Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

QUY HOẠCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ; GIAI ĐOẠN 20202030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.64 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

QUY HOẠCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO
THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ; GIAI ĐOẠN 2020-2030

Họ và tên sinh viên:
Lớp:

Nguyễn Thu Phương
ĐH2CM2

Giảng viên hướng dẫn: T.S Lê Ngọc Thuấn
Cơ quan công tác:

Trường ĐH Tài nguyên và môi trường HN

HÀ NỘI, THÁNG 03 NĂM 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

QUY HOẠCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO
THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ; GIAI ĐOẠN 2020-2030

Giáo viên hướng dẫn 1


(Ký và ghi rõ họ tên)

T.S Lê Ngọc Thuấn

Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thu Phương


HÀ NỘI, THÁNG 03 NĂM 2016
MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC HÌNH ẢNH


LỜI CAM ĐOAN


LỜI CẢM ƠN


MỞ ĐẦU

Là trung tâm của tỉnh Phú Thọ, Thị xã Phú Thọ được thành lập ngày 5 tháng 5 năm
1903, với bề dày lịch sử 112 năm xây dựng và phát triển, trong đó có gần 60 năm là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Thị xã Phú Thọ có diện tích tự nhiên
64.6km2 và 10 đơn vị hành chính, gồm: 5 phường hiện hữu (Âu Cơ, Hùng Vương,
Phong Châu, Trường Thịnh và Thanh Vinh), 2 phường dự kiến thành lập (Thanh Minh
và Văn Lung), 3 xã (Hà Lộc, Hà Thạch, Phú Hộ).
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của thị xã đã có bước phát triển, tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt trên 10%/năm, các lĩnh vực xã hội
được quan tâm; kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị được chú trọng đầu tư, diện mạo
đô thị có nhiều đổi mới. Năm 2010, thị xã Phú Thọ được công nhận là đô thị loại III và
hiện là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế... phía
Tây - Tây Bắc của tỉnh; là một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh,
là đô thị trung gian kết nối khu vực miền núi phía Bắc với đồng bằng Bắc Bộ và thủ đô
Hà Nội. Trong quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030
tại Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, thị xã Phú
Thọ được xác định để quy hoạch phát triển trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Phú
Thọ.
Các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao và văn hoá xã hội cũng đã thu
được nhiều thành tích quan trọng, công tác bảo vệ và quản lý môi trường dần từng
bước phát triển và đã thu được những thành công đáng khích lệ. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong quá trình phát triển cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề
môi trường và xung đột môi trường khá nghiêm trọng.
Hiện tại, vấn đề được thị xã quan tâm giải quyết là thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn.
Hiện Công ty CP dịch vụ môi trường Phú Thọ mới chỉ thực hiện thu gom rác thải sinh
hoạt được 3 phường nội thị và một phần phường Trường Thịnh, còn phường Thanh
Vinh và 5 xã do địa bàn rộng, mật độ dân số thấp, nguồn kinh phí hạn hẹp nên Công ty
chưa thường xuyên tổ chức thu gom được. Việc thu gom, xử lý rác thải do các xã tự
thực hiện. Khắc phục tình trạng này, năm 2013 thị xã đã đầu tư 20 triệu đồng cho các
xã đóng thùng để nhân dân đổ rác, tuy nhiên do không được vận chuyển kịp thời nên
rác bị phân huỷ, gây ô nhiễm môi trường. Ông Ngô Minh Ngữ - Phó Chủ tịch UBND

xã Phú Hộ cho biết: “Nước thải và rác thải là vấn đề nan giải nhất hiện nay ở địa
phương. Hiện toàn xã có 6 khu dân cư được tổ thu gom rác của Công ty TNHH một
thành viên hoá chất 21 tổ chức thu gom và xử lý rác tại lò đốt rác cải tiến của Công ty.
Còn 13 khu dân cư, trong đó có 50% các hộ tự xử lý rác thải, còn lại sẽ đổ rác về 2


điểm tập kết. Tuy nhiên, tại các điểm tập kết rác chưa được vận chuyển thường xuyên,
thậm chí có lúc lên tới hàng tháng mới được vận chuyển, gây ô nhiễm môi trường.
Nguyên nhân do nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường còn hạn chế;
chi phí vận chuyển rác thải xử lý cao trong khi đó việc đóng góp của nhân dân và
nguồn ngân sách xã hỗ trợ chưa được đảm bảo”.
Để phát triển kinh tế - xã hội của thị xã khi đi lên trở thành thành phố trực thuộc tỉnh
Phú Thọ nhưng vẫn đảm bảo được môi trường bền vững em nhận thấy được mức độ
cấp thiết cần thực hiện “Quy hoạch quản lý chất thải rắn Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú
Thọ; giai đoạn 2020 – 2030”, nhằm giải quyết vấn đề trên.


