Bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành - Một số
vấn đề lí luận và thực tiễn
Lời mở đầu
Trong sự phát triển của xã hội hiện nay, bán đấu giá tài sản
đã dần trở nên phổ biến và quen thuộc. Đi cùng với việc bán đấu
giá tài sản ngày càng phát triển là sự ra đời của những qui định
pháp luật xoay quanh vấn đề này. Bộ luật dân sự 2005 có qui định
về bán đấu giá tài sản, song kèm theo đó cịn có các văn bản pháp
luật có hiệu lực khác cùng qui định về vấn đề này để nhằm đảm
bảo có một cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất và chặt chẽ trong
việc
thực
hiện
bán
đấu
giá
tài
sản.
Bài viết dưới đây với chủ đề: “Bán đấu giá tài sản theo qui định của
pháp luật hiện hành – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.”, trình
bày một phần nào đó những vấn đề liên quan tới bán đấu giá tài
sản.
Nội dung
1.Những vấn đề cơ bản của bán đấu giá tài sản
1.1.Khái niệm bán đấu giá tài sản
Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản cơng khai để
cho nhiều người có thể được tham gia trả giá mua một tài sản.
Những người tham gia mua tài sản bán đấu giá phải nộp một
khoản lệ phí theo pháp luật qui định. Khoản tiền này nhằm ràng
buộc người đã đăng kí phải tham gia mua tài sản đấu giá. Nếu
người đã đăng kí mà khơng tham gia đấu giá hoặc không mua tài
sản thì số tiền này khơng được lấy lại. Nếu họ có tham gia đấu giá
nhưng khơng mua được thì được nhận lại số tiền mà mình đã đóng.
Khi tham gia đấu giá tài sản, người nào trả giá cao nhất nhưng
khơng thấp hơn giá khởi điểm thì người đó được mua tài sản. Nếu
trong cuộc bán đấu giá mà khơng ai trả giá cao hơn giá khời điểm
thì cuộc bán đấu giá xem như không thành và sẽ được tổ chức lại.
Thơng qua hình thức bán đấu giá tài sản, quyền lợi của
người có tài sản được thỏa mãn một cách tốt nhất, còn người mua
sẽ mua được tài sản với giá cả phù hợp, các quyền lợi của người
mua liên quan đến tài sản đã mua được đáp ứng một cách nhanh
chóng.
1.2.Chủ thể của bán đấu giá tài sản
1.2.1.Người bán đấu giá tài sản
Người bán đấu giá tài sản là trung tâm dịch vụ bán đấu giá
tài sản do sở tư pháp trực tiếp quản lí hoặc các tổ chức kinh doanh
dịch vụ bán đấu giá có tư cách pháp nhân.
Người bán đấu giá có nghĩa vụ thơng báo, niêm yết cơng khai, đầy
đủ, chính xác thơng tin cần thiết có liên quan đến tài sản đấu giá.
Các thông tin về bán đấu giá (như: thời gian bán đấu giá,
loại tài sản, giá khởi điểm…) phải được niêm yết tại trụ sở của tổ
chức bán đấu giá. Nếu tài sản là bất động sản hoặc động sản có
giá khởi điểm từ 10 triệu đồng trở lên buộc phải thông báo công
khai trên phương tiện thông tin đại chúng 2 lần, mỗi lần cách nhau
3 ngày, nhằm mục đích thu hút nhiều người biết về việc bán đấu
giá tài sản hơn cũng như đảm bảo tính khách quan hơn.
Người bán đấu giá phải bảo quản tài sản được giao, không
được sử dụng tài sản, nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi
thường thiệt hại.
Trước khi bán đấu giá phải trưng bày, cho xem hồ sơ tài sản
bán đấu giá. Đặc biệt đối với tài sản như nhà ở, quyền sử dụng đất
phải có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp về sử dụng nhà ở và quyền sử
dụng đất. Người bán đấu giá phải đảm bảo quyền sở hữu cho
người mua về nhà ở, đảm bảo quyền sử dụng đất cho người mua
theo các qui định về chuyển quyền sử dụng đất trong BLDS và các
qui định của pháp luật đất đai.
