Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Quản lý tranh chấp trong hợp đồng xây dựng biến đỏ cạnh tranh, đại dương xanh ít cạnh tranh hay thung lũng xanh lá cây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 14 trang )

Quản lý tranh chấp trong hợp đồng xây dựng: Biến đỏ cạnh tranh,
Đại dương xanh ít cạnh tranh hay Thung lũng xanh lá cây?
Tác giả: C.K. Khoo, Giám đốc Công ty Tư vấn Wan Mohamed & Khoo Sdn Bhd.
Chuyển ngữ: Nguyễn Đức Toản, Email:

1.

1.1

GIỚI THIỆU

Nhan đề của bài viết này được đưa ra dưới dạng một câu hỏi, mà nó gợi ý rằng chúng
ta có quyền lựa chọn một môi trường Biển Đỏ, Đại dương Xanh hay Thung lũng Xanh
cây cho các hợp đồng xây dựng. Bài viết này được dựa trên kinh nghiệm của tác giả ở
Malaysia nhưng có thể thích hợp ở bất cứ đâu. Hy vọng rằng nó sẽ khơi lên sự trao đổi
thông tin giữa các thành viên AFEO1 với mục đích phát triển các khái niệm/quan niệm
trình bày dư ới đây nhằm mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp xây dựng.

(a)

(b)

(c)

1.2

“Biển Đỏ” (“Red Sea”) là một thuật ngữ rất mốt để nói về sự cạnh tranh cắt cổ
lẫn nhau trong thế giới kinh doanh truyền thống/thông thường, mà nó đã ch ật
ních/đông nghịt và các đối thủ kinh doanh cắt giảm tối đa lợi nhuận của mình,
hoặc tạo ra những sản phấm kém chất lượng, hay chỉ làm việc để đủ tồn tại.
Tất nhiên, điều này dẫn đến quá nhiều căng thẳng và tranh cãi. Đó đúng là tình


trạng hiện nay của ngành xây dựng nói chung.
“Đại dương Xanh dương” (“Blue Ocean”) cũng là một thuật ngữ thời thượng
dùng trong thế giới kinh doanh. Nó nói đến một khu vực/thị trường ngách
tương đối không có cạnh tranh. Các thị trường ngách như vậy được tạo ra bởi
sự đổi mới/sáng tạo và dẫn trước nền kinh doanh thông thường.
“Thung lũng xanh cây” (“Green Valley”) là một thuật ngữ mới được tạo ra
trong bài báo này. Nó cũng khá m ốt trong ngữ cảnh của phong trào vận động
xanh. Xanh lá cây hàm nghĩa ở đây là tiết kiệm năng lượng và phát triển bền
vững.

Phần lớn ngành công nghiệp xây dựng hiện nay vận hành theo cơ chế “Biển đỏ”, và
bài báo này nhằm hai mục đích:

(a)

Nâng cao nhận thức về các vấn đề tranh cãi/kiện tụng trong cái Biển

Đỏ này.

1

AFEO = Liên đoàn các Tổ chức Kỹ thuật Đông Nam Á (ASEAN Federation of Engineering Organizations
) – N.D


(b)

Tìm kiếm các cách thức để di chuyển sự quản lý tranh chấp hợp đồng

vào miền/môi trường Thung lũng Xanh cây.


1.3

Không cần phải làm gì cho những người đã quen thu ộc với Đại dương Xanh. Họ là
những người có những sản phẩm độc đáo/duy nhất và có những nguồn lực to lớn, với
số lượng người tham gia ít, và nói chung có thể tự xoay xỏa rất tốt.

Trong ngành xây dựng, một số ví dụ về các sản phẩm thị trường ngách đó bao gồm:
tường chắn đất có gia cố (RE walls, sáng chế đã hết hạn), sàn bong bóng, và các cổng
thép cán nguội.

Trong trường hợp các hợp đồng xây dựng, người ta có thể nghĩ đến các hợp đồng chìa
khóa trao tay cho máy móc/nhà máy, nhà cửa, hay các công trình dân dụng khác.
Trong những hợp đồng đó, Nhà thầu có trách nhiệm thiết kế và thi công theo một quy
định kỹ thuật về tính năng vận hành hay một “thuyết minh nhu cầu”, và Nhà thầu đảm
bảo rằng sản phẩm cuối cùng sẽ “phù hợp với mục đích đã đ ịnh”. Các sản phẩm đó
bao gồm ô-tô, thang máy, trạm điều hòa không khí, máy phát điện, bệnh viện, đường
bộ, cầu, v.v…

1.4

Những doanh nhân trong Biển Đỏ thường gặp phải những tranh chấp hợp đồng mà
chúng cần phải được giải quyết bằng một loạt các phương pháp. Cần phải “cải tổ/cải
cách” ngành công nghiệp xây dựng để tránh các tranh chấp càng nhiều càng tốt, mặc
dù không thể hoàn toàn loại trừ được chúng. Do vậy, “Thung Lũng Xanh” có nghĩa là
làm giảm đến mức tối thiểu năng lượng bị lãng phí vào việc tranh cãi lẫn nhau và vào
việc giải quyết chúng, chứ không phải là đưa năng lượng ấy về bằng không. Điều này
là nhất quán với khái niệm Xanh phổ quát, tức là, bảo tồn năng lượng.

