Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Đánh giá thực trạng công tác Quản Lý Nhà Nước về đất đai trên địa bàn xã Quảng Tâm – TP.Thanh Hóa – tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.4 KB, 53 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để bài báo cáo đạt kết quả tốt, trước hết em xin gửi lời chúc sức khỏe tới toàn
thể thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc
nhất. Với sự quan tâm dạy dỗ sự chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo, nay em đã có thể
hoàn thành báo cáo thực tập, chuyên đề: “ Đánh giá thực trạng công tác Quản Lý
Nhà Nước về đất đai trên địa bàn xã Quảng Tâm – TP.Thanh Hóa – tỉnh Thanh
Hóa”. Để có được kết quả này em xin đặc biệt cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo
Nguyễn Lê Vinh đã quan tâm giúp đỡ, vạch kế hoạch hướng dẫn em hoàn thành báo
cáo thực tập trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú cán bộ viên chức của UBND xã
Quảng Tâm đã tạo điều kiện cho em được làm việc, học hỏi thêm kiến thức và hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp.
Với điều kiện thời gian có hạn bản thân em đã cố gắng học hỏi, nhưng kinh
nghiệm còn hạn chế của một sinh viên thực tập, nên báo cáo sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo cùng toàn thể các bạn để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức, kiến thức
của mình. Em mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2015
Sinh viên

Trần Thị Mai


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG

1


Ký hiệu
bảng
Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5
6
7
8
9
10
11
12
13

Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8

Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13

14

Bẩng 3.14

STT

Tên bảng

Trang

Tổng hợp diện tích các loại đất xã Quảng Tâm
Hiện trạng dân số, lao động và diện tích đất ở trên địa bàn xã
Quảng Tâm năm 2013
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 xã Quảng
Tâm
Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2013 xã Quảng
Tâm
Tình hình cấp GCN qua các năm trên địa xã Quảng Tâm
Kết quả thống kê đất đai của xã Quảng Tâm năm 2008
Kết quả thống kê đất đai của xã Quảng Tâm năm 2009
Kết quả thống kê đất đai của xã Quảng Tâm năm 2010
Kết quả thống kê đất đai của xã Quảng Tâm năm 2011
Kết quả kiểm kê đất đai của xã Quảng Tâm năm 2012
Kết quả kiểm kê đất đai của xã Quảng Tâm năm 2013

Kết quả biến động đất đai giai đoạn 2008 - 2013
Kết quả biến động đất đai giai đoạn 2010 - 2013
Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tranh chấp đất đai giai
đoạn 2008 - 2013

21
26
27
28
31
34
35
36
37
38
39
40
41
42


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
QLNN
QSDĐ
UBND
MTTQ
BTNMT
GCN

GCNQSDĐ

Giải thích
Quản lý nhà nước
Quyền sử dụng đất
Ủy ban nhân dân
Mặt trận tổ quốc
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá và nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế
của mỗi quốc gia. Nó là điều kiện không thể thiếu trong mọi quá trình phát triển. Vì
đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở không gian của mọi quá trình sản xuất,
là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây
dựng các công trình văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng.
Đất đai là điều kiện cần thiết để tồn tại và tái sản xuất và các thế hệ tiếp theo
của loài người. Do đó, đất đai phải dụng một cách hợp lý, triệt để và có hiệu quả
kinh tế cao nhất. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay áp lực đối với đất đai càng lớn.
Vấn đề này trở thành đòi hỏi bức thiết đối với công tác quản lý đất đai đặc biệt là
công tác quy hoạch sử dụng đất. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến công
tác quy hoạch sử dụng đất.
Trong những năm gần đây thì cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa
và công nghiêp hóa tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao
trong khi đó tài nguyên đất đai thì có hạn chính vì thế mà đã gây sức ép rất lớn lên
quỹ đất hiện có. Liên tục trong nhiều năm qua, câu chuyện đất đai luôn là thời sự
nóng với người dân cũng như với các nhà hoạch định chính sách. Các hiện tượng

tranh chấp đất đai xảy ra nhiều, vấn đề giao đất, cho thuê đất, lấn chiếm đất đai, sử
dụng đất đai sai mục đích, trái thẩm quyền diễn ra phổ biến; việc sử dụng đất lãng
phí, thiếu tính khoa học và thiếu đồng bộ xảy ra ở hầu hết các địa phương. Do đó
cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
các đối tượng trong quan hệ đất đai nên công tác Quản lý Nhà nước về đất đai là hết
sức quan trọng.
Được sự đồng ý của khoa Quản Lý Đất Đai, dưới sự hướng dẫn của cô giáo
Nguyễn Lê Vinh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá thực trạng công tác
Quản Lý Nhà Nước về đất đai trên địa bàn xã Quảng Tâm – TP.Thanh Hóa –
tỉnh Thanh Hóa”.