Sau khi bán đấu giá, người bán đấu giá phải giao ngay cho người
mua tài sản đấu giá nếu là động sản. Đối với tài sản phải đăng kí
quyền sở hữu, người bán đấu giá phải giao cho người mua sau khi
người mua thanh toán xong tiền mua. Người bán đấu giá có nghĩa
vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho người mua. Các
chi phí làm thủ tục chuyển quyền sở hữu được trừ vào tiền bán đấu
giá tài sản kể cả lệ phí cơng chứng, văn bản bán đấu giá và lệ phí
trước bạ sang tên. Vì vậy, khi định giá khởi điểm bán đấu giá cần
phải tính thêm vào giá trị tài sản để tránh thiệt hại cho người có tài
sản.
Người bán đấu giá có quyền yêu cầu người bán tài sản cung
cấp đầy đủ chính xác các thơng tin liên quan đến tài sản bán đấu
giá và chịu trách nhiệm về các thơng tin đó. Thơng thường, nếu
người bán tài sản tựu nguyện bán đấu giá thì các thơng tin do họ
cung cấp sẽ đầy đủ, chính xác. Tuy nhiên, người bán đấu giá vẫn
cần xem xét, kiểm tra tính đúng đắn và hợp pháp của thơng tin đó.
Trường hợp người có tài sản bị cưỡng chế bán tài sản để thi
hành án thì việcxác định thơng tin về tình hình tài sản sẽ gặp
nhiều khó khăn vì tính hợp pháp của tài sản khó xác định. Nếu tài
sản bán đấu giá là phi pháp khiến người mua sau khi mua bị khởi
kiện và đòi lại tài sản thì người bán đấu giá phải bồi thường thiệt
hại cho người mua tài sản. Đặc biệt những tài sản cầm đồ là động
sản rất khó xác định nguồn góc. Vì rủi ro của người bán đấu giá là
rất lớn, cho nên người bán đấu giá cần phải kiểm tra cẩn thận
nguồn gốc của tài sản bán đấu giá.
Người bán đấu giá có quyền yêu cầu người mua phải thực
hiện đúng hợp đồng đã kí kết. Thời điểm kí kết hợp đồng bán đấu
giá chính là thời điểm khi người điều hành bán đấu giá tuyên bó
giá cao nhất lần thứ ba mà không ai tham gia trả giá nữa. Người
mua phải thực hiện nghĩa vụ, nếu họ không thực hiện nghĩa vụ thì
người bán đấu giá có quyền xử lí tiền lệ phí bán đấu giá mà người
mua đã đóng.
1.2.2.Người bán tài sản đấu giá
Người bán tài sản đấu giá là chủ sở hữu tài sản hoặc là người
được chủ sở hữu ủy quyền bán hoặc người có quyền bán tài sản
của người khác theo qui định của pháp luật.
Người bán tài sản kí kết hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản
cho người bán đấu giá. Các bên bàn bạc định giá khởi điểm bán
đấu giá. Giá khởi điểm bán đấu giá do người bán tài sản quyết
định, nhưng cần tham khảo ý kiến của người bán đấu giá nhằm
định giá tài sản phù hợp với giá thị trường để có thể tổ chức bán
đấu giá thành cơng.
Trường hợp bán đấu giá để thi hành án dân sự thì cơ quan
thi hành án ra quyết định cưỡng chế thi hành án sẽ là người bán
tài sản và kí hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với người bán đấu
giá. Trong trường hợp này, vì người phải thi hành án dân sự không
tự nguyện thực hiện quyết định, bản án của tòa án, cho nên theo
yêu cầu của người được thi hành án cơ quan thi hành án cưỡng
chế bán đấu giá tài sản để thi hành án và kí hợp đồng uỷe quyền
bán đấu giá tài sản để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Trường hợp xử lí tài sản cầm cố, thế chấp để thực hiện nghĩa
vụ dân sự thì người bán hàng là người cầm cố, thế chấp và người
nhận cầm cố, thế chấp. Nếu khi kí hợp đồng cầm cố, thế chấp mà
các bên có thỏa thuận về xử lí cầm cố, thế chấp bằng biện pháp
bán đấu giá thì cả hai bên cùng kí hợp đồng ủy quyền bán đấu giá
với người bán đấu giá. Người cầm cố, thế chấp và người nhận cầm
cố, thế chấp là một bên của hợp đồng ủy quyền bán đấu giá, vì
vậy họ đều có quyền tham gia định giá khởi điểm bán đấu giá. Nếu
trong hợp đồng cầm cố, thế chấp mà các bên có thỏa thuận xử lí
tài sản bằng biện pháp bán đấu giá và ngừoi cầm cố, thế chấp
khơng chịu kí hợp đồng ủy quyền bán đấu giá thì người nhận cầm
cố, thế chấp sẽ là người bán tài sản. Để đảm bảo quyền lợi của
người nhận cầm cố, thế chấp trong trường hợp người cầm cố, thế
chấp cố ý gây khó khắn cho việc xử lí tài sản cẩm cố, thế chấp,
pháp luật cho phép họ được kí hợp đồng ủy quyền bán đấu giá để
thu hồi nợ.
