BÀI THẢO LUẬN XÃ HỘI HỌC QUẢN LÝ
Nhóm 4: Kiểm soát
BÀI LÀM
A. Phần Mở đầu
Trong toàn bộ quy trình quản lý,xã hội học đều tham gia
vào như một nhân tố không thể thiếu và có tính quyết định
tới hiệu quả quản lý. Xã hội học cung cấp các thông tin,các
căn cứ để thực hiện công việc quản lý từ việc lập kế
hoạch,xác định mục tiêu;tổ chức bộ máy; lãnh đạo đến việc
kiểm soát.
Lập kế hoạch
Kiểm soát
Tổ chức bộ máy
Lãnh đạo
Trong quy trình ấy xã hội học là công cụ hữu hiệu để nhà
quản lý thực hiện việc kiểm soát,đặc biệt là việc sử dụng
các phương pháp nghiên cứu xã hội học để xây dựng các
tiêu chuẩn đánh giá và thu thập thông tin để đánh giá kết
quả. Để minh chứng cho điều đó chúng ta sẽ đi sâu vào giải
quyết một vấn đề cụ thể đó là:
“ Tiến hành kiểm soát việc thực hiện công tác xóa đói
giảm nghèo trên địa bàn Huyện A gồm 20 xã (giai đoạn
2010-20150)”.
Về đối tượng nghiên cứu:
- Bộ máy thực hiện( cán bộ lãnh đạo,nhân viên, hoạt
động của bộ máy
- Các hộ nghèo( tác động dự án, thu nhập,nghề
nghiệp,….)
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học để
thu thập,xử lý những thông thông tin có liên quan nhằm đề
ra các tiêu chuẩn đánh giá cũng như thực hiện việc đánh giá
kết quả. Qua đó giúp các nhà quản lý có hướng điều chỉnh
phù hợp góp phần vào thực hiện hiệu quả công tác xóa đói
giảm nghèo trên địa bàn huyện A. Để thực hiện được nhiệm
vụ trên ta xây dựng khung lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho
việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu:
Chính sách XĐGN
của nhà nước
Ngyên nhân
nghèo :
- Thiếu vốn
- Thiếu tư
liệu sản xuất
- Do đông
người ăn theo
- Do không
biết không có
tay nghề
Điều kiện KT-XH
Đặc điểm của hộ
nghèo:
Thu nhập
Nghề nghiệp
Chi tiêu
Số nhân khẩu
Độ tuổi lao động
…….
Vai trò của địa phương trong
XĐGN
Nhu câu
XĐGN của
hộ nghèo:
- vay vốn
- việc làm
- nhà ở
- chuyên
môn,nghề
nghiệp
- cơ sở hạ
tầng sản xuất
- Trợ cấp xh
B.Phần Nội dung
1. Sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học để
xây dựng tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác xóa đói
giảm nghèo trên địa bàn huyện A
1.1 Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá về bộ máy
làm công tác xóa đó giảm nghèo ở huyện A
* Mục đích : Đề ra tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động của
bộ máy quản lý làm căn cứ để đánh giá hiệu quả của bộ
máy quản lý trong việc thực hiện công tác xóa đói giảm
nghèo ở Huyện A
* Phương pháp : chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính gồm:phân tích tài liệu,phỏng vấn sâu, thảo
luận nhóm tập trung.
* Cách thức tiến hành:
1.1.1 sử dụng phương pháp thu thập thông tin phân
tích nội dung tài liệu ( kế hoach tổ1+ Báo cáo tổ 3+ Báo
chí- dựa vào tiêu chí của các mô hình nếu có) để có căn
cứ đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của bộ máy
quản lý
* Phân tích báo cáo tổng kết hàng năm của các xã:
+ Báo cáo tổng kết của 3 xã bao gồm :1 xã có
thành tích tốt ,1 xã thực hiện chưa tốt, 1 xã thực hiện bình
thường trong công tác xóa đói giảm nghèo (báo cáo tổng
kết của năm trước khi đánh giá) để nắm bắt được những
tiêu chí đánh giá bộ máy đã được áp dụng nhằm đúc rút
kinh nghiệm và có hướng xây dựng các tiêu chí đánh giá
mới.
