Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH LONG AN. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.93 KB, 21 trang )

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS2)
KHOA QUẢN LÍ NGUỒN NHÂN LỰC
---------*****---------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN NGUỒN NHÂN LỰC

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN TỈNH LONG AN. THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP.
LỚP: Đ14NL4
SINH VIÊN THỰC HIỆN: HỒ HOÀNG MINH CHÂU
SỐ BÁO DANH: 34
MSSV: 1453404041035
GVBM: ThS. ĐOÀN THỊ THỦY

TP HCM, NGÀY 23 THÁNG 06 NĂM 2016


Phần Mở Đầu
Việt Nam là quốc gia có truyền thống nông nghiệp lâu đời, nông thôn hiện nay chiếm
hơn 70% lao động xã hội và đây là nguồn lao động dồi dào, đầy tiềm năng cho sự phát
triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành cơng q trình cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước. Việc nâng cao năng lực cho lao động nông thôn sẽ giúp cho họ có nhiều
việc làm hơn, cải thiện thu nhập và đời sống.
Long An là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm của phía nam, là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của đồng bằng sông Cửu
Long. Tuy nhiên thách thức lớn nhất là lực lượng lao động nông thôn tuy đông nhưng
nhưng chất lượng cịn thấp nên việc tìm việc làm cịn khó khăn và thu nhập cịn thấp
khơng đảm bảo tốt cho đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đặc biệt là


lao động nơng thơn.Q trình đơ thị hóa cùng với sự hình thành các khu cơng nghiệp
diễn ra nhanh chóng trên địa bàn tỉnh Long An đã góp phần quan trọng cho sự tăng
trưởng và phát triển của tỉnh. Quá trình chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm cho lao
động nơng thơn cịn nhiều khó khăn bởi họ khơng có trình độ và tay nghề chưa cao, đa
số lao động còn lạ lẫm với những máy móc, cơng nghệ mới trong thời đại cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa ngày nay. Trong thời gian vừa qua, công tácđào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại tỉnh Long An đã đạt được những kết quả đáng kích lệ, bên cạnh đó
vẫn cịn nhiều bất cập khó khăn. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đào
tạo nghề cho lao động nông thôn, em xin chọn đề tài" Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tại tỉnh Long An. Thực trạng và giải pháp" cho bài tiểu luận của mình.
Mục tiêu nghiên cứu:


Hệ thống các vấn đề chung vềđào tạo nghề cho nguồn lao động nơng thơn ở




tỉnh Long An.
Đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Long An.
Đưa ra giải pháp nhằm định hướng cho sự phát triển của việc đào tạo nghề cho
lao động nông thôn tại tỉnh Long An.


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Thực trạng về qui mô lao động tỉnh Long An


Bảng 2.2. Tỷ lệ gia tăng dân số

Bảng 2.3. Thực trạng về trình độ học vấn của lao động nông thôn tỉnh
Long An


Phần Nội Dung

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TẠI TỈNH LONG AN
1.1. Những vấn đề về lao động nông thôn.
1.1.1. Khái niệm về lao động, lực lượng lao động, lao động nông thôn, đào tạo
nghề cho lao động nông thôn.
Lao động là sự tiêu dùng sức lao động của các đối tượng lao động trong hiện thực.
Sức lao động là yếu tố tích cực nhất, họat động nhiều nhất để tạo ra sản phẩm. Lao
động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm
phục vụ cho các nhu cầu đời sống xã hội. Thực chất là sự vận động của sức lao động
trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động chính là q trình kết hợp
của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của
con người. Có thể nói lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người,
là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nguồn lao động là bộ phận dân cư gồm những người trong độ tuổi lao động (không kể
những người mất khả năng lao động) và những người ngoài tuổi lao động nhưng thực
tế có tham gia lao động. Nguồn lao động bao gồm toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở
lên đang có việc làm hoặc khơng có việc làm nhưng có nhu cầu việc làm.
Lực lượng lao động nơng thơn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở nơng
thơn, những vùng kinh tế cịn gặp khó khăn ở nước ta trong độ tuổi lao động theo qui
định của pháp luật ( nam từ 16-60 tuổi, nữ từ 16-55 tuổi) có khả năng lao động. Lao

động nơng thôn là những người thuộc lực lượng lao động và họat động trong hệ thống
kinh tế ở khu vực nông thơn.
Đào tạo nghề: là tạo cho cá nhân có kĩ năng làm được những việc cụ thể, tạo ra được
những sản phẩm hàng hóa có chất lượng cải tiến. Đào tạo nghề cũng bắt nguồn từ
những kiến thức cơ bản rồi mới tiếp tục đào tạo kiến thức, kỹ năng, thái độ cho một
nghề nghiệp cụ thể.
5


Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hoạt động dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề,
lớp dạy nghề nhằm truyền đạt kiến thức về lý thuyết và kỹ năng thực hành cho người
học nghề là lao động nơng thơn, để người học có được trình độ, kỹ năng, kỹ xảo và đạt
được những kỹ năng nhất định của một nghề hoặc nhiều nghề đáp ứng yêu cầu việc
làm của thị trường lao động. Đào tạo nghề bao gồm đào tạo nghề mới, đào tạo nghề bổ
sung và đào tạo lại nghề.
1.1.2.Đặc điểm của đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Đặc điểm của lao động nông thôn ở nước ta là cần cù, chịu khó, sẵn sàng tiếp thu kiến
thức mới để cải tạo điều kiện lao động, giúp ích cho hoạt động của mình.Tuy nhiên
một trong những nhược điểm của lao động nông thôn nước ta là do tập quán làm việc
theo cảm tính dẫn đến người lao động khơng có định hướng nghề nghiệp rõ ràng nếu
như khơng có sự tư vấn chi tiết của cơ quan chun mơn và của những người có kinh
nghiệm. Ngồi ra thiếu việc làm, khơng tìm được việc làm, phần lớn chưa có nghề và
chưa được đào tạo nghề là những đặc trưng cơ bản của lao động nông thơn. Lao động
nơng thơn nước ta vẫn cịn mang tính thời vụ, tăng nhanh về số lượng nhưng chất
lượng chưa cao. Chính những đặc điểm này của người lao động càng làm cho vai trò
củađào tạo nghề càng trở nên quan trọng, quyết định sự thành công trong việc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2. Ý nghĩa đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn có tầm quan trọng đặc biệt, có vai trò quan trọng
đối với phát triển nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho

người lao động, giảm nghèo góp phần phát triển đất nước. Trong thời buổi cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay đào tạo nghề đã giúp nước ta hạn chế được tình
trạng lãng phí sức lao động đặc biệt là lao động nơng thơn. Ngồi ra, khi lao động
nơng thơn được sử dụng có hiệu quả thì nền kinh tế sẽ phát triển nhanh và bền vững
hơn, tránh những hệ quả kéo theo là thu nhập của lao động nông thơn thấp gây mất ổn
định xã hội. Vì vậy đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động
nông thôn là yêu cầu cấp bách cho quá trình đổi mới đất nước.

6


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TỈNH LONG AN
2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội và thực trạng lao động nông thôn tại
tỉnh Long An.
2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội tác động đến tình hình đào tạo nghề
cho lao động nông thôn tại tỉnh Long An.
-

Tỉnh Long An thuộc khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long, phía Đơng giáp
với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp với tỉnh Svay
Rieng, Vương Quốc Campuchia, phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp và phía
Nam giáp với tỉnh Tiền Giang. Sở hữu vị trí địa lý khá đặc biệt bên cạnh đó cịn
thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Long An được xác định là vùng kinh
tế động lực có vai trị đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
Việt Nam.Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố,
1 thị xã và 13 huyện. Trong đó có với 191 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có
15 thị trấn, 14 phường và 162 xã.Tính đến năm 2014, diện tích tự nhiên tồn
tỉnh Long An là 4495.0km² , dân số trung bình 1.477.300 người, mật độ dân số

đạt 329 người/km².

-

Tăng trưởng kinh tế cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đã tác động đến sự phát triển đội ngũ qua đào tạo của tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2014 đạt 11% thấp hơn kế hoạch
0,5%: nông, lâm, thủy sản tăng 3,1% (trong đó nơng nghiệp tăng 3,2%, lâm
nghiệp tăng 0,1%, thủy sản tăng 3,5%), công nghiệp, xây dựng tăng 14,7%
(trong đó cơng nghiệp tăng 15,4%, xây dựng tăng 9,1%), thương mại - dịch vụ
tăng 11,8% ( trong đó thương mại tăng 11,7%, dịch vụ tăng 11,8%).

2.1.2. Thực trạng về lực lượng lao động nông thôn tại tỉnh Long An.
Làm nông là nghề tạo ra kế sinh nhai của người dân Việt Nam nói chung và người dân
đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng. Tuy là nghề một nắng hai sương nhưng nó là
7


nguồn thu nhập chính tạo cái ăn cái mặc cho người dân nên cho đến tận bây giờ người
dân vẫn bám đất, bám ruộng để sống. Theo thống kê 2010, tồn tỉnh Long An có
khoảng 854,4 ngàn người trong độ tuổi lao động và tỷ lê lao động từ 15 tuổi trở lên
đang làm việc so với tổng dân số địa phương cũng tăng dần qua các năm.
-

Thực trạng về qui mô lao động tỉnh Long An.

