Tải bản đầy đủ (.docx) (208 trang)

Nghiên cứu các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vđv điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 208 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ,THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

NGUYỄN VĂN LONG

NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN
MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐIỀN KINH TRẺ CHẠY
CỰ LY TRUNG BÌNH LỨA TUỔI 15-16.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

ĐÀ NẴNG, NĂM 2016


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ,THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

NGUYỄN VĂN LONG

NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN
CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐIỀN KINH TRẺ CHẠY CỰ LY
TRUNG BÌNH LỨA TUỔI 15-16.

Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao
Mã số: 62.14.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Lê Văn Lẫm
2. TS. Lê Hồng Sơn

ĐÀ NẴNG, NĂM 2016


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả được
trình bày trong luận án là trung thực và chưa
được tác giả nào công bố trong bất kỳ công
trình nào.
Tác giả luận án

Nguyễn Văn Long


4

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ sử dụng trong luận án
Danh mục các chữ viết tắt

ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I- TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN
1.1.
1.1.1
1.1.3
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3.4
1.2.5
1.2.6
1.3
1.3.1
1.3.2
1.4
1.5

CỨU
Khái quát các đặc điểm huấn luyện sức bền trong môn
Điền kinh.
Khái niệm, phân loại và đặc điểm sức bền:
Các quan điểm về huấn luyện sức bền:
Cơ sở lý luận của việc huấn luyện sức bền chuyên môn
cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung
bình.
Đặc điểm chạy cự ly trung bình
Các quan điểm về huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam
vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi
15-16:

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tố chất sức bền
của vận động viên chạy cự ly trung bình lứa tuổi thiếu niên:
Các phương pháp huấn luyện sức bền trong chạy cự ly trung
bình:
Một số phương pháp tập luyện hiện đại về chạy cự ly trung
bình trên Thế giới:
Đặc điểm tâm, sinh lý của nam vận động viên Điền kinh trẻ
chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16:
Bài tập thể lực và sự phân loại bài tập trong huấn luyện
thể thao.
Khái niệm Bài tập thể lực:
Phân loại bài tập thể lực trong huấn luyện thể thao:
Các công trình nghiên cứu liên quan đến sức bền
chuyên môn trong huấn luyện thể thao.
Tiểu kết.
CHƯƠNG II - ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ
CHỨC NGHIÊN CỨU

01
06
06
06
13
18
18
19
20
24
28
31

45
45
45
49
53
54


5

2.1
2.1.1.
2.1.2.
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.2.6
2.2.7
2.3
2.3.1
2.3.2

3.1
3.1.1.
3.1.2
3.1.3.
3.1.4.

3.1.5.
3.1.6
3.1.7
3.2

3.2.1

Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:
Phương pháp phỏng vấn toạ đàm:
Phương pháp quan sát sư phạm:
Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Phương pháp kiểm tra Y sinh:
Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Phương pháp toán học thống kê:
Tổ chức nghiên cứu.
Địa điểm nghiên cứu:
Thời gian và kế hoạch nghiên cứu:
CHƯƠNG III- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN
LUẬN
Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của nam
vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa
tuổi 15-16.
Cơ sở lý luận và thực tiển về việc lựa chọn test đánh giá
sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ
chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.
Kết quả lựa chọn test đánh giá sức bền chuyên môn cho

nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa
tuổi 15 – 16:
Xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test đánh giá
sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ lứa
tuổi 15 – 16:
Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên
môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ lứa tuổi 15-16:
Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của nam vận động
viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16:
Tiểu kết:
Bàn luận về thực trạng sức bền chuyên môn cho nam vận
động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16:
Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự
ly trung bình lứa tuổi 15- 16 ở Trung tâm huấn luyện thể
thao quốc gia Đà Nẵng.
Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên

54
54
54
54
54
55
56
56
66
67
68
71

71
72
73
73
73
76
77
80
87
90
90
95

95


6

3.2.2
3.2.3
3.2.4.
3.2.5.
3.3.

3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.3.4

môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung

bình:
Cơ sở khoa học lựa chọn các bài tập:
Lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam
vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 1516:
Tiểu kết:
Bàn luận về kết quả lựa chọn bài tập phát sức bền chuyên
môn cho nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung
bình lứa tuổi 15- 16:
Ứng dụng và xác định hiệu quả các bài tập đã lựa
chọn nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận
động viên Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 1516.
Tổ chức thực nghiệm:
Xây dựng chu kỳ huấn luyện và tiến trình thực nghiệm:
Đánh giá kết quả thực nghiệm :
Bàn luận về ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát
triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Điền kinh
trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
2. Kiến nghị:
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