Người bán tài sản có nghĩa vụ chuyển tài sản cho bên bán đấu giá
nếu là động sản. Nếu là bất động sản, phải chuyển toàn bộ giấy từ
chứng minh quyển sở hữu về tài sản, nếu bán đấu giá để thi hành
án thì người bán tài sản cần phải chuyển giao văn bản hợp đồng,
văn bản thế chấp, cầm cố hoặc quyết định của cơ quan thi hành
án. Ngồi ra, người bán tài sản đấu giá có nghĩa vụ cung cấp các
thông tin cần thiết về tài sản bán đấu giá. Người bán tài sản phải
nộp tiền lệ phí bán đấu giá theo qui định của pháp luật.
1.2.3.Người mua tài sản đấu giá
Người mua có thể là cá nhân hoặc pháp nhân có nguyện
vọng tham gia đấu giá tài sản. Trong số những người đã tham gia
đấu giá thì người nảo trả giá cao nhất, ngừoi đó sẽ được mua tài
sản đấu giá.
Khi tiến hành bán đấu giá, những người tham gia đấu giá tài sản sẽ
trả giá nhưng không được thấp hơn giá khởi điểm. Sau khi những
người tham gia đấu giá tài sản trả giá thì người điều hành bán đấu
giá nhắc 3 lần giá cao nhất, mỗi lần cách nhau 30 giây, nếu không
ai trả giá cao hơn thì người trả giá cao nhất sẽ được mua tài sản
đấu giá. Trong trường hợp nhiều người cùng trả một giá thì người
tiến hành bán đấu giá sẽ tổ chức bốc thăm giữa những người đó và
công bố ai là người được mua tài sản đấu giá.
Tại cuộc bán đấu giá, nếu ngừoi đã trả giá cao nhất rút lại
gái được trả khi người điều hành bán đấu giá tuyên bố được mua
tài sản thì cuộc bán đấu giá tiếp tục và bắt đầu từ giá liền kề.
Người rút lại giá khơng được hồn trả tiền đặt trước, số tiền này
thuộc về người có tài sản. Trường hợp người trả giá cao nhất đã
được mua tài sản đấu giá, sau đó từ chối mua thì tài sản được bán
cho người trả giá liền kề, nếu người được ưu tiên khơng mua tài
sản thì cuộc bán đấu giá không thành. Người trả giá cao nhất
không mua mất tiền đặt trước. Số tiền này thuộc về người có tài
sản. Đây được coi là số tiền bảo đảm cho việc giao kêý hợp đồng
nhưng khơng phải đặt cọc, vì kể từ thời điểm người tiến hành bán
đấu giá công bố ngừơi được mua tài sản thì hợp đồng được kí kết.
Nếu người được mua tài sản từ chối mua có nghĩa là đã vi phạm
thỏa thuận. Người có tài sản vẫn phải trả chi phi bán đấu giá (số
tiền chi phí bán đấu giá khơng phải là thiệt hại do vi phạm nghĩa
vụ). Người có tài sản hưởng số tiền đặt trước để thanh tốn chi phí
thưucj tế bán đấu giá. Tiền đặt trước là một biện pháp mang tính
bảo đảm cho nghĩa vụ trong bán đấu giá tài sản.
