Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng khóm ở huyện tân phước tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

VÕ THANH TÙNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG KHÓM
Ở HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 52620115

i

12-2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

VÕ THANH TÙNG
MSSV: 4114663

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG KHÓM
Ở HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 52620115



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN QUỐC NGHI

ii
12-2014


LỜI CẢM TẠ
---o0o--Trước hết, tôi xin kính gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cha
mẹ của tôi, người đã sinh ra tôi và luôn quan tâm, chăm sóc và tạo mọi điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình trưởng thành của tôi.
Cảm ơn thầy cố vấn học tập Nguyễn Văn Ngân đã quan tâm, dìu dắt, động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi bước chân vào giảng đường Đại học.
Chân thành biết ơn sự hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tận tình của thầy
Nguyễn Quốc Nghi đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và định hướng đầy đủ, chi
tiết cho tôi luận văn này.
Chân thành cám ơn tất cả quý thầy, cô Trường Đại học Cần Thơ đã cung
cấp kiến thức quý giá trong suốt thời gian tôi học tại trường. Đặc biệt, quý thầy,
cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã giúp tôi có đủ kiến thức quan trọng
để hoàn thành luận văn.
Chân thành biết ơn những người thầy, người cô đã tận tình dạy bảo và
truyền đạt những kiến thức quý báo trong những năm học các cấp.
Xin chân thành cảm ơn các chú cán bộ địa phương, các phòng, ban kinh tế
và bà con nông dân huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả các bạn sinh viên lớp Kinh tế nông nghiệp
1 khóa 37, những người bạn, đã luôn cùng tôi nỗ lực và phấn đấu học tập và rèn
luyện trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ.
Cần Thơ, ngày….tháng….năm….

Sinh viên thực hiện
(Kí và ghi rõ họ tên)

Võ Thanh Tùng

i


LỜI CAM KẾT
---o0o---

Tôi xin cam kết, luận văn này do chính tôi thực hiện. Các số liệu trong đề
tài, kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, chưa được dùng cho bất kỳ luận
văn nào và đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu nào. Số liệu của luận
văn thuộc đề tài nghiên cứu của Thầy Nguyễn Quốc Nghi, tôi được thầy chia sẻ
và được sử dụng cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Cần Thơ, ngày….tháng….năm….
Sinh viên thực hiện
(Kí và ghi rõ họ tên)

Võ Thanh Tùng

ii


iii


MỤC LỤC
Trang

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2
1.4.2 Phạm vi không gian .................................................................................. 2
1.4.3 Phạm vi thời gian ...................................................................................... 3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................ 3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................. 6
2.1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu ........................................ 6
2.1.2 Các chỉ tiêu tài chính .............................................................................. 10
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 11
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ...................................................... 11
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 11
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 12
2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................ 13
2.3.1 Mô hình phân tích màng bao dữ liệu DEA ............................................. 13
2.3.2 Mô hình hồi quy. ..................................................................................... 14
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................... 17
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................................... 17
3.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 17
3.1.2 Địa hình – đất đai .................................................................................... 17
3.1.3 Thời tiết – khí hậu ................................................................................... 18
iv



3.1.4 Sông ngòi ................................................................................................ 18
3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ ...................................................... 18
3.2.1 Tăng trưởng kinh tế ................................................................................ 18
3.2.2 Đầu tư và xây dựng ................................................................................. 19
3.2.3 Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản .................................. 19
3.2.4 Tình hình sản xuất công nghiệp – dịch vụ .............................................. 21
3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHÓM ............................................................ 22
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG KHÓM Ở HUYỆN
TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG ................................................................ 24
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT KHÓM ................................ 24
4.1.1 Đặc điểm chung của nông hộ.................................................................. 24
4.1.2 Tham gia tập huấn................................................................................... 27
4.1.3 Các yếu tố đầu vào trong sản xuất khóm ................................................ 28
4.1.4 Kế hoạch sản xuất cho tương lai ............................................................. 31
4.2 HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ TRỒNG KHÓM .................. 31
4.2.1 Các khoản mục chi phí ........................................................................... 31
4.2.2 Các chỉ số tài chính của nông hộ sản xuất khóm ở Tân Phước, tỉnh Tiền
Giang ................................................................................................................ 38
4.3 HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG KHÓM .................. 39
4.3.1 Các biến sử dụng trong mô hình phân tích màng bào dữ liệu ................ 39
4.3.2 Phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả chi phí. ... 40
4.3.3 Phân tích hiệu quả theo quy mô .............................................................. 43
4.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG
HỘ TRỒNG KHÓM ........................................................................................ 43
4.5 LƯỢNG ĐẦU VÀO LÃNG PHÍ VÀ NĂNG SUẤT MẤT ĐI ................ 47
4.5.1 Lượng đầu vòa lãng phí .......................................................................... 47
4.5.2 Năng suất mất đi ..................................................................................... 48
4.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................. 49