5


2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc quản lý và sử dụng đất theo hiến pháp và pháp luật
đất đai.
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai xã Quảng Tâm, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2008 – 2013.
- Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
đất đai của địa phương.
2.2. Yêu cầu
- Số liệu đưa ra phải phản ánh trung thực, khách quan thực trạng quản lý và sử dụng
đất đai của xã, phải được phân tích, đánh giá một cách khách quan đúng pháp luật.
- Những kiến nghị, đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với thực trạng của xã.

6



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Khái niệm và vai trò của đất đai
1.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa như sau: Đất đai là
một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường
sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: Khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng
địa hình, mặt nước (sông suối hồ, đầm lầy, ) các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với
các mạch nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật,
trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và
hiện tại để lại.
Như vậy đất đai là một khoảng không gian giới hạn theo chiều thẳng đứng và
theo chiều nằm ngang có vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động
sản xuất cũng như trong cuộc sống của xã hội loài người.
1.1.1.2. Vai trò đất đai
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại
và phát triển của con người và các sinh vật trên trái đất.
Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, các công trình công
nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình phúc lợi khác, các cánh đồng để con
người trồng trọt chăn nuôi…
Đất đai đóng vai trò quan trọng và quyết định cho sự tồn tại, phát triển của loài
người. Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào,
cũng như không thể có sự tồn tại của loài người.
Luật đất đai năm 1993 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng…”

7



1.1.2. Quan niệm cơ bản của Đảng và Nhà nước về đất đai
1.1.2.1. Từ khi thành lập Đảng đến năm 1945
Những năm thập niên 20, đất nước ta bị kẻ thù thực dân Pháp xâm lược và be
lũ bọn vua quan thối nát, đất nước ta chìm trong màn đêm nô lệ, đời sống của nhân
dân ta vô cùng cơ cực. Ngày 3 tháng 2 năm 1930 Đảng ta ra đời, mặc dù hoạt động
trong điều kiện vô cùng sáng suốt trong đó có chủ trương và chính sách về ruộng
đất hết sức kịp thời. Đảng ta đã nêu lên khẩu hiệu“ Tịch thu ruộng đất của bọn địa
chủ ngoại quốc, bổn sứ và các giáo hội, giao ruộng đất cho trung và bần nông”.
Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, cách mạng ruộng đất được đặt thành một trong
những nhiệm vụ quan trọng gắn liền với công cuộc giải phóng dân tộc.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi, chúng ta có thể nói là
chủ trương đường lối ruộng đất đúng đắn của Đảng đã trở thành vũ khí, sức mạnh
sắc bén góp phần đắc lực đưa cách mạng đi đến thành công.
1.1.2.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1993
Đất đai là một trong hai mục tiêu quan trọng nhất của cuộc Cách mạng Dân
tộc Dân chủ Nhân dân do Đảng ta lãnh đạo: “đánh đuổi thực dân để giải phóng đất
nước và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày”. Ngày
03/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh: “Toàn dân tăng gia sản xuất nông
nghiệp” và “khẩn cấp chấn hưng nông nghiệp” để chống đói, giải quyết tình hình
trước mắt cho nhân dân, hàng loạt Thông tư, Nghị định của Bộ Quốc dân Kinh tế và
Sắc lệnh của Chủ tịch Nước đã ban hành nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp. Nhân dân ta đã sử dụng đất thuộc các đồn điền vắng chủ, khai khẩn
đất hoang để tăng gia sản xuất cứu đói.
Ngày 18/6/1949, thành lập Nha Địa chính trong bộ Tài chính và tập trung làm
thuế nông nghiệp phục vụ cho kháng chiến.
Ngày 14/12/1953 Quốc hội đã thông qua “Luật cải cách ruộng đất” thực hiện
triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Theo Hiến pháp 1946, quyền sở hữu đất
đai được đảm bảo, ruộng đất chia đều cho dân cày, người cày được canh tác trên
thửa đất của mình. Trong giai đoạn 1955–1959, cơ quan quản lý đất đai ở Trung


