Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến chống pháp (1945 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 156 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------

NGUYỄN THỊ NGỌC HOA

ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG
VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP (1945 – 1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------

NGUYỄN THỊ NGỌC HOA

ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG
VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP (1945 – 1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60.22.56

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS VŨ QUANG HIỂN


Hà Nội – 2013


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

So sánh một số mặt sản xuất tính bình qn theo

18

đầu người giữa Việt Nam và Pháp
Bảng 1.2

Tương quan lực lượng quân sự giữa Việt Nam và

19

thực dân Pháp trong kháng chiến
Bảng 1.3

Chiến phí của Pháp ở Đơng Dương

20


Bảng 1.4

Số lượng du kích ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

33

tháng 4/1947


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG
ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1950) ................................. 11
1.1. Những điều kiện ảnh hƣởng tới việc xây dựng lực lƣợng vũ trang
địa phƣơng .................................................................................................. 11
1.1.1. Truyền thống đánh giặc của dân tộc Việt Nam............................ 11
1.1.2. Đặc điểm so sánh lực lượng giữa ta và địch ................................ 15
1.1.3. Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ................................. 22
1.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo xây dựng lực lƣợng vũ trang địa phƣơng .... 26
1.2.1. Từ khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ đến hết năm 1948 .... 26
1.2.2. Từ năm 1949 đến cuối năm 1950 ................................................. 40
Tiểu kết chương 1: ...................................................................................... 52
Chƣơng 2: LÃNH ĐẠO TĂNG CƢỜNG XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG VŨ
TRANG ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIAI ĐOẠN TIẾN CƠNG CHIẾN
LƢỢC (1951 – 1954) ..................................................................................... 55
2.1. Hồn cảnh lịch sử mới và chủ trƣơng của Đảng.............................. 55
2.1.1. Bối cảnh lịch sử mới và yêu cầu của cách mạng ......................... 55
2.1.2. Chủ trương của Đảng .................................................................... 59

2.2. Tăng cƣờng chỉ đạo xây dựng và phát triển lực lƣợng vũ trang địa phƣơng 67
2.2.1. Phát triển dân quân du kích .......................................................... 67
2.2.2. Xây dựng bộ đội địa phương ......................................................... 89
Tiểu kết chương 2: .................................................................................... 109
Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ...... 111
3.1. Một số nhận xét ................................................................................. 111
3.1.1. Ưu điểm ........................................................................................ 111


3.1.2. Hạn chế ......................................................................................... 124
3.2. Bài học kinh nghiệm ......................................................................... 125
Tiểu kết chương 3: .................................................................................... 139
KẾT LUẬN .................................................................................................. 141
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 145
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc
Việt Nam thường xuyên phải đương đầu với giặc ngoại xâm. Chính điều này
đã tạo dựng nên truyền thống quý báu trong đánh giặc ngoại xâm của dân tộc,
đó là: “ngụ binh ư nơng”, “trăm họ đều là lính”, “giặc đến nhà đàn bà cũng
đánh”…
Kế thừa và phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn
năm của dân tộc; vận dụng đúng đắn sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác –
Lênin vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nước ta, ngay từ khi mới ra đời
Đảng đã đề ra chủ trương “tổ chức ra quân đội cơng nơng” (Luận cương chính
trị tháng 2/1930), “vũ trang cơng nơng” (Luận cương chính trị tháng
10/1930), tổ chức tự vệ công nông để chống lại địch khủng bố, đàn áp quần

chúng lúc đấu tranh; xác định một số vấn đề cơ bản về khởi nghĩa vũ trang,
xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, coi khởi nghĩa vũ trang là
sự nghiệp của quần chúng.
Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt
Nam đã làm nên thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Tám. Cách mạng tháng
Tám thành công đã đánh đổ bọn đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc và dẫn
đến sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - một nhà nước dân
chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Sự kiện này đã đưa nước Việt Nam từ
một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, đưa nhân
dân Việt Nam từ người nô lệ lên làm chủ đất nước.
Tuy nhiên, ngay sau khi giành được độc lập, dân tộc Việt Nam lại phải
đứng trước mn vàn khó khăn thử thách. Trước tình hình ấy, bên cạnh

