Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.73 KB, 64 trang )

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN Lí CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM........................................................................................1
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát
triển năng lượng Việt Nam..........................................................................................1
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát
triển năng lượng Việt Nam..........................................................................................3
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
tư vấn đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam.....................................................4
1.4. Tình hình tài chớnh và kết quả kinh doanh trong năm 2011,2012, 2013 của
công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam..........................8
CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY.....11
2.1 Tổ chức môi trường kiểm soát............................................................................11
2.1 Môi trường kiểm soát...........................................................................................11
2.2 Tổ chức hệ thống kế toỏn và hệ thống kiểm soỏt nộ bộ tại cụng ty cổ phần tư
vấn đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam........................................................15
2.2.1 Tổ chức cụng tỏc kế toỏncông tác kế toán tại cụng tycông ty........................15
2.2.1.1 Sự vận dụng chế độ kế toán, hệ thống tài khoản, chứng từ sổ sách...........17
2.2.2 Tổ chức hệ thống kiểm soỏt soát nội bộ tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và
phát triển năng lượng Việt Nam...............................................................................20
2.2.2.1. Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ...............................................................20
2.3 Cỏc Các thủ tục kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần tư vẫn đầu tư và phỏt
phát triển Việt Nam....................................................................................................32
2.3.1 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương..........................................32
2.3.1.1. Hình thức trả lương và cách tính lương của công ty cổ phần tư vấn đầu tư
và phát triển năng lượng Việt Nam..........................................................................32
2.3.1.2. Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương của công ty cổ phần tư
vấn đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam........................................................36
2.3.1.3. Kế toán tiền lương của đơn vị......................................................................37


2.3.1.4 Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển
năng lượng Việt Nam................................................................................................44

i


CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM......................................55
3.1 Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ công ty cổ phần tư vấn đầu tư
và phát triển năng lượng Việt Nam..........................................................................55
3.1.1- Ưu điểm............................................................................................................55
3.1.2- Những tồn tại...................................................................................................56
3.2 Giải phỏp pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn
đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam...............................................................59
a) Xõy Xây dựng cỏc các quy chế :...........................................................................59
b) Quản lý lương của người lao động:.....................................................................59
c) Về công tác kế toán nói chung..............................................................................60

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2011 - 2013.................9
Sơ đồ 2.1 - Tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị....................................................16
Sơ đồ 2.2 - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.......................18
Sơ đồ 2.3 - Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp sổ số dư........22
Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán TSCĐ....................................49


iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NVL
TSCĐ
TSCĐHH

Nguyên vật liệu
Tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình

TCKT
TK
BHXH
BHYT
BHTN
CTGS

Tổ chức kế toán
Tài khoản
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Chứng từ nghi sổ

iv


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN Lí CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và
phát triển năng lượng Việt Nam
Trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước ngành xây dựng cơ
bản luôn nắm vai trò hết sức quan trọng. Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát
triển năng lượng Việt Nam cũng được thành lập trong nhu cầu đó nhằm phát
triển các cơ sở vật chất của đất nước.
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam
được thành lập theo quyết định số 0103017787 ngày 05 tháng 06 năm 2007 của
Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội và đăng ký thay đổi lần 3 ngày 21 tháng
01 năm 2010.
- Tên công ty: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển năng lượng
Việt Nam.
- Tên giao dịch: vietnam energy consultant investment and development
joint stock company.
- Tên viết tắt: Viecode.,jsc
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 40, ngõ 158 phố Ngọc Hà, phường Ngọc Hà,
quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
- Đại diện pháp luật: Ông Trịnh Ngọc Uyển
- Chức vụ: Giám đốc
- Văn phòng đại diện: Số 40, ngõ 158 - Ngọc Hà - Ba Đình - Hà Nội
- Điện thoại/Fax: 0462875369
- Mã số thuế: 0102284745
- Vốn điều lệ: 1.900.000.000 đồng (Một tỷ chín trăm triệu Việt Nam đồng)
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam được
thành lập theo Luật doanh nghiệp với nguồn vốn 100% ngoài Quốc doanh được
1



