Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Tác động của hiệp định TPP và FTA việt nam –EU tới ngành da giày việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.59 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
---o0o---

Đề án chuyên ngành
Quản trị kinh doanh thương mại
Đề tài: Tác động của hiệp định TPP và FTA Việt
Nam –EU tới ngành da giày Việt Nam.
Sinh viên thực hiện: Đào Phương Thảo
Mã sinh viên: 11133539
Lớp chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
thương mại 55B
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị
Minh Nguyệt
Hà Nôi, 2016


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, mang lại
nhiều lợi ích và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên cơ sở một nền
thương mại và đầu tư công bằng. Cùng với việc đàm phán thành công nhiều hiệp
định thương mại tự do Việt Nam đang có nhiều cơ hội hơn nữa trong việc phát triển
các ngành công nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn, một trong số đó là ngành da giày.
Ngành da giày là một trong những ngành công nghiệp có giá trị xuất khẩu thuộc
10 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam, luôn luôn giữ vị trí cao trong kim ngạch
xuất khẩu cả nước và gần đây nhất là chiếm 9,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước
năm 2015.Đây cũng là ngành mang lại cơ hội việc làm và nguồn ngoại tệ cho đất


nước.Tuy nhiên, việc xuất khẩu da giày hiện nay còn chưa thực sự hiệu quả, còn
nặng về thủ công thô sơ và gia công cho nước ngoài.
Hơn nữa, từ sau khi đàm phán thành công hiệp định TPP và FTA Việt Nam –EU,
một cơ hội lớn đang mở ra cho ngành da giày Việt Nam khi được hưởng nhiều ưu
đãi về thuế suất, các cơ hội hợp tác mở rộng và tăng năng lực cạnh tranh mở rộng thị
trường.
Tuy nhiên,áp lực cạnh tranh cũng sẽ lớn hơn không còn ở các doanh nghiệp nội
địa mà còn là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để tận dụng các cơ
hội mà các hiệp định này mang lại.
Xuất phát từ tình hình trên em lựa chọn đề tài: “Tác động của TPP và FTA Việt
Nam – EU đến ngành da giày Việt Nam” cho đề án chuyên ngành của mình.
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng, tác động của TPP và EVFTA và đề
ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu da giày của Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu văn phòng, tổng hợp tư liệu trong nước và
nước ngoài tham khảo một số chính sách của Nhà nước.
Đối tượng phạm vi của đề tài bao gồm ngành da giày Việt Nam và hoạt động xuất
khẩu da giày khi chịu tác động của các Hiệp định thương mại.
Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu da giày và Hiệp định TTP, EVFTA
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu da giày và những tác động của hiệp định TPP và
EVFTA đến ngành da giày Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng phát triển cho ngành da giày Việt trước cơ hội và thách
thức mà TPP và EVFTA mang lại.
3


Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt đã giúp đỡ em
hoàn thành bài đề án này. Do việc nghiên cứu thông tin có hạn và còn nhiều thông
tin chưa đầy đủ nên bài làm còn nhiều sai sót nên em rất mong sự góp ý của thầy cô
để bài hoàn thiện hơn.


4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU DA GIÀY
VÀ HIỆP ĐỊNH TPP VÀ EVFTA
1.1.HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ

1.1.1.Khái niệm
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia
khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận.
Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục
đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công
lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các
quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương . Nó đã
xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát triển mạnh
mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức sơ khai của chúng chỉ là hoạt động trao
đổi hàng hoá nhưng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và đước biểu hiện dưới
nhiều hình thức.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh
tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thiết bị
công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho
quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể diễn
ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể đước diễn ra
trên phậm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.

1.1.2.Vai trò của xuất khẩu da giày
Trong giai đoạn hiện nay ngành da giày có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế

quốc dân. Đặc điểm của ngành là sử dụng nhiều lao động, khai thác nguồn nguyên
liệu trong nước, có lợi thế xuất khẩu và thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước.
Ngành Da Giầy là ngành công nghiệp nhẹ có tỷ suất đầu tư vốn ít khả năng quay
vòng vốn nhanh, công nghệ không phải đầu tư quá nhiều nên có thể tạo tích luỹ ban
đầu cho nền kinh tế. Nước ta mới trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập muốn
phát triển kinh tế mà tiềm lực còn chưa mạnh để phát triển những ngành công
nghiệp cao ngay lập tức thì Da Giầy với những ngành Dệt may, Thuỷ sản là những
ngành cần phát triển với phương châm lấy ngắn nuôi dài, vừa chạy tắt vừa đón đầu.
Có như vậy mới có thể nhanh chóng phát triển kinh tế đất nước.
Xuất khẩu giày dép đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là ngành
có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ ba, sau điện tử và dệt may. Thực tế, dù giá trị gia
tăng của ngành da giày chưa được như kỳ vọng song với trên 800 doanh nghiệp, 1
triệu lao động, ngành đã giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động
phổ thông, trong đó lao động nữ chiếm tới 85%.
5


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam là một trong các nước sản xuất
giày dép hàng đầu thế giới, xuất khẩu tăng 21,9%/năm. Hiện Việt Nam nằm trong
top 4 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới, đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và
Brazil, nhưng là nước xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới về giá trị, sau Trung Quốc và
Italia. Giày dép Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 50 nước, sản phẩm túi xách hiện đã
có mặt ở trên 40 thị trường...
1.2.TỔNG QUAN NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM

1.2.1.Số lượng doanh nghiệp
Ngành Da giầy Việt Nam với ưu thế là một ngành kinh tế kỹ thuật thu hút được
nhiều lao động, góp phần tạo ra công ăn việc làm cho xã hội, tham gia vào quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước thông qua
việc đẩy mạnh xuất khẩu. Vì vậy, nó có vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu cả

quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, hiện nay đang được Chính phủ quan
tâm và coi là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển hàng công nghiệp tiêu
dùng hướng ra xuất khẩu.

Bảng 1.1 : Quy mô ngành da giày
Số lượng doanh nghiệp ( năm 2013)
Theo quy mô vốn
Dưới 50 tỷ
Từ 50 -200 tỷ
Từ 200- 500 tỷ
500 tỷ trở lên
Theo quy mô lao động
Dưới 50 người
Từ 51 - 299 người
Từ 300-499 người
Từ 500 người trở lên
Tổng số lao động (2013)

1383
1148
140
45
50
771
315
74
223
926386

Nguồn:Báo cáo ngành Dệt may-Da giày

Qua bảng 1.1 ta thấy số lượng doanh nghiệp ngành da giày khá đông nhưng tập
trung chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ 1148 doanh nghiệp vốn dưới 50 tỷ ( chiếm
khoảng 83% số doanh nghiệp trong ngành), chưa kể đấy còn bao gồm các doanh
nghiệp cung cấp nguyên liệu da thuộc … và có thể đa số doanh nghiệp làm gia công
nước ngoài. Số doanh nghiệp có vốn từ 200- 500 tỷ và 500 tỷ trở lên chỉ có 95
doanh nghiệp chiếm 6,87% doanh nghiệp trong ngành. Đây là con số quá nhỏ đối
với một nước có thế mạnh xuất khẩu da giày như Việt Nam.Theo quy mô lao động ,
doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 50 người chiếm 55,74% trong khi đó số
doanh ngiệp có quy mô lao động từ 300-499 và từ 500 trở lên chiếm 20,17% tổng số
doanh nghiệp.
6


