Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Bài tập, câu hỏi thảo luận kế toán quản trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.16 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

BÀI TẬP VÀ CÂU HỎI THẢO LUẬN
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

HÀ NỘI
Tháng 07 năm 2016


MỤC LỤC
Chương 1 Những vấn đề chung về kế toán quản trị ......................................... 2
Chương 2 Chi phí và phân loại chi phí ............................................................. 3
Chương 3 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí-khối lượng-lợi nhuận (C-V-P) 8
Chương 4 Dự toán ngân sách .......................................................................... 15
Chương 5 Kế toán đánh giá trách nhiệm quản lý ........................................... 19
Chương 6 Định giá bán sản phẩm................................................................... 21
Chương 7 Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn ................... 26

Page | 1


Chương 1 Những vấn đề chung về kế toán quản trị
Bài 1: Phân biệt những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu giữa kế toán
quản trị và kế toán tài chính.
Bài 2: Trình bày vai trò của kế toán quản trị. Các phương pháp của kế toán
quản trị.
Bài 3: Thông tin kế toán quản trị là gì? Hãy trình bày những yêu cầu đối với
thông tin kế toán quản trị.
Bài 4: Thông tin kế toán quản trị được mô tả như là một phương tiện nhằm
giúp hoàn thành các mục tiêu tương lai của doanh nghiệp, trong khi thong tin
kế toán tài chính được xem miêu tả là bản thân nó đã hoàn thành. Bạn hãy


giải thích để làm rõ vấn đề trên.
Bài 5: Có quan điểm cho rằng: “Kế toán quản trị là sự kết hợp của nhiều môn
học khác”. Bạn hãy trình bày quan điểm của mình về vấn đề trên.

Page | 2


Chương 2 Chi phí và phân loại chi phí
Bài 1: Hãy thay các ký tự trong bảng sau bằng các số thích hợp trong các tình
huống sau (Các tình huống độc lập nhau) (Đơn vị tính: 1.000 đồng)
Tình huống

TH 1

TH 2

TH 3

TH 4

1.CP NVL trực tiếp

140

360

480

160


2.CP NC trực tiếp

40

160

A

60

3.CP SX chung

200

A

560

420

4.Tổng chi phí sản xuất

A

1.000

1.440

A


5.Trị giá SPDD đầu kỳ

B

40

160

B

6.Trị giá SPDD cuối kỳ

80

140

B

40

7.Doanh thu bán hàng

500

1.600

2.400

1.000


8.Trị giá thành phẩm tồn kho

120

B

560

180

đầu kỳ

360

C

C

630

9.Tổng giá thành SP SX

C

D

D

C


10.Trị giá thành phẩm có

180

160

E

140

11.Trị giá thành phẩm tồn

D

1.060

1.440

D

kho cuối kỳ

E

E

F

E


120

F

G

200

F

220

120

F

Chỉ tiêu

trong kỳ

12.Trị giá hàng bán
13.Lợi tức gộp
14.CP bán hàng và CP
QLDN
15.Lợi tức thuần

Page | 3


Bài 2: Doanh nghiệp Thảo – Tùng chuyên sản xuất kệ tivi cao cấp và rất được

thị trường trong nước ưa chuộng, do vậy doanh nghiệp có rất nhiều đơn đặt
hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể sản xuất với công suất tối đa là
8.000 kệ mỗi năm. Các số liệu chi phí tương ứng với công suất tối đa trong
năm qua như sau: (Đơn vị tính: 1.000 đồng)
Loại chi phí

