Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Nghiên cứu ứng dụng GIS trong phân hạng thích nghi đất lúa xã cù vân huyện đại từ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ THẢO CHINH
rr-1 *
Tên đê tài:

-* Ặ V A •

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS TRONG PHÂN HẠNG THÍCH NGHI
ĐẤT LÚA XÃ CÙ VÂN HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẢN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo Chuyên

: Chính quy : Quản lý đất

ngành Khoa Lớp

đai : Quản lý tài nguyên :

Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

K43 - QLĐĐ - N01 : 2011 2015
: Th.S Trần Thị Mai Anh

THÁI NGUYÊN - 2015



LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, rèn luyện, nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã
2
nhận được sự giúp đỡ, động viên, chỉ bảo tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân
và tập thể, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bài luận văn này. Xin tỏ lòng biết
ơn chân thành tới:
Thầy cô giáo giảng dạy trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy dỗ,
đào tạo trong suốt 04 năm qua. Đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn
Th.S Trần Thị Mai Anh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Khoa Quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ủy Ban Nhân
Dân xã Cù Vân cùng toàn thể các ban ngành và nhân dân trong xã đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài nhưng do hạn chế về thời gian và điều kiện
nghiên cứu nên luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để luận văn này hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 24 tháng 4 năm 2015 Sinh
Viên

Hoàng Thị Thảo Chinh
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
a
b


: Đất cát
3

: Đất cát pha

c
d

: Đất thịt nhẹ
: Đất thịt trung bình

e

: Đất thịt nặng

FAO

: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

g

: Đất sét

GIS

: Hệ thống thông tin địa lý

LMU


: Land Mapping Unit (Đơn vị bản đồ đất đai)

LUM

: Land Unit Map (Bản đồ đơn vị đất đai)

LUT

: Land Unit Type (Loại hình sử dụng đất)

N

: Hạng không thích nghi.

N1

: Không thích nghi hiện tại.

N2

: Không thích nghi vĩnh viễn.

S

: Hạng thích nghi.

S1

: Thích nghi nhất.


S2

: Thích nghi trung bình.

S3

: Ít thích nghi.
MỤC LỤC


4
PHẦN 1 MỞ
ĐẦU

1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là đối tượng lao động đồng thời

cũng là sản phẩm lao động, nó là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là cơ sở tự
nhiên và tiền đề cho mọi quá trình sản xuất.
Nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng đối với người dân. Tuy nhiên ngành nông
nghiệp ngày càng đứng trước nhiều áp lực, như thiên tai, dịch hại,... đặc biệt về việc dân số ngày
càng tăng, cùng với sức ép của đô thị hóa càng tạo áp lực đối với nông nghiệp của xã. Do đó, từ
hiện trạng nêu trên, việc nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông
nghiệp, đánh giá đúng mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó làm cơ sở cho việc đề
xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược và
cấp thiết của quốc gia và từng địa phương.
Việc lai tạo ra các giống lúa cho năng suất cao, phẩm chất tốt là yêu cầu cấp thiết và xuyên
suốt trong quá trình nghiên cứu và lai tạo ra các giống lúa mới đáp ứng được yêu cầu cả nước nói

chung và xã Cù Vân nói riêng. Tuy nhiên, khi đã tạo ra được những giống lúa đạt yêu cầu thì việc
lựa chọn và đưa ra canh tác ngoài thực tế là khâu cuối cùng và hết sức quan trọng. Do đó, GIS là
một công cụ hiệu quả và đóng vai trò không nhỏ trong việc đánh giá và xác định phạm vi thích nghi
của các giống lúa đối với điều kiện tự nhiên cũng như xã hội của địa phương.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ: Trần Thị Mai Anh, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng GIS trong phân hạng thích nghi đất lúa xã Cù
Vân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên".

1.2.

MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
Đánh giá thực trạng đất đai và khả năng thích nghi đất đai của xã Cù Vân đối với loại hình

sử dụng đất trồng lúa.
Ứng dụng phần mềm Arcgis xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất trồng lúa ở xã Cù
Vân, huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên.


5

1.3.
1.3.1.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa nghiên cứu khoa học
Góp phần cụ thể hóa các bước trong quy trình đánh giá thích nghi đất đai cho loại hình sử

dụng đất lựa chọn của FAO (Food Agriculture Organization - Tổ chức Nông Lương Liên hợp Quốc)
trong từng điều kiện cụ thể của địa phương, nhằm cung cấp các thông tin làm cơ sở dữ liệu cho
những nghiên cứu khác về quy hoạch sử dụng đất.


1.3.2.
-

Ý nghĩa thực tiễn

Cung cấp các thông tin cơ bản và khả năng thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất trồng lúa
trên địa bàn xã nhằm giúp nhân dân, các nhà đầu tư, doanh nghiệp hiểu rõ về tiềm năng đất đai để
lựa chọn cơ hội đầu tư và phát triển loại hình sử dụng đất này.

-

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp những cơ sở khoa học giúp cho chính quyền xã Cù Vân
đề ra các chủ trương, chính sách và các giải pháp sử dụng đất hiệu quả trong giai đoạn tới.

-

Làm cơ sở cho việc sử dụng đất hiệu quả và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.
2.1.1.

KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI
Định nghĩa
Đánh giá khả năng thích nghi đất đai (Land Evaluation) là quá trình dự đoán tiềm năng đất

đai khi sử dụng cho các mục đích cụ thể hay dự đoán tác động của mỗi đơn vị đất đai đối với mỗi
loại hình sử dụng đất. (Lê Cảnh Định, 2008) [4]


2.1.2.

Phân loại thích nghi đất đai
Có hai loại thích nghi trong hệ thống đánh giá thích nghi đất đai của FAO: thích nghi tự

nhiên và thích nghi kinh tế - xã hội.

