Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.42 KB, 22 trang )

CHƯƠNG I
TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
1.1. Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
DLXH có từ khi loài người hình thành đời sống xã hội, khi cá nhân đặt
trong mối quan hệ với cộng đồng. Thực chất, đó là sự trao đổi, bàn luận, lan toả
trong cộng đồng nhóm nhỏ hay lớn những cách đánh giá, nhìn nhận trước những
vấn đề xã hội nảy sinh. Truyền thông đại chúng ra đời sau này, như một sản phẩm
của xã hội văn minh, kết nối cộng đồng, là sự ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ
thuật vào đời sống. Với bản chất hoạt động là truyền tải thông tin, nhận định, bàn
luận về các sự kiện - hiện tượng mới xảy ra có ý nghĩa với đời sống xã hội, truyền
thông đại chúng và DLXH có những mối quan hệ rất mật thiết và sâu sắc.
1.1.1. Truyền thông đại chúng: chủ thể khơi nguồn dư luận xã hội
DLXH là phản ứng của dư luận, các nhóm xã hội khác nhau trước những sự
kiện vấn đề thời sự. Những sự kiện, vấn đề ấy lại là đối tượng phản ánh của truyền
thông đại chúng. Cho nên, trong xã hội hiện đại, phần lớn DLXH được châm ngòi
từ truyền thông đại chúng. DLXH cũng là một sản phẩm cơ bản, quan trọng của
truyền thSông đại chúng khi tác động vào các thiết chế và nhận thức xã hội.
Nhìn lại lịch sử truyền thông đại chúng thế giới, người ta thấy tác phẩm
“Mười ngày rung chuyển thế giới” của nhà báo Mỹ Giôn Rít đã lay động thế giới
phương Tây, khơi dư luận tích cực khi nhìn nhận về cuộc Cách mạng Tháng 10
Nga, tạo cho cuộc cách mạng và chính thể Xô Viết những thuận lợi nhất định khi
đứng giữa vòng vây của các thế lực thù địch quốc tế. Trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ của dân tộc ta, nhiều tác phẩm truyền thông đại chúng của các nhà báo
quốc tế đã đem đến những thông tin nóng hổi, khách quan về tội ác của đế quốc
Mỹ, làm bùng lên làn sóng phản chiến ngay trong lòng nước Mỹ và lan ra khắp
thế giới. Chính cuộc chiến tranh thứ hai - từ phía dư luận quốc tế đã góp phần


quan trọng thúc đẩy cuộc chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đi đến thắng
lợi, buộc Mỹ phải ngồi vào đàm phán và rút quân về nước.
Những năm đổi mới đất nước, sức mạnh của truyền thông đại chúng thật sự


được thể hiện qua việc khơi nguồn dư luận vào cuộc đấu tranh chống tư duy quan
liêu, bao cấp, cản trở sự phát triển, biểu dương cái mới, cái sáng tạo. Truyền thông
đại chúng đã thực sự xung trận và xung trận một cách đầy dũng cảm, hiệu quả,
chủ động tạo dựng DLXH tích cực cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước,
trong đó đổi mới tư duy là khâu đầu tiên. Loạt bài “Những việc cần làm ngay” của
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trên báo Nhân dân có sức công phá mạnh mẽ, thể
hiện thái độ chống tiêu cực đến cùng, “đã tắm thì tắm từ đầu trở xuống, chứ không
tắm từ vai”… Hiệu ứng của nó là sự bùng nổ mạnh mẽ của DLXH, niềm tin tưởng
phấn khởi chống cái sai, cái xấu, không e ngại, né tránh…
Một tác phẩm khác cũng đã đi vào lịch sử của truyền thông đại chúng thời
đổi mới là tác phẩm “Cái đêm hôm ấy đêm gì” của tác giả Phùng Gia Lộc, đăng
trên báo Văn Nghệ. Bài bút ký đăng trang trọng trên trang nhất tờ báo Hội Nhà
văn đã gây một tiếng vang lớn, thổi bùng DLXH phẫn nộ về sự quan liêu, mất dân
chủ ở nông thôn, cùng với tệ “cường hào mới” ức hiếp, chà đạp lên con người. Có
được hiệu ứng đó, phải ghi nhận cách đưa tổ chức thông tin đầy sáng tạo và bản
lĩnh của Tổng bỉên tập - nhà văn Nguyên Ngọc, khi ngay sau “Cái đêm hôm ấy
đêm gì”, toà soạn đã cho đăng một bức thư “phản hồi”, lời lẽ đầy cay độc và trù
úm của một cán bộ về hưu ở Quảng Ngãi, lên án Phùng Gia Lộc bôi xấu đất nước,
bôi xấu chế độ…
Khi những con người bình thường, hiền hậu bị dồn đến chân tường, số phận
và sự lên tiếng của họ vẫn chưa làm nhiều cán bộ vốn quen bệnh quan liêu, xa dân
tỉnh ngộ, thì bức xúc của dư luận đã được khơi nguồn, trào dâng lên cao độ. Liên
tiếp những số báo sau, báo Văn Nghệ đăng hàng trăm bức thư, ý kiến của bạn đọc
đồng cảm với Phùng Gia Lộc, lên án nạn cường hào mới và đồng minh với nó là


bệnh quan liêu, xa dân. Nhiều bức thư còn phanh phui những hiện tượng xấu xa,
sai trái trong tầng lớp cán bộ thoái hoá, biến chất, cơ chế gò bó, bất hợp lý ở quê
mình, nơi mình chứng kiến…
“Cái đêm hôm ấy, đêm gì” thực sự là một minh chứng sống động về khả