STT

Số tiền

1

Chi phí NVL trực tiếp

800.000

2

Hoa hồng hàng bán

120.000

3

Lương nhân viên phục vụ phân xưởng SX

140.000

4


Khấu hao TSCĐ tại phân xưởng

120.000

5

Chi phí vật liệu phục vụ SX

6

Lương nhân viên QLDN

7

Khấu hao TSCĐ văn phòng

8

Chi phí NC trực tiếp

9

Chi phí vật liệu phục vụ quản lý chung

16.000

10

Chi phí dụng cụ phục vụ SX


68.000

11

Chi phí quảng cáo

12

Chi phí bằng tiền khác thuộc phận xưởng SX

12.000

13

Chi phí dịch vụ mua ngoài cho SX

90.000

40.000
220.000
44.000
240.000

200.000

Yêu cầu:
1. Phân loại các chi phí trên theo mẫu sau:
Khoản mục chi
phí


Chi phí sản xuất
Trực

Gián

Chi phí bán

Theo quy mô hoạt

hàng và QLDN

động
Biến phí

Định

Page | 4


tiếp

tiếp

phí

2. Xác định chi phí đơn vị cho mỗi kệ tivi.
3. Giả sử do tình hình kinh doanh biến động, doanh nghiệp chỉ có thể sản xuất
và tiêu thụ 6.000 hoặc 4.000 kệ tivi mỗi năm. Bạn hãy dự toán chi phí cho
mỗi kệ tivi ở các mức hoạt động trên.
Bài 3: Tại một doanh nghiệp (A) có tài liệu sau (ĐVT: 1000đ)

1. Chi phí SXC phát sinh trong 6 tháng cuối năm như sau:
Tháng

Giờ máy SX

Số tiền

7

1.000

21.000

8

1.200

24.000

9

1.400

27.000

10

1.600

30.000


11

2.000

36.000

12

1.800

33.000

2. Chi phí SXC trong tháng 7 gồm có:
- Tiền lương nhân viên quản lý trả theo thời gian:

5.000

- Vật liệu gián tiếp sử dụng theo số giờ máy SX:
- Điện để thắp sáng và chạy máy sản xuất:

10.000
6.000

- Điện thắp sáng tương đối ổn định, điện chạy máy sản xuất biến đổi tỷ lệ
với số giờ máy sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung các tháng chỉ có 3 loại trên.
Yêu cầu:

Page | 5



1. Tính chi phí điện trong tháng 11.
2. Sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu phân tích chi phí điện, lập
phương trình chi phí điện.
3. Lập phương trình CP SXC, dự toán CP SXC tháng 1 năm sau với mức
SX là 2.100 giờ máy SX.
4. Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất phân tích chi phí điện, lập
phương trình chi phí điện.
Bài 4: Giả sử chi phí SXC của 1 doanh nghiệp sản xuất gồm 3 loại chi phí là
chi phí vật liệu – CCDC sản xuất, chi phí nhân viên phục vụ phân xưởng và
chi phí bảo trì máy móc sản xuất. Ở mức hoạt động thấp nhất (5.000 giờ máy), các loại chi phí này phát sinh như sau:
- Chi phí vật liệu – CC sx:
- Chi phí nhân viên phân xưởng
- Chi phí bảo trì máy móc sx

5.200ngđ (Biến phí)
6.000ngđ (định phí)
5.812, 5ngđ (hỗn hợp)
--------------------

Tổng chi phí SXC:

17.012, 5ngđ

Chi phí SXC được phân bổ theo giờ máy chạy. Phòng kế toán đã theo dõi chi
phí SXC trong 6 tháng đầu năm và tập hợp như sau:
Tháng

Số giờ máy


Chi phí SXC (ngđ)

1

5.500

18.000

2

5.750

18.500

3

6.250

19.000

4

5.000

17.012,5

5

7.500


21.700

6

8.750

24.100

Page | 6


DN muốn phân tích CP bảo trì máy thành các yếu tố biến phí và định phí.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định chi phí bảo trì ở mức hoạt động cao nhất trong 6 tháng
trên.
2. Sử dụng phương pháp cực đại –cực tiểu để xây dựng công thức ước
tính chi phí bảo trì.
3. Ở mức hoạt động 7.000 giờ máy thì chi phí SXC được ước tính bằng
bao nhiêu?
4. Nếu dùng phương pháp bình phương bé nhất thì công thức dự toán chi
phí bảo trì sẽ như thế nào?