97
109
113
114
119


119
120
121
130
136
136
137
138


7

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Thể
loại

Số

Nội dung

Trang

1.1

Động thái tuổi của oxy-mạch và V02 max của VĐV
thiếu niên
Chỉ tiêu phát triển trưởng thành tự nhiên dung tích tim
thời kỳ thiếu niên
Kết quả đánh giá chức năng tâm lý VĐV Điền kinh trẻ

và Bơi lội ở Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng
Kết quả đánh giá chức năng tâm lý VĐV Điền kinh ở
Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng
Tỷ lệ đóng góp của các hệ năng lượng ở cự ly trung
bình và dài của môn Điền kinh
Các hệ thống năng lượng cung cấp cho hoạt động của
cơ bắp khi nỗ lực tối đa trong các nội dung chạy của
môn Điền kinh
Kết quả 02 lần phỏng vấn về những yếu tố cần thiết để
kiểm tra đánh giá SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ
lứa tuổi 15 - 16
Kết quả 02 lần phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá
SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung
bình lứa tuổi 15-16.
Hệ số tương quan giữa 2 lần kiểm tra của các tests
đánh giá SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ lứa tuổi 15
Hệ số tương quan giữa 2 lần kiểm tra của các tests
đánh giá SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ lứa tuổi 16.
Hệ số tương quan giữa thành tích các test SBCM với
thành tích thi đấu 1500m của nam VĐV Điền kinh trẻ
lứa tuổi 15.
Hệ số tương quan giữa thành tích các test SBCM với
thành tích thi đấu 1500m của nam VĐV Điền kinh trẻ
lứa tuổi 16.
Kiểm tra so sánh thành tích giữa hai nhóm tuổi 15 và
16 của nam VĐV Điền kinh trẻ.
Kết quả kiểm tra SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ
lứa tuổi 15 -16.
Phân loại SBCM theo từng test cho nam VĐV Điền
kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.


21

1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
3.1

Bản
g

3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9

22
35
36
43
44
Sau 75
Sau 76
77

78
79
79
81
82
Sau 83


8

Bản
g

3.10 Bảng điểm đánh giá SBCM theo từng test của nam
VĐV Điền kinh trẻ lứa tuổi 15 – 16.
3.11 Bảng điểm tổng hợp đánh giá SBCM cho nam VĐV
Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16
3.12 So sánh thành tích chạy 800m và 1500m giữa 2 nhóm
thông qua chỉ số Wilcoxơn.
3.13 Thực trạng SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy
cự ly trung bình lứa tuổi 15-16 ở các tỉnh Miền trung.
3.14 Thực trạng SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly
trung bình lứa tuổi 15-16 ở Trung tâm HLTT Quốc gia Đà
Nẵng.
3.15 Phân bổ KLHL năm về sức bền của nam VĐV Điền kinh
trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16 ở Trung tâm HLTT
Quốc gia Đà Nẵng
3.16 Mối quan hệ giữa các test sư phạm với các test y-sinh đánh
giá SBCM của nam VĐV chạy cự ly trung bình lứa tuổi
15-16

3.17 Kết quả phỏng vấn về mối quan hệ giữa SBCM với
các tố chất thể lực khác.
3.18 Kết quả phỏng vấn vai trò của các tố chất thể lực đối
với SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly
trung bình lứa tuổi 15-16
3.19 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá SBC
cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa
tuổi 15-16
3.20 Mối tương quan giữa test SBCM với test SBC của
nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi
15-16
3.21 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá sức mạnh
của nam VĐV Điền kinh chạy cự ly trung bình lứa tuổi
15-16
3.22 Mối tương quan giữa test SBCM với test sức mạnh của
nam VĐV Điền kinh chạy cự ly trung bình lứa tuổi 1516.
3.23 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá sức nhanh
của nam VĐV Điền kinh chạy cự ly trung bình lứa tuổi
15-16.
3.24 Mối tương quan giữa test SBCM với test sức nhanh
của nam VĐV Điền kinh chạy cự ly trung bình lứa
tuổi 15-16.

84
85
86
87
88
96
98

99
100
101
102
104
105
107
108


9

Bản
g

3.25 Kết quả phỏng vấn cơ sở lựa chọn bài tập phát triển
SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung
bình lứa tuổi 15-16.
3.26 Kết quả phỏng vấn nguyên tắc lựa chọn bài tập phát
triển SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly
trung bình lứa tuổi 15-16.
3.27 Kết quả phỏng vấn đánh giá mức độ ưu tiên của các bài
tập phát triển SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy
cự ly trung bình ở lứa tuổi 15-16 tại Trung tâm HLTT
Quốc gia Đà Nẵng.
3.28 Nội dung các giai đoạn huấn luyện trong thời gian thực
nghiệm cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung
bình lứa tuổi 15-16 ở Trung tâm HLTT Quốc gia Đà
Nẵng
3.29 Bảng phân phối tiến trình huấn luyện SBCM tuần

(Chu kỳ I)

Sau
109

3.30 Bảng phân phối tiến trình huấn luyện SBCM tuần
(Chu kỳ II)
3.31
Bảng phân phối tiến trình huấn luyện SBCM

Sau
120
Sau
120

3.32
3.33
3.34
3.35

3.36
3.37
3.38

3.39
3.40

tuần (Chu kỳ III)
Kết quả kiểm tra SBCM của NTN và NĐC trước thực
nghiệm. (nA = 07; nB = 08)