năng khơi nguồn DLXH của truyền thông đại chúng. Khi truyền thông đại chúng
biết thổi bùng lên khát vọng sống tốt đẹp, khơi gợi công lý và lòng nhân ái, truyền
thông đại chúng có khả năng định hướng đúng đắn DLXH, góp phần giải quyết
triệt để và nhanh chóng các vấn đề nóng bỏng phát sinh…
1.1.2. Dư luận xã hội - đối tượng phản ánh của truyền thông đại chúng
Tại sao truyền thông đại chúng phải phản ánh DLXH? Truyền thông đại
chúng phản ánh đời sống xã hội. DLXH là một hiện tượng có ý nghĩa trong đời
sống xã hội, do đó nó cũng là một đối tượng quan trọng để truyền thông đại chúng
phản ánh.
Đó là một cách lý giải đúng nhưng chưa phản ánh hết tầm mức của vấn đề.
Bởi vì DLXH không chỉ thuần tuý là một hiện tượng xã hội có ý nghĩa. Sâu xa
hơn, nó gắn bó chặt chẽ với dòng thông tin thời sự, gắn bó với những sự kiện
nóng bỏng của đời sống xã hội. Đó là đối tượng trung tâm mà truyền thông đại
chúng có nhiệm vụ phản ánh. Mặt khác, DLXH biểu lộ thái độ, tình cảm, nhận
thức của công chúng trong xã hội về những vấn đề cụ thể. Truyền thông đại chúng
chính là kênh thông tin có thẩm quyền, có khả năng và lãnh trách nhiệm chuyển
tải thái độ, nhận thức, tình cảm ấy đến bộ máy công quyền nhằm phát ra thông
điệp cần thiết, giúp bộ máy ấy điều chỉnh, xử lý những vấn đề dư luận quan tâm.
Về bản chất, bộ máy công quyền tuân theo pháp luật, lấy pháp luật làm căn
cứ xử lý mọi vấn đề. Xã hội hiện đại thì việc “thượng tôn pháp luật” càng được đề
cao. Công quyền không thể xử lý công việc chỉ vì áp lực của DLXH. Thế nhưng,
trên thực tế, DLXH lại có sức mạnh to lớn. Nó thể hiện lý trí và tình cảm, thái độ
và quyết tâm của cả một cộng đồng to lớn trước những sự kiện quan trọng, những


vấn đề nhạy cảm của đời sống xã hội. Không cơ quan công quyền nào dám làm
ngơ trước một sức mạnh lớn lao như vậy. Truyền thông đại chúng khi chuyển tải
các sự kiện này cũng không bỏ qua cơ hội đặt vấn đề lên đúng tầm vóc của nó
bằng cách nhấn mạnh vào sự quan tâm của DLXH, coi đó như một tiêu chí, một
nguyên nhân chính đáng để truyền thông đại chúng phản ánh sâu hơn, kĩ lưỡng

hơn một hay một vài vấn đề nào đó phát sinh trong thực tiễn.
Truyền thông đại chúng phản ánh DLXH trên những bình diện nào? Có thể
nói, truyền thông đại chúng phản ánh mọi nội dung, khía cạnh của DLXH. Cũng
bởi DLXH thể hiện cách nhìn nhận đánh giá về các sự kiện, hiện tượng trong đời
sống xã hội ; sự kiện đã đa dạng, cách đánh giá còn đa dạng hơn nữa cho nên việc
phản ánh DLXH trên truyền thông đại chúng cũng hết sức phong phú, sinh động
với nhiều cấp độ khác nhau.
- Cấp độ thứ nhất, DLXH là khởi nguồn cho việc điều tra, tìm kiếm thông
tin và phản ánh sự kiện của truyền thông đại chúng. Trong trường hợp này, từ một
nguồn tin, từ một hoặc nhiều ý kiến phản ánh đến toà soạn báo hay thông qua các
kênh truyền thông khác, nhà báo và cơ quan truyền thông đại chúng tìm thấy vấn
đề dư luận quan tâm để tiếp tục khai thác đến cùng sự kiện đó.
Cách xử lý thông tin kiểu này khá phổ biến, vì suy cho cùng DLXH xuất
phát từ nguồn gốc ban đầu là “cái có thật”, nên việc tìm hiểu khai thác sâu hơn, kĩ
hơn bản chất sự thật ấy là nhiệm vụ của truyền thông đại chúng.
Cấp độ thứ hai, DLXH được phản ánh như một phần nội dung thông tin về
sự kiện trong tác phẩm truyền thông đại chúng.
Khi một sự kiện mới diễn ra, công chúng quan tâm đến hai vấn đề: 1. Bản
chất sự kiện ấy là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội? 2. Cơ
quan có trách nhiệm sẽ xử lý như thế nào?
Ở cả hai nội dung này, truyền thông đại chúng đều có trách nhiệm thông tin
và thông tin đầy đủ. Nhiều khi, thái độ xử lý của cơ quan công quyền còn được


công chúng quan tâm hơn cả bản thân sự kiện vì nó nói lên được nhiều điều.
Chẳng hạn, vụ việc các công trình cho thuê sai quy định ở công viên vườn thú
Thủ Lệ đang là điểm nóng gây gức xúc trong dư luận. Công chúng rất quan tâm
đến việc sai phạm như thế nào, ở mức độ nào. thế nhưng có lẽ việc quan tâm đến
bao nhiêu diện tích bị lấn chiếm, bao nhiêu nhà hàng, đơn vị kinh doanh mọc lên
lấn át không gian của thú nuôi và không gian thư giãn của du khách khi đến tham

quan không quan trọng bằng sự quan tâm đến thái độ và biện phát xử lý của cơ
quan chức năng, cụ thể là UBND TP Hà Nội và UBND quận Ba Đình. Bởi lẽ, sâu
xa đây là thể hiện kỉ cương, phép nước, thể hiện quyết tâm của lãnh đạo thành phố
trong việc làm thay đổi trật tự đô thị, lập lại kỉ luật và kỉ cương cho thủ đô văn
hiến. Cho nên, bên cạnh việc thông tin về tiến trình xử lý của cơ quan chức năng,
nhiều tờ báo còn đưa đậm phản hồi của dư luận, ý kiến của người dân và cán bộ
quản lý, tạo sức ép cho cơ quan công quyền giải quyết rốt ráo vấn đề. Tương tự
như vậy là vụ “cắt ngọn” các công trình sai phép trên địa bàn Hà Nội đầu năm
2007 cũng được truyền thông đại chúng đưa đậm nét ý kiến bạn đọc, công chúng,
bàn luận xung quanh các quyết định này… Sự phản ánh DLXH như một phần của
tác phẩm truyền thông đại chúng đã tạo ra thông tin thú vị, thúc đẩy cách giải
quyết của cơ quan chức năng theo đúng chiều hướng và mức độ cần thiết của nó.
Báo cũng là “kênh” để bạn đọc, công chúng giải toả bức xúc, thể hiện vai trò
“diễn đàn quần chúng nhân dân của truyền thông đại chúng”
- Cấp độ thứ ba, DLXH là đối tượng phản ánh duy nhất trong tác phẩm
truyền thông đại chúng. Đây là trường hợp những sự việc gây bức xúc dư luận, dư
luận cần thiết phải lên tiếng, hoặc còn nhiều ý kiến trái chiều gây tranh cãi.
Truyền thông đại chúng có thể dành hẳn một hoặc một số trang mục để bạn đọc,
công chúng lên tiếng. Ví dụ như sự kiện một cô gái đi làm thuê không công hơn
mười năm trời bị chủ quán phở hành hạ, đánh đập tàn nhẫn. DLXH bức xúc, lên
án kẻ dã tâm, thú tính, đồng thời phê phán lối sống lạnh lùng, vô cảm, “mũ ni che