Ngành giày da của thế giới đang tiếp tục chuyển đổi việc sản xuất sang các nước
đang phát triển, đặc biệt là các nước có điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, nền
chính trị ổn định, hòa bình. Khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế quan bị bãi bỏ, cùng
với những chính sách khuyến khích xuất khẩu, sản xuất, Việt Nam trở thành điểm
đến cho việc đầu tư của các nhà sản xuất giày da.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ hiện tại, chỉ có 12% số doanh nghiệp da giày
có quy mô sản xuất lớn; doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến hơn 55%; 33% còn lại
là doanh nghiệp siêu nhỏ.
Theo thống kê của Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), với 800
doanh nghiệp và khoảng 1 triệu lao động, các doanh nghiệp FDI chiếm chưa đầy
25% số lượng doanh nghiệp ngành giày nhưng lại quyết định tới 77% giá trị xuất
khẩu. Có cả những doanh nghiệp FDI giữ vai trò dẫn dắt, chẳng hạn như Pouchen.
Ngay cả hai doanh nghiệp Việt là công ty Cổ Phần Đầu tư và sản xuất giày Thái
Bình và công ty Cổ Phần Công nghiệp Đông Hưng (Đông Hưng group) dù được các
doanh nghiệp trong giới mệnh danh là những “đại gia” đầu ngành da giày nhưng
thực tế vẫn chỉ là những doanh nghiệp làm hàng gia công xuất khẩu là chủ yếu.
Tính đến đầu năm 2014, cả nước có 129 doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu,

trong đó:35 doanh ngiệp thuộc da (gồm 21 doanh nghiệp tư nhân, 11 doanh nghiệp
FDI, 2 DNNN, 1 doanh nghiệp cổ phần, phân bổ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có
18 doanh nghiệp; Bình Dương có 8 doanh nghiệp; Đồng Nai có 5 doanh nghiệp;
còn lại TP. Hà Nội, Cần Thơ, Khánh Hoà, Thái Bình, Lạng Sơn, Hải Phòng, Vũng
Tàu mỗi địa phương có 1 doanh nghiệp); 95 doanh nghiệp (70% số này là của Việt
Nam) sản xuất nguyên phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ, thiết bị, với 23 doanh nghiệp
sản xuất đế, 11 doanh nghiệp sản xuất keo dán, 4 doanh nghiệp sản xuất vải dệt, 5
doanh nghiệp sản xuất khuôn, 6 doanh nghiệp sản xuất giả da, 11 doanh nghiệp sản
xuất phụ kiện, 4 sản xuất giấy và bao bì, 1 doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị.
Các doanh nghiệp còn lại hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu,
máy móc thiết bị cho ngành Da Giầy. Sự phân bổ các doanh nghiệp này khá tập
trung, trên TP. Hồ Chí Minh có 47 doanh nghiệp; Bình dương có 27 doanh nghiệp;
Đồng Nai có 17 doanh nghiệp; Hà Nội có 5 doanh nghiệp...Ngoài ra, các doanh
nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành dệt may (như sản xuất vải, nhãn mác,
khóa kéo, khuy, băng chun...), sản xuất hóa chất và ngành cơ khí...cũng tham gia sản
xuất, cung cấp một số sản phẩm nguyên phụ liệu cho ngành da giày.
Số liệu thống kê của Hải Quan Việt Nam cho hay, năm 2014 tổng kim ngạch xuất
khẩu giầy dép các loại của Việt Nam ước đạt 10,22 tỷ USD (FOB cảng Việt Nam)
tăng 21,6% so với năm 2013 và chiếm 6,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Trong đó các doanh nghiệp FDI xuất khẩu ước đạt 7,93 tỷ USD, chiếm 77% trong
tổng xuất khẩu giầy dép của Việt Nam. Nhiều thương hiệu giày nổi tiếng như Nike,
Adidas và Puma đã chuyển đơn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Bangladesh sang
Việt Nam, vừa mở rộng sản xuất tại Việt Nam vừa để giảm rủi ro đầu tư tại Trung
Quốc.

7


Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ xuất khẩu giày dép theo doanh nghiệp năm 2014
Nguồn: Lefaso.org.vn

1.2.2.Chủng loại sản phẩm
Bảng 1.2: Sản lượng sản xuất các sản phẩm giày dép giai đoạn 2012
-2014
Sản phẩm chủ
yếu
Giày thể thao
(Triệu đôi)
Giày vải (Triệu
đôi)
Giày, dép da
(Triệu đôi)

2012

2013

2014

400,9

480,7

555,3

51,1

53,1

55,4


222,1

227,8

251,2

Nguồn : Tổng cục thống kê
Qua bảng 1.2 ta thấy năm 2014, Việt Nam sản xuất được 861,9 triệu đôi giày,
trong đó có 251,2 triệu đôi giày da; 55,4 triệu đôi giày vải; 555,3 triệu đôi giày thể
thao, tương ứng với tỷ trọng là 29,1%; 6,4% và 64,4%. Đối với giày dép da, sản
lượng giày tăng trưởng 10,3% năm 2014; 2,6% năm 2013 và 10,8% năm 2012. Đối
với giày thể thao, sản lượng giày tăng trưởng 15,5% năm 2014; 19,9% năm 2013 và
5,5% năm 2012. Đối với giày vải, tốc độ tăng thấp hơn, lần lượt ở các mức 4,3%;
3,9%; 3,0%. Trong giai đoạn 2005-2014, tổng sản lượng giày ghi nhận mức tăng
trưởng bình quân 6,6%, trong đó, sản lượng giày dép da tăng bình quân 2,1%; giày
vải tăng 6,0% và giày thể thao 9,9%. Hầu hết các thương hiệu giầy quốc tế lớn như
Nike, Adidas, Reebok, Puma, New Balance, Reebok, Salomon… đều đặt hàng gia
công tại Việt Nam. Hiện có 90% sản lượng giày dép là dành cho xuất khẩu.
Chủng loại giầy dép của Việt Nam xuất ra thế giới chủ yếu là nhóm hàng giày dép
có đế ngoài và mũ giầy bằng cao su hoặc plastic (Mã HS 64.02); giày dép có đế
8


ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giầy bằng da thuộc (HS
64.03); giày dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ
giầy bằng nguyên liệu dệt (HS 64.04).