1


những nhiệm vụ quan trọng khác thì việc xây dựng lực lượng vũ trang vững
mạnh là một nhiệm vụ trọng yếu. Nhận thấy lực lượng vũ trang cách mạng lúc
này còn non trẻ, trang bị kém, kinh nghiệm chiến đấu cịn ít. Đồng thời nhận
thấy sức mạnh của cách mạng bắt nguồn từ sức mạnh của quần chúng, mà sức
mạnh của quần chúng phải là hành động tự giác và có tổ chức, Đảng đã có
những chủ trương, biện pháp cụ thể để xây dựng lực lượng vũ trang. Đúng
như Lênin đã nói: “ Phải biết cách đưa đơng đảo quần chúng tham gia vào
những hoạt động cách mạng thực tiễn. Không những phải biết cách phân bố
những lực lượng giai cấp, những đạo quân đông đảo hàng triệu người vào
đúng những vị trí xác định của nó; mà cịn phải biết xem xét và sử dụng đúng
những lực lượng cịn có tác dụng lịch sử nhất định của tất cả các giai cấp và
tầng lớp để có được một hoạt động cách mạng thật sự có tính chất quần chúng
sâu rộng”. Thấm nhuần quan điểm về chiến tranh và cách mạng, xây dựng
quân đội kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời vận dụng một cách

sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam; chính trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945 – 1954), trên cơ sở động viên và tổ chức toàn dân kháng
chiến, Đảng đã từng bước xây dựng lực lượng vũ trang với tổ chức và quy mơ
ngày càng thích hợp. Đó chính là hình thức tổ chức lực lượng vũ trang ba thứ
quân làm nịng cốt cho tồn dân đánh giặc trong đó lực lượng vũ trang địa
phương trong đó bao gồm bộ đội địa phương và dân quân du kích giữ một vị
trí chiến lược quan trọng.
Dân quân du kích là lực lượng vũ trang quần chúng gồm những cơng
dân tình nguyện tham gia cơng tác qn sự ở địa phương, khơng thốt ly sản
xuất, có nhiệm vụ chiến đấu chống giặc, bảo vệ chính quyền, nhân dân và làm
những nhiệm vụ quân sự khác; là một bộ phận hợp thành của lực lượng vũ
trang nhân dân Việt Nam.

2


Bộ đội địa phương là lực lượng cơ động tác chiến chủ yếu trên địa bàn
địa phương, cùng với dân quân tự vệ làm nòng cốt của chiến tranh nhân dân
tại địa phương, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành
phố) trực thuộc trung ương và Ban chỉ huy quân sự huyện (quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh). Bộ đội địa phương gắn bó chặt chẽ với khu vực phòng thủ,
hoạt động chiến đấu trong thế trận phòng thủ chung của quân khu và của cả
nước, phù hợp với yêu cầu và đặc điểm từng khu vực trong chiến tranh nhân
dân địa phương kết hợp với chiến tranh nhân dân của cả nước.
Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương là một trong những nội dung
lớn trong đường lối quân sự của Đảng. Đó là hai trong ba thứ quân của lực
lượng vũ trang, đáp ứng được yêu cầu to lớn của cách mạng Việt Nam, nhất là
trong điều kiện cịn nhiều khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị
của đất nước. Trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, lực lượng
vũ trang địa phương đã góp phần to lớn vào việc phân tán, chia cắt, giam

chân, đánh tiêu diệt và tiêu hao lực lượng địch, làm thất bại những âm mưu
quân sự và chính trị của chúng, cùng với bộ đội chủ lực, đã góp phần làm cho
lực lượng vũ trang Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và
chất lượng, từng bước đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi.
1.2.

Trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay, Đảng

Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. “Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ
xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc
phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và
thành quả cách mạng” [88, 121]. Đó là một trong những phương hướng cơ
bản được xác định trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội” do Đại hội lần thứ VII của Đảng thông qua (6/1991) và
được Đại hội VIII (6/1996), IX (4/2001), X (4/2006) khẳng định lại.
3


Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn quân, toàn dân tộc Việt Nam đang ra
sức thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các lực lượng vũ
trang, trong đó có lực lượng vũ trang địa phương vì thế cũng được xây dựng
và phát triển hơn về mọi mặt, đáp ứng được yêu cầu xây dựng nền quốc
phịng tồn dân, tồn diện, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, việc nghiên cứu
đề tài này không chỉ góp phần làm rõ một giai đoạn trong cả quá trình xây
dựng và phát triển của lực lượng dân quân du kích, mà cịn góp phần tổng kết
những kinh nghiệm cần thiết phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
ngày nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