Trong khoảng thời gian từ 1977-2010, tỉnh Long An chỉ tập trung vào việc làm nông
đơn thuần, khiến thu nhập của người lao động không cao, mức sống không ổn định mà
phải dãi nắng dầm sương. Điều này khiến cho các thế hệ trẻ phải tìm đến các thành
phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh để phát triển bản thân. Ngày nay, qui mơ lao

động nơng thơn của tỉnh Long An đã có những bước tiến lớn với sự đầu tư khoa học
và kĩ thuật cũng như thu hút các nhà đầu tư tạo ra các khu công nghiệp.
Bảng 2.1.Thực trạng về qui mơ lao động tỉnh Long An.
Dân số trung bình
Dân số thành thị trung bình
Dân số nơng thơn trung bình
Tổng lực lượng lao động

2010
2011
2012
2013
2014
1442,8
1449,9
1460,3
1469,9
1477,3
254,6
258,1
260,7
265,0
266,3
1188,2
1191,9
1199,7
1204,9
1211,0
855,4
841,7

894,2
898,1
890,9
Đơn vị tính: nghìn người

Nguồn: Niên giám thống kê 2014- Tổng cục thống kê

Tuy nhiên, do một số điều kiện về kinh tế- xã hội là tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của
tỉnh Long An thấp, bên cạnh đó tỷ suất xuất cư lại cao hơn tỷ suất nhập cư nên phần
nào đã ảnh hưởng đến nguồn lao động hiện tại và tương lai của địa phương. Dân cư
xuất cư nhiều vì phần lớn các khu công nghiệp và làng nghề vẫn chưa đáp ứng đầy đủ
việc làm cũng như không cải thiện được đời sống vật chất, tinh thần của người lao
động, ngoài ra vẫn chưa có những chính sách hợp lý nhằm thu hút lực lượng lao động
của địa phương.

Bảng 2.2.Tỷ lệ gia tăng dân số năm 2014
Đơn vị tính: %

8


2010

2011

2012

2013

2014


Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh
Long An

8,5

8,3

9,6

8,3

6,9

Tỷ suất nhập cư của tỉnh Long An

5,5

3,8

4,7

4,7

6,2

Tỷ suất xuất cư của tỉnh Long An

9,0


7,7

7,5

6,8

8,8

Nguồn: Niên giám thống kê 2014- Tổng cục thống kê
-

Thực trạng về trình độ học vấn của lao động nông thôn tỉnh Long An

Theo thống kê năm2004, trình độ học vấn của lao động nơng thơn tỉnh Long An đạt
35%, đa số lúc này dân trí cịn thấp, chưa biết áp dụng khoa học cơng nghệ vào cơng
tác sản xuất.Trình độ học vấn của lao động tỉnh Long An chưa cao nhưng vẫn tăng qua
các năm, đặc biệt số lao động đã qua đào tạo vẫn cịn thấp vì vậy dẫn đến tình trạng
lực lượng lao động đang làm việc vẫn còn rất thấp.
Bảng 2.3.Thực trạng về trình độ học vấn của lao động nơng thơn tỉnh
Long An
Đơn vị tính: %

2010
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ

2011

2012

2013


2014

94,9

95,2

95

95,2

95,6

Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc

57

56,7

60,3

60,4

59,3

Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc đã qua đào tạo

9,7


8,5

9,5

11,4

10,9

Nguồn: Niên giám thống kê 2014- Tổng cục thống kê

Từ bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng tuy tỷ lệ lao động biết chữ là khá cao
nhưng tỷ lệ lao động đang làm việc lại ở mức trung bình và tỷ lệ lao động đang làm
việc đã qua đào tạo là rất thấp. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Long An.
-

Thực trạng về trình độ chuyên môn kĩ thuật lao động nông thôn tỉnh Long An.

