Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nhu cầu của việc nghiên cứu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.55 KB, 10 trang )

Nhu cầu của việc nghiên cứu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay –
Toàn cầu hóa là xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để
hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định
đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho từng bước đi. Đồng
thời có thể khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có
nhiều lợi ích nhất và có thể hạn chế được mức thấp nhất những thách thức, những
tiêu cực nảy sinh.
Văn hóa là hồn cốt của một dân tộc. Vậy nên nhu cầu nghiên cứu văn hóa trong bối
cảnh toàn cầu hóa trở nên quan trọng và cấp thiết. Nó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội như: Chính trị, kinh tế, khoa
học…
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA
Ngay từ giữa thế kỉ, năm 1952, hai nhà văn hóa học Hoa Kì A.Kroeber và
C.Kluckholn đã thống kê được 150 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Ngày nay, số
lượng các định nghĩa đó đã tăng lên rất nhiều( trên 300 định nghĩa). Gần đây,
UNESCO đã đưa ra định nghĩa chính thức về văn hóa: “Văn hóa phản ánh và thể
hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống( của mỗi cá nhân và các
cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng
bao thế kỉ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mĩ và
lối sống mà dựa trên đó các dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.”
2. KHÁI NIỆM TOÀN CẦU HÓA


Thuật ngữ toàn cầu hóa đã được xuất hiện vào những năm 1950, với sự phổ biến
của các phương tiện giao thông vận tải có động cơ và sự gia tăng các trao đổi
thương mại, nó được chính thức sử dụng rộng rãi từ những năm 1990.
“Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền
kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia,
các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa ,kinh tế…trên quy mô toàn cầu. Đặc


biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa hầu như được dùng để chỉ các tác động của
thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay “ tự do thương mại” nói riêng.
Cũng ở góc độ kinh tế , người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu
kéo theo các dòng chảy thương mại, kĩ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa…”
3. KHÁI NIỆM TOÀN CẦU HÓA VĂN HÓA
Dưới tác động của toàn cầu hóa, cùng với những thay đổi mang tính cách mạng
trong khoa học công nghệ, thì sự giao lưu, mức độ tác động qua lại giữa các nền văn
hóa đã thay đổi về chất, đến độ, không ít học giả coi sự tương tác và giao lưu văn
hóa trong thời đại ngày nay là toàn cầu hóa văn hóa.
Toàn cầu hóa văn hóa vẫn còn là vấn đề đang gây nhiều tranh luận trong giới nghiên
cứu. Bởi lẽ, có không ít người cho rằng : xu hướng của mọi quá trình toàn cầu hóa
là đi đến nhất thể hóa. Nói cách khác, chỉ những quá trình nào dẫn đến sự kiến tạo
nên các hệ chuẩn mực chung cho toàn nhân loại thì mới được gọi là toàn cầu hóa.
Và một khi toàn cầu hóa được hiểu như vậy thì sẽ không thể có toàn cầu hóa văn
hóa. Vì rằng, thế giới trong đó chúng ta đang sống là một di sản văn hóa đặc biệt,
ràng buộc chúng ta với tổ tiên và con cháu chúng ta, và phân biệt chúng ta với các
thành viên của nền văn hóa khác.
Tuy nhiên, nhiều học giả lại có quan điểm khác. Theo đó, toàn cầu hóa chỉ đơn giản
là quá trình mở rộng phạm vi giao tiếp và trao đổi giữa người với người đạt đến cấp
độ toàn thế giới. Với quan niệm này thì toàn cầu hóa là khái niệm hoàn toàn co thể


chấp nhận được và có thể hiểu như sau: “ Toàn cầu hóa văn hóa phản ánh không chỉ
xu hướng nhất thể hóa các chuẩn giá trị mà còn bao hàm tất cả những hậu quả khả
dĩ do giao lưu và tương tác văn hóa đem lại, cụ thể như: sự dung nạp lẫn nhau giữa
các yếu tố của các nền văn hóa khác nhau để hình thành nên hệ giá trị chuẩn chung
cho toàn nhân loại; sự va chạm và đụng độ giữa các nền văn hóa ở cấp độ toàn cầu;
xu hướng bài ngoại, chủ nghĩa biệt lập văn hóa…”
II. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI
VĂN HÓA VIỆT NAM

1. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC
Nhờ sự mở rộng giao lưu văn hóa, Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp thu một cách có
chọn lọc những tinh hoa của nền văn hóa , văn minh nhân loại để làm giàu kho tàng
văn hóa dân tộc. Bằng cách đó, những yếu tố văn hóa tiến bộ được dung nạp và
những yếu tố văn hóa lạc hậu lỗi thời đang kìm hãm sự phát triển bị loại bỏ _ trong
khi diện mạo văn hóa riêng của Việt Nam vẫn được khẳng định.
Toàn cầu hóa tạo nên cơ sở để chúng ta tăng cường đầu tư nhiều hơn nữa vào giáo
dục và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, củng cố ý thức cộng đồng, đẩy mạnh
dân chủ và đa dạng hóa văn hóa để chuẩn bị chuyển sang một nền kinh tế mới _ nền
kinh tế dựa vào tri thức.
2. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
Trong quãng thời gian hội nhập văn hóa thế giới quả là cuộc đấu tranh quyết liệt.
Đánh giá về thành tựu hội nhập văn hóa có nhiều ý kiến khác nhau, không được
đồng thuận như khi chúng ta đánh giá về thành tựu đổi mới kinh tế. Điều này chứng
tỏ quá trình hội nhập văn hóa của chúng ta có nhiều vấn đề non yếu . Không ai phủ
nhận sau những năm đổi mới, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta được nâng


cao, được mở rộng phong phú, đa dạng và giàu có hơn nhiều. Nhưng cũng phải thừa
nhận rằng, bên cạnh những mặt tích cực đó thì nhiều mặt hạn chế của đời sống xã
hội cũng nảy sinh . Đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng, đồi sống văn hóa bị lai
căng, nhiều chuẩn mực xã hội không còn được tôn trọng, một số mặt xấu được duy
trì công khai, nhiều tệ nạn không ngăn chặn được…
Riêng về lĩnh vực văn học – nghệ thuật, văn chương nghệ thuật thế giới ồ ạt tràn
vào nước ta, cả những tác phẩm hay lẫn những tác phẩm dở. Văn hóa bạo lực, tình
dục hiên ngang thách thức những tuần phong mĩ tục của văn hóa dân tộc. Những
món hàng ăn liền rẻ tiền tấn công những giá trị sâu sắc, thâm nghiêm. Những tính
chất văn chương ngoại lai đó đôi khi có sức mạnh chiếm lĩnh hẳn được bộ phận làm
nhiệm vụ sáng tạo, biểu diễn và bộ phận công chúng đông đảo. Nhiều khi nó lại
đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu khá rầm rộ.

III. NHU CẦU NGHIÊN CỨU VĂN HÓA TRONG
BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ
Nói tới chính trị chúng ta đề cập tới vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm. Nó có thể
gây bất đồng nơi nhiều người từ những lý thuyết, quan điểm và thực tiễn. Bất đồng
về tư tưởng, về các đường lối chính sách và việc phân chia quyền lực. Chính trị
nhiều lúc cũng bị thao túng và biến tướng. Nó tạo lập những tập đoàn quyền lực làm
khuynh đảo cuộc sống xã hội . Gần đây nhiều nhà trí thức cũng như một vài tổ chức
văn học nghệ thuật chủ trương rằng: Hoạt động văn hóa phải hoàn toàn tách khỏi
môi trường chính trị. Một điều đáng chú ý là có nhiều diễn đàn, hội văn hóa thường
lên tiếng cổ vũ cho vấn đề này.