1.5


Vì tác giả là một Kỹ sư Xây dựng, bài báo này có thể thiên về kỹ thuật dân dụng,
nhưng các khái niệm là có tính tương tự cho các ngành kỹ thuật khác, hoặc cho các
dạng nghề kinh doanh khác.

2.

CÁC VÍ DỤ THỰC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHUYÊN GIA TRỌNG TÀI
PHÂN XỬ


2.1

Hãy bắt đầu bằng việc xem xét vài ví dụ thực tế về tranh chấp hợp đồng xây dựng mà
đã đư ợc đưa ra trọng tài và/hoặc tòa án. Những ví dụ này được tóm tắt trong Phụ lục
A. Tác giả hy vọng rằng độc giả đã dành thời gian lướt qua các trường hợp này, vì tác
giả sẽ không đồng hành phân tích chúng cùng độc giả, vì có thể mất hơn nhiều nửa
tiếng để trình bày bài báo này. Những điều rút ra của tác giả từ những ví dụ này là:

(a)

Tính từ lúc một Hợp đồng Xây dựng được hoàn tất, có thể mất 10 năm hoặc
lâu hơn trước khi một phán quyết phân xử được đưa ra/ban hành.

(b)

Phân xử có thể bao gồm cả các vấn đề về kỹ thuật, và/hoặc pháp lý.

(c)


Các chuyên gia có thể đưa ra các ý kiến khác nhau (kỹ thuật hay pháp lý) sau
khỉ xảy ra tranh chấp rất lâu và các dữ kiện/sự thật không còn có thể được đánh
giá chắc chắn một cách trực tiếp nữa, mà phải nhận được thông qua các nguồn
thứ cấp.

(d)

Vấn đề (c) càng trở nên phức tạp, vì các Chuyên gia thư ờng được thuê bởi các
bên đang tranh cãi nhau và thư ờng được “ra lệnh” để dựng lên một vụ án cho
các khách hàng của mình, hoặc có xu hướng làm như vậy ngay cả khi không
được chỉ thị như thế.

2.2

Các Chuyên gia đóng một vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của hoạt động kinh tế,
và ngành công nghiệp xây dựng không phải là ngoại lệ. Trong một dự án xây dựng,
các Chuyên gia thực hiện các nghiên cứu, các đồ án thiết kế, công tác thi công, chuẩn
bị các bản hợp đồng, hay quản trị các tranh chấp. Vậy ai là những Chuyên gia? Trong
luật của Malaysia, một Chuyên gia được định nghĩa là:

Luật Bằng chứng, phần 45

(1)

Khi Tòa án phải lập/đưa ra một ý kiến về một điểm của luật nước ngoài hay
của khoa học hay nghệ thuật, hay về sự nhận dạng hay tính chân thực của chữ
viết hay dấu vân tay, thì các ý kiến về điểm ấy của những người có kỹ năng
đặc biệt về luật nước ngoài hay của khoa học hay nghệ thuật, hay về các vấn đề
liên quan đến sự nhận dạng hay tính chân thực của chữ viết hay dấu vân tay,
mà là những sự thực thích đáng,



(2)
2.3

Thì những người như thế được gọi là chuyên gia.

Các Chuyên gia thường tham gia các hội đồng/ban/việc Giải quyết Tranh chấp. Vai trò
của chuyên gia trong việc đưa ra ý ki ến là quan trọng đến nỗi, mà không thể không đề
cập ở điểm này các nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta, như quy định dưới đây:

(1)

Bằng chứng Chuyên gia trình bày cho Tòa án phải là, và phải được xem là, sản
phẩm độc lập của chuyên gia không bị ảnh hưởng về mặt hình thức hay nội
dung bởi tình trạng cấp bách của sự kiện tụng (Whitehouse v. Jordan, [1981] 1
W.L.R. 246 tại trang 256, per Lord Wilberforce)

(3)

Một nhân chứng chuyên gia phải cung cấp sự hỗ trợ độc lập cho Tòa án bằng ý
kiến khách quan không thiên vị liên quan đến các vấn đề trong phạm vi chuyên
môn của mình (xem Polivitte Ltd. v. Commercial Union Assurance Co. Plc.,
[1978] 1 Lloyd’s Rep. 379 tại trang 386 per Mr. Justice Cazalet). Một nhân
chứng chuyên gia ở Tòa án Tối cao phải không bao giờ được phép đóng vai trò
của một luật sư.

