Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Liên Bảo Thành phố Vĩnh Yên Tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.46 KB, 50 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC BẢNG

2


DANH MỤC BIỂU

3


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu này, trong thời gian học tập và thực
hiện luận văn tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân tôi đã nhận
được sự giúp đỡ vô cùng tận tình của cơ sở đào tạo, cơ quan công tác, gia
đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại Học Tài Nguyên và
Môi Trường, các thầy cô tại Khoa Quản lý Đất Đai đã tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình đào tạo.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Nga, người cô
đã trực tiếp hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu, hết lòng tận tụy vì học trò.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tạo điều kiện của Uỷ ban nhân dân
phường Liên Bảo; các phòng: Tài nguyên & Môi trường; Phòng Thống kê.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi
mặt cho tôi trong qua trình hoàn thành báo cáo này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên
không thể tránh được những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp, ý


kiến của quý thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày……tháng…..năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Thủy

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
UBND: Uỷ ban nhân dân
GTSX: Gía trị sản xuất
CPTG: Chi phí tham gia
TNHH: Thu nhập hỗn hợp
GTNC: Giá trị ngày công
KHC : Khu hành chính
NTTS: Nuôi trồng thủy sản.

5


MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai được sử dụng hầu hết trong tất cả các ngành sản xuất, các lĩnh vực
của đơi sống. Theo từng ngành sản xuất, lĩnh vực của đời sống, đất đai được phân
thành các loại khác nhau và gọi tên theo ngành và lĩnh vực sử dụng chúng.
Trong tiến trình của lịch sử xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng
gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành của cải vô tận của loài người, con
người dựa vào đó để tạo ra sản phẩm nuôi sống mình. Đất đai luôn là thành phần

hàng đầu của thành phần sống, đất là tư liệu sản xuất đặc biệt của nghành nông
nghiệp nói chung và cuộc sống của con người nói riêng. Không có đất đai thì không
có bất kỳ ngành sản xuất nào, không có một quá trình lao động nào diễn ra và cũng
không có sự tồn tại của loài người.
Đối với ngành nông nghiệp thì đất có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là nơi
sản xuất ra hầu hết các sản phẩm nuôi sống loài người. Đa số các nước trên thế giới
đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm
năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc phát triển của ngành khác. Vì vậy tổ chức
sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng đảm
bảo cho nông nghiệp phát triển hàng bền vững.
Tuy nhiên một thực tế hiện nay đó là diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị
thu hẹp do chuyển sang các loại hình sử dụng đất khác như đất ở, đất sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp...Mặt khác dân số không ngừng tăng, nhu cầu của con người
về các sản phẩm từ nông nghiệp ngày càng đòi hỏi cao về cả số lượng và chất
lượng. Đây thực sự là một áp lực lớn đối với ngành nông nghiệp.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Liên Bảo - Thành phố Vĩnh Yên Tỉnh Vĩnh Phúc”.

6


1.2 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích
• Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại phường Liên Bảo.
• Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng
đất, từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao và triển vọng để áp
dụng đại trà cho địa phương.
• Đề xuất giải pháp sử dụng đất có hiệu quả.
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm vững lý thuyết.

- Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan
- Đánh giá chính xác đầy đủ khoa học phù hợp với tình hình thực tiễn của
phường, các tiêu chí phải thống nhất.
- Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi.

7


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề về đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo
vệ, phát triển rừng bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp
Theo quy định của Luật đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các
loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm
khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại
nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp
trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác
được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục

đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng
hoa, cây cảnh.
1.1.3. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
a. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội
Lương thực, thực phẩm là vật tư chiến lược số một, là nhu cầu cơ bản nhất
của đời sống, là vấn đề hàng đầu của toàn xã hội trong thời gian trước mắt cũng như
8


lâu dài. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định sự tồn tại
phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hầu hết các
nước đang phát triển đều dựa vào nông nghiệp trong nước để cung cấp lương thực
thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển.
b. Nông nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy
sản xuất công nghiệp phát triển
Nông nghiệp cung cấp nguốn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công
nghiệp chế biến và các ngành kinh tế quốc dân khác. Nguyên liệu từ nông nghiệp là
đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến nông sản
trong quá trình công nghiệp hóa ở nhiều nước đang phát triển.
c. Nông nghiệp là nguồn thu ngân sách quan trọng của Nhà nước

Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất có quy mô lớn nhất của nước ta.
Tỷ trọng giá trị tổng sản lượng và thu nhập quốc dân trong khoảng 25% tông
thu ngân sách trong nước. Việc huy động một phần thu nhập từ nông nghiệp
được thực hiện dưới nhiều hình thức: thuế nông nghiệp, các loại thuế kinh
doanh khác…Hiện nay xu hướng chung tỷ trọng GDP của nông nghiệp sẽ giảm
dần trong quá trình tăng trưởng kinh tế.
d. Nông nghiệp cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế
Do sản xuất phát triển, tỷ suất và chất lượng nông sản hàng hóa tăng, giá
nông sản trên thị trường thế giới cao nên khối lượng và giá trị xuất khẩu của hầu hết

các loại nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta đều tăng lên đáng kể. Đến nay
nông sản hàng hóa của nước ta đã được xuất khẩu đến 160 nước và vùng lãnh thổ.
Ngoài gạo xuất khẩu duy trì vị trí thứ 2 trong số các nước xuất khẩu lớn của thế
giới, nước ta còn đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, số 1 thế giới về xuất khẩu
điều và hồ tiêu, thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
nông, lâm, thủy sản năm 2010 đạt mức kỷ lục với trên 19,1 triệu USD, trong đó
xuất khẩu thủy sản đạt gần 5,0 tỷ USD.

9


e. Nông nghiệp cung cấp nguồn lực cho các ngành kinh tế khác
Thông qua dạng trực tiếp, như nguồn thu từ thuế đất nông nghiệp, thuế xuất
khẩu nông sản, nhập khẩu tư liệu sản xuất nông nghiệp. Nguồn thu này được tập
trung vào ngân sách nhà nước và dùng để đầu tư cho phát triển kinh tế.
g. Nông nghiệp làm phát triển thị trường nội địa
Nông ngiệp và nông thôn là thị trường rộng lớn và chủ yếu của sản phẩm
trong nước. Việc tiêu dùng của người nông dân và mạng dân cư nông thôn đối
với hàng hóa công nghiệp là tiêu biểu cho sự đóng góp về mặt thị trường của
ngành nông nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế. Sự đóng góp này cũng
bao gồm cả việc bán lương thực, thực phẩm và nông sản nguyên liệu cho các
ngành kinh tế khác.
1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.2.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau là
nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững, hợp lý. Trong đó đánh giá
hiệu quả sử dụng đất là một nội dung hết sức quan trọng. Vậy hiệu quả sử dụng đất
là gì?
Hiệu quả sử dụng đất là kết quả của quá trình sử dụng đất. Trong đó ta quan
tâm nhiều tới kết quả hữu ích, một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con

người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn
giữa nguồn tài nguyên đất đai là hữu hạn với nhu cầu ngày càng tăng của con người
mà ta phải xem xét kết quả sử dụng đất được tạo ra như thế nào? Khi đánh giá hoạt
động sản xuất nông nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải
đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng
của hoạt động sản xuất là nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi phù hợp là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các
nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà

10


hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn
của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.
1.2.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài
nguyên cho nông nghiệp ( đất đai, lao động...) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống
của con người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi
trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống nông nghiệp bền vững là
hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng cho nhu cầu xã hội về an ninh lương
thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng của
môi trường sống cho đời sau.
Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải đáp ứng cho nhu cầu ngày
càng cao về ăn mặc thích hợp cho hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội gắn
với việc tăng phúc lợi trên đầu người. Đáp ứng nhu cầu là một phần quan
trọng , vì sản lượng nông nghiệp cần thiết phải được tăng trưởng trong những
thập kỷ tới. Phúc lợi cho mọi người vì phúc lợi của đa số dân trên thế giới đều
còn rất thấp.

