Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lí phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 93 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi Lê Đức Anh xin cam đoan:
Đồ án tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế trên cơ sở các số
liệu thực tế và được thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.
Đồ án được thực hiện hoàn toàn mới, là thành quả của riêng tôi, không sao chép
theo bất cứ đồ án nào tương tự.
Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án đều được trích dẫn các nguồn tài liệu trong
báo cáo và danh mục tham khảo.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm các quy chế của nhà trường, tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Hà Nôi, ngày 31 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Lê Đức Anh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các thầy cô, các anh chị công tác tại Phòng tài nguyên và môi trường huyện Ba Vì,
cùng với sự quan tâm giúp đỡ từ các cá nhân trong và ngoài trường.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong Khoa Môi trường – Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em nghiên cứu
hoàn thành đồ án
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới Th.S Nguyễn
Thị Thanh Nhàn – cán bộ công ty TNHH nhà nước một thành viên xử lí và chế biến
chất thải Phú Thọ và cô giáo Th.S Nguyễn Khánh Linh – giảng viên Khoa Môi trường
– Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, tạo điều
kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ án
tốt nghiệp này.
Nhân dịp này, em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên,
ủng hộ em trong suốt quá trình thực hiện.


Cuối cùng em kính chúc các Quý Thầy, Cô giáo dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp và cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội ngày 31 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Lê Đức Anh


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trường

CTR

: Chất thải rắn

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

MT

: Môi trường

TN


: Tài nguyên

UBND

: Ủy ban nhân dân

VSMT

: Vệ sinh môi trường


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần của CTRSH
Bảng 1.2: Ưu, nhược điểm của phương pháp ủ sinh học
Bảng 1.3: Ưu, nhược điểm của phương pháp đốt
Bảng 1.4: Ưu, nhược điểm của phương pháp chôn lấp
Bảng 3.1. Nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì năm 2015
Bảng 3.2. Khối lượng CTRSH phát sinh và thu gom trên địa bàn huyện Ba Vì
Bảng 3.3. Khối lượng CTRSH cân tại các hộ của TT Tây Đằng
Bảng 3.5. Khối lượng CTRSH cân tại các hộ của xã Đồng Thái
Bảng 3.4. Khối lượng CTRSH cân tại các hộ của xã Vật Lại
Bảng 3.6. Khối lượng CTRSH cân tại các hộ của xã Cẩm Lĩnh
Bảng 3.7. Khối lượng CTRSH cân tại các hộ của xã Vân Hòa
Bảng 3.8. Lượng CTRSH cân tại các hộ dân của 5 xã/ thị trấn
Bảng 3.9. Tổng lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Ba Vì
Bảng 3.10. Thành phần CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2013 – 2015
Bảng 3.11. Thành phần CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì
Bảng 3.12. Phương tiện, nhân lực thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện Ba
Vì năm 2015

Bảng 3.13. Phương tiện, nhân lực thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn các xã/thị
trấn nghiên cứu
Bảng 3.14. Tỷ lệ thu gom CTRSH trên địa bàn 5 xã/thị trấn nghiên cứu
Bảng 3.15: tuyến thu gom CTRSH của các xã/thị trấn nghiên cứu
Bảng 3.15. Các điểm tập kết CTRSH các xã/thị trấn nghiên cứu trên địa bàn huyện Ba

Bảng 3.16 Hệ số phát sinh CTRSH của huyện Ba Vì qua một số năm
Bảng 3.17. Bảng dự báo lượng CTRSH phát sinh tại huyện Ba Vì đến năm 2025


Bảng 3.18. Dự báo khối lượng CTRSH thu gom của huyện Ba Vì đến năm 2025
Bảng 3.19 Lợi ích kinh tế thu được từ việc thu gom các chất có khả năng tái chế của
các hộ dân trên địa bàn 5 xã nghiên cứu
Bảng 3.20 Khối lượng CTRSH huyện Ba Vì theo phương tiện thu gom đến năm 2025
Bảng 3.21. Dự báo số lượng phương tiện cần đầu tư đến năm 2025
Bảng 3.22. Dự báo số lượng xe cuốn ép 6T cần đầu tư đến năm 2025
Bảng 3.23. Dự báo số lượng nhân công thu gom CTRSH cần tăng cường đến năm 2025


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải rắn tại Việt Nam
Hình 1.2: Vị trí địa lí huyện Ba Vì
Hình 3.1. Biểu đồ thành phần CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì
Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lí CTRSH trên địa bàn huyện Ba Vì
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện trình độ chuyên môn cán bộ quản lí môi trường cấp xã/thị
trấn nghiên cứu
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện chuyên ngành của cán bộ quản lí môi trường cấp xã/thị trấn
nghiên cứu
Hình 3.5. Sơ đồ thu gom, vận chuyển, xử lí CTRSH huyện Ba Vì
Hình 3.6. Tuyến thu gom và các bãi tập kết CTRSH của TT Tây Đằng