v


CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHÓM CỦA
NÔNG HỘ SẢN XUẤT KHÓM Ở HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN
GIANG............................................................................................................. 50
5.1 PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THU
KHÓM CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG ... 50
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHO TỪNG NHÓM
NÔNG HỘ. ...................................................................................................... 52
5.2.1 Đề xuất giải pháp dựa vào kết quả xử lý mô hình .................................. 52
5.2.2 Đề xuất giải pháp trên cơ sở phân tích mô hình SWOT. ........................ 53
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 55
6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 55
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 56
6.2.1 Đối với nông hộ ...................................................................................... 56
6.2.2 Đối với nhà nước và chính quyền địa phương ........................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 57
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 60
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 67
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................... 72

vi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Số quan sát theo địa bàn nghiên cứu. ............................................... 12
Bảng 2.2 Mô tả các biến sử dụng trong mô hình DEA.................................... 14
Bảng 2.3 Các biến của mô hình hồi quy và kỳ vọng các biến ......................... 15

Bảng 3.1 Diện tích thu hoạch và sản lượng khóm các huyện tỉnh Tiền Giang 23
Bảng 4.1 Đặc điểm của nông hộ trồng khóm. ................................................. 24
Bảng 4.2 Qui mô sản xuất của nông hộ ........................................................... 26
Bảng 4.3 Tham gia tập huấn và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ................ 27
Bảng 4.4 Nguồn lực nông hộ ........................................................................... 28
Bảng 4.5 Nguồn lực về vốn vay nông hộ sản xuất khóm. ............................... 29
Bảng 4.6 Đặc điểm về giống của nông hộ ....................................................... 30
Bảng 4.7 Cơ cấu chi phí sản xuất khóm .......................................................... 32
Bảng 4.8 Doanh thu sản xuất khóm của nông hộ. ........................................... 37
Bảng 4.9 Các tỷ số tài chính của nông hộ trồng khóm .................................... 38
Bảng 4.10 Các biến sử dụng cho mô hình DEA .............................................. 40
Bảng 4.11 Hiệu quả sản xuất của nông hộ sản xuất khóm .............................. 41
Bảng 4.12 Hiệu quả sản xuất thay đổi theo quy mô ........................................ 43
Bảng 4.13 Kết quả hàm hồi quy thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất................................................................................................................... 44
Bảng 4.14 Lượng đầu vào dư thừa .................................................................. 47
Bảng 4.15 Năng suất bị mất đi ......................................................................... 48
Bảng 5.1 Phân tích SWOT đối với việc sản xuất và tiêu thụ của nông hộ. ..... 50

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hiệu quả kỹ thuật theo đầu và đầu ra. ................................................ 8
Hình 2.2 Mô hình hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân phối
nguồn lực. .......................................................................................................... 9
Hình 3.1 Biểu đồ hành chính huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. ................. 17
Hình 4.1 Tuổi của nông hộ trồng khóm. .......................................................... 24
Hình 4.2 Số năm kinh nghiệm của nông hộ trồng khóm. ................................ 25

Hình 4.3 Trình độ học vấn của các nông hộ. ................................................... 26
Hình 4.4 Cơ cấu các hộ thuê đất và không thuê đất ........................................ 27
Hình 4.5 Vốn tự có của nông hộ. ..................................................................... 29
Hình 4.6 Cơ cấu con giống của nông hộ.......................................................... 30
Hình 4.7 Kế hoạch sản xuất trong tương lai .................................................... 31
Hình 4.8 Chi phí sản xuất trên một năm của nông hộ ..................................... 36

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AE (Allocative Efficiency)

Hiệu quả phân phối nguồn lực

CE (Cost Efficiency)

Hiệu quả sử dụng chi phí

TE (Teachnical Efficiency)

Hiệu quả kỹ thuật

SE (Scale Efficiency)

Hiệu quả quy mô

ĐBSCL

Đồng bằng song cửu long


BVTV

Bảo vệ thực vật

GAP (Good Agriculture Practices)

Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp sạch

DEA (Data Envelopment Analysis)

Phân tích màng bao dữ liệu

CRS (Constant Return to Scale):

Cố định theo quy mô

VRS (Variable Return to Scale):

Thay đổi theo quy mô

DMU (Decision Making Unit)

Cặp yếu tố đầu vào

CPI

Chỉ số tiêu dung

GRDP


Tống sản phân nội địa

HTX

Hợp tác xã



Lao động

LĐGĐ

Lao động gia đình

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau gần 30 năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò rất
quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho
hơn 70% dân số nước ta, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần
phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội. Ngay trong thời điểm
khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, sự phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới
khiến giá cả nông sản liên tục giảm nhưng nền nông nghiệp Việt Nam vẫn giữ
một tốc độ phát triển khá ổn định. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), tính đến tháng 12/2013 thì kim ngạch xuất
khẩu toàn ngành tăng 2,32 tỷ USD đưa giá trị xuất khẩu cả năm 2013 tăng lên