+Phân tích mục tiêu kế hoạch đã đưa ra ( Nhóm 1),
tài liệu tổng hợp từ nhóm 2 và nhóm 3 để có được những
thông tin về kế hoạch mục tiêu,tổ chức bộ máy phục vụ cho
việc đưa ra tiêu chí đánh giá về bộ máy thực hiện công tác
xóa đói giảm nghèo.
1.1.2 Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu .
* Đối tượng phỏng vấn:
+ Phỏng vấn cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo về
những căn cứ để xay dựng bộ tiêu chí, thành phần gồm:
- 1 đại diện cán bộ huyện (Phó chủ tịch huyện phụ trách
mảng XĐGN)
- 2 cán bộ quản lý trong bộ máy nhóm 2 thành lập
( trưởng ban và phó ban)
- 2 nhân viên thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo
trong bộ máy nhóm 2 lập ra(2 mảng khác nhau)
+ phỏng vấn các hộ nghèo trên địa bàn huyện :
phỏng vấn 5 hộ nghèo ở 5 xã trong đó có 2 xã có thành
tích XĐGN tốt,2 xã thực hiện chưa tốt, 1 xã bình thường
theo báo cáo tổng kết của huyện về công tác XĐGN năm
trước đó.
* Mục đích phỏng vấn: xem xét quan điểm, thông tin
của những người trực tiếp tham gia vào bộ máy để có định
hướng xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hoạt động của bộ máy
làm công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện A
* Nội dung phỏng vấn bao gồm :
+ Hỏi về căn cứ để xây dựng tiêu chuẩn ;
+ Hỏi cán bộ tổ chức và cán bộ lãnh đạo về tình hình
thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn(sau 1
năm, 2,5 năm,5 năm) ?
+ Hỏi về mục đích xây dựng và hoạt động của bộ máy?
+ Hỏi về các tiêu chí đánh giá bộ máy theo quan điểm
của các đối tượng....
1.2.3. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập
trung.
* mục đích: trên cơ sở các thông tin thu thập được
tiến hành thảo luận nhóm tập trung nhằm thống nhất về bộ
tiêu chí đánh giá về bộ máy làm công tác xóa đói giảm
nghèo ở huyện A
* Thành phần gồm: trưởng,phó ban trong bộ máy
nhóm 2 thành lập, đại diện cán bộ huyện(phó chủ tịch
huyện phụ trách công tác XĐGN), đại diện cán bộ các xã (
các phó chủ tịch xã phụ trách công tác XĐGN) để thống
nhất và đưa ra bộ tiêu chuẩn đánh giá bộ máy thực hiện
xóa đói giảm nghèo ở huyện A.
1.2. Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá hộ nghèo trong
thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện A
* Mục đích: Đề ra tiêu chuẩn đánh giá mức độ cải
thiện tình trạng nghèo của các hộ nghèo trên địa bàn
huyện A.
* Phương pháp: chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính gồm:phân tích tài liệu,phỏng vấn sâu, thảo luận
nhóm tập trung.
* Cách thức tiến hành:
1.2.1 Sử dụng phương pháp phân tích nội dung tài liệu
để có những thông tin nhằm xây dựng tiêu chuẩn đánh
giá các hộ nghèo
+ Phân tích báo chí nhằm có căn cứ đánh giá hộ nghèo
cũng như các tiêu chí đã được áp dụng thời gian qua.
+Phân tích báo của tỉnh, Wetside Hội nông dân Tỉnh A,
Báo của các tỉnh lân cận…. nhằm đúc rút kinh nghiệm từ
các tiêu chí đã được áp dụng trong đánh giá hộ nghèo ở
Huyện A.
+ Phân tích mục tiêu kế hoạch đã đưa ra ( Nhóm 1), tài liệu
tổng hợp từ nhóm 2 và nhóm 3 để có được những thông tin
về các hộ nghèo và những thông tin khác có liên quan trong
việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hộ nghèo.