tai” của những người xung quanh. Bên cạnh đó, một luồng ý kiến khác cũng tập
trung mạnh mẽ phê phán thái độ tắc trách của hệ thống chính quyền cơ sở khi để
sự việc xảy ra khá lâu mà không bị phát giác. Sự đa dạng của các luồng DLXH đủ
“dung lượng” và tư liệu để truyền thông đại chúng dành đất cho những trang báo,
những tác phẩm truyền thông đại chúng hoàn chỉnh. Giữa hàng trăm, hàng nghìn
cháu bé đi làm thuê, giúp việc các gia đình, giữa bao nhiêu cảnh ngộ éo le, cô bé
bị hành hạ chỉ là một trường hợp cụ thể và bản chất câu chuyện cũng chỉ “khuôn”

lại ở đó, thông tin vụ việc đã lập tức được làm sáng tỏ khi cơ quan công an vào
cuộc, kẻ thủ ác đã khai nhận tất cả tội lỗi. Thế nhưng, chính sự nối dài của dư luận
đã mở rộng biên độ vấn đề ra rất nhiều hướng, tạo nên nhiều lớp nghĩa, nhiều suy
luận khác nhau… Chính DLXH cũng là một nguồn thông tin quan trọng, làm sự
kiện thêm sống động, góp phần mở ra những hướng giải quyết mới, thúc đẩy sự
phát triển xã hội theo hướng tích cực và nhân văn hơn.
Từ những phân tích trên, có thể thấy việc phản ánh DLXH là một công việc
thường xuyên của truyền thông đại chúng. DLXH là thước đo nhịp đập, chính
kiến và tâm lý xã hội ở những thời điểm khác nhau, trước những sự kiện khác
nhau. Truyền thông đại chúng phản ánh đời sống xã hội, phản ánh các sự kiện
nóng bỏng trong đời sống nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của xã hội trong đó có cả nhu cầu thông tin phục vụ việc xây dựng và đề ra chính sách của
các cơ quan quản lý. Việc phản ánh DLXH trước hết giúp các cơ quan quản lý nhà
nước, các cơ quan hoạch định chính sách có thêm thông tin để điều chỉnh hoạt
động của mình cho phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của công chúng trong xã
hội. Hơn thế, khi DLXH được thể hiện công khai trên mặt báo, nó trở thành một
quyền lực thực sự, có khả năng áp chế, điều chỉnh hành vi xã hội theo hướng tích
cực, phù hợp với các chuẩn mực có tính cộng đồng… Đây là một phần của tính
dân chủ hoá đời sống xã hội, một phần nhất quán của tính công khai, minh bạch
mà chúng ta đang hướng tới.


Không phải luồng DLXH nào cũng là chính xác và đúng đắn. Song khi mở
rộng nhiều cánh cửa, với sự nhạy cảm và trách nhiệm của nhà báo và cơ quan
truyền thông đại chúng, thì DLXH chính là nguồn sinh lực cần thiết để thổi vào sự
kiện những góc cạnh mới mẻ, làm sống dậy những suy tư, trăn trở, những tranh
luận có trách nhiệm và lý trí, nhằm lột tả đầy đủ tầm vóc, quy mô sự kiện. Từ đây,
các giải pháp được đưa ra, các xu hướng được dự báo và ý thức cộng đồng, ý thức
tuân thủ các giá trị chuẩn mực đạo đức đích thực được đề cao. Nhà báo không
phản ánh DLXH một cách thuần tuý mà còn tạo động lực thúc đẩy DLXH theo
hướng tích cực, hướng dẫn DLXH đi theo lằn ranh phù hợp, tránh những xáo trộn,

đổ vỡ, mất phương hướng. Ở đây, vai trò của tài năng và nhân cách nhà báo có
một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi chỉ cần một chút thiên lệch, vấn đề có thể
được đẩy đi rất xa bản chất của nó, xã hội hoang mang, chuẩn mực bị xô lệch.
Một mặt, xã hội ghi nhận và biểu dương vai trò của truyền thông đại chúng trong
phản ánh kịp thời DLXH một cách chính xác và có trách nhiệm, nhưng mặt khác,
cũng cần cảnh giác với hiện tượng nhân danh DLXH để đưa ra những đánh giá
chủ quan, thiên kiến, làm sai lệch bản chất vấn đề. Thậm chí có cả những trường
hợp lấy “DLXH” chung chung không xác thực để hướng công chúng vào những
con đường hẹp của nhận thức, đề cao khuynh hướng cực đoan, ngụy biện chỉ có
lợi cho cá nhân một số người… Có thứ “DLXH” được nguỵ tạo để “bắt bí”, vùi
dập người lương thiện. Tất cả những hiện tượng đó đều cho thấy DLXH có một ý
nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội và với sự “nối dài” của truyền thông
đại chúng, sự bùng nổ của nó còn mạnh mẽ hơn nữa, ghê gớm hơn nữa… Phản
ánh DLXH, người làm báo phải có trách nhiệm với ngòi bút của mình, phải có
thêm những công cụ khoa học cần thiết để làm sáng tỏ và khai thác DLXH với tư
cách là “trí tuệ, nhận thức” chứ không phải là một tập hợp khó xác định và hoàn
toàn chỉ đo đếm bằng cảm tính giản đơn.