Hai lĩnh vực văn hóa và chính trị bất luận dưới thời kì nào cũng phải được kết hợp
dung hòa, đồng thời bổ túc lẫn nhau để đưa đời sống con người đến Chân – Thiện –
Mĩ( nhân bản, tự do) hoặc phục vụ tối đa cho quyền lực nhà nước.
Vậy dựa vào chế độ chính trị để làm nền tảng phát triển văn hóa hay dùng văn hóa
để cải tạo và xây dựng chế độ. Dù hiểu cách nào thì văn hóa và chính trị là hai hành
động luôn song hành mật thiết với nhau. Đất lành sinh trái ngọt hoặc nói ngược lại,
cây tốt khó mọc từ bùn nhơ. Vậy chế độ chính trị tốt tự nhiên sẽ nảy sinh nền văn
hóa tự do và nhân bản và ngược lại, nếu một nền văn hóa nô bộc chắc chắn sẽ khiến
chế độ ngày càng độc tài, thối nát. Qua điều này, có thể chứng minh hai lĩnh vực
văn hóa và chính trị có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, chính trị không thể
tách rời khỏi văn hóa. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay văn hóa có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống chính trị.
Khi hội nhập nền văn hóa của dân tộc với nền văn minh nhân loại, chúng ta tiếp thu
được hiều thành tựu rực rỡ, tiến bộ. Đây là điều kiện cơ sở cần thiết để xây dựng
thiết chế chính trị tiến bộ
Không thể hạn chế nền văn hóa của một dân tộc vỏn vẹn chỉ nằm trong phạm vi van
chương, ngôn ngữ và nghệ thuật mà cần phải đề cập đến truyền thống, phong tục

tập quán, tôn giáo, ẩm thực…Tương tự đối với hoạt động chính trị, không nên gò bó
bằng những hình thức bên ngoài, hội họp, xuống đường hô hào mà phải nghĩ đến
những mục đích tối hậu của các hành động trên. Vậy để được khách quan ,cần
nghiên cứu nhiều chi tiết và lĩnh vực khác nhau trong đường hướng phục vụ đời
sống tinh thần lẫn vật chất của con người để những người làm chính trị có lối nhìn
bao quát hơn. Ngoài ra, cũng nên tìm hiểu những hành động chính trị một cách rộng
rãi trong các chương trình tranh đấu, xây dựng, bảo vệ lý tưởng, sự toàn vẹn quê
hương và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam để những suy ngĩ của người làm văn
hóa khỏi bị lệch lạc.


Chúng ta không thể khách quan xem việc bảo tồn văn hóa Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hoá mộtcách đơn giản, vì nền văn hóa của tổ tiên để lại đã bị tổn hại. Việc
bảo tồn văn hóa của chúng ta không thuận buồm xuôi gió mà phải đương đầu trực
diện trước một cuộc chiến khốc liệt, không ranh giới, không quy ước…Không thể
thuần túy và đơn giản kêu gọi giới trẻ theo học Tiếng Việt, nghe một buổi thuyết
trình hay đọc vài cuốn sách là xong viêc bảo tồn và phát triển văn hóa như chương
trình của một vài tổ chức đã đề ra. Nếu chỉ có thế thì không khác gì chúng ta mời
giới trẻ đến xem một cuộc triển lãm, nghe một chương trình ca nhạc rồi ai lại về nhà
nấy. Như vậy, làm văn hóa trong tình hình chính trị hiện nay thì chẳng đi đến đâu
mà còn mang lại một kết quả ngược chiều. Điều quan trọng là phải biết tạo cho mọi
người, nhất là thành phần trẻ có một tinh thần yêu nước, biết đâu là nguồn gốc dân
tộc, đâu là lịch sử oai hùng, đâu là di sản của tổ tiên. Phải làm thế nào cho giới trẻ
hiểu được nỗi khổ tâm kẻ ra đi, cũng như cảm thông thân phận của người ở lại, phải
biết đâu là chinh nghĩa , đâu là con đường phải tiến tới để mai kia quay về phục vụ
quê hương.
Trước các chương trình đầu độc ru ngủ qua văn hóa của các tổ chức phản động,
chúng ta phải mượn con đường chính trị để phát huy tính nhân bản, chống lại văn
hóa phản động, dùng tôn giáo đối đầu văn hóa vô thần, lấy tình người cải tạo văn
hóa loài thú.

Trong lúc địch ru ngủ chúng ta bằng thứ văn hóa phản động, mà những người làm
trong cộng đồng làm văn hóa bằng hình thức thụ động chống đỡ hoặc chạy theo
chiêu bài loại chính trị ra khỏi văn hóa thì không khác gì chưa ra trận chúng ta đã
đầu hàng vô điều kiện. Tóm lại, trong hoàn cảnh hiện tại chúng ta không thể tách
rời “chiến tranh văn hóa” ra khỏi “chiến tranh chính trị”. Hai mặt trận phải song
song hỗ trợ cho nhau để đối đầu với lực lượng phản động khi chúng dùng văn hóa
để phục vụ mưu đồ chính trị bất chính.


Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là mục tiêu hướng
tới của văn hóa Việt Nam. Đó cũng là cơ sở để Việt Nam xây dựng được nền chính
trị tiến bộ, ổn định trước những thay đổi to lớn trong quá trình toàn cầu hóa.
TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ
Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, kinh tế và văn hóa có thể
được xem là hai nguồn lực lớn nhất quy định hành vi của con người. Mối quan hệ
giữa kinh tế và văn hóa không chỉ thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu mà còn
của nhiều Chính phủ và các tổ chức quốc tế. Ở nước ta, trong mối quan hệ này,
Đảng cộng sản Việt Nam cũng khẳng định kinh tế phát triển là cơ sở để xây dựng và
phát triển nền văn hóa. Đồng thời, Đảng ta đã đưa ra quan điểm: “văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội”.
Sự phát triển kinh tế phải hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp để phục vụ con người,
phục vụ nhân dân. Mặt khác, cần khai thác văn hóa như một động lực, như một
nguồn lực để phát triển , điều tiết nền kinh tế. Ở nước ta, sự khởi sắc của nền kinh tế
hàng hóa trong những năm vừa qua và cả nhũng hiện tượng tiêu cực nảy sinh từ sự
khởi sắc ấy càng làm chúng ta nhận thức rõ hơn tính hai mặt của kinh tế thị trường
khi xét từ góc độ văn hóa đạo đức. Vậy chốt an toàn cho sự phát triển nền kinh tế
hàng hóa dưới chủ nghĩa xã hội là ở đâu? Phải chăng là ở chỗ: sức lao động của con
người có thể trở thành hàng hóa, nhưng bản thân con người – với lý tưởng, niềm tin,
phẩm chất và nhân cách, “vốn là quả tim đích thực của một nền văn hóa” không thể

coi như hàng hóa. Bởi vì giá trị của con người, giá trị của văn hóa không thể đo
bằng giá trị sức lao động làm ra nó. Trong kinh tế, “ tiền nào của ấy”. Trong văn hóa
không hẳn như vậy. Gía trị đích thực của một sản phẩm văn hóa phụ thuộc chủ yếu
vào tâm hồn và tài năng của người sáng tạo ra nó. Sản phẩm văn hóa không phải
bao giờ cũng hao mòn vô hình và hữu hình như kinh tế. Có những kiệt tác văn hóa
nghệ thuật mà thời gian tồn tại càng dài thì giá trị của chúng càng được nhân lên
cùng với sự phát triển trình đọ cảm thụ thẩm mĩ của con người.


Vì thế không thể đồng nhất giản đơn “cái kinh tế” và “cái văn hóa” , mặc dù chúng
có mối quan hệ với nhau. Từ đó, không thể máy móc đòi hỏi trong văn hóa cũng
phải hạch toán toàn bộ như trong nền kinh tế. Nếu kinh tế hóa, thương mại hóa nền
văn hóa thì tất yếu sẽ dẫn đến xu thế chạy theo những thị hiếu tầm thường, có thể
nhất thời thu được một số lợi ích kinh tế nào đó, nhưng về lâu dài thì sẽ thua lỗ lớn
về mặt đạo đức xã hội, có khi của cả một thế hệ.
Tóm lại, bên cạnh luật pháp, văn hóa phải đóng vai trò điều tiết tinh thần cho sự
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng chủ nghĩa xã hội.
Nó phải định hướngcho việc khai thác những nhân tố tích cực và hạn chế những
nhân tố tiêu cực trong nền kinh tế. Theo chuẩn mực của cái đúng , cái tốt, cái đẹp,
văn hóa phải dùng sức mạnh đạo lí để hạn chế khả năng đồng tiền xuất hiện với tính
cách là lực lượng có tác dụng xuyên tạc ấy đối với cá nhân, cũng như đối với những
liên hệ xã hội và những liên hệ khác. Làm được như thế thì đồng tiền không thể
mua được tất cả. Trái lại, tình yêu chỉ có thể đáp ứng bằng tình yêu, người hiền tài
mới có thể sử dụng được người hiền tài. Sự cao quý trong xã hội phải dựa trên
phẩm giá và tài năng. Cái đẹp chỉ có thể được sáng tạo và cmr thu bằng bộ óc và
trái tim của người được giáo dục về thẩm mĩ….
TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC
Theo nhiều dự báo, với những phát minh, sáng chế kì diệu của cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại về điện tử, vi điện tử, tin học, năng lượng hạt nhân, công
nghệ sinh học,công nghệ vật liệu mới…loài người sẽ bước vào ngưỡng cửa của một

nền văn minh mới trong thế kỉ sau. Tùy theo hệ quy chiếu, người ta gọi đó là “ văn
minh trí tuệ” , “văn minh tin học hóa” , “văn minh hậu công nghiệp”….
Tình hình ấy đặt nước ta và các nước đang phát triển trước những thách
thức to lớn , đồng thời cũng có những thời cơ thuận lợi.