Page | 7


Chương 3 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận
(C – V – P)
Bài 1: Hãy điền số thích hợp vào các chỗ có ký tự cho sẵn ở bảng dưới đây
(Lưu ý: Các tình huống trong bảng độc lập nhau): (Đơn vị tính: 1.000đ)

Tình

Doanh

huống

thu

Biến phí

SDĐF

Định phí

LN

Doanh

trước

thu hòa

thuế

vốn

I

A


12.000

B

10.000

C

12.000

II

40.000

D

15.000

E

F

40.000

III

G

20.000


40.000

H

25.000

I

IV

55.000

11.000

J

K

19.000

L

Bài 2: Tại một doanh nghiệp thương mại chuyên bán lẻ mặt hàng A, giá bán
bình quân 2.000.000 đ/sp, giá xuất kho bình quân là 1.250.000 đ/sp. Mức tiêu
thụ tháng qua được 600sp. Chi phí phát sinh được thống kê như sau:
Khoản mục chi phí

Mức chi phí

Chi phí bán hàng gồm:

-Giao hàng
-Lương bán hàng
-Hoa hồng hàng bán
-Quảng cáo
-Khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng

20.000đ/sp
6.000.000đ/tháng
5% doanh thu
8.000.000đ/tháng
10.000.000đ/tháng

Chi phí QLDN gồm:
-Lương quản lý
-Chi phí quản lý văn phòng

12.000.000đ/tháng
3.000.000đ/tháng + 10.000đ/sp

Page | 8


-Khấu hao TSCĐ văn phòng
-Thuế, lệ phí

10.000.000đ/tháng
2.400.000đ/tháng + 1% doanh thu

-Chi phí khác bằng tiền


1.200.000đ/tháng

Yêu cầu:
1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo mẫu truyền thống (phân loại chi phí
theo chức năng hoạt động).
2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo mẫu số dư đảm phí (phân loại chi phí
theo quy mô hoạt động).
Bài 3: Tại công ty XYZ có báo cáo kết quả kinh doanh trong tháng 6 năm
200x như sau:
CÔNG TY XYZ
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Tháng 6 năm 200x
Đơn vị tính: 1.000đ
Chỉ tiêu

Tổng cộng

Đơn vị

Tỷ lệ
(%)

1.Doanh thu thuần (1.000sp)

500.000

500

100


2.(-) Biến phí

300.000

300

60

3.Số dư đảm phí

200.000

200

40

4.(-) Định phí

160.000

5.Lợi nhuận trước thuế

40.000

Yêu cầu:

Page | 9


1. Giả sử rằng các nhà quản trị của công ty A tin rằng có thể gia tăng số lượng

sản phẩm tiêu thụ từ 1.000sp lên 1.080sp nếu chi thêm cho quảng cáo hàng
tháng là 20.000ngđ. Theo bạn, công ty có nên thực hiện chiến dịch quảng cáo
hay không?
2. Theo các nhà quản trị, việc sử dụng vật liệu chất lượng cao hơn sẽ tăng
chất lượng sản phẩm, từ đó làm tăng sản lượng tiêu thụ sẽ tăng từ 1.000sp lên
1.160sp .Tuy nhiên, vật liệu chất lượng cao hơn sẽ làm tăng biến phí đơn vị
thêm 10ngđ/sp. Bạn có đề nghị các nhà quản trị công ty XYZ sử dụng vật liệu
chất lượng cao không?
3. Các nhà quản trị cho rằng nếu giảm giá bán 20ngđ/sp và tăng chi phí quảng
cáo 30.000ngđ mỗi tháng, thì số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng từ 1.000sp
lên 1.300sp. Theo bạn có nên ủng hộ phương án này không? Tại sao?
4. Giả sử rằng nếu chi trả hoa hồng bán hàng 15ngđ/sp thay cho việc trả lương
cố định choc ho nhân viên bán hàng 6.000ngđ/tháng hiện tại, sẽ tăng số lượng
sản phẩm tiêu thụ từ 1.000sp lên 1.150sp. Ý kiến của bạn ra sao?
5. Giả sử công ty XYZ có hợp đồng bán sỉ 300sp cho khách hàng B mà không
ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm tiêu thụ ổn định bình thường trong tháng
và không làm phát sinh thêm bất kỳ khoản định phí nào. Công ty XYZ muốn
việc tiêu thụ lô hàng này sẽ mang lại khoản lợi nhuận là 3.000ngđ. Giá bán
mỗi sản phẩm của lô hàng này là bao nhiêu? Theo bạn hợp đồng này có được
thực hiện không (giả sử hợp đồng thực hiện khi giá bán nhỏ hơn 350ngđ/sp).
Bài 4: Tại công ty Phước Lộc năm trước có tài liệu về tình hình tiêu thụ sản
phẩm như sau:
- Khối lượng tiêu thụ:

30.000 SP

- Đơn giá bán

30.000đ


Page | 10


- Chi phí khả biến 1 SP

18.000đ

- Tổng chi phí bất biến hoạt động trong năm

192.000.000đ

Yêu cầu:
1. Lập báo cáo KQKD theo dạng số dư đảm phí. Xác định:
- Khối lượng bán và doanh thu tại điểm hoà vốn.
- Độ lớn đòn bẩy kinh doanh ở mức doanh thu năm trước và nêu ý nghĩa.
2. DN dự kiến mức chi phí nhân công trực tiếp tăng 2.400đ/sp so với năm
trước, giá bán vẫn không đổi. Hãy xác định sản lượng bán và doanh thu
hoà vốn trong trường hợp này.
3. Nếu chi phí nhân công trực tiếp thực sự tăng 2.400đ/sp thì phải tiêu thu
bao nhiêu SP để DN trong năm tới vẫn đạt được lợi nhuận như năm
trước?
4. Dùng số liệu câu 2, DN phải định giá bán 1 sản phẩm là bao nhiêu để tỷ
lệ số dư đảm phí không đổi so với năm trước.
5. Dùng số liệu năm trước, nếu tự động hoá quá trình sx sẽ làm chi phí
khả biến giảm 20%, nhưng chi phí bất biến tăng 45%. Nếu tự động hoá
được thực hiện thì tỷ lệ số dư đảm phí, khối lượng hàng bán và doanh
thu ở điểm hoà vốn là bao nhiêu?
6. Giả sử quá trình tự động hoá được thực hiện trong điều kiện khối lượng
bán và giá bán như trước. Hãy xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh, so
với kết quả câu 1 và cho nhận xét. Theo bạn, công ty có nên tự động

hoá hay không? Tại sao?
Bài 5: Công ty thương mại Tùng – Thảo kinh doanh 2 loại sản phẩm X và Y
có tài liệu sau:

Page | 11


Chỉ tiêu

SP X

SP Y

Giá bán đơn vị (đ)

20.000

24.000

Biến phí đơn vị (đ)

9.000

14.400

Khối lượng tiêu thụ trong

8.000

10.000


tháng
Tổng biến phí hoạt động

71.760.000

Yêu cầu:
1. Tính doanh thu hoà vốn của công ty Tùng – Thảo.
2. Giả sử trong tháng tới công ty dự kiến bán được tổng doanh thu
200.000.000đ, trong đó doanh của sản phẩm Y chiếm 75%, còn lại là
của sản phẩm Y. Hãy tính doanh thu hoà vốn chung của công ty. Có
nhận xét gì với kết quả ở trên? Giải thích.
Bài 6: Có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại 1 doanh nghiệp như sau:
(Đvt: đồng)
Chỉ tiêu
Doanh thu

Chi tiết các khoản mục
40.000sp x 6.000đ

(-) Giá vốn hàng bán, trong

Thành tiền
240.000.000
137.800.000

đó:

60.000.000


+ Nguyên liệu

32.800.000

+ Nhân công

45.000.000

+ Sản xuất chung

102.200.000

(=) Lãi gộp

125.300.000

(-) Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí bán hàng gồm:

Page | 12


-Biến phí:
+ Hoa hồng
+ Chuyên chở

19.200.000
7.000.000
55.000.000


-Định phí (lương, quảng cáo
…)

1.600.000

Chi phí QLDN gồm:

42.500.000

-Biến phí

(23.100.000)

-Định phí
Lợi nhuận trước thuế
Cho biết: Tất cả biến phí của doanh nghiệp biến động theo khối lượng,
ngoại trừ hoa hồng hàng bán là căn cứ trên doanh thu. Biến phí sản xuất
chung là 250đ/sp. Khả năng của doanh nghiệp có thể sản xuất tối đa là 70.000
sản phẩm.
Ban giám đốc doanh nghiệp rất thất vọng với kết quả báo cáo trên. Doanh
nghiệp đang nghiên cứu đưa ra một số phương án để cải thiện tình hình
hoạt động kinh doanh sao cho có lợi nhuận.
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí.
2. Ban giám đốc doanh ngiệp đang nghiên cứu 2 phương án sau:
- Phương án 1: Phó giám đốc muốn tăng giá bán 25%, tăng hoa hồng
bằng 12% doanh thu và tăng chi phí quảng cáo thêm 45.000.000 đ, ông
tin rằng điều này sẽ làm cho lượng bán tăng 50%.
- Phương án 2: Nhân viên tiếp thị đề nghị giảm giá bán 25% vì anh ta
cho rằng giảm giá bán sẽ làm cho DN tiêu thụ được hết công suất.