1.1.3. Truyền thông đại chúng định hướng dư luận xã hội
Truyền thông đại chúng phản ánh DLXH nhưng sự phản ánh ấy không thụ
động mà có ý thức rõ ràng, hướng tới mục tiêu cụ thể. Mục tiêu cuối cùng và cao
nhất chính là định hướng DLXH.
Thế nhưng, trên thực tế, vẫn còn tồn tại một số cách nhìn nhận chưa đầy đủ
về vai trò này của truyền thông đại chúng. Có người cho rằng truyền thông đại
chúng đơn thuần có nhiệm vụ đưa tin còn nhận thức là vấn đề của cá nhân không
ai áp đặt được. Dư luận đầy lý trí không cần ai định hướng hay hướng dẫn. Còn
nếu họ lầm lạc, nhận thức sai, hành động không chuẩn xác thì đã có sự điều chỉnh
của pháp luật chứ không phải trách nhiệm của truyền thông đại chúng hay các
phương tiện truyền thông khác.

Quan điểm này có vẻ như được không ít người tiếp thu và cổ suý vì nó mị
dân, đánh giá cao “giá trị nhận thức cá nhân”, đề cao trí tuệ và nhận thức xã hội.
Song trên thực tế, truyền thông đại chúng không thể chỉ phản ánh đơn thuần mà
luôn phản ánh có mục đích. Mục đích của thông tin trước hết là nhằm để công
chúng “biết” đến sự thật đang diễn ra xung quanh mình, nhưng sâu xa hơn còn
nhắm đến tích cực hoá đời sống xã hội, bởi nếu DLXH được phản ánh, sự thật
được công chúng biết đến làm xã hội rối loạn, kỉ cương bị phá vỡ, sinh mệnh con
người không được bảo đảm thì sự phản ánh thuần tuý đó liệu có ích lợi gì?
Thực tiễn hoạt động của truyền thông đại chúng các nước phương Tây cũng
cho thấy, vai trò định hướng DLXH của nhà báo cũng như trách nhiệm xã hội của
các phương tiện truyền thông cũng luôn được coi trọng và nhấn mạnh. Trong suốt
chiến tranh vùng Vịnh, các phương tiện truyền thông Mỹ không hề đưa ra những
hình ảnh về “đầu rơi máu chảy”- những hình ảnh vốn rất dễ tạo làn sóng dư luận


phản kháng. Trái lại là hình ảnh những người dân hân hoan khi được giải phóng
khỏi chế độ “độc tài”, sự phô trương sức mạnh quân sự qua những vũ khí tối tân
hiện đại thể hiện tầm vóc một cường quốc văn minh luôn tự nhận vai trò “lãnh
đạo thế giới”, luôn thực hiện các cuộc “chiến tranh sạch” cả về mục đích lẫn
phương pháp quân sự…
Như thế, mục đích định hướng DLXH, dù được gọi dưới những cái tên
khác nhau vẫn luôn là điều truyền thông đại chúng chú ý tuân thủ.
DLXH như đã phân tích ở trên có cả yếu tố chân lý được nhận thức, chứa
đựng sự thật của đời sống hiện thực. Song sự thật ấy còn bị chi phối bởi nhiều yếu
tố từ nhận thức chủ quan của cá nhân đến lợi ích cụ thể của từng nhóm người
trong xã hội. Mặt khác, sự kiện diễn ra rất nhanh, thời gian để định lượng đánh giá
không đủ độ dài cần thiết, dư luận lại dễ bị thổi phồng, nương theo chiều hướng
mong muốn tiếp nhận những thông tin “độc” hơn, giật gân hơn nên dễ có chiều
hướng thiếu chính xác, thiên lệch. Ngay cả những thông tin chính xác thì cũng cần
phải điều chỉnh dưới góc độ lợi ích xã hội và bảo vệ các giá trị cơ bản, nhân văn

của con người. Do đó, bên cạnh việc phản ánh DLXH, truyền thông đại chúng còn
có nhiệm vụ quan trọng là định hướng đúng đắn DLXH, “chỉnh” cho dòng chảy
ấy đi thuận chiều, góp phần tích cực giải quyết các nhiệm vụ xã hội đặt ra.
Khi xảy ra vụ việc sai phạm ở PMU18, DLXH phẫn nộ vì hành vi đánh bạc,
sa đọa về đạo đức ở một số cán bộ được giao trọng trách của ngành giao thông
vận tải, cụ thể là một đơn vị quản lý giải ngân hàng tỷ đô la đầu tư là PMU18. Sự
bức xúc của dư luận làm bùng lên làn sóng phẫn nộ, đòi hỏi phải xử lý nghiêm
người sai phạm và cả những cá nhân bao che sai phạm. Khi người dân và DLXH ý
thức sâu sắc và lên án hành vi tiêu cực, đó là cơ sở tích cực để phanh phui và xử
lý dứt điểm những tiêu cực ấy, trả lại môi trường lành mạnh và sự phát triển cho
đơn vị, rộng ra là cho cả lĩnh vực kinh tế trọng yếu ấy. Song, ở một góc độ khác,
việc dư luận bùng phát mạnh mẽ mà thiếu những cơ sở thông tin đầy đủ, dẫn đến


hiểu không đúng bản chất vấn đề, thổi phồng sự việc có thể lại gây ra những ảnh
hưởng không tốt đến môi trường xã hội. Cách nhìn định kiến “cán bộ xây dựng
nào cũng tham nhũng, dự án giao thông nào cũng có tiêu cực” đã tạo nên áp lực
rất nặng nề lên bộ máy hoạt động của ngành giao thông. Mặc dù kết luận của cơ
quan điều tra sau đó đã làm rõ, vụ PMU 18 không nghiêm trọng đến như một số
cơ quan truyền thông đã hào hứng mô tả, nhưng hơn một năm sau khi vụ việc xảy
ra, trên diễn đàn quốc hội, tân bộ trưởng bộ giao thông vận tải vẫn phải thừa nhận
“di chứng của PMU 18 là rất lớn”, vì rất nhiều dự án giải ngân chậm, do nhà thầu
và chủ đầu tư “e dè” khi xuất vốn và nghiệm thu. Thái độ “thủ thế”, sợ đủ bề, né
tránh trách nhiệm một phần rất quan trọng là do áp lực DLXH, áp lực của các cơ
quan giám sát, cơ quan quản lý nhà nước và tâm lý tự thân những người có trách
nhiệm khi bị dư luận “quan tâm” săn sóc kĩ lưỡng, đánh giá khắt khe, vượt quá
tầm mức thật sự của vấn đề.
Vấn đề đặt ra là, truyền thông đại chúng cần phải có trách nhiệm định
hướng đúng đắn DLXH (có người dùng cụm từ hướng dẫn DLXH). Song định
hướng như thế nào cho hiệu quả lại cần sự nghiên cứu, xem xét thấu đáo, tránh tư