huy động từ các cổ đông. Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty từng
bước khẳng định được thương hiệu của mình thông qua chất lượng sản phẩm mà
công ty cung cấp. Với đội ngũ cán bộ gồm nhiều kỹ sư, kiến trúc sư có trình độ
chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xây dựng như: Tư vấn
quản lý dự án, khảo sát, lập dự án, thiết kế, cung cấp nguyên vật liệu và công cụ
dụng cụ, thi công, giám sát thi công xây dựng, kiểm định công trình cộng với
kinh nghiệm tích lũy được sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực của thế hệ đi
trước, tính năng động và sáng tạo của thế hệ trẻ, công ty đã và sẽ tiếp tục đem lại
giá trị đích thực cho các công trình mà công ty tham gia cung cấp dịch vụ.
Mong muốn khẳng định năng lực Tổ chức - Điều hành -Cung cấp - Thi
công -Giám sát-Kiểm định chất lượng thi công của Việt Nam, lấy lại niềm tin
về chất lượng công trình xây dựng là mục tiêu khi thành lập của Công ty Cổ
phần tư vấn đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam.
Bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, quy trình quản lý chất
lượng đầu vào và ra của công trình đã được chuẩn hóa. Các công trình do công
ty cung cấp luôn đạt yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật theo đúng hồ sơ thiết kế và
hoàn thành đúng tiến độ được giao.
Toàn bộ sản phẩm tư vấn của Công ty được quản lý chất lượng theo hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008
Với năng lực sẵn có về nhân sự và tài chính, kết hợp với các trang thiết bị
máy móc phục vụ triển khai dự án mà Công ty đang sở hữu toàn phần, Công ty
cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam hoàn toàn có khả năng
vững vàng để tham gia cung cấp xây dựng cho nhiều công trình khác nhau.
Cựng với sự không ngừng nỗ lực nhằm hoàn thiện, xây dựng và mở rộng thị
phần của Công ty, hiện nay Công ty là thành viên của một số hiệp hội ngành
nghề sau:

2



1. Tổng hội xây dựng Việt Nam - VICFCEA
2. Mạng kiểm định chất lượng công trình xây dựng Việt Nam
3. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam -VCCI
4. Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội - HBA
Sự tồn tại và phát triển ngày càng vững mạnh của Công ty cổ phần tư vấn
đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam được đảm bảo bởi uy tín với khách
hàng về chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư của dự án khi Công ty được lựa
chọn là nhà cung cấp các dịch vụ tư vấn cho công trình.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và
phát triển năng lượng Việt Nam
- Thiết kế quy hoạch tổrng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với
công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp.
- Lập dự án đầu tư xây dựng, tư vấn thẩm định hồ sơ và tổng hợp dự toán
công trình, tư vấn giỏm sát thi công các công trình xây dựng, lập dự toán và tổng
dự toán công trình, khảo sát xây dựng phục vụ việc lập dự án và thiết kế kỹ thuật
thi công công trình.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, hệ
thống các công trình cấp thoát nước.
Trong quá trình thực hiện các chức năng của mình công ty đã vận dụng
hết khả năng và kinh nghiệm sẵn có của mình để tìm kiếm khách hàng đấu thầu
các công trình lớn với mong muốn tăng lợi nhuận và phát triển công ty. Từ đó
khẳng định được vị trí của mình trong thị trường xây dựng, tạo sự tin tưởng đối
với khách hàng. Cũng như tạo niềm tin của cán bộ công nhân viên đối với công
ty từ đó tạo mối liên hệ khăng khít đoàn kết thống nhất nhằm đưa công ty phát
triển lớn mạnh.
Là doanh nghiệp xây dựng cơ bản chuyên nghiệp, quy trình được công ty
đưa ra để có một sản phẩm hoàn thiện tiến hành như sau: Sau khi trúng thầu
Công ty giao thầu cho phòng Kỹ thuật, phòng kỹ thuật căn cứ vào thiết kế sẽ
đưa ra một phương án thi công thích hợp nhất. Sau khi được bên A duyệt, phòng

3


Kế hoạch lập dự toán, các phòng vật tư và kỹ thuật dựa vào dự toán xác định
khối lượng vật tư và máy móc thiết bị cần dùng để từ đó từng phòng có nhiệm
vụ mua sắm thiết bị, vật tư, tập kết máy móc và giao cho các đơn vị sản xuất thi
công công trình. Sau khi công trình được hoàn thành phòng Kỹ thuật nghiệm thu
nội bộ rồi bàn giao công trình cho bên A .
Sơ đồ 1.1 - Quy trình công nghệ sản xuất của
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam
TRÚNG THẦU