Bảng 1.3: Chủng loại giày dép xuất khẩu phân theo mã HS
HS Code
6403

6402
6404
6406
6405
6401

Products
Giày, dép da: có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da
tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc.
Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc
nhựa
Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da tổng hợp và mũ
giày bằng vải
Các bộ phận của giày dép
Loại khác: Có mũ giày bằng da thuộc hoặc da tổng hợp, Có mũ
giày bằng vật liệu dệt.
Giày, dép không thấm nước, có đế ngoài và mũ; Giày, dép có gắn
mũi kim loại bảo vệ; Giày cổ cao quá mắt cá chân nhưng chưa đến;

Nguồn : Hải quan Việt Nam
1.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành da giày xuất khẩu
1.2.3.1.Yếu tố vĩ mô
a. Kinh tế
Thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu tỷ lệ chi tiêu cho hàng da giày ở mỗi thị
trường là khác nhau. Hàng da giày phải phù hợp với thu nhập người tiêu dùng , chi
phí hợp lý, thoả mãn nhu cầu của từng thị trường.
Ví dụ ở những nước phát triển có thu nhập cao người tiêu dùng sẽ chú ý đến mẫu
mã, kiểu cách, bởi vậy vòng đời của sản phẩm sẽ rất ngắn phải thay đổi nhanh chóng
để phù hợp với thị trường này. Chẳng hạn như EU là thị trường có dân cư thu nhập
cao, chi tiêu cho da giày cũng yêu cầu cao hơn về mẫu mã, chất lượng. Với thị

trường này thì yêu cầu về thẩm mỹ, mẫu thời trang chiếm tới 85-90% giá trị sử
dụng. Hay thị trường dệt may của Nhật Bản, người tiêu dùng lại quan tâm đến chất
lượng là trên hết và họ kiểm tra kỹ lưỡng trước khi mua mặt hàng. Ở những nước có
thu nhập thấp như các nước Châu Phi và một số các nước Châu Á thị họ lại chủ yếu
quan tâm đến giá cả và độ bền của sản phẩm giày dép.

9


Từ môi trường kinh tế khác nhau tại các thị trường thì mức độ tiêu thụ, yêu cầu về
hàng dệt may lại khác nhau. Do đó, hàng dệt may Việt Nam phải dựa vào kinh tế của
từng thị trường để sản xuất và xuất khẩu.

b. Luật pháp
Đối với thị trường Nhật Bản thì cũng phải nghiên cứu các đạo luật của họ như
cấm nhập khẩu những sản phẩm có nhãn mác mập mờ, giả mạo về xuất xứ, quy định
các sản phẩm gia dụng phải tuân thủ các tiêu chuẩn về mức độ cho phép đối với các
chất gây nguy hiểm cho da, luật về nhãn hiệu chất lượng hàng dệt may đều phải dán
nhãn. Trên nhãn phải ghi rõ thành phần của vải và biện pháp bảo vệ sản phẩm.
Nắm được quy định, luật pháp của các thị trường để đưa ra những sản phẩm dệt
may đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu
Về yêu cầu thị trường, các doanh nghiệp Canada khi tiến hành nhập khẩu, bán và
phân phối các sản phẩm giày dép đều mong đợi sự hỗ trợ kinh doanh cũng như sự
tuân thủ các quy định pháp luật, các nỗ lực tiếp thị và quảng bá của các nhà cung
cấp nước ngoài. Là một trong những quốc gia có giá trị nhập khẩu bình quân đầu
người cao nhất, Canada hiện là thị trường mà rất nhiều nhà cung cấp giày dép muốn
thâm nhập, điều này đồng nghĩa với sức ép cạnh tranh khốc liệt đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

c. Môi trường tự nhiên

Sự đa dạng về sắc tộc và khí hậu/thời tiết của Canada ảnh hưởng rất nhiều đến
ngành công nghiệp giày dép như kích cỡ, xuất xứ hàng nhập, màu sắc. Trong khi
giới trẻ nhiều nước thích các loại giày thoải mái, hợp thời trang và sẵn sàng trả giá
để mua hàng chất lượng cao thì giới trẻ Canada lại có xu hướng mua các loại giày
giá thấp. Tuy nhiên, đối với các loại giày thể thao, thì càng đắt tiền lại càng được
thanh thiếu niên Canada cho là "hợp thời".

d. Văn hoá xã hội
Tỷ lệ dân cư theo trình độ văn hoá, tôn giáo, phong tục tập quán, lối sống, nguyên
tắc và giá trị xã hội, các yếu tố về khí hậu, địa lý ở từng thị trường…. Có ảnh hưởng
quan trọng đến sản phẩm da giày khi xuất khẩu sang các thị trường. Hàng da giày
không chỉ đáp ứng nhu cầu bảo vệ mà còn đáp ứng nhu cầu làm đẹp, nhu cầu nâng
cao địa vị, phẩm chất đặc tính con người. Có thể nói rằng nó liên quan chặt chẽ tới
yếu tố về thị hiếu, trình độ văn hoá, phong tục, tôn giáo…của mỗi một quốc gia.
10


Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ với dân cư đa dạng về sắc tộc, tôn giáo và phong tục
tập quán. Chính những nét đa dạng này đã tạo nên tập quán tiêu dùng hàng hoá cũng
đa dạng. Theo phong cách của người Mỹ thì đối với họ mua sắm là hình thức kích
thích nền kinh tế phát triển. Mua sắm càng nhiều thì càng làm gia tăng thêm sản
xuất và dịch vụ. Về vấn đề da giày, với dân số 317,5 triệu người, thị trường này tiêu
thụ khoảng 2,5 tỷ đôi giày dép, tính ra mỗi người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ 8 đôi giày
dép/năm. 99% sản phẩm giày dép bán tại thị trường Hoa Kỳ là nhập khẩu từ các
nước. Đây là một trong những thị trường béo bở đối với hàng da giày Việt Nam.
Phong cách ăn mặc của họ thì chú trọng tới yếu tố tự nhiên, thoải mái họ không quá
đòi hỏi cầu kỳ về kiểu cách.
Người tiêu dùng của thị trường EU thích tìm mua hàng hoá có chất lượng tốt với
mẫu mã tinh xảo hơn hàng hoá rẻ có chất lượng mẫu mã kém. Thị hiếu của người
tiêu dùng thị trường này hướng về yếu tố sức khoẻ và thể chất. Họ quan tâm đến

những sản phẩm có tính năng bảo vệ sức khoẻ, chất liệu từ thiên nhiên hạn chế hoá
chất.

e. Tỷ giá:
Năm 2015, được coi là một năm đầy biến động, nhiều thách thức trong chính sách
tiền tệ và chính sách tỉ giá trước bối cảnh USD liên tục lên giá do kỳ vọng Fed điều
chỉnh tăng lãi suất và Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ,
kéo theo làn sóng giảm giá mạnh của các đồng tiền của các đối tác thương mại chính
của Việt Nam.
Ở trong nước, việc huy động trái phiếu Chính phủ (TPCP) để bù đắp thâm hụt
ngân sách không thành công đã đẩy lãi suất TPCP tăng cao, tạo áp lực kép lên thị
trường tiền tệ. Dư thừa thanh khoản trong ngắn hạn trong khi lãi suất tăng cao trong
dài hạn, qua đó gián tiếp cản trở mục tiêu tiếp tục giảm lãi suất cho vay và ổn định
tỷ giá.
Trước tình hình đó, ngay sau khi Ngân Hàng Trung ương Trung Quốc phá giá
đồng Nhân dân tệ vào ngày 11/8, ngày 12/8, NHNN đã điều chỉnh biên độ tỉ giá giữa
VNĐ và USD tăng từ +/-1% lên +/-2%.
Với vị thế là nền kinh tế lớn, việc phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc ngay lập
tức đã ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế mới nổi. Đối với nhóm doanh nghiệp sản
xuất hàng hóa xuất khẩu – như may mặc, giày dép và thép bị ảnh hưởng do các công
ty Trung Quốc trong cùng ngành vốn đã có lợi thế về quy mô giờ sẽ gia tăng cạnh
tranh khi đồng NDT giảm giá.Tuy nhiên đối với mặt hàng da giày là mặt hàng Việt
11