Cho đến nay đã có nhiều tác giả với nhiều cơng trình nghiên cứu về lực
lượng vũ trang nhân dân đã được công bố, đáng chú ý là các tác phẩm: “40
năm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam” (Nhà xuất bản Sự thật,
Hà Nội, 1984), “Bàn về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân
dân” của Hồ Chí Minh – Lê Duẩn – Trường Chinh – Võ Nguyên Giáp –
Nguyễn Chí Thanh – Văn Tiến Dũng – Song Hào, (Nhà xuất bản Quân đội
nhân dân, Hà Nội, 1966), “Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo
vệ tổ quốc” của Võ Nguyên Giáp (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1979), “Vai
trò chiến lược của dân quân tự vệ trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước vĩ đại
của nhân dân ta” – bài nói tại Hội nghị tổng kết công tác quân sự địa phương
Quân khu 3, Võ Nguyên Giáp, (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1967); “Dân quân tự vệ - một lực lượng chiến lược”, Võ Nguyên Giáp, (Nhà
xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1974); “Vị trí chiến lược của chiến tranh nhân dân
ở địa phương và của các lực lượng vũ trang địa phương”, bài nói tại Hội nghị
qn sự địa phương tồn miền Bắc của Võ Nguyên Giáp, (Nhà xuất bản Quân
đội nhân dân, Hà Nội, 1972).
4


2.2. Những cơng trình nghiên cứu có đề cập đến sự lãnh đạo của
Đảng đối với việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
Có nhiều tác phẩm cũng đã đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng đối với
việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, cụ thể như: “Đảng ta lãnh đạo tài
tình chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân” của
Nguyễn Chí Thanh, Trường Sơn (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1970),
“Những kinh nghiệm lớn của Đảng ta về lãnh đạo đấu tranh vũ trang và xây
dựng lực lượng vũ trang cách mạng” của Võ Nguyên Giáp (Nhà xuất bản Sự
thật, Hà Nội, 1984), .“Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở Đồng bằng
Bắc Bộ trong kháng chiến chống Pháp”, Vũ Quang Hiển, (Luận án tiến sĩ lịch
sử, 1999)…

Những cơng trình nghiên cứu, đề cập cụ thể hơn đến việc xây dựng và
phát triển của lực lượng vũ trang đã được công bố là: Bài viết của tác giả Trần
Văn Thức trong cuốn “55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam - Miền đất khai
sinh và quá trình phát triển” (xuất bản năm 1999) với tiêu đề “Về lực lượng
vũ trang ba thứ quân thời kỳ kháng chiến chống Pháp ( 1945 – 1954)”. Nội
dung bài viết khẳng định trong kháng chiến chống Pháp, quá trình xây dựng,
phát triển của lực lượng vũ trang ba thứ quân gắn bó chặt chẽ với bước đi lên
của cuộc kháng chiến và đây chính là một trong những nhân tố có ý nghĩa
quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đồng thời
nhấn mạnh việc tổ chức lực lượng vũ trang ba thứ quân là hình thức tổ chức
thích hợp với yêu cầu và phương pháp cách mạng, phương thức tiến hành
chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Bài viết của tác giả Vũ Tang Bồng với tiêu đề “Quá trình xây dựng và
phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân trong kháng chiến chống
Pháp”(Tạp chí Quốc phịng tồn dân, tháng 11/1996). Nội dung khái qt sơ
lược sự phát triển của dân quân du kích, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực
5


trong kháng chiến chống Pháp. Khẳng định việc từng bước xây dựng, phát
triển ba thứ quân, đưa chiến tranh du kích tiến dần lên vận động chiến là một
q trình vận dụng sáng tạo nguyên tắc vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng
vũ trang nhân dân của Đảng. Khẳng định việc xây dựng từng thứ quân phải
phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và cách đánh trong từng giai đoạn kháng chiến.
Năm 2007, Lê Huy Bình (Học viện Chính trị quân sự) bảo vệ thành
công Luận án tiến sĩ với đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng
vũ trang ba thứ quân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
(1945 -1954)”. Với đề tài này, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu là tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Mục đích nhằm khẳng định giá

trị tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sự vận dụng tư tưởng của Người
trong xây dựng lực lượng vũ trang trong thời đại mới.
2.3. Những vấn đề mà các cơng trình nghiên cứu chưa làm sáng tỏ
Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình chun khảo nào
nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng và phát triển lực
lượng vũ trang địa phương (bao gồm lực lượng dân quân du kích và bộ đội
địa phương) trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954. Các
công trình đã cơng bố, chưa làm rõ được đầy đủ và theo một hệ thống nhất
định, về những chủ trương, chính sách của Đảng nhằm xây dựng lực lượng vũ
trang địa phương trong kháng chiến chống Pháp. Đi đôi với nó là q trình
xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang địa phương trên cơ sở những chủ
trương mà Đảng đề ra.