Các quan điểm trên có nhiều cách biểu thị khác nhau, song về nội dung
thường bao gồm 3 thành phần cơ bản :
- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ
thống nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường.
- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong
mối quan hệ con người hiện tại và cho cả đời sau .
- Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp
lý.
Phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, nhiều khi có
tính quyết định trong sự phát triển chung của xã hội. Điều cơ bản nhất của
phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự
11


tiếp cận đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên đất đai cho thế hệ sau
và điều quan trọng nhất là phải biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, giữ
vững, cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quả kinh tế, năng suất cao và
ổn định, tăng trưởng chất lượng cuộc sống, bình đẳng các thế hệ và hạn chế
rủi ro.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là hết sức
cần thiết, nó giúp cho việc đưa ra những đánh giá, nhận xét chính xác với
từng loại đất, từng vùng đất để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các yếu tố ảnh hưởng có thể chia ra làm 3
nhóm sau đây:
a. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố như: đất, nước, khí hậu, thời
tiết, địa hình, thổ nhưỡng... có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất,
đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, vì các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tài

nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối. Vì vậy, đánh giá đúng điều kiện tự
nhiên sẽ là cơ sở để xác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp, đầu tư
thâm canh đúng hướng .
b. Biện pháp kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai,
cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản
xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế.
Ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới,
thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu đối với tổ chức sử dụng
đất. Có nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất
cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh. Như vậy nhóm các biện pháp kỹ
thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu
12


và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
c. Nhóm các yếu tố kinh tế, xã hội
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp gồm: Đường giao
thông, hệ thống thủy lợi, đường điện, thông tin liên lạc, dịch vụ nông
nghiệp…
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản: là cầu nối giữa người sản
xuất và tiêu dùng, điều này giúp cho người sản xuất thiêu thụ được sản phẩm,
quay vòng được vốn từ đó có điều kiện đầu tư tái sản xuất.
- Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụng
đất thể hiện ở khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, khả năng
về vốn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyền
thống trong sản xuất và cách xử lý thông tin để ra quyết định trong sản xuất.
- Hệ thống chính sách: Chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ sản xuất, chính sách khuyến nông, chính sách xoá đói giảm nghèo…

các chính sách này đã có những tác động rất lớn đến vấn đề sử dụng đất, phát
triển và hình thành các loại hình sử dụng đất mới.
1.2.4. Các chỉ tiêu của hiệu quả sử dụng đất
a. Chỉ tiêu về mặt kinh tế
- Giá trị sản xuất ( GTSX ): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
được tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.

GTSX = Sản lượng sản phẩm x giá bán sản phẩm
- Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng
trong quá trình sản xuất, như chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón, chi phí
dịch vụ phục vụ cho sản xuất.
- Giá trị gia tăng (GTGT): là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh tổng giá trị sản
phẩm vật chất và dịch vụ xã hội được tạo ra thêm trong một thời gian nhất
13


định (thường tính theo 1 năm).
GTGT = GTSX – CPTG
- Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh thu nhập
thuần tuý của người sản xuất bao gồm cả lao động và lợi nhuận sản xuất.
TNHH = GTGT – T – K – L
Trong đó:
T: Thuế;
K: Khấu hao tài sản cố định;
L: Lao động thuê ngoài.
- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG,
GTGT/CPTG): đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử
dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
- Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có
(GTSX/LĐ, GTGT/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động

sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh
với chi phí cơ hội của người lao động.
b. Chỉ tiêu về mặt xã hội
- Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người
- Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm
- Thu nhập bình quân trên đầu người ở vùng nông thôn
- Đảm bảo an toàn lương thực và gia tăng lợi ích của nông dân
- Trình độ dân trí và trình độ hiểu biết xã hội
c. Chỉ tiêu về mặt môi trường
- Độ che phủ:
Độ che phủ =

Diện tích đất cây trồng lâu năm+
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng

\\

Diện tích đất tự nhiên

14

x 100%


- Hệ số sử dụng đất:
Tổng diện tích gieo trồng hàng năm
Hệ số sử dụng đất =
Tổng diện tích trồng cây hàng năm

- Đánh giá hệ thống sản xuất cây trồng

- Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi loại hình sử dụng đất
- Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên.
1.3. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương
1.3.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước có diện tích tự nhiên nhỏ. Bình
quân diện tích tự nhiên trên đầu người là 0,38 ha/người, đứng thứ 203 trong
số hơn 218 nước trên thế giới. Bình quân đất nông nghiệp 0,11 ha/người,
đứng thứ 205 trong số 218 nước. Đặc biệt là trong số đất đó có tới 2/3 diện
tích là đất đồi núi dốc, còn lại 1/3 là đồng bằng.
Theo Luật đất đai năm 2013, đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục
đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ và phát triển rừng.
Tổng diện tích tự nhiên nước ta là 331.212 km² (theo số liệu của Tổng
cục thống kê năm 2014), dân số là 90,7 triệu người, mật độ dân số là 260
người/km2. Bình quân diện tích đất tự nhiên 3.848m 2/người, đứng thứ 9 trong
khu vực. Trong đó đất nông nghiệp 25.127,3 nghìn ha (chiếm 75,90% diên
tích đất tự nhiên). Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên người là
2.921m2/người. Đất sản xuất nông nghiệp là 9.598,8 nghìn ha.
Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp được sử dụng chủ yếu vào các mục
đích như trồng cây hàng năm và cây lâu năm. Sơ bộ năm 2009, đất trồng cây
hàng năm có diện tích là 11188,6 ha, trong đó: đất trồng cây lương thực có
hạt là 8528,4 nghìn ha, cây công nghiệp hàng năm là 758,6 nghìn ha. Diện
15