So sánh kết quả phân loại SBCM của 2 nhóm trước thực
nghiệm:
So sánh thành tích của NTN sau 18 tháng thực
nghiệm.
Nhịp độ tăng trưởng về kết qủa kiểm tra các test đánh
giá SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly
trung bình lứa tuổi 15-16 ở NTN qua các giai đoạn
kiểm tra.
Đánh giá SBCM của NTN thông qua phân loại
So sánh thành tích của NĐC sau 18 tháng thực
nghiệm
Nhịp độ tăng trưởng về kết qủa kiểm tra các test
đánh giá SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự
ly trung bình lứa tuổi 15-16 ở NĐC qua các giai đoạn
kiểm tra.
Đánh giá SBCM của NĐC thông qua phân loại
Kết quả kiểm tra SBCM của 2 nhóm sau 18 tháng

Sau
110
Sau
111
120

Sau
120

121
122
123

Sau
123
124
125
Sau
125
126
128


10

thực nghiệm.
3.41
So sánh nhịp tăng trưởng qua các giai đoạn thực
nghiệm giữa 2 nhóm
Bản
g
3.42 So sánh kết quả phân loại SBCM giữa 2 nhóm sau thực
nghiệm 18 tháng
3.1 Thành phần đối tượng phỏng vấn
3.2 Thực trạng SBCM của 40 nam VĐV Điền kinh trẻ ở
các tỉnh Miền Trung.
3.3 Thực trạng SBCM của 15 nam VĐV Điền kinh trẻ ở
Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng
3.4 Kết quả phân loại SBCM của 2 nhóm trước TN
3.5 Nhịp độ tăng trưởng của NTN ở từng chỉ tiêu khảo sát
trong quá trình thực nghiệm 18 tháng.
Biểu
đồ

3.6 Phân loại SBCM của NTN sau 18 tháng thực nghiệm
3.7 Nhịp độ tăng trưởng của NĐC ở từng chỉ tiêu khảo sát
trong quá trình thực nghiệm 18 tháng.
3.8 Phân loại SBCM của NĐC sau 18 tháng thực nghiệm
3.9 Nhịp độ tăng trưởng của NTN và NĐC ở chu kỳ 3


đồ

3.10 Kết quả phân loại SBCM của 2 nhóm sau 18 tháng
TN
1.1 Sức bền và ảnh hưởng của sức bền đối với sức bền nhanh
và sức bền mạnh
1.2 Các phương pháp huấn luyện

Sau
128
129
75
88
89
122
Sau
124
124
Sau
127
127
Sau
130

129
08
25


11

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Ký hiệu

Tên đầy đủ

GS

Giáo sư

PGS-PTS

Phó Giáo sư - Phó Tiến si

GV

Giảng viên

HL-TĐ

Huấn luyện-Thi đấu

HLTT


Huấn luyện thể thao

HLV

Huấn luyện viên

LVĐ

Lượng vận động

KH

Khoa học

KLHL

Khối lượng huấn luyện

NĐC

Nhóm đối chứng

NTN

Nhóm thực nghiệm

NQ

Nghị quyết


Nxb

Nhà xuất bản

PPHL

Phương pháp huấn luyện

SBC

Sức bền chung

SBCM

Sức bền chuyên môn

SBTĐ

Sức bền tốc độ

TDTT

Thể dục thể thao

TS

Tiến si

TW


Trung ương

VĐV

Vận động viên


12

DANH MỤC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Ký hiệu

Tên đầy đủ

Aerobic

Ưa khí (có oxy)

AL

Axít láctíc

Anaerobic

Yếm khí (không có oxy)

ATP

Adenosine Triphosphate


ATP-CP

Ademosine Triphotphat-Creatin photphat

AT theo VO2

Lượng oxy hấp thụ ở thời điểm giữa ưa và yếm khí

gy

Giây

Kal

Calo

kg

Kilogam

m

Mét

m2

Mét vuông

ms


Miligiây

O2

Oxy

ph

Phút


13

ĐẶT VẤN ĐỀ
Để thực hiện mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa
hiện đại hóa từ nay đến năm 2020, năm 2013 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghia Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6
thông qua. Đây là bản Hiến pháp được sửa đổi và bổ sung của bản Hiến pháp
năm 1992, với mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã
hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện trên tất cả các linh vực nói chung, trong đó có thể dục thể thao nói
riêng.
Để thực hiện được mục tiêu, ý tưởng đó, Đảng và Nhà nước ta quan tâm
và xác định yếu tố con người luôn là mục tiêu và động lực trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước. Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng
12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, v/v phê duyệt “Chiến lược phát triển
thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020”, với quan điểm phát triển thể dục,
thể thao là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực,
tầm vóc, tăng tuổi thọ người Việt Nam và lành mạnh hóa lối sống của thanh

thiếu niên. Chiến lược nhấn mạnh cần phải phát triển đồng bộ TDTT trong
trường học, TDTT trong lực lượng vũ trang, TDTT quần chúng, trong đó chú
trọng phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp. Chỉ tiêu đề ra
là giữ vững vị trí trong tốp 3 của thể thao khu vực Đông Nam Á (SEA
Games), phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 45 VĐV vượt qua các cuộc thi
vòng loại, có huy chương tại Đại hội Thể thao Olympic lần thứ 32. Chiến
lược cũng đưa ra 10 môn thể thao trọng điểm loại I trong đó có Điền kinh.
Mặc dù trong thời gian qua môn Điền kinh đã có vị trí nhất định ở khu vực