27,5 tỷ USD, tăng 0,7% so với năm 20121. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nông
nghiệp của chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa
vào mức độ thâm dụng của các yếu tố vật chất đầu vào của sản xuất. Vì vậy chất
lượng và tính bền vững của tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam là vấn đề đang
được quan tâm hiện nay.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những vùng kinh tế
trọng điểm của cả nước, là một trong hai vựa lúa lớn nhất cả nước với diện tích
trên 40.549 km2. Ngoài ra, ĐBSCL còn là một trong những vựa trái cây lớn của
cả nước, với diện tích trồng cây ăn trái các loại là 288.268ha, cho sản lượng mỗi
năm là 3,12 triệu tấn phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu2. Tiền Giang là tỉnh
dẫn đầu vùng, cả nước về sản lượng và diện tích trồng cây ăn quả. Các thương
hiệu trái cây đặc sản như: xoài cát Hòa Lộc, sơ ri Gò Công, vú sữa Lò Rèn Vĩnh
Kim, thanh long Chợ Gạo, sầu riêng Ngủ Hiệp, bưởi lông Cổ Cò, khóm Tân
Phước… Trong đó, khóm Tân Phước đóng góp một phần không nhỏ vào diện
tích và sản lượng khóm của vùng và cả nước là 15.000 ha và sản lượng là
260.000 tấn. Tuy nhiên việc trồng và sản xuất khóm ở đây gặp nhiều khó khăn
chưa được giải quyết triệt để như: Năng suất sản xuất khóm còn thấp trong khi
chi phí đầu tư khá cao, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chưa nhiều,
những chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương còn chưa triệt để…. Vì
thế đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng
khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang” được chọn cho luận văn tốt
Minh Trí (2014), Tiền Giang đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có giá trị cao,
/>1

Sĩ Nguyên (2014), Vị ngọt “Vùng phèn”, />2

1


nghiệp nhằm giúp cho nông hộ trồng khóm có hiểu được mối quan hệ tương

quan giữa sản lượng giống, phân bón và các nguyên liệu đầu vào với giá và các
sản phẩm đầu ra của việc sản xuất khóm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
cho nông hộ.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng
khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như thu nhập cho nông hộ trồng
khóm ở địa bàn nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình sản xuất của nông hộ trồng khóm ở huyện Tân Phước,
tỉnh Tiền Giang. Bên cạnh đó, phân tích chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng
khóm của nông hộ ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
- Xác định hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất của nông hộ trồng khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông trồng khóm ở
huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình sản xuất khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang như thế
nào?
- Mô hình sản xuất khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã đem lại
hiệu quả như thế nào cho nông hộ?
- Giải pháp nào có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất cho nông hộ trồng
khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nông hộ trồng khóm ở huyện
Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
1.4.2 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, tuy

nhiên số liệu thu thập chỉ tập trung ở các xã tại các xã Thạnh Mỹ, xã Hưng
Thạnh, xã Thạnh Tân, xã Tân Lập 2, xã Mỹ Phước, xã Tân Hòa Đông thuộc

2


huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang, do đây là một trong những vùng nguyên liệu
khóm lớn nhất khu vực ĐBSCL và cả nước. Vì vậy, những thông tin về tình
hình sản xuất và tiêu thụ khóm của nông hộ sẽ mang tính đại diện cao.
1.4.3 Phạm vi thời gian
Các thông tin được tác giả thu thập từ các nông hộ trồng khóm, những
thông tin này được thu thập từ niên vụ 2013-2014. Ngoài ra tác giả còn thu thập
số liệu thứ cấp liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Tân
Phước tỉnh Tiền Giang.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất bằng mang bao dữ diệu DEA
Mô hình màng bao dữ liệu DEA – phương pháp tiếp cận ước lượng biên.
Liên quan đến phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất bằng màng bao dữ liệu
(DEA) thì có những nghiên cứu khoa học điển hình như: Quan Minh Nhựt
(2012), Ưu điểm của mô hình phi tham số (Data envelopment analysis) trường
hợp cỡ mẫu nhỏ và ứng dụng công cụ Meta – frontier để mở rộng mô hình đánh
gia năng xuất và hiệu quả sản xuất. Kết quả cho thấy rằng: Hiệu quả kỹ thuật
của nông hộ tương đối lớn, hầu hết các hộ trong mô hình đều đạt kết quả trên
0,7 và nhìn chung thì hiệu quả kỹ thuật sản xuất riêng của các hộ luân canh cây
lúa cao hơn trồng lúa độc canh nhưng khi xét đến công cụ MTR lại cho kết quả
ngược lại; Nguyễn Quốc Nghi và Lưu Thanh Đức Hải (2009), Phân tích tình
hình sản xuất, tiêu thụ và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất khóm ở tỉnh
Hậu Giang. Kết quả cho thấy rằng: nông hộ có kinh nghiệm và đất đai phù hợp
với cây khóm đã góp phần thuận lợi cho nông hộ khi tham gia sản xuất khóm;
bên cạnh những thuận lợi nông hộ gập các khó khăn như: giá cả đầu vào cao