Hình 3.7. Tuyến thu gom và các bãi tập kết CTRSH của xã Vật Lại
Hình 3.8. Tuyến thu gom và các bãi tập kết CTRSH xã Đồng Thái
Hình 3.10. Tuyến thu gom và các bãi tập kết CTRSH của xã Vân Hòa
Hình 3.11. Biểu đồ đánh giá ý thức người dân trong vấn đề môi trường trên địa bàn các
xã/thị trấn nghiên cứu
Hình 3.12. Biều đồ đánh giá của người dân về thời gian, tần suất thu gom CTRSH trên
địa bàn huyện Ba Vì
Hình 3.13. Biểu đồ đánh giá của người dân về mức thu phí đối với CTRSH
Hình 3.14. Biểu đô tỉ lệ hộ dân phân loại CTRSH tại nguồn các xã/thị trấn nghiên cứu
Hình 3.15. Biểu đồ dự báo dân số huyện Ba Vì đến năm 2025
Hình 3.16. Biểu đồ dự báo lượng CTRSH phát sinh đến năm 2025 của huyện Ba vì
Hình 3.17. Sơ đồ phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn huyện Ba Vì


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Đất nước ta
hiện nay đang trong quá trình đô thị hóa phát triển không ngừng cả về tốc độ lẫn qui
mô, số lượng và chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực, những tiến bộ vượt bậc thì
vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực, những hạn chế mà không một đất nước phát triển
nào không phải đối mặt – đó là tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ô nhiễm
đất – nước – không khí và tình trạng tại nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt.
Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng cao,
điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải sinh hoạt. Chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người, được thải vào môi trường
ngày càng nhiều, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường dẫn đến môi trường bị
ô nhiễm. Nếu không có một giải pháp phối hợp đồng bộ, thu gom hợp lí thì rác thải
sinh hoạt sẽ là mối nguy hại đối với môi trường.
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Ba
Vì có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, dịch vụ đặc biệt là du lịch do được

nhiều ưu đãi từ thiên nhiên. Kinh tế ngày càng phát triển, dân số trong huyệnvà lượng
khác du lịch ngày một tăng lên, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng theo, đặc
biệt tại thị trấn trung tâm huyện và các khu du lịch. Các chợ, quán ăn, nhà hàng, các
dịch vụ phục vụ người dân cũng ngày càng phong phú và đa dạng dẫn đến lượng rác
thải tăng lên rất nhiều. Bên cạnh đó việc thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt một cách bừa
bãi và không bảo đảm các điều kiện vệ sinh ở các khu dân cư là nguyên nhân chính gây
ô nhiễm môi trường; nó tác động trực tiếp lên môi trường đất – nước – không khí làm
cho chất lượng môi trường giảm đi nhiều gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức
khỏe người dân trong khu vực.
Huyện Ba Vì đã và đang phải đối mặt với những thức thách trên. Mặc dù đã được
tăng cường về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và con người nhưng công tác thu
gom, quản lý và xử lý rác thải vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này
thể hiện cái được và cái chưa được trong công tác quản lý chất thải rắn nói chung và
rác thải sinh hoạt nói riêng của thị trấn.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn huyện Ba Vì là một công việc cấp thiết và có ý nghĩa thiết thực.


Trước những yêu cầu thực tế đó, tôi thực hiện đề tài “ Đánh giá hiện trạng chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp
quản lí phù hợp“với mong muốn đề tài sẽ góp phần tìm ra các giải pháp quản lý chất
thải rắn sinh hoạt thích hợp.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Ba Vì
- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
chất thải rắn sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra.
3. Nội dung của đề tài
3.1. Điều tra hiện trạng công tác quản lý và xử lý rác thải trên địa bàn huyện Ba
Vì:

- Nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện
Ba Vì.
-Phương tiện thu gom, vận chuyển, nhân lực duy trì: Số lượng, chủng loại phương
tiện thu gom, vận chuyển; Số nhân công thu gom,vận chuyển.
- Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Phương pháp thu gom; Tần suất, thời
gian thu gom, các điểm tập kết, hiệu suất thu gom, tuyến thu gom sơ cấp và thứ cấp.
- Tình hình phân loại; Phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025.
3.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn
huyện Ba Vì
-Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển, xử líCTRSH
- Giải pháp về nâng cao chất lượng quản lý chất thải sinh hoạt


CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Cơ sở pháp lí về quản lí chất thải rắn
+ Luật Số 55/2014/QH13 luật bảo vệ môi trường 2014 và các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật.
+ Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
+ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, ngày 24/4/2015 quy định về quản lý chất thải và
phế liệu.
+ Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ quy định về phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
+ Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng chính phủ về phê
duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 do Thủ tướng chính
phủ ban hành.
1.1.2. Khái niệm chất thải rắn [8]
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong
sinh hoạt thường ngày của con người.
1.1.3. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh chất thải rắn là cơ sở quan
trọng đẻ thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lí và đề xuất các chương trình quản lí chất thải
rắn. Các nguồn phát sinh chất thải rắn bao gồm:
- Hộ gia đình ( nhà ở riêng biệt, khu tập thể, khu chung cư,...): thực phẩm thừa,
bìa carton, nhựa, vải, da, gỗ vụn, thủy tinh, túi nilon, các kim loại khác, tro, lá cây, các
chất thải đặc biệt ( đồ điện hỏng, pin, bình điện, dầu, lốp xe,...) và các chất độc hại sử
dụng trong gia đình.-Thương mại ( nhà kho, quán ăn, chợ, văn phòng, khách sạn, nhà
in, trạm xăng dầu, gara,...): giấy, bìa carton, nhựa, thức ăn thừa, thủy tinh, kim loại, các
loại chất thải đặc biệt và các chất độc hại.
10