Thống kê 2006, người lao động đạt trình độ chuyên mơn tỉnh Long An khoảng
19.79%, trình độ dân trí trong khoảng thời gian này cũng chưa cao, cách thức lao động
hầu hết mang tính tự phát, đúc kết kinh nghiệm và theo hình thức cha truyền con nối là
9


chủ yếu. Từ năm 2010 cho đến nay, nhờ thực hiện các chính sách của nhà nước mà
trình độ chun môn của người dân đạt mức 60%, tăng rất nhiều so với trước đây. Các
bạn trẻ đã khơng cịn bỏ quê đi vào các thành phố lớn lập nghiệp như trước mà áp
dụng những kiến thức đã học trên giảng đường giúp người dân áp dụng đúng cách các
công cụ máy móc. Ngồi ra người lao động cũng đã tích cực hơn trong việc học nghề

và trau dồi kiến thức để cải thiện trình độ chun mơn kĩ thuật của mình góp phần
nâng cao mức sống cho bản thân và gia đình.
2.2. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Long An.
2.2.1. Thực trạng nhu cầu lao động qua đào tạo nghề tại tỉnh Long An.
-

Tận dụng các lợi thế sẵn có của tỉnh Long An về mặt địa điểm và lực lượng lao
động sẵn có, các nhà đầu tư đã xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn, các
khu cơng nghiệp đó đã dễ dàng thu hút nguồn lao động dồi dào từ các khu vực
đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh tập trung tại tỉnh Long
An. Ngồi ra, khi chuyển đổi các khu nông nghiệp sang công nghiệp đồng thời
với việc hiện đại hóa nghành nơng nghiệp đã tạo ra một lượng lớn lao động dư
thừa và lực lượng này chuyển sang làm việc tại các khu công nghiệp. Tuy
nhiên, vì q trình cơng ngiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra một cách nhanh chóng
khiến cho các khu cơng nghiệp tuy cần một lượng lớn người lao động nhưng lại
khơng có đủ lao động đạt u cầu. Vì vậy, thiếu hụt lao động qua đào tạo nghề
một cách đang là một mối lo chung của các doanh nghiệp.Việc gia tăng các khu
công nghiệp cũng làm cho nhu cầu lao động tăng lên nhanh chóng, ngồi ra các
làng nghề cũng là nơi thu hút nhiều lực lượng lao động. Cầu lao động qua đào
tạo nghề của các làng nghề cũng tăng lên nhanh chóng, cho đến năm 2012 tỉnh
Long An có hơn 15 làng nghề và cụm làng nghề truyền thống để tạo công ăn

-

việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Nhu cầu qua đào tạo nghề của các lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ nông
nghiệp: Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An năm 2014: Tổng sản
phầm (GDP) của ngành nông - lâm- ngư nghiệp năm 2014 đạt 4.609.375 triệu
đồng( tăng 3,1% so với năm 2013 là 4.470.457 triệu đồng), giải quyết cho hàng
ngàn lao động có thu nhập ổn định.Thực trạng hiện nay lao động nông thôn qua

đào tạo nghề ở lĩnh vực nông nghiệp là rất thấp, chủ yếu là tự học hỏi và đúc
10


kết kinh nghiệm bản thân, lao động được đào tạo qua trường lớp là rất thấp.
Chính vì vậy mà nhu cầu lao động qua đào tạo nghề của ngành nông nghiệp là
rất cao.
2.2.2. Hình thức và chương trình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tại tỉnh
Long An.
-

Hình thức đào tạo chủ yếu vẫn là các hình thức nghề đào tạo nghề ở trình độ
nghề sơ cấp và dạy nghề thường xuyên bao gồm cả loại được nhà nước hỗ trợ
và tự chủ học phí học nghề. Tuy nhiên, đối tượng lao động được đào tạo ở trình
độ trung cấp nghề đã có tín hiệu gia tăng, cịn lại vẫn phải học nghề theo hình

-

thức vừa học vừa làm.
Tình hình thực hiện chương trình đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề địa
bàn tỉnh Long An vẫn đang thực hiện các chương trình tự biên soạn( đối với
đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên) và biên soạn chương
trình theo hướng dẫn của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội (đối với đào
tạo nghề trình độ Trung cấp nghề trở lên), thời gian đào tạo của chương trình
chủ yếu là trong khoảng từ 1-12 tháng, số còn lại tham gia trong các khóa đào
tạo theo chương trình trên 12 tháng. Tình hình tổ chức các chương trình các
hình thức đào tạo và thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nơng
thơn tỉnh Long An đã có sự gắn kết giữa cơ quan hỗ trợ chương trình đào tạo









nghề, các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp.
Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn có thể phân thành 3 loại:
Theo trình độ đào tạo nghề: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
Theo thời gian đào tạo nghề: ngắn hạn và dài hạn.
Theo hình thứcđào tạo nghề: chính quy và thường xuyên.
Các hình thức đào tạo nghề:
Kèm cặp trong sản xuất
Mở các lớp cạnh doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
Đào tạo tại các trường chính quy

