Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.05 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VĂN THỊ KIỀU TRINH

QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa-2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VĂN THỊ KIỀU TRINH

QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60340102

Quyết định giao đề tài:



138/QĐ-ĐHNT, ngày 21/02/2013

Quyết định thành lập HĐ:

1080/QĐ-ĐHNT, ngày 19/11/2015

Ngày bảo vệ:

10/12/2015

Người hướng dẫn khoa học:
TS. ĐỖ THỊ THANH VINH
Chủ tịch Hội đồng:
TS. NGUYỄN THỊ HIỂN
Khoa sau đại học:

Khánh Hòa-2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM” là công
trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
khoa học nào khác cho tới thời điểm này.

Nha Trang, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Văn Thị Kiều Trinh


i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng
ban trường Đại học Nha Trang, Khoa Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Đỗ Thanh Vinh
đã giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến tất cả quý Thầy Cô.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP hàng Hải Việt Nam
(Maritime Bank), các đồng nghiệp tại Trung tâm quản lý rủi ro hoạt động Maritime
Bank đã tạo điều kiện hỗ trợ về thông tin, dữ liệu và tài liệu trong quá trình thực hiện
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Văn Thị Kiều Trinh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii
MỤC LỤC ...........................................................................................................................iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................................viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..................................................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1.......................................................................................................................... 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI .................................................................................................................... 1
1.1. Những vấn đề cơ bản về rủi ro hoạt động trong các Ngân hàng thương mại .........1
1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.............................. 1
1.1.1.1. Khái niệm về rủi ro ...................................................................................1
1.1.1.2. Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng...............................................1
1.1.2. Rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh ngân hàng........................................ 2
1.1.2.1. Khái niệm về rủi ro hoạt động...................................................................2
1.1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động ........................................................3
1.1.2.3. Các loại sự kiện rủi ro hoạt động..............................................................4
1.2. Quản trị rủi ro hoạt động trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam ..................7
1.2.1. Sự cần thiết phải thực hiện quản trị rủi ro hoạt động trong Ngân hàng ................... 7
1.2.2. Mục tiêu và phạm vi quản lý rủi ro hoạt động......................................................... 8
1.2.3. Các nguyên tắc quản trị rủi ro hoạt động............................................................... 10
1.2.4. Nội dung công tác quản trị rủi ro hoạt động.......................................................... 12
1.2.4.1. Xác định, nhận diện rủi ro hoạt động ......................................................12
1.2.4.2. Đánh giá rủi ro........................................................................................12
1.2.4.3. Xử lý rủi ro .............................................................................................19
1.2.4.4. Kiểm soát rủi ro ......................................................................................20
1.2.4.5. Báo cáo rủi ro và truyền thông, thông tin ................................................20
1.2.5. Phân bổ vốn cho rủi ro hoạt động ......................................................................... 20
1.2.5.1. Phương pháp chỉ số cơ bản .....................................................................21
iii



1.2.5.2. Phương pháp chuẩn hóa ..........................................................................22
1.2.5.3. Phương pháp đo lường nâng cao .............................................................24
1.3. Kinh nghiệm Quản trị rủi ro hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay........ 25
CHƯƠNG 2........................................................................................................................ 29
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI MARITIME
BANK................................................................................................................................. 29
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank).............. 29
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng..................................... 29
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2012 - 2014................ 29
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn.........................................................................30
2.1.2.2. Hoạt động cho vay ..................................................................................31
2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh.................................................................33
2.2. Thực trạng rủi ro hoạt động tai Maritime Bank .................................................. 34
2.2.1. Chính sách quản trị rủi ro hoạt động tại Maritime Bank ....................................... 34
2.2.2. Thực trạng rủi ro hoạt động tại Maritime Bank..................................................... 35
2.2.2.1. Trách nhiệm quản trị rủi ro hoạt động .....................................................35
2.2.2.2. Khung quản trị rủi ro hoạt động ..............................................................38
2.2.2.3. Nội dung quản trị rủi ro hoạt động ..........................................................39
2.2.3. Vốn tối thiểu cho rủi ro hoạt động tại Maritime Bank........................................... 54
2.2.4. Đánh giá hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Maritime Bank.............. 57
2.2.4.1. RRHĐ liên quan đến các sai sót tại Maritime Bank.................................57
2.2.4.2. Sự vụ tổn thất và giá trị tổn thất do RRHĐ tại Maritime Bank ................57
2.2.4.3. Đánh giá nguyên nhân của RRHĐ tại Maritime Bank .............................59
2.2.5. Đánh giá công tác quản lý rủi ro hoạt động tại Maritime Bank............................. 59
2.2.5.1. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản trị RRHĐ tại Maritime Bank59
2.2.5.2. Những kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác quản trị RRHĐ
tại Maritime Bank................................................................................................61
CHƯƠNG 3........................................................................................................................ 64
GIÁI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI

MARITIME BANK............................................................................................................ 64
3.1. Định hướng chung về hoạt động và phát triển của Maritime Bank ..................... 64
3.2. Định hướng về quản trị rủi ro hoạt động tại Maritime Bank ............................... 65
iv


3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro hoạt động tại Maritime Bank .......... 65
3.3.1. Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực........................................................ 65
3.3.2. Tăng cường kết hợp ba tuyến phòng thủ trong quản trị rủi ro hoạt động .............. 67
3.3.3. Hoàn thiện tính toán vốn Rủi ro hoạt động theo phương pháp tiêu chuẩn và tiến tới
phương pháp đo lường tiên tiến...................................................................................... 69
3.3.3.1. Phương pháp chuẩn hóa ..........................................................................69
3.3.3.2. Phương pháp đo lường tiên tiến (AMA)..................................................72
3.3.4. Công tác triển khai KRIs....................................................................................... 75
3.3.5. Hoàn thiện Hệ thống công nghệ thông tin............................................................ 83
3.3.6. Xây dựng cơ sở dữ liệu tổn thất ............................................................................ 85
3.3.8. Quản trị rủi ro tác động tiêu cực từ bên ngoài ....................................................... 89
3.4. Kiến nghị đối với Nhà nước ............................................................................... 90
3.4.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật ................................................................. 90
3.4.2. Tăng cường giám sát ngân hàng ........................................................................... 91
3.4.3. Yêu cầu các Ngân hàng thương mại công khai, minh bạch thông tin ................... 92
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 95
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………….

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AMA


: Advanced Measurement Approach (Phương pháp đo lường nâng cao)

ATM

: Máy rút tiền tự động

BIA

: Basic Indicator Approach (Phương pháp chỉ số cơ bản)

CMND

: Chứng minh nhân dân

CVBH

: Chuyên viên bán hàng

DVKH

: Dịch vụ khách hàng

GTCG

: Giấy tờ có giá

KHDN

: Khách hàng doanh nghiệp


KRI

: Chỉ số rủi ro chính

KSTD

: Kiểm soát tín dụng

M1tech

: Bộ phận công nghệ thông tin

Maritime Bank : Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
MDB

: Ngân hàng thương mại cổ phần Mê Kông

Mtalent

: Bộ phận nhân sự

NHCN

: Ngân hàng cá nhân

NHNN

: Ngân hàng Nhà nuớc


NHTM

: Ngân hàng thuơng mại

Ocean Bank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương

QC.RR

: Quy chế Rủi ro

QLRR

: Quản lý rủi ro

QLRRHĐ

: Quản lý rủi ro hoạt động

QT.RR

: Quy trình rủi ro

RCSA

: Tự đánh giá

RRHĐ


: Rủi ro hoạt động

SHB

: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội

TMCP

: Thuơng mại cổ phần

TSA

: The Standard Approach (Phương pháp chuẩn hóa)

TSBD

: Tài sản bảo đảm

TT

: Thông tư

TTKHCN

: Trung tâm khách hàng cá nhân

Vietcombank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam


VietinBank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nguyên nhân rủi ro hoạt động......................................................................3
Bảng 1.2: Danh mục loại sự kiện rủi ro hoạt động .......................................................4
Bảng 1.3: Minh họa cách xác định chỉ số rủi ro hoạt động .........................................15
Bảng 1.4: Minh họa về một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tiềm ẩn ..................................16
Bảng 1.5: Minh họa về một số chỉ số kiểm soát .........................................................17
Bảng 1.6: Ma trận tần suất – Mức độ nghiêm trọng....................................................18
Bảng 1.7: Ma trận tần suất – Mức độ nghiêm trọng – Kiểm soát................................18
Bảng 1.8: Kế hoạch kiểm soát rủi ro hoạt động cơ bản...............................................19
Bảng 1.9: Phân chia các dòng kinh doanh ..................................................................22
Bảng 1.10: Hệ số Beta ...............................................................................................24
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng theo đối tượng, năm 2012 – 2014 30
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của ngân hàng theo kỳ hạn, năm 2012 – 2014......30
Bảng 2.3: Hoạt động cho vay của ngân hàng, năm 2012 – 2014................................31
Bảng 2.4: Chất lượng nợ cho vay của ngân hàng, năm 2012 – 2014..........................32
Bảng 2.5: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của ngân hàng, năm 2012 – 2014....33
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, năm 2012 – 2014 ..............33
Bảng 2.7: Phân loại nhóm rủi ro hoạt động ...............................................................39
Bảng 2.8: Phân loại sự kiện rủi ro hoạt động.............................................................42
Bảng 2.9: Phân loại tác động rủi ro hoạt động............................................................45
Bảng 2.10: Thang điểm ảnh hưởng và hướng dẫn cho điểm.......................................46
Bảng 2.11: Thang điểm khả năng xảy ra và hướng dẫn cho điểm...............................47
Bảng 2.12: Thang điểm hiệu quả kiểm soát và hướng dẫn cho điểm ..........................48
Bảng 2.13: Đánh giá rủi ro tổng thể ...........................................................................50

Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu đo lường RRHĐ dự kiến theo dõi tại Maritime Bank.......52
Bảng 2.15: Vốn tối thiểu cho RRHĐ tính theo Chỉ số cơ bản (BIA) Basel II .............55
Bảng 2.16: Vốn tối thiểu cho Rủi ro hoạt động tính theo Chỉ số Kinh doanh (BIA) ..56
Bảng 3.1: Phân chia các dòng kinh doanh ..................................................................69
Bảng 3.2: Hệ số Beta .................................................................................................71
Bảng 3.3: Chỉ tiêu tài chính cho mỗi dòng kinh doanh ...............................................72
Bảng 3.4: Minh họa vốn tối thiểu theo phương pháp chuẩn hóa .................................72
Bảng 3.5: Minh họa Chỉ số KRIs ...............................................................................79
vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro của Maritime Bank ......................................37
Hình 2.2: Khung quản trị rủi ro hoạt động tại Maritime Bank ....................................38
Hình 2.3 Mẫu báo cáo rủi ro chính (Báo cáo Tổng Giám đốc/ Hội đồng QLRRHĐ) ..53
Hình 2.4 : Mẫu báo cáo rủi ro chính (báo cáo Hội đồng quản trị)...............................53
Hình 2.5 : Số vụ tổn thất và giá trị tổn thất tại Maritime Bank ...................................58
Hình 2.6 : Báo cáo tổn thất phân loại theo sự kiện tổn thất.........................................58
Hình 3. 1: Mô hình quản trị rủi ro “3 tuyến phòng thủ”..............................................68

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Giới thiệu
Trong bối cảnh hiện nay, có nhiều nhân tố gia tăng rủi ro trong hoạt động ngân
hàng như tác động của khủng hoảng tài chính, mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các
ngân hàng,... trong khi năng lực quản trị rủi ro còn bất cập. So với hai loại hình rủi ro
tín dụng và rủi ro thị trường thì rủi ro hoạt động (RRHĐ) ra đời muộn nhất. Tuy nhiên,

trong 5 năm trở lại đây nó đang được các ngân hàng đặc biệt quan tâm bởi nó tác động
lớn đến hoạt động ngân hàng. Làm sao quản lý rủi ro hoạt động (QLRRHĐ) hiệu quả
theo thông lệ quốc tế nhằm giảm thiểu tổn thất là điều mà các ngân hàng Việt Nam nói
chung và Maritime Bank nói riêng đang hướng tới.
2. Chủ đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.
Chủ đề nghiên cứu của luận văn là quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP
Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank).
Luận văn hướng tới mục tiêu là nâng cao năng lực quản trị RRHĐ tại Maritime
Bank. Luận văn được thực hiện nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị RRHĐ,
đánh giá thực trạng công tác quản trị RRHĐ tại Maritime Bank, từ đó đề xuất một số
giải pháp quản trị RRHĐ có hiệu quả, hạn chế mức thấp nhất những tác hại xấu do nó
gây ra, góp phần phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của Maritime Bank.
3. Phương pháp nghiên cứu .
Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp định tính. Cụ thể như sau:
-

Phương pháp thống kê, so sánh, mô tả nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh

doanh của Maritime Bank.
-

Phương pháp tổng hợp dữ liệu từ sách báo, tạp chí, internet để phân tích thực trạng

các yếu tố môi trường, những nguyên nhân khách quan dẫn đến RRHĐ của ngân hàng
và phân loại những nhóm nguyên nhân. Đồng thời, kết hợp tổng hợp kết quả báo cáo tại
Trung tâm QLRRHĐ của Maritime Bank để phân tích thực trạng rủi ro hoạt động và công
tác quản lý rủi ro hoạt động tại Maritime Bank.
-