-

Đánh giá thích nghi tự nhiên: Chỉ ra mức độ thích hợp của loại hình sử dụng đất đối với điều kiện
tự nhiên không tính đến các điều kiện kinh tế- xã hội. Với các loại hình sử dụng đất đặc thù thì nếu
không thích nghi về mặt tự nhiên, vẫn phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đánh giá kinh tế đề xuất
phát triển.


6

-

Đánh giá thích nghi kinh tế - xã hội: Các quyết định sử dụng đất đai thường cân nhắc về mặt kinh tế
- xã hội và dùng để so sánh các loại hình sử dụng đất có cùng mức độ thích nghi về mặt tự nhiên.
Tính thích nghi về mặt kinh tế - xã hội có thể được xác định bằng các yếu tố: sử dụng đất, tổng giá
trị sản xuất, lãi ròng, tỉ xuất chi phí/lợi nhuận...
Sản phẩm cuối cùng của quá trình đánh giá thích nghi đất đai là bản đồ thích nghi đất đai
(Suitability Map). (Đỗ Đình Sâm và cs, 2005) [10]

2.2.

ĐÁNH GIÁ ĐẤT THEO FAO


2.2.1.

Các khái niệm sử dụng trong đánh giá đất

2.2.1.1.

Đất đai ( Land)
Đất là môi trường tự nhiên bao gồm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn, thực vật,

những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất.

2.21.2.

Đánh giá đất (Land Evaluation - LE)
Theo FAO(năm 1976): Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn

có của khoanh/vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng cần phải
có.

2.21.3.

Loại hình sử dụng đất (Land Use Type - LUT)
LUT là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức

quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kĩ thuật được xác định.

2.21.4.

Hệ thống sử dụng đất (Land Use System - LUS)

LUS là sự kết hợp của LMU và LUT (hiện tại và tương lai), hay là loại sử dụng đất riêng

biệt được thực hiện trên một vạt đất nhất định kết hợp với đầu tư, thu nhập và khả năng cải tạo đất
như: làm bằng, tưới, tiêu,... (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2011) [9]

2.2.2.

Mục đích của đánh giá đất
Nhằm hướng dẫn phương pháp đánh giá đất trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất và

phát triển nông thôn trên quan điểm tăng cường lương thực cho một số nước trên thế giới và giữ
nguồn tài nguyên đất không bị thoái hóa, sử dụng đất lâu bền.
Đảm bảo tính hợp lý và bền vững trong việc quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở cho việc bố


7
trí sử dụng đất hợp lý trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. (Nguyễn Ngọc Nông và cs,
2011) [9]

2.2.3.

Quy trình đánh giá đất theo FAO
Quy trình đánh giá đất đai được tiến hành và mô tả qua các bước sau:

i. Xây dựng các khoanh đơn vị bản đồ đất đai trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát các nguồn tài
nguyên đất như: khí hậu, địa hình, đất, nước, thực vật, nước ngầm. Mỗi đơn vị bản đồ đất đai sẽ có
những đặc tính đất đai riêng và khác so với những đơn vị bản đồ đất đai lân cận.

ii. Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai mà nó phải phù hợp và liên quan đến mục tiêu chính sách
và phát triển đã được xây dựng bởi các nhà quy hoạch cũng như phải phù hợp với những điều kiện

về kinh tế, xã hội và môi trường trong khu vực đang thực hiện.

iii. Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các chất lượng đất đai mà
những chất lượng đất đai này có ảnh hưởng trực tiếp đến các kiểu sử dụng đất đai đã được chọn lọc.

iv. Xác định yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc, hay gọi là yêu cầu sử dụng
đất đai trên cơ sở của các chất lượng đất đai.

v. Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai được diễn tả dưới dạng phân
cấp yếu tố với các chất lượng trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai được diễn tả dưới dạng yếu tố chẩn
đoán. Kết quả cho được sự phân hạng khả năng thích nghi đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai với
từng kiểu sử dụng. (Lê Quang Trí, 2005) [12]

2.3.
2.3.1.

CÁC QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI
Đánh giá đất đai ở Mỹ
Đánh giá đất đai theo phân loại định lượng (Soil Taxonomy) của Hoa Kỳ hiện nay đang ứng

dụng rộng rãi 2 phương pháp sau:

-

Phương pháp tổng hợp : Lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm là tiêu chuẩn và chú ý vào phân
hạng đất đai cho từng loại cây trồng chính. Trong khi tiến hành đánh giá đất, các nhà nông học đã
chú ý vào phân hạng đất cho từng loại cây trồng đặc biệt là cây lúa mỳ, đề ra những biện pháp kỹ
thuật làm tăng năng suất

-


Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên, xác định tính chất đất đai và phương


8
hướng cải tạo. Đánh giá phân hạng đất đai dựa trên cơ sở thống kê các đặc tính tự nhiên, độ dày
tầng canh tác, thành phần cơ giới, độ ẩm nước, độ lẫn đá, sỏi, hàm lượng các muối độc trong đất,
địa hình tương đối, mức độ xói mòn và yếu tố khí hậu

2.3.2.

Đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ)
Đây là trường phái theo quan điểm phát sinh, phát triển của Docutraiep. Trường phái này

cho rằng đánh giá đất trước hết phải đề cập đến thổ nhưỡng và chất lượng tự nhiên của đất, là
những chỉ tiêu mang tính khách quan và đáng tin cậy. Ông đã đề ra các nguyên tắc trong đánh giá
đất đai là xác định các yếu tố đánh giá đất phải ổn định và nhận biết được rõ ràng, phải phân biệt
được các yếu tố một cách khách quan và có cơ sở khoa học, phải tìm tòi để nâng cao sức sản xuất.
Phải có sự đánh giá kinh tế và thống kê nông học của đất đai mới có giá trị trong việc đề ra những
biện pháp sử dụng đất tối ưu.

2.3.3.

Đánh giá đất đai ở Ân Độ
Tại Ân Độ, một số bang đã tiến hành đánh giá đất đai, áp dụng các phương pháp tham biến,

biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố dưới dạng phương trình toán học sau:
Y=F(A).F(B).F(C).F(X)
Trong đó:
Y - Biểu thị sức sản xuất của đất.

