Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích Pháp chế của xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.64 KB, 7 trang )

Trần Thị Hồng Phan – K33A5

LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng một nền móng pháp chế cho Việt Nam là một công trình lâu dài và
khó khăn. Đây là vấn đề của cơ cấu, định chế, chính sách trên cơ bản dân trí, truyền
thống, văn hóa và xã hội. Mọi nhà đều sử dụng pháp luật như một công cụ hữu hiệu
nhất để quản lý xã hội. Tuy nhiên, vai trò, vị trí và hiệu quả thực sự của pháp luật ở
mỗi nhà nước, ở các giai đoạn khác nhau của một nhà nước, ở những quan hệ cụ
thể khác nhau trong cùng một giai đoạn phát triển của nhà nước là không giống
nhau. Vì vậy, về mặt lý thuyết thì người ta đều coi pháp luật như một đại lượng
công bằng, như một phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội mạnh mẽ nhất, song
thực tế pháp luật nhiều khi bị coi nhẹ, bị xâm phạm và bị vô hiệu hóa.
Một quốc gia có thể có thể chế dân chủ rộng mở, đa nguyên, có cơ cấu và
định chế pháp luật thành văn nhưng bản chất năng động và thực tế cai quản và kỷ
luật của quốc gia ấy không thuộc về pháp chế mà là kinh tế, giai cấp, thần quyền,
bạo lực, phe đảng hay là vô trật tự (Mexico có thể là một trường hợp). Và ngược
lại, một quốc gia có thể chế thiếu dân chủ, khép kín, nhưng pháp luật lại đóng vai
trò quan trọng và phổ cập trong mọi sinh hoạt xã hội (ví dụ, Singapore). Trong
trường hợp Việt Nam, khởi đi từ nền tảng cơ chế chính trị hiện nay, vấn đề pháp
chế hóa công quyền và xã hội là một công trình thiết yếu và khả thi. Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định: “Nhà nước
quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”
(Điều 12). Trong cuộc sống và công tác, người thường nhắc đến cụm từ “pháp chế”
song cách hiểu lại khác nhau. Vậy pháp chế là gì?

1


Trần Thị Hồng Phan – K33A5

NỘI DUNG



1)

Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Hiện nay, trong các giáo trình, tài liệu lý luận về pháp luật ở nước ta có một
số cách tiếp cận khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa khác nhau. Nếu tiếp cận ở
phạm vi rộng thì có quan niệm pháp chế là một chế độ đặc biệt của đời sống chính
trị- xã hội. Nếu nhấn mạnh yếu tố tiền đề, yếu tố cơ sở của pháp chế thì có quan
niệm pháp chế là pháp luật trong cuộc sống của nó.
Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa ở phạm vi rộng như sau: “Pháp chế xã
hội chủ nghĩa là chế độ đặc biệt của đời sống chính trị- xã hội, trong đó Nhà nước
quản lý xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật. Các cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang
nhân dân; các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; các thành viên của các tổ
chức và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm
chỉnh, triệt để và chính xác; mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật”.
Do ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của pháp chế xã hội chủ nghĩa,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần đề cập trong các nghị quyết, chỉ rõ phương
hướng và biện pháp cần thiết để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết
Đại hội VI của Đảng nhấn mạnh: “Phải dùng sức mạnh của pháp chế xã hội chủ
nghĩa kết hợp với sức mạnh của dư luận quần chúng để đấu tranh chống những
hành vi phạm pháp. Các cấp ủy Đảng, từ trên xuống dưới phải thường xuyên lãnh
đạo công tác pháp chế... kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các cơ quan pháp chế”.
Nghị quyết Đại hội VII của Đảng khẳng định: “Điều kiện quan trọng để phát huy
dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của
nhân dân”. Tại Đại hội VIII của Đảng, quan điểm này được xác định: “Tăng cường
pháp chế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quản lý xã
hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức...”

Như vậy, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là một đòi hỏi khách quan của quá
trình quản lý và lãnh đạo. Do đó, pháp chế xã hội chủ nghĩa là một khái niệm rất
quan trọng trong tổ chức của bộ máy nhà nước, trong hoạt động của mỗi chủ thể,
công dân. kể từ Đại hội VI của Đảng đến nay, các nghị quyết của Đảng thường
xuyên, liên tục đề cập đến vấn đề này. Hiến pháp với tính chất là đạo luật cao nhất
2