6


2.4. Những vấn đề luận văn cần tập trung nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, luận văn cần tập trung trình bày và
luận giải quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang
địa phương trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954,
đồng thời nêu được những nhận xét, đánh giá, những ưu điểm, hạn chế của
Đảng trong quá trình lãnh đạo, bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm
lịch sử.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng lực
lượng vũ trang địa phương, quá trình xây dựng và phát triển của lực lượng vũ
trang địa phương trong kháng chiến chống Pháp, từ đó, bước đầu rút ra một số
kết luận qua thực tiễn Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa

phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Sưu tầm, tập hợp tư liệu liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng đối với
việc xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang địa phương từ năm 1945 đến
năm 1954. Trình bày hệ thống hố các tư liệu theo từng giai đoạn lịch sử,
đồng thời, phân tích q trình xây dựng và bước phát triển của lực lượng vũ
trang địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời rút ra một vài nhận
xét về vai trò của lực lượng này và ý nghĩa của những chủ trương mà Đảng đã đề ra.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng lực lượng vũ
trang địa phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).

7


- Thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển của lực lượng vũ trang địa
phương trong kháng chiến.
-

Những kinh nghiệm lịch sử về sự lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ

trang địa phương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đường lối, chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây
dựng và phát triển lực lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến chống
thực dân Pháp.
- Thời gian từ năm 1945 đến tháng 7 năm 1954
- Phạm vi nghiên cứu: Cả nước
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tài liệu
-

Các văn kiện Đảng về kháng chiến chống Pháp, những tài liệu chỉ

đạo cuộc đấu tranh vũ trang của Trung ương Đảng.
- Các sách lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Các sách, tạp chí xuất bản ở Trung ương viết về lịch sử Đảng, lịch sử
cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Sách, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài báo, tạp chí…của các
nhà khoa học viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.

8


5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp lịch sử, phương
pháp logic, phương pháp mô tả, phương pháp thống kê và phương pháp tổng hợp.
-

Mặt khác, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp khác như:

khai thác và sử dụng một số bảng, biểu để phân tích, so sánh, tổng hợp.
7. Đóng góp của luận văn
- Trình bày và luận giải q trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ
trang địa phương (bao gồm bộ đội địa phương và dân quân du kích) trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954; đánh giá, nhận xét
những ưu điểm và hạn chế của Đảng trong q trình đó và bước đầu rút ra
một số kinh nghiệm lịch sử.
- Cung cấp những luận cứ về mặt lịch sử cho việc tiếp tục đi sâu nghiên

cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
- Cung cấp một nguồn tài liệu tham khảo cho các sinh viên và học viên
cao học để tiếp tục đi sâu nghiên cứu mảng đề tài này.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa
luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương
trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 –
1950)
Chương 2: Lãnh đạo tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang địa phương
trong giai đoạn tiến công chiến lược của cuộc kháng chiến (1951 – 1954)
Chương 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm

9


Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ của các thư viện như: Thư
viện Đại học Quốc gia, thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, thư viện Quân đội…, được sự khuyến khích động viên của các thầy, cô
trong khoa Lịch sử đặc biệt là Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và
dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo hết sức tận tình, tâm huyết của PGS.TS Vũ Quang
Hiển. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành!

10


Chương 1
ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG
VŨ TRANG ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA CUỘC

KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1950)
1.1. Những điều kiện ảnh hƣởng tới việc xây dựng lực lƣợng vũ trang địa phƣơng
1.1.1. Truyền thống đánh giặc của dân tộc Việt Nam
“Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý
báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại
sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi
sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước…Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ
các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước
ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến
miền xi, ai cũng một lịng nồng nàn u nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ
ngồi mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến
những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ
khuyên chồng con đi tịng qn mà mình thì xung phong giúp việc vận tải,
cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình.
Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, khơng
quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến…” [52, 366].
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu
đời. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã nhiều lần cầm vũ
khí đứng lên chống giặc ngoại xâm để giành lại hoặc giữ vững nền độc lập
cho Tổ quốc. Trong tất cả những cuộc đấu tranh đó, nhân dân Việt Nam
khơng những đã xây dựng được một ý chí đồn kết chiến đấu kiên cường, mà
cịn có những sáng tạo kiệt xuất về tài thao lược. Vì thế, nhân dân đã nhiều
11


lần đánh bại được những đội quân xâm lược có quân số đông và mạnh hơn ta
gấp nhiều lần, lập nên những chiến công oanh liệt.
Từ những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên đến những cuộc chiến
tranh giành độc lập ở thế kỷ IX – X; rồi đến những cuộc chiến tranh giữ nước

từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX; chiến tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ
thuộc địa nửa phong kiến (thế kỷ XIX – 1945) cho đến những cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), kháng chiến chống đế quốc Mỹ
(1954 – 1975) và cuối cùng là chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (sau năm 1975),
dân tộc Việt Nam đã dũng cảm, kiên cường chiến đấu và chiến thắng mọi thế
lực thù địch âm mưu chia cắt và xâm lược đất nước, giữ vững nền độc lập, tự
do cho Tổ quốc. Chính lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đó đã
hun đúc nên một trang sử truyền thống vẻ vang trong lịch sử dân tộc. Đó
chính là truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân Việt Nam. Truyền
thống đó được biểu hiện rất rõ ràng thơng qua các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc, cụ thể đó là:
Thứ nhất, dựng nước đi đôi với giữ nước:
Song song với việc dựng nước, tính từ cuối thế kỷ thứ III TCN, dân tộc
Việt Nam đã phải tiến hành gần 20 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, hàng
trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Tổng thời gian mà
dân tộc Việt Nam có chiến tranh dài hơn 12 thế kỷ. Tuy vậy, khơng vì phải
chống lại qn xâm lược mà dân tộc Việt không chú trọng xây dựng đất nước
mà ngược lại. Không kể thời chiến hay thời bình, thời kỳ nào dân tộc Việt
Nam cũng phải nâng cao cảnh giác, chuẩn bị lực lượng đề phòng giặc. Cho
nên, khi có chiến tranh xảy ra, tất cả mọi người dân đều thực hiện hai nhiệm
vụ, đó là vừa chiến đấu, vừa sản xuất. Khi có quân xâm lược, cả nước một
lòng tiến lên đánh giặc, khi thắng giặc rồi, cả nước lại chăm lo xây dựng đất
nước và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những âm mưu khác của giặc. Mọi
12


người dân đều xác định: nhiệm vụ đánh giặc giữ nước là nhiệm vụ thường
xuyên và gắn liền với nhiệm vụ xây dựng đất nước.
Thứ hai, lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều.
Từ xưa đến nay, các cuộc chiến tranh giữa dân tộc Việt Nam với các

thế lực ngoại xâm ln có sự chênh lệch về tương quan so sánh lực lượng. Kẻ
thù thường đơng, mạnh và có vũ khí hiện đại hơn gấp nhiều lần. Tuy vậy,
trong tất cả những cuộc chiến tranh đó, dân tộc Việt Nam đều giành được
thắng lợi. Đó là vì cả dân tộc biết lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất
lượng cao thắng số lượng đông, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn dân
tộc. Vì vậy, lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều đã trở thành một tất yếu, trở
thành truyền thống trong đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Thứ ba, lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do.
Dân tộc Việt Nam có một lịng nồng nàn u nước, đó là do người dân
ln nhận thức sâu sắc mình là chủ nhân của đất nước và đất nước chính là tài
sản chung của mọi người dân. Hơn ai hết, mọi người đều hiểu được rằng:
nước mất thì nhà tan, chính vì vậy mà khi có giặc đến, vấn đề Tổ quốc được
đặt lên trên hết. Tinh thần thà hy sinh chứ nhất định không chịu để mất nước,
“nhất định không chịu làm nô lệ” đã in sâu trong tâm thức người Việt Nam
suốt mấy nghìn năm qua. Tư tưởng “khơng có gì q hơn độc lập tự do” đã
sớm trở thành tư tưởng, tình cảm lớn, thành lẽ sống thiêng liêng của người
Việt Nam.
Thứ tư, cả nước chung sức đánh giặc, tiến hành chiến tranh toàn dân,
toàn diện.
Hiểu được sức mạnh to lớn của việc đoàn kết, trong những cuộc chiến
đấu chống lại kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần, dân tộc Việt Nam đã cùng
đứng lên, đồng sức đồng lịng, thực hiện tồn dân đánh giặc, đánh giặc toàn

13


diện, tạo nên sức mạnh tổng thể của cả dân tộc để chiến đấu và chiến thắng
quân xâm lược.
Thời nhà Trần, dân tộc Việt Nam đã 3 lần đánh thắng qn Mơng
Ngun chủ yếu vì “bấy giờ vua tơi đồng lịng, anh em hịa thuận, cả nước