-Công nghiệp ( xây dựng, chế tạo, công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, lọc dầu,
nhà máy hóa chất, nhà máy điện, nhà máy chế biến,...): chất thải từ quá trình công
nghiệp, chất thải không phải từ quá trình công nghiệp ( thức ăn thừa, tro, bã, chất thải
xây dựng,...)
- Nông nghiệp (thu hoạch đồng ruộng, vườn, nông trại,...): các chất thải nông
nghiệp như rơm rạ... các chất thải độc hại như chai, bao bì thuốc trừ sâu, thuốc BVTV
Khu dân cư

Cơ quan, trường học

Nơi vui chơi, giải trí,…

Chợ, bến xe…


Chất thải rắn

Bệnh viện, cơ sở y tế

Giao thông, xây dựng, làng nghề Chính quyền, địa phương
Khu công nghiệ, nhà máy, xí nghiệp

Hình 1.1. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải rắn tại Việt Nam [7]
1.1.4. Phân loại chất thải rắn
Phân loại chất thải rắn có thể dựa vào nguồn gốc phát sinh, đặc tính chất thải,,
mục đích quản lí.... Hiện nay, ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, chất thải rắn được
phân loại theo: công nghệ xử lí và bản chất nguồn tạo thành. Các loại chất thải được
thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách:
a. Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay CTR trong nhà, ngoài
nhà,trên đường phố, chợ...
b. Theo thành phần hóa học và vật lí: phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô
cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, cao su, chất dẻo,...
c. Theo bản chất nguồn tạo thành, CTR được phân thành các loại:

11


- Chất thải rắn sinh hoạt: là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày
của con người. Theo nghị định số 38/2015/NĐ-CP, ngày 24/4/2015 của chính phủ quy
định về quản lí chất thải và phế liệu, chất thải rắn sinh hoạt được phân loại thành các
nhóm như sau:
+ Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động
vật);
+ Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni
lông, thủy tinh);

+ Nhóm còn lại.
- Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, bao gồm:
+Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro , xi trong các
nhà máy nhiệt điện
+Các phế thải từ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất
+Các chất thải trong quá trình công nghệ
+Bao bì đóng gói sản phẩm
-Chất thải xây dựng: là các phế thải từ đất cát, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt
động phá dỡ, xây dựng công trình… chất thải xây dựng bao gồm:
+Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng
+Đất đá do việc đào móng trong xây dựng
+Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên
nhiên, bùn cạn từ các cỗng thoạt nước thành phố
-Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẩu thừa thải ra từ các hoạt động
nông nghiệp như: trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế
biến sữa, các lò giết mổ…
d. Theo mức độ nguy hại CTR được phân thành các loại:
-Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải
sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất thải nhiễm
khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động thực vật.
12


Nguồn gốc phát sinh ra các chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, nông
nghiệp và công nghiệp.
-Chất thải y tế nguy hại: bao gồm các loại hóa chất có một trong những đặc tính
nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất gây nguy hại với môi trường và sức khỏe
cộng đồng, bao gồm:
+ Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị phẫu thuật

+Các loại ống tiêm, kim tiêm
+Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ
+Chất thải sinh hoạt từ bệnh nhân
+Chất thải có chứa nồng độ cao như: chì, thủy ngân, cadimi, arsen, xianua…
-Các chất thải nguy hại từ các hoạt động nông nghiệp chủ yếu là các loại phân
bón hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật.
-Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và hợp
chất có một trong những đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất
khác
1.1.5. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt [5]
Khác với rác thải, phế thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một tập hợp không
đồng nhất. Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát được các
nguyên liệu ban đầu dùng cho thương mại và sinh hoạt. Sự không đồng nhất này tạo
nên một số đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của rác thải sinh hoạt.
Thành phần cơ học:Thành phần chất thải sinh hoạt có thể bao gồm:
- Các chất dễ phân hủy sinh học: Thực phẩm thừa, cuộng, lá rau, lá cây, xác động
vật chết, vỏ hoa quả…
- Các chất khó bị phân hủy sinh học: Gỗ, cành cây, cao su, túi nylon.
- Các chất hoàn toàn không bị phân hủy sinh học: Kim loại, thủy tinh, mảnh sành,
gạch, ngói, vôi, vữa khô, đá, sỏi, cát, vỏ ốc hến…
Thành phần hóa học: Trong các chất hữu cơ của rác thải sinh hoạt, thành phần
hóa học của chúng chủ yếu là H,O,N,S và các chất tro.