A - Độ dày và đặc tính tầng đất.
B - Thành phần cơ giới lớp đất mặt.
C - Độ dốc.
X - Các yếu tố biến động như tưới, tiêu, độ chua, hàm lượng dinh dưỡng, xói mòn.
Kết quả phân hạng được thể hiện dưới dạng phần trăm (%) hoặc điểm. Mỗi yếu tố được
phân thành nhiều cấp và tính bằng %.

2.3.4.

Đánh giá đất của tổ chức FAO
Cơ sở của phương pháp đánh giá đất theo FAO là dựa trên phân hạng đất thích hợp. Nền

tảng của phương pháp này là so sánh, đối chiếu mức độ thích hợp giữa yêu cầu của các loại hình sử
dụng đất với chất lượng đất và đặc tính vốn có của đơn vị bản đồ đất, kết hợp với việc phân tích các


9
khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường liên quan đến sử dụng đất để lựa chọn phương án sử dụng
đất tốt nhất. (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2011) [9]

2.4.

CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ ĐẤT Ở VIỆT NAM
Khái niệm đánh giá, phân hạng đất đai đã có từ lâu. Trong thời kỳ phong kiến thực dân, để

thu thuế đất đã có sự phân chia "Tứ hạng điền, lục hạng thổ". Công tác đánh giá, phân hạng đất đai
được nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và thực hiện như: Viện Nông hóa - Thổ nhưỡng, Viện
Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường), các
trường Đại học Nông nghiệp và các tỉnh thành.
Những năm gần đây công tác đánh giá đất đai ở Việt Nam đã và đang được nghiên cứu và

triển khai nhằm phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát
triển nông nghiệp bền vững. Các nhà nghiên cứu và đào tạo về đất đai của Việt Nam đã phối hợp
với nhau, đồng thời mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức và nhà khoa học Quốc tế để
nhanh chóng tiếp thu chương trình đánh giá phân hạng đất của FAO.
Năm 1993 Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá
đất trên cả 9 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỷ lệ 1/250.000. Bước đầu đã xác định được
tiềm năng đất đai của các vùng và khẳng định việc vận dụng nội dung, phương pháp đánh giá đất
của FAO theo tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay và
đã kịp thời tổng kết và vận dụng các kết quả này vào chương trình đánh giá và đề xuất sử dụng tài
nguyên đất phát triển nông nghiệp bền vững thời kì 1996 - 2000 và 2010 đã hoàn thành năm 1995.
Có thể khẳng định: nội dung, phương pháp đánh giá đất theo FAO đã có kết quả ở Việt
Nam, phục vụ hiệu quả cho chương trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội trong giai
đoạn mới cũng như cho các dự án quy hoạch vận dụng ở các địa phương. Các cơ quan nghiên cứu
đất đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu vận dụng phương pháp này cho phù hợp với điều kiện cụ thể và
với các tỷ lệ bản đồ thích hợp để nhanh chóng tiến tới hoàn thiện nội dung, phương pháp và quy
trình định giá phân hạng đất cho toàn lãnh thổ cũng như cho các vùng sản xuất khác nhau trên toàn
quốc. (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2011) [9]

2.5.

ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI SỬ DỤNG KỸ THUẬT GIS


1

2.5.1.

Ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới
Việc ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai đã được tiến hành từ nhiều năm trước


đây trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển như Mỹ, Cannada, Australia, các tổ chức Liên hợp
quốc như FAO, WWF...

2.5.2.

Ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai ở Việt Nam
GIS được đưa vào Việt Nam muộn và chỉ thực sự phát triển mạnh trong hơn chục năm trở

lại đây và đã chứng tỏ là một giải pháp hữu hiệu cho việc lưu trữ, phân tích và quản lý dữ liệu
không gian, phục vụ thiết thực cho công tác quản lý tài nguyên môi trường. Nhìn chung việc ứng
dụng GIS trong công tác quản lý tài nguyên môi trường còn khá hạn chế, các ứng dụng GIS hiệu
quả nhất lại ở công tác lưu trữ, in ấn bản đồ. Riêng trong lĩnh vực đánh giá thích nghi đất đai thì
mới có một số ít ứng dụng GIS được triển khai ở các cơ quan cấp bộ (bộ Tài nguyên và Môi trường,
bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cục Kiểm Lâm.), các trường Đại học, Viện nghiên cứu,
các Sở Tài nguyên và Môi trường, sở Khoa học Công nghệ. (Trần Xuân Thành, 2008) [11]

2.6.

BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI, BẢN ĐỒ THÍCH NGHI VÀ CẤU TRÚC PHÂN HẠNG

THÍCH NGHI THEO FAO

2.6.1.

Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit - LMU)
Theo FAO (1983): LMU là khoanh/vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai

với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng LUT (loại hình sử
dụng đất), có cùng một điều kiện quản lý đất, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất. Mỗi đơn
vị đất đai có chất lượng (đặc tính và tính chất) riêng và nó thích hợp với một LUT nhất định.


2.6.2.

Nguyên tắc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai,cần phải tuân thủ các chỉ dẫn sau:
Đơn vị bản đồ đất đai cần đảm bảo tính đồng nhất tối đa về các chỉ tiêu phân cấp dùng xác

định chúng. Nếu đơn vị bản đồ đất đai không thể hiện được lên bản đồ thì cũng phải mô tả chi tiết.

-

Các đơn vị bản đồ đất đai phải có ý nghĩa thực tiễn cho các loại hình sử dụng đất sẽ được đề xuất
lựa chọn trong đánh giá.

-

Các đơn vị bản đồ đất đai phải vẽ được trên bản đồ.


1

-

Các đơn vị bản đồ đất đai phải được xác định một cách đơn giản dựa trên những đặc điểm quan sát
trực tiếp trên đồng ruộng hoặc qua sử dụng kỹ thuật ảnh máy bay,viễn thám.