duy giản đơn, áp đặt.
1.2. Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng vào dư luận xã hội
Mối quan hệ mật thiết giữa truyền thông đại chúng và DLXH là một sản
phẩm tự nhiên, tất yếu trong điều kiện xã hội phát triển dựa trên những liên kết
chung, nảy sinh những mối quan tâm giống nhau về những vấn đề có liên quan
giữa nhiều người; mặt khác truyền thông đại chúng phát triển làm cầu nối cho
những thông tin được quan tâm có điều kiện lan toả đi rất xa. DLXH với đặc thù
của nó là phản ứng của cộng đồng rộng rãi trước những vấn đề thời sự nóng bỏng
nảy sinh luôn rất nhạy cảm với nguồn thông tin từ các loại hình truyền thông đại
chúng.


Cơ chế, theo từ điển tiếng Việt là “cách thức theo đó một quá trình thực
hiện”. PGS, TS Nguyễn Văn Dững cho rằng: “Cơ chế có thể được hiểu là một quá
trình và cách thức diễn ra hay thực hiện của một hiện tượng xã hội, quá trình và
cách thức ấy bao gồm các công đoạn và mối quan hệ giữa chúng theo một trật tự
logic nhằm hướng tới một mục tiêu nào đó” (1).
Như vậy, nghiên cứu cơ chế tác động của truyền thông đại chúng vào
DLXH chính là tìm hiểu cách thức, con đường và khả năng tác động vào DLXH
của truyền thông đại chúng - phương tiện truyền thông phổ biến và năng động
nhất hiện nay.
Theo PGS, TS. Tạ Ngọc Tấn, "DLXH là thành tố quan trọng của ý thức xã
hội. Nó chính là phản ứng của dư luận trước những vấn đề thời sự" [56, tr.54].
Như vậy, muốn tìm hiểu DLXH trước hết phải tìm hiểu bản chất sự kiện và cách
thức, nội dung thông tin, sự kiện mà công chúng tiếp nhận được. Cùng một sự
kiện hoàn toàn có thể tạo ra những phản ứng khác nhau từ phía dư luận tùy thuộc
vào góc độ, tính chất thông tin mà công chúng tiếp nhận. Khả năng tác động của
truyền thông đại chúng vào DLXH chính là ở vai trò chọn lựa thông tin hay góc
độ nào đó của thông tin, nhằm tác động có lợi hay không có lợi cho đối tượng nào
đó, tùy mục đích của nhà truyền thông và nhóm chính trị mà nhà truyền thông ấy

phục vụ. Ngoài ra, cách đánh giá, phân tích cũng tạo nên hiệu ứng khác nhau, khi
quan điểm của mỗi nhà truyền thông có những khác biệt trên cùng một vấn đề,
một sự kiện.
PGS, TS. Mai Quỳnh Nam cho rằng: “Các phân tích về cơ chế từ tác động
truyền thông đối với hành động của con người cho thấy: bằng việc cung cấp thông
tin, kiến thức, thông qua các kênh, hay một con đường nào đó đến với đối tượng
tiếp nhận, đối tượng tiếp nhận hiểu và có khả năng làm theo sự chỉ dẫn của thông
tin đã tạo nên hành động của các cá nhân và các tập đoàn người” (3).


Để định hướng DLXH, theo PGS, TS. Mai Quỳnh Nam, các phương tiện
truyền thông địa chúng có những nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, tăng cường và phát triển dân chủ hoá các mặt của đời sống xã
hội; tổ chức và động viên nhân dân tham gia vào các hoạt động quản lý xã hội.
Thứ hai, thông tin cho nhân dân về tình trạng của DLXH trên các vấn đề
đang tạo nên mối quan tâm chung của toàn thể xã hội, nhất là các vấn đề có tính
cấp bách.
Thứ ba, tác động lên các thiết chế xã hội và đề xuất các phương án hoạt
động.
Thứ tư, hình thành DLXH về một vấn đề nào đó nhằm thúc đẩy hoặc hạn
chế sự phát triển của thực tế đó.
Thứ năm, xây dựng lòng tin, thế giới quan và ý thức quần chúng.
Thứ sáu, điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội, làm tăng cường
tính tích cực chính trị- xã hội của quần chúng. (2)
Như vậy, chìa khoá của vấn đề ở đây là vấn đề “nhận thức”. Thông tin
chính là điều kiện để thay đổi, định hướng, hoặc làm sâu sắc thêm nhận thức của
đối tượng, và từ nhận thức (hiểu), mỗi cá nhận và cộng đồng sẽ hành động theo
cách nhận thức của mình, phù hợp với nguồn thông tin và hướng thông tin được
tiếp nhận.
PGS, TS Nguyễn Văn Dững nhận xét: "Có ba tiêu chí cho một tác phẩm

truyền thông đại chúng hay, hấp dẫn công chúng. Thứ nhất, tác phẩm đề cập được
sự kiện, vấn đề bức xúc, nóng hổi, nổi cộm trong DLXH, đang được công chúng
đón đợi, muốn biết và cần được giải thích giải đáp; thứ hai là tác phẩm được cấu
thành, được xây dựng từ những chi tiết sống động, những số liệu xác thực, tin cậy;
thứ ba là cách thức diễn đạt, trình bày ngắn gọn, sáng rõ, cuốn hút. Tuy nhiên,
tính hấp dẫn cũng như cơ chế tiếp nhận của tác phẩm báo in, báo phát thanh,