13


Bảng 1.1: Thành phần của CTRSH [5]
% trọng lượng
Hợp phần


Độ ẩm (%)

Tỷ trọng (kg/m3)

Khoản Trun Khoảng Trun Khoảng giá
g giá trị g bình giá trị g bình
trị

Trung
bình

Chất thải thực
phầm

6 – 25

15

50 – 80

70

12 – 80

28

24 – 45

40


4 – 10

6

32 – 128

81,6

Giấy

3 – 15

4

4–8

5

38 – 80

49,6

Catton

2–8

3

1–4


2

32 – 128

64

Chất dẻo

0–4

2

6 – 15

10

32 – 96

64

Vải vụn

0–2

0,5

1–4

2


96 – 192

128

Cao su

0–2

0,5

8 – 12

10

96 – 256

160

Da vụn

0 – 20

12

30 – 80

60

84 – 224


104

Sản phẩm vườn

1–4

2

15 – 40

20

128 – 1120

240

Gỗ

4 – 16

8

1–4

2

160 – 480

193,6


Thủy tinh

2–8

6

2–4

3

48 – 160

88

Can hộp

0–1

1

2–4

2

64 – 240

160

Kim loại không
thép


1–4

2

2–6

3

128 – 1120

320

0 – 10

4

6 – 12

8

320 – 960

480

100

15 – 40

20


180 – 420

300

Kim loại thép
Bụi, tro, gạch
Tổng hợp

1.1.6. Các phương pháp xử lí chất thải rắn sinh hoạt [7]
a. Xử lí CTRSH bằng phương pháp ủ sinh học
Ủ sinh học là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để thành các chất mùn
với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá
14


trình. Phương pháp chế biến CTR có nguồn gốc hữu cơ thành phân ủ hữu cơ
( compost): sản xuất phân bón hữu cơ là một phương pháp truyền thống, được sử dụng
hiệu quảđược áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Quá trình ủ được coi như quá trình lên men yếm khí mùn hoặc hoạt chất mùn. Sản
phẩm thu hồi là hợp chất mùn không mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ.
Việc ủ CTRSH với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ cỏ thể phân hủy được, nhất là có
thể tiến hành với quy mô hộ gia đình.
Bảng 1.2: Ưu, nhược điểm của phương pháp ủ sinh học
Ưu điểm

Nhược điểm

- Giảm thiểu ô nhiễm cho nguồn đất, nước


- Không tiêu diệt được hoàn toàn các vi
- Diệt các mầm bệnh nguy hiểm trong quá sinh vật
trình phân hủy sinh học
- Một số mầm bệnh vẫn còn tồn tại có thể
- Phân sau khi ủ trở thành một chất mùn gây nguy hiểm cho người sử dụng
hữu ích cho nông nghiệp như tăng độ phì - Tốn thêm công và diện tích ủ
nhiêu của đất giúp cây trồng hấp thụ
- Việc ủ phân thường ở dạng thủ công và
lộ thiên tạo sự phản cảm về mĩ quan
- Có thể gây ô nhiễm mùi cho khu vực
xung quanh
b. Xử lí CTRSH bằng phương pháp đốt
Xử lý rác bằng phương pháp đốt là giảm tới mức tối thiểu chất thải cho khâu xử
lý cuối cùng. Nhờ thiêu đốt dung tích chất thải rắn được giảm nhiều chỉ còn khoảng 10
% so với dung tích ban đầu, trọng lượng giảm chỉ còn 25% hoặc thấp hơn so với ban
đầu. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom và giảm nhu cầu về dung tích
chứa tại chỗ, ngay tại nguồn, đồng thời cũng dễ dàng chuyên chở ra bãi chôn lấp tập
trung nếu cần. Tuy nhiên phương pháp đốt rác sẽ gây ô nhiễm không khí cho khu vực
dân cư xung quanh, đồng thời làm mất mỹ quan đô thị, vì vậy phương pháp này chỉ
dùng tại các địa phương nhỏ, có mật độ dân số thấp.
Phương pháp này chi phí cao, so với phương pháp chôn lấp rác, chi phí để đốt
một tấn rác cao hơn gấp 10 lần. Công nghệ đốt rác thường sử dụng ở các quốc gia phát
triển vì phải có một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt CTRSH như là
một dịch vụ phúc lợi xã hội toàn dân

15


Bảng 1.3: Ưu, nhược điểm của phương pháp đốt
Ưu điểm


Nhược điểm

- Xử lí triệt để các chỉ tiêu của CTRSH

- Vận hành dây chuyền phức tập, đòi hỏi
năng lực kĩ thuật và tay nghề cao

- phương pháp này cho phép xử lí được
nhiều chất thải mà không cần nhiều diện
tích đất sử dụng làm bãi chôn lấp rác

- Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao
năng lượng và chi phí xử lí cao
- có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
không khí

c. Xử lí CTRSH bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh
Phương pháp truyền thống đơn giản nhất là chôn lấp rác. Phương pháp này có chi
phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển.
Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dụng chở rác tới các bãi
đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng, đầm nén trên bề mặt và
đổ lên một lớp đất, hàng ngày phun thuốc diệt ruồi muỗi, rắc vôi bột… theo thời gian,
sự phân hủy của vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp và thể tích của bãi rác giảm
xuống. Việc đổ rác lại được tiếp tục cho đến khi bãi rác đầy thì chuyển sang bãi rác
mới.
Hiện nay việc chôn lấp CTRSH được sử dụng chủ yếu ở các nước đang phát triển
nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường một cách nghiêm ngặt. Việc
chôn lấp rác có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước đang phát triển.
Các bãi chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước ngầm và

nguồn nước mặt. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ các lớp chống
thấm bằng màn địa chất. Ở các bãi chôn lấp rác cần phải thiết kế khu thu gom và xử lý
nước rác trước khi thải vào môi trường. Việc thu khí ga để biến đổi thành năng lượng
là một cách để tận dụng từ rác thải rất hữu ích
Bảng 1.4: Ưu, nhược điểm của phương pháp chôn lấp
Ưu điểm