góp sức chiến đấu, nên giặc mới bó tay” [2, 13]. Nghĩa quân Lam Sơn đánh
thắng được qn Minh vì “tướng sĩ một lịng phụ tử, hịa nước sơng chén rượu
ngọt ngào”, “nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương dân chúng” [2,
23].
Thứ năm, thắng giặc bằng trí thơng minh sáng tạo, bằng nghệ thuật
qn sự độc đáo.
Trí thơng minh sáng tạo, nghệ thuật quân sự độc đáo của nhân dân Việt
Nam được thể hiện trong tài thao lược kiệt xuất thông qua các cuộc đấu tranh
giữ nước. Đó là, dân tộc Việt Nam ln biết phát huy những cái sẵn có để tạo
nên sức mạnh lớn hơn kẻ thù như: Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều; lấy
chất lượng cao thắng số lượng đông; phát huy hết uy lực của mọi vũ khí có
trong tay; biết tổ chức, kết hợp nhiều cách đánh giặc phù hợp, linh hoạt tùy
theo điều kiện, hoàn cảnh. Nghệ thuật quân sự Việt Nam là nghệ thuật quân
sự của chiến tranh Việt Nam, nghệ thuật toàn dân đánh giặc. Cho đến kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước thì nghệ thuật quân sự Việt Nam đã
phát triển đỉnh cao, một phần nhờ biết học tập những kinh nghiệm từ xa xưa
của cha ông. Cũng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang ba thứ qn đã ra đời
làm nịng cốt cho tồn dân đánh giặc. Lực lượng vũ trang đã đánh giặc bằng
mọi phương tiện và hình thức; kết hợp đánh địch trên tất cả các mặt trận, quân
sự, chính trị, kinh tế, binh vận; Kết hợp đánh du kích với đánh chính quy tác
chiến của lực lượng bộ đội địa phương và các binh đoàn chủ lực; đánh địch
trên cả 3 vùng chiến lược: rừng núi, đồng bằng và đô thị. Quân đội Việt Nam
14


đã tạo hình thái “chiến tranh cài răng lược”, buộc kẻ thù phải phân tán lực
lượng, đơng mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu, ln bị động đối phó với cách đánh
của mình.
Chính trí thơng minh, sự sáng tạo, nghệ thuật quân sự tuyệt vời của
quân và dân Việt Nam đã làm nên hết thắng lợi này đến thắng lợi khác đó.

Thứ sáu, tinh thần đồn kết quốc tế.
Đồn kết tạo nên sức mạnh. Nhưng trong chiến tranh, không chỉ cả
nước đồn kết trên dưới một lịng, dân tộc Việt Nam còn phải cần đến sự ủng
hộ của quốc tế. Vì cuộc chiến tranh của dân tộc Việt Nam là chính nghĩa, là
chiến tranh chống xâm lược. Hiểu rõ điều này, trong mọi thời kỳ, Đảng và
Nhà nước Việt Nam đều tranh thủ sự đồng tình của dư luận và các nước trên
thế giới đối với cuộc đấu tranh của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cũng với tinh thần đoàn kết ấy, nhân dân Việt
Nam được sự giúp đỡ lớn lao và sự đồng tình ủng hộ của quốc tế.
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, nhiều cuộc chiến tranh
và khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi, nhưng cuối
cùng vẫn chưa mang lại nền độc lập tự do lâu dài cho đất nước. Trước khi
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam như trong đêm tối
khơng có đường ra. Từ khi Đảng ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân
Việt Nam đã đứng lên lật đổ chế độ thực dân. Cách mạng tháng Tám thành
công, dân tộc Việt Nam đã tiếp tục đấu tranh và đánh bại được thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, giành độc lập, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ
nghĩa xã hội. Có được những thắng lợi to lớn đó là nhờ có sự lãnh đạo tài
tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên một
tinh thần yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm oanh liệt, sự cố kết dân tộc
– tài sản tinh thần vô giá của nhân dân Việt Nam.
1.1.2. Đặc điểm so sánh lực lượng giữa ta và địch
15


Trong mỗi cuộc đọ sức, kết quả của nó phụ thuộc phần lớn vào so sánh
tương quan lực lượng giữa các bên tham chiến. Ở vào thời điểm bắt đầu bước
vào cuộc chiến tranh với thực dân Pháp (1946), so sánh lực lượng giữa Việt
Nam và kẻ thù có những điểm đáng chú ý:

Về chính trị - xã hội: Nước Việt Nam vừa bước ra khỏi cuộc chiến
tranh, nền độc lập, dân chủ mới được thiết lập đã gặp phải khơng ít khó khăn
về xã hội, văn hóa. Bên cạnh đó, nền chính trị chưa ổn định thì lại bị đe dọa
bởi các lực lượng phản cách mạng, nạn ngoại xâm. Xã hội chưa ổn định, phát
triển thì giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm đã hoành hành, đe dọa đến vận
mệnh của đất nước. Vận mệnh đất nước lúc này được miêu tả như “ngàn cân
treo sợi tóc”. Ngược lại, Pháp là một đất nước có chế độ chính trị được thiết
lập từ thế kỷ XVIII. Nền chính trị, xã hội hết sức ổn định và ngày càng được
củng cố, hơn nữa lại không chịu sự thống trị lâu dài của bất kì một nước nào
trên thế giới. Chính vì vậy, Pháp ln được coi là một nước có nền chính trị
ổn định, xã hội phát triển cả trong khu vực và trên thế giới.
Về kinh tế và kỹ thuật: Nền kinh tế Việt Nam vốn là nền kinh tế nông
nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, phải chịu những hậu quả nặng nề của chế độ thực
dân phong kiến; bị thực dân Pháp và phát xít Nhật tranh nhau vơ vét trong
những năm chiến tranh thế giới thứ hai, bị thiên nhiên tàn phá triền miên, giặc
đói hồnh hành dữ dội. “Ngồi 25 triệu người dân giàu lịng u nước, cùng
2,4 – 2,7 triệu tấn thóc mỗi năm, Việt Nam khơng có gì để so sánh với bên đối
chiến về lực lượng vật chất và kỹ thuật chiến tranh”[64, 48].
Trong khi đó, Pháp là một nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Tuy trong
chiến tranh thế giới thứ hai, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, nền kinh
tế có bị suy yếu ít nhiều, nhưng về cơ bản, Pháp vẫn là một đế quốc to, có nền
kinh tế cơng nghiệp phát triển, tiềm lực chiến tranh to lớn. Trong thời kỳ xâm
lược Việt Nam, “nước Pháp sản xuất ra mỗi năm 50,8 triệu tấn than, 14,5 triệu
tấn dầu, 8,7 triệu tấn thép, 7,4 triệu tấn xi măng, 34,6 tỷ KW giờ điện” [64, 48-49].