8


ương được thành lập ( ngày 3 tháng 7 năm 1958 ) thuộc Bộ Tài chính với chức năng
chủ yếu là quản lý diện tích ruộng đất để thu thuế nông nghiệp. Ngày 05/5/1958 có
Chỉ thị 334/TTg của Thủ tướng chính phủ cho tái lập hệ thống địa chính trong Bộ
Tài chính và UBND các cấp để làm nhiệm vụ đo đạc lập bản đồ giải thửa và hồ sơ
địa chính.
Vào năm 1979 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định thành lập Tổng cục
Quản lý Ruộng đất thuộc Chính phủ và các cơ quan quản lý ruộng đất ở địa phương
trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.
Giai đoạn 1980 – 1991 được mở đầu bằng Hiến Pháp 1980, trong đó đảm bảo
thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần kinh tế: Kinh tế quốc
doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể. Hiến pháp
đã quy định toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân được
Nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch. Thủ tướng Chính phủ
đã ra Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 về việc triển khai đo đạc giải thửa nhằm
nắm lại quỹ đất trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu quản lý và sử dụng đất đai trong
giai đoạn mới.
Đầu năm 1981, Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng về mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động
trong hợp tác xã nông nghiệp. Tiếp theo, Đại hội Đảng khóa VI năm 1986 đã đưa
vấn đề lương thực - thực phẩm trở thành một trong ba chương trình mục tiêu đổi
mới kinh tế. Năm 1987 Luật Đất đai lần đầu tiên của nước ta được ra đời, có hiệu
lực từ năm 1988. Dấu mốc tiếp theo có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế
nông nghiệp là Nghị Quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 5/4/1989, một văn
kiện quyết định nhằm đổi mới chế độ sử dụng đất nông nghiệp. Nghị Quyết đã
khẳng định việc chuyển nền nông nghiệp tự cung tự cấp theo hướng sản xuất hàng
hóa. Đây là những bước đi có tính then chốt nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình ở

nông thôn trên cơ sở Nhà nước giao đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định,
lâu dài.

9


Để triển khai Luật Đất đai 1987, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị
quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VII, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
đã phê chuẩn hai Pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành một Nghị định, Thủ tướng
Chính phủ đã có một Chỉ thị. Tổng cục Quản lý Ruộng đất đã ban hành một số
Quyết định và Thông tư hướng dẫn.
Hiến pháp 1992 ra đời, trong đó quy định rõ chế độ sở hữu và quản lý đất đai:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân ” (Điều 17), “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ
đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu
quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Tổ
chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm
đất, được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp
luật ” (Điều 18).
1.1.2.3. Thời kỳ từ 1993 đến nay
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 1993 ( bao gồm cả Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật Đất đai năm 2001 ) là một trong những đạo luật quan trọng thể
hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Những kết quả đạt được trong
việc thực hiện Luật Đất đai năm 1993 là tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp
phần ổn định chính trị - xã hội.
Tuy nhiên trước tình hình phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, pháp luật
về đất đai đã bộc lộ những hạn chế như: Pháp luật đất đai chưa xác định nội dung
cốt lõi của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước thống nhất quản lý, vai
trò đại diện chủ sở hữu toàn dân của Nhà nước chưa xác định trong Luật Pháp luật
đất đai chưa theo kịp tiến trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, chưa có đủ các chế định
cần thiết về định giá đất, về điều tiết địa tô chênh lệch, về điều tiết lợi nhuận qua
việc chuyển nhựơng quyền sử dụng đất, về bồi thường khi thu hồi đất, về đấu thầu,
đấu giá quyền sử dụng đất v.v…

10


Để khắc phục những thiếu sót nêu trên, thực hiện Nghị quyết số:
12/2001/QH11 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh cúa Quốc hội khóa XI
(2002 – 2007), tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Đất đai 2003
và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/07/2004. Luật đã khẳng định: “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Vai trò của
QLNN về đất đai được nâng lên một bậc, việc phân cấp quyền hạn, chức năng
QLNN của từng cấp được xác định rõ ràng hơn. Đất đai được quản lý chặt chẽ và sử
dụng hợp lý hơn, mang lại hiệu quả kinh tế hơn.
Đất đai là tài nguyên đặc biệt, trước hết bởi đất đai có nguồn gốc tự nhiên, là
tặng vật tự nhiên dành cho con người, tiếp đến mới là thành quả do tác động khai
phá của con người. Cái tính chất vô cùng đặc biệt của đất đai là ở chỗ tính chất tự
nhiên và tính chất xã hội đan quyện vào nhau; nếu không có nguồn gốc tự nhiên, thì
con người dù có tài giỏi đến đâu cũng không tự mình (dù là sức cá nhân hay tập thể)
tạo ra đất đai được. Con người có thể làm ra nhà máy, lâu đài, công thự và sản xuất,
chế tạo ra muôn nghìn thứ hàng hoá, sản phẩm, nhưng không ai có thể sáng tạo ra
đất đai. Do đó, quyền sở hữu, định đoạt, sử dụng đất đai, dù Nhà nước hay người
dân cũng cần phải hiểu đặc điểm, hết sức đặc biệt ấy.
Đất đai quý giá còn bởi con người không thể làm nó sinh sản, nở thêm, ngoài
diện tích tự nhiên vốn có của quả đất. Khi chúng ta nói đất đai là hàng hoá, dù có
thêm hai chữ đặc biệt vào đó, thì cũng không lột tả được hết tính chất đặc biệt của
đất đai cả về phương diện tự nhiên cũng như xã hội. Vì thế, sự ứng xử với vấn đề
đất đai trong hoạt động quản lý không thể được đơn giản hoá, cả trong nhận thức