Phương pháp chuyên gia thông qua thảo luận nhóm với các chuyên gia để xây


dựng Phiếu khảo sát nhằm đánh giá nhận thức của cán bộ, nhân viên và thực trạng
ix


kiểm soát RRHĐ hàng ngày tại các phòng ban/trung tâm. Đồng thời, kết hợp phỏng
vấn trực tiếp với Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh, Giám đốc Trung tâm QLRRHĐ
và cán bộ quản lý RRHĐ thuộc Hội sở chính nhằm đánh giá tầm quan trọng của công
tác quản trị RRHĐ, xác định các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến RRHĐ tại
Maritime Bank cũng như gợi ý cho các chính sách quản trị RRHĐ ở đây.
4. Kết quả nghiên cứu .
Đề tài nghiên cứu công tác quản trị RRHĐ tại Maritime Bank cho thấy có 7
nhóm nguyên nhân RRHĐ, trong đó nguyên nhân chính là do nguồn nhân lực (con
người) cố ý vi phạm, gian lận lừa đảo, cố ý làm trái các quy định của ngân hàng, của
pháp luật,....; Công tác quản trị RRHĐ tại Maritime Bank thông qua các bước: Xác
định, nhận diện rủi ro; Đánh giá rủi ro; Xử lý rủi ro; Giám sát rủi ro; Báo cáo rủi ro và
truyền thông, thông tin bước đầu đã mang lại hiệu quả tốt khi tỷ lệ tổn thất và tỷ lệ các
sự vụ rủi ro được giảm thiểu. Tuy nhiên, Maritime Bank cũng cần có những giải pháp
toàn diện hơn để hoàn thiện và nâng cao năng lực quản trị RRHĐ. Muốn thực hiện tốt
đòi hỏi phải có sự tuân thủ quy định, quy trình và ý thức được trách nhiệm từ lãnh đạo
đến mỗi nhân viên. Tức là, quản trị rủi ro được thực hiện bởi cả hệ thống, chứ không
phải trách nhiệm riêng của Khối quản lý rủi ro.
Do tính cấp thiết của việc quản trị RRHĐ, Ngân hàng nhà nước cần nhanh chóng
có văn bản pháp lý chính thức quy định về QLRRHĐ cho các NHTM Việt Nam như
ban hành văn bản về hệ thống quản lý rủi ro, cách thức tính toán vốn, tiêu chuẩn đối
với các mô hình đo lường rủi ro,… Đồng thời, đưa ra một khung pháp lý chung, thống
nhất, giúp các NHTM có một đường lối, bước đi đúng đắn.
Từ khóa
Rủi ro hoạt động, quản trị rủi ro, Maritime Bank.


x


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập quốc tế, để có thể tồn tại và phát triển bền vững, một mặt
các ngân hàng phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh, không ngừng gia tăng các
dịch vụ, mặt khác còn đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quản
trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đồng thởi mở ra các
cơ hội để ngành ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực đó.
Trong hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam phát sinh một số rủi ro được
xếp vào loại “rủi ro hoạt động” hay còn gọi là “rủi ro tác nghiệp”, xuất phát từ nhiều
nguyên nhân như do lỗi tác nghiệp và thiếu công cụ kiểm soát; do thiếu trách nhiệm;
do đạo đức nghề nghiệp; do không thực hiện đúng quy trình làm việc… gây ra tổn thất
cho ngân hàng không chỉ về vật chất và nguồn nhân lực mà còn có thể khiến cho uy tín
của ngân hàng bị ảnh hưởng thậm chí là ảnh hưởng rất lớn. Chính vì thế mà vai trò của
quản trị RRHĐ ngày càng có ý nghĩa quan trọng và cần thiết.
Thực tế RRHĐ trong hệ thống tài chính, ngân hàng ngày một nhiều, diễn biến theo
chiều hướng tinh vi, phức tạp, gây tổn thất về tài sản, con người và ảnh hưởng nghiêm
trọng đến uy tín, thương hiệu doanh nghiệp. Hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày nay đã
bắt đầu nghiên cứu và áp dụng các phương án quản trị RRHĐ, tuy nhiên, không phải
ngân hàng nào cũng có bộ phận thực hiện nhiệm vụ này. Chiếu theo Basel II, RRHĐ là
một trong ba rủi ro lớn mà ngân hàng phải quản lý. Dù RRHĐ là loại rủi ro khó nhìn
thấy hàng ngày, nhưng khi xảy ra cũng có thể gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng.
Trước thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể tồn
tại và phát triển bền vững, Maritime Bank phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh,
mở rộng thị phần, gia tăng các sản phẩm dịch vụ, ... Dưới những áp lực đó, Maritime
Bank phải đối mặt với những vấn đề của RRHĐ ngày càng phức tạp và trở nên cấp
thiết. Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi Maritime Bank phải nâng cao công tác quản trị
RRHĐ, giảm thiểu một cách thấp nhất các nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, là một cán bộ ngân hàng
Maritime Bank trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank).“ làm luận văn tốt
nghiệp Cao học của mình.
1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đề tài hướng tới mục tiêu chung là nâng cao năng lực quản trị rủi
ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank).
Mục tiêu cụ thể:
 Nghiên cứu lý luận cơ bản về quản trị RRHĐ, xác định những nguyên nhân và
phân loại rủi ro hoạt động.
 Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Maritime Bank.
 Đề xuất một số giải pháp quản trị RRHĐ có hiệu quả, hạn chế mức thấp nhất
những tác hại xấu do nó gây ra, góp phần phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững
của Maritime Bank.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị rủi ro hoạt động của Maritime Bank.
Phạm vi nghiên cứu:
 Về không gian: Việc nghiên cứu luận văn được thực hiện trong phạm vi hoạt động
của Maritime Bank.
 Về thời gian: Số liệu được thu thập trong giai đoạn từ 2012-2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, tác giả sẽ sử dụng chủ yếu
phương pháp định tính. Cụ thể như sau:
 Phương pháp thống kê, so sánh, mô tả: Thống kê và so sánh số liệu qua các năm để
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank.
 Phương pháp tổng hợp:
-