THIẾT KẾ

LẬP DỰ TOÁN

TẬP KẾT VL,MMTB
GIAO CHO CÁC ĐƠN VỊ SX

CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH BÀN GIAO

1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ
phần tư vấn đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam.
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất mang tính chất công
nghiệp có những đặc điểm riêng biệt khác với các ngành vật chất khác. Sản
phẩm là những công trình kiến trúc quy mô sản suất lớn, kết cấu phức tạp, thời
gian sản xuất kéo dài.
Sản phẩm xây lắp có đặc điểm là không di chuyển được mà cố định tại
nơi sản xuất cho nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa hình, địa chất, thuỷ văn,
4



thời tiết... Công trình xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài nên đòi hỏi trình độ
kỹ thuật cao. Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản nên đòi hỏi phải có một bộ
máy quản lý sản suất kinh doanh hoàn thiện đáp ứng nhu cầu quản lý điều hành
của công ty.
Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
tại công ty:

5


Sơ đồ 1.2 - Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty
CHỦ TỊCH HĐQT

BAN GIÁM SÁT

BAN GIÁM ĐỐC

P. Kế toán-

P. Kế hoạch

Trung tâm

Hành chính

dự án

kiểm định


Đội xây Đội xây Đội xây Đội xây
dựng số dựng số dựng số dựng số
1
2
3
4

P. Kỹ thuật

Đội xây Đội xây
dựng số dựng số
5
6

Trung tâm tư
vấn - QLDA

Xưởng
cơ khí

Đội

giới

Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam có Chủ
tịch hội đồng quản trị lãnh đạo toàn Công ty và phụ trách chung về mọi mặt.
Ban Giám đốc trực thuộc sự chỉ đạo của Chủ tịch HĐQT kết hợp với sự kiểm
tra, đôn đốc của Ban giám sát là những người tham mưu cho Chủ tịch HĐQT và
thường đảm nhận chức danh giám đốc công trường lớn của công ty, phụ trách về

kĩ thuật và về khối cơ quan. Dưới ban giám đốc là các phòng ban chức năng,
mỗi phòng ban phụ trách một mặt hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm tham
mưu cho ban giám đốc, chỉ đạo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh của các đơn vị sản xuất. Hệ thống phòng ban chức năng bao gồm:
 Phòng Kế hoạch dự án.
 Trung tâm kiểm định.
 Phòng Kỹ thuật:
6


 Phòng Kỹ thuật thi công.
 Phòng Kỹ thuật vật tư.
 Phòng Kỹ thuật cơ điện.
 Phòng Kế toán - Hành chính.
 Trung tâm Tư vấn quản lý dự án.
Chức năng của từng bộ phận và các phòng ban như sau:
Chủ tịch HĐQT là người chỉ huy cao nhất, là chủ đại diện của công ty
trước mọi vấn đề, chịu trách nhiệm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trước cơ quan Nhà nước. Chủ tịch HĐQT là người đại diện cho quyền lợi của
cán bộ công nhân viên trong công ty. Có quyền điều hành mọi hoạt động của
công ty theo chính sách và pháp luật ban hành.
Bộ máy trợ giúp cho Chủ tịch HĐQT là Ban giám sát, Ban giám đốc và
trưởng các Phòng, Ban. Đội ngũ này sẽ có nhiệm vụ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo
thi công công trường, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tập thể cán bộ công nhân
viên trong việc tổ chức thi công đảm bảo công trình có chất lượng cao và độ an
toàn trong lao động.
Phòng Kế hoạch - Dự án có chức năng xây dựng chiến lược Marketing
quảng bá hình ảnh và vị thế của công ty, nhằm mở rộng quan hệ với các đối tác
tiềm năng, tìm kiếm dự án khả thi, các công trình chuẩn bị thi công trong năm
để lập dự án kế hoạch tiếp cận đấu thầu sao cho công ty trúng thầu với chi phí

bỏ ra thấp nhất để đảm bảo có lãi. Khi đã Trúng thầu, phòng Kế hoạch lập kế
hoạch thi công các công trình chuẩn bị thi công trong năm trình lên Ban giám
đốc và các phòng ban khác có liên quan để có ý kiến chỉ đạo thực thi hợp đồng
sao cho có hiệu quả, đúng tiến độ, đảm bảo kỹ thuật theo đúng thiết kế.
Phòng kỹ thuật thi công có chức năng tạo bản vẽ, thiết kế các công trình
và giám sát đôn đốc thi công các công trình tiết kiệm, hiệu quả. Khi công trình
đã thi công xong phòng kỹ thuật thi công có trách nhiệm nghiệm thu công trình
và chịu trách nhiệm trước giám đốc và công ty cũng như phải chịu trách nhiệm
trước bên A về kỹ thuật, chất lượng và tiến độ thi công các công trình được giao.
7