cũng như trong hành động ( Trích trong bài viết “Quản lý đất đai - những khía cạnh
đặc thù”- của Đ/C Phạm Quang Nghị: Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Ban chấp hành TW
Đảng Cộng sản Việt Nam ).

1.1.3. Khái niệm QLNN về đất đai
Quản lý là sự tác động có định hướng lên một hệ thống bất kỳ, nhằm trật tự
hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy định nhất định.

11


Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi của nhà nước, đó là sự tác động có tổ
chức và điều khiển quyền lực của nhà nước bằng pháp luật đối với các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì phát triển các mối quan hệ xã hội,
trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trong công cuộc xây
dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc của các cơ quan nhà nước trong
hệ thống từ Trung ương đến địa phương.
Quản lý nhà nước về đất đai là nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ bản
của đất đai nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loại đất ở từng vùng, từng
địa phương theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp để thống nhát về quy hoạch kế hoạch,
sử dụng khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai trong cả nước từ Trung
ương tới địa phương làm cho người sử dụng đất hiểu được pháp luật và thực hiện
nghiêm túc, đúng pháp luật về đất đai.
Quản lý nhà nước về đất đai là sự tác động có tổ chức và điều khiển quyền lực
của Nhà nước bằng pháp luật đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
con người trong lĩnh vực đất đai, nhằm duy trì phát triển các mối quan hệ xã hội,
trật tự pháp luật đất đai và thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ QLNN về đất
đai trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
1.1.4. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc QLNN về đất đai
1.1.4.1. Mục đích

- Bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của người sử dụng.
- Bảo đảm sử dụng vốn đất hợp lý của nhà nước.
- Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
- Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống.
1.1.4.2. Yêu cầu
Phải đăng ký thống kê đất để nhà nước nắm chắc được toàn bộ diện tích, chất
lượng đất đai ở mỗi đơn vị hành chính.
1.1.4.3. Nguyên tắc

12


Đối tượng quản lý đất đai là tài nguyên đất đai cho nên quản lý nhà nước về
đất đai phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia, không được quản lý lẻ
tẻ từng vùng.
- Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
- Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại, hạng phục
vụ cho múc đích sử dụng của loại đó.
- Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhất trong
toàn quốc.
- Những quy định biểu mẫu phải được thống nhất trong cả nước, trong ngành
địa chính.
- Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thống nhất so
sánh trong cả nước.
- Tài liệu trong quản lý phải đơn giản phổ thông trong cả nước.
- Những điều kiện riêng biệt phải được tổng hợp ở phần phụ lục để nhà nước
đầu tư cái chung và cái riêng của mỗi vùng.
- Quản lý đất đai phải khách quan chính xác, đúng những kết quả số liệu nhận

được từ thực tế.
- Tài liệu quản lý đất đai phải đảm bảo tính pháp luật, phải đầy đủ, đúng thực
tế.
- Quản lý nhà nước về đất đai phải dựa trên cơ sở pháp luật, luật đất đai, các
biểu mẫu, văn bản quy định hướng dẫn của nhà nước và cơ quan chuyên môn từ
trung ương đến cơ sở.
- Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh tế
cao.
1.1.5. Các nội dung QLNN về đất đai
Là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước về đất đai. Đó là các hoạt
động trọng việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân bổ đất