(4)

Một nhân chứng chuyên gia phải tuyên bố/đưa ra các sự thật hay giả thiết mà ý

kiến của anh ta căn cứ vào đó. Anh ta không được phép bỏ qua việc xem xét
các dữ kiện/sự việc quan trọng mà chúng có thể làm giảm giá trị ý kiến kết
luận của anh ta (Re J sup).

(5)

Một nhân chứng chuyên gia phải nói rõ ra nếu một câu hỏi hay vấn đề nhất
định nằm ngoài phạm vi chuyên môn của anh ta.

(6)

Nếu ý kiến một chuyên gia chưa được nghiên cứu đúng đắn bởi vì anh ta cho
rằng không có sẵn dữ liệu đầy đủ, thì đi ều này phải được tuyên bố với một sự
chỉ ra rằng ý kiến ấy chỉ là một ý kiến tạm thời (Re J sup). Trong trường hợp
nếu một nhân chứng chuyên gia, là người mà đã so ạn thảo một báo cáo, không
thể chắc chắn rằng báo cáo đó đã chứa đựng sự thật, toàn bộ sự thật và không
cái gì khác ngoài sự thật, mà lại thiếu một số trình độ chuyên môn, thì trình độ
chuyên môn ấy phải được khai rõ trong báo cáo (Derby & Co. Ltd. and Others
v. Weldon and Others, The Times, Nov. 9, 1990 per Lord Justice Staughton).

(7)

Nếu, sau khi trao đổi các báo cáo, mà một nhân chứng chuyên gia thay đổi
quan điểm của mình về một chuyện quan trọng sau khi đã đ ọc báo cáo của
chuyên gia thuộc bên khác hay vì bất cứ lý do gì khác, thì sự thay đổi ý kiến đó
phải được truyền thông (thông qua các đại diện pháp lý) đến bên khác không
được chậm trễ và khi/một cách thích hợp đến Tòa án.


(8)


Nếu bằng chứng chuyên gia tham chiếu đến các bức ảnh, các bản vẽ, các bản
tính, các phép phân tích, các đo lường, các báo cáo khảo sát hay các tài liệu
tương tự khác, thì chúng phải được cung cấp cho bên đối phương đồng thời với
việc trao đổi các báo cáo.

3.

PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

3.1

Khi các tranh chấp xảy ra, có nhiều cách để giải quyết. ĐÀM PHÁN là phương pháp
tốt nhất.

Sự điều đình/hòa giải được cho là “Phương án Tốt nhất cho một Thỏa thuận đã Đàm
phán” (BATNA).

Các bên tranh cãi cũng có thể lựa chọn dùng các giải pháp khác :

(1)

DRA – Cố vấn Giải quyết Tranh chấp (Dispute Resolution Advisor)

(2)

DAB – Ban Phân xử Tranh chấp (Dispute Adjudication Board - FIDIC)

(3)


Phân xử theo Luật pháp (Statutory Adjudication)

(4)

Quyết định Chuyên gia (Expert Determination)

(5)

Hòa giải-Trọng tài (Med-Arb)

(6)

Trọng tài - Hòa giải (Arb-Med)

(7)

Trọng tài kiểu rút gọn hay nhanh chóng (Short-form or fast-track arbitration)

(8)

Trọng tài (Arbitration)

(9)

Tòa án (Litigation – WATNA)

Tất cả các quá trình trên [trừ các Mục (1) và (2)] là được hỗ trợ bởi đạo luật ở
Malaysia. Các Mục (1) và (2) được tạo ra trong Hợp đồng.

3.2


Mục (2) mà nó lần đầu tiên được sử dụng trong các Hợp đồng FIDIC (từ năm 1995 trở
đi) đã đư ợc giới thiệu/đưa vào để tạo ra sự công bằng trong việc ra các quyết định
trong quá trình thực hiện các Công việc. Các quyết định của Ban Phân xử Tranh chấp
(DAB) là cuối cùng và ràng buộc nếu không bị chính thức phản đối. Trong bất kỳ
trường hợp nào, các quyết định như thế là vẫn có tình ràng buộc và phải được thực
hiện trong khi chờ đợi phán quyết sau cùng của trọng tài.