Nam đang có lợi thế gia công rất lớn cũng tận dụng lợi ích từ các hiệp định thương
mại tự do. Nhiều doanh nghiệp đang sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đồng NDT giảm giá, giúp cho DN trong lĩnh vực dệt may, da giầy tiếp cận với
nguồn nguyên liệu rẻ hơn, tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp đẩy mạnh xuất khẩu các
mặt hàng này.Hơn nữa nhiều doanh nghiệp mua bán với bạn hàng Trung Quốc thông

qua đồng USD nên việc thay đổi tỷ giá không ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.
Tiếp đó, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng Fed tăng lãi suất và biến động
của thị trường tài chính thế giới, ngày 19/8, Ngân hàng Nhà Nước đã điều chỉnh tỉ
giá bình quân liên ngân hàng giữa VNĐ và USD thêm 1%, đồng thời mở rộng biên
độ tỉ giá từ +/-2% lên +/-3%. Điều này khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu bớt áp lực
trước vấn đề tỷ giá.
Như vậy, tính chung trong năm 2015, NHNN thực hiện điều chỉnh tăng tỉ giá 3%
và nới biên độ thêm 2% từ mức +/-1% lên +/-3%./.
Không chỉ vậy đối với thị trường EU,hiện là thị trường xuất khẩu thứ hai của Việt
Nam so với Hoa Kỳ mà giày dép đóng góp 12 % tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá
Việt Nam và EU, tỷ giá đồng EURO liên tục giảm khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng
vì chi tiêu người dân bản địa giảm sẽ làm giảm nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên do
nhiều doanh nghiệp sử dụng đồng USD để trao đổi trong khi đồng USD biến động
nhỏ nên việc giảm giá đồng EURO không ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
Việc Ngân hàng châu Âu ECB và Ngân hàng trung ương Nhật Bản đang theo
đuổi chương trình nới lỏng định lượng nhằm thúc đẩy kinh tế dẫn đến đồng EURO
hay JPY giảm so với USD. Khi đồng USD tăng so với các đồng tiền khác mà tỷ giá
VND/ USD ổn định thì giúp doanh nghiệp giảm cạnh tranh về giá so với các quốc
gia khác có đồng tiền giảm giá so với đồng USD.

1.2.3.2.Lao động
Ngành da giày Việt Nam là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn,
góp phần tăng trưởng GDP của quốc gia. Mặc dù giá trị gia tăng của ngành da giày
không lớn, nhưng với trên 800 doanh nghiệp và gần 1 triệu lao động, ngành đã mang
lại công việc cho một số lượng lớn lao động phổ thông, trong đó số lao động nữ
chiếm tới 85%.
Thông thường các doanh nghiệp da giày thường xây dựng thang bảng lương theo
cấu trúc: Lương cơ bản theo hợp đồng lao động và các khoản phụ cấp khác có tính
chất như tiền lương và tiền thưởng.


12


Số liệu từ Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, mặc dù thu
nhập bình quân người lao động là đạt 5,5 triệu đồng/người/tháng, nhưng trên thực tế,
chi phí nhân công mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động 6,5 – 7 triệu
đồng/người/tháng, bao gồm: Tiền lương, các khoản phụ cấp, trích nộp bảo hiểm, tiền
thưởng, các chế độ phúc lợi khác..thì mức chi phí mà doanh nghiệp phải chi thêm từ
1.092.000 đến 1.176.000 đồng/người/tháng.

1.2.3.3.Nguyên phụ liệu
Báo cáo của Lefaso cũng chỉ ra rằng ngành da giày mới chỉ chủ động được 30%
nguyên liệu da thuộc. Với mức độ phụ thuộc khoảng 70%, mỗi năm ngành da giày
nhập khẩu từ 1,1-1,5 tỷ USD da thuộc cho sản xuất hàng xuất khẩu. Và trong tổng
số gần 550 doanh nghiệp da giày, có khoảng 80-90 nhà máy tại Việt Nam đang làm
hàng gia công cho các thương hiệu Adidas, Nike và 90% trong số này thuộc về các
doanh nghiệp FDI.
Một trong những điểm yếu và cũng là thách thức lớn của ngành da giày là tỷ lệ
gia công vẫn ở mức cao, chiếm khoảng 70%. Dù khả năng tự chủ nguồn nguyên phụ
liệu đã được cải thiện, song lại không đồng đều ở các sản phẩm khác nhau, và chủ
yếu do khối doanh nghiệp FDI nắm giữ, nên giá trị gia tăng cho các sản phẩm da
giày mà Việt Nam có được khá thấp. Lefaso cho biết, giá trị mà ngành giày Việt
Nam đạt được chỉ khoảng 20%, trong khi các thương hiệu lớn của Mỹ có cơ sở sản
xuất tại Việt Nam lại đang được lợi lớn khi hưởng đến 80%.
Cũng bởi, Việt Nam chỉ tham gia khâu chuẩn bị nguồn lực và tổ chức sản xuất
với nguồn lao động dồi dào, trong khi các nước NK như Mỹ hay EU có lợi thế hơn
hẳn từ 70 - 80% giá trị, do làm chủ khâu nguyên liệu, nghiên cứu, thiết kế sản phẩm,
marketing, kênh phân phối… vốn chiếm phần lớn lợi nhuận.
Theo Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso Vietnam), sản xuất da
thuộc trong nước (sản xuất mũ giày, lót giày, túi cặp) trong năm 2014 đạt 210 triệu

m2, đáp ứng được 24,4% nhu cầu về da thuộc. Sản xuất giả da trong nước cũng đáp
ứng được 4,2% nhu cầu; sản xuất vải dệt (sản xuất mũ giày, túi cặp, ba lô) đáp ứng
17,5%; vải không dệt (làm lót, đệm mũ giày, túi) đáp ứng được 12,5%; carton (sản
xuất đế trong) đáp ứng 16,7%; sản xuất đế giày các loại có tỷ lệ đáp ứng cao nhất 58,7% nhu cầu. Riêng nhập khẩu da thuộc trong năm 2014 đạt 1,1 tỷ USD, tăng
37,7% so với năm 2013. Chưa kể nhập khẩu nguyên phụ liệu khác được gộp với
ngành dệt may là 5 tỷ USD trong năm 2014. Hiện nay, chưa đến 20 doanh nghiệp
100% vốn Việt Nam đủ sức làm hàng FOB, khoảng 70% doanh nghiệp sản xuất da
giày, túi xách của Việt Nam theo phương thức gia công. Nhà sản xuất không được
chủ động tìm kiếm và đặt nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất mà phải theo chỉ định
của khách hàng, thường là đối tác nước ngoài. Do đó, không tạo động lực cho lĩnh
vực sản xuất nguyên phụ liệu phát triển.