16


Bảng 1.1: So sánh một số mặt sản xuất tính bình quân theo đầu người
giữa Việt Nam và Pháp [39, 270].

Hạng mục so sánh

Pháp

Việt Nam

Gang thép

0 kg

262 kg

Than đá

107 kg

1000 kg

Điện

3,9 KW/h

417 KW/h

Thu nhập

49 đồng, (tương 6.200 Phơ răng
đương 490 Phơ răng)

Về quân đội và phương tiện chiến tranh: Việt Nam thua kém Pháp rất

xa. Cụ thể đó là:
Thực dân Pháp có bộ máy chiến tranh hiện đại, có một quân đội nhà
nghề với số lượng đông, trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại,
có đầy đủ hải, lục, khơng qn, có nhiều kinh nghiệm tiến hành chiến tranh
xâm lược.
Trong khi đó, quân đội Việt Nam mới đang trong quá trình xây dựng.
Khi Cách mạng tháng Tám thành cơng, Việt Nam mới chỉ có khoảng 5000
người, đến cuối năm 1946, có hơn 80.000 người, nhưng rất thiếu thốn về
trang bị, vũ khí, non yếu về trình độ tác chiến và chưa có kinh nghiệm tiến
hành chiến tranh. Đặc biệt, trong suốt cuộc kháng chiến, Việt Nam không
hề có máy bay, xe tăng và tầu chiến.
Có thể thấy, so sánh về tương quan lực lượng, yếu tố cần chú ý nhất
chính là quân đội và phương tiện chiến tranh của mỗi bên. Đây là yếu tố rất
quan trọng, quyết định rất lớn đến sự thành bại của cuộc chiến. Và trước khi
bước vào cuộc kháng chiến, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng đã
nhận thấy rõ được sự chênh lệch quá lớn này.

17


Bảng 1.2: Tương quan lực lượng quân sự giữa Việt Nam và thực dân
Pháp trong kháng chiến [39, 306].
Thời
gian

Quân số (ngƣời)

Xe tăng, thiết Máy bay

Pháo (khẩu)


giáp (chiếc)

(chiếc)

Tàu
chiến
(chiếc)

Địch
12/46

Ta

Địch

Ta

Địch

Ta

Địch

Ta

Địch

Ta


90000

82000

108

12

3 trung

0

98

0

70

0

0

198

0

169

0


0

580

0

391

0

đồn
12/50

239000

235000

216

25

6 trung
đồn

3/54

480000

298000


594
(trong đó
có 300
khẩu 105
ly)

80

10 trung
đoàn + 6
tiểu đoàn +
10 đại đội

Về viện trợ bên ngoài:
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quốc
tế vừa trải qua cuộc Đại chiến thế giới lần hai. Về cơ bản và lâu dài thì tình
hình thế giới lúc này có lợi cho cách mạng đất nước, nhưng trong năm năm
đầu sau chiến tranh, chưa có nước nào trên thế giới cơng nhận và đặt quan hệ
ngoại giao với Việt Nam dân chủ Cộng hịa. Bên cạnh đó, lúc này cách mạng
Việt Nam lại đang trong tình thế bị bao vây, cơ lập. Từ giữa năm 1950, Việt
Nam mới nhận được sự giúp đỡ của quốc tế. Tính đến ngày 1/6/1954, Việt
Nam đã nhận được viện trợ tổng cộng là 21.517 tấn vật chất, trị giá 136 triệu
nhân dân tệ (tương đương 34 triệu Rúp). Tính riêng về vũ khí, trang bị kỹ
thuật, Việt Nam nhận được 24 khẩu sơn pháo 75 mm, 24 khẩu lựu pháo 105
mm, 76 khẩu pháo cao xạ 37 mm, 12 khẩu pháo hỏa tiễn H6, 715 xe ô tô vận
tải [64, 459].
18