Chậm chễ, không nắm bắt và ứng dụng được những thành quả khoa học và công
nghệ hiện đại vào các lĩnh vực sản xuất và đời sống, thì khoảng cách về trình độ
phát triển cơ sở vật chất – kĩ thuật giữa nước ta và các nước công nghiệp tiên tiến
ngày càng được dãn ra. Khoảng cách này cũng không thể euts ngắn được nếu chúng
ta định đuổi kịp các nước đó bằng chính con đường mà họ đã đi qua.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực công nghiệp, trí thức mới và sự khôn ngoan đoi hỏi
chúng ta phải dứt khoát từ bỏ con đường hiện đại hóa theo kiểu cũ, dẫn đến chỗ làm
cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường sinh thái, để sớm chuyển sang con
đường công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa bằng cách khai thác lợi thế của nước đi
sau, tranh thủ tiếp nhận và ứng dụng nhanh những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ
thích hợp của thế giới. Đồng thời chúng ta phải ra sức phát huy trí thông minh, óc
sáng tạo của con người Việt Nam để có thể đi tắt đón đầu một số hướng ưu tiênmaf
chúng ta có khả năng về công nghệ cao nhằm đuổi kịp các nước đi trước
Trong nông nghiệp, với cách tiếp cận của khoa học hiện đại, chúng ta có thể kế thừa
những nhân tố tích cực những kinh nghiệm quý báu của nền văn minh lúa nước cổ
truyền của ông cha ta để tiến lên nền văn minh công nghiệp mới. Nền văn minh này
định hướng chủ yếu vào sự tận dụng không gian sinh thái ba chiều, sử dụng các
nguồn năng lượng và tài nguyên tái sinh, khai thác kho gen vô tận của giới động vật
và thực vật trên cơ sở những thành tựu của công nghệ sinh học
Nhân đây cũng cần nói thêm rằng, theo truyền thống văn hóa của nhiều nước
phương Đông và cũng là theo quan điểm hiện đại, trong phát triển công nghiệp,
nông nghiệp và tổ chức đời sống của mình, con người cần đối xử nhân hậu với thiên
nhiên, yêu thiên nhiên như yêu chính bản thân mình, bởi thiên nhiên là thân thể mở
rộng của con người

Thái độ ứng xử có văn hóa ấy phải được quán triệt trong việc quy hoạch đô thị và
nông thôn, khôi phục lại cân bằng sinh thái ở các vùng dân cư , thiết kế và thi công


nhà ở, trường học, xí ngiệp, cơ quan…nhằm tạo nên sự hài hòa giữa môi trường xã
hội và môi trường thiên nhiên, qua đó bồi dưỡng thêm lòng yêu quê hương đất
nước, tăng thêm giá trị nhân bản của tâm hồn và lối sống Việt Nam.
KẾT LUẬN
Nền văn hóa Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử tồn tại và phát triển đã thể hiện
sức sống mãnh liệt. Âm mưu đồng hóa của những nền văn hóa lớn hết đợt sóng này
đến đợt sóng khác cũng không xóa được bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Có thể nói, nền
văn hóa Việt Nam đã được tôi luyện và có sức đề kháng cao. Điều này cho chúng ta
tin tưởng vào chặng đường phát triển sắp tới của văn hóa dân tộc, ho chúng ta bình
tĩnh và tự tin trong vườn hoa cỏ dại và nấm độc. Tuy cỏ dại và nấm độc tường nảy
nở và sinh sôi rất nhanh nhưng nếu có người làm vườn tinh mắt và chăm chỉ sẽ phát
hiện và nhổ được tận gốc, để vườn hoa văn hóa Việt Nam chỉ còn hoa thơm đua sắc



×