Page | 13


Hãy lập báo cáo kết quả kinh doanh cho 2 phương án này. Theo bạn,
doanh nghiệp nên chọn thực hiện phương án nào? Tại sao?
3. Sử dụng số liệu gốc: Giám đốc doanh nghiệp cho rằng không nên tăng
giá bán, thay vào đó ông đề xuất sử dụng giá rẻ hơn để làm giảm chi
phí cho mỗi sản phẩm được 865đ/sp. Với phương án này, doanh nghiệp
cần phải bán bao nhiêu sản phẩm trong kỳ tới để đạt được lợi nhuận
mong muốn là 29.500.000 đồng.
4. Sử dụng số liệu gốc: Theo Ban giám đốc của doanh nghiệp cần đẩy
mạnh quảng cáo. Theo bạn doanh nghiệp có thể tăng chi phí quảng cáo
thêm bao nhiêu để đạt được tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu là 8,5% nếu
bán được 60.000 sản phẩm.

Page | 14


Chương 4 Dự toán ngân sách
Bài 1: Công ty Phát Thành dự kiến mức sản xuất và tiêu thụ của các tháng
trong quý 3, 4 năm 2008 và tháng 1/2009 như sau:
Stt

Sản lượng tiêu thụ

Tháng

(chiếc)
1


7/2008

9.000

2

8/2008

10.000

3

9/2008

6.000

4

10/2008

5.000

5

11/2008

12.000

6


12/2008

14.000

7

1/2009

11.000

Yêu cầu: Hãy xây dựng kế hoạch sản xuất cho công ty Phát Thành, biết rằng
mức sản xuất hàng tháng bằng 85% mức tiêu thụ của tháng đó cộng với 15%
mức tiêu thụ dự kiến cho tháng tiếp theo.
Bài 2: Có kế hoạch về doanh thu đạt được của quý 2/2008 tại 1 doanh nghiệp
như sau: (Đơn vị tính: 1.000đ)
Chỉ tiêu
Doanh thu dự kiến

Tháng 4
300.000

Tháng 5
450.000

Tháng 6
250.000

Tổng cộng
1.000.000


Công ty có chính sách về thu tiền bán hàng như sau:
- 30% thu ngay trong tháng bán hàng.
- 50% thu ở tháng kế tiếp.
- Số tiền còn lại thu ở tháng kế tiếp nữa.
Page | 15


Yêu cầu:
1. Lập dự toán thu tiền cho từng tháng và cho cả quý 2/2008.
2. Xác định số nợ còn phải thu của khách hàng vào ngày 30/6/2008.
Bài 3: Tại 1 doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em bằng nhựa cao cấp có dự
toán về sản lượng loại đồ chơi A cho các tháng quý 4/2008 và tháng 1/2009
như sau:
Stt

Tháng

Sản lượng sản xuất
(cái)

1

10/2008

3.600

2

11/2008


3.000

3

12/2008

7.200

4

1/2009

4.800

Doanh nghiệp có chính sách về nguyên vật liệu nhựa tồn kho như sau:
- Lượng nhựa tồn kho cuối kỳ phải đáp ứng được 20% nhu cầu sản xuất
của tháng tiếp theo.
- Giá mua dự kiến 1 đơn vị nhựa nguyên liệu là 25.000đ/kg.
- Tồn kho nguyên liệu nhựa vào cuối tháng 9/2008 là 600kg.
- Định mức nguyên liệu nhựa để sản xuất 1 đồ chơi A là 2,5kg.
Yêu cầu: Hãy lập dự toán về chi phí nguyên liệu nhựa mua vào trong quý
4/2008.
Bài 4: Tại 1 doanh nghiệp có tài liệu kế toán sau:
1. Bảng cân đối kế toán đến cuối tháng 9/2008: (Đvt: 1.000đ)
TÀI SẢN
A.TÀI SẢN NGẮN