-

Các đặc tính và tính chất của các đơn vị bản đồ đất đai phải là đặc tính và tính chất khá ổn định vì
chúng là cơ sở để xác định nhu cầu sử dụng đất thích hợp cho các loại hình sử dụng đất trong đánh


giá. (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2011) [9]
2.6.3.
quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bao gồm bốn bước sau

Hình 2.1. Các bước xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Bước 1. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu bản đồ đơn vị đất đai
Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phụ thuộc vào
phạm vi, mục đích và yêu cầu cụ thể của chương trình đánh giá đất, trong phạm vi toàn lãnh thổ
thì lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp theo vùng sinh thái nông nghiệp (hình dạng đất đai, điều kiện
thuỷ văn, lớp phủ thổ nhưỡng...).
Bước 2. Xây dựng các bản đồ đơn tính
Bản đồ đơn tính là bản đồ thể hiện đặc tính, tính chất riêng rẽ theo các mức khác nhau
của đất đai. Sau khi lựa chọn xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phải kết hợp
thu thập, điều tra và khảo sát thực địa để xây dựng các bản đồ đơn tính. Trong hệ thống thông
tin địa lý (GIS) thì các bản đồ đơn tính được thể hiện dưới dạng bản đồ số, chúng được xây
dựng với sự kết hợp của một số phần mềm GIS như: Microstation, Mapinfo và ArcView.
Bước 3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được tiến hành bằng phương pháp chồng xếp các
bản đồ đơn tính để tạo ra các đơn vị đất đai.


Bản đồ đơn vị
đất đai
1

J
Hình 2.2. Mô hình chồng ghép bản đồ Bước 4.
Mô tả bản đồ đơn vị đất đai

Vi ệc mô tả các đơn vị bản đồ đất đai nhằm thể hiện được những thuộc tính cơ bản
trong mỗi đơn vị đất đai, qua đó nó sẽ giúp cho người sử dụng nhận biết được những sai khác
chi tiết về mặt chất lượng giữa các đơn vị bản đồ đất đai trong toàn vùng nghiên cứu.

2.6.4.
2.6.4.1.

Phân hạng thích nghi/hợp đất đai
Khái niệm
Phân hạng thích nghi đất đai là công đoạn đối chiếu so sánh giữa các yêu cầu của loại

hình sử dụng đất đai với các đặc tính, đặc điểm của đơn vị đất đai để xác định mức độ thích
nghi hoặc ngược lại là mức độ hạn chế.

2.6.4.2.

Hạng thích nghi (S), với 3 hạng S1,S2, S3
Loại thích hợp (S): Có nghĩa là LUT sẽ có năng suất cao khi có đầu tư, không chịu

ảnh hưởng của các rủi ro hoặc gây thiệt hại đến tài nguyên đất.
S1: rất thích nghi, đất đai không thể hiện những hạn chế hoặc chỉ thể hiện ở mức độ
nhẹ, rất dễ khắc phục. Sản xuất trên hạng đất này dễ dàng, thuận lợi, cho năng suất cao.


1
S2: thích nghi trung bình, đất đai có thể hiện các hạn chế nhưng ở mức độ trung bình
có thể khắc phục được bằng các biện pháp khoa học kĩ thuật hoặc tăng mức đầu tư.
S3: Ít thích nghi, đất đai có nhiều yếu tố hạn chế hoặc một yếu tố hạn chế nghiêm
trọng khó khắc phục, tuy nhiên những yếu tố hạn chế đó không đến nỗi phải từ bỏ loại sử
dụng đất đã có.


2.6.4.3.

Hạng không thích nghi (N) với 2 hạng N1 và N2
Loại không thích hợp (N): Có nghĩa là đất có các yếu tố hạn chế khắc nghiệt mà ở

loại S không có, rất khó hoặc không thể khắc phục được đối với các LUT.
N1: không thích nghi hiện tại, đất không thích nghi với loại sử dụng đất dự kiến trong
điều kiện hiện tại vì có yếu tố hạn chế rất nghiêm trọng. Tuy nhiên có thể khắc phục bằng các
biện pháp cải tạo lớp trong tương lai để trở thành hạng thích nghi.
N2: không thích nghi vĩnh viễn, đất không thích nghi với loại sử dụng đất dự kiến cả
trong hiện tại và tương lai vì có những yếu tố hạn chế rất nghiêm trọng không thể khắc phục
được, nếu đưa vào sản xuất sẽ không cho hiệu quả hoặc gây tác hại cho môi trường sinh thái.

2.7.
2.7.1.

GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)
Định nghĩa GIS
Có nhiều định nghĩa về GIS, nhưng nói chung đã thống nhất quan niệm: GIS là một

hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ,
xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu, quản lý
nhất định.
Xét dưới góc độ là công cụ: GIS dùng để thu thập, lưu trữ, biến đổi, hiển thị các thông
tin không gian nhằm thực hiện các mục đích cụ thể.
Xét dưới góc độ là phần mềm: GIS làm việc với các thông tin không gian, phi không
gian, thiết lập quan hệ không gian giữa các đối tượng.
Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước: GIS có thể được hiểu như là một
công nghệ xử lý các dữ liệu có tọa độ để biến chúng thành các thông tin trợ giúp quyết định

phục vụ các nhà quản lý.


1
Xét dưới góc độ hệ thống, GIS là một hệ thống gồm các hợp phần: phần cứng, phần
mềm, cơ sở dữ liệu, cơ sở tri thức chuyên gia
Xét theo chức năng: GIS là một hệ thống bao gồm 3 hệ con: dữ liệu vào, quản trị dữ
liệu (quản lý và phân tích dữ liệu) dữ liệu ra. (Nguyễn Huy Trung, 2013) [13]

2.7.2.