13


đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương của Nhà nước, trong việc kiểm
tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai.
Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơ
quan quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quả trách
nhiệm được Nhà nước phân công, đồng thời ban hành các chính sách, chế độ, thể
chế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước đáp ứng được nội dung quản
lý nhà nước về đất đai. Điều này thể hiện chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
là quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trong đó có quản lý đất đai. Mục đích
cuối cùng của Nhà nước và người sử dụng đất là làm sao khai thác tốt nhất tiềm
năng của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước. Vì vậy,
đất đai cần phải được thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
1.1.5.1. Luật Đất đai 1987
Ra đời đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất
đai ở Việt Nam. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai của Luật này được quy định
tại Điều 9, bao gồm:

- Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai và lập bản đồ địa chính.
- Quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất.
- Quy định các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện
các chế độ, thể lệ ấy.
- Giao đất và thu hồi đất.
- Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, thống kê đất đai, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
- Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai.
- Giải quyết tranh chấp đất đai.
Luật Đất đai 1987 mới chỉ giải quyết mối quan hệ hành chính về đất đai giữa
Nhà nước (tư cách là chủ sở hữu) với người sử dụng đất. Do đó, nội dung quản lý
nhà nước về đất đai không có những nội dung về đánh giá đất, kinh tế đất, cho thuê
đất... Do không thừa nhận đất có giá nên Nhà nước nghiêm cấm chuyển dịch đất đai

14


dưới mọi hình thức. Những quy định này làm cho quan hệ đất đai không được vận
động theo hướng tích cực.
1.1.5.2. Luật Đất đai 1993
Ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/1993. Đây là một trong những
luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Những kết
quả đạt được trong việc thực hiện Luật Đất đai 1993 là tích cực, thúc đẩy phát triển
kinh tế, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước.
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Luật Đất đai 1993 bao
gồm:
- Điều tra, khao sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính.
- Quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất.
- Ban hành các văn bản về đất đai và tổ chức thực hiện.
- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.

- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý các hợp đồng sử
dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai.
- Giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo vi phạm về quản lý, sử dụng
đất đai.
Luật đất đai 1993 đã thừa nhận đất có giá và cho phép được chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, đồng thời Nhà nước đã xây dụng hệ thống các văn bản pháp
quy, tạo hành lang pháp lý cho quan hệ đất đai vận động tích cực.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn công nghiệp
hóa – hiện đại hóa, đất đai đã trở thành nguồn nội lực quan trọng tạo nên hiệu quả
nền kinh tế đất nước. Nội dung của Luật Đất đai 1993 chưa đủ cơ sở pháp lý để phù
hợp với hoàn cảnh mới.
1.1.5.3 Luật Đất đai năm 2003
Ra đời có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004 và hiện nay gọi là Luật Đất đai
hiện hành. Luật này chi tiết hơn và đưa ra nhiều nội dung đổi mới. Nội dung quản lý
nhà nước về đất đai gồm 13 nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 6:

15


- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính.
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai.
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động
sản.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm trong
việc quản lý và sử dụng đất đai.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
So với các Luật Đất đai trước đây, nội dung quản lý nhà nước về đất đai của
Luật Đất đai 2003 được bổ sung, đổi mới ở các nội dung.
1.1.6. Vai trò của QLNN về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta
Quản lý Nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế,
xã hội, và đời sống nhân dân. Cụ thể là:
- Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ đất đai
có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế, xã hội của đất nước; bảo
đảm sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao. Giúp cho Nhà nước quản

16


lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất cú cỏc biện pháp hữu hiệu để bảo vệ
và sử dụng đất đai có hiệu quả.
- Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, Nhà nước quản lý toàn bộ đất
đai về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế - xã hội có
hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả.
- Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai (văn bảo luật
và dưới luật) tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đánh của các tổ chức kinh

tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai.
- Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai như
chính sách giá, chính sách thuế, chính sách đầu tư ... Nhà nước kích thích các tổ
chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất đai
nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã
hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thông qua việc kiểm tra, giảm sát quản lý và sử dụng đất, Nhà nước nắm
chắc tình hình sử dụng đất đai, phát hiện những vi phạm và giải quyết những vi
phạm pháp luật về đất đai.
Nhà nước thiết lập hệ thống quản lý nhà nước về đất đai thống nhất trong cả
nước. Mô hình này tạo được ổn định xã hội, xác lập được tính công bằng trong
hướng sử dụng đất và đảm bảo được nguồn lực đất đai cho quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.
1.2. Căn cứ pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng
định tại Điều 18, chương II: “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy
hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả”.
- Luật số 13/2003/QH11 của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam về đất đai.
- Chỉ thị số 05/2004/CT – TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thi hành luật đất đai.