SỐ TIỀN


NGUỒN VỐN

139.200 A.NỢ PHẢI TRẢ

SỐ TIỀN
36.600

Page | 16


HẠN

18.000 -Vay ngắn hạn

18.300

-Tiền mặt

96.000 -Phải trả người bán

18.300

-Phải thu khách hàng

25.200

-Hàng hóa

428.200 B.NGUỒN VỐN CSH


530.800

B. TÀI SẢN DÀI

428.200 -Nguồn vốn kinh doanh

380.000

HẠN

-Lợi nhuận chưa phân

Tài sản cố định thuần

phối

Cộng

Cộng

567.400

150.800

567.400

Trong đó:
- Phải thu khách hàng là doanh thu do khách hàng trả chậm của tháng 9.
- Phải trả người bán là tiền nợ mua hàng hóa của người bán.
2. Doanh thu thực hiện được trong tháng 9/2008 là 137.000ngđ.

3. Doanh thu dự kiến tiêu thụ các tháng tiếp theo như sau: (Đvt: 1.000đ)
Doanh thu dự kiến

Stt

Tháng

1

10/2008

140.000

2

11/2008

170.000

3

12/2008

180.000

4

1/2009

100.000


4. Doanh thu bán hàng có 30% thu được ngay trong tháng bán hàng, còn lại
thu hết trong tháng kế tiếp.
5. Chi phí mua hàng trong tháng chiếm 50% doanh thu.
6. Các chi phí hoạt động trong tháng được dự kiến như sau: (Đvt: 1.000đ)
Stt

Loại chi phí

Số tiền

Page | 17


1

Tiền lương

15.000

2

Quảng cáo

12.000

3

Vận chuyển hàng bán


4

Khấu hao

5

Chi phí khác

5% doanh thu
4.000
3% doanh thu

7. Dự trữ hàng hóa cuối tháng bằng 25% nhu cầu tiêu thụ trong tháng tiếp
theo. Chi phí mua hàng hóa phải trả ngay 50%, số còn lại sẽ trả trong tháng
tiếp theo.
8. Doanh nghiệp dự kiến tiền mặt mua TSCĐ trong tháng 10 là 23.000ngđ;
tháng 11 là 6.000ngđ.
9. Doanh nghiệp có chính sách tiền mặt: mức tối thiểu là 16.000ngđ/tháng.
Nếu thiếu tiền thì DN sẽ vay ngắn hạn ngân hàng với lãi suất tiền vay là
12%/năm. Tiền lãi vay trả từng tháng theo vốn vay.
Yêu cầu:
1. Lập dự toán bán hàng từng tháng trong quý 4/2008 (kèm theo lịch thu tiền
dự kiến).
2. Lập dự toán mua hàng từng tháng trong quý 4/2008 (kèm theo lịch chi tiền
dự kiến).
3. Lập dự toán cho các chi phí hoạt động từng tháng trong quý 4/2008.
4. Lập dự toán tiền mặt quý 4/2008.
5. Lập dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh quý 4/2008.
6. Lập dự toán Bảng cân đối kế toán quý 4/2008.


Page | 18


Chương 5 Kế toán đánh giá trách nhiệm quản lý
Bài 1: Tại doanh nghiệp M có tổng vốn hoạt động bình quân trong kỳ là
600.000ngđ, doanh thu đạt được trong kỳ là 900.000ngđ và lợi nhuận trong
kỳ 90.000ngđ.
1. Tính ROI?
2. Giả sử kỳ sau doanh thu tăng 120.000ngđ, vốn hoạt động không
đổi.Tính ROI dự kiến, biết biến phí chiếm 60% doanh thu. Cho nhận
xét về sự thay đổi của ROI.
3. Giả sử kỳ sau chi phí lao động tiết kiệm được 18.000ngđ, doanh thu và
vốn hoạt động không đổi.Tính ROI? Cho nhận xét về sự thay đổi của
ROI.
4. Vốn hoạt động giảm 60.000ngđ, các nhân tố khác không đổi. Tính
ROI? Cho nhận xét về sự thay đổi của ROI.
Bài 2: Hãy điền các số thích hợp vào các dấu chấm hỏi (?) trong bảng sau và
cho nhận xét về hiệu quả hoạt động của 3 công ty X, Y và Z.
Chỉ tiêu

ĐVT

Tên công ty
X

Y

Z

1. Doanh thu


1.000đ

300.000

250.000

?