(vẫn còn 10% nông hộ bị lỗ do sử dụng nguồn vốn quá nhiều cho các khoản chi
phí đầu vào), thiếu vốn đầu tư, thiếu đất canh tác…Lợi nhuận của nông hộ thì
phụ thuộc vào năng suất khi thu hoạch và chi phí lao động, các nhân tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận của nông hộ sản xuất khóm gồm có: chi phí lao động, kinh
nghiệm và tập huấn; hiệu quả kinh tế của nông hộ đạt được là khá cao, tiêu thụ
sản phẩm khóm của nông hộ là khá dễ dàng, hình thức bán đa dạng, nông hộ
bán sản phẩm được với giá cao; Quan Minh Nhựt (2009), Phân tích hiệu quả kỹ
thuật, phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của hộ sản xuất lúa tại
tỉnh Đồng Tháp. Kết quả cho thấy: hộ sản xuất lúa ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
đạt hiệu quả cao và ổn định hơn so với hộ sản xuất không ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật; Quan Minh Nhựt, Nguyễn Quốc Nghi, Hà Văn Dũng (2013), Phân tích
hiệu quả chi phí và hiệu quả theo quy mô sản xuất hành tím tại huyện Vĩnh Châu
Tỉnh Sóc Trăng- Ứng dụng phương pháp tiếp cận phi tham số. Kết quả cho thấy:
3


hộ sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật khá cao (0,93) trong khi hiệu quả phân phối
nguồn lực tương đối thấp (0,66), điều này đã tác động và làm giảm sút hiệu quả
sử dụng chi phí (0,62). Ngoài ra, kết quả phân tích còn chỉ ra rằng hộ sản xuất
hành tím trong vùng khảo sát có quy mô đầu vào sản xuất khá hợp lý với hiệu
quả theo quy mô trung bình 0,98; Quan Minh Nhựt (2005), Phân tích lợi nhuận
(profitability) và hiệu quả theo quy mô sản xuất (scale efficiency) của mô hình
độc canh ba vụ lúa và luân canh hai lúa một màu tại Chợ Mới - An Giang. Kết
quả phân tích cho thấy rằng hộ sản xuất theo mô hình luân canh đạt lợi nhuận
và hiệu quả theo quy mô cao hơn hộ sản xuất theo mô hình độc canh.
- Phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
bằng mô hình hồi quy.
Việc sử dụng mô hình hồi quy nhằm xác định các yếu tố liên quan đến các
chỉ số hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí, hiệu quả phân phối nguồn lực. Những
nghiên cứu cho thấy sự hiệu quả của mô hình này là: Quan Minh Nhựt (2009),

Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí
của hộ sản xuất lúa tại tỉnh Đồng Tháp. Kết quả cho thấy: hiệu quả sản xuất lúa
bị ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố: ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, độ tuổi của chủ
hộ, trình độ văn hóa, kinh nghiệm sản xuất, quy mô hộ, giới tính, tỷ lệ lao động
nữ, tín dụng và các yếu tố về điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu và thổ
nhưỡng; Thái Thanh Hà (2009), Áp dụng phương pháp phân tích màng bao dữ
liệu và hồi qui tobit để đánh giá hiệu quả sản xuất của cao su thiên nhiên của các
hộ gia đình tại tỉnh Kon Tum. Kết quả cho thấy: hộ có quy mô diện tích sản xuất
cao su lớn (lớn hơn 2 hecta) có chỉ số hiệu quả về mặt kỹ thuật và chi phí lơn hơn
những hộ có quy mô diện tích sản xuất nhỏ (nhỏ hơn 2 hecta). Đồng thời, các
nhân tố khác như là vốn vay để đầu tư sản xuất cao su, số cây mở miệng cạo và
hệ số hiệu quả kỹ thuật đều có ảnh hưởng tích cực đến các chỉ số hiệu quả kỹ
thuật và chỉ số hiệu quả chi phí; Nguyễn Hữu Đặng (2012), Hiệu quả kỹ thuật
và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở đồng bằng
sông Cửu Long, Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2011. Kết quả cho thấy: tập
huấn kỹ thuật, tham gia hiệp hội, tín dụng nông nghiệp đã đóng góp đang kể vào
cải thiện hiệu quả kỹ thuật của hộ. Ngược lại, thâm niên kinh nghiệm của chủ hộ,
tỷ lệ đất thuê là các yếu tố làm hạn chế khả năng cải thiện hiệu quả kỹ thuật.
Tóm lại, Phương pháp sử dụng màng bao dữ liệu là một trong những
phương pháp ước lượng phi tham số và không cố định trong việc sử dụng công
thức tính toán. Những nghiên cứu trên cùng với nét đặc trưng của phương pháp
phân tích màng bao dữ liệu cho thấy, các tác giả đã đánh giá hiệu quả sản xuất
qua 3 loại hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí và hiệu quả phân phối
nguồn lực. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác còn phân tích thêm hiệu quả sản
4


