Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

báo cáo thực tập ngành kế toán tại công ty xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.79 KB, 90 trang )

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ THƯƠNG MẠI
VÀ XÂY DỰNG TÂN TÍN ĐỨC

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
1.1.1.
Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty TNHH Cơ khí Thương mại và Xây dựng Tân Tín Đức được thành
lập theo quyết định số 6103QD/UB–KT ngày 06 tháng 10 năm 2004 của Uỷ Ban
Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 0303522291, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 30 tháng
11 năm 2011 do Sở Kế hoạch Và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp.
Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH Cơ khí Thương mại và Xây dựng Tân Tín
Đức
Tên viết tắt: Công ty TNHH Tân Tín Đức
Trụ sở đặt tại: 105A2 Lê Văn Thọ, Phường 11, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ
Chí Minh
Điện thoại: 08.54366681 – 08.39470009
Fax

: 08.54366680

Mã số thuế: 0303522291
Website:
E-mail:

1.1.2.
Vốn điều lệ:30.000.000.000 đồng (ba mươitỷ đồng)
1.1.3.
Lĩnh vực hoạt động:
 Xây dựng: Xây dựng dân dụng , thi công hạ tầng, nhà xưởng, đóng cọc, nước


ngầm, tầng hầm, nhà bê-tông cốt thép.
 Cơ khí máy móc
 Thương mại vật liệu xây dựng:
o Thép xây dựng các loại: Thép cây, thép cuộn.
o Thép định hình: thép chữ U, I, H, V, xà gồ chữ C, Z, Hộp vuông, Hộp chữ nhật
o Thép tấm, thép lá đen, tole mạ màu, tole mạ kẽm, tole dập sóng...


o Ống thép đen, ống tráng kẽm, Ống mạ, Ống Inox...
o Các sản phẩm phụ kiện: Co, nối, chữ T...
 Kinh doanh bất động sản
 Dịch vụ khách sạn
 Trồng rừng và khai thác rừng
1.1.4. Người đại diện theo pháp luật của công ty:
Chức danh: Giám đốc
Họ và tên: Trần Văn Tánh
Sinh ngày: 12/12/1975

Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh

Quốc tịch: Việt Nam

Loại giấy chứng thực cá nhân:Giấy chứng minh nhân dân Số: 024429243
Ngày cấp: 28/07/2005

Nơi cấp: Công an TP.HCM

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:105A2 Lê Văn Thọ, Phường 11, Quận Gò
Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Chỗ ở hiện tại:105A2 Lê Văn Thọ, Phường 11, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ
Chí Minh, Việt Nam
1.1.5. Thông tin về chi nhánh:
Tên chi nhánh: Chi nhánh Công ty TNHH Cơ khí Thương mại và Xây dựng
Tân Tín Đức
Địa chỉ chi nhánh: 443 đường số 7, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình
Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Mã số chi nhánh: 0303522291-001
1.1.7. Thông tin về địa điểm kinh doanh:
Tên địa điểm kinh doanh: Công Ty TNHH Cơ khí Thương mại và Xây dựng
Tân Tín Đức – Kho chứa hàng


Địa chỉ địa điểm kinh doạnh: C6A/1V Đường Võ Văn Vân, Ấp 3, Xã Vĩnh
Lộc B, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Mã số địa điểm kinh doanh: 00001

1.2. Tình hình tổ chức của công ty:
1.2.1.
Cơ cấu chung:
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến
chức năng. Giám đốc là người điều hành và đưa ra các chỉ thị trực tiếp xuống các
phòng ban của công ty.
Sơ đồ 1.1 - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

 Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC


PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNG KINH DOANH

PHÒNG KỸ THUẬT

đời sống công nhân viên của toàn công ty, là người đứng đầu công ty, là đại diện
pháp nhân và chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của công ty. Giám đốc
có quyền phân công, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng kỷ luật các cán bộ công
nhân viên trong toàn công ty, giám đốc là người chỉ đạo trực tiếp, kiểm tra giám
sát toàn bộ hoạt động kinh doanh và là người trực tiếp ký hợp đồng với các đơn vị
khác.

 Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám Đốc, được uỷ quyền của Giám Đốc
thực hiện các chức năng quản lý trong lĩnh vực được giao phó. Đôn đốc, điều


động công nhân từ tổ này sang tổ khác nhằm mục đích tăng năng suất lao động
trong sản xuất kinh doanh.



Phòng kế toán: Thực hiện việc thu chi, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh. Tổng hợp, phân tích và báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh.



Phòng kinh doanh: Thực hiện việc kinh doanh tiêu thụ hàng hóa, tham
mưu cho giám đốc giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện
hợp đồng với khách hàng một cách kịp thời.




Phòng kỹ thuật: Theo dõi, kiểm tra và quản lý máy móc thiết bị trong quá
trình sản xuất kinh doanh, thực hiện các công trình xây dựng.

1.2.2.

Cơ cấu phòng kế toán
Sơ đồ 1.2 – Cơ cấu tổ chức phòng kế toán
 Kế toán trưởng:

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán thanh toán

Kế toán công nợ

Thủ quỹ

o Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực tài chính, tổ chức bộ máy kế toán hoạt động
theo chuẩn mực kế toán hiện hành và phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty.
o Tổ chức công tác kế toán, thống kê phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của
Công ty theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức ghi chép, tính toán và phản
ảnh chính xác, trung thực và kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.



o Kiểm tra báo cáo kế toán thống kê và quyết toán của Công ty đầy đủ, chính xác và
gửi báo cáo theo đúng chế độ quy định.

o Chịu trách nhiệm trước pháp luật của nhà nước về tài chính của Công ty.

Kế toán tổng hợp:
o Tham mưu cho kế toán trưởng trong quá trình thực hiện công tác, thu hồi vốn kịp

thời.Chịu trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng hoá,
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, tài sản cố định. Hàng hoá, nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ mua vào: Kiểm tra phương thức nhận hàng, kiểm tra
thực tế đối chiếu giữa phiếu nhập và hoá đơn.Hàng hoá, thành phẩm bán ra: Kiểm
tra phương thức xuất hàng, xuất trả, giảm giá, bán lẻ, sỉ, nhập khác.
o Tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho xây dựng. Tập hợp chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung . Tính, lập bảng giá thành và các báo cáo
liên quan đến giá thành công trình xây dựng.
o Kiểm tra tình hình nhập – xuất – tồn kho vật tư, công cụ lao động, tài sản cố định,
biên bản kiểm kê vật tư theo định kỳ hoặc đột xuất, tổng hợp cân đối nhập – xuất
– tồn vật tư cuối tháng. Lập các phiếu phân bổ khấu hao TSCĐ, phân bổ tiền
lương và chi phí phục vụ.
o Cuối tháng kê khai sổ và lập báo cáo tài chính trình lên kế toán trưởng.


Kế toán thanh toán:

o Phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ tình hình lưu chuyển tiền của Công ty, kiểm

tra chứng từ gốc, lập phiếu thu chi.
o Theo dõi các khoản phải thu, kiểm tra đối chiếu sổ quỹ và kiểm kê hàng ngày theo


đúng quy định.
o Phân loại, ghi chép, tổng hợp, phân tích, lập báo cáo, lưu trữ chứng từ gốc liên

quan đến việc hạch toán.