Nhược điểm

- Công nghệ đơn giản, rẻ tiền và phù - Chiếm diện tích đất tương đối lớn.
hợp với nhiều loại rác thải.
Không thể xây dựng bãi chôn lấp ở
những khu vực đông dân cư
- Chi phí vận hành bãi rác thấp.
- Phương pháp này kinh tế với những - Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (đất,
nước, không khí) cao.
nơi có nhiều đất
- Một bãi chôn lấp hợp vệ sinh sẽ phải
16


- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có thể nhận thực hiện và đòi hỏi bảo dưỡng, giám sát
tất cả các loại rác và không cần khâu định kì
tách hay phân loại.
- Gây mất mĩ quan cho khu vực xung
- Sau khi đóng cửa có thể sử dụng để quanh
xây dựng các công trình khác bên trên
khu vực bãi chôn lấp
1.1.7. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường
- Đối với môi trường đất

+ CTRSH không được thu gom đều được lưu giữ lại trong đất, một số loại chất
thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon… nằm lại trong đất làm ảnh
hưởng tới môi trường đất: làm thay đổi thành phần và pH của đất, làm cho đất bị thoái
hóa.
- Đối với môi trường nước
+Lượng CTRSH rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi sẽ theo
dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông ngòi,
gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.
+Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước làm
lạnh tro xỉ, nước làm sạch khí của các lò thiêu làm ô nhiễm nước ngầm.
- Đối với môi trường không khí
+Khí thoát ra từ các hố hoặc các chất làm phân, chất thải chôn lấp rác chứa CH 4,
H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ...
+ Khí từ các lò thiêu chứa bụi, SO 2, NOx, CO, CO2, HCI, HF, dioxin, kim loại,
oxit kim loại thăng hoa...
+ Bụi sinh ra trong quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng,
các chất độc hại lẫn trong rác.
- Đối với sức khỏe con người
- Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng lên
các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khỏe
con người thông qua chuỗi thức ăn.
- Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ
đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trở thành
17


nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất thải độc
hại tại các bãi rác co nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người khi tiếp
xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh.
- Đối với mĩ quan đô thị:

+Chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu
gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, vứt tại các bãi rác tự phát,… gây mất vệ
sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm.
1.2 Tình hình quản lí chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình phát sinh chất thải ở Việt Nam [6]
Việt Nam đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sống của người dân
tăng cao là những nguyên nhân dẫn đến lượng phế thải phát sinh ngày càng lớn. Chính
tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, khả năng đầu tư có hạn, việc quản lí chưc chặt chẽ
cho nên việc quản lí tại các khu đô thị , các nơi tập trung dân cư đông , các khu công
nghiệp , mức độ ô nhiễm do chất thải răn sinh ra vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều
lần. Hầu hết các bãi rác trong các khu đô thị từ trước đến nay không theo quy hoạch
tổng thể, nhiều thành phô, thị xã. Thị trấn chưa có quy hoạch bãi chôn lấp rác thải.
Việc thiết kế và xử lí chất rhair hiện tại ở các khu đô thị đã có bãi chôn lấp lại chưa
thích hợp, chỉ là nơi đổ rác, không được chèn lót kĩ, không được che đậy do vậy tạo
nên sự ô nhiễm nặng nề cho môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe cộng đồng. Hiện nay ở tất cả các thành phố , thị xã đã thành lập các công ty
môi trường đô thị có chức năng thu gom và quản lí rác thải. Nhưng hiệu quả công việc
chưa cao do khối lượng phát sinh hàng ngày còn lớn.
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh tại các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10-16% mỗi năm, chiếm khoảng
60-70% tổng lượng chất thải rắn đô thị và tại một số đô thị tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh chiếm đến 90% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Chất thải rắn sinh hoạt đô thị
phát sinh với khối lượng lớn tại hai đô thị đặc biệt là thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh, chiếm tới 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả
các đô thị. Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân trên đầu người ở mức độ
cao từ 0,9-1,38 kg/người/ngày ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số
đô thị phát triển về du lịch như: thành phố Hạ Long, thành phố Đà Lạt, thành phố Hội
18