xuất theo qui mô để nông hộ điều chỉnh diện tích đất cho phù hợp với canh tác và
đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, một số tác giả còn ứng dụng một số mô hình khác
mà nỗi bật là mô hình hồi qui nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả

sản xuất cho nông hộ và đề ra một số giải pháp cho hợp lý, mang tính khoa học.

5


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
2.1.1.1 Khái niệm về nông hộ và nguồn lực sản xuất
- Nông hộ: là những hộ nông dân làm nông – lâm – ngư nghiệp và dịch
vụ,… hoặc kết hợp nhiều ngành nghề, sử dụng lao động, vốn của gia đình là chủ
yếu để sản xuất kinh doanh.
- Nguồn lực nông hộ: Các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm
đất đai, lao động, kỹ thuật, tài chính, con người,… chúng có mối quan hệ hỗ trợ
lẫn nhau trong quá trình sản xuất của nông hộ. Nếu biết tận dụng mối liên hệ
này sẽ giúp nông hộ tận dụng hợp lí các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm chi phí
và tăng hiệu quả sản xuất.
2.1.1.2 Khái niệm về sản xuất và hàm sản xuất
- Sản xuất: Sản xuất là quá trình, thông qua nó, các nguồn lực hoặc đầu
vào sản xuất được sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng
có thể sử dụng được.
Các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp là đất, lao động phân bón
thuốc bảo vệ thực vật, nhiêu liệu….
Các yếu tố đầu ra trong sản xuất nông nghiệp là các sản phẩm mà quá trình
sản xuất tạo ra.
- Hàm sản xuất là hàm số biểu diễn bằng toán học thể hiện mối quan hệ về
lượng các yếu tố đầu vào và đầu ra.
Hàm sản xuất có dạng: Y = f(x1,x2,x3,…,xn)
Trong đó Y là biến phụ thuộc thể hiện cho giá trị đầu ra. Còn các biến

x1,x2,x3,…,xn là các biến phụ thuộc thể hiện cho giá trị các yếu tố đầu vào
trong quá trình sản xuất.
2.1.1.3 Khái niệm hiệu quả kinh kinh tế và hiệu quả sản xuất
- Hiệu quả
Hiệu quả là việc lựa chọn và xem xét các thứ tự nguồn sử dụng trong sản
xuất, sao cho ít mất thời gian, công sức, nguồn lực nhưng đạt được hiệu quả cao.
Hiệu quả bao gồm 2 loại hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế. Hai hiệu quả này
có quan hệ thống nhất không thể tách rời.
6


- Hiệu quả kinh tế
“ Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực,
tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”
Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các
tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào. Theo lý thuyết, hiệu quả kinh
tế được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra
để đạt được kết quả đó. Là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động,
kỹ thuật sản xuất…) nhất định để tạo ra một lượng sản phẩm đầu ra lớn nhất.
Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị, nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng
giá trị thì sự thay đổi đó có giá trị còn ngược lại thì không có hiệu quả, phản ánh
tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật chất, tài chính.
Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất – kinh
doanh, nhằm đạt được hiệu quả tối đa với chi phí tối thiểu.
- Hiệu quả sản xuất
Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc
sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu
tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả
cao nhất. Thuật ngữ mà chúng ta thường dùng để chỉ kết quả đạt được đó là hiệu

quả. Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và luôn liên quan đến một vài chỉ tiêu
cụ thể. Một hoạt động sản xuất hay một phương án sản xuất được coi là hiệu
quả khi dùng một lượng đầu vào cố định đã biết trước tạo ra sản lượng đầu ra
lớn nhất hoặc để tạo ra một lượng đầu ra nhất định sản xuất với mức chi phí đầu
vào tối thiểu. Hiệu quả sản xuất thông thường bao gồm các loại hiệu quả là hiệu
quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối nguồn lực (AE), hiệu quả sử dụng chi phí
(CE) và hiệu quả theo quy mô sản xuất (SE)
Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efiency) (TE): là khả năng đạt được sản
lượng tối đa dựa trên các yếu tố đầu vào và kỹ thuật hiện có.[11]
Hiệu quả kỹ thuật có thể được đánh giá theo hai cách: hiệu quả kỹ thuật
theo định hướng đầu vào và hiệu quả kỹ thuật theo định hướng đầu ra. Hiệu quả
kỹ thuật theo định hướng đầu vào cho biết các yếu tố đầu vào có thể giảm bao
nhiêu theo cùng một tỷ lệ trong khi giữ nguyên các yếu tố đầu ra, trong khi hiệu
quả kỹ thuật theo định hướng đầu ra được hiểu là tối đa hóa đầu ra trong khi các
yếu tố đầu vào không đổi.