Phòng kỹ thuật vật tư đảm nhận các kho hàng, bến bãi, xuất nhập vật tư
hàng hoá phù hợp với bản vẽ thiết kế, phục vụ công trường. Đảm bảo đầy đủ,
kịp thời vật tư , máy móc có chất lượng trong việc thi công tiết kiệm tránh lãng
phí thất thoát .
Phòng kỹ thuật cơ điện quản lý về giá trị chất lượng mua sắm các công cụ
dụng cụ. Tham mưu cho giám đốc mua sắm các tài sản máy móc có công suất sử
dụng cao, tránh lạc hậu, tiết kiệm điện và nhiên liệu cho hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra, phòng kỹ thuật cơ điện còn đảm bảo việc quản lý toàn bộ mạng điện
sản xuất cũng như sinh hoạt trong công ty.
Phòng tổ chức lao động tiền lương quản lý và sử dụng điều tiết nhân sự,
ký hợp đồng lao động với các cán bộ công nhân viên, ký hợp đồng với lao đông
thuê ngoài theo thời vụ. Thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế các chế độ về nghỉ phép, nghỉ lễ theo quy định hiện
hành cuả Nhà nước .
Phòng Kế toán - Hành chính lên kế hoạch tài chính thu chi trong một năm
để phục vụ cho quản lý và sản xuất theo quy định của công ty và chế độ Nhà
nước hiện hành. Các khoản mục chi phí được phản ánh ghi chép theo đúng chế
độ kế toán, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật đầy đủ chính xác.

Phòng còn trực tiếp tham mưu cho Giám đốc và các phòng ban khác để quản lý
chung về mọi mặt trong công ty như vật tư, thiết bị máy móc, giá thành, nhân sự
vv...
1.4. Tình hình tài chớnh và kết quả kinh doanh trong năm 2011,2012, 2013
của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam.
Trong 3 năm gần đây cùng với sự phát triển của nghành xây dựng Công ty
cổ phần tư vấn đâu tư và phát triển năng lượng Việt Nam đã không ngừng tăng
trưởng mạnh mẽ, ngày càng mở rộng thị trường, Công ty liên tục đầu tư đổi mới
trang thiết bị kỹ thuật công nghệ và không ngừng nâng cao trỡnh độ đội ngũ kỹ
sư, kiến trúc sư làm cho chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao.

8


Sau đây là những số liệu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty trong những năm gần đây:
Bảng 1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2011 - 2013
Chỉ tiêu

Năm

ĐVT

Doanh thu thuần

đồng

2011
15.451.236.589


Lợi nhuận gộp

đồng

926.541.437

1.018.101.726

1.072.451.301

LN từ HĐKD

đồng

687.782.178

755.142.887

791.303.691

LN trước thuế
LN sau thuế
Thu nhập bình quân

đồng
đồng

679.061.971

747.856.659


783.471.408

509.296.478
3.739.000

560.892.494
4.250.000

587.603.286
4.975.000

(1người/1 tháng)

đồng

2012
18.542.654.262

2013
20.968.219.809

Nhìn vào bảng 1.3 ta thấy năm 2013 công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch
của mình với giá trị sản lượng nghiệm thu là 20.968.219.809 đồng, thực hiện tốt
việc giao nộp ngân sách Nhà nước, ổn định và nâng cao đời sống cán bộ công
nhân viên.
Như vậy nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm
vừa qua ta thấy doanh thu tuy tăng trưởng không đều nguyên nhân là do nền
kinh tế suy thoái nên công ty không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng. Năm 2013 tăng
2.425.565.547 đồng (13,08%) so với năm 2012, năm 2012 tăng 3.091.417.673

đồng (20.0%) so với năm 2011.
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam là một
doanh nghiệp có nhiệm vụ tư vấn, cung cấp và xây dựng công trình, sản phẩm
của công ty là các công trình xây dựng. Trong những năm gần đây để phát triển
kinh tế, Nhà nước khuyến khích và không ngừng mở rộng các chính sách đầu tư
vào cơ sở hạ tầng, xây dựng đường xá nên công ty càng có thêm nhiều công
trình xây dựng hoàn thiện, nhận được nhiều phiếu giá thanh toán. Bên cạnh hoạt
động chính là xây dựng, công ty còn tham gia sửa chữa các công trình xây dựng
trong khắp cả nước và tham gia các hoạt động tài chính để tăng quy mô hoạt