Người mua tài sản có quyền sở hữu tài sản kể từ khi nhận tài
sản là động sản, hay sau khi đăng kí trước bại tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền với tài sản là bất động sản. Vì vậy, nếu gặp
ruit ro gây thiệt hại về tải sản trước thời điểm đăng kí quyền sở
hữu thì người bán tài sản chịu rủi ro. Nếu người bán tài sản là cơ
quan thi hành án hoặc người nhận cầm cố, thế chấp thì chủ sở hữu
chịu rủi ro.
2.Bán đấu giá tài sản theo qui định của pháp luật hiện hành
2.1.Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
2.1.1.Những vướng mắc nảy sinh từ các văn bản quy phạm pháp
luật
Sau khi Bộ luật dân sự có hiệu lực từ ngày 1/7/1996, ngày
19/12/1996 Chính phủ bản hành Nghị định số 86/CP hướng dẫn thi
hành Điều 454 về quy chế bán đấu giá tài sản. Sau đó gần 10
năm, ngày 18/1/2005 Chính phủ ban hành Nghị định số
05/2005/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản thay thế Nghị định số 86/CP
ngày 19/12/1996. Trong khi đó, tại kì họp thứ 7 Quốc hội khóa XI
đã thơng qua Bộ luật dân sự mới vào ngày 14/6/2005, có hiệu lực
từ ngày 1/1/2006.
Trong quá trình áp dụng thực tế đã cho thấy các văn bản qui
phạm chưa thống nhất. Một minh chứng cụ thể là những điều
“chênh nhau” trong khoản 3 điều 455 thuộc Bộ Luật Dân sự cũ và
khoản 5 điều 459 Bộ Luật Dân sự mới. Tại khoản 3 điều 455 (luật
cũ) đã hạn chế hành vi mua bán bất động sản qua bán đấu giá
bằng việc quy định phải có chứng nhận của công chứng nhà nước
và phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại
khoản 5 điều 459 Bộ Luật Dân sự mới lại quy định: “Việc mua bán
đấu giá bất động sản được lập thành văn bản có cơng chứng,
chứng thực hoặc được đăng ký nếu pháp luật có quy định”. Tuy
nhiên, trên thực tế khơng phải bất động sản nào được bán đấu giá
khi trao đổi mua bán giữa các chủ thể dân sự cũng phải đăng ký
tại cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy quy định như khoản 5 điều 459
Bộ Luật Dân sự mới là phù hợp với thực tiễn trong các quan hệ
giao dịch dân sự về mua bán bất động sản. Chẳng hạn, nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước khi bán đấu giá phải đăng ký, còn nhà ở
thuộc sở hữu cá nhân, tư nhân thì khi mua bán thơng qua đấu giá
khơng phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, chỉ cần cơng
chứng, chứng thực là hợp pháp. Vì vậy, nếu khơng có văn bản
hướng dẫn vấn đề này trong luật dân sự sẽ tạo nên nhiều hệ luỵ
không đáng có. Một điểm khác, theo Nghị định 86 trước đây và
Nghị định 05 hiện nay, thì người điều hành bán đấu giá tài sản chỉ
có quyền và nhiệm vụ yêu cầu những người tham gia đấu giá tài
sản trả giá chứ khơng có quyền cấm người tham gia đấu giá trả lần
đầu thấp hơn giá khởi điểm vì hai lý do chính sau đây: Một là, Nghị
định 86 và Nghị định 05 đều không quy định nhận người tham gia
đấu giá bắt buộc phải trả giá lần đầu không được thấp hơn giá khởi
điểm. Hai là, Nghị định 86 và Nghị định 05 đều quy định cuộc bán
đấu giá coi như không thành trong trường hợp người trả giá cao
nhất và cuối cùng thấp hơn giá khởi điểm. Do vậy, cần hiểu rằng
quy định của Chính phủ đã khơng cấm người tham gia đấu giá tài
sản được trả giá thấp hơn giá khởi điểm.
Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/1/2005 của Chính phủ
về bán đấu giá bất động sản đã bộc lộ nhiều bất cập, khơng cịn
phù hợp với thực tế khách quan của cuộc sống, nhất là trong lĩnh
vực bán đấu giá bất động sản. Hậu quả làm cho hoạt động bán
đấu giá tài sản thiếu minh bạch, xuất hiện nhiều tiêu cực (thơng
đồng, dàn xếp kết quả, "cị" trong hoạt động bán đấu giá tài
sản...). Trước tình trạng đó, Chính phủ đã thông qua dự thảo và
ban hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản
nhẳm thay thế Nghị định 05/2005/NĐ-CP đã bộc lộ một số hạn chế
cần tháo gỡ sau nhiều năm triển khai. Nghị định 17/2010/NĐ-CP
của Chính phủ ban hành ngày 4/3/2010 có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/7/2010. Hiện nay, thủ tục bán đấu giá tài sản được qui định
và thực hiện theo Nghị định này.
2.1.2.Những vướng mắc thực tế
Hoạt động bán đấu giá tài sản ở nước ta chưa mạnh là do
các chế tài đối với các hành vi vi phạm qui định về bán đấu giá cịn
nhẹ, chưa cụ thể và thiếu tính răn đe. Tình trạng mạnh ai nấy làm,
các cơ quan quản lý Nhà nước cũng không nắm hết, quản hết được
tổ chức, hoạt động của một số doanh nghiệp bán đấu giá tài sản
diễn ra khá phổ biến. Hoạt động bán đấu giá tài sản hiện nay chỉ
tập trung sôi động ở một số trung tâm tại các thành phố lớn (Hà
Nội, TP.HCM...), còn phần lớn là hoạt động cầm chừng. Đa số các
doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán đấu giá tài sản như một
ngành nghề phụ, thậm chí đăng ký nhưng khơng hiếm khi có hoạt
động bán đấu giá tài sản. Đây là hậu quả của việc luật quá "mở"
để các địa phương thành lập nhiều tổ chức, doanh nghiệp đa
ngành nghề thực hiện việc bán đấu giá tài sản tại địa phương.
Khơng những thế, thực trạng này cịn khiến hoạt động bán đấu giá
được thực hiện khơng thống nhất và khó quản lý. Ngồi ra, vì chưa
có văn bản hướng dẫn cụ thể nên trình tự, thủ tục bán đấu giá
khơng thống nhất giữa các địa phương. Ví như ở một số địa
phương chuyển giao tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính được thực hiện qua biên bản bàn giao tang vật, phương tiện
vi phạm. Trong khi tại nhiều địa phương khác lại áp dụng hình thức
ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản giữa Sở Tài chính với
Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Đấy là chưa kể đến nhiều
trường hợp, người mua được tài sản mặc dù đã thanh tốn đủ tiền
nhưng khơng nhận được tài sản bán đấu giá. Nguyên do là các qui
định về bàn giao tài sản thi hành án cho người mua được tài sản
chưa được nhất quán. Điều 17 Nghị định số 05 quy định: "Người
bán đấu giá tài sản có thể lựa chọn một trong các hình thức đấu
giá sau đây để tiến hành cuộc bán đấu giá tài sản: đấu giá trực
tiếp bằng lời nói, đấu giá bằng bỏ phiếu, đấu giá thơng qua mạng
internet, các hình thức đấu giá khác do người có tài sản bán đấu
giá và người bán đấu giá tài sản thỏa thuận". Với nhiều hình thức
bán đấu giá tài sản như vậy đã làm nảy sinh tình trạng thơng đồng
ép giá. Thực tế, do chưa có qui định để ngăn chặn các bên thơng
đồng, dìm giá tài sản bán đấu giá, nên dù đã áp dụng nhiều qui
định để hạn chế liên lạc trong khi diễn ra bán đấu giá (cấm sử
dụng điện thoại) nhưng trước đó, các bên tham gia bán đấu giá đã
thống nhất với nhau mức giá trả để một bên có thể mua được tài
sản theo ý muốn.
Trong những năm gần đây, thực tiễn công tác bán đấu giá
quyền sử dụng đất vẫn không thu được kết quả như mong muốn.