2.2.3. Tình hình đào tạo và kết quả đào tạo tại tỉnh Long An.
-

Tình hình đào tạo nghề trong các doanh nghiệp

Do yêu cầu cần một số lượng lao động có tay nghề làm việc tại các cơ sở sản xuất và
doanh nghiệp, mà thị trường lao động lại không thể đáp ứng đủ nhu cầu nên đa số các
doanh nghiệp lựa chọn hình thức tự tuyển dụng lao động phổ thơng vào kèm nghề, đào
11


tạo nghề rồi sử dụng. Theo thống kê năm 2014 tồn tỉnh Long An có 890.900 người
trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao động phần lớn được đào tạo tại chỗở các trường,
trung tâm dạy nghề cung cấp thường xuyên cho các doanh nghiệp hằng năm.

-

Tình hình đào tạo nghề trong các cơ sở dạy nghề và trường nghề.

Theo số liệu thống kê của tỉnh Long An, đến năm 2014 tồn tỉnh có 41cơ sở dạy nghề
(26 cơ sở cơng lập chiếm 63%, 15 cơ sở ngồi cơng lập chiếm 37%) gồm 3 trường cao
đẳng nghề, 6 trường trung cấp nghề, 7 trung tâm dạy nghề, 19 đơn vị cơng lập, 5
doanh nghiệp và 1 hợp tác xã có tham gia dạy nghề. Có 4 trường được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chọn hỗ trợ đầu tư nghề trọng điểm với 11 nghề (2 nghề cấp
độ quốc tế, 2 nghề cấp độ khu vực, 7 nghề cấp độ quốc gia) từ nguồn kinh phí Chương
trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015. Các cơ sở này đã cung ứng cho tỉnh
Long An một số lượng tương đối lao động qua đào tạo nghề. Ngồi ra cịn có một vài
cơ sở đăng ký tham gia dạy nghề như mơ hình may của cơ sở Đức Ngọc, mơ hình đan
giỏ nhựa của cơ sở Anh Hậu.
2.2.4. Đánh giá kết quả đào tạo
-

Kết quả đánh giá giai đoạn 2010-2014 cho thấy các tiêu chí ở mức độ trung
bình, Long An đã tổ chức dạy nghề cho 31.372 lao động nơng thơn (13979 lao
động nữ), trong đó dạy nghề nơng nghiệp chiếm 20.810 lao động ( chiếm
66,45%) và dạy nghề phi nông nghiệp cho10.526 người ( chiếm 33,55%). Số
người lao động sau khi học nghềđược giới thiệu việc làm và tìm được việc làm
đạt trên 86,68%. Tỷ lệ lao động nơng thơn có việc làm sau khi học nghề hằng

-

năm đạt trên 70%.
Riêng năm 2014,tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính
sách Đề án 1956 là 5.852 lao động ( 2.336 nữ), trong đó lao động nông học
nghề phi nông nghiệp là 1.751 người chiếm 29,92%, lao động học nghề phi
nông nghiệp 4.101 người ( chiếm 70,08%). Số lao động học nghề xong là 5.675

người, số lao động nơng thơn có việc làm sau học nghề là 5.158 người ( được
tuyển dụng ngay sau khi học nghề là 233 người, được bao tiêu sản phẩm 1.052
người, tự tạo việc làm bằng hình thức ni trồng tăng năng suất cây trồng, vật

12


ni hoạc tự tạo việc làm có thu nhập cao là 3.799 người), số lao động học nghề
-

thuộc hộ thoát nghèo là 91 người và trở thành hộ khá là 442 lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ như trên, cơng tác dạy nghề
cho lao động nơng thơn vẫn cịn tồn tại những hạn chế như: một số bộ phận
nhân dân và thanh niên chưa ý thức đầy đủ về tầm quan trọng trong công tác
dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho cuộc sống của
bản thân và gia đình nên chưa tích cực tham gia học nghề. Vì vậy, tỷ lệ học
nghề của lao động nông thôn của tỉnh vẫn chưa cao và đời sống người dân cịn
nhiều khó khăn.