7


Nguồn: Coelli và cộng sự, 2005

Hình 2.1: Hiệu quả kỹ thuật theo đầu và đầu ra.
Hiệu quả phân phối nguồn lực (Allocative Efficuency) (AE): là việc lựa
chọn sử dụng yếu tố đầu vào liên quan đến việc lựa chọn một kết hợp về mặt số
lượng các yếu tố đầu vào (chẳng hạn lao động, vốn) để sản xuất ra một số lượng
hàng hóa nhất định với mức chi phí thấp nhất (trong điều kiện giá của các yếu
tố đầu vào hiện tại). [11]
Việc xác định hiệu quả phân bổ cần có những thông tin như sau:
- Giá cả của yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra
- Giả định về hành vi của nhà sản xuất: tối thiểu hóa hay tối đa hóa lợi

nhuận
Hiệu quả chi phí (Cost Efficiency) (CE): được hiệu là tối thiểu hóa các yếu
tố đầu vào dựa trên các yếu tố đầu ra có sẵn trong trường hớp qui mô không ảnh
hưởng đến kết quả sản xuất (Constant Return to Scale – CRS) và qui mô ảnh
hưởng đến kết quả sản xuất (Variable Return to Scale – VRS). Hiệu quả chi phí
là sự kết hợp của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực.[11]
Trong mô hình ước lượng theo Tim Coelli (2005) hiệu quả kỹ thuât (TE),
hiệu quả phân phối nguồn lực sản xuất (AE) và hiệu quả sử dụng chi phí sản
xuất (hiệu quả kinh tế) (CE) được đo lường bằng cách sử dụng mô hình phân
tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo biên cố định do quy mô.
Trong mô hình sản xuất khóm liên quan đến nhiều biến đầu vào và một biến
đầu ra. Giả định một tình huống có N đơn vị đưa ra quyết định (decision making
unit – DMU), mỗi DMU tạo ra S sản phẩm bằng cách sử dụng một lượng M
biến đầu vào khác nhau trong sản xuất. Theo tình huống này, để ước lượng AE,
TE, CE của từng DMU, một tập hợp chương tình tuyến tính phải được xác lập
8


và giải quyết cho từng DMU. Vấn đề này có thể thực hiện nhờ mô hình CRSDEA có dạng như sau:
𝑀𝑖𝑛𝜆𝑥𝑖 ∗ 𝑤𝑖′ 𝑥𝑖 ∗
Subject to:
𝑛

∑ 𝜆𝑖 𝑥𝑗𝑖 − 𝑥𝑗𝑖∗ ≤ 0, ∀𝑗
𝑖=1
𝑛

∑ 𝜆𝑖 𝑥𝑘𝑖 − 𝑥𝑘𝑖
0 ≥, ∀𝑘
𝑖=1


𝜆𝑖 ≥ 0, ∀𝑖
Trong đó wi = vectơ đơn giá các yếu tố sản xuất cảu DMU thứ I,
Xi* = vectơ số lượng các yếu tố đầu theo hướng tối thiểu hóa chi phí sản
xuất cảu DMU thứ i,
i=1 to N (số lượng DMU),
k=1 to S (Số sản phẩm),
j=1 to M (số biến đầu vào),
yki = lượng sản phẩm k được sản xuất bởi DMU thứ i,
xji= lượng đầu vào j được sử dụng bưởi DMU thứ i,

Nguồn Tim Coelli et al., 2005

Hình 2.2 Mô hình hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân
phối nguồn lực.
Theo Tim Coelli [11], SE có thể được đo lường bằng cách sử dụng mô
hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo biên biến động
do quy mô (the Variable Returns to Scale Input-Oriented DEA Model, VRS9


DEA Model). Liên quan đến tình huống nhiều biến đầu vào-nhiều biến đầu ra
(the multi-input multi-output case) như trong tình huống phân tích của chúng
ta. Giả định một tình huống có N đơn vị tạo quyết định (decision making unitDMU), mỗi DMU sản xuất S sản phẩm bằng cách sử dụng M biến đầu vào khác
nhau. Theo tình huống này, để ước lượng SE của từng DMU, một tập hợp
chương tình tuyến tính phải được xác lập và giải quyết cho từng DMU. Vấn đề
này có thể thực hiện nhờ mô hình VRS-DEA có dạng:
𝑀𝑖𝑛𝜃𝜆 𝜃
Subject to: -qik + Q𝜆 ≥ 0,
𝜃𝑥𝑦 − 𝑋𝜆 ≥ 0,
N1’𝜆 = 1