An,…Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân trên đầu người thấp nhất tại
thành phố Đồng Hới, thành phố Kon Tum, thị xã Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đăk Nông,
thành phố Cao Bằng từ 0,31-0,38 kg/người/ngày.
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc năm 2014 khoảng 23
triệu tấn tương đương với khoảng 63.000 tấn/ngày, trong đó, chất thải rắn sinh hoạt đô
thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày. Chỉ tính riêng tại thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là: 6.420 tấn/ngày và 6.739
tấn/ngày.
1.2.2. Tình hình quản lí và xử lí chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
a. Tình hình thu gom, vận chuyển [6]
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt hiện nay tại khu vực nội thành của các đô thị
trung bình đạt khoảng 85% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và tại khu
vực ngoại thành của các đô thị trung bình đạt khoảng 60% so với lượng chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn còn
thấp, trung bình đạt khoảng 40-55% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, tỷ lệ
thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn ven đô hoặc các thị trấn, thị tứ
cao hơn tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng sâu, vùng xa.
Tại các đô thị, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt do Công ty môi
trường đô thị hoặc Công ty công trình đô thị thực hiện. Bên cạnh đó, trong thời gian
qua với chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường của Nhà nước, đã có các đơn
vị tư nhân tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị.
Nguồn kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đô thị hiện
nay do Nhà nước bù đắp một phần từ nguồn thu phí vệ sinh trên địa bàn. Mức thu phí
vệ sinh hiện nay từ 4000-6000 đồng/người/tháng hoặc từ 10.000-30.000 đồng/hộ/tháng
tùy theo mỗi địa phương. Mức thu tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ từ 120.000-200.000
đồng/cơ sở/tháng tùy theo quy mô, địa phương
Tại khu vực nông thôn, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phần lớn
là do các hợp tác xã, tổ đội thu gom đảm nhiệm với chi phí thu gom thỏa thuận với
người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương. Mức thu và cách thu

tùy thuộc vào từng địa phương, từ 10.000-20.000 đồng/hộ/tháng và do thành viên hợp
tác xã, tổ đội thu gom trực tiếp đi thu. Hiện có khoảng 40% số thôn, xã hình thành các
tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt tự quản, công cụ phục vụ cho công tác thu gom,
19


vận chuyển hầu hết do tổ đội tự trang bị. Tuy nhiên, trên thực tế tại khu vực nông thôn
không thuận tiện về giao thông, dân cư không tập trung còn tồn tại hiện tượng người
dân vứt bừa bãi chất thải ra sông suối hoặc đổ thải tại khu vực đất trống mà không có
sự quản lý của chính quyền địa phương.
b. Tình hình xử lí [6]
Nhìn chung, chất thải rắn sinh hoạt được xử lý chủ yếu bằng hình thức chôn lấp,
sản xuất phân hữu cơ và đốt.
Hiện nay ở Việt Nam tính đến Quý I năm 2014, trong khuôn khổ Chương trình xử
lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 đã có 26 cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung được
đầu tư xây dựng theo hoạch xử lý chất thải rắn của các địa phương. Trong số 26 cơ sở
xử lý chất thải rắn có 03 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ đốt, 11 cơ sở xử lý sử dụng
công nghệ sản xuất phân hữu cơ, 11cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất phân hữu
cơ kết hợp với đốt, 01 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất viên nhiên liệu. Tuy
nhiên, hiệu quả hoạt động của 26 cơ sở chưa được đánh giá một cách đầy đủ, toàn
diện; chưa lựa chọn được mô hình xử lý chất thải rắn hoàn thiện đạt được cả các tiêu
chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo thống kê tính đến năm 2013 có khoảng 458 bãi chôn lấp chất thải rắn có quy
mô trên 1ha, ngoài ra còn có các bãi chôn lấp quy mô nhỏ ở các xã chưa được thống kê
đầy đủ. Trong số 458 bãi chôn lấp có 121 bãi chôn lấp hợp vệ sinh và 337 bãi chôn lấp
không hợp vệ sinh. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh phần lớn là bãi rác tạm, lộ
thiên, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác, đang là nguồn gây ô nhiễm môi
trường.
Một số cơ sở xử lý bằng hình thức chôn lấp hợp vệ sinh hiện đang hoạt động như:
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước thuộc Công ty TNHH xử lý chất thải rắn

Việt Nam; Khu xử lý chất thải Nam Sơn thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị
Hà Nội,…Trên thực tế, tại nhiều cơ sở xử lý chất thải rắn bằng hình thức chôn lấp, quá
trình kiểm soát ô nhiễm chưa thực sự đem lại hiệu quả trong công tác bảo vệ môi
trường, hiện vẫn đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Bên cạnh đó, chưa có cơ sở
xử lý chất thải rắn bằng hình thức chôn lấp nào tận thu được nguồn năng lượng từ khí
thải thu hồi từ bãi chôn lấp chất thải, gây lãng phí nguồn tài nguyên.
Hiện nay, các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân hữu cơ sử dụng công
nghệ ủ hiếu khí, một số cơ sở xử lý đang hoạt động: Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh
20


hoạt Nam Bình Dương thuộc Công ty TNHH MTV cấp thoát nước và môi trường Bình
Dương; Nhà máy xử lý và chế biến chất thải Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh thuộc Công ty
TNHH MTV quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh;…Hệ thống thiết bị trong dây chuyền
công nghệ của các cơ sở xử lý được thiết kế chế tạo trong nước hoặc cải tiến từ công
nghệ nước ngoài. Một số công nghệ mới được nghiên cứu và áp dụng trong nước đáp
ứng được tiêu chí hạn chế chôn lấp nhưng việc hoàn thiện công nghệ và triển khai nhân
rộng còn gặp nhiều khó khăn do vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế;
tính đồng bộ, hiện đại, mức độ tự động hóa của hệ thống thiết bị trong dây chuyền
công nghệ chưa cao; các công nghệ xử lý chất thải rắn chưa được sản xuất ở quy mô
công nghiệp.
Tại Việt Nam hiện nay đang có xu hướng đầu tư đại trà lò đốt chất thải rắn sinh
hoạt ở tuyến huyện, xã. Do vậy, đang tồn tại tình trạng mỗi huyện, xã tự đầu tư lò đốt
công suất nhỏ để xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn. Theo báo cáo của
các địa phương, trên cả nước có khoảng 50 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, đa số là các lò
đốt cỡ nhỏ, công suất xử lý dưới 500kg/giờ, các thông số chi tiết về tính năng kỹ thuật
khác của lò đốt chất thải chưa được thống kê đầy đủ. Trong đó có khoảng 2/3 lò đốt
được sản xuất, lắp ráp trong nước.
Một số cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng công nghệ đốt công suất lớn,
hiện đang hoạt động: Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây thuộc Công ty cổ phần dịch vụ