2.3. Chính sách đào tạo nghề, việc làm của nhà nước và một số yêu cầu của lao
động nông thôn đối với cơng tác đào tạo nghề
2.3.1. Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo cho lao động
nông thôn của tỉnh Long An.
Quyết định số 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án " Đào
tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" đã đưa ra những mục tiêu rõ ràng cụ
thể nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nơng thơn; góp phần chuyển dịch
cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế của đất nước. Dựa theo Quyết định 1956 tỉnh Long
An đã thành lập Ban chỉ đạo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020. Căn cứ vào chỉ đạo của ban chỉ đạo cấp tỉnh và nhu cầu đăng ký đào tạo nghề
cho lao động nơng thơn, các phịng ban sẽ tổng hợp và lập danh sách về nghề, số lượng

lao động cần đào tạo, dự kiến kinh phí đào tạo và phương án giải quyến việc làm sau
đào tạo, hiệu quả học nghề. Đòng thời huy độngcác cơ sở dạy nghề, các đơn vị doanh
nghiệp, các hợp tác xã đăng ký dạy nghề. Bên cạnh đó, Sở Lao Động- Thương Binh và
Xã Hội tỉnh còn phối hợp với các cơ sở dạy nghề xây dựng chương trình đào tạo, điều
chỉnh các chương trình dạy nghề và thời gian đào tạo phù hợp với nhu cầu của người
học, theo từng đối tượng lĩnh vực nghề nghiệp. Tỉnh còn chú trọng đến việc phát triển
những ngành nghề có thế mạnh và truyền thống của địa phương nhằm tạo việc làm sau
đào tạo.

13


2.3.2. Một số yêu cầu của lao động nông thôn đối với việc đào tạo nghề.
-

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, người lao
động nước ta đặc biệt là lao động nông thôn đứng trước nhiều khó khăn, thách
thức, địi hỏi phải áp dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào trong sản
xuất và lao động. Để thực hiện được việc đó cần tăng cường đào tạo nghề cho
nơng dân và lao động nơng thơn. Hiểu được những u cầu đó, Đảng và Nhà
nước ta đã ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích việc đào tạo
nghề cho nơng dân và lao động nơng thơn. Những chính sách đó phần nào đã
đáp ứng được yêu cầu của lao động nông thôn đối với việc đào tạo nghề. Các

yêu cầu tiêu biểu của lao động nông thôn đối với việc đào tạo nghề:
• Thứ nhất: Yêu cầu về hỗ trợ học phí. Vì phần lớn lao động nơng thơn chưa qua
đào tạo nghề vẫn chưa có thu nhập ổn định nên đời sống vật chất và tinh thần
còn nhiều hạn chế nên việc bỏ ra một số lượng học phí khá lớn để học nghề
khơng phải là lựa chọn của hầu hết người lao động đang thấp nghiệp và những
bạn trẻ sắp bước vào độ tuổi lao động. Vậy nên việc hỗ trợ học phí chính là yêu

cầu hàng đầu của lao động nông thôn đối với việc đào tạo nghề.
• Thứ hai: u cầu về thơng tin. Việc bỏ qua những chi phí cơ hội khác đểđi học
nghề, được đào tạo nghề cũng phần nào gây ảnh hưởng đến đời sống của người
lao động nên việc tìm hiểu về thông tin ngành nghề được đào tạo sẽ là yêu cầu
tất yếu thứ hai của họ. Những người lao động trước khi bước vào quá trình đào
tạo nghề hay đang trong quá trình đào tạo nghề đều quan tâm đến thời gian đào
tạo, cơ hội việc làm, mức thu nhập sau đào tạo, sự hỗ trợ của cơ quan chức
năng đối với ngành nghề đó,nhằm đảm bảo cho lợi ích sau này của bản thân họ.
• Thứ ba: Yêu cầu đối với cơ sở đào tạo, trường học chính quy. Trong quá trình
học tập và đào tạo, bất cứ ai cũng mong muốn mình được học tập trong một
mơi trường tốt, tiếp thu kiến thức, kĩ năng thực hành một cách nhanh chóng và
có hiệu quả. Vậy nên việc có những yêu cầu đối với những cơ sở, trung tâm đào
-

tạo nghề là điều cần thiết.
Ba yêu cầu trên là những yêu cầu tiêu biểu của lao động nông thơn đối với việc
đào tạo nghề, qua đó ta thấy được người lao động cũng ln mong muốn mình
được đào tạo để có thể đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động của
tỉnh nhà.
14


-

Nhìn chung, người lao động đã lựa chọn các ngành nghề để chuyển đổi tương
đối phù hợp với trình độ và quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động tại từng địa phương.