truyền hình và báo mạng Internet có những yêu cầu đặc thù khác nhau mà trong
phạm vi bài viết này chưa có dịp đề cập tới" (1).
Từ sự phân tích đó, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững đưa ra quan điểm về "bộ
lọc thông tin" mà Picattso cũng đã đề cập. "Thứ nhất là sự kiện ấy có thật không ?
(tức là sự kiện phải xác thực, không được bịa đặt, thêm thắt...); thứ hai là thật rồi
nhưng có hấp dẫn không ?; và thứ ba là hấp dẫn nhưng có ích lợi gì không? Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng đã căn dặn các nhà báo luôn luôn xác định viết cái gì, viết
cho ai và sau đó là viết như thế nào?" (1).
Đồng tình với quan điểm trên, nhưng PGS, TS Mai Quỳnh Nam đồng thời
lại nhấn mạnh thêm “khả năng ứng dụng rộng rãi của truyền thông”: “Những tính
chất cơ bản mà thông điệp truyền thông cần phải có như tính kịp thời, trung thực,
có sức thuyết phục và đặc biệt là khả năng ứng dụng rộng rãi cần được các nhà
truyền thông coi trọng trong hoạt động chuyên môn của họ” (3).
DLXH được xem là một hiện tượng phát triển từ sự tác động của truyền
thông đại chúng. Nhưng, mặt khác, DLXH tiếp tục tác động trở lại với truyền
thông đại chúng, đòi hỏi truyền thông đại chúng cung cấp thông tin đầy đủ, kĩ
lưỡng và rõ ràng hơn. Cả DLXH và truyền thông đại chúng đều tạo áp lực giải
quyết vấn đề, tạo áp lực về tiến độ, mức độ giải quyết, thậm chí có thể đặt ra yêu
cầu xem xét vấn đề theo hướng khác. Quan điểm đánh giá của truyền thông đại
chúng hay của DLXH, trong chừng mực nào đó sẽ tác động đến chiều hướng xử lí
vấn đề, sự kiện của những người có trách nhiệm.
Theo chúng tôi, truyền thông đại chúng tác động vào DLXH bằng hai con

đường: lý trí và tình cảm, trong đó tác động vào tình cảm là quan trọng và tác
động vào lý trí là cơ bản. Trên nền tảng lý trí, nhận thức, DLXH sẽ được tạo dựng
bền vững và sâu sắc. Nhưng để tác động nhanh chóng, tạo hiệu quả tức thì, việc
nhấn mạnh yếu tố cảm xúc, tình cảm cá nhân là một “kênh” hỗ trợ cực kì hiệu


quả. Truyền thông đại chúng phải quan tâm thích đáng đến cả hai con đường tác
động này khi hướng tới mục tiêu định hướng DLXH cho hiệu quả.


CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
TRONG VỤ VIỆC “NỖI GIAN TRUÂN KHI LÀM SỔ ĐỎ”
(BÁO ĐIỆN TỬ DÂN TRÍ)
2.1. Chùm tác phẩm “Nỗi gian truân khi làm sổ đỏ” – Sự kết hợp của dư luận
xã hội và báo chí
Vụ việc “Nỗi gian truân khi làm sổ đỏ” của tác giả Vũ Văn Tiến (Báo điện
tử Dân trí) gồm 1 số bài viết đã thực hiện để thấy được hành trình bền bỉ của người
làm báo cũng như nỗi gian truân khi đi làm sổ đỏ đã là một câu chuyện “không của
riêng ai” ra sao: Những nỗi đau của người dân Từ Liêm quanh câu chuyện sổ đỏ;
Hà Nội: Gần 7000 tổ chức và 98.800 hộ dân chưa được cấp sổ đỏ; Luật sư “trần
tình” nỗi khổ khi đi làm sổ đỏ; Muốn rụng rời cả chân tay khi làm sổ đỏ; 89% ý
kiến cho rằng nên khoán định mức đối với với cán bộ làm sổ đỏ; Cần phải tố cáo
hành vi sách nhiễu với các cấp chính quyền…. Vụ việc được bắt đầu từ “sức nóng”
của diễn đàn, dư luận xã hội bức xúc, chia sẻ về trường hợp của chính mình khi
gặp nhiều khó khăn khi làm sổ đỏ.
Chính những ý kiến của người dân gửi đến báo điện tử Dân trí về những khó
khăn của mình khi làm sổ đỏ, đặc biệt tại khu vực Từ Liêm và Quận Hoàng Mai,
Quận Ba Đình đã khiến cho toà soạn quyết định đi sâu tìm hiểu thực tế. Nhà báo
Vũ Văn Tiến đã thực hiện loạt bài phản ánh về những câu chuyện: Những nỗi đau
của người dân Từ Liêm quanh câu chuyện sổ đỏ, Quận Hoàng Mai kiểm điểm

nhiều cá nhân liên quan đến cấp sổ đỏ. Từ loạt bài ấy, toà soạn đồng thời đã xây
dựng diễn đàn để đón nhận luồng dư luận xã hội với những ý kiến khác nhau của
người dân về việc làm sổ đỏ hiện nay. Điều đó đã tạo nên được sức nặng cho vấn
đề khiến nhiều cơ quan chức năng quan tâm. Đặc biệt là Thủ tướng chính phủ đã ra
Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp
cấp bách để chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (gọi chung là “sổ đỏ”). “Tin vui” này, thiết