Trần Thị Hồng Phan – K33A5

của nhà nước đã thể chế hóa quan điểm nêu trên của Đảng, càng chứng tỏ pháp chế
xã hội chủ nghĩa rất cần thiết, không thể thiếu trong đời sống xã hội nước ta.
2) Những nguyên tắc của pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Muốn pháp chế xã hội chủ nghĩa thực sự là một chế độ trong đời sống xã hội
thì chúng ta cần thực hiện biện pháp trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản.
Nguyên tắc thứ nhất là nguyên tắc đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp và
luật: Hiến pháp và các đạo luật là các văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ
thống văn bản pháp luật. Chúng được xây dựng và thông qua theo một quy trình
đặc biệt bởi Quốc hội- cơ quan quyền lực cao nhất, đồng thời cũng là cơ quan đại
diện cho toàn thể nhân dân. Bảm đảm tính tối cao của Hiến pháp luật thực hiện ở:
Một là, khi ban hành các văn bản dưới luật không được trái Hiến pháp và luật. Ví
dụ: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân, nguyên tắc tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan trọng yếu của
nhà nước, để làm cơ sở cho cả hệ thống pháp luật của nhà nước. Hai là, trong tổ
chức và thực hiện pháp luật phải coi trọng Hiến pháp và luật.
Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên
quy mô toàn quốc. Tính thống nhất là một thuộc tính cơ bản của pháp chế xã hội
chủ nghĩa. Cơ sở của tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa chính là sự
thống nhất nội tại cao của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa mà cơ sở sâu xa của
nó là sự thống nhất lợi ích của đông đảo nhân dân lao động trong những quan hệ

kinh tế xã hội chủ nghĩa. Qua đó, chúng ta hiếu tính thống nhất của pháp chế xã
hội chủ nghĩa là sự thống nhất cả ở việc lập pháp, cả ở việc đưa pháp luật vào cuộc
sống cũng như việc kiểm tra, xử lý vi phạm phạm luật. Sự thống nhất này có tính
toàn quốc, tránh sự cục bộ, bản vị, địa phương.Ví dụ: ngày làm việc 8 tiếng, song
không cứ phải thống nhất làm việc từ 7 giờ, mà tùy vào điều kiện của địa phương,
đơn vị công tác.
Nguyên tắc thứ ba là nguyên tắc bắt buộc chung đối với mọi chủ thể không
có ngoại lệ. Xây dựng và hoàn thiện pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi mọi chủ thể
trong xã hội đều bình đẳng trước pháp luật. Sự bình đẳng ở đây là bình đẳng trong
cả việc thực hiện quyền và nghĩa vụ. Thực hiện nguyên tắc này không những đòi
hỏi người dân làm đúng pháp luật mà quan trọng hơn là sự đòi hỏi cơ quan, công
chức nhà nước gương mẫu thực hiện pháp luật. Sự bắt buộc chung này còn được
thể hiện ở việc thực hiện bổn phận theo pháp luật cũng như việc chịu trách nhiệm
pháp lý của các chủ thể. Một chủ thể có nghĩa vụ pháp lý thì nhất thiết phải thực
3


Trần Thị Hồng Phan – K33A5

hiện, không được thoái thác. Ví dụ: Cán bộ công an đang làm nhiệm vụ đảm bảo
giao thông không thể lam ngơ khì thấy hành vi vi phạm pháp luật giao thông xảy
ra. Bất cứ cơ quan nào, tổ chức nào, cá nhân nào dù ở bất cứ cương vị nào khi vi
phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật. Không cho phép tồn tại một vùng cấm
nào trong xã hội.
Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản cần quán triệt và sử dụng trong quá
trình xây dựng và củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
3)

Giải pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.


Bên cạnh những nguyên tắc cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa thì chúng
ta còn cần có những giải pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chúng ta
đang trong quá trình xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để đạt được
mục tiêu đó phải không ngừng đề cao vai trò và phát huy hiệu lực quản lý nhà
nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trong việc củng cố và tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa là một quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn
thiện đến hoàn thiện, phù hợp với tình hình và đặc điểm của mỗi giai đoạn cách
mạng cụ thể. Thực hiện đã chỉ ra rằng, muốn tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
thì phải tiến hành đồng bộ cả việc xây dựng hệ thống pháp luật, tổ chức đưa pháp
luật vào cuộc sống, kiểm tra xử lí các vi phạm pháp luật.
Cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau đây: Đầu tiên, chúng ta cần hoàn
thiện hệ thống pháp luật: Pháp luật là cơ sở của pháp chế, có pháp luật thì mới có
pháp chế. Nếu pháp luật không tốt, không phù hợp với xã hội thì khó đi vào lòng
người và cuộc sống. Một hệ thống pháp luật tốt thể hiện ở tính toàn diện, tính đồng
bộ, tính phù hợp và kỹ thuật pháp lý cao. Trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
cũng cần quán triệt nguyên tắc pháp chế, tức là toàn bộ quá trình từ dự kiến xây
dựng pháp luật đến soạm thảo, ban hành đều phải đúng thẩm quyền, đúng trình tự
thủ tục luật định. Ví dụ: Việc sửa đổi và bổ sung về Hiến pháp năm 1992 đã được
thông qua ý kiến của công dân và đã được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn, phù
hợp hơn với xã hội.
Giải pháp thứ hai, tích cực tổ chức đưa pháp luật vào cuộc sống: Pháp luật
dù có tốt đến đâu cũng không thể tự thân đi vào cuộc sống một cách đầy đủ mà
phải thông qua quá trình tổ chức một cách chủ động, tích cực của các chủ thể liên
4