2.4. Đánh giá chung về phát triển lao động nông thôn qua đào tạo nghề tại tỉnh
Long An

2.4.1. Kết quả đạt được
-

Nhìn chung cơng tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn những năm gần đây

-

của tỉnh Long An có những chuyển biến tích cực.
Giai đoạn 2010-2015, bình quân giải quyết việc làm mỗi năm đạt 30.000 lao
động, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11.25% năm, thu nhập bình quân

-

đầu người 2015 đạt 50.4 triệu, số lương thực bình quân đạt 2.775 triệu tấn.
Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động được cải thiện và nâng lên rõ
rệt. Đầu tư nâng cấp, mở rộng mạng lưới các trường dạy nghề, quy mô đào tạo

-

nghề không ngừng tăng lên.
Nâng cao nhận thức các cấp, các ngành, người lao động về vai trị của dạy nghề
cho lao động nơng thơn đối với sự phát triển nguồn nhân lực nông thôn, góp
phần giảm nghèo, nâng cao mức sống của người lao động.

2.4.2. Những khó khăn trong đào tạo nghề cho lao động nơng thơn.
-

Một số ít địa phương chưa nắm bắt được hết các yêu cầu, nhiệm vụ của đề án
nên chưa đưa ra các chỉ tiêu, giải pháp cụ thể để triển hai công tác dạy nghề cho
lao động nông thôn phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu phát triển


-

kinh tế-xã hội của từng địa phương.
Đồng thời, một số bộ phận nhân dân và thanh niên vẫn chưa nhận thức đầy đủ
về tầm quan trọng trong công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, tạo thu
nhập ổn định cho cuộc sống của bản thân và gia đình nên chưa tích cực tham

-

gia học nghề.
Trong giai đoạn đầu mới triển khai thực hiện đề án, một số nghề đào tạo chưa
bám sát với nhu cầu và điều kiện của người học, chưa phù hợp với kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, việc tổ chức đào tạo nghề và giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn chưa chặt chẽ nên chất lượng đào tạo ở
một số lớp dạy nghề chưa hiệu quả.
15


-

Việc khảo sát nhu cầu học nghề, định hướng, tư vấn, giới thiệu việc làm chưa
được chú trọng đúng mức nên nhiều nơi chưa xác định được những ngành nghề
cần đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển của từng địa phương trên địa bàn
tỉnh Long An.

2.4.3. Những tồn tại trong công cuộc đào tạo nghề cho lao động nơng thơn.
-

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề cịn thấp.

Cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
Chất lượng dạy nghề tuy từng bước được nâng lên nhưng chưa đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập

-

kinh tế quốc tế của tỉnh.
Nguồn cung lao động vừa thừa vừa thiếu nên còn một bộ phận lao động chưa

-

có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp và khơng ổn định.
Việc duy trì sĩ số lớp học cịn nhiều khó khăn ngun nhân là do nhiều học
viên là lao động chính phải ni gia đình trong khi chế độ hỗ trợ cho người
học cịn thấp nên học viên khó dự học đầy đủ, liên tục.
CHƯƠNG 3

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH LONG AN
3.1. Các giải pháp từ phía Nhà nước và địa phương.
Tuyên truyền sâu rộng về vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề đối với sự phát triển của
tỉnh nhà và của đất nước. Các cơ quan chức năng, đoàn thể tăng cường cơng tác tun
truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề, tư vấn học nghề, việc
làm sau đào tạo để lao động nông thôn nắm được chủ trương dạy nghề.
Thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo nghề, công nhận các điều kiện đảm bảo chất
lượng đào tạo nghề.
Đầu tư về cơ sở vật cất,bổ sung trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc đào tạo
nghề. Tạo điều kiện cho học viên có thể học tập, phát huy được năng lực bản thân.
Nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ giáo viên. Lên kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng,
nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Tuyển chọn, bố trí cán bộ chuyên trách dạy