tích đất trồng cây lâu năm là 2760,6 nghìn ha, trong đó diện tích cây ăn quả là
774,0 nghìn ha, cây công nghiệp lâu năm 1936,2 nghìn ha.
Thực tế mấy năm trở lại đây, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại đặc biệt

là diện tích đất trồng lúa ngày càng giảm do chuyển sang xây dựng đô thị và
các khu công nghiệp. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong
10 năm (2000-2010), bình quân diện tích đất nông nghiệp giảm 50m 2/người,
đây là con số còn rất khiêm tốn. Đáng báo động hơn là tình trạng suy giảm
chất lượng đất nông nghiệp do rửa trôi, xói mòn, khô hạn, sa mạc, mặn hoá,
phèn hoá, chua hoá, thoái hoá lý hoá học đất, ô nhiễm … suy thoái chất lượng
đất dẫn đến giảm khả năng sản xuất, giảm đa dạng sinh học và nhiều hậu quả
khác. Những tác động tiêu cực trên đây ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 50%
diện tích đã và đang sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là thách thức to lớn
đối với sự phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta. Thoái hoá đất đang là
xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước ta, đặc biệt là vùng rừng
núi, nơi tập trung ¾ quỹ đất. Trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng
đồng bằng và trên 60% diện tích đất (13 triệu ha) ở vùng miền núi có những
vấn đề liên quan tới công trình suy thoái hoá đất, nguyên nhân suy thoái có
nhiều, song chủ yếu do phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của
các dân tộc thiểu số, tình trạng chặt phá đốt rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên
khoáng sản không hợp lý, lạm dụng các chất hữu cơ trong sản xuất, việc triển
khai các công trình giao thông, nhà ở khu đô thị mới …Sự suy thoái môi trường
đất kéo theo sự suy giảm các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện
tích đất nông nghiệp trên đầu người đã tới mức báo động.
Ở Việt Nam hiện có 15,7 triệu ha đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua, 9
triệu ha đất có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu ha đất thường bị khô hạn và
sa mạc hoá, 1,9 triệu ha đất bị phèn hoá, mặn hoá. Ngoài ra còn các tình trạng
16


ô nhiễm do phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị,
khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất dịch vụ, chất độc hoá học để lại sau
chiến tranh …Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và thách thức lớn với
một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay.

Vì vậy đối với đất nông nghiệp nước ta hiện nay khi sử dụng cần đảm
bảo các nguyên tắc đã được nêu tại Điều 11 Luật đất đai năm 2013 có 3
nguyên tắc phải đảm bảo khi sử dụng đất: (1) Đúng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất; (2) Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ
môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng
đất xung quanh; (3) Người sử dụng đất phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ
của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và các quy
định khác có liên quan. Ngoài 3 nguyên tắc trên cần thêm các nguyên tắc
“Đầy đủ, hợp lý, hiệu quả và bền vững” và phải có các quan điểm đúng đắn
theo xu hướng tiến bộ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa
phương để làm cơ sở cho việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả về cả mặt
kinh tế, xã hội, môi trường.
Sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay cần hướng tới mục tiêu
nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực
phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử
dụng đất nông nghiệp dựa trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm
ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để
đảm bảo cho khai thác và sử dụng bến vững tài nguyên đất đai.
1.3.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp Tỉnh Vĩnh Phúc
Diện tích gieo trồng cây hàng năm trung bình đạt 102,8 ngàn ha/năm và có
xu hướng giảm dần, với mức giảm bình quân 1,23%/năm, do chuyển đất nông
nghiệp sang phát triển công nghiệp, đô thị và đường giao thông,.. trong đó: lúa giảm
0,5%/năm, khoai giảm 8,29%/năm, đậu các loại giảm 5,81%/năm,...
17


Năng suất hầu hết các loại cây trồng đều tăng lên do tích cực áp dụng những
tiến bộ kỹ thuật mới về giống, về kỹ thuật thâm canh: lúa tăng 2%/năm, rau các loại
tăng 2,16%/năm, đậu tương tăng 2,38%/năm...