𝜆 ≥ 0, ∀𝑖
Trong đó: 𝜃 = giá trị hiệu quả (0≤ 0 ≤ 1)
i=1 to N (Số lượng DMU/Hộ sản xuất),
k=1 to S (số sản phẩm),
j=1 to M (số biến đầu vào),
yik= lượng sản phẩm k được sản xuất bởi hộ sản xuất thứ i,
xij= lượng đầu vào j được sử dụng bởi hộ sản xuất thứ i,
𝜆= vectơ trọng số của các hộ khảo sát trong mô hình
2.1.2 Các chỉ tiêu tài chính
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng khóm, đề tài sử dụng các
chỉ tiêu để đánh giá như sau:
Tổng chi phí (TCP): là toàn bộ các chi phí đầu tư vào trong sản xuất để tạo
ra sản phẩm. Tổng chi phí trong sản xuất bao gồm chi phí vật chất, chi phí lao
động và chi phí khác.
TCP = Chi phí vật chất + Chi phí lao động + Chi phí khác
Doanh thu (DT): là giá trị của sản phẩm hay số tiền mà người sản xuất thu
được từ việc bán sản phẩm.
DT = Số lượng sản phẩm X Giá đơn vị sản phẩm
Lợi nhuận (LN) là phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí sử dụng
trong quá trình sản xuất.
LN = Doanh thu – Tổng chi phí (bao gồm chi phí LĐGĐ)
10


Thu nhập (TN) là thu nhập mà hộ sản xuất nhận được bao gồm lợi nhuận
và chi phí cơ hội lao động gia đình.
TN = Lợi nhuận + Chi phí lao động gia đình.
Lao động gia đình (LĐGĐ): là số ngày lao động mà người trược tiếp sản
xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động gia đình được tính
bằng đơn vị ngày công lao động (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động).

Chi phí lao động gia đình: được tính bằng số ngày lao động gia đình trong
một năm sản xuất nhân với chi phí thuê lao động tại địa bàn nghiên cứu
Để đó lường hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng khóm, ta xem xét các
chỉ số tài chính như sau:
- Doanh thu trên tổng chi phí (có chi phí lao động gia đình) (DT/TCP) thể
hiện 1 đồng chi phí đầu tư vào trong sản xuất thì thu được bao nhiêu doanh thu.
DT/TCP = Doanh thu/Tổng chi phí
- Lợi nhuận trên chi phí (có chi phí LĐGĐ) (LN/TCP) thể hiện 1 đồng chi
phí đầu tư thực tế thì mang lại bao nhiêu lợi nhuận.
LN/TCP = Lợi nhuận/Tổng chi phí
- Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT) cho thấy một đồng doanh thu thì trong
đó có bao nhiêu lợi nhuận.
LN/DT = Lợi nhuận/Doanh thu
- Thu nhập trên doanh thu (TN/DT) là 1 đồng doanh thu thì nông hộ nhận
được bao nhiêu đồng.
TN/DT= Lợi nhuận/Doanh thu
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là các xã Thạnh Mỹ, xã Hưng Thạnh, xã
Thạnh Tân, xã Tân Lập 2, xã Mỹ Phước, xã Tân Hòa Đông thuộc huyện Tân
Phước, tỉnh Tiền Giang là nơi tập trung nhiều hộ nông dân trồng khóm và là
một trong những nơi có diện tích trồng khóm lớn nhất ở ĐBSCL và cả nước.
Như vậy số liệu thu thập được sẽ mang tính đại diện cao hơn.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 226
nông hộ trồng khóm ở các xã Thạnh Mỹ, xã Tân Hòa Đông, xã Hưng Thạnh, xã
11



Tân Lập 2, xã Thạnh Tân, xã Mỹ Phước của huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện có điều kiện nhằm thu thập các thông tin tổng
quát về nông hộ và các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Bảng 2.1: Số quan sát theo địa bàn nghiên cứu
Địa điểm

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Xã Thạnh Mỹ

36

15,9

Xã Tân Hòa Đông

43

19,1

Xã Hưng Thạnh

37

16,4

Xã Tân Lập 2


40

17,7

Xã Thạnh Tân

34

15,0

Xã Mỹ Phước

36

15,9

Nguồn: Số liệu điều tra 226 hộ, 2014

2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua tham khảo các thông tin từ các
bài báo cáo khoa học của tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, tạp chí khoa học
Đại học Huế,… Bên cạnh đó, số liệu về tình hình kinh tế xã hội, thực trạng sản
xuất khóm trên địa bàn nghiên cứu được thu thập thông qua Niên giám thống
kê 2014 của Cục thống kê tỉnh Tiền Giang, các báo cáo tổng hợp từ các phòng
ban tại địa phương.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô và phương pháp
so sánh với các chỉ tiêu như: so sánh số tuyệt đối, số tương đối và số trung bình
kết hợp với phân tích các chỉ tiêu kinh tế (chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất
lợi nhuận) để: (1) Mô tả đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội huyện Tân