16


nghề phải đảm bảo chun mơn, nghiệp vụ quản lí, dạy nghề. Chấn chỉnh các trường
hợp bố trí khiêm nhiệm nhiều cơng việc.
Phân luồng lao động có nhu cầu học nghề, mở rộng hình thức và ngành nghề đào tạo,
đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với tình hình phát triển của địa phương.
Phát triển chương trình, giáo trìnhđào tạo. Đổi mới và phát triển chương trình, giáo
liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động, thường
xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới.
Tăng cường triển khai các dự án, kế hoạch hợp tác với các cơ sở, xí nghiệp, cơng ty,
làng nghề để tăng khả năng cung ứng việc làm cho lao động nông thôn sau đào tạo.
Hỗ trợ vay vốn cho học viên học nghề. Hỗ trợ cho học viên cóđiều kiện vay vốn tại
các ngân hàng, các quỹ hỗ trợ cho lao động. Bên cạnh đó cần đó cần có chính sách học
bổng hỗ trợ để người lao động có động lực học tập.
Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát tất cả các lớp dạy nghề ccho lao động nông
thôn trên địa bàn. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ.
3.2. Đề xuất giải pháp
Xây dựng và triển khai chương trìnhđào tạo nghề cho lực lượng lao động nơng thơn
trẻ. Cần đào tạo các nghề có thời gian đào tạo ngắn, nhu cầu việc làm cao như : điện,
điện tử, sửa chữa cơ khí,.. cho lực lượng lao động này
Đa dạng hóa các loại ngành nghề. Liên kết với các làng nghề, cơng ty, tập đồn để đào
tạo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu và đa dạng hơn các ngành nghề mới hiện nay.
Sự phối hợp này càng chặt chẽ thì cơng tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn càng
đáp ứng tốt cho nhu cầu của người học nghề.
Kết hợp truyền nghề vào công tác đào tạo. Hỗ trợ các nghệ nhân, thợ lành nghề truyền
nghề theo hình thức đào tạo dạy nghề tại các trung tâm dạy nghề, các trường nghề.
Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tham gia dạy
nghề và tạo việc làm cho lao động nơng thơn. Mở ra các chương trình thi đua đào tạo
nghề cho lao động nông thôn giữa các doanh nghiệp, cơ sở, làng nghề với nhau ở các

huyện, xã trong tỉnh.
17


Lựa chọn ngành nghề, hình thức và tổ chức đào tạo phù hợp với mỗi đối tượng. Đưa ra
lời khuyên và lối đi hợp lí cho mỗi đối tượng lao động nơng thơn học nghề.
Nên mở các khóa học vào thời điểm hợp lí như vậy sẽ thu hút được nhiều học viên
đang làm cơng việc nơng nghiệp bởi vì thời gian kết thúc vụ mùa người lao động sẽ có
nhiều thời gian cho việc học hơn. Nếu tổ chức các khóa học trong lúc đang vào mùa
thì lao động nơng thơn đang làm nơng nghiệp sẽ khơng có thời gian tham gia như vậy
sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tình hình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn.
Đào tạo nên đi vào cụ thể và gắn liền với kế hoạch phát triển của từng địa phương.
Mỗi địa phương có ngành nghề thế mạnh riêng cần phát triển nên không thể áp dụng
kế hoạch chung cho tát cả các địa phương.
Kết hợp với các cơ sở, tổ chức để học viên có thể vừa học vừa làm nhằm tạo thêm thu
nhập cho gia đình, cải thiện đời sống. Như vậy sẽ giúp giảm bớt áp lực và gánh nặng
mưu sinh cho người lao động.

Phần kết luận
Bài tiểu luận đã nêu những nội dung về lao động nông thôn và đặc điểm của đào tạo
nghề cho lao động nông thôn. Đưa ra những lý luận chung về đào tạo nghề và các hình
thứcđào tạo nghề hiện nay, phân tích những nội dung chủ yếu đối vớiđào tạo nghề cho
lao động nông thôn. Với phương thức nghiên cứu một cách khái quát, minh họa bằng
số liệu cụ thể thực trạng về kinh tế-xã hội, tình hình đào tạo nghề, trình độ chun mơn
kĩ thuật của lao động nơng thơn,tình hình lao động nông thôn qua đào tạo nghề, công
tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Long An trong thời gia qua ( chủ yếu là
giai đoạn 2010-2014)đã làm rõ được chất lượng, cơ cấu đào tạo, những khó khăn trong
quá trình thực hiện đào tạo nghề cho lao đơng nơng thơn, những bất cập cịn tồn tại.
Xuất phát từ quyết định 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ và đào tạo nghề cho
lao động nơng thơn và những chính sách, chủ trương đổi mới về đào tạo nghề cho lao

động nông thôn của Đảng và nhà nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Bài viết đã
đề xuất hệ thống những quan điểm về giải pháp cho việc phát triển công cuộc đào tạo
nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Long An trong thời gian tới như: xây
18


dựng và triển khai mơ hình đào tạo;đa dạng hóa các ngành nghề; kết hợp truyền nghề
và công tác đào tạo; khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp đào tạo nghề; tư vấn chọn
ngành nghề, hình thức và mơ hình đào tạo phù hợp với mỗi đối tượng.
Tuy nhiên, bài viết nghiên cứu vấn đề trong tình hình các chính sách, chủ trương của
Nhà nước vềđào tạo nghề cho lao động nơng thơn cịn trong giai đoạn bước đầu triển
khai thực hiện để rút kinh nghiệm nên còn nhiều giải pháp, chủ trương mới liên quan
đến việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà bài viết chưa kịp thời nghiên cứu và
cập nhật chỉnh sửa bổ sung.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> /> />


×