh lệch
Chênh lệch
2012/2011
2013/2012
Giá trị
%
Giá trị
%

2.729

193

9,94

2.500
97,9
28,6
103

162
9,30
2,40
19,3

9,26
14,3
13,1

17,3

594

27,8

589
30,8
23,4
31,4
7,9
38,2
(26,3) (20,2)

Với kết quả phân tích trên ta thấy, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là yếu tố duy nhất
làm tăng lợi nhuận của Công ty, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng chiếm tỷ lệ thấp nhất so với yếu tố khác
làm giảm lợi nhuận và có xu hướng giảm dần qua các năm.

7


- Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn thu được bảng sau:
Bảng 6: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận Công ty
Chênh lệch
2012/2011
%
18,0
18,4
31,0
32,6

100

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
GVHB
CPBH
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tổng mức ảnh hưởng

Chênh lệch
2013/2012
%
13,7
19,3
25,8
41,2
100

Trong khi đó, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm giảm lợi nhuận có xu hướng tăng dần qua các
năm, GVHB tăng 30,8% vượt hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là
27,8% năm 2013, đặt biệt là mức tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp, mức ảnh hưởng chiếm tỷ
trọng cao nhất trong năm 2012 là 32,6%, năm 2013 là 41,2%, về giá trị, chi phí quản lý doanh nghiệp
có tốc độ tăng trưởng cao nhất 13,1% năm 2012, 38,2% năm 2013. Do đó, năm 2012 lợi nhuận thuần
từ HĐKD đạt 129 tỷ đồng, tăng 19,3 tỷ đồng (tăng 17,3%) so với năm 2011 là 110 tỷ đồng, năm 2013
lợi nhuận thuần từ HĐKD giảm còn 103 tỷ đồng giảm 26,3 tỷ đồng (giảm 20,2%) so với năm 2012.
Nguyên nhân, do tình hình suy thoái kinh tế thế giới có nhiều biến động làm cho tỷ giá dollar không ổn
định, lãi suất tín dụng tăng cao ảnh hưởng rất lớn đến các khoản chi phí đầu vào phục vụ sản xuất kinh
doanh của Công ty.
3.2.6 Phân tích các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả của Công ty
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Năm 2011, 2012 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì công ty được 0,367 đồng lợi nhuận sau thuế, đến
năm 2013 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì công ty được 1,02 đồng lợi nhuận sau thuế, chứng tỏ Công
ty hoạt động có hiệu quả qua các năm. Nguyên nhân là do Công ty quản lý tốt về doanh thu, chi phí
khá tốt, làm cho mức tăng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng dần hằng năm.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Trong 2 năm, 2011 và 2012 tỷ số này gần như không thay đổi, cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì Công
ty thu được 0,440 đồng năm 2011 và 0,429 đồng năm 2012 lợi nhuận sau thuế. Riêng năm 2013, cứ
100 đồng đầu tư vào tài sản thì Công ty thu được 1,26 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng gần gấp 3 lần so
với năm trước. Qua đó thấy được mức sử dụng và quản lý tài sản của Công ty ngày càng hiệu quả hơn,
mức tăng về tổng vốn tài sản vẫn giữ bình ổn hằng năm, trong khi lợi nhuận sau thuế có dấu hiệu tăng
trưởng vượt bậc, đạt 27,8 tỷ đồng năm 2013, gần gấp 4 lần so với năm trước đó.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có sự biến động qua các năm. Năm 2011, nếu 100 đồng vốn chủ
sở hữu bỏ ra thì Công ty thu được 5,57 đồng lợi nhuận sau thuế, tương tự năm 2012 giảm chỉ còn thu
được 1,66 đồng. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu bình quân tăng quá nhanh trong khi lợi nhuận sau
thuế tăng không đáng kể. Năm 2013, khi bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì Công ty thu được 5,69

8


đồng lợi nhuận sau thuế, do Công ty bắt đầu cân bằng được mức tăng của vốn chủ sở hữu và lợi nhuận
sau thuế, mức tăng hiệu quả đầu tư cũng như HĐKD của Công ty.
Bảng 7: Phân tích các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả Công ty
CHỈ TIÊU
Đơn vị
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
Tỷ đồng
1.942
2.135