Nguyên nhân của hiện tượng nợ đọng tiền sử dụng đất trong bán
đấu giá có nhiều, nhưng chủ yếu là do thị trường nhà đất rớt giá và
trầm lắng khiến cho nhiều chủ đầu tư tuy trúng giá nhưng lại mất
khả năng thanh tốn. Thậm chí, có những chủ đầu tư không đủ
khả năng tài chính cũng tham gia đấu giá. Cơng tác khảo sát, tìm
hiểu khả năng tài chính của các đối tác của Hội đồng đấu giá còn
nhiều hạn chế cũng dẫn đến tình trạng “bỏ của chạy lấy người”
như báo chí đã nêu. Nhìn vào thực tế các phiên đấu giá cho thấy,
có những doanh nghiệp bỏ giá quá cao so với thực lực của các
công ty làm cho các chuyên gia, doanh nghiệp lớn trong ngành
xây dựng đô thị cũng phải lắc đầu. Không những vậy, thực tế đang
có tình trạng đua nhau nâng giá quyền sử dụng đất lên cao đến
mức phi lí, ngồi khả năng tài chính để được trúng giá rồi mới tính
chuyện hợp tác làm ăn. Đây là một thực tế tồn tại vướng mắc của
luật pháp điều chỉnh về quan hệ bán đấu giá tài sản. Ngồi các
văn bản luật, nghị định, thơng tư hướng dẫn, các tỉnh thành phố
cịn có quy chế bán đấu giá quyền sử dụng đất. Các văn bản này
cịn chưa sát với thực tiễn gây ra tình trạng lãng phí tiền của nhà
nước.
2.2.Những điểm mới của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của
Chính phủ qui định về bán đấu giá tài sản
Nghị định quy định rõ hơn về đối tượng tài sản phải áp dụng
trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản, bao gồm: Tài sản để thi hành
án; tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
sung quỹ nhà nước; tài sản bảo đảm được xử lý bằng bán đấu giá;
tài sản nhà nước, tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được
bán đấu giá theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và các tài sản khác phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, trong trường hợp cá nhân, tổ chức lựa chọn bán đấu giá
tài sản thuộc sở hữu của mình thơng qua tổ chức bán đấu giá tài
sản chun nghiệp thì trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này
cũng được áp dụng.
- Nâng cao tiêu chuẩn trở thành đấu giá viên
Nghị định 05/2005/NĐ-CP quy định điều kiện được cấp thẻ
đấu giá viên tương đối đơn giản, chưa tương xứng với nhiệm vụ,
trách nhiệm của đấu giá viên (quy định người có bằng đại học
trong bất kỳ lĩnh vực nào đều có thể trở thành đấu giá viên mà
không cần phải qua đào tạo, bồi dưỡng). Nhằm nâng cao chất
lượng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ đấu giá viên, Nghị định
mới quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn trở thành đấu giá viên.
Theo đó, đấu giá viên phải là người đã tốt nghiệp đại học ngành
luật hoặc ngành kinh tế và đã qua khóa đào tạo nghề đấu giá. Do
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề đối với đấu giá viên được nâng
lên, nên trách nhiệm pháp lý của họ cũng được nâng cao. Cụ thể,
đấu giá viên được sử dụng quyền của mình để xử lý trực tiếp, kịp
thời các hành vi thơng đồng dìm giá hoặc vi phạm nội quy bán đấu
giá của những người tham gia đấu giá. So với Nghị định 05, Nghị
định mới còn bổ sung quy định về việc cấp lại, thu hồi Chứng chỉ
hành nghề nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động của đội ngũ đấu
giá viên.
- Quy định rõ hơn về tổ chức bán đấu giá tài sản
Thực hiện chủ trương tiếp tục xã hội hoá về tổ chức bán đấu
giá tài sản, Nghị định xác định rõ hơn các tổ chức bán đấu giá tài
sản chuyên nghiệp gồm có: Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản
và doanh nghiệp bán đấu giá tài sản. Hiện nay, trong cả nước đã
có 63 Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản ở 63 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương do UBND tỉnh thành lập và 104 doanh
nghiệp bán đấu giá tài sản được thành lập theo quy định của pháp
luật về doanh nghiệp. Ngoài các tổ chức bán đấu giá tài sản
chun nghiệp, cịn có 2 loại Hội đồng: Hội đồng bán đấu giá tài
sản cấp huyện được thành lập để thực hiện bán tài sản là tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và Hội đồng bán đấu
giá tài sản trong trường hợp đặc biệt được thành lập để bán đấu
giá tài sản nhà nước, tài sản là quyền sử dụng đất có giá trị lớn,
phức tạp hoặc trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu
giá chuyên nghiệp thực hiện việc bán đấu giá. Với quy định rõ ràng
như trên sẽ góp phần khắc phục tình trạng thành lập Hội đồng bán
đấu giá tài sản một cách tràn lan ở các địa phương.