1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI THỊ
XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ
1.1.
Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.1.
Vị trí địa lý

Hình 1. Vị trí địa lý Thị xã Phú Thọ
Thị xã Phú Thọ có vị trí trung tâm của tỉnh Phú Thọ, nằm tiếp giáp giữa miền núi
và đồng bằng Bắc Bộ, trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai –
Côn Minh. Trung tâm thị xã có tọa độ 21o24’ vĩ độ Bắc, 105º14’ kinh độ
+ Phía Bắc giáp huyện Thanh Ba và Phù Ninh;

+ Phía Đông giáp huyện Phù Ninh và huyện Lâm Thao;
+ Phía Tây giáp huyện Thanh Ba;
+ Phía Nam giáp sông Hồng và huyện Tam Nông.
-

Thị xã Phú Thọ cách thành phố Việt Trì 40 km và cách thủ đô Hà Nội 100 km về phía
Tây Bắc, có diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính 6,341.38ha với 4 phường 6 xã
+ Phường: Âu Cơ, Phong Châu, Hùng Vương, Trường Thịnh;
+ Các xã: Hà Lộc, Văn Lung, Thanh Minh, Thanh Vinh, Hà Thạch, Phú Hộ.
Đặc điểm địa hình - địa chất

-

Thị xã Phú Thọ thuộc vùng trung du Bắc Bộ, nằm trên vùng giáp giới giữa Đồng bằng
sông Hồng và vùng đồi núi. Với địa hình bán sơn địa, điển hình theo dạng “bát úp”,


nằm trên vùng giáp ranh giới giữa Đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi thấp. Địa
hình cao dần về phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía sông Hồng.
-

Thị xã hình thành trên vùng đồi thấp: Nơi cao nhất là +70 m. Nơi thấp nhất là +15m.
Độ dốc sườn dốc i = 0,03 ÷ 0,10. Các khu đồi có cao độ trung bình là 26 ÷ 35 m.

-

Bao quanh các đồi là các cánh đồng nhỏ, có cao độ trung +15.00 ÷ 16.00m và một số
nương bậc thang có cao độ trung bình 20 ÷ 22m. Các dãy núi cao dần về phía Bắc và
Tây Bắc, thấp dần về phía sông Hồng. Bờ sông Hồng không ổn định.


-

Vùng đồi có cấu tạo chủ yếu sét pha, cường độ chịu tải >2kg/cm. Các cánh đồng có
cấu tạo chủ yếu do bồi tích, sờn tích sét, sét pha cường độ chịu nén 1 ÷ 1.5 kg/cm.

-

Theo báo cáo của Liên đoàn địa chất 3 thì vùng xung quanh thị xã có nhiều mỏ cao
lanh có giá trị:

o

Mỏ Hưu Khánh Thanh Sơn trữ lượng 5.3 triệu tấn;

o

Ba Bò 1.3 triệu tấn;

o

Thạch Khoán 4 triệu tấn cao lanh và 6 triệu tấn Fen pat;

o

Tại Phương Viên, Hạ Hòa: 392,000 tấn;

o

Tại Tiên Phương và Tường Thành (Cẩm Khê): 202.3 ngàn tấn;


o

Cạnh thị trấn Đoan Hùng: 17,000 tấn;

o

Gò Gai (xã Phú Hộ, Phù Ninh): 53,000 tấn…

-

Đất đồi màu đỏ vàng và thích hợp cho trồng cây công nghiệp như chè, cọ…
Khí hậu
Thị xã Phú Thọ thuộc vùng khí hậu Trung Du Bắc Bộ, có nhiều đặc điểm gần với
vùng đồng bằng Bắc Bộ, theo tài liệu trạm khí tượng Phú Hộ cung cấp thì

-

Nhiệt độ

o

Nhiệt độ không khí trung bình 23oC;

o

Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình năm 27oC;

o

Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình năm 10oC.