Ban Phân xử Tranh chấp (DAB) trong các Hợp đồng FIDIC (sau năm 1995) đã đ ạt
được một số thành công trong việc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp. Điều này
có thể được phản ánh trong một số bộ luật “Phân xử” mà chúng đã đư ợc ban hành ở
một số quốc gia trong khối thịnh vượng chung (Vương quốc Liên hiệp Anh - UK –
trước 1999, Australia, New Zealand, Singapore, Malaysia).

3.3

Mục (1) : Cố vấn Giải quyết Tranh chấp (DRA), là một phiên bản hơi khác của DAB.
DRA đóng một vai trò tư vấn và lời khuyên của nó không cần phải được chấp nhận.
Nó vẫn phục vụ một mục đích có ích, vì lời khuyên của nó được đưa ra với các lý do
và các bên có thể sử dụng nó như là một căn cứ/cơ sở cho việc giải quyết. Một cách
tương tự, Quyết định của DAB cũng c ó thể được dùng cho cùng mục đích nếu một hai
cả hai bên không đồng ý với quyết định của DAB.

3.4

Chúng ta vẫn đang dừng lại quá nhiều ở các Tranh chấp và các Phương pháp Giải
quyết Tranh chấp. Ngành công nghiệp Xây dựng, và các bên tham gia vào đó, hình
như đã bị kéo vào một môi trường thù địch mà trong đó nhiều người đương nhiên nghĩ
rằng các tranh chấp sẽ phát sinh và cuối cùng sẽ đòi h ỏi nguồn lực để phân xử và kiện

tụng.

Đây không phải là một thái độ lành mạnh để mà áp dụng, và thường nó trở nên một lời
tiên đoán tự thực hiện/hoàn thành. Với thái độ và hành động đúng, các tranh chấp có
thể được tối thiểu hóa và những tranh chấp nào nảy sinh phải được xử lý nhanh chóng
để tránh trở nên xấu thêm. Nếu bạn bị cảm lạnh, đừng mong đợi rằng sẽ không tránh
khỏi việc nó chắc chắn trở thành viêm phổi, mà hãy có các biện pháp chữa bệnh (điều
trị) sớm để hồi phục và tiếp tục thành công trong cuộc sống của bạn.

3.5

DO ĐÓ, ĐIỀU TIÊN QUYẾT ĐẦU TIÊN CHO VIỆC TRÁNH TRANH CHẤP
LÀ, CHÚNG TA, NHƯ LÀ MỘT NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ MỘT BỘ
PHẬN QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ VÀ XÃ HỘI, PHẢI TÁI ĐỊNH
HƯỚNG TƯ DUY CỦA CHÚNG TA ĐỂ TIN TƯỞNG CHẮN CHẮN VÀO SỰ
TRÁNH ĐƯỢC TRANH CHẤP NHẰM ĐẠT ĐẾN MỤC TIÊU CÓ ĐƯỢC
MỘT NGÀNH CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG KHỎE MẠNH. SAU KHI ĐÃ
LÀM NHƯ VẬY, CHÚNG TA CŨNG PHẢI CHẤP NHẬN RẰNG SỰ LOẠI
TRỪ HOÀN TOÀN LÀ KHÔNG THỂ CÓ VÀ CHÚNG TA CHỈ CÓ THỂ HY
VỌNG TIẾN BƯỚC CHƯƠNG TRÌNH XANH, NGHĨA LÀ, GI ẢM ĐẾN MỨC


NHỎ NHẤT SỰ LÃNG PHÍ NĂNG LƯ ỢNG KHI BUỘC PHẢI DÍNH LÍU
VÀO CÁC TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP.

3.6

Các nguyên nhân thông thường mà chúng gây ra các tranh chấp là, chẳng hạn:

3.6.1 Các Rủi ro của Chủ đầu tư hay Tư vấn

(a)

các điều kiện của hợp đồng hay quy định kỹ thuật hay bản vẽ là không rõ

ràng/mơ hồ/nhập nhằng hoặc chứa nhiều lỗi hay thiếu sót
b)

Phát hạnh chậm các chỉ dẫn hay các bản vẽ của Tư vấn.

(c)

Phương pháp đo đạc/đo lường và các khối lượng

3.6.2 Các Rủi ro của Nhà thầu

(a)

(b)

chất lượng của các Công việc

Phương pháp thực hiện Công việc

(c)

các định mức/thuế và giá

(d)

sự có sẵn của nhân công/lao động, vật liệu và máy móc


3.6.3 Các Rủi ro Chung/Thông thường

(a)

Các điều kiện địa chất không lường trước được

(b)

Thời tiết và các bất lợi thiên nhiên khác, ví dụ động đất, lũ l ụt, bão, v.v…

(c)

sự trượt giá/leo thang chi phí

(d)

chiến tranh và các hành động thù địch

Làm sao chúng ta có thể cố gắng tránh được hay giảm thiểu các tranh chấp?