Sản lượng lương thực có hạt vẫn giữ ổn định, đạt bình quân 35 vạn tấn/năm,
năm 2010 đạt 38,9 vạn tấn, tăng bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt 1,62%/năm,
trong đó sản lượng thóc tăng bình quân 1,49%/năm; Sản lượng các loại cây như rau
đậu, cơ bản ổn định,... đáp ứng nhu cầu về lương thực và thức ăn cho chăn nuôi trên
địa bàn tỉnh.
Cây trồng lâu năm tập trung vào một số cây trồng chủ yếu như: cây ăn quả
(nhãn, vải, chuối.), cây chè, mía. Diện tích cây lâu năm có xu hướng giảm dần, tuy
nhiên diện tích cây ăn quả tăng lên ; năm 2000, diện tích cây ăn quả đạt 4.467 ha, đến
năm 2010 dự kiến là 7.700 ha. Năng suất bình quân đạt từ 105-110 tạ/ha. Tuy nhiên do
đất đồi nghèo dinh dưỡng, chất lượng giống chưa cao nên hiệu quả kinh tế còn thấp,
chưa đủ khả năng cạnh tranh và xuất khẩu.
Cơ cấu mùa vụ được chuyển dịch khá mạnh theo hướng tăng diện tích lúa
xuân muộn, mùa sớm, giảm diện tích lúa xuân chính vụ, mùa chính vụ nhằm dành
thời gian cho sản xuất vụ đông, mặt khác tránh được những thiệt hại do thời tiết gây
ra như rét đậm vào đầu vụ xuân hoặc úng vào đầu vụ mùa. Ước tính đến nay diện
tích trà lúa xuân muộn tăng lên trên 80% diện tích vụ xuân. Thực hiện nghị quyết
03/NQ-TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp nông thôn và nông dân, mỗi năm
ngân sách tỉnh đã chi hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng các vùng sản xuất trồng
trọt tập trung, trong đó hỗ trợ 50-70% giá giống lúa, cà chua,... cho năng suất, chất
lượng cao. Đến nay, các giống cây trồng mới có năng suất chất lượng cao đã cơ bản
thay thế các giống cũ có năng suất chất lượng thấp, từng bước chọn tạo được những
bộ giống phù hợp với thời tiết, khí hậu và từng loại đất của tỉnh.
1.3.3. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp phường Liên Bảo
Đất nông nghiệp có 93,63ha chiếm 25% diện tích đất tự nhiên bao gồm đất
lúa nước, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản,…

18


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp
- Loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Liên Bảo.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thời gian: 2010 – 2014.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của phường Liên Bảo - Vĩnh
Yên - Vĩnh Phúc
2.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Liên
Bảo - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
2.3.3. Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính tạp
phường Liên Bảo.
2.3.4.Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng
đất
2.3.5. Đề xuất loại hình sử dụng đất triển vọng.
2.3.6. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

- Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp:
Thu thập số liệu, tài liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước như: phòng
Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, phòng Kế hoạch - tài chính.
- Thu thập số liệu sơ cấp:
+ Khảo sát thực địa nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập
được qua điều tra.
19



+ Điều tra bằng phương pháp truyền thống (bộ câu hỏi) theo mẫu phiếu
điều tra phỏng vấn trực tiếp các nông hộ.
2.4.2. Tổng hợp và phân tích tài liệu
Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được chúng tôi tiến hành tổng hợp
và đánh giá các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (LUT). Xử lý số
liệu bằng chương trình Excel. Kết quả được trình bày bằng các bảng.
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
Dựa vào sự hiểu biết kinh nghiệm của người dân các hộ sản xuất giỏi,
các cán bộ phụ trách kỹ thuật, tham khảo ý kiến của các phòng chức năng liên
quan, các nhà lãnh đạo quản lý, các nhà khoa học về đánh giá khả năng phát
triển sản xuất nông nghiệp và khả năng phát triển các loại hình sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp đề xuất định hướng phát triển.