môi trường Thăng Long; Xí nghiệp xử lý chất thải rắn và sản xuất phân bón tại cụm
công nghiệp Phong Phú thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Thái Bình;…
Việc đầu tư lò đốt công suất nhỏ là giải pháp tình thế, góp phần giải quyết nhanh
chóng vấn đề chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn, đặc biệt với khu vực nông
thôn. Tuy nhiên, một số lò đốt công suất nhỏ không có hệ thống xử lý khí thải và trên
ống khói không có điểm lấy mẫu khí thải; không có thiết kế, hồ sơ giấy tờ liên quan tới
lò đốt. Nhiều lò đốt công suất nhỏ được đầu tư xây dựng trên địa bàn dẫn tới việc xử lý
chất thải phân tán, khó kiểm soát việc phát thải ô nhiễm thứ cấp vào môi trường không
khí. Ngay cả với một số lò đốt công suất lớn thì hiện còn tồn tại các vấn đề: phân loại,
nạp liệu chưa tối ưu; chưa thu hồi được năng lượng từ quá trình xử lý chất thải; kiểm
soát ô nhiễm chưa đảm bảo; chưa có hệ thống thu hồi nước rác; không có hệ thống xử
lý nước rỉ rác; xử lý mùi, côn trùng chưa triệt để.

21


Qua khảo sát cho thấy nhiều lò đốt hiệu quả xử lý chưa cao, khí thải phát sinh
chưa được kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ phát sinh khí Dioxin, Furan, là nguồn gây ô
nhiễm môi trường không khí xung quanh.
1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lí
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, có
toạ độ địa lý từ 21019’40’’- 21020’ vĩ độ Bắc và 1050 17’35’’- 1050 28’22’’ kinh độ Đông.
- Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây và tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình.
- Phía Bắc và Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.
Huyện Ba Vì có đường Quốc lộ 32 chạy qua, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 53
km; đây là tuyến đường quốc lộ từ Hà Nội qua huyện Ba Vì đến các tỉnh phía Bắc là
Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái,… và có tuyến đường thuỷ qua phía Tây, phía Bắc và

Đông Bắc huyện từ Hà Nội đến Hoà Bình qua sông Hồng và sông Đà với chiều dài
trên 70 Km.
Với vị trí địa lý và giao thông thuỷ bộ thuận tiện huyện Ba Vì rất có điều kiện để
phát triển kinh tế xã hội như: Trao đổi hàng hoá, tiếp thu thông tin, khoa học kỹ thuật,
công nghệ và vốn đầu tư tạo điều kiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế đa dạng, nông - lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, du lịch.

22


Hình 1.2: Vị trí địa lí huyện Ba Vì
b. Địa hình, địa mạo
Ba Vì có núi Ba Vì với đỉnh cao 1.296 m và hai con sông lớn chảy vòng quanh là
sông Đà và sông Hồng, tạo nên một sắc thái riêng về tự nhiên, khả năng đa dạng hoá
các loại cây trồng và phát triển kinh tế xã hội.
Nhìn chung địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc,
từ Tây sang Đông có thể phân thành 03 tiểu vùng khác nhau:
- Vùng núi: Có diện tích tự nhiên là 19.932,11 ha chiếm 46,5% diện tích tự nhiên
của toàn huyện; có 5694.80 ha đất nông nghiệp, chiếm 28,5 % tổng diện tích toàn
vùng. Vùng này có hai loại địa hình: Núi cao thuộc vườn Quốc gia Ba Vì, đồi thấp
thuộc 07 xã miền núi. Độ cao trung bình toàn vùng từ 150 đến 300 m.
- Vùng đồi gò: Địa hình thấp dần từ 100 m xuống 20 - 25 m theo hướng Tây Bắc
thuộc địa bàn của 13 xã với diện tích tự nhiên là 14.840,15 ha chiếm 34,66% diện tích
toàn huyện bao gồm 7.510,17 ha đất nông nghiệp, chiếm 50,6%; đất lâm nghiệp 1956,4
ha chiếm 13 % diện tích của vùng.
- Vùng đồng bằng sông Hồng: Có địa hình tương đối bằng phẳng, gồm 12 xã, địa
hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ đê sông Hồng đến tả ngạn sông Tích. Diện tích tự
nhiên của vùng là 8.032,11 ha chiếm 18,48% diện tích tự nhiên toàn huyện gồm
3.634,59 ha đất nôngnghiệp.
c. Đặc trưng khí hậu