17


- Chính phủ đã ban hành Nghị định 181/2004 ngày 29 tháng 10 năm 2004 về
thi hành Luật Đất đai 2003.
- Nghị định số 182/2004/NĐ – CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai.

- Thông tư 29/2004/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành vào ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Nghị định số 188/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định
giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định số 198/2004/NĐ – CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền
sử dụng đất.
- Thông tư 01/2005/TT – BTNMT hướng dẫn nghị định 181/2004 NĐ – CP
về thi hành luật đất đai.
- Nghị định 17/2006 NĐ – CP sửa đổi các nghị định hướng dẫn luật đất đai.
- Nghị định 84/2007 NĐ – CP quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất
đai.
- Thông tư 09/2007/TT – BTNMT hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ
địa chính.
- Nghị định 105/2009/NĐ – CP xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý đất
đai.
- Thông tư 17/2010/TT – BTNMT quy định kỹ thuật về chuẩn dự liệu địa
chính.
- Nghị định 38/2011/NĐ – CP sửa đổi nghị định 181/2004/NĐ – CP quy định
về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị định 42/2012/NĐ – CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

18


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Với điều kiện thời gian ngắn, số liệu thu thập được hạn chế nên trong chuyên

đề em chỉ đề cập đến 3/13 nội dung quản lý về đất đai bao gồm:
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi trên địa bàn
của xã Quảng Tâm.
- Phạm vi nghiên về thời gian: Nghiên cứu số liệu của 3/13 nội dung QLNN
về đất đai như đã đề cập.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại địa phương
2.2.3. Thực trạng công tác QLNN về đất đai trên địa bàn xã
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ tập trung nghiên cứu những nội
dung sau:
2.2.3.1. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất
2.2.3.2. Thống kê, kiểm kê đất đai
2.2.3.3. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai

19


2.2.4. Phân tích khó khăn và để xuất giải pháp
2.2.5. Kết luận và kiến nghị

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Điều tra các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các số liệu liên
quan đến quản lý đất đai trên địa bàn xã.
2.3.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Phương pháp này nhằm tổng hợp, phân loại, phân tích số liệu phản ánh quá
trình quản lý đất đai trong các nội dung quản lý đất đai trong các năm.
2.3.3. Phương pháp thống kê toán học

Thống kê, xử lý số liệu để tìm ra mối liên hệ giữa chúng.
2.3.4. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh các nội dung quản lý đất đai qua các năm.

20


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Tâm nằm ở phía Đông Bắc Thành Phố, cách trung tâm Thành Phố
khoảng 9km về phía Đông Bắc. Các giới hạn địa lý, ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Quảng Phú.
- Phía Nam giáp xã Quảng Cát.
- Phía Tây giáp xã Quảng Phú.
- Phía Đông giáp xã Quảng Thọ.
Xã Quảng Tâm là xã có đường giao thông thuận lợi, đường bộ có khoảng 2,2

km đường quốc lộ 47 đi qua ( chạy từ TP. Thanh Hóa tới TX. Sầm Sơn; đại lộ Nam
Sông Mã. Với vị trí thuận lợi như vậy tạo điều kiện cho xã phát triển kinh tế - xã
hội, giao lưu hàng hóa với các xã, vùng lân cận và thích ứng với nền kinh tế thị
trường.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Quảng Tâm là xã đồng bằng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Bắc. Nhìn chung địa hình của xã khá bằng phẳng có thể chia làm 3 cấp địa hình
tương đối là:
- Địa hình cao: Chủ yếu trồng màu và cây lâu năm khác. Vùng cao thuận lợi
cho thâm canh tăng.
- Địa hình vàn cao: Chủ yếu trồng 2 vụ lúa, 1 vụ màu.
- Địa hình vàn và vàn thấp: Vùng này trồng 2 vụ lúa và nuôi trồng thủy sản.
Vùng vàn thấp thuận lợi cho thâm canh lúa nước, vùng trũng thấp thuận lợi cho
nuôi trồng thủy sản.
3.1.1.3. Khí hậu
Quảng Tâm nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu
biển. Nền nhiệt cao với hai mùa chính: Mùa hạ nóng ẩm, mùa đông khô hanh. Xen
kẽ giữa hai mùa chính là các mùa chuyển tiếp: mùa thu, giữa hạ sang đông, thường