Kế toán công nợ:

o

Công nợ phải thu:Theo dõi tất cả công nợ phải thu người mua, phải
thu khác.Theo dõi hợp đồng bán hàng liên qua đến công nợ phải thu, kiểm tra
việc thực hiện tiến độ phải thu theo hợp đồng, kịp thời báo cáo và đề xuất xử lý
nếu có trường hợp quá hạn, tranh chấp, nợ khó đòi.
Định kỳ đối chiếu công nợ theo từng khách hàng.
Mở sổ chi tiết công nợ phải thu đến từng khách hàng và từng hợp đồng.
Phân loại, ghi chép, tổng hợp, phân tích, lập báo cáo công nợ theo đúng thời
hạn quy định. Căn cứ vào hợp đồng, vào công nợ phải thu đã được đối chiếu giữa
phòng kinh doanh và phòng kế toán lập đề xuất khi khách hàng nộp tiền.
Lập báo cáo đã thu đối chiếu với số đã thu ở phòng kinh doanh định kỳ theo
quy định.

o

Công nợ phải trả: theo dõi các khoản công nợ phải trả .Theo dõi các hợp
đồng mua – bán hàng hoá, các phương thức hợp đồng đại lý, hợp đồng thời hạn,
căn cứ giấy đề xuất thanh toán của phòng kinh doanh, căn cứ hợp đồng lập đề
xuất thanh toán tiền hàng cho khách hàng khi đến hạn nhận tiền hàng. Kiểm tra

phân hệ công nợ, các chứng từ kế toán chuyển sang, đối chiếu công nợ theo từng
khách hàng để lập phương án thanh toán công nợ.
Phân loại, ghi chép, tổng hợp, phân tích, lập báo cáo công nợ phải trả liên quan
đến nghiệp vụ.



Thủ quỹ:
Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý và thực hiện công việc thu, chi tiền mặt của
Công ty.
Đối chiếu số liệu với kế toán tiền mặt, giúp kế toán trưởng điều hoà lượng tiền

mặt tại quỹ một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất.
1.3. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
1.3.1.
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty:


Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, sử dụng phần mềm
OIOC với hệ thống sổ sách theo mẫu của hình thức kế toán Nhật ký chung.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hình thức kế toán tại công ty

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

PHẦN MỀMKẾ TOÁN

SỔ KẾ TOÁN
Sổ chi tiết
Sổ tổng hợp


- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾTOÁN CÙNG LOẠI

- Báo cáo tài chính

MÁY VI TÍNH

Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
1.3.2.

Quy trình luân chuyển chứng từ

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, các bộ phận đề xuất Ban lãnh đạo duyệt mua
nguyên phụ liệu, công cụ dụng cụ dùng để sản xuất, xây dựng, khi được duyệt sẽ
tiến hành mua. Khi nhận hàng về sẽ đưa vào nhập kho (viết phiếu nhập kho) sau
đó xuất sử dụng theo yêu cầu sản xuất, hóa đơn chuyển bộ phận kế toán kiểm tra.
Nếu là công cụ dụng cụ thì sẽ làm phiếu xuất kho ngay phục vụ cho nhu cầu của
công ty.


Kế toán thanh toán kiểm tra bộ chứng từ thanh toán hợp lệ, sau đó tiến hành
lập phiếu chi chuyển thủ quỹ chi tiền. Nếu thanh toán qua ngân hàng thì lập ủy
nhiệm chi.
Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán sẽ vào bảng kê chi tiết từng tài khoản cho
tất cả các nghiệp vụ phát sinh. Cuối tháng kế toán tổng hợp vào sổ cái các tài

khoản. Đồng thời vào cuối tháng, từ bảng kê chi tiết sẽ lên bảng tổng hợp chi tiết.
Cuối kỳ kế toán sẽ đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết và sổ cái các
tài khoản có liên quan. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh và lập báo
cáo tài chính.

1.3.3. Các chính sách khác:
 Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01/xxxx đến 31/12/xxxx
 Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam
 Phương pháp nộp thuế GTGT: phương pháp khấu trừ
 Phương pháp kế toán TSCĐ:
o Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản: Hạch toán theo giá gốc.
o Phương pháp khấu hao áp dụng: phương pháp đường thẳng.
o Tỷ lệ khấu hao: Áp dụng theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 của

Bộ Tài chính.
 Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
o Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Theo nguyên tắc giá gốc.
o Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp bình quân gia

quyền
o Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
 Phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập dự phòng: áp dụng

cho giảm giá hàng bán và dự phòng hàng lỗi thời.
 Phương pháp tính giá thành: phương pháp trực tiếp (giản đơn).