- Tăng mức tiền đặt trước
Nghị định quy định, người tham gia đấu giá tài sản phải nộp
phí tham gia đấu giá và khoản tiền đặt trước. Theo quy định cũ,
khoản tiền đặt trước do tổ chức bán đấu giá và người có tài sản
bán đấu giá thỏa thuận không quá 5% giá khởi điểm là quá thấp,
nhiều trường hợp tiền đặt cọc quá nhỏ dẫn đến bỏ cuộc. Vì vậy,
Nghị định nâng mức tiền đặt trước cao hơn (tối thiểu là 1% và tối
đa không quá 15%) nhằm khắc phục tình trạng những người tham
gia đấu giá liên kết với nhau để dìm giá hoặc họ sẵn sàng chịu mất
số tiền đặt trước trong trường hợp từ chối mua tài sản với mục đích
gây khó khăn cho người có quyền và lợi ích liên quan hoặc vì mục
đích vụ lợi. Đồng thời, quy định mức trần với sự linh hoạt nhất định
vẫn bảo đảm phù hợp với thực tiễn của từng địa phương.
- Hạn chế thông đồng trong đấu giá tài sản
Nghị định 05 quy định trong trường hợp người điều hành
cuộc bán đấu giá đã công bố người mua được tài sản bán đấu giá
mà người này từ chối mua thì tài sản được bán cho người trả giá
liền kề nếu giá liền kề ít nhất bằng giá khởi điểm. Nếu người liền
kề không đồng ý mua hoặc giá liền kề thấp hơn giá khởi điểm thì
cuộc bán đấu giá khơng thành và khoản tiền đặt trước của người
từ chối mua thuộc về người có tài sản bán đấu giá. Tuy nhiên, quy
định này đã bị lợi dụng trên thực tế, có tình trạng cố tình trả giá
rất cao, được tuyên bố là người mua được tài sản rồi lại từ chối
mua để người liền kề mua được tài sản và hai bên chia nhau số
tiền chênh lệch. Ngồi ra, khả năng cuộc bán đấu giá khơng thành
là rất cao vì người trả giá liền kề có thể khơng đồng ý mua. Do đó,
Nghị định mới đã sửa đổi theo hướng quy định chế tài nghiêm khắc
hơn đối với người từ chối mua và hạn chế sự thông đồng giữa một
số người tham gia đấu giá. Cụ thể, người từ chối mua tài sản
khơng được hồn trả khoản tiền đặt trước và khoản tiền này thuộc
về người có tài sản bán đấu giá. Đồng thời, tài sản chỉ được bán
cho người trả giá liền kề nếu giá liền kề đó cộng với khoản tiền đặt
trước ít nhất bằng giá đã trả của người từ chối mua. Quy định như
trên sẽ góp phần bảo đảm quyền lợi của người có tài sản, khơng
làm giảm giá trị của tài sản bán đấu giá và bảo đảm cuộc bán đấu
giá thành.
Kết luận
Bán đấu giá tài sản là một hoạt động ngày cảng trở nên phổ
biến, góp phần đem lại nguồn lợi cho đất nước. Việc có những văn
bản qui phạm thống nhất, chặt chẽ qui định việc bán đấu giá tài
sản khơng chỉ góp phần phát huy điểm lợi của bán đấu giá tài sản
mà còn củng cố một niềm tin vào hành lang pháp lý của Nhà nước,
đồng thời cũng dần hạn chế những mặt bất cập của nó.
Việc tìm hiểu bán đấu giá tài sản theo qui định pháp luật
hiện hành cùng những vấn đề lý luận và thực tiễn xoay quanh là
cần thiết, không chỉ mở mang thêm kiến thức cho bản thân người
tìm hiểu mà từ đó cịn thúc đẩy họ suy nghĩ và đóng góp để hồn
thiện cơ chế quản lý bán đấu giá tài sản.