23


Ba Vì nằm sát phía Tây Bắc vùng châu thổ sông Hồng nên chịu ảnh hưởng của
khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ trung bình tháng: Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau nhiệt độ
trung bình khoảng 200C, tháng có nhiệt độ thấp nhất khoảng 14 0C. Từ tháng 04 đến
tháng 10 nhiệt độ trung bình đều cao, trên 23 0C, tháng 6 và 7 có nhiệt độ cao nhất là
350C đến 370C. Riêng vùng núi Tản Viên, từ độ cao 400m trở lên mùa hè có không khí
mát mẻ, trên 700 m trở lên nhiệt độ trung bình về mùa hè là 180C.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình đạt 1628 mm/năm, chia thành 2 mùa rõ rệt.
Mùa mưa bặt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, với tổng lượng mưa là 1.478
mm, chiếm khoảng 91% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc
vào tháng 3 với tổng lượng mưa 184 mm, chiếm khoảng 9% lượng mưa cả năm.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình từ 85% đến 87%. Tháng có độ ẩm trung
bình thấp nhất 81 - 82 % vào các tháng 11 và tháng 12. Tháng có độ ẩm trung bình cao
nhất 89 % vào tháng 3 và tháng 4.
- Số giờ nắng: số giờ nắng bình quân là 1.680,7 giờ/năm. Các tháng 1, 2,3 có số
bình quân giờ nắng dưới 100 giờ/tháng. Các tháng còn lại đều có số giờ nắng trên 120
giờ/tháng, đặc biệt tháng 4 và tháng 7 số giờ nắng đạt trên 150 giờ/tháng.
- Gió: hướng gió chủ yếu là Đông Bắc và Đông Nam, mùa đông có gió mùa Đông
Bắc lạnh. Tốc độ gió trung bình 3,5 m/s.
Lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12, tháng 01 năm sau, lớn nhất vào tháng 5-6.
d. Thủy văn
Ba Vì có hệ thông thuỷ văn phong phú và đa dạng. Bao gồm sông Đà và sông
Hồng bao bọc từ phía Tây Nam lên Đông Bắc dài 50 km tạo nên nguồn nước tưới
phong phú, mang phù xa màu mỡ bồi lên vùng đồng bằng ven sông của huyện.
Hệ thống đê phía Tây và phía Đông Bắc làm nhiệm vụ ngăn lũ lụt cho vùng đồng
bằng trong đê đã tạo nên chế độ thuỷ văn rất khác biệt ở các vùng địa hình và đất đai

khác.
Ngoài hệ thống sông suối, Ba Vì còn có các ao, hồ và đầm, đặc biệt có những hồ,
đầm có cảnh quan đẹp đã và đang được cải tạo khai thác vào mục đích kinh doanh du
lịch, dịch vụ như: hồ Suối Hai, hồ Đầm Long, hồ Hoóc Cua, Ao Vua, hồ Khoang
Xanh, hồ Vai Sô.
24


1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân số, lao động và việc làm
- Dân số
Tính đến quý I năm 2016, dân số trung bình của toàn huyện là 275054người. Tỷ
lệ tăng dân số tự nhiên của toàn huyện là 1,2%/năm. Mật độ dân số trung bình là 65404
người/km2. Trong đó dân số nam là 134937 người chiếm 49,06% dân số, dân số nữ là
140.117 người chiếm 50,94% dân số. Dân số ở nông thôn là 259.582 người chiếm
94.44% dân số và dân số ở thành thị là 15.472 người chiếm5,56% dân số. Ba Vì là một
trong các huyện có mật độ dân số thấp và không đồng đều giữa các xã trong huyện.
- Lao động - việc làm
Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 136.456 người chiếm
49,61% dân số toàn huyện.
Lao động của huyện được phân phối trong các ngành không đều, lực lượng lao
động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, cụ thể: lao động đang làm việc
trong ngành nông nghiệp là 113.200 người; Công nghiệp và xây dựng là 9.000 người;
Dịch vụ là 9.256 người. Triển khai có hiệu quả chương trình Quốc gia về giải quyết
việc làm, xóa đói giảm nghèo. Hàng năm tạo việc làm mới cho 8.200 lao động (mục
tiêu 7.500 lao động). Trong 5 năm đã đưa 2.020 lượt người đi lao động nước ngoài;
dạy nghề cho 14.960 người; xóa nhà dột nát, xuống cấp cho 641 hộ.
b. Tình hình phát triển kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế
Tổng giá trị tăng thêm từ 1.051 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 3.974 tỷ đồng năm

2015. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 14% (mục tiêu 12-13%); trong
đó: nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,8% (mục tiêu 9,2%); công nghiệp,
xây dung tăng 23% (mục tiêu 17%); dịch vụ, du lịch tăng 19% (mục tiêu 12,5%).
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế có sử chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng nhóm ngành
dịch vụ, du lịch. Đến năm 2015, nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ
trọng 40% (mục tiêu 41%); công nghiệp, xây dựng chiếm 17% (mục tiêu 18%); dịch
vụ, du lịch chiếm 43% (mục tiêu 41%) trong cơ cấu kinh tế.
- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
25


×