CHƯƠNG 2
THỰC TẾCÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH TÂN TÍN ĐỨC
2.1. Kế toán tiền mặt:

2.1.1. Chứng từ sử dụng:



Chứng từ gốc:

o

Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng

o

Giấy đề nghị tạm ứng

o

Bảng thanh toán tiền lương

o

Biên lai thu tiền

 Chứng từ dùng để ghi số:
o

Phiếu thu

o

Phiếu chi

2.1.2. Tài khoản sử dụng:
Số hiệu

Tên Tài khoản

111

Tiền mặt tại quỹ

1111

Tiền mặt VND

1112

Tiền mặt- ngoại tệ

1113
2.1.3. Sổ kế toán:




Tiền mặt - Vàng bạc, kim khí quý, đá quý

Sổ kế toán chi tiết: Sổ quỹ tiền mặt
Sổ kế toán tổng hợp:Sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 111
2.1.4. Tóm tắt quy trình kế toán tiền mặt:




Thủ tục chi tiền:
Bộ phận có nhu cầu thanh toán sẽ lập Giấy đề nghị và sau đó trình Giám đốc
ký duyệt. Căn cứ vào Giấy đề nghị đã được sự đồng ý của Giám đốc, kế toán
thanh toán sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ rồi lập Phiếu Chi và chuyển cho
kế toán trưởng hay giám đốc ký duyệt. Khi Phiếu Chi đã được ký duyệt sẽ chuyển


đến cho thủ quỹ để thủ quỹ làm thủ tục chi tiền. Sau đó kế toán thanh toán lưu
Phiếu Chi này.

Lưu đồ 2.1 – Kế toán chi tiền mặt

 Thủ tục thu tiền:


Dựa vào Hóa đơn bán hàng. Khi nhận tiền từ khách hàng, kế toán tiền mặt lập
Phiếu Thu (2 liên) hợp lệ, kiểm tra, sau đó chuyển cho thủ quỹ để thủ quỹ nhận
đủ số tiền. Phiếu Thu sẽ được trình kế toán trưởng ký rồi được lưu ở kế toán tiền
mặt 1 liên và khách hàng sẽ giữ 1 liên.

Lưu đồ 2.2 – Kế toán thu tiền mặt
Hằng ngày, căn cứ vào Phiếu Thu, Phiếu Chi đã lập trong ngày Báo Cáo quỹ
tiền mặt, thủ quỹ kiểm tra số tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán


và báo quỹ. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định
nguyên nhân và xử lý. Cuối ngày thủ quỹ chuyển toàn bộ Phiếu Thu, Phiếu Chi
kèm theo Báo Cáo quỹ tiên mặt cho kế toán tiền mặt. Kế toán kiểm tra lại và ký
vào báo cáo quỹ, sau đó chuyển cho kế toán trưởng và Giám đốc ký. Căn cứ vào

đó hàng quý sẽ lập bảng kê chi tiết. Báo cáo quỹ được chuyển lại cho thủ quỹ ký.
2.1.5. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị:

 Nghiệp vụ 1: Ngày 22/11/2014, chi tạm ứng cho Trương Ánh số tiền 100.000.000
đồng
o Kế toán định khoản:
Nợ TK 141: 100.000.000
Có TK 1111: 100.000.000

o Chứng từ đính kèm: Phiếu chi số 2348/18 (Phụ lục 1.1 trang 01) và Giấy đề nghị
tạm ứng (Phụ lục 1.2 trang 02)
o Sổ sách đính kèm: Sổ Nhật ký chung (Phụ lục 2.37 trang 71)
 Nghiệp vụ 2: Ngày 04/10/2014, rút TGNH về nhập quỹ Tiền mặt số tiền
385.000.000 đồng, trả người bán 62.300.000 đồng, phí giao dịch 31.150 đồng
o Kế toán định khoản:
Nợ TK 1111: 385.000.000
Nợ TK 331:

62.300.000

Nợ TK 63502: 31.150
Có TK 112102: 447.331.150

o Chứng từ đính kèm: Giấy báo nợ AA 6573140 (Phụ lục 1.3 trang 03)
o Sổ đính kèm: Sổ chi tiết tài khoản 1111 (Phụ lục2.1 trang 35), Sổ Nhật ký chung
(Phụ lục 2.2 trang 36)
 Nghiệp vụ 3: Ngày 20/11/2014, Chi tiền mặt để nộp tiền xin phép Xây Dựng khu
xưởng mới PH số tiền 170.000.000 đồng
o Kế toán định khoản:
Nợ TK 6428: 170.000.000

Có TK 1111: 170.000.000


o Chứng từ đính kèm: Giấy đề nghị thanh toán(Phụ lục 1.21 trang 21) và Phiếu chi
số 2320/14 (Phụ lục 1.22 trang 22), Giấy nộp tiền(Phụ lục 1.23 trang 23)

o Sổ sách đính kèm: Sổ NKC(Phụ lục 2.36 trang 70)
2.2. Kế toán tiền gửi Ngân hàng:
2.2.1. Chứng từ sử dụng:



Chứng từ gốc:

o Ủy Nhiệm Thu
o Ủy Nhiêm Chi
o Séc


Chứng từ ghi sổ:

o Giấy Báo Nợ
o Giấy Báo Có
o Phiếu tính lãi
2.2.2. Tài khoản sử dụng:

2.2.3. Sổ kế toán:

 Sổ chi tiết TGNH
 Sổ tổng hợp: Nhật ký chung, Sổ cái TK 112

2.2.4. Tóm tắt quy trình kế toán tiền gửi Ngân hàng:
Căn cứ vào Phiếu Nhập Kho, vật tư, tài sản, Biên Bản nghiệm thu, Biên Bản
thanh lý hợp đồng đã có đầy đủ chữ ký của cấp trên, kế toán TGNH sẽ lập Ủy
Nhiệm Chi gồm 2 liên chuyển lên cho Giám đốc hoặc Kế toán trưởng duyệt. Sau
đó kế toán thanh toán sẽ gửi Ủy Nhiệm Chi này cho Ngân hàng để Ngân hàng


thanh toán tiền cho người bán, sau đó Ngân hàng sẽ gửi Giấy Báo Nợ về cho
công ty. Căn cứ vào Giấy Báo Nợ, kế toán sẽ hạch toán vào sổ chi tiết TK 112.

Lưu đồ 2.3 – Kế toán chi TGNH
Khách hàng thanh toán tiền nợ cho công ty, Ngân hàng sẽ gửi Giấy Báo Có,
kế toán sẽ hạch toán ghi vào sổ chi tiết TK 112
Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng, kế toán thanh toán phải kiểm tra đối
chiếu với các chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có chênh lệch với sổ sách kế
toán của công ty, giữa số liệu trên chứng từ gốc với chứng từ của Ngân hàng thì


kế toán phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu và giải quyết kịp thời.


Lưu đồ 2.4 – Kế toán thu TGNH
2.2.5. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị:

 Nghiệp vụ 1: Ngày 07/10/2014 nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng Á Châu
48.735.000 đồng

o Kế toán định khoản
Nợ TK 112101: 48.735.000
Có TK 1111: 48.735.000

o Chứng từ đính kèm: Giấy báo có (Phụ lục 1.4trang 04)
o Sổ đính kèm: Nhật ký chung ( Phụ lục 2.3 trang 37), sổ chi tiết tài khoản 112 ( Phụ
lục 2.4 trang 38)