20


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên phường Liên Bảo
a. Vị trí địa lý

Phường Liên Bảo nằm ở trung tâm của thành phố Vĩnh Yên, với tổng
diện tích tự nhiên là 404,55 ha. Địa giới hành chính của phường tiếp giáp với
các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Đông giáp xã Khai Quang;
- Phía Tây giáp phường Tích Sơn , xã Định Trung
- Phía Nam giáp phường Ngô Quyền, phường Đống Đa
- Phía Bắc giáp xã Định Trung.
b. Địa hình, địa mạo


Phường Liên Bảo có địa hình, địa mạo khá phức tạp,với 2 dạng địa
hình chính là đồng bằng và đồi táp lượn sóng. Độ cao có chiều hướng giảm
dần từ Bắc xuống Nam.
Địa hình ảnh hưởng khá rõ rệt tới việc xây dựng mạng lưới giao thông
và các cơ sở hạ tầng khác, ngoài ra cũng ảnh hưởng tới việc bố trí cây trồng
trong sản xuất nông nghiệp.
c. Điều kiện khí hậu

Có các đặc trưng của khí hậu nhiệt đới.
- Nhiệt độ: trung bình trong năm khoảng 23 0C; cao nhất khoảng 320C
vào tháng 6, thấp nhất trong năm khoảng 140C vào tháng 1. Tổng tích niệt 82000C, số giờ
nắng trung bình hàng năm > 1600 giờ.
- Lượng mưa: bình quân hàng năm > 1.600 mm. Mùa mưa kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80% lượng mưa/năm. Mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau.
21


- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm tương đối
cao khoảng 85%, tháng cao nhất là 95%, tháng thấp nhất là 65%, ít gặp sương
mù, sương muối.
- Gió, bão: Mùa mưa có gió thịnh hành là gió đông bắc, cuối mùa khô
đầu mùa mưa có thể có những đợt gió Tây, Tây nam khô và nóng.
d. Tài nguyên đất
Phường Liên Bảo có những loại đất sau :
Nhóm 1: Đất Feralít đỏ vàng: Gặp ở các đồi thấp, đá mẹ và phiến sét,
thuận lợi cho việc trồng các loại cây dài ngày như các loại cây ăn quả, ngoài
ra có thể trồng các loại cây hoa màu khác.
Nhóm 2: Nhóm đất phù sa, loại đất này có thành phần cơ giới nhẹ, ít

chua, hàm lượng chất từ trung bình đến khá, loại đất này thích hợp trồng lúa
và màu.
Nhóm 3: Nhóm đất dốc tụ, nhóm đất này có thành phần cơ giới rất
phức tạp, biến động rất lớn, do sự hình thành của chúng phụ thuộc vào sản
phẩm tích tụ.
e. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Có ở các ao hồ nhỏ, đầm trong địa bàn phường,
lượng nước này ít do diện tích ao, hồ nhỏ.
- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm trên địa bàn phường khá dồi dào,
được phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trong phường. Chất lượng nước
ngầm có chất lượng tốt do ít bị ô nhiễm.
g. Tài nguyên khoáng sản

Cho đến nay trên lãnh thổ huyện chưa phát hiện loại tài nguyên khoáng
sản nào. Tài nguyên đáng kể nhất là đất sét chất lượng tốt làm nguyên liệu sản
xuất vật liệu xây dựng.

22


h. Tài nguyên nhân văn
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, các dân tộc luôn đoàn
kết, sát
cánh bên nhau cùng nhân dân cả nước chống giặc ngoại xâm, đồng thời
hăng say sản xuất lao động sáng tạo, tự lực tự cường, khắc phục khó khăn nên
đã tạo dựng được những thành tựu to lớn.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhân dân Liên
Bảo đã cùng nhau chung sức đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thông qua nhiều
hình thức giúp đỡ những gia đình khó khăn, gia đình chính sách.

Nhân dân trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên nói chung và Liên Bảo nói
riêng luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, mang đậm sắc thái của
con người Việt Nam để cùng nhau xây dựng phường phát triển ổn định, ngày
càng văn minh, giàu đẹp.
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
a. Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới, các chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, kinh tế của phường
đã có những bước chuyển biến tích cực.
Năm 2014 giá trị sản xuất các ngành được: 805.919 triệu đồng. Đạt
114,4% so với kế hoạch. Tăng 36% so với cùng kỳ.
Cơ cấu các ngành kinh tế như sau:
- Thương mại - Dịch vụ

: 51%.