-

Mưa

o

Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

o

Lượng mưa ngày lớn nhất 701.2 mm;


o

Lượng mưa trung bình năm 1,850mm.

-

Độ ẩm

o

Độ ẩm tương đối trung bình năm 84%;

o

Độ ẩm tuyệt đối trung bình năm 24.8%.


-

Nắng: Số giờ nắng trung bình năm 1,571 giờ.

-

Gió:

o

Tốc độ gió trung bình năm 1.8 m/s;

o

Tốc độ trung bình trong tháng 5 khoảng 2.3 m/s.
Điều kiện thủy văn

1.1.1.2.

Thị xã Phú Thọ chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn trực tiếp của sông Hồng và kênh suối
nội đồng.
-

Mực nước lũ sông Hồng tại thị xã Phú Thọ theo các tần suất:

o

Mực nước cao nhất trung bình năm 15.74 m;

o


Mực nước thấp nhất trung bình năm 12.62 m.

Đê hiện có cao trình > +22.00 m.
Khả năng chống lũ:
Báo động cấp I nước lũ ở cao độ +17.50 m;
Báo động cấp II nước lũ ở cao độ +18.20 m;
Báo động cấp III nước lũ ở cao độ +18.90 m.
Nước mưa lưu vực trong đê thoát ra hồ rồi theo ngòi Lò Lợn chảy ra sông Hồng qua
cống đóng mở Lò Lợn có 4 cửa (2.2 x 3m). Khi có báo động cấp III lũ ở cao độ +18.90
m cửa cống đóng lại. Mực nước ở trong không chảy ra sông nữa, do vậy 1 năm chỉ cấy
1 vụ lúa (trừ cánh đồng Bạch Thủy cấy 2 vụ do có hệ thống bờ bao khép kín).
1.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội
o
o
o
-

Hiện trạng dân số - lao động
a. Hiện trạng dân số

Theo niên giám thống kê từ năm 2012 đến năm 2014, diện tích tự nhiên và dân
số các đơn vị hành chính cấp xã của Phú Thọ (trong đó có xã Thanh Minh và xã Văn
Lung) như sau:
Bảng 1. Hiện trạng dân số thị xã Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2014
STT

Chỉ tiêu

Diện

tích

Dân số trung bình (Người)
Năm

Năm

Năm


(ha)

2012

2013

2014

Toàn thị xã

6.460,07

69.42
6

69.98
1

70.313


I

Khu vực nội thị

2.356,73

39.45
7

39.79
5

39.899

1

Phường Âu Cơ

115,95

7.937

8.001

7.840

2

Phường Hùng Vương


82,03

5.813

5.809

5.897

3

Phường Phong Châu

74,42

4.002

4.055

4.011

4

Phường Trường Thịnh

377,21

6.489

6.613


6.822

5

Phường Thanh Vinh

423,14

3.282

3.247

3.266

6

Xã Thanh Minh

650,49

4.365

4.446

4.377

7

Xã Văn Lung


633,49

7.569

7.624

7.686

II

Khu vực ngoại thị

4.103,34

29.96
9

30.18
6

30.414

8

Xã Hà Lộc

1.356,86

9.271


9.476

9.505

9

Xã Hà Thạch

1.089,23

10.34
1

10.33
8

10.440

10

Xã Phú Hộ

1.657,25

10.35
7

10.37
2


10.469

(nguồn )
b. Hiện trạng lao động
-

-

Với vai trò là một trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội lớn thứ 2 của tỉnh, đô thị Phú
Thọ hiện nay và trong tương lai sẽ trở thành đô thị có nền kinh tế phát triển, có dịch vụ
hạ tầng tốt, có nhiều điều kiện thu hút đầu tư. Chất lượng sống đô thị và nông thôn
nâng cao, từ đây thu hút được lượng lớn lực lượng lao động về làm việc và sinh sống.
Theo số liệu thống kê năm 2014, tính trên toàn đô thị, số lao động trong độ tuổi lao
động là 43.161 người, trong đó lao động làm việc trong ngành công nghiệp, xây dựng
là 12.965 người, lao động trong ngành thương mại – dịch vụ là 14.426 người, lao động
trong ngành nông ngư nghiệp là 12.833 người.


Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 68,1%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm gần 39%.
-

Trong đó khu vực nội thị là: số lao động làm việc trong ngành công nghiệp, xây dựng
là 8.485 người, lao động trong ngành thương mại – dịch vụ là 10.818 người, lao động
trong ngành nông ngư nghiệp là 3.848 người.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 83,4%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm gần 42%.

c. Dân số đô thị hóa và tốc độ đô thị hóa

Hiện trạng về phát triển kinh tế - xã hội
-


Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, thị xã Phú Thọ có nhiều
tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên hạ tầng kĩ thuật còn thấp so với đô thị loại III, cơ sở
vật chất thiếu thốn cần được các cơ quan chức năng quan tâm đầu tư nhằm từng bước
cải góp phần vào cảnh quan chung của đô thị.

-

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của thị xã đã có bước phát triển, tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt trên 10%/năm, các lĩnh vực xã hội
được quan tâm; kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị được chú trọng đầu tư, diện mạo
đô thị có nhiều đổi mới.
a. Công nghiệp
Bảng 2. Hiện trạng khu, cụm công nghiệp tại thị xã Phú Thọ
TT

-

-

Tên khu, cụm công
nghiệp

Quy mô
(ha)

1

KCN Phú Hà


450

2

CCN Thanh Minh

30

3

CCN Thanh Vinh

20

(Nguồn “Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Phú Thọ năm 2015”)
Hiện nay, thị xã có 16 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang hoạt động sản xuất
kinh doanh hiệu quả, thu hút nhiều lao động và góp phần đáng kể vào việc nâng cao
thu nhập cho nhân dân địa phương. Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn có các cơ sở sản
xuất, làng nghề nhỏ lẻ khác.
Trong lĩnh vực phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thị xã tập trung khai thác
có hiệu quả các lợi thế, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu
tư vào lĩnh vực công nghiệp trong đó đặc biệt chú trọng phát triển các sản phẩm có giá
trị gia tăng cao. Thu hút các doanh nghiệp có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, công
nghệ sạch, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và
thu ngân sách, với mục tiêu công nghiệp tăng bình quân năm từ 8,68% trở lên.


b. Thương mại, dịch vụ, du lịch
- Với vị trí là đô thị trung gian kết nối khu vực miền núi phía Bắc với đồng bằng Bắc Bộ


và thủ đô Hà Nội thị xã có những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành thương
mại dịch vụ.
- Trong lĩnh vực dịch vụ, thị xã chú trọng phát triển về quy mô và nâng cao chất lượng
các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất (tín dụng, ngân hàng, thông tin liên lạc, điện,
nước...), dịch vụ tiêu dùng (ăn nghỉ, đi lại, y tế, đồ dùng sinh hoạt...) để từng bước phát
triển thị xã thành trung tâm thương mại, dịch vụ, đô thị của vùng, đáp ứng được các
yêu cầu phát triển của doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
c. Nông nghiệp
- Thị xã tập trung phát triển nông nghiệp cận đô thị, quy hoạch vùng sản xuất tập trung
cho các sản phẩm nông nghiệp như: Rau an toàn, hoa, cây cảnh và sản xuất giống; xây
dựng thương hiệu chè xanh Phú Thọ gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng
nghề. Nâng cao giá trị sản xuất trên 1ha canh tác; phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 85
triệu đồng/ha canh tác.
- Triển khai thực hiện từng bước vững chắc xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến hết
năm 2018, 100% các xã trên địa bàn đạt tiêu chí nông thôn mới.
d. Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật
- Để thực hiện chủ trương nâng cấp lên đô thị loại II theo tinh thần Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, ngày 13/12/2013 HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số
17/2013/NQ-HĐND thông qua Đề án nâng cấp thị xã Phú Thọ trở thành thành phố
trực thuộc tỉnh vào năm 2016.
- Với quan điểm nâng cấp thị xã trở thành thành phố vào năm 2016 trên cơ sở giữ
nguyên hiện trạng, không điều chỉnh địa giới hành chính giữa các xã, phường; tích cực
huy động các nguồn lực, trong đó có nguồn hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh để tổ
chức thực hiện đi đôi với chủ động khai thác, phát huy các nguồn nội lực, chú trọng xã
hội hóa đối với những nội dung có thể thực hiện được, Thị ủy - HĐND - UBND thị xã
đã xác định rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng địa phương
cơ sở cần phải tập trung trong suốt lộ trình này. Thời gian tới, thị xã sẽ tiếp tục hoàn
thiện các tiêu chuẩn, mục tiêu đầu tư và nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn đã đạt.