Các thành phần của GIS
Các thành phần cơ bản để tạo nên một hệ GIS bao gồm các thiết bị tin học (phần cứng

của hệ thống), chương trình quản trị dữ liệu (phần mềm của hệ thống), nguồn nhân lực sử
dụng hệ thống, nguồn dữ liệu và phương pháp sử dụng hệ thống.

Phần mềm

> ______________
Hình 2.3. Các thành phần chính của GIS

-

Con người (chuyên viên): Là thành phần quan trọng nhất. Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu
không có con người tham gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực
tế. Người sử dụng GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ
thống, hoặc những người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc.

-


Dữ liệu: GIS phải bao gồm một cơ sở dữ liệu chứa các thông tin không gian và các thông tin
thuộc tính lưu trữ dưới dạng bảng được liên kết chặt chẽ với nhau và được tổ chức theo một
chuyên ngành nhất định. Thời gian được mô tả như một kiểu thuộc tính quan hệ đặc biệt được


1
biễu diễn thông qua thông tin không gian và/ hoặc thuộc tính. Trong GIS có khả năng phối
hợp nhiều nguồn dữ liệu khác nhau và có khả năng phối hợp với nhiều cấu trúc khác nhau.

-

Phần cứng: Gồm các thiết bị hỗ trợ trong quá trình quản lý và xử lý các dữ liệu của GIS như:
máy chủ (server), thiết bị thu nhập dữ liệu, thiết bị lưu trữ.

-

Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu trữ, phân
tích và hiển thị thông tin đia lý. Các thành phần chính trong phần mềm GIS là: (1) Công cụ
nhập và thao tác trên các lớp thông tin địa lý; (2) Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS); (3) Công
cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý; (4) Giao diện đồ họa người - máy (GUI) để
truy cập các công cụ dễ dàng.

-

Chính sách và quản lý: Đây là hợp phần rất quan trọng để đảm bảo khả năng hoạt động của
hệ thống, là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công nghệ GIS. Hệ thống
GIS cần được điều hành bởi bộ phận quản lý, bộ phận này được bổ nhiệm để tổ chức hoạt
động hệ thống GIS một cách có hiệu quả để phục vụ người sử dụng thông tin. (Nguyễn Thị
Lý, 2013) [7]


2.8.
2.8.1.

YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY LÚA
Yêu cầu về khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng đến sản lượng lúa, chúng có tác dụng hỗ trợ nhau, có lúc làm tăng,

có lúc làm giảm tác dụng của nhau, các yếu tố đó bao gồm: nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, độ
ẩm, gió bão,... tùy từng vùng, từng miền khí hậu khác nhau mà vai trò của từng yếu tố ảnh
hưởng đến lúa như thế nào.
• Yêu cầu về nhiệt độ:
Lúa sinh trưởng bình thường ở nhiệt độ 250C - 280C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 170C
sinh trưởng của lúa chậm lại, nếu thấp hơn 130C thì lúa ngừng sinh trưởng, nếu nhiệt độ kéo
dài lúa có thể chết. Nếu nhiệt độ cao, phạm vi từ 280C - 350C thì lúa sinh trưởng nhanh, nẩy
mầm nhanh nhưng chất lượng kém. Khi nhiệt độ cao hơn 350C vào lúc phân bào giảm nhiễm
hoặc kéo dài hơn một giờ vào lúc nở hoa thì tỷ lệ lép của lúa tăng lên.
__ _________ >
Bảng 2.1 Phân hạng thích nghi về nhiệt độ của cây lúa


1
Hạng

Điều kiện (0C)

S1

25-28


Sinh trưởng tốt

S2

17-25

Sinh trưởng bình thường

S3

13-17

Sinh trưởng chậm lại

N2

<13

Khả năng sinh trưởng của cây

Không thể sinh trưởng

• Yêu cầu về ánh sáng:
Ánh sáng là động lực để cây xanh quang hợp, ánh sáng ảnh hưởng tới cây lúa 2 mặt:
cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp và số giờ chiếu sáng trong ngày làm lúa trỗ
bông sớm hay muộn.
+ Cường độ ánh sáng: trong bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất chỉ có phần ánh
sáng nhìn thấy có bước sóng từ 380 - 720 nm (1nm = 10- 7cm) mới có tác dụng đến quang hợp
của cây. Chúng chiếm 50% lượng bức xạ tổng số.
_ _________ >

Bảng 2.2 Phân hạng thích nghi về cường độ ánh sáng của cây lúa
Hạng
Điều kiện (nm)
Khả năng sinh trưởng của cây
S1

380-720

S3

>380, <720

N2

>290

Tác dụng tốt đến quang hợp của cây
Kéo dài sinh trưởng của cây
Có hại tới cây

+ Độ dài chiếu sáng trong ngày: Lúa thuộc nhóm cây phản ứng với ánh sáng ngày
ngắn (dưới 13 giờ/ngày), nếu gieo cấy ở ánh sáng dài ngày (24 giờ/ngày) sẽ không ra bông.
Nhưng tùy giống mà mức độ phản ứng có khác nhau.
Che bóng vào giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng ít có ảnh hưởng đến năng suất, nhưng
nếu che bóng vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực thì có ảnh hưởng đáng kể đến số hạt. Nếu
thiếu ánh sáng vào thời kỳ chín thì sẽ làm giảm năng suất hạt rõ rệt do giảm tỷ lệ hạt chắc.
• Yêu cầu về lượng mưa:
Lúa yêu cầu nhiều nước hơn các loại cây trồng khác lượng mưa cần thiết cho cây lúa
trung bình từ 6-7mm/ngày trong mùa mưa, 8-9mm/ngày trong mùa khô. Một tháng cây lúa
cần khoảng 200mm và 1 vụ lúa 5 tháng cần lượng mưa khoảng 1000mm. Vào thời gian 11

ngày và 3 ngày trước trỗ bông chỉ cần bị hạn 3 ngày đã làm giảm năng suất nghiêm trọng và


1
làm tỷ lệ hạt lép cao. Thiếu hụt nước trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng có thể làm giảm
chiều cao của cây, giảm số nhánh đẻ và làm giảm diện tích lá nhưng năng suất sẽ không bị
ảnh hưởng nhiều, nếu như nước được cung cấp kịp thời trong thời kì bị thiếu để cây hồi phục
được trước lúc trỗ hoa thì ít làm giảm năng suất lúa.