Tổng hợp dữ liệu từ sách báo, tạp chí, internet để phân tích thực trạng các yếu tố

môi trường, những nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro hoạt động của ngân hàng
và phân loại những nhóm nguyên nhân.
-

Tổng hợp kết quả báo cáo tại Trung tâm QLRRHĐ của Maritime Bank để phân tích

thực trạng rủi ro hoạt động và công tác quản lý rủi ro hoạt động tại Maritime Bank.
 Phương pháp chuyên gia: được thực hiện như sau:
- Thảo luận nhóm với các chuyên gia để xây dựng Phiếu khảo sát nhằm đánh giá nhận
thức của cán bộ, nhân viên và thực trạng kiểm soát RRHĐ hàng ngày tại các phòng
ban/trung tâm.

2


- Phỏng vấn trực tiếp với Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh, Giám đốc Trung tâm
QLRRHĐ và cán bộ quản lý RRHĐ thuộc Hội sở chính nhằm đánh giá tầm quan trọng
của công tác quản trị RRHĐ, xác định các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến RRHĐ
tại Maritime Bank cũng như gợi ý cho các chính sách quản trị RRHĐ ở đây.
5. Một số công trình nghiên cứu có liên quan
Cho đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu và nhiều bài viết nghiên cứu trao
đổi được đăng tải trên một số bài báo và trên tạp chí ngân hàng có liên quan đến công
tác quản trị rủi ro hoạt động của NHTM, tiêu biểu như:
 Luận văn thạc sỹ: Hồ Thị Xuân Thanh (2009), Quản lý rủi ro tác nghiệp tai Ngân
hàng Công thương Việt Nam, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã đưa
ra cái nhìn tổng quan về quản lý rủi ro tác nghiệp, từ thực trạng tai Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam để đề ra các biện pháp hoàn thiện công tác này, tuy nhiên tác

giả chưa đề cập được đầy đủ các loại rủi ro. Thời gian nghiên cứu là năm 2009, đến
nay, hoat động kinh doanh ngân hàng đã xuất hiện nhiều hình thái rủi ro mới yêu cầu
phải nhận diện và đưa ra giải pháp phù hợp hơn.
 Luận văn thạc sỹ: Nguyễn Hoài Linh (2012), Quản trị rủi ro tác nghiệp tai các
NHTM Việt Nam, Trường đại học Kinh tế. Tác giả đã phân tích nội dung cơ bản của
quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và quản trị rủi ro tác nghiệp. Đánh giá và
tìm ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của nó, và đề xuất một số biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tác nghiệp ở các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên,
đề tài nghiên cứu ở phạm vi rộng là các NHTM Việt Nam, và trong phần giải pháp
chưa được nêu đầy đủ các giải pháp hạn chế rủi ro.
 Các nghiên cứu trao đổi được đăng trên các tạp chí, website cũng bàn về vấn đề
này, tiêu biểu như:
-

Nguyễn Thị Thúy Hằng, Quản lý rủi ro tác nghiệp đối với Ngân hàng thương mại

Việt Nam, Phòng quản lý rủi ro thị trường & tác nghiệp Vietinbank. Tác giả đã đưa ra
một số nội dung thiết yếu khi triển khai hoạt động quản lý RRHĐ tại các NHTM ở
Việt Nam, đó là thiết lập và áp dụng khung quản trị rủi ro hiệu quả.
-