 Nghiệp vụ 2: Ngày 04/10/2014, rút TGNH về nhập quỹ Tiền mặt số tiền
385.000.000 đồng, trả người bán 62.300.000 đồng, phí giao dịch 31.150 đồng
o Kế toán định khoản:
Nợ TK 1111: 385.000.000
Nợ TK 331: 62.300.000
Nợ TK 63502: 31.150
Có TK 112102: 447.331.150

o Chứng từ đính kèm: Giấy báo nợ AA 6573140 (Phụ lục 1.3 trang 03), Phiếu thu
phí dịch vụ ngân hàng số 9044690B00277192 (Phụ lục 1.5 trang 05)
o Sổ đính kèm: Sổ chi tiết tài khoản 112 (Phụ lục 2.4 trang 38), Sổ Nhật ký chung
(Phụ lục 2.2 trang 36)
 Nghiệp vụ 3: Ngày 06/10/2014, Công ty chi tiền gửi ngân hàng để trả nợ
công ty Cổ Phần Bê Tông Tây Ninh số tiền 1.000.000.000 đồng

o Kế toán định khoản:
Nợ TK 331:

1.000.000.000

Có TK 112102: 1.000.000.000

o Chứng từ đính kèm:Uỷ nhiệm chi(Phụ lục 1.24 trang 24), Giấy báo nợ (Phụ lục
1.25 trang 25)

o Sổ sách đính kèm: NKC(Phụ lục 2.38 trang 72)



2.3. Kế toán phải thu khách hàng:
2.3.1. Chứng từ sử dụng:

 Chứng từ gốc:
o Hợp đồng
o Biên bản đối chiếu cấn trừ công nợ
o Tờ khai xuất
o Hóa đơn GTGT
 Chứng từ ghi sổ:
o Giấy Báo Có
o Phiếu thu
2.3.2. Tài khoản sử dụng:

2.3.3. Sổ kế toán

 Sổ theo dõi chi tiết phải thu khách hàng
 Sổ tổng hợp: Nhật ký chung, Sổ cái TK 131
2.3.4. Quy trình kế toán phải thu khách hàng
Đầu tiên kế toán tổng hợp chuyển bộ chứng từ cho kế toán phải thu. Kế toán
phải thu sẽ kiểm tra lại giá trên hợp đồng với hóa đơn xem đã khớp chưa để đòi
tiền khách hàng. Tiếp theo, kế toán Phải thu sẽ lập Bảng kê chi tiết theo dõi từng
khách hàng căn cứ vào thời hạn thanh toán trên Hợp đồng. Khi Ngân hàng gửi
Giấy Báo Có về, kế toán Phải thu sẽ biết được hóa đơn nào đã được thanh toán và
cuối mỗi quý sẽ lập Bảng đối chiếu công nợ. Khi quyết toán, kế toán Phải thu sẽ
lên chữ T cho TK 131.


Lưu đồ 2.5 – Kế toán Nợ phải thu

Trường hợp khách hàng đến hạn chưa thanh toán, Kế toán Phải thu sẽ lập
Giấy Báo Nợgửi sang cho khách hàng.
2.3.5. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị:

 Nghiệp vụ 1: Ngày 10/10/2014 Ghi nhận khoản phải thu của công ty TNHH POU
HUNG Việt Nam đợt 2 (30%) số tiền 555.000.000, thuế VAT 55.500.000:
o Kế toán định khoản:
Nợ TK 13111: 610.500.000
Có TK 5119: 555.000.000
Có TK 333111: 55.500.000

o Chứng từ đính kèm: Hóa đơn AA/13P 0000286 (Phụ lục 1.6trang 06)


o Sổ đính kèm: Nhật ký chung ( Phụ lục 2.5 trang 39)
 Nghiệp vụ 2: Ngày 13/10/2014 Thu nợ công ty TNHH POUSUNG VN
55.238.278
o Kế toán định khoản:
Nợ TK 112101: 55.238.278
Có TK 1311: 55.238.278
o Sổ sách đính kèm: Nhật ký chung ( Phụ lục 2.6 trang 40)
2.4. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ:
2.4.1. Chứng từ sử dụng:

 Hóa đơn Giá trị gia tăng
 Tờ khai Thuế Giá trị gia tăng
 Bảng kê hàng hóa – dịch vụ mua vào
 Bảng kê hàng hóa – dịch vụ bán ra
2.4.2. Tài khoản sử dụng:


2.4. 3. Sổ Kế toán:

 Sổ chi tiết TK 133
 Sổ tổng hợp: Nhật ký chung, Sổ cái TK 133
2.4. 4. Hoàn thuế:
Định kỳ hàng quý, công ty lập một bộ hồ sơ xin hoàn thuế gồm:



Tất cả Bảng kê đầu vào, đầu ra trong Quý



Bảng chênh lệch giữa số lúc kê khai so với số lúc quyết toán



Tờ đề nghị



Bảng liệt kê các Hóa đơn (của Quý) với số Hóa đơn liên tục ( kể cả Hóa
đơn hủy)



Bảng báo cáo sử dụng Hóa đơn.


5 ngày sau khi nộp, nếu hồ sơ có thiếu sót thì Cục thuế sẽ thông báo đề nghị

doanh nghiệp bổ sung. Sau khi bổ sung đầy đủ hồ sơ, Cục Thuế tiến hành kiểm
tra và hoàn thuế cho doanh nghiệp.
Khi tiến hành khấu trừ thuế GTGT vào số thuế GTGT phải nộp, Kế toán sẽ
ghi:
Nợ TK 3331
Có TK 1331
Khi được Nhà nước hoàn thuế cho số thuế GTGT đầu vào không khấu trừ hết,
kế toán sẽ ghi
Nợ TK 111, 112
Có TK 1331
2.3.5. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị:

 Nghiệp vụ 1: Ngày 30/09/ 2014 Mua hàng thép các loại của DNTN AN ÁNH
QUANG giá trị hàng hóa là 13.834.866 và thuế VAT 10% là 1.383.487.

o Kế toán định khoản:
Nợ TK 1561: 13.834.866
Nợ TK 133111: 1.383.487
Có TK 33103: 15.218.353
o Chứng từ đính kèm: Hóa đơn AA/13P Số 0004138(Phụ lục1.7trang 07 )

o Sổ sách đính kèm: Nhật ký chung ( Phụ lục 2.7 trang 41)

Nghiệp vụ 2: : Ngày 27/10/2014, mua xe nâng người hiệu N40E của
DNTN Dịch vụ Thương mại Thái Cường trị giá chưa thuế 436.363.636 đồng,
VAT 10%, chưa thanh toán.
o Kế toán định khoản:
Nợ TK 2113: 436.363.636
Nợ TK 133:


43.636.364

Có TK 331: 480.000.000

o Chứng từ đính kèm: Hóa đơn GTGT số 0000328 (Phụ lục 1.8 trang 08)


o Sổ sách đính kèm: Sổ nhật ký chung (Phụ lục 2.8 trang 42)
 Nghiệp vụ 3: Ngày 25/10/ 2014 Mua máy in LASER HP P1102 của công ty
TNHH METRO CASH & CARRY VIỆT NAM giá trị hàng hóa là 2.181.818
Đồng và thuế VAT 10% là 218.182.
o Kế toán định khoản:
Nợ TK 153: 2.181.818
Nợ TK 133111: 218.182
Có TK 1111: 2.400.000
o Chứng từ đính kèm: Hóa đơn AC/14T 1207709 (Phụ lục 1. 26 trang 26)
o Sổ sách đính kèm: Nhật ký chung ( Phụ lục 2.28 trang 62), sổ chi tiết tài khoản
153 ( Phụ lục2.29 trang 63).
2.5. Kế toán các khoản tạm ứng
2.5.1. Chứng từ sử dụng:

 Chứng từ gốc:
o Hóa đơn mua hàng
o Biên lai thu tiền
o Giấy đề nghị tạm ứng
 Chứng từ dùng để ghi sổ:
o Bảng thanh toán tiền tạm ứng
o Phiếu Thu, Phiếu Chi
2.5.2. Tài khoản sử dụng:


2.5.3. Sổ kế toán:

 Sổ chi tiết TK 141
 Sổ tổng hợp: Nhật ký chung, Sổ cái TK 141
2.5.4. Quy trình kế toán tạm ứng:
Khi cán bộ hay công nhân viên của bộ phận nào đó có nhu cầu xin tạm ứng
sẽ lập một Tờ trình xin tạm ứng rồi đưa Giám Đốc duyệt. Sau khi có chữ ký của
Giám Đốc, Tờ trình sẽ được chuyển xuống phòng kế toán và Kế toán sẽ kiểm tra
chữ ký trên Tờ trình, nếu hợp lệ, Kế toán lưu bản gốc và photo một bản chuyển


lập Phiếu Chi. Sau đó Phiếu Chi được chuyển cho kế toán trưởng hay giám đốc
ký duyệt. Khi Phiếu Chi đã được ký duyệt sẽ chuyển đến cho thủ quỹ để thủ quỹ
làm thủ tục chi tiền. Sau đó Phiếu Chi được lưu tại Phòng Kế toán.
Khi kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập Bảng thanh
toán tiền tạm ứng kèm theo chứng từ gốc gồm Hóa đơn, Biên lai thu tiền,...cho kế
toán tạm ứng. Nếu số tiền thực chi lớn hơn số tạm ứng, công ty sẽ làm Phiếu chi
xuất quỹ để hoàn trả cho người tạm ứng. Trường hợp khoản tạm ứng sử dụng
không hết phải nộp lại quỹ hoặc tính trừ lương của người nhận tạm ứng.
Cuối tháng, Kế toán tạm ứng lập Bảng cân đối phát sinh công nợ để theo dõi
các khoản tạm ứng này.

Lưu đồ 2.6 – Kế toán tạm ứng


2.5.5. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị:

 Nghiệp vụ 1: Ngày 22/11/2014, chi tạm ứng cho Trương Ánh số tiền 100.000.000
đồng
o Kế toán định khoản:

Nợ TK 141: 100.000.000
Có TK 1111: 100.000.000

o Chứng từ đính kèm: Giấy đề nghị tạm ứng (Phụ lục 1.2) và Phiếu chi số 2348/18
(Phụ lục 1.1)
o Sổ sách đính kèm : Sổ Nhật ký chung (Phụ lục 2.37 trang 71 )
2.6. Kế toán công cụ, dụng cụ:
2.6.1 Chứng từ sử dụng:

 Chứng từ gốc:
o Tờ trình
o Hóa đơn GTGT
o Hóa đơn bán hàng
 Chứng từ ghi sổ:
o Phiếu nhập kho
o Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
o Bảng kê Công cụ, dụng cụ
2.6.2. Tài khoản sử dụng:

2.6.3 Sổ kế toán:

 Sổ theo dõi công cụ dụng cụ
 Sổ tổng hợp: Nhật ký chung, Sổ cái TK 153
2.6.4. Miêu tả quy trình kế toán công cụ, dụng cụ:
Khi bộ phận có nhu cầu mua công cụ, dụng cụ, bộ phận đó sẽ làm Tờ trình
xin mua đưa cho Giám Đốc ký duyệt. Sau khi công cụ, dụng cụ được mua về
được nhập vào kho công cụ, dụng cụ. Căn cứ vào Hóa đơn, kế toán tổng hợp sẽ
lập Phiếu Nhập Kho gồm 3 liên: 1 liên lưu tại kho, 2 liên chuyển lên phòng kế
toán. Dựa vào bộ chứng từ gồm Hóa đơn bán hàng, Tờ trình xin mua, Phiếu Nhập



Kho, kế toán thanh toán sẽ Lập tờ trình xin thanh toán đưa TGĐ ký. Khi có chữ
ký của TGĐ, kế toán tiền mặt sẽ lập Phiếu Chi.


Lưu đồ 2.7 – Quy trình kế toán CCDC


×