nghĩ, không chỉ dành cho những người đang quan tâm đến cải thiện cung cách, thủ
tục làm sổ đỏ, mà ở góc độ nào đó, có thể coi là một “chiến thắng” của người làm
báo.
2.2. Vai trò của Dư luận xã hội đóng góp trong vụ việc
Có thể nói, thành công của chùm bài “Nỗi gian truân khi làm sổ đỏ” đầu tiên
phải kể đến đó là việc hàng loạt những ý kiến của bạn đọc gửi đến cho Tòa soạn
báo Dân trí. Thực tế chức minh rằng, sự tương tác của công chúng có tác động rất
lớn tới cơ quan báo chí. Đối với báo mạng điện tử, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ
cao, các độc giả không chỉ gửi thư mà còn qua email gửi ý kiến phản hồi tới tòa
soạn. Nhà báo Vũ Văn Tiến là trưởng ban Bạn đọc từ những ý kiến này đã xây
dựng thành công diễn đàn chia sẻ sôi nổi để người dân cùng bàn về việc làm sổ đỏ.
Chie ():
Thông qua các bài phản ánh trên Dân trí ta thấy rằng người đi làm sổ đỏ đã tìm
hiểu rất rõ luật, hỏi người thân về những vướng mắc, giấy tờ cần chuẩn bị trước
để rút ngắn thời gian đi lại. Tuy nhiên việc hành dân của phòng địa chính được coi
là việc tất yếu mà lâu nay vẫn xảy ra, không ai bàn cãi. Có ý kiến thì cũng chỉ
được trả lời gọi là có một cách rất vòng vo, vì thế người dân không biết kêu ai.
Còn nói về thu nhập thấp mà việc lại quá nhiều thì càng vô lý hơn. Cán bộ địa
chính phường chỉ giải quyết công tác đất đai, còn dịch bệnh, vệ sinh đã có công ty
môi trường đô thị và thú y lo, đâu phải cán bộ địa chính cáng đáng hết. Đến cấp
huyện càng rõ trong việc phân công chức năng, nhiệm vụ của từng ban, các tổ,

nhóm trong phòng ban. Còn lương thì làm nhà nước ai chẳng giống ai, mà có thể
lấy lý do đó. Việc coi thường pháp luật gây khó dễ cho dân chỉ với một mục đích
duy nhất là ăn chặn những đồng tiền mồ hôi công sức của người dân mà thôi.


Duyz ():
Không thể đổ lỗi do nhân lực ít, công việc nhiều, thu nhập thấp, thời gian bị bó
buộc, trình độ bị hạn chế không có thời gian học thêm, nghiên cứu thêm. Bởi học
thêm, nghiên cứu thêm là việc riêng cá nhân của anh, anh có thể lo liệu sắp xếp
ngoài giờ làm việc, chẳng có ai bố trí việc ít để anh ngồi học thêm và nghiên cứu,
nghe bất hợp lý quá.
Bạn nói thái độ làm việc “hành dân”, theo tôi, có một số cán bộ tuy có trình độ
nhưng muốn hành dân để kiếm tiền (việc đó có). Một số thì nói thực là không có
đủ trình độ để tìm ra một lúc tất cả các thiếu sót trong hồ sơ (họ là con em, người
thân hoặc đã bỏ tiền để kiếm chỗ làm tốt, học vấn chưa cao những sẽ tìm cách làm
đầy đủ hồ sơ bằng các khóa học ngắn hạn hoặc bất kỳ một hình thức nào đó…).
Như tôi đây chẳng hạn có gần 30 năm làm trong cơ quan, khi tôi đến 2 cấp xã và
huyện làm thừa kế, tôi làm rất kỹ và hỏi cán bộ địa chính rất cặn kẽ cần bổ sung
những giấy tờ gì tôi đều phúc đáp. Nhưng mỗi lần đến cứ bổ sung thêm, cái đã làm
trước thì cứ lần lượt trả lại bảo là thừa. Tôi bực mình đề nghị hồ sơ tôi thiếu
những gì cần bổ sung nói cụ thể, các ông địa chính đổ lỗi do thế này, thế khác v.v..
và v.v…
Quang Minh ():
Trong các thủ tục để cấp sổ đỏ, có nhiều điều bất cập đến mức rất đáng... "cười":
Ví dụ, một thửa đất do ông nội tôi để lại cho cha tôi và các chú tôi, nay muốn cấp
sổ đỏ phải khai tông chi. Ông tôi sinh năm 1895, bà tôi sinh năm 1897, nếu khuyết
mất giấy tờ chứng minh rằng ông, bà tôi đã mất thì sẽ không được cấp sổ. Nếu
giấy tờ chứng tử của cả ông bà tôi đầu thất lạc (do chiến tranh, do không làm
chứng tử...) thì khi nào sẽ được cấp sổ? Có thể nói luôn: không bao giờ ! Một phép
tính đơn giản, nếu ông bà tôi còn sống thì đã lập kỷ lục thế giới về tuổi thọ rồi. Và



nếu bà tôi ở tuổi này mà còn sinh đẻ thì cả thế giới phải biết. Vậy mà chưa có
chứng tử thì coi như còn sống! Nên chăng, cần có những "độ thoáng" nhất định thì
tiến trình cấp sổ đỏ mới nhanh hơn được.
Thảo Nguyên ():
Nghĩ tới quãng thời gian gia đình tôi khó nhọc đi làm sổ đỏ (đã được 2 năm) và
đến nay vẫn chưa xong... mà hằng đêm tôi rơi nước mắt. Nhất là những hôm gia
đình tôi đến hạn nộp tiền thuê nhà, rồi trời mưa, nhà trọ giột nước ngay trên mặt
khi đang ngủ... Nghĩ tới cảnh biết bao giờ làm xong sổ đỏ để có nhà ở mà tôi thức
trắng đêm!
Dân tỉnh lẻ ra ngoài này mưu sinh, mua được nhà đã khó còn bị người chủ cũ
chiếm đoạt nhà, chính quyền muốn can thiệp giúp nhưng phải có sổ đỏ. Mà đi làm
sổ đỏ thì lúc cán bộ bảo thiếu cái này, lúc bảo thiếu cái kia. Mỗi lần nghỉ việc để
đi làm thì lại bớt lương đi, màu mè thì không biết kiếm đâu ra... Và cứ thế!
Nỗi oán giận những cán bộ gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình tôi đi làm sổ
đỏ cứ tăng lên... như chứa cả nỗi căm tức và thất vọng! Bởi những lý do cán bộ
đưa ra với người học luật như tôi tôi thấy coi thường.
Tôi đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhanh chóng can thiệp ngay
nỗi bức xúc của người dân nghèo khi đi làm sổ đỏ. Chứ nhiều khi, tôi như mất hết
niềm tin.
2.3. Thành công của báo chí trong việc phản ánh vụ việc
Trong vụ việc này, báo chí và dư luận xã hội đã có những tương tác, tác
động qua lại lẫn nhau rất tích cực để tạo nên thành công trong phản ánh vấn đề.
2.3.1. Báo chí khơi nguồn và truyền dẫn Dư luận xã hội.
Nắm bắt rất nhanh những ý kiến của người dân, tòa soạn báo Dân trí đã lập
lực đăng tải những phản hồi đó lên thành những diễn đàn để những người đọc khác
tiếp tục chia sẻ quan điểm riêng của mình về vấn đề quy trình và khó khăn làm sổ