9


động. Việc tăng doanh thu và tăng lợi nhuận không những giúp cho công ty liên
tục hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước mà còn tạo sự ổn
định và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, thể hiện trờn lương bình
quân/tháng/1người năm 2013 tăng so với năm 2012 là 725.000 đồng và 511.000
đồng năm 2012 so với năm 2011.
Nhìn chung tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm vừa qua tương
đối tốt, công ty từ làm ăn thua lỗ đến bù được lỗ và liên tục có lãi, ổn định và
nâng cao được đời sống của công nhân viên, đóng góp cho ngân sách nhà nước
năm sau cao hơn năm trước, đó là một thành tựu rất đáng kể để công ty tiếp tục
phát huy nhằm nâng cao hơn nữa tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu để công ty có
thể phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường ngày càng có sự cạnh tranh
mạnh mẽ

10


CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CễNG CÔNG TY
2.1 Tổ chức môi trường kiểm soát
Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống các chính sách và thủ tục
nhằm bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm
việc thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước, bảo đảm hiệu quả của các
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ cung cấp một cách đầy đủ về việc xây dựng và thực hiện các quy
chế kiểm soát trong doanh nghiệp, từ đó giúp kiểm toán viên đánh giá rủi ro
kiểm soát, xây dựng kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán
cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.
2.1 Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ các nhân tố bên trong và bên
ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý
dữ liệu của các loại hình kiểm soát nội bộ. Môi trường kiểm soát là nền tảng
của các yếu tố khác trong hệ thống kiểm soát nội bộ và tạo nên màu sắc riêng
của một tổ chức.
Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát chung chủ yếu liên quan tới
quan điểm, thái độ và nhận thức cũng như hành động của các nhà quản lý trong
doanh nghiệp. Trên thực tế, tính hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát
trong các hoạt động của một tổ chức phụ thuộc chủ yếu vào các nhà quản lý tại
doanh nghiệp. Nếu các nhà quản lý cho rằng công tác kiểm tra, kiểm soát là
quan trọng và không thể thiếu được đối với mọi hoạt động trong đơn vị thì mọi
thành viên của đơn vị đó sẽ nhận thức đúng đắn về hoạt động kiểm tra, kiểm
soát và tuân thủ mọi quy định cũng như chế độ đề ra. Ngược lại, nếu hoạt động
kiểm tra, kiểm soát bị coi nhẹ từ phía các nhà quản lý thì chắc chắn các quy
chế về kiểm soát nội bộ sẽ không được vận hành một cách có hiệu quả bởi các
thành viên của đơn vị.
11



Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát gồm:
Đặc thù về quản lý
Các đặc thù về quản lý chính là các quan điểm khác nhau trong hoạt
động điều hành doanh nghiệp của các nhà quản lý. Có cách quản lý táo bạo
dám chấp nhận rủi ro, cũng có cách quản lý dè dặt, thận trọng trước khi quyết
định. Các quan điểm của các nhà quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính
sách, chế độ, các quy định và cách thức tổ chức kiểm tra, kiểm soát trong
doanh nghiệp. Vì chính các nhà quản lý, đặc biệt là nhà quản lý quản lý cấp
cao nhất sẽ phê chuẩn các quyết định, chính sách và thủ tục kiểm soát sẽ áp
dụng tại doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức đề cập tới cách phân quyền trong bộ máy quản lý. Có hai
xu hướng trái ngược nhau trong việc thiết lập một cơ cấu tổ chức trong doanh
nghiệp. Mỗi xu hướng có những ưu, nhược điểm riêng. Nếu cơ cấu tổ chức
theo xu hướng tập trung, có thể một quyết định phải qua nhiều cấp gây đến tình
trạng trì trệ, ách tắc, quan liêu. Ngược lại, nếu cơ cấu tổ chức theo xu hướng
phân tán, có thể phát huy tính chủ động, sáng tạo, kịp thời nhưng khó chuyên
môn hoá.
Cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý trong doanh nghiệp sẽ góp phần
tạo ra môi trường kiểm soát tốt. Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống
xuyên suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định, triển khai
các quyết định đó cũng như kiểm tra giám sát việc thực hiện các quyết định
trong toàn bộ doanh nghiệp. Một cơ cấu tổ chức hợp lý còn góp phần ngăn
ngừa có hiệu quả các hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động tài chính kế
toán của doanh nghiệp.
Một cơ cấu tổ chức hợp lý phải thiết lập sự điều hành và kiểm soát trên
toàn bộ hoạt động và các lĩnh vực của doanh nghiệp sao cho không bị chồng
chéo hoặc bỏ trống: thực hiện sự phân chia tách bạch giữa các chức năng, bảo
đảm sự độc lập tương đối giữa các bộ phận, tạo sự kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau
12