2.8.2.

Yêu cầu về đất đai
Ruộng lúa cần bằng phẳng, giữ được nước, được màu và có độ thấm nhất định, thành

phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt sét, hàm lượng dinh dưỡng N,P,K tổng số khá, độ mặn
nhỏ hơn 0,5% tổng số muối tan. Loại đất thích hợp với lúa là đất phù sa sông suối, đất gần
làng, đất thung lũng ít chua, đất feralit biến đổi do trồng lúa. (Nguyễn Thị Lẫm, 1999) [6]

2.8.3.

Gió
Ở giai đoạn làm đòng và trổ, gió mạnh ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và

phát triển của đòng lúa, sự trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và sự tích lũy chất khô trong hạt bị trở
ngại làm tăng tỉ lệ hạt lép, hạt lửng (gạo không đầy vỏ trấu) làm giảm năng suất lúa. Tuy
nhiên, gió nhẹ giúp cho quá trình trao đổi không khí trong quần thể ruộng lúa tốt hơn, tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp và hô hấp của ruộng lúa góp phần tăng năng suất.
(Trần Ngọc Ngoạn và cs, 2004) [8]

2.8.4.

2.8.4.I.

Đặc tính của đất lúa
Thành phần cơ giới
Trong điều kiện có nước, cây lúa có thể sinh trưởng phát triển trên các loại đất có

thành phần cơ giới khác nhau, nhưng thành phần cơ giới thích hợp nhất cho lúa nước là thịt
(có thể thịt trung bình, thịt nhẹ, thịt nặng). Vì vậy lúa nước cần đất có tính giữ nước nhưng
cũng cần có tính thấm nước nhất định.
__ _________ > >
Bảng 2.3 Phân hạng thích nghi về thành phân cơ giới của cây lúa
Hạng
Điều kiện
Khả năng sinh trưởng của cây
S1

d

Cây sinh trưởng rất tốt

S2

c, e

Cây sinh trưởng bình thường

S3

b, g


Cây sinh trưởng chậm lại

N2

a

Cây không sinh trưởng


1

2.8.4.2.

Trạng thái pH
Cây lúa nước có thể sinh trưởng trong môi trường pH biến động từ 4 -9, sinh trưởng

bình thường ở pH = 5 - 8, nhưng sinh trưởng thích hợp nhất ở pH= 6 -7. Ở Việt Nam pH
xung quanh 5 - 9 cho năng suất cao nhất. (Nguyễn Thế Đặng và cs, 1999) [3]

2.8.4.3.

Tính thấm nước
Đất lúa cần có tính thấm nước tốt nhưng cũng cần có tính thấm để đổi mới hoàn cảnh

dinh dưỡng cho tầng canh tác. Như vậy độ chặt của tầng đế
cày có vị trí rất quan trọng, nếu tầng đế cày quá chặt thì đất bị bí, nếu quá xốp thì thấm
nuớc nhanh mất nuớc, trôi chất dinh duỡng. Theo tài liệu nghiên cứu tại Nhật Bản tốc độ
thấm nuớc ở ruộng lúa năng suất cao là 2,3 - 2,5 cm/ngày, còn ở Trung Quốc nghiên cứu
tốc độ thấm nuớc đất lúa là 1,3 - 1,5 cm/ngày. Ở Việt Nam một số tác giả cho rằng 2-3
cm/ngày là tốt nhất.

2.9 YÊU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÂY LÚA.
__
>
r
Bảng 2.4 Yêu câu sử dụng đất trồng lúa.


1

Tốt
(T)

rp* /K 1 r
Tiêu chí

TT

Khá
(K)

P'g, Pg, P g,
Rk, Rg

Pf, P f, P f, Fl, D, P j, Pj, J,
RDv, Sj2, Mi, X, Sjl, M, Sj, Xa,
Xg
B

Các đất
khác


6 - 7 (C1)

5 - <6
(C2)

4 - <5
(C3)

>7<4
(C4)

c, e

b,

a

h

1

Loại đất

h

2

Độ chua (pHKCl)


3

Thành phần cơ giới
d
lớp đất mặt
Độ dày tầng canh tác

4

h

l

>20 - 30 (D )

(cm)

Vàn
Địa hình tuơng đối (=)
(vùng đồng bằng)

6

Điều kiện tuới, tiêu

g

> 30 (D1)
2


5

Xấu
(X)

Trung bình
(TB)

Tuới tiêu chủ
động
trên
70%
thời
gian cần tuới
tiêu
(T1)

Vàn cao

Tuới

tiêu

>10 - 20 (D )
3

vàn thấp (T)

chủ Tuới tiêu chủ


< 10
(D4)
Cao, thấp
trũng
(^ T)
Dựa vào

động từ 50% đến động duới

nuớc trời, bị

70% thời gian 50% thời gian

úng ngập,

cần

khô hạn

tuới

(T2)

tiêu cần tuới tiêu
(T3)

(T4)

> _~
\

r
_
(Nguồn: Dự thảo Thông tư hướng dân thực hiện điều 13 nghị định so 42/2012/NĐCP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa)
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

-

Cây lúa và các yêu cầu sinh thái của cây lúa.

-

Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp của xã Cù Vân.

3.2.
3.2.1.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội xã Cù Vân


2

3.2.2.

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Cù Vân


3.2.3.

Xây dựng các loại bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn vị đất đai

-

Bản đồ loại đất

-

Bản đồ luợng mua

-

Bản đồ hàm luợng mùn

-

Bản đồ pHKCi đất

-

Bản đồ thành phần cơ giới

-

Bản đồ tuới tiêu

-


Bản đồ địa hình

3.2.4.

Xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai, đánh giá mức độ thích nghi của cây

lúa, đưa ra các đề xuất định hướng phát triển trồng lúa

3.3.
3.3.1.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Điều tra thu thập tài liệu
Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên - đất đai: địa hình, hiện trạng sử

dụng đất, khí hậu,... các điều kiện kinh tế - xã hội: cơ sở hạ tầng, cơ sở về kinh tế,...

3.3.2.

Phân tích thống kê, xử lý số liệu
Sau khi thu thập đuợc tài liệu, số liệu cần tổng hợp lại và xử lý nhu dạng bảng, biểu

đồ,.

3.3.3.

Phương pháp điều tra thực địa
Điều tra hiện trạng sử dụng đất, xác định loại hình sử dụng đất, lấy mẫu đất về phân


tích.

3.3.3.1.

Đào phâu diện chính
Việc đào phẫu diện đuợc đào từ tầng mặt đến tầng cứng rắn, tầng đá mẹ hoặc đến

độ sâu tối thiểu 125 cm nếu chua gặp tầng cứng rắn, chiều rộng của phẫu diện 70 - 80 cm,
chiều dài 125cm (nếu không cần chụp ảnh hình thái phẫu diện) hoặc 200 cm (nếu cần chụp
ảnh hình thái phẫu diện). Mặt chính của phẫu diện dùng để mô tả phải đối diện với huớng
mặt trời lên. Không đuợc dẫm đạp lên phía mặt phẫu diện mô tả vì làm mất trạng thái tự


2
nhiên của đất. Phía mô tả đào thẳng góc với mặt đất. (Tôn Thất Chiếu và cs, 1999) [1]

3.3.3.2.

Lấy mâu đất
Lấy ở đáy phẫu diện, sau đó lấy dần lên các tầng trên. Mẫu đất lấy ở tất cả các tầng

phát sinh, lấy đều theo độ dầy tầng đất.
Túi đựng mẫu phải ghi số phẫu diện, độ sâu tầng đất, bên trong phải có nhãn bằng
giấy ghi số phẫu diện, địa điểm lấy, tầng lấy mẫu, ngày lấy mẫu và nguời lấy mẫu.
Mỗi loại đất trên chú dẫn bản đồ đất tối thiểu phải lấy 01 phẫu diện.
(Tôn Thất Chiếu và cs, 1999) [1]
• Phương pháp phân tích pH trong đất

-


Cân 10g đất mịn khô không khí cho vào trong bình nhựa dung tích 100ml miệng rộng.

-

Thêm 50ml H2O cất ( hoặc KCl nếu đo pH KCi)
L ắ c b ằ ng tay cho phân tán đất trong vòng 30 phút sau đó để yên trong khoảng 2
giờ (không quá 3 giờ). Lắc xoáy lại 2-3 lần bằng tay cho phân tán huyền phù.
Đo pH bằng pH mét điện cực thủy tinh. Vị trí bầu điện cực ở vị trí trung tâm và
trung điểm độ sâu của dung dịch trong huyền phù.
Đọc kết quả đo sau khi kim chỉ ổn định 30 giây (mẫu đuợc đo 2 lần lặp lại).
Bảng 3.1 Chỉ số pH
pH
<4.5
4.5-5
5-5.5
5.5-6
>6
xếp loại

Rất chua

Chua vừa

Chua nhẹ

Gần trung tính

Trung tính

b) Phuơng pháp phân tích mùn của đất: dùng phuơng pháp Tiurin.

Buớc 1: Cân 0,1g đất đã qua rây 0,25mm cho vào bình tam giác có thể
tích 100ml, cho tiếp 10ml K2Cr2O7(0,4N) lắc nhẹ cho dung dịch và đất trộn đều nhau và đậy
phễu ngung lạnh lên miệng bình tam giác.
Buớc 2: Đặt trên bếp cách cát đun ở nhiệt độ 150 - 170 oC để dung dịch trong bình
sôi nhẹ đúng 5 phút nhấc để nguội, cho vào 1ml H3PO4 và 8 giọt chỉ thị mầu
Phenylantranin (0,2%).
Buớc 3: Dùng dung dịch muối nhỏ FeSO4(NH4)SO46H2O(0,1) chuẩn độ luợng
KaliBicromat du thừa. Dung dịch chuyển từ tím mận sang xanh lá cây.


2
Buớc 4: Tính kết quả.
(r 1 -1/2],,!V,0,003,3.72 4.100 „
Mùn % =-----------------—----------- - - -K
c
Trong đó:
V1: Là thể tích muối mo (ml) dùng để chuẩn độ thí nghiệm đối chứng ( lấy 1 thể
tích K2Cr2O7(0,4N) nhu trên + 8 giọt chỉ thị màu Phenylantranin (0,2%) lắc đều. Dùng
muối chuẩn độ đến lúc dung dịch chuyển sang màu xanh.
V2: Là thể tích muối mo dùng để chuẩn độ thí nghiệm có đất.
N: Là nồng độ của muối mo.
C: Số gam đất dùng để phân tích.
K: Là hệ số quy về đất khô kiệt.
• Hóa chất dùng để phân tích mùn.

-

K2&2O7 (0.4N)
Cân 40gam K2Cr2O7 nghiền nhỏ hòa tan trong 1 lít nước cất, nhỏ từ từ 1 lít H2SO4 d =


1.84 vào vừa rót vừa quấy. Đợi nguội rồi đổ vào bình đậy kín.

-

Muối Mo hoặc FeSO4 0,1N
Cân 40gam muối Mo (hoặc 28gam FeSO4 7 H2SO4) hòa tan trong 1 lít nước cất có

chứa axit Sunfuric (980ml nước cất + 20ml H2SO4 d = 1.84).
Dùng dung dịch KMnO4 tiêu chuẩn chuẩn độ lại nồng dộ dung dịch muối Mo hoặc
FeSO4.