Phước, tỉnh Tiền Giang; (2) Mô tả thực trạng chung của nông hộ sản xuất khóm
ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang; (3) Đánh giá hiện trạng sản xuất khóm
của nông hộ ở ĐBSCL nói chung và Tiền Giang nói riêng.
Đối với mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn
lực và hiệu quả sử dụng chi phí và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
của nông hộ sản xuất khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang: Sử dụng
phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA để đo lường hiệu quả kỹ thuật,
hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của việc sản xuất
khóm của nông hộ và đưa ra hiệu quả theo qui mô của nông hộ; Bên cạnh đó,
sử dụng mô hình hồi qui để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất của nông hộ.
12


Đối với mục tiêu 3: Phân tích mô hình SWOT và đưa ra đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất qua đó nâng cao thu nhập cho hộ
nông dân tham gia sản xuất khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang: Sử dụng
kết quả ở mục tiêu 1, 2 làm cơ sở để đề xuất giải pháp mang tính khoa học.
2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3.1 Mô hình phân tích màng bao dữ liệu DEA
DEA là phương pháp ước lượng theo hướng phi tham số, là sử dụng các
số liệu thực đầu ra, đầu vào trên diện tích đất canh tác để phân tích, và từ đó đưa
ra các giải pháp khắc phục các hộ không đạt hiệu quả và không thể thống kê
được trong kinh tế.
Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất, ngoài việc xác định hiệu quả kỹ thuật
(Technical Efficiency- TE) và hiệu quả theo quy mô sản xuất ( Scale EfficiencySE), các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến vấn đề hiệu quả phân phối nguồn lực
sản xuất (Allocative Efficiency- AE) và hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất (Cost
Efficiency- CE).
DEA là phương pháp tiếp cận ước lượng biên. Tuy nhiên, khác với phương
pháp phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic Frointier) sử dụng phương pháp kinh

tế lượng, DEA dựa vào kỹ thuật chương trình tuyến tính toán học (mathematical
linear programming) để ước lượng cận biên sản xuất.
Việc ước lượng TE, AE và CE theo mô hình DEA có thể được thực hiện
bởi nhiều chương trình máy tính khác nhau. Tuy nhiên, để thuận tiện bài nghiên
cứu sử dụng chương trình DEAP phiên bản 2.1 cho việc ước lượng trong nghiên
cứu này.
Sử dụng phương pháp DEA để đo lường hiệu quả sản xuất của việc sản
xuất khóm của nông hộ năm 2014 mà không qua bất kỳ hàm số nào. Dựa vào
các tài liệu đã lược khảo, các biến được sử dụng trong mô hình DEA để phân
tích hiệu quả sản xuất khóm được thể hiện qua bảng sau:

13


Bảng 2.2: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình DEA
LOẠI

CÁC BIẾN SỬ DỤNG


HIỆU

Q = Sản lượng khóm ( kg/1.000m2)

Y

Laodong= ngày công lao động (ngày/1.000m2)

X1


Giong = số cây giống ( cây/1.000m2)

X2

Phanbon = Hỗn hợp phân bón (kg/1.000m2)

X3

Thuoc = Hỗn hợp dung dịch thuốc (lít/1.000m2)

X4

Nhienlieu = nhiên liệu trong sản xuất (lít/1.000m2)

X5

Khida = lượng khí đá (kg/1.000m2)

X6

Gia_Laodong= giá lao động (1.000đ/ngày)

W1

Gia_Giong = giá cây giống (1.000đ/thiên cây)

W2

Gia_Phanbon = giá hỗn hợp phân ( 1.000đ/kg)
Giá các yếu

tố đầu vào Gia_Thuoc = giá hỗn hợp dung dịch thuốc
(1.000đ/lít)

W3

Sản phẩm

Đầu vào
sản xuất

W4

Gia_Nhienlieu = giá nhiên liệu xăng dầu (1.000đ/lít)

W5

Gia_khida = giá khí đá (1.000đ/kg)

W6

Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2014

2.3.2 Mô hình hồi quy.
Sau khi tính được hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu
quả chi phí của nông hộ trồng khóm theo mô hình màng bao dữ liệu DEA,
nghiên cứu đã sử dụng kết quả này là biến phụ thuộc trong phân tích hồi quy để
xác định cách yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
Y=β0+β1(TT)+β2(GT)+β3(TD)+β4(DT)+β5(KN)+β6(LDK)+β7(TH)+
β8(VV)+ β9(TGDT)
Y: là biến độc lập thể hiện giá trị của hiệu quả sản xuất (giá trị hiệu quả

kỹ thuât, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí), β: là hệ số
của phương trình hồi quy.

14


×