ThS. Đào Thị Thanh Tú (2014), Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại

các ngân hàng thương mại Việt Nam, Học viện Ngân hàng. Tác giả đưa ra một số
nguyên tắc quản trị RRHĐ và gợi ý một số giải pháp để xây dựng được cơ sở dữ liệu
tổn thất đầy đủ và tin cậy cho công tác quản trị RRHĐ.
3


-


TS. Lê Thanh Tâm và Phạm Bích Liên (2009), Quản trị rủi ro hoạt động: Kinh

nghiệm quốc tế và bài học đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tác giả tập
trung vào các thành phần và khung quản trị RRHĐ hiệu quả, các nguyên tắc quản trị
RRHĐ và một số bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng quốc tế.
Nhìn chung, các bài viết trên chỉ đề cập đến một vài khía cạnh hoặc một số nội
dung của công tác quản trị RRHĐ nói chung nhằm đánh giá khả năng ứng dụng và
triển khai tại các NHTM Việt Nam, hoặc khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel vào công
tác quản trị rủi ro nói chung, chưa thật sự có chiều sâu, chưa đưa ra giải pháp quản lý
một cách toàn diện và vẫn còn nhiều nội dung chưa đề cập đến.
Với những hạn chế nêu trên và với lý do hiện nay chưa có một nghiên cứu nào về
quản trị RRHĐ được thực hiện tại Maritime Bank, tác giả mong muốn làm rõ hơn và hệ
thống hóa cơ sở lý luận về RRHĐ và quản trị RRHĐ; Đánh giá toàn diện công tác quản
trị RRHĐ tại Maritime Bank theo các bước nhận diện và đánh giá rủi ro, xử lý rủi ro,
giám sát rủi ro và báo cáo. Căn cứ vào những tổng hợp, cơ sở lý luận đã xây dựng và
thực tiễn nghiên cứu, tác giả mong muốn đóng góp thêm những giải pháp nhằm giúp
công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Maritime Bank một cách hiệu quả hơn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
chia làm 3 chương:
-

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro hoạt động của Ngân hàng thương mại.

-

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải

Việt Nam (Maritime Bank).

-

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng

TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank).

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Những vấn đề cơ bản về rủi ro hoạt động trong các Ngân hàng thương mại
1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm về rủi ro
Hiện nay nhiều tác giả đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro. Những định
nghĩa này rất phong phú và đa dạng nhưng nhìn chung có thể chia thành 2 trường phái:
-

Theo trường phái truyền thống thì rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất

mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến.
Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến.
Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh,
sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh
nghiệp.
-

Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang


tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát
cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực
nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những
rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
1.1.1.2. Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Tất cả các hoạt động của ngân hàng đều chứa đựng những rủi ro có thể gây ra tổn
thất cho ngân hàng nhưng cũng mang lại những cơ hội kinh doanh. Quản trị rủi ro
chính là tối ưu hóa sự cân bằng giữa rủi ro và hiệu quả kinh doanh, chứ không đơn
thuần là sự giảm thiểu mức rủi ro. Để làm điều đó, theo Ủy ban Basel về Giám sát
Ngân hàng tại Hiệp ước Basel II, các ngân hàng cần phải phân biệt được 03 loại rủi ro
chính:
-

Rủi ro tín dụng: là những tổn thất tiềm ẩn xuất phát từ việc khách hàng không trả

đúng hạn theo các điều khoản của khoản vay hoặc hợp đồng. Định nghĩa này ngày
càng mở rộng, bao gồm cả nguy cơ tổn thất giá trị danh mục đầu tư xuất phát từ việc
dịch chuyển từ mức rủi ro cao hơn sang mức rủi ro thấp hơn.
-

Rủi ro thị trường: là rủi ro về thu nhập, phát sinh từ những thay đổi về lãi suất hoặc

tỷ giá, hoặc từ biến động của giá trái phiếu, giá cổ phiếu hoặc giá trị tài sản khác. Các
1


ngân hàng phải chịu rủi ro thị trường cả trong việc quản lý Tài sản-Nguồn vốn và
trong hoạt động kinh doanh của họ.
-