1.2.2. Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu
* Đối tượng phỏng vấn
+ Cán bộ bộ máy( căn cứ để xây dựng tiêu chuẩn)
- 1 đại diện cán bộ huyện (Phó chủ tịch huyện phụ trách
mảng XĐGN)
- 2 cán bộ quản lý trong bộ máy nhóm 2 thành lập
( trưởng ban và phó ban)
- 2 nhân viên thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo
trong bộ máy nhóm 2 lập ra(2 mảng khác nhau)
+ Phỏng vấn các hộ nghèo trên địa bàn huyện : phỏng
vấn 5 hộ nghèo ở 5 xã trong đó có 2 xã có thành tích
XĐGN tốt,2 xã thực hiện chưa tốt, 1 xã bình thường theo
báo cáo tổng kết của huyện về công tác XĐGN năm trước
đó.
* Mục đích: Phỏng vấn các đối tượng trên nhằm có
được những thông tin khác nhau,các quan điểm đa chiều về
các tiêu chí đánh giá hộ nghèo ở huyện A.
* Nội dung phỏng vấn:
+ Hỏi về tiêu chí đánh giá hộ nghèo theo quan
điểm của các đối tượng đại diện?
+ Hỏi về căn cứ để xây dựng các tiêu chuẩn đánh
giá hộ nghèo?
+ Hỏi về các thông tin liên quan tới việc tác động
của dự án đối với các hộ nghèo?.....
1.2.3. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung
* mục đích: trên cơ sở các thông tin thu thập được tiến
hành thảo luận nhóm tập trung nhằm thống nhất về bộ tiêu
chí đánh giá về các hộ nghèo trong công tác xóa đói giảm
nghèo ở huyện A
* Thành phần gồm: trưởng,phó ban trong bộ máy
nhóm 2 thành lập, đại diện cán bộ huyện(phó chủ tịch
huyện phụ trách công tác XĐGN), đại diện cán bộ các xã (
các phó chủ tịch xã phụ trách công tác XĐGN) để thống
nhất và đưa ra bộ tiêu chuẩn đánh giá các hộ nghèo trong
công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện A.
Qua việc thực hiện mô hình nghiên cứu định tính qua
một loạt các phương pháp thu thập thông tin như phân tích
tài liệu, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung giúp cung
cấp những căn cứ cần thiết để xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh
giá kết quả thực hiện việc xóa đói giảm nghèo của chương
trình nghiên cứu.
2. Sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học để
đánh giá kết quả công tác xóa đói giảm nghèo trên địa
bàn huyện A
Đối tượng đánh giá: kế hoạch,tổ chức,cán bộ trong
công tác xóa đói giảm nghèo;cán bộ làm công tác xóa đói
giảm nghèo và các hộ nghèo.
Nhiệm vụ: thu thập,xử lý những thông tin,đanh giá
kết quả
Thời gian: đánh giá kết quả sau 1 năm, 2,5 năm thực
hiện; đánh giá kết quả của cả giai đoạn ( kế hoạch 5 năm)
2.1. Đánh giá hộ nghèo (sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng)
2.1.1.Chọn mẫu
a. Đánh giá hộ nghèo sau 1 năm thực hiện
Mục đích: chủ yếu đánh giá để kịp thời điều chỉnh những
sai sót.
* Tiến hành chọn mẫu
Bước 1: Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên phân chùm,mỗi
xã trong huyện là 1 chùm,như vậy ta sẽ có 20 chùm,chọn
ngẫu nhiên 5 chùm ( ngẫu nhiên đơn giản không hoàn lại)
để nghiên cứu, sau đó tiến hành nghiên cứu.
Bước 2: lấy danh sách hộ nghèo của 5 xã đã được chọn qua
danh sách mà xã đó đưa cho( kết hợp với phương pháp
quan sát để xác định độ tin cậy của danh sách trên)
- Tiếp tục tiến hành chọn mẫu qua phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên hệ thống lựa chọn 100 hộ của 5 xã( Mỗi xã
nghiên cứu 20 hộ).
Ví dụ xã B có 120 hộ nghèo ta tiến chọn mẫu như sau:
- Ta có khoảng cách chọn mẫu k =120/20= 6. các hộ
được đánh số từ 1 đến 120 theo số thứ tự trong danh sách
các hộ nghèo trên địa bàn xã
- Lựa chọn ngẫu nhiên 1 trong 6 hộ đầu tiên, tiếp đó cứ
cách 6 hộ lại lấy 1 hộ cho tới đủ 20 hộ điều tra thì thôi.