3.7

Đầu những năm 1990, ở Anh và châu Âu đã có nh ững nỗ lực để quản lý các tranh
chấp, nhằm mục đích giảm thiểu hay giải quyết chúng nhanh chóng (Báo cáo của
Latham 1994 & FIDIC Sách màu cam 1995)

Ở Anh, Báo cáo của Latham Report đã khuyến nghị mạnh mẽ một hình thức hợp đồng
có tính hợp tác hơn và ít xung đột hơn dưới dạng Hợp đồng Kỹ thuật Mới (NEC - New

Engineering Contract), và giải quyết tranh chấp (nếu cần) bằng cách sử dụng “phân
xử”. Việc này có vẻ có tác dụng rất tốt và hiện nay NEC đã có phiên bản thứ ba (NEC
3) vào năm 2005 sau một vài lần thay đổi dựa trên kinh nghiệm sử dụng hình thức này
từ đầu thập kỷ 1990.

3.8

Trong khi không coi nhẹ việc áp dụng một vài đặc điểm của nó (cần có nghiên cứu chi
tiết hơn), tác giả cho rằng NEC là phù hợp hơn với ngành công nghiệp xây dựng của
Vương quốc Anh vì nó có các ngành nghề phân biệt rất cao. Ở Malaysia, chúng ta đã
và đang dùng các dạng Hợp đồng JKR, PAM, IEM và FIDIC, và một sự chuyển đổi
sang dùng hệ thống NEC điều chỉnh (nếu được coi là đáng mong muốn) sẽ không thể
xảy ra trong thời gian ngắn.

3.9

Một đặc điểm chung của cả NEC lẫn FIDIC là sự áp dụng sự “phân xử” như là một
biện pháp quản lý tranh chấp, và đây được gọi là sự quản lý tranh chấp “theo thời gian


thực”, nếu so sánh với hình thức trọng tài mà nó diễn ra nhiều năm sau khi hoàn thành,
kết thúc, hay hủy bỏ Hợp đồng.
Nhưng ngay cả dưới Hợp đồng FIDIC, một Quyết định của DAB cũng s ẽ chỉ được
đưa ra sau 224 ngày (32 tuần) với giả thiết rằng không có các khoảng kéo dài thời gian
được nhất trí cho quá trình phân xử. Do đó, một tranh chấp có thể phải đợi khoảng 8
tháng trước khi một quyết định được đưa ra. Trong khi đó, các tranh chấp khác có thể
xảy ra và khiến phải có thêm nhiều nỗ lực để theo đuổi giải quyết chúng, bao gồm cả
việc cần đến phân xử bằng trọng tài nếu một hai nhiều bên không chấp nhận quyết
định của DAB.


3.10

TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU TRÊN DẪN ĐẾN CÂU HỎI: CHÚNG TA ĐANG LÀM
NGHỀ CÃI NHAU, HAY CHÚNG TA ĐANG LÀM NGH Ề XÂY DỰNG?

4.

CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC LÀ GÌ?

4.1

Ở phần đầu của bài báo này (xem đoạn 1.2) mục đích kép của chúng tôi đã đư ợc nêu
ra, tức là, để nâng cao nhận thức, và để khám phá. Do đó, với khoảng thời gian và các
nguồn lực có hạn (cho đến lúc này) để thúc đẩy mục tiêu tối hậu (là di chuyển việc
quản lý tranh chấp trong ngành xây dựng đến Thung lũng Xanh cây), cần phải chỉ ra
rằng bài báo này không phải là một bản kế hoạch cho hành động. Còn rất nhiều việc
cần phải làm. Hiện nay, nó vẫn còn là một khái niệm cần được phát triển thành một kế
hoạch hành động, mà tác giả hy vọng là nó sẽ xảy ra sớm ở Malaysia và nơi khác.

4.2

Cần có các khuyến nghị về một số cách tiếp cận nhất định để đi tiếp với mục tiêu của
chúng ta là phát triển xanh-bền vững về quản lý tranh chấp. Điều kiện tiên quyết thứ
nhất, như đã đề cập ở phần 3.5, là phải vứt bỏ thái độ xung đột/chiến đấu hiện nay và
định hướng lại tư duy của chúng ta, để hợp tác và phối hợp lẫn nhau trong một dự
án/hợp đồng xây dựng. Không có điều này, thì không có một hệ thống nào mà nó đòi
hỏi có sự làm việc đồng đội/theo nhóm có thể hiện thực được.