Rủi ro hoạt động: là tổn thất tiềm ẩn về tài chính, xuất phát từ một sự cố trong quá

trình hoạt động hàng ngày. Rủi ro hoạt động có thể phát sinh từ việc không tuân thủ
chính sách, pháp luật và các quy định, từ gian lận hoặc giả mạo, hoặc từ sự cố của hệ
thống, sự cố của thông tin hoặc sản phẩm dịch vụ.
Rủi ro xảy ra gây nhiều tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Những tổn thất thường
gặp là mất vốn khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút
giá trị của tài sản,...
Rủi ro khiến ngân hàng bị lỗ và bị phá sản, sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người
gửi tiền, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp ứng vốn... làm cho nền kinh tế bị
suy thoái, giá cả tăng cao, sức mua giảm sút, thất nghiệp tăng, gây rối loạn trật tự xã
hội, và hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng trong nước và khu
vực. Ngoài ra, sự phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của hàng loạt
ngân hàng khác và ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế.
1.1.2. Rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
1.1.2.1. Khái niệm về rủi ro hoạt động
Một trong những định nghĩa đầu tiên đã định nghĩa RRHĐ trong các tổ chức tài
chính là “rủi ro mà các sự kiện bên ngoài, hoặc thiếu sót trong kiểm soát nội bộ hoặc hệ
thống thông tin, sẽ gây ra một thiệt hại kinh tế - cho dù tổn thất đã được dự báo ở một
mức độ nào đó hoặc là hoàn toàn bất ngờ”. Định nghĩa này đã chỉ ra cả những tổn thất
dự kiến và tổn thất bất ngờ do rủi ro hoạt động. Tổn thất dự kiến là những tổn thất phát
sinh trong quá trình tự nhiên của kinh doanh, và tổn thất bất ngờ thường xảy ra với bất
ngờ lớn do sai sót trong quản lý và thất bại trong kiểm soát. Phạm vi của RRHĐ trong
định nghĩa ban đầu này là khá rộng và mở rộng cho tất cả các khía cạnh và các mặt của
rủi ro liên quan đến các sự kiện bên trong và bên ngoài, các nguồn lực hữu hình như
công nghệ thông tin và hệ thống, và tài sản vô hình như con người và quy trình.
Định nghĩa ban đầu này đã trở thành nền tảng của định nghĩa chính thức trong Basel
II. Tháng 9 năm 2001, định nghĩa của Basel II về rủi ro hoạt động chỉ đơn giản là “nguy
cơ về tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do sự không đầy đủ hoặc sự thất bại của quy trình
nội bộ, con người và hệ thống hoặc do các sự kiện bên ngoài. Định nghĩa này bao gồm rủi

ro pháp lý, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và uy tín”. Các rủi ro chiến lược và uy
2


tín này là những khía cạnh rất quan trọng trong các hoạt động hàng ngày của bất kỳ tổ
chức tài chính, nhưng phải thừa nhận là để đánh giá và quản lý được là điều rất khó. Như
vậy, định nghĩa này cũng đã tập trung vào những nguyên nhân của rủi ro hoạt động, rất
thích hợp cho việc quản lý rủi ro và đo lường rủi ro.
1.1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động
Định nghĩa về rủi ro hoạt động của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng – Basel II
cho thấy nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động bao gồm cả các lý do bên trong và bên
ngoài. Basel II đưa ra các nguyên nhân RRHĐ và được tóm tắt theo bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Nguyên nhân rủi ro hoạt động
1. Tội phạm nội bộ hay bên 4. Xử lý giao dịch
ngoài

7. Quá trình quản lý

Ví dụ: Xử lý sai, tài liệu Hành động cố ý hoặc vô ý

Ví dụ: Trộm cắp, gian lận, hướng dẫn nghèo nàn, Ví dụ: can thiệp với kiểm
thông đồng giữa các nhân nhập dữ liệu sai, ghi nhận toán viên nội bộ, báo cáo
viên trong ngân hàng và phí thu dịch vụ tín dụng thiếu sót cho các giám đốc
khách hàng, thông đồng giữa mà không phân bổ theo để họ không biết hoặc không
các nhân viên làm việc với thời hạn vay nhằm đẩy lợi hiểu hết thực tế, kiểm toán
nhau; rửa tiền…

nhuận tăng.

viên là người của Giám đốc


2. Nguồn nhân lực

5. Công nghệ

8. Các hoạt động bán hàng

Ví dụ: Tuyển dụng người Ví dụ: Sử dụng công Ví

dụ:

Lỗi

sản

phẩm,

không đủ năng lực, phẩm nghệ lỗi thời, không đáp chương trình sản phẩm, các
chất đạo đức, nghiệp vụ ứng được các yêu cầu

giao dịch thỏa thuận không

yếu…

tương thích

3. Các hoạt động không 6. Môi trường bên ngoài 9. Các thảm họa
được ủy quyền hoặc không Ví dụ: suy thoái kinh tế Ví dụ: lũ lụt, đình công, các
đúng quyền hạn


dẫn đến cắt giảm nhân hoạt động khủng bố

Ví dụ: cho vay mà không có viên văn phòng
sự phê duyệt đúng cấp
Nguồn: Basel II and Operational Risk – Overview of Key Concerns, Dr Carolyn V.Currie, 2004