14

Đông Nam Á (thứ hạng luôn nằm trong tốp 3 SEA Games), tuy nhiên so với
các nước trong khu vực Châu Á và thế giới thì còn rất khiêm tốn.
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị,
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục,
thể thao đến năm 2020, xác định quan điểm: Phát triển thể dục, thể thao là một
yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và
chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; Giáo dục ý chí,
đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng
cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế;
Đồng thời, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức
xã hội và của mỗi người dân; Các cấp ủy đảng có trách nhiệm thường xuyên
lãnh đạo công tác TDTT, bảo đảm cho sự nghiệp TDTT ngày càng phát triển;
Đầu tư cho TDTT là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước;
Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
TDTT và đào tạo VĐV thể thao thành tích cao; Phát huy các nguồn lực của xã
hội để phát triển TDTT, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong
quản lý, điều hành các hoạt động TDTT; Mục tiêu đặt ra tiếp tục hoàn thiện bộ
máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TDTT; Tăng

cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảng
phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp TDTT, đến năm 2020, phấn đấu
90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; Các trường học, xã,
phường, thị trấn, khu công nghiệp có đủ cơ sở vật chất TDTT phục vụ việc tập
luyện của nhân dân, trình độ một số môn thể thao trọng điểm được nâng cao
ngang tầm Châu Á và Thế giới; Đầu tư, nâng cấp các Trung tâm HLTT của
Quốc gia, các ngành, các địa phương, đáp ứng yêu cầu HLTT hiện đại; Củng
cố và phát triển các trường, lớp năng khiếu thể thao ở các tỉnh, thành phố với


15

quy mô phù hợp, có nhiệm vụ hỗ trợ phát triển mạng lưới hoạt động thể thao
thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên các trường học và phát hiện, bồi dưỡng
các năng khiếu và tài năng thể thao; Đổi mới tổ chức, quản lý thể thao thành
tích cao theo hướng chuyên nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng môn và
từng địa phương; Ưu tiên đầu tư của Nhà nước và huy động các nguồn lực xã
hội hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo VĐV các môn thể thao trọng điểm, tích cực
chuẩn bị lực lượng VĐV và các điều kiện cơ sở vật, chất kỹ thuật cần thiết, để
sẵn sàng đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Châu Á, Thế giới.
Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng được thành lập tháng 03 năm 1994,
đến nay đã trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển. Những ngày đầu mới
thành lập Trung tâm chỉ có hai đội tuyển trẻ là Điền kinh và Bơi lội, nhưng đến
nay đã có 04 đội tuyển Quốc gia và 13 đội tuyển trẻ Quốc gia khác nhau như
Điền kinh, Bơi, Lặn, Bóng chuyền bãi biển, Bóng chuyền, Boxing, Taekwondo,
Wushu, Pencak-silat’, Cầu lông, Bắn súng, Bắn cung... Trong đó môn Điền kinh
(mà chủ yếu nội dung chạy cự ly trung bình) là môn thể thao chủ lực ở Trung
tâm và cũng là cái nôi đào tạo VĐV chạy cự ly trung bình tốt nhất trong cả nước.
Ở những nội dung này, VĐV Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng đã đem về
cho thể thao Việt Nam những tấm huy chương qúi giá trong các giải thi đấu SEA

Games, Châu Á... mà trước đây Việt Nam chưa giành được. Góp phần vào
những tấm huy chương quý giá đó là những gương mặt như: Lê Văn Dương,
Nguyễn Đình Cương, Đỗ Thị Bông, Trương Thanh Hằng, Dương Văn Thái, Đỗ
Thị Thảo…
Ngày nay trình độ thi đấu thể thao phát triển cao thì những yêu cầu đặt ra
cho HLV ngày càng cao. Muốn có thành tích thi đấu tốt trong chạy cự ly
trung bình, người HLV phải sử dụng đa dạng các loại bài tập và chiến thuật
thi đấu khác nhau, trong đó SBCM là yếu tố quan trọng và quyết định thành
tích. Nếu VĐV chạy cự ly trung bình không có SBCM tốt thì khả năng chống