trong các bước thực hiện công việc.
Như vậy, để thiết lập một cơ cấu tổ chức thích hợp và có hiệu quả, các
nhà quản lý phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Thiết lập được sự điều hành và sự kiểm soát trên toàn bộ hoạt động của
doanh nghiệp, không bỏ sót lĩnh vực nào, đồng thời không có sự chồng chéo
giữa các bộ phận.
- Thực hiện sự phân chia rành mạch ba chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi
chép sổ và bảo quản tài sản.
- Đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận nhằm đạt được hiệu
quả cao nhất trong hoạt động của các bộ phận chức năng.
Chính sách nhân sự
Đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp là nhân tố quan trọng trong môi
trường kiểm soát và là chủ thể trực tiếp thực hiện mọi thủ tục kiểm soát của
doanh nghiệp. Nếu nhân viên có năng lực và tin cậy, nhiều quá trình kiểm soát
có thể không cần thực hiện mà vẫn đảm bảo được các mục tiêu đề ra của kiểm
soát nội bộ. Ngược lại, mặc dù doanh nghiệp có thiết kế và vận hành các các
chính sách và thủ tục kiểm soát chặt chẽ nhưng với đội ngũ nhân viên kém
năng lực trong công việc và thiếu trung thực về phẩm chất đạo đức thì hệ thống
kiểm soát nội bộ không thể phát huy hiệu quả.
Với những lý do trên, các nhà quản lý cần có những chính sách cụ thể và
rõ ràng về tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật nhân viên.
Việc đào tạo, bố trí cán bộ và đề bạt nhân sự phải phù hợp với năng lực chuyên
môn và phẩm chất đạo đức, đồng thời phải mang tính kế tục và liên tiếp.
Công tác kế hoạch
Công tác kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát
riển lâu dài và rõ ràng cho công ty.
Hệ thống kế hoạch và dự toán, bao gồm các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ,
thu chi quỹ, kế hoạch hay dự toán đầu tư, sửa chữa tài sản cố định, đặc biệt là

kế hoạch tài chính gồm những ước tính cân đối tình hình tài chính, hiệu quả
13


hoạt động và sự luân chuyển tiền trong tương lai là những nhân tố quan trọng
trong` môi trường kiểm soát. Nếu việc lập và thực hiện kế hoạch được tiến
hành khoa học và nghiêm túc thì hệ thống kế hoạch và dự toán đó sẽ trở thành
công cụ kiểm soát rất hữu hiệu. Vì vậy, trong thực tế các nhà quản lý thường
quan tâm xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch, theo dõi những nhân tố ảnh
hưởng đến kế hoạch đã lập nhằm phát hiện những vấn đề bất thường và xử lý,
điều chỉnh kế hoạch kịp thời. Đây cũng là khía cạnh mà kiểm toán viên thường
quan tâm trong kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp, đặc biệt trong việc
áp dụng các thủ tục phân tích.
Uỷ ban kiểm soát
Uỷ ban kiểm soát bao gồm những người trong bộ máy lãnh đạo cao nhất
của đơn vị như thành viên Hội đồng quản trị nhưng không kiêm nhiệm các
chức vụ quản lý và những chuyên gia hiểu về lĩnh vực kiểm soát. Uỷ ban kiểm
soát đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt
động của Ban quản lý và của doanh nghiệp dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản
trị. Uỷ ban kiểm soát thường có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Giám sát việc chấp hành luật pháp của Công ty.
- Kiểm tra và giám sát công việc của kiểm toán viên nội bộ.
- Giám sát tiến trình lập Báo cáo tài chính.
- Dung hoà những bất đồng (nếu có) giữa Ban giám đốc với các kiểm
toán viên bên ngoài.
Môi trường bên ngoài
Ngoài các nhân tố bên trong doanh nghiệp, môi trường kiểm soát chung
của một doanh nghiệp còn phụ thuộc vào các nhân tố bên ngoài. Các nhân tố này
tuy không thuộc sự kiểm soát của các nhà quản lý nhưng có ảnh hưởng rất lớn
đến thái độ, phong cách điều hành của các nhà quản lý cũng như sự thiết kế và

vận hành các quy chế và thủ tục kiểm soát nội bộ. Thuộc nhóm các nhân tố này
bao gồm sự kiểm soát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, ảnh hưởng của
các chủ nợ, môi trường pháp lý và đường lối phát triển của đất nước.
14


