Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bản chất pháp lý của hoạt động đấu giá hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.85 KB, 3 trang )

Bản chất pháp lý của hoạt động đấu giá hàng hóa
Trên thị trường, quan hệ cung cầu về các loại hàng hóa, dịch vụ ít khi ở trạng thái
cân bằng mà nó luôn diễn biến rất phức tạp. Khi cung vượt quá cầu thì thị trường
dành cho người mua quyền lựa chọn (đấu thầu), còn khi cầu lớn hơn cung thì thị
trường thuộc về người bán và người bán được quyền lựa chọn người mua (đấu giá).
Khác với đấu thầu, đấu giá hàng hóa lại là hình thức công khai để chọn người mua.
Cho nên, trong quá trình đấu giá người mua tham gia phải trả giá theo một thủ tục
nhất định, người trả giá cao nhất (ít nhất phải bằng giá khởi điểm) là người được
mua tài sản bán đấu giá.
Đấu giá hàng hoá được quy định trong pháp luật Việt Nam tại điều 185 - 213 Luật
Thương mại 2005, Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định của Chính phủ số 05/NĐ-CP
ngày 18/1/2005 về bán đấu giá tài sản.
Như vậy, đấu giá hàng hoá hay đấu giá tài sản trên phương diện khoa học pháp lý là
toàn bộ các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa
các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh tế khác trong quá trình
thực hiện các chức năng kinh tế của nhà nước. Mặt khác, đấu giá hàng hoá cũng là
phương thức bán hàng đặc biệt, trong đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
người có thẩm quyền tham gia thực hiện theo một trình tự thủ tục nhất định.
Hoạt động đấu giá tài sản được thực hiện theo một trình tự, thủ tục đơn giản hơn
nhiều so với hoạt động đấu thầu, bởi vì thủ tục bán đấu giá về cơ bản là nhằm tìm ra
người mua trả giá cao nhất so với giá khởi điểm, nên cần tiến hành các bước chuẩn
bị cần thiết, nhằm bảo đảm tính công khai của cuộc đấu giá.
Đấu giá hàng hóa là một hành vi pháp lý, do sự khác nhau về chủ thể, mục đích mà
đấu giá có thể là một hành vi dân sự thông thường hoặc một hoạt động thương mại


độc lập của thương nhân. Đối tượng là hàng hóa thương mại được phép lưu thông.
Quan hệ đấu giá được xác lập dưới những hình thức pháp lý nhất định.
Bên cạnh đó, đấu giá hàng hóa có những nét đặc thù so với các hoạt động thương
mại khác như:
Một là, đấu giá hàng hóa là hoạt động bán hàng (có thể) thông qua trung gian. Quan


hệ đặc trưng của đấu giá hàng hóa là:
Người mua.↔ người bán đấu giá ↔Người bán tài sản
- Bên bán là chủ sở hữu hàng hóa hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền hoặc là
người có trách nhiệm lợi ích liên quan đến hàng hóa bán đấu giá như người cầm cố,
thế chấp (Bộ luật dân sự)…
- Người làm dịch vụ bán đấu giá là những tổ chức được người bán hàng hóa ủy
quyền tiến hành việc bán đấu giá.
- Bên mua là những tổ chức cá nhân có nhu cầu mua bán hàng hóa và đáp ứng các
điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia trả giá.
Hai là, đối tượng của bán đấu giá có thể là những hàng hóa thương mại thông
thường. Tuy vậy, hầu hết chỉ những hàng hóa có đặc thù về giá trị cũng như giá trị
sử dụng mới thường được cân nhắc để lựa chọn bán theo phương thức đấu giá. Vì
rất khó xác định giá trị thực của những hàng hóa này nên người bán chỉ đưa ra mức
giá khởi điểm cho người mua tham khảo, còn giá bán thực tế do những người tham
dự cuộc bán đấu giá xác định trên cơ sở có sự cạnh tranh. Giá bán thực tế có thể cao
hhơn hoặc thấp hơn giá mà người bán đưa ra ban đầu.


Ba là, hình thức pháp lý của quan hệ bán đấu giá có thể được thiết lập dưới một
dạng rất đặc biệt là hợp đồng ủy quyền bán đấu giá và văn bản bán đấu giá hàng
hóa.
- Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá được xác lập giữa người bán hàng và người làm
dịch vụ đấu giá, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy
quyền bán đấu giá hàng hóa.
- Văn bản bán đấu giá hàng hóa là hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập giữa
các bên liên quan (người bán, người mua, tổ chức bán đấu giá), là cơ sở pháp lý để
xác lập quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa đồng thời là
căn cứ xác lập quyền sở hữu của người mua hàng đối với hàng hóa bán đấu giá.
Bán đấu giá hàng hóa mang lại lợi ích cho cả người bán và người mua, tạo cơ hội
bình đẳng cho những người mua cùng tham gia trả giá qua đó xác định được mức

giá cạnh tranh có lợi nhất cho người bán hàng. Qua đó hàng hóa sẽ đến tay những
người mua có tiềm năng và hiểu đúng giá trị của chúng nhất.
Hiểu được chính xác, đầy đủ về quy chế đấu giá hàng hoá trong điều kiện hiện nay,
sẽ tạo cho các nhà quản lý nói chung, các chủ thể tham gia quá trình đấu giá nói
riêng những căn cứ, nền tảng trong quá trình quyết tâm thực hiện làm lành mạnh
hoá các quan hệ xã hội trong lĩnh vực thương mại của Nhà nước, đồng thời thu hút
và tạo ra nhiều nguồn vốn. Có một thị trường bán đấu giá chuyên nghiệp sẽ là động
lực tốt thúc đẩy quan hệ trao đổi thương mại phát triển mạnh mẽ.



×