16

lại mệt mỏi trong trạng thái cực điểm sẽ yếu đi và không thực hiện được bài
tập mà HLV đề ra, dẫn đến thành tích thi đấu bị giảm sút. Chính vì lẽ đó, việc
nâng cao SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình là rất cần
thiết, không thể thiếu.
Để có thành tích tốt trong huấn luyện các môn thể thao nói chung, và nội
dung chạy cự ly trung bình cho nam VĐV Điền kinh trẻ nói riêng, người HLV
phải sử dụng đa dạng các phương pháp, các loại bài tập và chiến thuật khác nhau
mới hy vọng giành chiến thắng và trở thành VĐV đỉnh cao trong tương lai. Hiện
nay, đã có một số công trình nghiên cứu đến linh vực SBCM như tác giả Nguyễn
Danh Hoàng Việt nghiên cứu SBCM trong môn Bóng bàn [98]; Phan Thanh Hài
nghiên cứu SBCM trong môn Bơi lội [29]; Trần Duy Hòa nghiên cứu SBCM
trong môn Bóng đá [34]. Song ở môn Điền kinh mà đặc biệt là nội dung chạy cự
ly trung bình nam lứa tuổi 15-16 thì chưa có tác giả nào nghiên cứu. Xuất phát từ
vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các bài tập
phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung
bình lứa tuổi 15-16”.
Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở lựa chọn các bài tập phát triển
SBCM cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16
nhằm ứng dụng trong quá trình huấn luyện để nâng cao thành tích cho đối
tượng này và tiếp cận với trình độ VĐV ở tuyến cao hơn.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để giải quyết mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu và thực hiện các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng SBCM của nam VĐV Điền kinh trẻ chạy
cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.


17

Mục tiêu 2: Lựa chọn các bài tập phát triển SBCM cho nam VĐV Điền
kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15- 16.
Mục tiêu 3: Ứng dụng và xác định hiệu quả các bài tập phát triển SBCM
cho nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.
Giả thuyết khoa học của luận án
Kết quả huấn luyện chỉ có thể đạt được khi và chỉ khi quá trình huấn
luyện tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc giảng dạy, huấn luyện, vận dụng
hợp lý các phương pháp và các phương tiện phù hợp. Bởi vậy, nếu xác định
được các bài tập phát triển thể lực chuyên môn phù hợp với khách thể sẽ là cơ
sở quan trọng và tiền đề để phát triển sức bền chuyên môn có hiệu quả cho
nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16.


18

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Khái quát các đặc điểm huấn luyện sức bền trong môn Điền kinh.
1.1.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm sức bền:
1.1.1.1. Khái niệm sức bền.
Sức bền là năng lực thực hiện lâu dài một hoạt động với cường độ cho
trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà
cơ thể có thể chịu đựng được.[49], [74], [105]
Do thời gian hoạt động đó cuối cùng bị giới hạn bởi sự xuất hiện của mệt
mỏi nên cũng có thể định nghia sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt
mỏi trong một hoạt động nào đó. Như vậy, khái niệm sức bền luôn liên quan
đến khái niệm mệt mỏi. Tuỳ theo các đặc điểm của các hình thức hoạt động
mà có các dạng mệt mỏi khác nhau: mệt mỏi trí óc, mệt mỏi cảm giác, mệt
mỏi cảm xúc và mệt mỏi thể lực…Sự mệt mỏi về thể lực được tạo ra bởi hoạt
động của cơ bắp có ý nghia trong quá trình huấn luyện thể thao. Tố chất sức
bền ở đây chủ yếu nói lên khả năng khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể trong
quá trình hoạt động thể thao.[40], [74]
1.1.1.2. Phân loại sức bền.
Trong các hoạt động TDTT, sự biểu hiện của mệt mỏi cũng đa dạng, bao
gồm các loại mệt mỏi khác nhau như trình bày ở mục 1.1.1.1, song mệt mỏi thể
lực do hoạt động cơ bắp gây nên vẫn là chính.
Xét dưới góc độ tâm - sinh lý, sức bền phụ thuộc chủ yếu vào thời gian vận
động nên chia sức bền làm ba loại sau: [28, tr.273]; [76, tr.327].
Sức bền trong thời gian dài (trên 11ph)
Sức bền trong thời gian trung bình (từ 2ph - 11ph).


19

Sức bền trong thời gian ngắn (từ 45gy đến 2ph).
Cũng dựa vào thời gian K.LEGO-G.OENSLEGEN (1979) phân sức bền
trong các môn thể thao có chu kỳ làm 3 loại sau: [23, tr.71], [70], [81]

Sức bền thời gian dài (từ 8ph trở lên)
Sức bền thời gian trung bình (từ 2 – 8ph)
Sức bền thời gian ngắn (từ 45gy đến 2ph)
Còn xét dưới góc độ trạng thái năng lực làm việc của hệ thống cung cấp
năng lượng thì sức bền chia làm hai loại sau: [58, tr.149].
Sức bền ưa khí (aerobic)
Sức bềm yếm khí (anaerobic)
Còn xem xét dưới góc độ sư phạm thì sức bền được chia thành hai loại
sau: [58, tr.150].
Sức bền chung
Sức bền chuyên môn
Trong bất kỳ một môn thể thao nào, sức bền vẫn là một năng lực đa nhân
tố. Do đó, SBC của VĐV là tương đối so với SBCM mà thôi, nó là sự tổng
hợp đặc trưng các loại cơ năng của cơ thể VĐV. Đặc trưng các cơ năng ở đây
không có ý chỉ đối với một bộ phận đặc biệt cần có của hoạt động chuyên
môn nào đó, nhìn chung nó có đặc điểm như sau:
Thời gian duy trì hoạt động dài
Hoạt động liên tục
Cường độ không lớn lắm
Các nhóm cơ đều tham gia hoạt động
Hệ thống tim mạch có sự đảm bảo tương đối tốt.
Trong thực tiễn không thể đem SBC đánh đồng như nhau với sức bền ưa
khí một cách đơn giản. Người ta chỉ coi SBC như cơ sở của SBCM, còn
SBCM là chỉ năng lực chức năng cơ thể được vận dụng tới mức tối đa cho