2.729
dịch vụ (A)
Tổng tài sản bình quân (B)
Tỷ đồng
1.617
1.826
2.213
Vốn chủ sở hữu bình quân (C)
Tỷ đồng
124
472
488
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Tỷ đồng
7,12
7,83
27,8
(D)
ROS = (D)/(A)
%
0,367
0,367
1,02
ROA = (D)/(B)
%
0,440
0,429
1,26
ROE = (D)/(C)
%

5,75
1,66
5,69
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty)
3.2.7 Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho biến động nhẹ và ở mức thấp. Năm 2011, tốc độ bán hàng của Công ty nhanh
nhất với 2,12 vòng, năm 2012 có sự giảm nhẹ xuống còn 1,51 vòng, năm 2013 tăng lên 1,70 vòng.
Bảng 8: Tình hình dự trữ hàng hóa của Công ty
CHỈ TIÊU

Đơn vị

2011

GVHB (a)
Tỷ đồng
Hàng tồn kho bình quân (b)
Tỷ đồng
Vòng quay hàng tồn kho = (a)/(b)
Số vòng
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty)

1.749
827
2,12

Năm
2012
1.911
1.265

1,51

2013
2.500
1.469
1,70

Tuy hệ số vòng quay càng lớn càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh, không bị ứ động nhiều, ít
rủi ro trong báo cáo tài chính qua các năm, nhưng như vậy dẫn đến tình trạng thiếu hàng hóa dự trữ,
không chủ động được hàng hóa khi nhu cầu thị trường biến động, dẫn đến sẽ bị mất khách hàng lẫn thị
phần vào tay đối thủ cạnh tranh. Qua đó cho thấy, vòng quay hàng tồn kho của Công ty là tương đối
tốt, có thể chủ động được hàng hóa khi thị trường biến động, giữ hàng hóa tồn kho ở mức chấp nhận
được, bên cạnh đó việc xây dựng kho lạnh riêng càng làm thấy rỏ sự tính toán trong hoạt động đầy hợp
lí, hiệu quả từ Công ty.
3.2.8 Tỷ số đòn bẩy tài chính
Tỷ số đòn bẩy tài chính năm 2012 là 3,87 so với năm 2011 tỷ số này là 13,0 giảm 70,2%. Năm 2013 tỷ
số này là 4,53 so với năm 2012 là 3,87, tăng 17,1%.
Bảng 9: Tỷ số đòn bẩy tài chính của Công ty
CHỈ TIÊU
Tổng tài sản bình quân (1) (Tỷ đồng)
Vốn chủ sở hữu bình quân(2) (Tỷ đồng)

Chênh lệch
Chênh lệch
2012/2011
2013/2012
2011
2012
2013 Giá trị
%

Giá trị %
1.617
1.826 2.213
209 12,9
387 21,2
124
472
488
348
281
16 3,39
Năm

9


Tỷ số đòn bẩy tài chính (1)/(2)
13,0
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty)

3,87

4,53

(9,13) (70,2)

0,660

17,1


Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu của Công ty tăng lên qua các năm, là nguồn vốn không hoàn trả,
điều này cho thấy Công ty vẫn hoạt động tốt, khả năng tài chính của doanh nghiệp khá cao, giảm rủi ro
trong đầu tư, giảm thêm các chi phí từ tài chính, đặt biệt là lãi vay ngân hàng.
3.2.9 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 10: Tóm tắt ma trận SWOT
Các cơ hội (O)
1. Xu hướng tiêu dùng thủy sản
ngày càng tăng
2. Được hỗ trợ từ chính phủ về
ngành nghề kinh doanh
MA TRẬN SWOT
3. Thị trường rộng lớn, đầy tiềm
năng, hợp tác lâu dài
4. Thâm nhập vào thị trường
mới, tiềm năng: Trung Đông,
Đông Âu
Các điểm mạnh (S)
Chiến lược (S-O)
1. Chủ động nguồn nguyên - S1,2,3 + O1,2,3,4 : Mở rộng thị
liệu
trường, đẩy mạnh sản xuất và
2. Doanh nghiệp XNK uy tín, xuất khẩu
chất lượng
3. Được cấp nhiều chứng
nhận đạt tiêu chuẩn
Các điểm yếu (W)
Chiến lược (W-O)
1. Thị trường xuất khẩu phải - O1,2,3 + W2 : Nâng cao chất
thông qua các nhà phân phối
lượng sản phẩm đáp ứng nhu