13


Hình 1.1: Chuỗi giá trị ngành da giày
Nguồn:KPMG
Theo điều tra của Dự án Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ da giày TP. Hồ Chí
Minh giai đoạn 2016 - 2020, có đến 65% số doanh nghiệp sản xuất giày dép, túi
xách thực hiện theo phương thức sử dụng nguồn nguyên liệu, thiết kế do khách hàng
nước ngoài cung cấp và gắn nhãn hiệu sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng; chỉ
khoảng 25 – 30% số doanh nghiệp sản xuất theo phương thức tự thiết kế sản phẩm,
tự mua nguyên liệu và có nhãn hiệu riêng.

1.2.3.4.Công nghệ kỹ thuật
Hiện nay trình độ công nghệ của ngành giày dép Việt Nam đang ở mức trung bình
và trung bình khá, song khá lệ thuộc vào nước ngoài về trang bị máy móc. Khả năng
đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp, đội
ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được
nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết

hợp đồng về công nghệ còn hạn chế.
Bên cạnh đó, bản thân ngành giày Việt Nam có tuổi đời chưa cao, kinh nghiệm
còn ít và nếu so với những nước trong khu vực thì họ đã có quá trình phát triển khá
lâu. Những công nghệ cao như sản xuất các loại giày đặc chủng, giày thể thao
chuyên nghiệp, giày y tế đều nằm ngoài tầm với của doanh nghiệp Việt Nam. Đây là
một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động và hiệu quả sản xuất
kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Điều này còn dẫn
14


đến việc ngành có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị
trường quốc tế.
1.4.TỔNG QUAN VỀ TPP VÀ EVFTA

1.4.1.Hiệp định TPP và những tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership-TPP) là
một hiệp định thương mại tự do (FTA) được đánh giá là toàn diện và có phạm vi ảnh
hưởng rộng nhất cho đến thời điểm hiện nay. Mặc dù được gọi là một hiệp định
thương mại, nhưng các điều khoản của TTP không chỉ tập trung trong lĩnh vực
thương mại hàng hóa mà còn đặt ra tham vọng viết lại luật chơi thương mại toàn cầu
bằng tự do hóa thương mại dịch vụ và dịch vụ tài chính, thúc đẩy luân chuyển dòng
vốn và lao động; và quan trọng nhất là thiết lập các điều kiện về thể chế để phục vụ
các mục tiêu trên, bao gồm: khuôn khổ pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ,
doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh và giải quyết tranh chấp… Trong số các nước
tham gia đàm phán TTP, Việt Nam là nước được các chuyên gia đánh giá là nước sẽ
được hưởng lợi cũng như phải chịu ảnh hưởng lớn nhất của Hiệp định này.
Lịch sử phát triển của TPP
TTP bắt nguồn từ Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(TPSEP hay là Pacific-4) được ký kết giữa 4 nước: Singapore, Brunei, New Zealand
và Chile vào ngày 3-6-2005. TPSEP hầu như không thu hút được sự chú ý cho đến

khi Mỹ đồng ý tham gia vào năm 2008, tiếp ngay sau đó là sự tham gia của ba nước:
Australia, Peru, Việt Nam vào tháng 11-2008. TTP đánh dấu bước định hình quan
trọng khi có sự tham gia của Nhật Bản vào tháng 7-2013. Cho đến nay đã có 12
nước tham gia đàm phám TTP, bao gồm 9 nước nêu trên và Malaysia, Mexico,
Canada. TTP đã trải qua 19 vòng đàm phán cấp cao chưa kể các vòng đàm phán cấp
bộ trưởng và những nhà đàm phán chủ chốt. Các nội dung chính của TPP Với 12
nước thành viên, TPP sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do rộng lớn nhất từ trước
tới giờ, chiếm gần 40% GDP toàn cầu và 25% thương mại thế giới. Những đặc trưng
giúp TTP trở thành "Một hiệp định mang tính bước ngoặt về thương mại của thế kỷ
21, thiết lập một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu và đưa ra các vấn đề thuộc
thế hệ mới có khả năng tăng cường năng lực cạnh tranh của các nước thành viên
TPP trong nền kinh tế toàn cầu" bao gồm:
1. Tiếp cận thị trường toàn diện (Comprehensive market access)
Chủ yếu bằng việc bãi bỏ thuế và các rào cản thương mại hàng hóa, dịch vụ và
đầu tư.
2. Hiệp định khu vực toàn diện (Fully regional agreement):
Tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất và chuỗi cung ứng giữa các nước TPP, hỗ
trợ việc làm, mức sống xã hội với mục tiêu phát triển bền vững
3. Các vấn đề thương mại xuyên suốt (Cross-cutting trade issues):
Bổ sung bốn tiêu chí mới trên cơ sở các thỏa thuận đã đạt được của APEC:
(1) Gắn kết môi trường chính sách,
(2) Tạo thuận lợi thúc đẩy cạnh tranh;
(3) Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
15


4.

5.


1.

2.

3.

4.

5.

(4) Tăng cường vai trò của thể chế trong quản lý phát triển kinh tế.
Những thách thức mới trong thương mại (New trade challenges):
Bảo vệ các sản phẩm và dịch vụ mang tính sáng tạo, nhằm đảm bảo môi trường
kinh doanh cạnh tranh trong TPP.
Hiệp định mở (Living agreement):
Cập nhật thích hợp các vấn đề mới trong tương lai cũng như trong quá trình mở
rộng khối. Trên cơ sở các đặc điểm trên, Hiệp định đã được soạn thảo gồm 29
chương (Các chương về thương mại: Hàng hóa, Thủ tục hải quan, Dệt may và Da
giày, Nông nghiệp, Các biện pháp khắc phục thương mại, Thuận lợi hóa thương mại
và nâng cao năng lực; Các chương về hành chính: Chương mở đầu, Ngoại lệ, Thể
chế/Hòa giải mâu thuẫn, Hiệp định mở: Các chương ngoài thương mại: Dịch vụ,
Thương mại điện tử, Viễn thông, Rào cản kỹ thuật, Cạnh tranh, Quyền sở hữu trí
tuệ, Đầu tư, Mua sắm công, Kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm, Quy tắc xuất
xứ, Nhập cảnh tạm thời, Sức cạnh tranh và cung ứng toàn cầu, Lao động, Môi
trường, Tiêu chuẩn an toàn, Pháp lý, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phát triển. Trong đó
14 chương đã hoàn tất đàm phán liên quan đến: Thể chế, dịch vụ tài chính, nông
nghiệp, lao động.
Những ảnh hưởng chung của hiệp định TPP đến toàn bộ nền kinh tế Việt
Nam
Các cơ hội và thách thức:

Tham gia TTP, Việt Nam không chỉ nhận được nhiều cơ hội trong phát triển như
tăng đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu, tiếp thu công nghệ cao
mà cũng phải đối diện với nhiều thách thức lớn, bao gồm:
Quy tắc xuất xứ trong lĩnh vực dệt may:
Theo quy tắc này chỉ có những sản phẩm dệt may sử dụng nguyên liệu có nguồn
gốc từ các nước trong TPP mới được hưởng mức thuế xuất ưu đãi, trong khi nguyên
liệu phục vụ ngành dệt may của Việt Nam hiện nay có nguồn gốc chủ yếu từ Trung
Quốc (chiếm tới 80%).
Cạnh tranh tại thị trường trong nước và ngoài nước về mặt hàng nông sản:
Khi tham gia TPP Việt Nam phải mở cửa thị trường nông sản, do đó cùng với
việc dỡ bỏ thuế nhập khẩu, nhiều mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam (sữa, thịt, cá,
thực phẩm chế biến, đồ gỗ…) ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu khó có thể
cạnh tranh với mặt hàng của các nước có trình độ phát triển nông nghiệp cao trong
khối như: Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand, Canada.
Quyền sở hữu trí tuệ:
Việt Nam phải tuân thủ các quy định ngặt ngèo về quyền sở hữu trí tuệ, vốn được
xem nhẹ hiện nay.
Cải cách doanh nghiệp nhà nước:
Việt Nam bắt buộc phải cải cách khối doanh nghiệp nhà nước để đảm bảo sự cạnh
tranh lành mạnh của nền kinh tế.
Cải cách hệ thống luật pháp:
Việt Nam phải cải cách hệ thống pháp luật và nền hành chính công cho phù hợp
với các yêu cầu hội nhập.
16


6. Yêu cầu về tiêu chuẩn lao động:

Việt Nam phải mở cửa thị trường lao động và tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế về
lao động: Điều kiện lao động, bảo hiểm, công đoàn…

Các tác động cụ thể đối với nền kinh tế:
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, các
tác động của TPP đến nền kinh tế Việt Nam được lượng hóa trên 07 khía cạnh: GDP
thực tế; Đầu tư; Thương Mại; Sản lượng; Cầu lao động; Phúc lợi kinh tế; Thu ngân
sách từ thuế.
GDP thực tế: Theo tính toán, tham gia vào TPP Việt Nam sẽ đạt mức tăng GDP
lớn nhất so với các nước khác ở mức từ 1,03-2,11%; tương đương mức giá trị tăng
thêm theo USD từ 1,4-2,86 tỉ USD tùy theo kịch bản. Nếu phân rã GDP theo các
thành phần thì tăng trưởng do đầu tư và chi tiêu là lớn nhất (GDP bao gồm: Chi tiêu,
đầu tư, chi tiêu chính phủ, xuất khẩu, nhập khẩu)
Đầu tư toàn xã hội: Đầu tư toàn xã hội sẽ tăng mạnh từ 25,33-29,81% tương
đương 10,73-12,63 tỉ USD. Trong đó đầu tư tăng từ các nước nội khối TPP và giảm
ở các nước ngoại khối.
Thương mại: Nhập khẩu sẽ tăng mạnh từ 11-12,2% do tự do hóa và cắt giảm
thuế, trong khi xuất khẩu giảm (2,2-3,2%) do sự cạnh tranh của các sản phẩm của
các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand.
Sản lượng theo ngành:Tương ứng với xuất khẩu, sản lượng của các ngành có lợi
thế cạnh tranh như: May mặc, da giày, các dịch vụ tiện ích sẽ tăng trong khi các
ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, khai khoáng, hàng tiêu dùng như: Chăn nuôi,
sữa, chế biến thực phẩm, lâm nghiệp, chế biến gỗ, thiết bị điện, khai khoáng, hóa
chất và kim loại sẽ tụt giảm mạnh.
Thay đổi về nhu cầu lao động: Các ngành có quy mô phát triển sau TPP như: May
mặc (tăng 42,3-42,7%) , dệt may (tăng 9,4-11,2%), da giày, dịch vụ tiện ích sẽ là
những ngành sẽ thu hút lượng lao động lớn nhất; các ngành chế biến thực phẩm, sản
phẩm hóa chất và kim loại sẽ không thu hút được lao động nữa. Nhu cầu lao động
được đào tạo sẽ tăng mạnh.
Phúc lợi kinh tế: Phúc lợi kinh tế được đo lường dựa trên thu nhập hộ gia đình.
Việt Nam sẽ đạt mức tăng % lớn nhất từ 4,96-6,55% tương đương 5,61-7,42 tỉ USD.
Thu ngân sách từ thuế: Mức thu ngân sách từ thuế của Việt Nam sẽ giảm khoảng
1,9 tỉ USD (trong đó thu từ nhập khẩu giảm 1,87 tỉ USD) chủ yếu do cắt giảm thuế

nhập khẩu. Sụt giảm lớn nhất từ các nhóm sản phẩm: Dầu khí, hóa chất, kim loại;
các ngành sản xuất như ôtô, máy móc và nhóm thực phẩm chế biến.

1.4.2.EVFTA
Ngày 2 tháng 12 năm 2015, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt
Nam và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Cao ủy
Thương mại EU đã ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định
Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA). Trong
thời gian tới, hai bên sẽ khẩn trương rà soát pháp lý và tiến hành các thủ tục phê
chuẩn Hiệp định.
17


Theo thông lệ đàm phán thương mại quốc tế, một hiệp định sẽ chỉ được công bố
sau khi được các bên tham gia đàm phán hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý. Đối với
Hiệp định EVFTA, mặc dù chưa hoàn tất rà soát pháp lý nhưng trước nhu cầu tìm
hiểu thông tin rất lớn của người dân và doanh nghiệp, Việt Nam và EU đã quyết
định công bố toàn văn Hiệp định trên. Bản công bố lần này chỉ là bản được hai bên
thống nhất tại thời điểm kết thúc đàm phán. Bản cuối cùng của Hiệp định sẽ tiếp tục
được cập nhật sau khi thủ tục rà soát pháp lý được hoàn thành. Các thay đổi, nếu có,
trong bản cuối cùng sẽ chỉ là các chỉnh sửa về mặt câu chữ kỹ thuật, không ảnh
hưởng đến nội dung cam kết.
Với mức độ cam kết đã đạt được, EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng
rất cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý
đến chênh lệch về trình độ phát triển. Các nội dung chính của Hiệp định gồm:
Thương mại hàng hóa (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường),
Quy tắc xuất xứ, Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Các biện pháp vệ sinh an
toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương
mại (TBT), Thương mại dịch vụ (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị
trường), Đầu tư, Phòng vệ thương mại, Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua

sắm của Chính phủ, Sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý), Phát triển bền vững, Hợp
tác và xây dựng năng lực, Pháp lý-thể chế. Hiệp định cũng bao gồm cách tiếp cận
mới, tiến bộ hơn về bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư.
Những ảnh hưởng chung của Hiệp định EVFTA tới Việt Nam:
Thương mại hàng hóa
Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ
thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU
sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại,
EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn
ngạch là 0%.
Đối với các nhóm hàng quan trọng, cam kết của EU như sau:
- Dệt may, giày dép và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU sẽ xóa bỏ
hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam trong vòng 7 năm kể từ
khi Hiệp định có hiệu lực. Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành cho Việt Nam một
lượng hạn ngạch thuế quan thỏa đáng.
- Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát,
gạo chưa xay xát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn thuế
hoàn toàn. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản
phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm.
- Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng
hạn ngạch thuế quan.
- Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi
xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh: về cơ bản sẽ được xóa bỏ
thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
18