đỏ. Nếu không từ Báo chí để xây dựng diễn đàn, thì những người dân khác nhau sẽ
khó có thể cùng chia sẻ ý kiến và có những quan điểm va đập nhau, cũng như
không thể đưa ra những giải pháp khuyến nghị với vấn đề này.
Cũng nhờ những khả năng tương tác, báo mạng điện tử thiết lập các diễn đàn
hay thực hiện các cuộc bỏ phiếu giúp cho những giá trị thông tin, giá trị của dư
luận xã hội trở nên ý nghĩa cao. Ở bài viết này, tòa soạn cũng đã thực hiện những
cuộc vote cho người đọc để đánh giá quan điểm. Chính bạn đọc đã gợi ý cho
Báo Dân Trí đã mở đợt thăm dò về vấn đề làm sổ đỏ nên được khoán định mức cho
các cán bộ phải hoàn thành, thay vì để dân phải đi “xin” cấp sổ đỏ như hiện nay.
Kết quả: đã có 59.813 (89%) ý kiến đồng tình với gợi ý trên; 4.524 (7%) ý kiến
không đồng tình; 2.510 (4%) ý kiến khác….”.

2.3.2. Báo chí cung cấp kiến thức nâng cao hiểu biết
Qua những diễn đàn được tòa soạn đăng tải, những thông tin bài báo được
nhà báo nhanh nhạy khai thác vấn đề từ dư luận xã hội chúng đã giúp cung cấp
thông tin cho người dân về những khó khăn thực tế khi phải đi làm sổ đỏ cũng như


những quy định, nguyên tắc thực tế được Nhà nước quy định khi người dân làm sổ
đỏ:
Ví dụ như: Về thủ tục cấp sổ đỏ thời điểm trước ngày 23/10/2008 tách thành
hai thủ tục: Thực hiện giao đất, cho thuê đất riêng và cấp sổ đỏ riêng là chưa phù
hợp, thời gian giải quyết có một số trường hợp kéo dài. Thời gian giải quyết việc
cấp sổ đỏ đối với một số tổ chức còn chậm so với quy định.
Bộ TN&MT đề nghị UBND TP. Hà Nội chỉ đạo Sở TN&MT và cơ quan liên quan
thực hiện đúng thủ tục, trình tự và thời hạn cấp GCNQSDĐ và sở hữu nhà ở theo
đúng quy định; rà soát lại quy trình đăng ký, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp sổ đỏ
cho tổ chức; Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị chuyên môn
thuộc Sở, và tăng cường công tác lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp sổ đỏ
cho các tổ chức trên địa bàn Thành phố theo quy định; Nghiêm túc kiểm điểm,

khắc phục một số tồn tại đối với cơ quan, cá nhân có liên quan theo quy định của
pháp luật.
Trên cơ sở thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 20/1/2010 của Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo Sở TN&MT tiếp tục rà soát các tổ chức sử dụng đất trên địa
bàn Thành phố chưa được cấp sổ đỏ, xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực
hiện và hoàn thành công tác cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất theo quy định hiện hành.
2.3.3. Tác động đến các cơ quan chức năng
Chúng ta thường biết, báo chí có chức năng quản lý, giám sát và phản biện
xã hội, và đây là chức năng rất có tác động lớn đến đời sống xã hội. Vai trò tham
gia quản lý xã hội của báo chí trước hết là đảm bảo thông tin hai chiều từ người
dân và những người quản lý, đảm bảo cho những quyết định quản lý thông suốt và
thực tế. Báo chí là diễn đàn nhân dân bởi vậy cũng cần đưa ra những vấn đề then
chốt, bức xúc của nhân dân với các vấn đề quản lý xã hội. Từ đó, báo chí đưa ra


những phản biện của dư luận xã hội tới những cơ quan chức năng. Trong chùm bài
“Nỗi gian truân khi làm sổ đỏ”, tòa soạn báo đã nhanh chóng không chỉ đẩy bài và
diễn đàn tích cực (với 20 bài viết), mà tòa soạn đồng thời đã gửi đến các cơ quan
chức năng để tiếp thu và nắm bắt vụ việc. Thủ tướng chính phủ đã đưa ra chỉ thị về
việc cấp sổ yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện rà
soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định về sổ đỏ của địa phương không còn phù
hợp với pháp luật hiện hành; tăng cường cải cách thủ tục cấp Giấy chứng nhận
nhằm rút ngắn thời gian thực hiện và công bố công khai trên các phương tiện thông
tin đại chúng để người dân thực hiện, giám sát; đồng thời thông báo số điện thoại
nóng để người dân phản ánh tình hình… Ngoài ra, Chỉ thị trên nhấn mạnh: “Các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách
nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này, báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ 6
tháng, hàng năm về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đó chính là thành công rất lớn, tác động rất lớn mà chùm bài viết cũng như
tòa soạn đã đem đến. Vấn đề đã được lên tiếng, được Thủ tướng chính phủ đưa ra
chỉ thị giải quyết và có thể từ đây, việc đi làm sổ đỏ sẽ không còn bị phiền nhiễu,
người dân sẽ không còn gặp khó khăn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Dững (1994), Báo chí và dư luận xã hội – các hình thức của

mối quan hệ tác động, Luận án tiến sĩ, khoa Báo chí, trường Đại học Tổng
hợp quốc gia Lômônôxốp, Matxcova
2.

Nguyễn Văn Dững (2007), “Cơ chế tác động của báo chí”, Tạp chí Đại học

Quốc gia, HN
3. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao động , HN
4. Lương Khắc Hiếu (Chủ biên), (1999), Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi

mới, Nxb Chính trị quốc gia, H
5. Mai Quỳnh Nam (1996), “Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội”, Tạp

chí Xã hội học, Số 1 (53)
6. Mai Quỳnh Nam (1996), “Mấy vấn đề DLXH trong công cuộc đổi mới”,

Tạp chí Xã hội học, Số 2 (54)
7.

Mai Quỳnh Nam (2007), “Truyền thông và phát triển”, Tạp chí Người làm


báo, (11).



×