2. Thị trường nội địa chưa cầu thị trường
phát triển
- O1,2,3,4 + W1,2,3 : Đẩy mạnh
3. Mạng lưới, công tác tiếp hoạt động marketing
thị còn yếu kém

Các mối đe dọa (T)
1. Mức độ cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp cao về thị trường,
nguyên liệu
2. Khách hàng ngày càng khó
tính, đòi hỏi cao hơn về chất
lượng
3. Dễ bị thay thế bởi mặt hàng
khác
Chiến lược (S-T)
- S1,2 + T1.3 : Cạnh tranh về giá
- S2,3 + T 2,3 : Cạnh tranh về chất
lượng sản phẩm

Chiến lược (W-T)
- T1,3 + W2,3 : Thâm nhập vào
thị trường nội địa và tìm kiếm
thị trường mới
- T 2,3 + W1,2: Xây dựng các mối
quan hệ đối tác

Mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu: Nghiên cứu thị trường là rất cần thiết và quan
trọng mà Công ty cần làm trước khi quyết định mở rộng thị trường. Xu hướng tiêu dùng thủy sản trong
và ngoài nước ngày càng tăng, Công ty cần phải đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hơn nữa, nâng mức

sản lượng sản xuất lên 13.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD vào năm 2014. Chiến lược
thâm nhập tốt vào các thị trường tiềm năng mới như Trung Đông, Đông Âu, góp phần làm tăng kim
ngạch xuất khẩu, nâng cao vị thế Công ty trên thị trường.
Nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường: Lấy căn cứ vào kết quả tiêu thụ năm trước
để làm nền tảng tăng trưởng cho năm sau, cụ thể cho năm 2014 như:
- Thị trường Nhật: Sản phẩm chính là tôm sú Nosbashi, Bikini, tẩm bột, Shuhi và tôm PTO/IQF.
- Thị trường Úc: Tôm sú PD/TO và tẩm gia vị.
10


- Thị trường Mỹ: Tôm sú EZ, PTO và tôm thẻ WPTO.
- Thị trường Canada: Tôm sú PTO, HL và EZ.
Đẩy mạnh hoạt động marketing: Công ty tích cực tham gia vào hội chợ triển lãm về chuyên ngành thủy
sản để quảng bá sản phẩm, tăng cường mạng lưới công tác tiếp thị và xây dựng trang web giới thiệu
sản phẩm trên thế giới.
Cạnh tranh về giá: Kế hoạch trong năm 2014 sản lượng mua nguyên liệu trong nước đạt 10.000 tấn
trong tổng sản lượng sản xuất là 13.000 tấn (chiếm 77,0%), giúp ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ
cho sản xuất. Bên cạnh đó Công ty có rất nhiều lợi thế hơn các đơn vị chế biến thủy sản khác để ổn
định giá thành sản phẩm do được đầu tư xây dụng nhà máy chế biến thủy sản hiện đại, hạn chế rất
nhiều các khoản chi phí về nhiên liệu, sửa chữa trang thiết bị. Quản lý theo chương trình quản lý chất
lượng HACCP, BRC, ISO 22000 làm giảm chi phí nhân công, định mức tiêu hao nguyên vật liệu từ
khâu sản xuất đến khâu thành phẩm từ đó giảm được giá thành sản phẩm.
Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm: Ở các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Úc, Châu Âu thì vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng là yếu tố quyết định đến sự cạnh tranh của sản phẩm
thủy sản. Nguyên liệu được mua trực tiếp từ các trạm thu mua của Công ty qua các khâu kiểm tra chất
lượng, nhà máy chế biến được xây dụng hiện đại, đặt biệt là việc xây dựng kho đông giúp đảm bảo chất
lượng sản phẩm.
Thâm nhập vào thị trường nội địa và tìm kiếm thị trường mới: Đối với thị trường nội địa, Công ty cần
tăng cường quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh mối quan hệ với các nhà phân phối trước sự cạnh tranh
của các doanh nghiệp nước ngoài, nhằm giữ lấy thị trường trong nước, tăng hiệu quả hoạt động của