-

Chỉ thị màu Phenylantranin
Cân 0,2 gam hòa tan trong 100ml Na2CO3 2% (Na2CO3 tan trong nước cất) •Thang
đánh giá hàm lượng mùn:
Đất nghèo mùn: <1%
Đất hơi nghèo mùn: 1-2%
Đất có mùn trung bình: 2-4%
Đất giàu mùn: 4-8%


2
Đất rất giàu mùn: >8%

3.3.4.
-

Phương pháp áp dụng trong đánh giá đất


Đánh giá khả năng thích nghi hay không thích nghi dựa vào các yếu tố trội và không trội.

-

Xác định thành phần cơ giới: dùng phương pháp vê giun để xác định Mỗi tầng lấy một
lượng đất bằng ngón tay cái nhào với nước cho đủ

dẻo (không quá ướt hoặc quá khô) dùng hai bàn tay vê thành thỏi dài có đường kính 3mm
sau đó khoanh thành đường tròn có đường kính 3cm, chiều dài thỏi đất 9,5 cm
__
r
Bảng 3.2 Xác định thành phân cơ giới của đất.
rfiA • / 1 f 1 *A
Cách xác định bằng tay (phương pháp vê giun)
Tên gọi/ ký hiệu
Cát/ a

Đất ẩm không vê được thành hòn

Đất cát pha/ b

Đất ẩm cũng không vê thành sợi được mà chỉ vê thành từng
mảnh, khô bóp nhẹ đã vỡ tan, có nhiều hạt cát

Đất thịt nhẹ/ c1

Đất ẩm có thể vê thành sợi đường kính 3mm, khoanh tròn được
nhưng bị đứt từng đoạn

Đất thịt trung bình/ Đất ẩm có thể vê thành sợi đường kính 3mm, khoanh tròn được

c2

nhưng bị nứt và đứt quãng, dùng dao miết thành đường những
xù xì, khô

Đất thịt nặng/ c3

Đất ẩm có thể vê thành sợi đường kính 3mm, khoanh tròn
không bị đứt quãng nhưng có thể bị nứt

Đất sét/ d

Đất ẩm có thể vê thành sợi đường kính 3mm, khoanh tròn đẹp
không bị nứt, dùng dao miết thành đường tròn bóng

3.3.5.

Phương pháp xây dựng các bản đồ đơn tính
Ứng dụng phần mềm Microstation số hoá bản đồ nền, sau đó chuyển sang phần

mềm Arcgis để biên tập các bản đồ đơn tính (bản đồ loại đất, địa hình, thành phần cơ giới,
chế độ tưới,...) theo các mức chỉ tiêu đã phân cấp.
Phương pháp chồng ghép bản đồ bằng công nghệ GIS Ứng dụng phần mềm Arcgis để chồng
xếp các bản đồ đơn tính.


PHẦN 4
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.


ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.

Vị trí địa lý

Hình 4.1. Vị trí địa lý xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Xã Cù Vân là một xã miền núi, nằm về phía Đông Nam của huyện Đại Từ, cách trung
tâm huyện khoảng 10km, có vị trí địa lý tiếp giáp với các xã sau:

-

Phía Đông giáp xã Cổ Lũng - huyện Phú Lương.

-

Phía Tây giáp xã Hà Thượng và xã Tân Thái - huyện Đại Từ.

-

Phía Nam giáp xã An Khánh - huyện Đại Từ và thị trấn Giang Tiên - huyện Phú Lương.

-

Phía Bắc giáp xã Phục Linh - huyện Đại Từ và xã Phúc Xuân - TP Thái Nguyên.


4.1.1.2.

Diện tích tự nhiên
Tổng diện tích tự nhiên của xã 1.568,0 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp

1.264,07 ha, diện tích đất trồng lúa 274,3 ha diện tích đất lâm nghiệp 716,14 ha.


4.11.3 Địa hình, khí hậu
Địa hình: xã Cù Vân chủ yếu là đất bằng và đồi núi bát úp, dân cư xem kẽ. Khí hậu: Cù
Vân mang đặc điểm chung của khí vùng miền núi phía Bắc hàng năm chia hai mùa rõ rệt.

-

Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều

-

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời
tiết hanh và khô.

-

Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số: Nhiệt độ trung bình hằng
năm khoảng 22,80C. Lượng mưa phân bố không đều có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và
mùa khô. Về mùa mưa lượng mưa lớn, chiếm tới gần 70% tổng lượng mưa trong năm. Độ
ẩm trung bình cả năm là 85%, ẩm độ cao nhất vào tháng 6, 7, 8. Độ ẩm thấp nhất vào tháng
11, 12 hàng năm.


4.1.2.

Tài nguyên

4.1.21. Tài nguyên đất
Xã Cù Vân có tổng diện tích tự nhiên là 1568,0 ha trong đó

-

Đất nông nghiệp: 1264,07 ha chiếm 80,62%

-

Đất phi nông nghiệp: 228,55 ha chiếm 14,58%

-

Đất chưa sử dụng: 11,29 ha chiếm 0,72%

-

Đất ở nông thôn: 64,09 ha chiếm 4,09%

41.2.2.

Tài nguyên rừng
Tổng diện tích rừng toàn xã hiện nay 716,14 ha. Trong đó rừng tự nhiên (rừng

phòng hộ) là 330,78 ha, rừng sản xuất (rừng trồng) 385,36 ha. Diện tích rừng phòng hộ
330,78 ha hiện do xã quản lý, tổ chức trông coi bảo

vệ. Diện tích rừng trồng giao cho Hội CCB và hộ gia đình, cá nhân quản lý trông coi bảo vệ.
Năm 2011 diện tích rừng trồng cây phân tán, trồng rừng tập trung 30,8 ha, công tác
quản lý bảo vệ rừng được triển khai thực hiện tốt, hàng năm xã đều kết hợp với hạt Kiểm
lâm Đại Từ làm tốt công tác quản lý, tuyên truyền bảo vệ rừng, không để xảy ra cháy rừng,
các vụ vi phạm lâm luật hàng năm đều giảm.


×