4.3


Sự phối hợp và hợp tác đó có thể diễn ra tại mỗi giai đoạn của Hợp đồng xây dựng:


(a)

Giai đoạn Thiết kế
Đội ngũ Thiết kế thuộc đa ngành nghề (Kiến trúc sư, Kỹ sư, Kỹ sư Khối lượng,
Nhà thầu, Nhân sự Vận hành & Bảo dưỡng) có thể có các cuộc họp tham vấn
về thiết kế được đề xuất, và ghi lại các ý kiến và khuyến nghị từ tất cả các bên.
Việc nối kết xuyên ranh giới các ngành nghề phải được thực hiện và dẫn dắt
trong thiện ý.

(b)

Giai đoạn Tiền-Đấu thầu

Một giai đoạn tiền-lựa chọn hay Sơ tuyển cần được thực hiện. Việc này có thể
làm chính thức hay phi chính thức tùy vào quy mô và độ phức tạp của hợp
đồng.

Tất cả các Nhà thầu đã qua Sơ tuy ển được mời tham dự cuộc họp hay hội thảo
giới thiệu về gói hợp đồng sẽ được đưa ra đấu thầu. Các ý kiến/bình luận và
khuyến nghị với hảo ý từ tất cả các bên có mặt sẽ được tập hợp lại (vô giới hạn
trong cuộc tranh tài).

Đội Thiết kế sẽ đánh giá mọi bình luận và điều chỉnh hợp đồng nếu cần thiết.

(c)

Giai đoạn Đấu thầu


Các Nhà thầu dự thầu sẽ phải nộp tiền đặt cọc cho Chủ đầu tư. Sau đó, những
Nhà thầu này sẽ được mời dự một Hội thảo được tổ chức cho tất cả các bên,
gồm Chủ đầu tư, Tư vấn, và các Nhà thầu. Các câu hỏi, nhận xét, khuyến nghị
sẽ được tập hợp từ tất cả các bên và ghi lại thành tài liệu “Làm rõ Hồ sơ Mời
thầu” để tạo thành một phần của Hồ sơ thầu, và sau đó, là một phần không thể
thiếu của Hợp đồng.

(d)

Giai đoạn Đánh giá hồ sơ thầu

Các cuộc họp giữa Chủ đầu tư, các Tư vấn và các Nhà bỏ thầu lọt vào danh
sách ngắn sẽ được tổ chức để làm rõ hơn nữa mỗi Hồ sơ Mời thầu. Sự làm rõ


thêm đó sẽ tạo thành một phần của hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu
thắng thầu.

(e)

Giai đoạn Chuẩn bị Tiền-Thi công

Tổ chức các cuộc họp giữa Chủ đầu tư, Tư vấn và Nhà thầu để thảo luận về
chương trình/ti ến độ, máy móc, vật liệu, nhân công, phương án thi công.

(f)

Giai đoạn Thi công


Đây là giai đoạn mà trong đó các tranh chấp có thể nảy sinh nếu công việc xây
dựng gặp những khó khăn. Khi những bất đồng xảy ra, tất cả các bên liên quan
phải thương lượng với nhau về các cách thức/phương tiện tốt nhất để giải
quyết vấn đề thi công, và không nên tranh cãi trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý
thuộc về ai. Việc quy trách nhiệm có thể đợi cho đến khi giải pháp hay các giải
pháp thay thế đã đư ợc thống nhất. Nếu không thống nhất được, DAB sẽ được
nhờ cậy đến.

4.4

Từ phần trên, ta thấy rằng các bên đều nắm phần chủ động cuộc chơi và đều có sự “tự
kiểm soát” của mình cho việc quản lý tranh chấp tại mọi thời điểm trong quá trình thi
công. “Thương thuyết” là mệnh lệnh của ngày hôm nay. Chỉ khi thương thảo thất bại,
thì chúng ta mới đi tiếp đến bước nhờ đến trọng tài hay kiện tụng.

4.5

Ở đoạn 2.3 phía trên, vai trò quan trọng của các “Chuyên gia” đã đư ợc nói đến. Từ
“Chuyên gia” làm xuất hiện trong đầu óc một người bình thường các hình ảnh về một
bằng cấp đại học hay cao học, nhưng không cần thiết phải như vậy. Các chuyên gia
phải có nhiều kinh nghiệm trong ngành chuyên môn của mình, nhưng trên tất cả, họ
phải tuân thủ các nguyên tắc đã nêu trong phần 2.3 ở trên; nói cách khác, là họ phải
khách quan, trung thực về mặt trí tuệ và do đó không đối nghịch. Các chuyên gia là
những nhà lãnh đ ạo trong ngành chuyên môn của họ và các ý kiến của họ sẽ quyết định
kết quả của một tranh chấp. Khi có một sự khác biệt về ý kiến nảy sinh, các chuyên gia
phải biện luận cho quan điểm của mình bằng những lý do kỹ thuật đúng đắn. “Trong
30 năm kinh nghiệm vừa qua của tôi…” hoàn toàn không phải là một lý do, và đơn
giản sẽ chỉ nhận được một sự ứng đối: “Nếu ông đã và đang làm sai trong 30 năm
qua…”. Đây là một lối tiếp cận sai lầm cho việc phòng ngừa và giải quyết tranh chấp,