2. Lãi thuần

1.000đ

42.000

35.000

350.000

3. Vốn hoạt động bình 1.000đ

150.000

?

1.000.000

%

?


?

?

Lần

?

1,5

3,5

%

?

?

?

quân
4. Tỷ lệ lãi/doanh thu
5. Số vòng quay vốn
đầu tư

Page | 19


6. Tỷ lệ hoàn vốn đầu

tư (ROI)
Bài 3: Có tài liệu về 3 công ty cổ phần như sau: (Đvt: 1.000đ)
Chỉ tiêu

Tên công ty
CP1

CP2

CP3

Doanh thu

960.000

1.600.000

1.280.000

Vốn hoạt động bình quân

240.000

800.000

320.000

48.000

144.000


32.000

Lợi tức thuần
Yêu cầu:

1. Tính tỷ suất hoàn vốn đầu tư ROI, biết rằng ROI tối thiểu của 3 công ty
trên đều là 12%.
2. Theo các nhà quản trị, 3 công ty đều có cơ hội đầu tư mới và có thể
mang về cho các công ty tỷ lệ hoàn vốn đầu tư như nhau là 17,5%.
- Nếu căn cứ vào ROI để đánh giá trách nhiệm quản lý thì theo bạn công
ty nào sẽ chấp nhận cơ hội này? Công ty nào từ chối? Tại sao?

Page | 20


Chương 6 Định giá bán sản phẩm
BÀI 1: Xí nghiệp đang nghiên cứu sx và bán 1 SP mới trên thị trường, nếu
kinh doanh SP này thì vốn đầu tư dự kiến tăng thêm là 400.000 ngđ, tỷ lệ
hoàn vốn đầu tư ROI = 15% cho tất cả các SP. Xí nghiệp sau khi nghiên cứu
và tập hợp các CP liên quan đến 20.000 SP dự kiến SX và bán như sau: (Đvt:
1.000đ)
- Biến phí tính cho 1 SP:
+ NVL TT

18.

+ NC TT

3,6


+ CPSXC

2,4

+Ngoài SX

1

- Tổng định phí:
+ SXC

120.000

+ Ngoài SX

145.000

Yêu cầu:
1. Định giá bán cho 1 sản phẩm theo phương pháp chi phí toàn bộ và
phương pháp chi phí trực tiếp để xí nghiệp đạt ROI là 15%.
2. Giả sử XN có thể bán hết 20.000 SP theo như giá đã định câu 1. Hãy
lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo mẫu dạng truyền thống
và theo dạng số dư đảm phí.
3. Xác định số lượng và doanh thu hòa vốn dự kiến.
Bài 2: Doanh nghiệp sản xuất Mỹ Dung dự kiến năm 2009 sẽ đầu tư và sản
xuất thêm 1 loại sản phẩm A. Giá bán hiện nay trên thị trường là 120.000
đ/sp, để sản xuất 25.000sp/năm cần đầu tư 1 lượng vốn là 1.000.000.000đ. Dự
kiến chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm
Page | 21



này 1 năm là 350.000.000đ trong đó phần khả biến là 125.000.000đ. Nhà đầu
tư mong muốn tỷ lệ hoàn vốn đầu tư tối thiểu của sản phẩm này là 17%.
Yêu cầu:
1. Tính chi phí sản xuất tối đa cho 1 sản phẩm A.
2. Giả sử trong chi phí sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm A tính được ở trên
có 65% là chi phí NVLTT, 20% là chi phí NCTT; và trong tổng chi phí
SXC có 25% là khả biến còn lại là bất biến. Bằng phương pháp định
giá trực tiếp hãy xác định lại giá bán đơn vị của sản phẩm A.
3. Nếu trong năm doanh nghiệp chỉ tiêu thụ được 21.000 sản phẩm, đồng
thời có 1 khách hàng muốn đặt hàng một lúc 4.000 SP và đề nghị giá
mua 78.000 đ/sp. Hỏi doanh nghiệp có nên chấp nhận đơn đặt hàng này
hay không? Giải thích.
Bài 3: Năm 2010, công ty Trường Thịnh đã đạt được sản lượng sản xuất là
20.000 sản phẩm với dây chuyền sản xuất hàng loạt. Chi phí phát sinh trong
năm được kế toán tập hợp như sau: (Đvt: đồng)
Loại chi phí