Hình 2. TX.Phú Thọ luôn quan tâm, quy hoạch, mở rộng không gian đô thị
-

Trước mắt coi trọng các vấn đề về hạ tầng đô thị, hoàn thiện quy hoạch phân khu 7
đơn vị xã, phường bảo đảm 70% số xã, phường có quy hoạch chi tiết được phê duyệt;
tập trung nâng cấp 2 xã Thanh Minh và Văn Lung cơ bản đạt tiêu chí phường và được
công nhận trở thành phường. Đầu tư hoàn thiện các tiêu chuẩn còn yếu và nâng cao
chất lượng các tiêu chuẩn đã đạt, trong đó tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội,
tăng quy mô dân số, nâng cao tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành và
tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ - du lịch trong cơ cấu
kinh tế; đầu tư hạ tầng đô thị; phát triển dịch vụ mới; tăng cường hoạt động văn hóa xã
hội, an ninh quốc phòng, nếp sống văn minh đô thị.
- Để triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trên, thị xã đề ra các nhóm nhiệm vụ
giải pháp chủ yếu, bao gồm giải pháp về quy hoạch, về huy động nguồn lực… về cơ
chế chính sách, mở rộng các mối quan hệ để phát huy, khai thác các lợi thế để xây
dựng phát triển thành phố như Đề án đã được phê duyệt.
- Các công trình công cộng cấp đô thị
o Các cơ sở giáo dục, đào tạo




Hiện tại thị xã 01 trường đại học, 01 viện nghiên cứu, 03 trường cao đẳng, 05 trường
dạy nghề. Quy mô đào tạo khoảng 15,000 SV/năm.
 Hệ thống giáo dục phổ thông có 3 trường THPT, 8 trường THCS, 11 trường tiểu học
và mạng lưới các trường mẫu giáo đã hình thành ở từng phường, xã.
o Các cơ sở y tế
- Thị xã có 3 bệnh viện công lập, trong đó có 1 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và 2 bệnh
viện chuyên khoa tuyến tỉnh: Bệnh viện Đa khoa khu vực Phú Thọ, Bệnh viện Tâm
thần Phú Thọ và bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Phú Thọ

- Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn có các cơ sở y tế khác
Bảng 3. Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu năm 2013
TÊN CƠ SỞ KCB

MÃ CƠ SỞ

ĐỊA CHỈ

041

Phường Trường Thịnh
– TX. Phú Thọ

A

Tuyến huyện và tương
đương

1

Bệnh xá trường TH y tế Phú
Thọ

B

Tuyến cơ sở (Trạm y tế trên
địa bàn Thị xã Phú Thọ)

1


Trạm y tế Phường Âu Cơ

067

Phường Âu Cơ – TX.
Phú Thọ

2

Trạm y tế phường Trường
Thịnh

064

Phường Trường Thịnh
- TX. Phú Thọ

3

Trạm y tế phường Hùng
Vương

065

Phường Hùng Vương TX. Phú Thọ

4

Trạm y tế phường Phong
Châu


066

Phường Phong Châu TX. Phú Thọ

5

Trạm y tế xã Hà Lộc

068

Xã Hà Lộc - TX. Phú
Thọ

6

Trạm y tế xã Phú Hộ

069

Xã Phú Hộ - TX. Phú
Thọ

7

Trạm y tế xã Văn Lung

070

Xã Văn Lung - TX.

Phú Thọ

8

Trạm y tế xã Thanh Minh

071

Xã Thanh Minh - TX.
Phú Thọ

9

Trạm y tế xã Hà Trạch

072

Xã Hà Trạch - TX. Phú
Thọ

073

Xã Thanh Vinh - TX.
Phú Thọ

10 Trạm y tế xã Thanh Vinh


o


o

o

o

+
+
+
+

+
+
+
+
+

(
Nguồn
/>%20Tho.pdf )
Văn hóa
Thị xã có 1 rạp chiếu bóng (400 ghế) đang trong tình trạng xuống cấp, nhà hát
ngoài trời không còn sử dụng, thư viện thị xã, cửa hàng sách nhà cấp 4, đài phát thanh
của thị xã mới được xây dựng.
Cây xanh – thể dục thể thao
Có 1 vườn hoa công viên trước UBND thị xã
1 sân bóng có khán đài và tường bao.
Thương mại
Thị xã có chợ Mè – chợ trên bến dưới thuyền được xây dựng lâu đời và có tiếng
trong vùng, là đầu mối giao lưu thương mại tổng hợp trong vùng.