21


có bão lụt; mùa xuân, giữa đông sang hạ thường có mưa phùn, xâm nhiễm mặn.
Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng về mùa hạ; sương muối về
mùa đông.
- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ năm là 8 500 0C – 8 6000C, biên độ nhiệt trung bình
năm là 12 -130C; biên độ nhiệt ngày trung bình là 5,5 – 6 0C. Những tháng có nhiệt
độ cao là từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ bình quân là 28 – 29 0C. Ngày có nhiệt độ
tuyệt đối cao nhất chưa quá 410C. Những tháng có nhiệt độ thấp nhất là từ tháng 11
đến tháng 2 năm sau, bình quân nhiệt độ từ 16 – 17 0C. Ngày có nhiệt độ tuyệt đối

thấp nhất chưa dưới 5.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trong năm từ 1.800 – 1.900 mm, riêng vụ mùa
tháng 7 đến tháng 10 chiếm khoảng 80 – 90%, mùa mưa kéo dài từ tháng 7 đến
tháng 10 kem theo bão lụt gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. Tháng 7, 8,
9 có lượng mưa lớn nhất trong năm, xấp xỉ 350mm/tháng. Tháng 12 đến tháng 2
năm sau, lượng mưa chỉ đạt khoảng 20 – 30 mm.
- Độ ẩm không khí:
+ Độ ẩm trung bình cả năm trong phạm vi 85 – 86% các tháng 2, 3, 4 có độ
ẩm xấp xỉ 90%, thích hợp cho các loại dịch bệnh phát triển ở người, gia súc, gia
cầm và các lọai cây trồng.
+ Đặc biệt vào những ngày có gió Tây Nam khô nóng (tháng 4 – 7), độ ẩm
không khí tối thấp tuyệt đối xuống rất thấp (<50%); đồng thời trong thời gian gió
Tây Nam phát triển mạnh lượng bốc hơi nước rất nhanh (98,3 – 138,2 mm vào
tháng 5, 6, 7). Đây là yếu tố cực đoan đối với cây trồng, vật nuôi của vùng quy
hoạch, trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp cần quan tâm đến thời điểm này
làm cơ sở để xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nhất.
- Gió: Thông thường có hai hướng gió chính, đó là gió mùa Đông Nam và gió
mùa Đông Bắc . Tốc độ gió trung bình từ 1,8 – 2,2 m/s. Ngoài hai hướng gió chính
vào mùa he, thỉnh thoảng xuất hiện 5 – 7 đợt gió Tây Nam khô nóng, ảnh hưởng
đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người.

22


+ Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau)
thổi theo đợt, mỗi đợt kéo dài 3 – 4 ngày, tốc độ gió trung bình cấp 3, cấp 4. Vào
mùa đỉnh điểm (tháng 12; 1; 2) tốc độ gió cao nhất có thể lên đến cấp 6; 7. Gió mùa
Đông Bắc có thời gian hoạt động từ tháng 10 đếm tháng 4 năm sau. Đặc điểm thời
tiết khi có gió mùa Đông Bắc có thời gian hoạt động từ tháng 10 đến tháng 4 năm
sau. Đặc điểm thời tiết khi có gió mùa Đông Bắc thường kéo theo mưa phùn, đây là

điều kiện thuận lợi cho cây trồng nông nghiệp, song đối với cây trồng lâm nghiệp sẽ
hạn chế quá trình quang hợp, hạn chế khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng
ra hoa kết quả của cây trồng.
+ Gió Tây Nam thổi vào mùa he theo từng đợt 2 – 3 ngày có khi kéo dài vài
tuần lễ. Gió Tây Nam khô, nóng thổi từ tháng 5 đến tháng 7. Mỗi năm có từ 6 đến 9
đợt gió, mỗi đợt kéo dài 2 đến 3 ngày. Khi có gió Tây Nam nhiệt độ không khí
thường len cao, khô và nóng ảnh hưởng đến quá trình sinh tưởng, phát triển của cây
trồng vật nuôi và đời sống nhân dân.
- Thiên tai:
+ Chủ yếu là gió bão và gió mùa Đông Bắc gây ra những đợt rét đậm kéo dài,
sương mù, sương giá thường xuất hiện.
+ Trong những năm qua, thời tiết khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, gây rất
nhiều khó khăn trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Sản
xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng vào mùa he, mùa
đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc gây ra những đợt rét đậm và kéo dài.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa lớn, dễ gây ra nhiều dịch bệnh đối với cây trồng,
vật nuôi ảnh hưởng tới năng suất cũng như hiệu quả sản xuất nông nghiệp gây thiệt
hại lớn về kinh tế.
3.1.1.4. Chế độ thủy văn
Trên địa bàn xã Quảng Tâm có sông Thống Nhất chảy qua; tổng diện tích
sông suối và mặt nước chuyên dùng của xã là 7,36 ha (chiếm 1,97% tổng diện tích
tự nhiên); hàng năm cung cấp lượng nước tưới phục vụ nông nghiệp, đồng thời cải
thiện được môi sinh, môi trường. Tuy nhiên trong mùa mưa (tháng 8, 9 lượng mưa