- Các xã còn lại cũng tiến hành tương tự
b, Đánh giá hộ nghèo sau 2,5 năm
* Mục đích: Điều chỉnh sai sót + đánh giá hiệu quả
* Chọn mẫu tương tự phương pháp trên nhưng quy mô
chọn mẫu là lớn hơn.Cụ thể là:
Bước 1: Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên phân chùm,mỗi
xã trong huyện là 1 chùm,như vậy ta sẽ có 20 chùm,chọn
ngẫu nhiên 5 chùm ( ngẫu nhiên đơn giản không hoàn lại)
để nghiên cứu, sau đó tiến hành nghiên cứu.
Bước 2: lấy danh sách hộ nghèo của 5 xã đã được chọn qua
danh sách mà xã đó đưa cho( kết hợp với phương pháp
quan sát để xác định độ tin cậy của danh sách trên)
- Tiếp tục tiến hành chọn mẫu qua phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên hệ thống lựa chọn 200 hộ của 5
xã( Mỗi xã nghiên cứu 40 hộ).
Ví dụ xã B có 120 hộ nghèo ta tiến chọn mẫu như sau:
- Giữ nguyên danh sách 20 hộ đã được nghiên cứu.Tiến
hành chọn mẫu bổ sung để lấy thêm 20 hộ trong tổng số
100 hộ còn lại.
- Dựa trên danh sách và cách chọn mẫu trong giai đoạn
nghiên cứu 1 năm ta chọn bổ sung 20 hộ bằng cách cứ cách
2 hộ được lựa chọn nghiên cứu lần trước(về đằng trước) ta
lấy 1 hộ bổ sung.Lấy đủ 20 hộ bổ sung thì thôi.
- Các xã còn lại cũng tiến hành tương tự
c, Đánh giá tổng kết cả giai đoạn 5 năm
* Mục đích: chủ yếu đánh giá hiệu quả
* Chọn mẫu tương tự như đánh giá 2,5 năm nhưng ta
lấy số mẫu lớn hơn)
Bước 1: Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên phân chùm,mỗi
xã trong huyện là 1 chùm,như vậy ta sẽ có 20 chùm,chọn
ngẫu nhiên 5 chùm ( ngẫu nhiên đơn giản không hoàn lại)
để nghiên cứu, sau đó tiến hành nghiên cứu.
Bước 2: lấy danh sách hộ nghèo của 5 xã đã được chọn qua
danh sách mà xã đó đưa cho( kết hợp với phương pháp
quan sát để xác định độ tin cậy của danh sách trên)
- Tiếp tục tiến hành chọn mẫu qua phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên hệ thống lựa chọn 400 hộ của 5
xã( Mỗi xã nghiên cứu 80 hộ).
Ví dụ xã B có 120 hộ nghèo ta tiến chọn mẫu như sau:
- Giữ nguyên danh sách 40 hộ đã được nghiên cứu.Tiến
hành chọn mẫu bổ sung để lấy thêm 40 hộ trong tổng số 80
hộ còn lại.
- Dựa trên danh sách và cách chọn mẫu trong giai đoạn
nghiên cứu 2,5 năm ta chọn bổ sung 40 hộ bằng cách cứ
cách 1 hộ được lựa chọn nghiên cứu lần trước(về đằng
trước) ta lấy 1 hộ bổ sung.Lấy đủ 40 hộ bổ sung thì thôi.
- Các xã còn lại cũng tiến hành tương tự
2.1.2. Sử dụng bảng hỏi anket
Dựa trên số mẫu đã chọn ta tiến hành phát bảng hỏi cho
các hộ nghèo để thu thập thông tin theo các giai đoạn đã
xác định(1 năm, 2,5 năm và 5 năm)
Có thể sử dụng một số câu hỏi như :
1. Hiệu quả của dự án mang lại như thế nào?
a. Rất hiệu quả
b. Hiệu quả .
c. Không hiệu quả.
2. Gia đình anh( chị ) đã nhận được sự giúp đỡ về vấn đề
gì?
a. Được vay vốn
b. Được học nghề
c. Hình thức khác(….)
3. Thu nhập của gia đình anh chị so với trước khi được
hỗ trợ như thế nào?
a. Cao hơn
b. Bằng
c. Thấp hơn
………….