Giao thông
Giao thông đối ngoại
Thị xã có đường tỉnh lộ 315 nối thị xã với quốc lộ 2, đoạn chạy qua thị xã dài 4 km.
Từ thị xã tới tỉnh lộ 313 đến các huyện phía Tây sông Hồng của tỉnh Phú Thọ mặt
đường đá dăm láng nhựa, đáp ứng được nhu cầu đi lại.
Tuyến đường tỉnh lộ 325 kết hợp với đê sông Hồng nối với huyện Phong Châu – thị
trấn Lâm Thao, nối với QL32 về Sơn Tây và Hà Nội.
Ngoài ra còn có bến ô tô, hệ thống đường sắt, đường thủy và hàng không (sân bay
cách phía Tây thành phố do quân đội quản lý với tổng diện tích khoảng 30 ha).
Giao thông đối nội
Mạng lưới giao thông nội thị đã được xây dựng hoàn chỉnh với tổng số 26 tuyến
đường có chiều dài 19.8 km.
Cầu vượt đường sắt được xây dựng mới. Đường sắt chạy qua thị xã hiện nay chưa ảnh
hưởng tới giao thông.
Hệ thống đường được cải tạo, nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại.
Nằm ngay cạnh sông Hồng nên khả năng vận tải thủy lớn nhưng chưa được tổ chức
khai thác hợp lý.
Sân bay hiện có nhưng nằm ngay trong thị xã đang được quân đội quản ký, quy mô và
tiêu chuẩn kỹ thuật không đáp ứng được việc phát triển thành sân bay dân dụng.
Hiện trạng sử dụng đất thị xã Phú Thọ

-

Tổng diện tích đất của thị xã Phú Thọ dựa theo “Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh
Phú Thọ năm 2015” là 6460.07 (ha) bao gồm: 4198.98 (ha) đất nông nghiệp, 2042.35
(ha) đất phi nông nghiệp và 218.74 (ha) đất chưa sử dụng.
Bảng 4. Thống kê hiện trạng đất đai thị xã Phú Thọ năm 2013
STT Tên đơn vị hành chính
1


Phường Âu Cơ

Diện tích (km2)

Tỉ lệ

1.16

1.80%


2

Phường Hùng Vương

0.82

1.27%

3

Phường Phong Châu

0.74

1.15%

4

Phường Thanh Vinh


4.23

6.55%

5

Phường Trường Thịnh

3.77

5.84%

6

Xã Hà Lộc

13.56

21.00%

7

Xã Hà Thạch

10.89

16.87%

8


Xã Phú Hộ

16.57

25.66%

9

Xã Thanh Minh

6.5

10.07%

10

Xã Văn Lung

6.33

9.80%

( Nguồn “Niên giám thống kê thị xã Phú Thọ năm 2012 đến năm 2014” )

Bảng 5. Dự báo thành phần đất đai khu vực nội thị thị xã Phú Thọ
TT
I

Các loại đất

Đất dân dụng

Đơn vị

Hiện trạng

ha

311.9

Dự báo
Năm 2010

Năm 2020

346.5

633.6

Bình quân diện tích

m2/người

80.5

82.50

1

Đất ở


m2/người

46

45

2

Giao thông

m2/người

20

23

3

Công trình công cộng

m2/người

6

7

4

Cây xanh


m2/người

8.5

7.5

II

Đất ngoài khu dân
dụng

ha

117.1

283.5

518.4

Bình quân diện tích

m2/người

55.00

65.9

67.5


ha

15.19

86.03

138.24

Bình quân

m2/người

7.14

20

18

Kho tàng

ha

7.7

16.9

Bình quân

m2/người


1.8

2.2

ha

12.0

23.8

Bình quân

m2/người

2.8

3.1

Đất khác

ha

177.7

339.5

1
2
3
4


Đất công nghiệp

Đất giao thông


Cộng

ha

429.00

630

1152


Hiện trạng phát sinh và quản lý CTRSH trên địa bàn thị xã Phú Thọ
Tổng quan CTR
-

Định nghĩa: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất ở dạng rắn được con người loại
bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm hoạt động sản xuất, các
hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng,...). Trong đó quan trọng nhất là các
loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và các hoạt động sống.