20

thành tích chuyên môn sâu trong điều kiện tập luyện hay thi đấu riêng biệt của
từng môn thể thao. Hay nói cách khác, SBCM là sức bền đối với từng môn

thể thao cụ thể.[58, tr.150], [63]
1.1.1.3. Đặc điểm sức bền.
Đặc điểm sức bền chung:
SBC là năng lực của cơ thể nhằm chống lại mệt mỏi trong hoạt động vận động
với cường độ trung bình diễn ra trong thời gian dài. Năng lực vận động này phụ
thuộc chủ yếu vào khả năng hấp thụ oxy tối đa và khả năng cung cấp oxy của hệ
tuần hoàn, hô hấp. Trong các môn thể thao chạy cự ly trung bình hay bơi cự ly dài,
SBC là nền tảng đảm bảo cho VĐV đạt được một cường độ tốt nhất (tốc độ, dùng
lực, nhịp độ và sử dụng sức lực) trong thời gian vận động kéo dài của thi đấu, tương
ứng với khả năng huấn luyện của mình. SBC còn đảm bảo chất lượng động tác cao
và giải quyết hoàn hảo các hành vi kỹ - chiến thuật trong thi đấu hoặc vượt qua một
khối LVĐ lớn trong tập luyện. Do đó, SBC không những là một nhân tố xác định và
ảnh hưởng lớn đến thành tích thi đấu mà còn là một nhân tố xác định thích hợp trong
tập luyện và khả năng chịu đựng LVĐ của VĐV. Phát triển SBC tốt còn là một điều
kiện quan trọng để hồi phục nhanh mệt mỏi. Trình độ sức bền được xác định trước
hết bởi chức năng hệ tuần hoàn, của sự trao đổi chất, của hệ thần kinh và sự phối hợp
hoạt động của các hệ thống cơ quan trong cơ thể. [28, tr.271]
Các năng lực sức bền riêng lẻ có những đặc điểm sau đây:
Sức mạnh

Sức nhanh

Sức bền trong thời
gian dài

Sức bền trong thời
gian trung bình

Sức bền trong thời
gian ngắn

Sức bền chuyên môn

Sức bền chung


21

Sơ đồ 1.1: Sức bền và ảnh hưởng của sức bền đối với sức bền nhanh và sức bền mạnh [28]

Sức bền trong thời gian dài là sức bền cần thiết để vượt qua một cự ly
mà VĐV cần và nó được chia làm các mốc thời gian tương ứng sau:
Thời gian thi đấu từ 11 đến 30ph (chạy cự ly từ 5000m - 10000m)
Thời gian thi đấu từ 30 đến 90ph (chạy cự ly bán marathon)
Thời gian thi đấu trên 90ph (chạy cự ly marathon)
Sức bền trong thời gian trung bình là sức bền cần thiết để vượt qua một
cự ly mà VĐV cần khoảng thời gian từ 2 đến 11ph. Với thời gian này đòi hỏi
VĐV huy động đầy đủ cả khả năng ưa khí lẫn yếm khí. Đa số các môn thể
thao hoạt động trong khoảng thời gian trung bình được quyết định chủ yếu
bởi mức độ phát triển của sức mạnh-bền và sức nhanh-bền.
Sức bền trong thời gian ngắn là sức bền cần thiết để vượt qua một cự ly
mà VĐV cần khoảng thời gian từ 45gy đến 2ph. Ở đây đòi hỏi một tỷ lệ phần
trăm cao về quá trình trao đổi yếm khí. Trình độ sức bền trong thời gian ngắn
cũng phụ thuộc một cách quyết định vào mức độ phát triển của sức mạnh-bền
và sức nhanh-bền. Vì sức bền luôn có quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực
sức nhanh và sức mạnh như ở sơ đồ 1.1.
Sức nhanh - bền là khả năng chống lại mệt mỏi khi vận động với tốc độ
gần tối đa, chủ yếu dựa vào sự tạo thành năng lượng yếm khí.
Sức mạnh - bền là khả năng chịu đựng LVĐ đặc biệt lớn trong quá trình
hoạt động nhằm khắc phục những lực cản lớn khi vận động. [28, tr.275].
Đối với môn thể thao cự ly trung bình thì cường độ thi đấu lại khác biệt

với một số môn thể thao khác có cường độ dưới cực đại (như bơi cự ly 200m 400m hay bơi thuyền 1000m). Một đặc điểm quan trọng là: Khi thi đấu tỷ trọng
của quá trình yếm khí của nó chủ yếu là quá trình phân giải đường có thể vượt
qua hoặc gần với quá trình ưa khí. Lúc này nợ oxy đạt đến mức cực hạn (20lít