- Công nghiệp - Xây dựng: 24%.
- Nông nghiệp

23

: 25%.


Biểu đồ 1: Cơ cấu các ngành kinh tế
Bảng 3.1. Tình hình kinh tế giai đoạn 5 năm 2010 – 2015.
Nhịp
Ngành

ĐVT 2010


2011

2012

700

855

2013

2014

2015

độ
2011 2015

GTSX ngành

Tỷ

572.2

1056.866 1307.131 1624.764

TMDV
Tốc độ tăng GTSX
Cơ cấu tỷ trọng
GTSX ngành CN-


đồng
%
22.33
22.14
%
71.50
71.75
Tỷ 225.6 270.878 328.467

XD
Tốc độ tăng GTSX
Cơ cấu tỷ trọng
GTSX nông, lâm,

đồng
%
%
Tỷ

thủy sản
Tốc độ tăng GTSX
Cơ cấu tỷ trọng
Tổng GTSX 3

đồng
%
0.31
1.32
1.07

-35.23
-23.50 -12.65
%
0.83
0.69
0.57
0.30
0.19
Tỷ 805.9 979.003 1191.699 1459.379 1781.728 2179.220

ngành
đồng
Tốc độ tăng GTSX %

8.1

20.07
27.67
8.125

21.48

21.26
27.56
8.232

21.73

23.61
72.42

394.193

23.68
73.36
469.208

24.30
74.56
550.334

23.20

20.01
27.01
8.320

19.03
26.33
5.389

17.29
25.25
4.123

19.49

22.46

22.09


22.31

22.01

Nhìn chung thì ngành TMDV là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất, ngành CN –
XD đứng thứ 2 còn lại là các ngành nông, lâm, thủy sản.
b. Thực trạng các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp
Thực hiện được 8.059 triệu đồng
- Đất sản xuất nông nghiệp
Trồng trọt:
Trong điều kiện thời tiết thiên nhiên không thuận lợi, diện tích canh tác
giảm do chuyển đổi mục đích xây dựng đô thị và đường giao thông. Tuy vậy
sản xuất lương thực vẫn đạt yêu cầu. Tổng diện tích canh tác năm nay vẫn giữ
nguyên như năm 2009 là 17,8 ha. Năng suất bình quân 4,2 tấn/ha.
24


Công tác cải tạo vườn tạp, tiếp tục duy trì các loại cây ăn quả có giá trị,
đồng thời vận động nhân dân trồng các loại cây phục vụ cho nhu cầu phát
triển đô thị như cây xanh, cây hoa đào, cây cảnh, cây đào tết.
(Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm
2010 phương hướng nhiệm vụ cơ bản năm 2011 phường Liên Bảo – Thành
phố Vĩnh Yên )
Chăn nuôi:
Tình hình chăn nuôi của địa phương tương đối ổn định:
-

Tổng đàn lợn


: 100 con – giảm 200 con so với cùng kỳ.

-

Tổng đàn trâu, bò: 66 con – giảm 101 con so cùng kỳ.

-

Tổng đàn gia cầm: 2500 con – giảm 500 con so cùng kỳ.
Trong công tác chăn nuôi:
Công tác chăn nuôi vẫn được duy trì thường xuyên. Tuy nhiên năm
2010 do giá cả thị trường tăng mạnh nên đã ảnh hướng đến công tác chăn
nuôi.
Để đảm bảo cho gia cầm phát triển và sức khoẻ con người, địa phương
đã chỉ đạo nghiêm việc tiêm Vacxin phòng virut H5N1 cho đàn gia cầm, vịt
đảm bảo 2 mũi theo quy định của thú y:
+ Đợt 1 là: 2500 con;
+ Đợt 2 là: 2500 con và tiến hành phun thuốc phòng dịch cho toàn bộ
các hộ chăn nuôi ở các khu dân cư trong phường.
(Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm
2010 phương hướng nhiệm vụ cơ bản năm 2011 phường Liên Bảo – Thành
phố Vĩnh Yên )
* Khu vực công nghiệp – xây dựng
Giá trị ngành CN-XD là 225,629 triệu đồng. Đạt 112 % so kế
hoạch.Tăng 36,7 % so với cùng kỳ. Có nhiều chuyển biến tích cực, tiếp tục
25



×