Thành tiền

1. Chi phí khả biến:
- Chi phí NVL TT tính cho 1 sản phẩm

20.000

- Chi phí NC TT tính cho 1 sản phẩm

8.000


- Chi phí sản xuất chung

5.000

- Chi phí ngoài sản xuất

4.500

2. Định phí hoạt động trong năm
-Chi phí sản xuất chung

260.000.000

- Chi phí bán hàng và QLDN

180.000.000

Page | 22


Yêu cầu:
1. Định giá bán sản phẩm theo phương pháp chi phí toàn bộ, biết tỷ lệ
phần tiền cộng thêm là 48%.
2. Định giá bán sản phẩm theo phương pháp chi phí trực tiếp, biết tỷ lệ
phần tiền cộng thêm là 72%.
Bài 4: Năm 2010 công ty X sản xuất dự kiến hàng loạt 1 loại sản phẩm A. Tài
liệu về các khoản chi phí liên quan đến sản phẩm này dự kiến như sau: (đvt:
đồng)
-


Chi phí NVLTT cho 1sp:

29.000

-

Chi phí NCTT cho 1sp:

2.000

-

Chi phí SXC khả biến cho 1sp:

4.000

-

Định phí SXC:

-

Chi phí bán hàng & QLDN khả biến 1sp:

-

Chi phí bán hàng & QLDN bất biến:

250.000.000đ/năm.
1.000

100.000.000đ/năm

Giả sử công ty X sẽ đầu tư 5.000.000.000đ để tiến hành sản xuất và bán
50.000sp A mỗi năm, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) mong muốn của công ty là
15%.
Yêu cầu: Hãy xác định giá bán và lập phiếu định giá bán sản phẩm A theo:
1. Phương pháp chi phí toàn bộ.
2. Phương pháp chi phí trực tiếp.
Bài 5: Ban quản trị công ty Minh Thuận dự định đầu tư 1 loại dịch vụ sửa
chữa 1 loại thiết bị công nghệ cao trong lĩnh vực truyền thông. Chi phí phát
sinh dự kiến cho hoạt động đầu tư này được cho dưới bảng sau: (Đvt: đồng)
Chỉ tiêu
1. Chi phí lương cho 1 giờ công

Tính toán chi tiết
84.000

Page | 23


2. Các khoản trích theo lương đưa vào chi phí
3. Phụ phí chi phí vật tư phục vụ sửa chữa

16.800
15% chi phí vật tư

4.Chi phí bán hàng và QLDN hàng năm

900.000.000


5.Lợi nhuận mong muốn/giờ công trực tiếp

30.000

6.Lợi nhuận mong muốn/chi phí vật tư

25% chi phí vật tư

7.Tổng số giờ sửa chữa dự kiến trong năm

25.000 giờ

Yêu cầu:
1. Công ty dự kiến sẽ sử dụng các định giá bán dịch vụ theo thời gian lao
động và vật tư sử dụng. Hãy xác định giá của 1 giờ lao động trực tiếp
và tỷ lệ phụ phí nguyên liệu để tính giá dịch vụ.
2. Giả sử 1 công việc sửa chữa mới hoàn thành bình quân cần 6 giờ lao
động trực tiếp và 1.600.000đ chi phí vật tư. Hãy định giá cho công việc
sửa chữa này.
Bài 6: Doanh nghiệp tư nhân Thành Tâm đang nghiên cứu sản xuất và tiêu
thụ 1 loại sản phẩm mới trên thị trường. Ban quản trị dự kiến khi đưa vào sản
xuất loại sản phẩm này sẽ làm cho vốn đầu tư tăng thêm là 800.000.000đ so
với hiện tại, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ROI có thể đạt được cho tất cả các loại sản
phẩm của doanh nghiệp là 17,5%. Các chi phí liên quan đến việc sản xuất và
tiêu thụ ở mức 25.000sp mới này như sau: (Đvt: đồng)
1. Biến phí tính cho 1 SP:
+ Chi phí NVLTT

36.000


+ Chi phí NCTT

7.200

+ Chi phí SXC

4.800

+ Chi phí ngoài SX

2.000

Page | 24


×