22

trở lên), nồng độ axit lactic đạt đến trên 200ml/%. Mối quan hệ giữa sức bền
của môn thể thao này và năng lực sức mạnh, tốc độ của VĐV rất khăng khít.
Nhưng chỉ tiêu tuyệt đối của sức mạnh, tốc độ cũng không thể bảo đảm cho
việc nâng cao SBCM và cho thành tích của VĐV ở môn thể thao này. Do vậy,
chỉ có nhắm thẳng vào đặc điểm sinh lý của sức bền loại này để huấn luyện sức
bền mang tính chuyên sâu mới có thể đạt được hiệu quả cao. [58, tr.153-154].
Đặc điểm sức bền chuyên môn của nam vận động viên Điền kinh trẻ chạy cự
ly trung bình (800m, 1500m):
Huấn luyện SBCM phục vụ trực tiếp cho việc hình thành và thể hiện
thành tích thể thao. Điều này cần phải nói tới các yêu cầu trong tập luyện và
thi đấu. Những yêu cầu này trong mối tác động tổng hợp của chúng hướng
vào việc hình thành các phẩm chất chuyên môn của cá nhân và các kỹ thuật
thể thao tương xứng với thi đấu, các kỹ năng, kỹ xảo chiến thuật cũng như các
tố chất thể lực và các cách điều khiển thích nghi với tính chất sinh vật học
tương ứng. Do đó, đặc trưng của huấn luyện SBCM là tất cả các chỉ số LVĐ
gần giống với các điều kiện thi đấu riêng biệt của từng môn thể thao và ít nhất
cũng phù hợp với các điều kiện thi đấu này ở một vài nhân tố bên ngoài. Các
chỉ số của LVĐ trước hết là tốc độ, tần số và số lượng, thời gian vận động và
cả các nhân tố bên ngoài như sự lên, xuống dốc hoặc bằng phẳng của cự ly.
Để xác định SBCM của các VĐV người ta dùng các tiêu chí sau:[58, tr.157].
Chỉ tiêu “tốc độ dự trữ” là sự chênh lệch thời gian giữa thành tích tốt
nhất của các đoạn ngắn với thời gian bình quân của các đoạn ngắn đó khi thực
hiện cả cự ly thi đấu.

Ví dụ: VĐV chạy cự ly 800m với thành tích là 2ph10gy, thì thời gian
bình quân chạy mỗi đoạn 100m sẽ là 2ph10gy chia cho 8 = 16gy25. Nếu
VĐV đó chạy 100m có thành tích là 12gy50 thì “tốc độ dự trữ” là 16gy25 -


23

12gy50 = 3gy75. VĐV nào có tốc độ dự trữ càng ít thì chứng tỏ sức bền càng
tốt, nghia là phát huy được tốc độ.
Chỉ tiêu “chỉ số sức bền”. Người ta xác định bằng cách lấy thành tích của
cự ly chính trừ đi thành tích của cự ly chạy riêng từng cự ly nhỏ hơn.
Ví dụ: VĐV chạy cự ly 800m với thành tích là 2ph10gy, Thành tích tốt
nhất của 100m là 12gy50, thì chỉ số sức bền là 2ph10gy - (12gy50 x 8)
=2ph10gy - 1ph40gy = 30gy. Cũng giống như tốc độ dự trữ, chỉ số này càng
nhỏ thì SBCM càng tốt.
Trong hai loại chỉ tiêu nói trên, chỉ số sức bền thích hợp với việc đánh
giá SBCM của cá nhân VĐV. Nó không dùng để so sánh giữa hai VĐV vì nó
thuộc chỉ tiêu tương đối. Bởi vì có thể hình thành giữa hai người không giống
nhau, tốc độ cá nhân cũng khác nhau nhưng có thể chỉ tiêu “tốc độ dự trữ” lại
giống nhau. [58, tr.158]
Trong quá trình thi đấu duy trì hoặc nâng cao mức độ tích cực vận động
hợp lý, điều đó phụ thuộc vào:
Trình độ duy trì tốc độ khi tăng LVĐ thi đấu hoặc hoàn thành một lượng
đã dự định. Ví dụ: Trong quá trình chạy tính thời gian duy trì tốc độ rất tốt, cự ly
hoàn thành cũng rất dài.
Chỉ tiêu tăng cường dùng sức trong điều kiện khối lượng chuẩn trong thi
đấu.
Tính ổn định của kỹ thuật động tác trong thi đấu, loại chỉ tiêu này có tầm
quan trọng đặc biệt đối với các môn thể thao có kỹ thuật phức tạp. Ví dụ: Duy
trì kỹ thuật ổn định từ đầu đến cuối cự ly thi đấu.

Có thể dùng chỉ tiêu hoàn thành tổng LVĐ các bài tập chuyên môn để
làm chỉ tiêu đánh giá SBCM. Ví dụ: Tổng cự ly huấn luyện môn chạy, bơi
lội...