Như vậy, môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ các nhân tố có ảnh
hưởng đến quá trình thiết kế, vận hành và xử lý dữ liệu của hệ thống kiểm soát
nội bộ doanh nghiệp, trong đó nhân tố chủ yếu và quan trọng nhất là nhận thức
về hoạt động kiểm tra, kiểm soát và điều hành hoạt động của các nhà quản lý
doanh nghiệp
2.2 Tổ chức hệ thống kế toỏn và hệ thống kiểm soỏt nộ bộ tại cụng ty cổ
phần tư vấn đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam
2.2.1 Tổ chức cụng tỏc kế toỏncông tác kế toán tại cụng tycông ty
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất và tổ chức quản lý nêu trên, để phù hợp
với trình độ quản lý, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển năng lượng
Việt Nam áp dụng hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán từ việc
ghi chép chi tiết đến tổng hợp, lập báo cáo, kiểm tra, giám sát tình hình tài chính
đều được thực hiện ở phòng kế toán của công ty.
Để thuận tiện cho việc làm kế toán trên máy vi tính công ty áp dụng hình
thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm, do
vậy ở thời điểm cuối tháng 01, đầu tháng 02 năm tiếp sau cũng như hầu hết các
doanh nghiệp khác Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển năng lượng Việt
Nam chưa có quyết toán của năm trước.
Theo đặc thù và quy mô kinh doanh, Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
được thể hiện ở sơ đồ 2.1

15



Sơ đồ 2.1 - Tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị
Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán NVL

Kế toán tiền lương

Nhân viên thống kê định
mức tại các đội sản xuất
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ cung cấp số liệu
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác
TCKT của đơn vị và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc chấp hành thực
hiện chế độ chính sách của Nhà nước. Kế toán trưởng điều hành công việc
chung của cả phòng, xây dựng kết quả kinh doanh và lập báo cáo tài chính của
doanh nghiệp.
- Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các số liệu do kế toán
viên cung cấp để từ đó tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Phân bổ chi
phí sản xuất và tính giá thành.
- Kế toán NVL: có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán các kho NVL phương
pháp số lượng giá trị vật liệu hàng hoá có trong kho mua vào và xuất ra sử dụng
tính toán và phân bổ chi phí NVL.
- Kế toán tiền lương: có trách nhiệm hạch toán tiền lương thưởng, BHXH,
các khoản khấu trừ và lương. Ngoài ra kế toán tiền lương còn phải theo dõi tình
hình tăng, giảm khấu hao TSCĐ.
Ngoài 4 người ở phòng kế toán ra, ở các đội sản xuất thi công xây
dựng các công trình còn có các nhân viên thống kê định mức. Các nhân viên này

có nhiệm vụ lập bảng chấm công, lập biểu tổng hợp khối lượng thanh toán sau

16


đó chuyển cho phòng kế toán, phòng kế toán xây dựng những số liệu này để tính
ra chi phí xây dựng, giá thành sản phẩm, thanh toán tiền lương cho công nhân
viên.
Doanh nghiệp xây dựng hình thức tổ chức kế toán tập trung. Theo hình
thức này thì toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế
toán doanh nghiệp. ở các đội sản xuất, cuối tháng đội trưởng mang bảng chấm
công về phòng kế toán. Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung tạo điều
kiện kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ đảm bảo sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo doanh
nghiệp đơn vị về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán của
doanh nghiệp. Mọi vấn đề liên quan đến TCKT của công ty đều được tập trung
tại phòng kế toán.
2.2.1.1 Sự vận dụng chế độ kế toán, hệ thống tài khoản , chứng từ sổ sỏch sách
Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Theo hình
thức này, việc ghi sổ kế toán tách rời với việc ghi theo thứ tự thời gian và ghi
theo hệ thống, giữa việc ghi sổ kế toán tổng hợp và ghi sổ kế toán chi tiết.
Hệ thống tài khoản và vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ở Công ty cổ
phần tư vấn đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam cũng như hệ thống chứng
từ kế toán công ty sử dụng 9 loại tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ - BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính gồm từ loại 1 đến loại 9 và tài
khoản ngoài bảng (loại 0) vì công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho
là phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp tính giá vật liệu xuất kho là
phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp đánh giá tài sản cố định theo
nguyên giá và giá trị còn lại nên một số tài khoản sử dụng cho phương pháp
kiểm kê định kỳ công ty không áp dụng. Ngoài ra công ty còn sử dụng một số
tiểu khoản.

Hệ thống sổ kế toán áp dụng.
 Sổ kế toán tổng hợp:
- Sổ cái TK.
17


- Một số sổ cái của doanh nghiệp xây dựng là: Sổ cái TK 111, TK 112,
TK 131, TK 331, TK 152, TK 153, TK 311, TK 334, TK 621, TK 622, TK 642,
TK 627...
 Sổ kế toán chi tiết:
- Sổ chi tiết VL.
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua
- Sổ chi tiết thanh toán với người bán

Sơ đồ 2.2 - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.