Đối với xuất khẩu của EU, cam kết của Việt Nam đối với các mặt hàng chính là:

- Ô tô, xe máy: Việt Nam cam kết đưa thuế nhập khẩu về 0% sau từ 9 tới 10 năm;
riêng xe máy có dung tích xy-lanh trên 150 cm3 có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là
7 năm;
- Rượu vang, rượu mạnh, bia, thịt lợn và thịt gà: Việt Nam đồng ý xóa bỏ thuế
nhập khẩu trong thời gian tối đa là 10 năm.
Về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu sau lộ trình
nhất định; chỉ bảo lưu thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm quan trọng, trong đó
có dầu thô và than đá.
Các nội dung khác liên quan tới thương mại hàng hóa: Việt Nam và EU cũng
thống nhất các nội dung liên quan tới thủ tục hải quan, SPS, TBT, phòng vệ thương
mại, v.v, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập
khẩu của các doanh nghiệp.
Thương mại dịch vụ và đầu tư
Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi
trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam
kết của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong WTO. Cam kết của EU cao hơn trong
cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những
Hiệp định FTA gần đây của EU.
Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số
dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ
phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư,
đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.
Mua sắm của Chính phủ
Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm
của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết
lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để
thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa
vụ này.
Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói
thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước.

Sở hữu trí tuệ
Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam
kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý, v.v. Về cơ bản, các cam kết về sở hữu
trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn
địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt
Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo
điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định
thương hiệu của mình tại thị trường EU.
Các nội dung khác
Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới cạnh tranh, doanh
nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý-thể
19


chế. Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ
pháp lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu
tư giữa hai bên.

20


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DA GIÀY VÀ
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH TPP VÀ EVFTA ĐẾN
NGÀNH DA GIÀY CỦA VIỆT NAM
2.1.THỰC TRẠNG XUẤT KHẢU DA GIÀY SANG CÁC NƯỚC TPP VÀ EU

2.1.1.Kim ngạch xuất khẩu
Việt Nam hiện đứng thứ ba trong nhóm các nước xuất khẩu da giày lớn nhất thế
giới tính về trị giá, chỉ sau Trung Quốc và Ý. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất

khẩu ngành da giày liên tục ổn định trong nhiều năm qua, từ mức 7.2 tỉ USD năm
2012 tăng lên 12.01 tỉ USD năm 2015, bất chấp những giai đoạn kinh tế toàn cầu
suy thoái.

Biểu đồ 2.1 :Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành da giày và tốc độ
tăng trưởng giai đoạn 2012-2015
Nguồn: Tổng cục Hải quan về xuất khẩu da giày
Theo biểu đồ 2.1, từ 2012 đến 2015 kim ngạch xuất khẩu giày dép tăng rõ rệt từ
7.2 tỉ USD lên 12.01 tỉ USD mức tăng trưởng cao từ 10.9% lên 16.02%.Mức tăng
trưởng cao nhất trong giai đoạn 2012- 2014 là 22.85% vào năm 2014 với kim ngạch
xuất khẩu 10.32 tỉ USD. Điều này cho thấy có sự chuyển biến đáng kể trong hoạt
động xuất khẩu da giày từ 2013-2014 từ 8.2 tỉ USD lên 10.2 tỉ USD.Ngành da giày
đã có những bước tiến vượt bậc tăng trưởng nhờ hội nhập kinh tế và việc ký kết
được nhiều hiệp định kinh tế có giá trị.

Bảng 2.1 :Xuất khẩu giày dép Việt Nam năm 2012-2014 trên một số
thị trường chính - Đơn vị: USD

Market

Total
The US
The UK

2012

2013

Value
%

Value
%
7,261,897,3
8,400,624,1
100
100
83
31
2,242,992,0 30.8 2,627,011,6 31.2
16
9
61
7
501,277,972 6.9 543,235,307 6.47
21

Growth
of 2014
compare
d with
2013

2014

Value
10,325,884,9
93
3,328,425,35
3
572,353,436


%

%

100

22.92

32.2
3
5.54

26.7
5.36


Germany
Japan
Netherlan
ds
China
Brazil
Spain
South
Korea
Mexico
Italy
France
Canada

Belgium
Others

400,226,870 5.51 457,283,711 5.44
328,339,202 4.52 388,334,850 4.62

600,059,925
518,972,824

5.81
5.03

31.22
33.64

347,536,590 4.79 359,232,216 4.28

469,852,676

4.55

30.79

300,736,561 4.14 354,741,612 4.22
249,296,550 3.43 296,424,771 3.53
234,499,480 3.23 296,765,160 3.53

504,812,105
266,098,003
382,460,186


4.89
2.58
3.7

42.3
-10.23
28.88

182,616,375 2.51 231,326,291 2.75

294,504,498

2.85

27.31

212,728,896
225,696,727
237,915,271
133,490,373
404,648,158
1,259,896,3
42

227,809,256
313,859,653
253,365,094
188,334,139
659,039,230

1,745,938,61
5

2.21
3.04
2.45
1.82
6.38
16.9
1

-0.29
30.76
11.12
17.38
27.61

2.93
3.11
3.28
1.84
5.57
17.3
5

228,460,700
240,028,130
228,008,919
160,443,654
516,465,007

1,472,862,1
42

2.72
2.86
2.71
1.91
6.15
17.5
3

18.54

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Hải quan
Bảng 2.1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu trên một số thị trường chính của ngành
như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước trong Liên minh châu Âu EU…Từ 2012-2014 cho
thấy kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam lớn nhất ở thị trường Hoa Kỳ với
giá trị xuất khẩu 2012 là 2,242,922,016 USD và tăng lên 10,325,884,993 USD năm
2014.