24

Chỉ có SBCM biểu hiện ra lúc thi đấu hoặc trong điều kiện gần như thi đấu
mới thật sự có giá trị đánh giá. Trong quá trình huấn luyện bình thường có thể sử
dụng thử nghiệm về chuyên môn một cách hợp lý để tiến hành kiểm tra SBCM,
nhưng thử nghiệm cũng cần phải đảm bảo tiếp cận điều kiện thi đấu của môn
chuyên sâu. Ví dụ chạy ở cự ly 800m, 1500m người ta phải dùng tốc độ chạy
200m, 400m hoặc 600m, 1200m để làm chỉ tiêu đo lường [58, tr.160].
Huấn luyện SBCM cần phải có sự tính toán trên hai phương diện huấn
luyện và thi đấu. Nếu muốn VĐV chịu đựng sự huấn luyện với cường độ và
khối lượng chuyên môn lớn hơn khi thi đấu, phải tăng đồng thời một cách có
quy luật tổng khối lượng huấn luyện kỹ thuật, thể lực và nội dung huấn luyện
các phần khác từ giai đoạn huấn luyện này đến giai đoạn huấn luyện khác.
Chỉ có thông qua việc huấn luyện SBCM, xây dựng được SBCM dự trữ
mới có thể phát huy được SBCM mà trong thi đấu đòi hỏi. Do đó nhiệm vụ của
huấn luyện SBCM phải là:
Lợi dụng đầy đủ sự gia tăng khối LVĐ chuyên môn để phát triển SBCM,
xây dựng dự trữ SBCM cần thiết.
Xây dựng năng lực thi đấu ổn định
Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau và làm tiền đề cho
nhau không thể tách rời nhau trong công tác huấn luyện [1], [58].
Trong quá trình huấn luyện cần có những bài tập thử nghiệm về chuyên
môn một cách hợp lý để tiến hành kiểm tra SBCM và những bài thử nghiệm
cần tiếp cận với điều kiện thi đấu chuyên sâu. Ví dụ: Xác định sức bền của
VĐVchạy cự ly 800m thì dùng cự ly tốc độ 100m để xác định; còn chạy cự ly

1500m thì dùng cự ly tốc độ 150m để xác định.
SBCM chạy cự ly trung bình là sức bền cần thiết để vượt qua một cự ly mà
VĐV cần khoảng thời gian từ 2ph đến 11ph. Thành tích sức bền này đòi hỏi có
sự hoạt động đầy đủ của khả năng ưa khí lẫn khả năng yếm khí. Trong đa số


25

các môn, trình độ sức bền trong khoảng thời gian này được quyết định chủ yếu
bởi mức độ phát triển của sức mạnh - bền và sức nhanh - bền. Vì cái chính là
VĐV phải khắc phục các lực cản vận động tương đối cao luôn luôn lặp lại
trong toàn bộ cự ly. [3], [18], [27], [28], [63],
Từ những đặc điểm nêu trên có thể thấy SBCM của VĐV chỉ có thể xem
xét trong thi đấu hoặc trong điền kiện tập luyện gần như thi đấu và chỉ có như
vậy mới đánh giá được SBCM một cách chính xác. Ví dụ: Xác định chỉ số sức
bền cho VĐV chạy 10000m thì người ta không dùng tốc độ chạy các đoạn
100m để đánh giá mà phải dùng tốc độ chạy trên các đoạn là 1000m để đánh
giá, thì lúc ấy mới có ý nghia.[58, tr.159]
1.1.2. Các quan điểm về huấn luyện sức bền:
1.1.2.1. Các quan điểm về huấn luyện sức bền chung.
Trong HLTT nhân tố cơ bản và quan trọng nhất đó chính là huấn luyện
tố chất thể lực cho VĐV, trong đó có huấn luyện tố chất sức bền. Có rất nhiều
quan điểm khác nhau về khái niệm sức bền trong HLTT.
Theo Harre Dietrich 1996, sức bền được hiểu là khả năng chống lại sự
mệt mỏi của VĐV, sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được một cường độ tốt
nhất (tốc độ, dùng lực, nhịp độ chơi hoặc thi đấu, sử dụng sức lực) trong thời
gian vận động kéo dài. Sức bền còn đảm bảo chất lượng động tác cao và giải
quyết hoàn hảo các hành vi kỹ- chiến thuật tới cuối cuộc thi đấu và vượt qua
một khối lượng vận động lớn trong tập luyện. Do đó sức bền không chỉ là một
thành tố xác định mà có ảnh hưởng lớn đến thành tích thi đấu của VĐV.[1],

[28], [38]
Theo Diên Phong (Trung Quốc) cho rằng: Sức bền là chỉ năng lực của cơ
thể khắc phục mệt mỏi sản sinh trong quá trình hoạt động, còn mệt mỏi là sự
giảm sút tạm thời năng lực làm việc của cơ thể do làm việc tạo ra. Dựa vào sự
khác nhau của các đặc trưng hoạt động Ông phân ra 3 loại mệt mỏi: Mệt mỏi


×