18


Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ đăng ký
CTGS

Sổ kế toán
chi tiết

Chứng từ gốc
Sổ Cái


Bảng tổng
hợp chi tiết

BCĐ số phát
sinh
Ghi hàng ngày

Báo cáo tài chính

Ghi định kỳ
Kiểm tra, đối chiếu
Trình tự ghi sổ:
+ Định kỳ căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ, căn cứ
vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dùng ghi vào
sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để
ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
+ Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế
tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi số, tính tổng số phát
sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Sau đú căn
cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh.
+ Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết
được dùng để lập Báo cáo Tài Chính.
Tại công ty Kế toán tổng hợp được phân công lập CTGS theo nguyên tắc:
những nghiệp vụ phát sinh bên Nợ hoặc bên Có giống nhau thì ghi vào 1 CTGS
đánh số thứ tự lần lượt để kế toán trưởng quản lý số thứ tự của CTGS. Đối chiếu
19


giữa sổ đăng ký CTGS với bảng đối chiếu số phát sinh sao cho số liệu tổng cộng

ở Sổ đăng ký CTGS = Số phát sinh Nợ = Số phát sinh Có của các TK trong kỳ
kế toán.
2.2.2 Tổ chức hệ thống kiểm soỏt soát nội bộ tại công ty cổ phần tư vấn đầu
tư và phát triển năng lượng Việt Nam.
2.2.2.1. Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ
- Nguyên vật liệu là một trong các yếu tố cơ bản có quá trình sản xuất và
kinh doanh tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm
ảnh hướng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt trong ngành xây
dựng, nguyên vật liệu chiếm 85% trong tổng chi phí, khá lớn để xây dựng lên
các công trình công nghiệp nhà cửa, cầu đường...
- Trong đó nguyên vật liệu chính chiếm 65% còn lại là các nguyên vật
liệu phụ chiếm 25% trong tổng ngành xây dựng cơ bản.
- Nguyên vật liệu của Công ty rất đa dạng về chủng loại. Hiện nay Công
ty sử dụng các vật liệu chủ yếu là đã có sẵn trên thị trường, giá cả ít biến động.
Một số vật liệu được Nhà nước quy định về giá cả như: Xi măng, sắt thép...Đây
là điều kiện thuận lợi cho công tác dự trữ không gây ứ đọng vốn. Còn một số
Nguyên vật liệu có khối lượng lớn và giá cả luôn biến động nhanh như: Gạch, đá
dăm, cát...Những Nguyên vật liệu làm cho việc nhập xuất kho và công tác bảo
quản rất phức tạp dẫn đến việc bảo quản Nguyên vật liệu trong ngành khó khăn.
Trước hết với vật liệu, căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của chúng
trong quá trình thi công xây dựng cơ bản, căn cứ vào yêu cầu quản lý của Công
ty thì nguyên vật liệu được chia thành các loại sau :
* ) Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu của Công ty và
là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm như: Gạch đặc, gạch 6 lỗ,
Gạch Đồng tâm, Đá 4x6, Đá bây, Cát vàn , Xi măng, sắt, thép tấm...
- Đá 4x6, đá bây, làm móng công trình
- Gạch đặc, gạch 6 lỗ để xây tường công trình
20



- Gạch đồng tâm để ốp, lát nền công trình
- Thép tấm để dựng toàn bộ công trình
* ) Nguyên vật liệu phụ: Cũng là đối tượng lao động, tuy nó không cấu
thành nên thực thể của công trình nhưng nó có tác dụng làm tăng chất lượng của
công trình và tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường.
Nguyên vật liệu phụ bao gồm các loại như: chất phụ gia, các then chốt, đinh vảy,
cầu dao điện, đèn điện, băng dính điện, dây nguồn ...
*) Nhiên liệu: Bao gồm xăng, Dầu Diezen, dầu phụ… dùng để cung cấp
cho đội xe cơ giới vận chuyển chuyên chở nguyên vật liệu, dùng để chạy máy
phát điện hoặc chở cán bộ lãnh đạo của Công ty hay các phòng ban đi liên hệ
công tác.
* )Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị mà
công ty sử dụng bao gồm phụ tùng thay thế các loại máy móc, máy cẩu, máy trộn bê
tông và phụ tùng thay thế của xe ô tô như: các mũi khoan, săm lốp ô tô..
- Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư:

21


×