2.1.3 Sử dụng phương pháp phân tích số liệu thống kê
Căn cứ vào báo cáo thống kê về số hộ nghèo, căn cứ
báo cáo tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn nghiên
cứu của địa phương, căn cứ vào kế hoạch, mục tiêu đã đưa
ra,căn cứ vào các báo cáo xóa đói giảm nghèo trên địa bàn
qua một giai đoạn nhất định từ đó phân loại thông tin theo
những tiêu chí đánh giá cụ thể.
- Thời gian:
+ Đúng thời hạn kế hoạch đề ra hay không ?
+ Kết quả qua từng năm thực hiện như thế nào ?
- Số lượng:
+ Tổng số hộ nghèo
+ Số hộ thoát nghèo
+ Số hộ cận nghèo
+ Số hộ tái nghèo
- Chất lượng:
+ Hộ có thu nhập ổn định.
+ Thu nhập bình quân/người/hộ.
+ Chất lượng cuộc sống từng hộ
+ Hiệu quả phân phối kinh phí như thế nào
+ Tác động tới tình hình kinh tế tại địa phương
+ Tạo ra việc làm ổn định cho các hộ…
- Chi phí: Sử dụng nguồn ngân sách có hợp lý,hiệu quả
không?
c, Ngoài 2 phương pháp cơ bản trên có thể sử dụng các
phương pháp khác như quan sát có tiêu chuẩn hóa hoặc
phỏng vấn có tiêu chuẩn hóa tuy nhiên quy mô mẫu lựa
chọn có thể nhỏ hơn( có thể nghiên cứu 5 xã, mỗi xã 5 hộ
qua phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống như trên).
Qua các phương pháp thu thập thông tin trên chúng ta
có thể đưa ra những đánh giá về tình hình các hộ nghèo sau
khi thực hiện công tác XDDGN ở Huyện A trong 1 năm,
2,5 năm và cả giai đoạn 5 năm.
2.2. Đánh giá bộ máy làm công tác xóa đói giảm nghèo
(Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính)
Tương tự như đánh giá đối với hộ nghèo chúng ta đánh
giá bộ máy làm công tác XĐGN theo từng giai đoạn 1 năm,
2,5 năm và 5 năm.
2.2.1 Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích kế hoạch, mục tiêu đưa ra( nhóm 1); phân tích
báo cáo thực hiện xóa đói giảm nghèo qua các năm trên địa
bàn huyện; phân tích các tài liệu tổng hợp từ nhóm 2 và
nhóm 3 nhằm thu thập, tập hợp thông tin về:
- Những công việc mà các cán bộ đã thực hiện theo kế
hoạch ;
- Sự phân công phân nhiệm ;
- Hiệu quả của công tác lãnh đạo quản lý bộ máy;
- Năng lực và thái độ làm việc của cán bộ làm công tác xóa
đói giảm nghèo.
2.2.2 sử dụng phương pháp quan sát( Không TCH)
Quan sát việc thực hiện công việc của cán bộ làm công tác
xóa đói giảm nghèo:quan sát thái độ làm việc,hiệu quả
công việc,việc phân công phân nhiệm....từ đó đưa ra đánh
giá về đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo.
2.2.3 Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu
* Đối tượng:2 cán bộ quản lý trong bộ máy làm công tác
xóa đói giảm nghèo( trưởng và phó ban) ,3 nhân viên làm
công tác xóa đói giảm nghèo, phỏng vấn 3 đại diện lãnh
đạo địa phương của 3 xã ( xã có kết quả tốt,không tốt và
bình thường), phỏng vấn 5 hộ nghèo theo phương pháp
chọn mẫu thuận tiện( 5 hộ gần nhất khi đến nghiên cứu)
- Nội dung phỏng vấn
+ Số lượng cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo?
+ Số lượng cán bộ qua đào tạo, có kinh nghiệm ?
+ Khả năng giao tiếp?
+ Các cán bộ làm công tác thực hiện xóa đói giảm nghèo đã
thực hiện được những gì ?
+ Có thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ không ?
+ Thái độ làm việc như thế nào ?
+ Năng lực như thế nào ?
+ bộ máy thực hiện hiệu quả hay không ?
Ngoài việc sử dụng phương pháp định tính chúng ta
cũng có thể sử dụng bảng hỏi anket đối với cán bộ và nhân
viên trong bộ máy.