- Nguồn gốc phát sinh: Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh CTR khác nhau
nhưng phân loại theo cách thông thường nhất là:
Bảng 6. Nguồn gốc các loại CTR
Nguồn phát sinh Nơi phát sinh


Các dạng CTR

Khu dân cư

Hộ gia đình, biệt thự, chung cư.

Thực phẩm dư thừa, giấy, can
nhựa, thủy tinh, nhôm.

Khu thương mại

Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách Giấy, nhựa, thực phẩm thừa,
sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa thủy tinh, kim loại, chất thải
và dịch vụ.
nguy hại

Trường học, bệnh viện, văn
Cơ quan, công sở
phòng cơ quan chính phủ.
Công trình xây
dựng

Giấy, nhựa, thực phẩm dư
thừa, thủy tinh, kim loại, chất
thải nguy hại.

Khu nhà xây dựng mới, sửa
Gỗ, bê tông, thép, gạch, thạch
chữa nâng cấp mở rộng đường

cao, bụi.
phố, cao ốc, san nền xây dựng.

Hoạt động dọn rác vệ sinh
Dịch vụ công cộng
Rác cành cây cắt tỉa, chất thải
đường phố, công viên, khu vui
đô thị
chung tại khu vui chơi, giải trí.
chơi giải trí, bãi tắm.

-

Các khu công
nghiệp

Công nghiệp xây dựng, chế tạo, Chất thải do quá trình chế biến
công nghiệp nặng - nhẹ, lọc dầu, công nghiệp, phế liệu, và các
hóa chất, nhiệt điện.
rác thải sinh hoạt

Nông nghiệp

Thực phẩm bị thối rữa, sản
Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây
phẩm nông nghiệp thừa, rác,
ăn trái, nông trại.
chất độc hại.

Quản lý chất thải rắn thông thường



o

Hoạt động quản lý nhà nước:
Hoạt động quản lý CTR bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây
dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái
sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối
với MT và sức khoẻ con người [NĐ59/2007].
Nội dung quản lý nhà nước về CTR:
1. Ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lý CTR, tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý CTR và hướng dẫn thực hiện các văn
bản này (Bộ XD).
2. Ban hành quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hoạt động quản lý CTR (Bộ
TNMT).
3. Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch quản lý CTR (Bộ XD
với QH liên tỉnh, UBND tỉnh trong phạm vi địa phương, Bộ QP trong phạm vi đơn
vị QP)
4. Quản lý quá trình đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xây dựng công trình xử lý CTR
(Bộ XD, UBND tỉnh, Bộ Tài chính quản lý cấp vốn, Bộ TNMT ban hành chính sách
ưu đãi đầu tư về đất đai, Bộ KHCN và XD thẩm định công nghệ XL) .
5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động quản lý
CTR (Bộ TNMT).

o

Quản lý tổng hợp chất thải rắn:
Quản lý tổng hợp CT là một cách tiếp cận mới trong quản lý CT và đang được
nhiều nước trên thế giới áp dụng. Quyết định số 2149/QĐ-TTg năm 2009 đã phê
duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến

năm 2050.
Trong thực tế quản lý CT ở các nước trên thế giới có các hướng tiếp cận được
áp dụng sau [10,20,29]:
- Quản lý CT ở cuối công đoạn sản xuất;
- Quản lý CT trong suốt quá trình sản xuất;
- Quản lý CT nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng;
- Quản lý tổng hợp CT.