23


xấp xỉ 350 mm/tháng) nước thường dâng cao gây ra tình trạng ngập lụt cục bộ; vào
mùa khô bị ảnh hưởng của xâm nhiễm mặn; hệ thống tưới tiêu nội đồng chưa đáp
ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất đai, thổ nhưỡng
Đất đai xã Quảng Tâm cơ bản được hình thành từ kỷ đệ tứ, kết hợp với bồi
lắng từ sông Mã, sông Thống Nhất. Trong cả một quá trình hình thành và biến đổi
do các điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thực vật thiên nhiên và sau này là quá
trính lao động sản xuất của con người mà thổ nhưỡng ngày một phát triển sâu sắc
thêm.
Theo số liệu điều tra thổ nhưỡng của tỉnh Thanh Hóa năm 2000 lập theo
phương pháp FAO – UNESSCO, điều kiện thổ nhưỡng của xã Quảng Tâm thuộc
nhóm đất cát biển và đất phù sa, gồm 3 đơn vị đất:
- Đất cát biển : Có diện tích khoảng 95 ha. Phân bố trên địa hình vàn cao thuộc
các thôn Phúc Thọ, Chiến Thắng, Phố Môi và thôn Đình Cường. Loại đất này có
thành phần cơ giới nhẹ , phản ứng của đất trung tính, ít chua; hàm lượng mùn trong
đất thấp, tốc độ khoáng hóa chất hữu cơ xay ra nhanh; hàm lượng đạm, lân, kali
trong đất ở mức trung bình đến ngheo; đất khoáng khí; khả năng thoát nước tốt.
Loại đất này có thể trồng hoa màu ở những nơi có địa hình cao, những vùng thấp
hơn thuận lợi cho tưới tiêu có thể trồng 2 vụ lúa/năm.
- Đất phù sa không được bồi (Pb): Có diện tích khoảng 105,16 ha. Phân bố
trên địa hình vàn cao thuộc các thôn Thanh Kiên, Quang Trung và Tiến Thành. Đất
thích hợp trồng 2 lúa + 1 màu/năm hoặc chuyên lúa.
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): Diện tích ít, khoảng 7 ha. Phân bố
trên địa hình vàn cao, ở phía Bắc xã giáp với xã Quảng Phú. Đất thích hợp trồng
cấy 2 vụ lúa/năm hoặc 2 lúa + 1 màu/năm.

24


Bảng 3.1. Tổng hợp diện tích các loại đất xã Quảng Tâm
STT
I

1
II
1
2

Tên đất

Ký hiệu

Diện tích

Tỷlệ

(ha)
(%)
Nhóm đất cát
C
95,00
25,42
Đất cát biển
Cb
95,00
25,42
Nhóm đất phù sa
P
112,16
30,01
Đất phù sa không được bồi
Pb
105,16

28,14
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng
Pf
7,00
1,87
Tổng diện tích đất
207,16
55,43
Đất phi nông nghiệp
159,23
42,60
Đất sông suối và mặt nước chuyên dung
7,36
1,97
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
373,75
100
(Nguồn: Số liệu điều tra của xã Quảng Tâm năm 2013)

* Tài nguyên nước
- Nước mặt: Nước mặt xã Quảng Tâm chủ yếu dựa vào nguồn nước của thống
kênh mương dẫn nước sản xuất nông nghiệp, vì thế tài nguyên nước của xã là rất
dồi dào. Qua hệ thống các trạm bơm, nước được đưa từ sông vào tưới phục vụ sản
xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.
- Nước ngầm: Là vùng đồng bằng nên tài nguyên nước ngầm của xã cũng
tương đối dồi dào. Theo phương thức sử dụng, có thể phân tương đối thành 2 tầng
nước ngầm:
+ Lớp nước ở độ sâu từ 4 – 5 mét, được nhân dân khai thác qua hệ thống giếng
khơi để lấy nước sinh hoạt, chất lượng nước hiện đang bị ô nhiễm nhẹ.
+ Lớp nước ở độ sâu 40 mét, nguồn nước trong sạch, chất lượng đảm bảo.

Hiện có khoảng 90% số hộ đã sử dụng giếng khoan, bể đựng nước mưa, nước lọc
để khai thác phục vụ sinh hoạt.

25


×