vì nó có xu hư ớng trở nên riêng tư. Ở đây tôi muốn mời độc giả tham khảo bài báo về
“Các mối quan hệ Con người trong Thế giới Công việc” (xem Phụ lục B), mà nó đưa
ra hướng dẫn cho việc các Chuyên gia và những người khác đang làm ăn kinh doanh
phải hành xử như thế nào để đạt được sự đồng thuận hay các kết luận và/hoặc thỏa hiệp
mang tính thực tế. Tầm quan trọng của “Giao tiếp, Truyền thông, và Truyền thông”
phải được hết sức lưu tâm.

4.6

Các đặc điểm truyền thông nổi bật của cách tiếp cận từng-giai-đoạn trong suốt quá
trình Thiết kế-Đấu thầu-Thi công của một dự án xây dựng, đã được khái lược trong
phần 4.3. Nó đưa ra một sự tương tác thời gian thực cho tất cả các bên liên quan, và có
thể cung cấp (phần lớn trường hợp) các giải pháp theo thời gian thực cho các vấn đề
thông qua các cuộc thương lượng. Điều này tương phản với các phương pháp giải
quyết tranh chấp truyền thống và ngay cả hiện đại mà chúng bị để lui lại đến thời gian
hậu sự kiện. Vào lúc thời gian trôi qua đã lâu đó, các ký ức đã mờ đi và các nhận thức
khác biệt nhau về các “sự kiện” có thể sẽ xuất hiện, cộng với sự nổi lên của các động
thái mang tính chiến thuật để “chiến thắng”, sẽ thay thế cho cách hành xử đúng đắn đã
cần phải có để nhằm mục đích giải quyết dứt điểm tranh chấp khi việc thi công đang
diễn ra.

4.7

Thông qua một vài giai đoạn thực hiện Dự án, tính kiên nhẫn phải được thử thách/tôi
luyện và phải có đủ thời gian dành cho việc truyền thông lẫn nhau, ví dụ trong phần 4.3
“các cuộc họp giao ban và hội thảo ngắn” đã được nói đến, và những việc này không
được phép chỉ làm chiếu lệ. Đôi khi, những việc họp hành đó có thể kéo dài vài ngày,
và tác giả xin khuyến cáo mạnh mẽ cho sự truyền thông nhẫn nại đó. Nó không được
phép xem là “phí phạm thời gian”. Hãy nhớ thử đến các trường hợp tranh tụng thực tế

được trích dẫn, bao gồm cả nguồn nhân lực tham gia kiện cáo trong nhiều năm trời sau
khi hợp đồng đã k ết thúc, chấm dứt hay hủy bỏ. Trong mọi vụ kiện tụng, một điều chắc
chắn là các bên liên quan đều rất bị hoang mang bởi các thủ tục tố tụng và bị kéo chệch
rất nhiều ra khỏi công việc làm ăn sinh lời thông thường của mình. Do đó, nếu bạn cần
phải tranh cãi (hay truyền thông) thì tại sao bạn không làm nó ngay tắp lự (theo thời
gian thực) trong khi công việc đang diễn ra?

4.8

Ngoài sự phòng tránh và giải quyết tranh chấp (qua thương lượng) “tự cứu” của bản
thân các bên, thì vai trò của các nhà hòa giải như DRA và DAB cũng có thể sẽ có hiệu
quả, nếu những cố gắng của các bên để dàn xếp bị lâm vào bế tắc.


4.9

Trong suốt quá trình “Thung lũng Xanh”, các Chuyên gia, hà m nghĩa bất cứ ai (theo
cách này hay cách khác) mà họ có chuyên môn sâu về kỹ thuật trong ngành xây dựng,
có thể đóng những vai trò đáng kể của họ, và phải thực hiện vai trò của mình một cách
trung thực và giữ vững mục tiêu một cách kiên định để thực thi các quy tắc/chuyên
môn mà họ đã được đào tạo, mà không bị xao lãng bởi các cứu xét thương mại hay yếu
tố khác mà chúng không liên quan trực tiếp đến việc giải quyết vấn đề kỹ thuật được
giao. Trên thực tế, thật vô nghĩa để làm khác đi, bởi vì nếu vấn đề không được giải
quyết theo một cách thức hợp lý, mà chỉ sau khi bạn đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng
non kém và lãng phí thời gian để đi theo một con đường chệch hướng, thì cuối cùng nó
sẽ được giải quyết bởi một bên thứ ba theo cách thức hợp lý mà không nhất thiết đó cứ
phải là cách mà bạn thích.