Trần Thị Hồng Phan – K33A5


quan. Cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để mọi người nắm được các quy định,
hiểu được lợi ích của việc làm theo pháp luật và e ngại những chế tài mà nhà nước
dự định áp dụng nếu vi phạm xảy ra, từ đó điều chỉnh hành vi của mình theo những
yêu cầu pháp luật. Ví dụ: Tuyên truyền pháp luật vào nhân dân bằng loa phát thanh
của thôn của xóm để nhân dân hiểu rõ hơn về pháp luật. Hay đưa pháp luật vào
giáo dục, thực hiện giảng dạy pháp luật ở trường cấp 3 để các em học sinh nắm rõ
hơn về pháp luật và không làm những hành vi trái pháp luật. Bên cạnh việc tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần có kế hoạch cụ thể và các điều kiện vật
chất cần thiết để thực hiện pháp luật. Phải hình thành các cơ quan làm nhiệm vụ tổ
chức chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện pháp luật. Ví dụ: Tất cả các thôn,
xã (phường) trong cả nước đều có các cán bộ công an thôn, xã (phường) để thực
hiện việc hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc pháp luật tới nhân dân. Trong việc đưa pháp
luật vào cuộc sống, trước hết cần quan tâm việc xây dựng đội ngữ cán bộ, công
chức nhà nước có đạo đức, có chuyên môn sâu, hiểu biết và tôn trọng pháp luật. Ví
dụ: Trong giáo dục về pháp luật ở trường cấp 3 thì cần phải có các thầy (cô) có đạo
đức, có chuyên môn, hiểu biết và tôn trọng pháp luật thì mới có thể truyền đạt được
những điều đúng đắn nhất về pháp luật tới các em học sinh. Còn ngược lại thì sẽ
làm các em hiểu sai về pháp luật và có thể các em sẽ bị vi phạm pháp luật về những
điều các em không biết.
Giải pháp thứ ba, giám sát kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật: Trong xã hội
bao giờ cũng có đối tượng chậm nắm bắt các yêu cầu của pháp luật hoặc cố tình
chống lại pháp luật, vì vậy muốn pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh thì cần có
sự giám sát, kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời các vướng mắc, các hành
vi vi phạm để xử lý đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật. Việc giám sát, kiểm
trá, xử lý vi phạm pháp luật thường tác động trực tiếp đến hoạt động của cơ quan,
tổ chức và hành vi của cá nhân. Ví dụ: Về vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay đang tồn
tại nham nhảm trong cuộc sống của chúng ta, Nhà nước đã kiểm tra đột suất về một
một nơi chuyên sản xuất mỡ và bán ra các nhà hàng, phát hiện ở đó đã làm ra hàng
tấn mỡ bẩn từ các mỡ động vật đã ôi thiu, qua xử lý thành mỡ bán ra các nhà hàng.
Đó là một hành vi vi phạm pháp luật và trái với đạo đức, với lương tâm của con

người.Và việc kịp thời xử lý kiểm tra như vậy sẽ loại bỏ được rất nhiều các hành vi
vi phạm pháp luật, làm cho đời sống của nhân dân thêm tốt đẹp hơn.
4)

Liên hệ bản thân.

5


Trần Thị Hồng Phan – K33A5

Với tư cách là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, em nhận thấy
mình cần xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc chấp hành nghiêm
túc các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tự giác ký
cam kết, tích cực thực hiện bảo đảm trật tự an toàn giao thông, thực hiện nếp sống
văn hóa giao thông. Không chỉ về việc thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự an
toàn giao thông mà còn cả thực hiện pháp luật về đời sống hàng ngày. Thực hiện
đúng đắn các quy định mà pháp luật đề ra. Không chỉ vậy, em còn thấy mình cần
học tập để nắm vững pháp luật, tham gia tuyên truyền về pháp luật, góp phần xây
dựng, bảo vệ pháp luật, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. Luôn chấp hành tốt các
chính sách pháp luật và được lớp triển khai các văn bản quy phạm pháp luật để
chấp hành tốt. Để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhà trường đã tổ chức
nhiều đợt họp sinh viên để đóng góp ý kiến cho việc sửa đổi Hiến pháp. Bản than
tham gia pháp tờ rơi, qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật và sinh hoạt các câu lạc bộ
trong trường học để vận động và giúp đỡ các đối tượng có hành vi vi phạm pháp
luật.
Với tư cách là một công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam,em thấy rõ được việc thực hiện pháp luật cũng là một yêu cầu cần thiết và
quan trọng. Bản thân luôn luôn tuân thủ pháp luật, đóng những khoản thuế hợp
pháp. Và pháp luật chính là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.


6


Trần Thị Hồng Phan – K33A5

KẾT THÚC
Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy các quy định pháp luật thực chất
là các căn cứ, là ranh giới để phân biệt hành vi của con người là phù hợp với pháp
luật hay không, phù hợp với pháp luật là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối
với các hành vi vi phạm pháp luật, là tiền dề của nền pháp chế
Hãy bảo vệ bản thân bằng cách hiểu luật!

7



×