Công ty. Tìm kiếm thị trường mới như Trung Đông và Đông Âu, nhằm giúp cho Công ty tránh rủi ro
trong kinh doanh khi chỉ tập trung vào các thị trường truyên thống, hạn chế sự cạnh tranh của các đối
thủ, giúp Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng kim ngạch xuất khẩu.
Xây dựng các mối quan hệ đối tác: Khách hàng của Công ty đa số là những nhà phân phối lớn trên thị
trường, cần đẩy mạnh quan hệ gắn bó lâu dài, tổ chức các hội nghị lắng nghe ý kiến để có biện pháp
khắc phục yếu kém, nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty.
4 Kết luận và đề xuất
4.1 Kết luận


Tình hình HĐKD của Công ty trong giai đoạn năm 2011 - 2013 tương đối tốt, mặc dù chịu ảnh
hưởng rất lớn của tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn
định, có xu hướng phát triển trong tương lai. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 7,83 tỷ đồng, tăng
0,710 tỷ đồng (tăng 9,97%) so với năm 2011 là 7,12 tỷ đồng, năm 2013 đạt 27,8 tỷ đồng tăng 20,0
tỷ đồng (tăng 255%) so với năm 2012.



Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) năm 2011, 2012 là 0,367%, đến năm 2013 đạt 1,02%. Tỷ
suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) năm 2011 là 0,440%, năm 2012 đạt 0,429%, đến năm 2013
đạt 1,26%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2011 là 5,75%, năm 2012 là 1,66%
và đến năm 2013 là 5,69%.



Lợi nhuận của Công ty bị tác động bởi các yếu tố: doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch
vụ, GVHB, CPBH, chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong đó, cần quan tâm đến tốc độ tăng trưởng

11



nhanh trong năm 2013 của chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng 38,2%), GVHB (tăng 30,8%),
CPBH (tăng 31,4%).
4.2 Đề xuất


Quản lý chặt chẽ sự tăng lên của GVHB và chi phí quản lý doanh nghiệp, hạn chế mức tăng lên
không cần thiết.



Củng cố, giữ vững thị trường hiện tại, tạo mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, đồng thời
mở rộng thêm thị trường tiêu thụ, chủ động trong việc tìm kiếm đối tác.



Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống marketing, website để dễ dàng quảng bá sản phẩm Công ty đến
khách hàng thuận lợi hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anh Vũ, 2014. 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu. />-doanh-nghiep-xuat-khau-tom-hang-dau-article-9195.tsvn , ngày truy cập 12 tháng 08 năm 2014.
Chính phủ, 2011. Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015. http://chinh
phu.vn/portal/page/portal/chinhphu/kehoachphattrienkinhtexahoi?categoryId=865&articleId=1005
2433, ngày truy cập 12 tháng 08 năm 2014.
Đặng Nguyễn Phương Linh, 2012. Phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty Cổ phần Thủy sản Kiên
Giang KISIMEX. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Cần Thơ.
Lê Xuân Sinh, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Thanh Toàn và Phan Thị Ngọc Khuyên, 2012. Quản trị
doanh nghiệp thủy sản. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 308 trang.
Sở Công Thương, 2014. Xuất khẩu thủy sản còn nhiều thách thức. ibi
nh.gov.vn/ct/news/Lists/thuongmai/View_Detail.aspx?ItemID=3925, ngày truy cập 18 tháng 08

năm 2014.
Thùy Linh, 2013. 5 năm khủng hoảng kinh tế thế giới: Nỗi đau chưa dừng. http://kinh
doanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/5-nam-khung-hoang-kinh-te-the-gioi-noi-dau-chua-dung-286
3445.html, ngày truy cập 30 tháng 09 năm 2014.
Thủy Chung, 2014. Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường năm 2013 và dự báo năm 2014.
/>title.xuat-khau-thuy-san-sang-cac-thi-truong-nam-2013-va-du-bao-2014.asmx, ngày truy cập 13
tháng 08 năm 2014.
Trung tâm xúc tiến thương mại du lịch và đầu tư tỉnh Cà Mau, 2014. Tiềm năng phát triển kinh tế.
ng-phat-trien-kinh-te.html, ngày truy cập
13 tháng 08 năm2014.

12



×