Thông điệp ở đây là hơi giống như lời khuyên để sống một đời sống khỏe/lành mạnh,
và không làm cho cơ thể bạn bị lạm dụng, với hy vọng rằng bác sỹ sẽ có thể chữa khỏi

cho bạn.

4.10 Các Kỹ sư và Chuyên gia khác trong ngành Xây dựng là những “Bác sỹ” thực chất/tự
thân, và có vị trí tốt để chẩn đoán và chữa trị các vấn đề và tranh chấp mà chúng làm
đau đớn/khổ sở các dự án xây dựng trong khi công việc đang diễn ra.

5.

TỔNG KẾT VÀ KẾT LUẬN

5.1

Ngành công nghiệp Xây dựng nói chung vận hành theo cơ chế “Biển Đỏ” trong một
môi trường bất lợi mà nó sản sinh xung đột và các tranh chấp, mà chúng đòi hỏi phải
giải quyết bằng thương lượng, hòa giải, phân xử, trọng tài hay xét xử. Bài báo này kêu
gọi sự nhận thức về tình trạng không tốt của một kiểu cách có hại như thế khi tiến hành
công việc làm ăn trong ngành xây dựng. Khuyến nghị rằng có một cách tốt hơn để thực
hiện các dự án xây dựng thông qua phối kết hợp và cộng tác của các bên liên quan, và
đưa ngành xây dựng vào miền “Thung lũng Xanh”, ở đó các xung đột và tranh chấp sẽ
được giảm thiểu và giải quyết cùng thời một cách tối đa. Nhận ra rằng việc loại trừ
hoàn toàn các tranh chấp là không thể có, nhưng cùng với các quan niệm của phong
trào xanh phổ quát, mục đích ở đây là nhằm giảm thiểu sự lãng phí năng lượng khi
phải đối phó giải quyết các tranh chấp.


5.2

Điều kiện tiên quyết để đạt được sự chuyển dịch từ môi trường kinh doanh “Biển Đỏ”
sang “Thung lũng Xanh” là ph ải định hướng lại tư duy chúng ta rằng các tranh chấp là
không thể tránh được, và phải tin rằng các tranh chấp có thể được giảm thiểu, kiểm

soát, và giải quyết. Chìa khóa cho điều này nằm ở sự hợp tác, phối hợp, truyền thông
tốt, và thương lượng. Những biện pháp đó có thể thực hiện xuyên suốt các giai đoạn
của một dự án xây dựng, nghĩa là:

(a)
(b)
(c)
(d)
(e)

Giai đoạn Thiết kế
Giai đoạn Tiền đấu thầu
Giai đoạn Đấu thầu
Giai đoạn Đánh giá Hồ sơ thầu
Giai đoạn Chuẩn bị Trước thi công

(f) Giai đoạn Thi công

Khuyến nghị rằng, nhiều nỗ lực phải được dành cho sự truyền thông và thương thảo
nhằm mục đích phòng ngừa và tránh các tranh chấp trong mọi giai đoạn, và không
được phép coi đây là sự “lãng phí thời gian”, xét rằng nó sẽ giúp tránh được lãng phí
nhiều thời gian và công sức hơn trong tương lai nếu các tranh chấp nảy sinh mà chúng
có thể đòi h ỏi phải giải quyết bằng trọng tài hay tòa án xét xử. Các trường hợp thực tế
đã được đưa ra cho các tranh chấp cần đến trọng tài mà chúng kéo dài đến hơn 10 năm
sau khi các hợp đồng xây dựng đã hoàn thành và chấm dứt.

5.3

Vai trò của các Chuyên gia trong việc quản lý và giải quyết các tranh chấp đã đư ợc
nhấn mạnh. Các Chuyên gia biết và hiểu biết rõ các vấn đề của ngành công nghiệp xây

dựng, và để thực hiện vai trò của họ một cách hiệu quả, họ cần phải thực hiện các
nghĩa vụ của mình với sự trung thực của người trí thức và kiên định thực hành các
nguyên tắc (thi triển/áp dụng các ngành nghề chuyên môn) mà họ đã đư ợc đào tạo, mà
không bị ảnh hưởng bởi các xem xét về thương mại hay yếu tố khác không liên quan
trực tiếp đến vấn đề kỹ thuật đang giải quyết. Bảy chỉ dẫn thực hành đã được đưa ra
trong mục 2.3.



×