Thực dân Pháp dựa vào sự giúp đỡ của đế quốc Mỹ cho nên cả về tài

chính và phương tiện chiến tranh của chúng ở Việt Nam ngày càng tăng và
nhiều hơn viện trợ quốc tế cho nước Việt Nam rất nhiều (xem bảng 1.3).
Bảng 1. 3: Chiến phí của Pháp ở Đông Dương (đơn vị; Tỷ Phơ răng) [64, 477].
Năm

Tổng số

Viện trợ của Mỹ

Tỷ lệ %

1950

266,5

52,0

19,5

1951

384,8

62,0

16,1

1952

565,0


200,0

35,4

1953

650,0

285,0

43,8

1954

751,0

555,0

73,9

Cộng

2 617,3

1 154,0

Có thể thấy, trong suốt cuộc chiến, Pháp đã phải chi cho chiến tranh số
tiền tương đương với 6,62 tỷ đô la Mỹ, tuy vậy, trong số đó thì viện trợ của
Mỹ đã chiếm tới khoảng 2,6 tỷ đô la. Về vũ khí và phương tiện chiến tranh,

Mỹ đã cung cấp cho Pháp 350 máy bay, 390 tàu chiến, 1.400 xe tăng và xe
bọc thép, 16.000 ô tô vận tải, 175.000 súng nhẹ [64, 447].
Xét về lực lượng kỹ thuật vật chất đơn thuần thì thực dân Pháp mạnh
hơn Việt Nam rất nhiều. Cho nên, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam
với thực dân Pháp là cuộc kháng chiến lấy nhỏ đánh lớn.
Dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự to lớn, thực dân Pháp nuôi hy
vọng giành thắng lợi bằng quân sự với chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”.
Việc chúng hịa hỗn với Việt Nam (từ 3/1946 đến 12/1946) chỉ là thủ đoạn
để lấn dần từng bước và có thời gian chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh xâm
lược quy mô lớn. Chúng hết sức ngoan cố và không chịu công nhận các quyền

19


dân tộc cơ bản cũng như nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Tại Hội nghị
Phông ten nơ blô (Fontainebleau) trưởng đoàn đại biểu Pháp trắng trợn tuyên
bố: “Nếu các ông không khôn ngoan mà chấp nhận những điều kiện của chính
phủ Pháp đề ra, thì chúng tơi sẽ bẻ cổ các ơng trong vịng 8 ngày bằng một
chiến dịch cảnh sát thông thường” [39, 265].
Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có thể thấy rằng, sự chênh lệch về kinh tế,
quân sự giữa hai bên trước khi bước vào cuộc chiến là quá lớn. Dân tộc Việt
Nam cũng nhận thấy rõ điều đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích: “Nước ta nghèo, kỹ thuật ta kém.
Những thành phố có chút cơng nghiệp đều bị giặc chiếm”. “Lúc bắt đầu
kháng chiến, quân đội ta là một quân đội thơ ấu, tinh thần dũng cảm có thừa,
nhưng thiếu vũ khí, thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ, thiếu mọi mặt. Quân đội
địch là một quân đội nổi tiếng trong thế giới. Chúng có hải qn, lục qn,
khơng qn. Chúng lại có đế quốc Anh – Mỹ giúp, nhất là Mỹ”. Vì thế, nhiều
người cho rằng cuộc kháng chiến của nhân dân ta chẳng khác nào “châu
châu đá voi” [52, 473-474]

Nếu “chỉ nhìn về vật chất, chỉ nhìn hiện trạng, chỉ lấy con mắt hẹp hịi
mà xem, thì như thế thật” [52, 474]. Với số lượng vũ khí, trang bị kĩ thuật gần
như chỉ ở con số 0, làm sao dân tộc Việt Nam có thể chống lại quân giặc với
một lực lượng hùng mạnh và vũ khí tối tân, hiện đại bậc nhất?
Tuy nhiên, bằng quan điểm duy vật biện chứng, cách đánh giá toàn
diện, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn nhận vấn đề khơng chỉ về vật
chất, mà cả về tinh thần; không chỉ về kinh tế, qn sự, mà cả về chính trị,
văn hóa; khơng chỉ thấy lực lượng trong nước mà còn thấy sức mạnh quốc tế.
Vì thế, Đảng khơng chịu bó tay trước khó khăn, thử thách, mà kiên quyết phát
động cuộc kháng chiến, đồng thời còn khẳng định kháng chiến nhất định sẽ
thắng lợi.
20


×