Sơ đồ: Thang bậc quản lý CT [9]
Phòng ngừa (a) - Giảm thiểu (b) - Tái sử dụng (c) - Tái chế (d) - Thu hồi (e) - Thải bỏ
(f)
Quản lý tổng hợp CT xem xét một cách tổng thể các khía cạnh cần thiết nhất
liên quan tới quản lý CT là MT, xã hội, kinh tế, thể chế với sự tham gia của các bên
liên quan vào các thành phần của hệ thống quản lý CT (phòng ngừa, thu gom, tái sử
dụng, tái chế, chôn lấp).
Phối kết hợp các chiến lược quản lý CT bao gồm các giải pháp mang tính chiến
lược giảm nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ, thu gom, thu hồi năng
lượng và chôn lấp.
- Quản lý chất thải rắn nguy hại
Quản lý CTRNH là một quy trình kiểm soát bắt đầu từ phát sinh, thu hồi, xử lý
và cuối cùng là thải bỏ CTRNH, bao gồm quản lý nhà nước về CTRNH (ban hành
văn bản, cấp phép chủ nguồn thải, kiểm soát quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý,
quản lý vận chuyển CTRNH xuyên biên giới, cấp phép cơ sở thu gom và xử lý…) và
quản lý của các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư… về CTRNH (đăng kí chủ nguồn
thải, quản lý và tổ chức thu gom, xử lý…).
Ở Việt Nam nội dung quản lý CTRNH đã ban hành trong nhiều văn bản luật
như Luật BVMT 2005, quy chế quản lý CTRNH 1999, Danh mục CTRNH 2006,
QCVN xác định ngưỡng CTRNH 2006…
Ở trên Thế giới, Việt Nam đã tham gia và thực hiện một số công ước: Công ước

Basel (1989, VN tham gia 1995), Công ước Stockhom (2001, VN tham gia 2002).
1.1.3.

Hiện trạng CTR và công tác quản lý chất thải rắn của thị xã Phú Thọ
Hiện trạng CTR thị xã Phú Thọ

-

Nguồn phát sinh chất thải rắn:


o

Chất thải rắn sinh hoạt: là chất thải từ các hoạt động sinh hoạt của người dân. Hiện nay

o

chưa có số liệu thống kê chính xác về tổng lượng rác thải trên địa bàn thị xã Phú Thọ.
Chất thải rắn xây dựng: Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động xây dựng trên địa bàn

tỉnh có thành phần chủ yếu là đất, đá, cát, gạch ngói được thu gom và tận dụng chủ
yếu cho việc san lấp mặt bằng.
o Chất thải rắn y tế: Chất thải được thải ra từ các bệnh viện, các trung tâm y tế, trạm y tế,
các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Đây là chất thải có tính độc hại cao, cần được xử
lý đúng quy định.
o Chất thải rắn công nghiệp, dịch vụ: được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh,







dịch vụ. Thành phần chất thải này phụ thuộc vào tính chất ngành nghề của các cơ sở.
- Thành phần CTR
Lượng và thành phần chất thải rắn trên địa bàn thị xã Phú Thọ đa dạng, có sự
khác nhau phụ thuộc vào mức sống người dân và sự phát triển công nghiệp, thương
mại của địa phương. Thành phần chất thải rắn rất đa dạng, trong đó rác thải hữu cơ
chiếm 70 – 75%, bao gồm:
Rác thải thực phẩm: 50 - 55%;
Rác có thành phần nhựa 8-16%;
Rác thải vô cơ như thủy tinh, kim loại: 25 – 30%;
Chất thải nguy hại bị lẫn vào chất thải thông thường: 1-2%.
Bảng 7. Lượng CTR phát sinh và tình hình thu gom của TX. Phú Thọ năm 2014
Tên Đô thị

Lượng CTR phát sinh
(kg/ngày)

Khối lượng được

Thị xã Phú Thọ

27,725

26,893.25

thu gom

(Nguồn “Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Phú Thọ năm 2015”)
- Lượng thải tại thị xã Phú Thọ: Khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 10 tấn/ngày.

Lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 0.5kg/người.ngày. Thành phần chất thải rắn chủ
yếu là chất hữu cơ chiếm khoảng từ 50%- 65%, còn chất vô cơ tái chế được khoảng 9%.
Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTR
- Tỷ lệ rác được thu gom còn chưa cao. Nhiều huyện chưa quy hoạch được điểm tập kết
rác chính thức. Hiện tượng rác thải tồn đọng tại các khu vực công cộng và các khu dân
cư khá phổ biến.
- Hiện tại dịch vụ thu gom rác của thị xã chỉ mới phục vụ được trong phạm vi khu vực
nội thị (với diện tích khoảng 12 km2). Hàng ngày có khoảng 21.09 tấn chất thải rắn
được thu gom vận chuyển về Xí nghiệp xử lý chất thải rắn Trạm Thản (xã Trạm Thản,
huyện Phù Ninh) để xử lý, tương đương với 80% lượng chất thải rắn phát sinh trong
nội thị. Phần còn lại tồn đọng tại các bãi rác trống ven sông, hồ ao, vườn tược trong thị
xã gây hiện tượng mất vệ sinh cục bộ.


×