Bảng 2.2 :Xuất khẩu giày dép Việt Nam năm 2014- 2015
Market
Total
The U.S
China
Belgium
Germany
The U.K
Japan
The Netherlands

France
Italy
South Korea
Spain
Mexico
Canada

2015

2014

12,010,785,968
4,077,096,419
754,185,864
723,555,968
705,549,900
693,587,418
597,579,005
533,738,850
417,586,889
346,757,869
302,277,684
282,673,239
229,609,576
216,900,661

10,340,477,448
3,333,666,689
505,034,073
659,448,918

600,365,622
573,129,498
521,039,006
470,666,297
253,600,616
316,378,613
294,742,745
382,788,224
227,944,494
188,530,633

22

2015 vs. 2014 (%)
+16.15
+22.30
+49.33
+9.72
+17.52
+21.02
+14.69
+13.40
+64.66
+9.60
+2.56
-26.15
+0.73
+15.05



Brazil
Australia
Hong Kong
Panama
The U.A.E
Taiwan
South Africa
Chile
Slovakia
Russia
Denmark
Czech
Malaysia
Singapore
Sweden
Turkey
The Philippines
Argentina
Israel
India
Austria
Thailand
Greece
New Zealand
Poland
Indonesia
Switzerland
Finland
Norway
Ukraine

Portugal
Hungary

208,657,036
176,967,869
165,056,959
127,744,561
117,529,313
117,152,842
109,424,652
108,094,352
88,992,570
77,238,940
53,913,909
53,743,883
50,028,257
45,962,174
45,233,480
44,653,533
43,169,854
41,176,543
37,323,229
33,751,056
32,557,102
29,203,290
27,562,254
26,383,388
23,834,741
23,783,787
18,451,993

14,396,052
12,959,480
5,193,971
2,578,499
1,952,900

266,358,255
142,115,319
134,920,156
125,886,444
89,890,101
84,935,187
91,979,843
116,938,771
107,419,884
87,200,210
42,912,583
41,245,000
40,573,394
36,301,714
41,299,506
34,579,962
31,400,978
43,446,337
31,315,407
35,045,893
50,586,550
23,213,539
26,124,793
22,043,403

21,402,606
22,217,666
19,856,141
13,220,277
12,423,172
5,621,283
1,743,719
2,016,824

-21.66
+24.52
+22.34
+1.48
+30.75
+37.93
+18.97
-7.56
-17.15
-11.42
+25.64
+30.30
+23.30
+26.61
+9.53
+29.13
+37.48
-5.22
+19.18
-3.69
-35.64

+25.80
+5.50
+19.69
+11.36
+7.05
-7.07
+8.89
+4.32
-7.60
+47.87
-3.17

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Theo bảng 2.2, Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại giày dép của Việt
Nam, chiếm tới 33,94% kim ngạch xuất khẩu, đạt 4,08 tỷ USD, tăng 22,3% so với
năm 2014; xuất khẩu sang EU đạt 4,4 tỷ USD, tăng 20%, chiếm hơn 30% tổng kim
ngạch xuất khẩu; tiếp theo là thị trường Nhật đạt 597,58 triệu USD (chiếm 4,98%,
tăng 14,69%), Trung Quốc đạt 754,19 triệu USD (chiếm 6,28%, tăng 49,33%).
Xuất khẩu giày dép năm 2015 sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng
trưởng về kim ngạch so với năm 2014; trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc tăng
mạnh là do chi phí nhân công của quốc gia này tăng cao. Ngoài ra, đồng nhân dân tệ
phá giá cũng tạo sức ép cho doanh nghiệp sản xuất gia công tại Trung Quốc. Do đó,
23


nhiều nhà đầu tư đã chuyển dịch sản xuất giày dép, chủ yếu là giày thể thao, giày
vải, giày da sang Việt Nam và nhập khẩu ngược trở lại Trung Quốc.

2.1.2.Cơ cấu sản phẩm

Bảng 2.3 :Xuất khẩu giày dép theo mã hàng HS code giai đoạn
2012-2014.Unit: nghìn USD
HS
Code
6403

Products

Giày, dép da: có đế ngoài bằng
cao su, plastic, da thuộc hoặc da
tổng hợp và mũ giày bằng da
thuộc.
6402 Các loại giày, dép khác có đế
ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc
nhựa
6404 Giày, dép có đế ngoài bằng cao
su, plastic, da tổng hợp và mũ giày
bằng vải
6406 Các bộ phận của giày dép
6405 Loại khác: Có mũ giày bằng da
thuộc hoặc da tổng hợp, Có mũ
giày bằng vật liệu dệt.
6401 Giày, dép không thấm nước, có
đế ngoài và mũ; Giày, dép có gắn
mũi kim loại bảo vệ; Giày cổ cao
quá mắt cá chân nhưng chưa đến;

Năm 2012

2013


2014

3,245,147

3,639,199

5,798,917

1,735,653

1,729,544

3,131,945

2,152,863

2,865,138

4,366,232

251,393
121,999

325,258
153,944

332,922
116,355


8,266

8,830

Nguồn: vietrade.gov.vn
Trong 3 năm 2012 - 2014, xu hướng tiêu dùng thay đổi theo hướng tiện lợi hơn
dẫn đến thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu trên phạm vi toàn cầu, như giầy dép da
(HS6403), 14% (2014) về số lượng và 45% (2014) về trị giá xuất khẩu; giầy dép cao
su và nhựa (HS6402) tăng từ 47% (2004) lên 60% (2014) về số lượng và từ 20%
(2004) lên 30% (2014) về trị giá xuất khẩu; giầy vải tăng từ lên 20% (2014) về trị
giá và 20% (2014) về số lượng xuất khẩu.

2.1.3.Thị trường xuất khẩu

24


Biểu đồ 2.2 :Thị trường xuất khẩu da giày trong năm 2014
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu tổng cục hải quan
-EU
Liên minh châu âu (EU) là một trong những khu vực thị trường lớn về giầy dép
thế giới và cũng là nơi mà nghành công nghiệp giầy dép có truyền thống và lịch sử
phát triển từ rất lâu đời với quy mô lớn và hiện đại. Từ đầu thập kỷ 90 do việc cạnh
tranh lấn lướt tại các nước có giá nhân công rẻ nên mức tăng trưởng sản xuất nghành
da giầy EU giảm thay thế vào đó EU trở thành khu vực thị trường nhập khẩu lớn.
Các nước sản xuất da giầy lớn ở châu Âu là Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Đức tập
trung sản xuất những sản phẩm cao cấp với những nhãn hiệu nổi tiếng, còn lại gần
50% giầy dép tiêu thụ trong khu vực này có nguồn gốc từ thị trường ngoài khối.
EU là một thị trường rộng lớn với số dân gần 400 triệu có mức sống cao vào loại
nhất trên thế giới và có nhu cầu tiêu thụ giầy dép lớn, bình quân 6-7 đôi/người/năm.

Đây là một thị trường tiêu thụ giầy dép đầy tiềm năng. Ngoài ra, thị trường này còn
là một thị trường rất ổn định.
Trên thị trường, giá cả có thể rất quan trọng, những tại EU chất lượng là yếu tố
được quan tâm hàng đầu đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu thụ trong đó có
giầy dép. Đặc biệt đối với mặt hàng giầy dép thì yếu tố thời trang được người tiêu
dùng EU hết sức coi trọng. Nét độc đáo và đặc biệt của sản phẩm so với sản phẩm
khác của đối thủ cạnh tranh sẽ có sức thu hút lớn đối với họ. Nhìn chung thị trường
EU hiện tại cũng như tương lai là thị trường đầy tiềm năng về quy mô dung lượng
thị trường nhưng cũng là thị trường đầy thách thức đối với các doanh nghiệp Việt
Nam.
Trong những năm qua, các doanh nghiệp da giầy Việt Nam đã nỗ lực đầu tư sản,
xuất nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tìm kiếm bạn hàng để thâm nhập và mở
rộng thị phần ở thị trường này. Thực tế, các doanh nghiệp đã thu được những kết quả
đáng kể.
25


×