Trong các nguyên nhân trên, thì nguyên nhân thứ 2, nguồn nhân lực (con người)
có thể là nguyên nhân chính của tất cả các nguyên nhân khác. Trong đó có nguyên
nhân do chủ ý, cố ý vi phạm, gian lận. Đây là vấn đề liên quan đến đạo đức nghề
nghiệp.
3


1.1.2.3. Các loại sự kiện rủi ro hoạt động
Các loại sự kiện rủi ro hoạt động gặp phải hàng ngày trong một tổ chức khá đa
dạng và phong phú. Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng– Basel II đưa ra bảy loại sự
kiện tổn thất như sau:
Gian lận nội bộ: Tổn thất do hành vi cố ý lừa gạt, chiếm đoạt tài sản hoặc vi phạm

-

các quy định, pháp luật hoặc chính sách có liên quan đến nhân tố nội bộ.
Gian lận bên ngoài: Tổn thất do hành vi cố ý lừa gạt, chiếm đoạt tài sản hoặc vi

-

phạm các pháp luật bởi một bên thứ ba.
Hoạt động và an toàn lao động: Tổn thất phát sinh từ sự không phù hợp giữa các

-


quan hệ lao động, quy định hoặc thỏa thuận về an toàn sức khỏe lao động, hoặc từ
khiếu nại thanh toán bồi thường cá nhân, hoặc từ sự phân biệt đối xử.
Khách hàng, sản phẩm và hoạt động kinh doanh: Thiệt hại phát sinh do thiếu năng

-

lực hoặc cẩu thả khi thực hiện giao dịch cho khách hàng (bao gồm cả các yêu cầu về
sự tin cậy và sự phù hợp), hoặc từ bản thân sản phẩm.
Thiệt hại tài sản: Thiệt hại phát sinh từ tổn thất hoặc thiệt hại về tài sản vật chất do

-

thiên tai hoặc các sự kiện khác.
Gián đoạn nghiệp vụ và lỗi hệ thống: Thiệt hại phát sinh từ sự gián đoạn nghiệp vụ

-

hoặc lỗi hệ thống.
Thực hiện, phổ biến và quản lý quy trình: Thiệt hại phát sinh từ việc thất bại trong

-

xử lý giao dịch, quản lý quy trình, từ các mối quan hệ với các đối tác thương mại và
nhà cung cấp.
Ngoài ra, trong mỗi loại nguyên nhân rủi ro trên có ít nhất hai tiểu mục thuộc cấp
độ 2, tổng cộng có 20 tiểu mục. Mỗi một tiểu mục này một lần nữa được phân loại dựa
trên các hoạt động kinh doanh liên quan được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 1.2: Danh mục loại sự kiện rủi ro hoạt động
Danh mục

loại sự kiện
(Cấp độ 1)

Danh mục

Ví dụ

(Cấp độ 2)

Hành động không - Các giao dịch không được báo cáo (cố ý)
Gian lận nội đúng thẩm quyền

- Các loại giao dịch không đúng thẩm quyền

bộ

(gây thiệt hại tài chính)
- Không đóng dấu chức danh (cố ý)
4


Danh mục

Danh mục

loại sự kiện

Ví dụ

(Cấp độ 2)


(Cấp độ 1)

Trộm cắp và gian lận - Gian lận/ gian lận tín dụng / các khoản tiền
gửi xấu
- Trộm cắp / tống tiền / tham ô / biển thủ
- Biển thủ tài sản
- Phá hủy tài sản có chủ ý
- Giả mạo (chữ ký, giấy tờ..)
- Kiểm tra hành vi tha bổng
- Buôn lậu
- Giả mạo tài khoản/Giả mạo danh tính ...
- Đóng thuế không đầy đủ/trốn thuế (cố ý).
- Hối lộ
- Giao dịch nội gián (không phải trên tài khoản
của công ty)
Trộm cắp và gian lận - Trộm cắp/cướp
- Giả mạo (chữ ký, giấy tờ..)

Gian lận bên
ngoài

- Rút tiền bằng giấy tờ giả (hối phiếu giả..)
An ninh hệ thống

- Xâm nhập, phá hoại hệ thống
- Ăn cắp thông tin (gây thiệt hại tài chính)

Hoạt động và Các quan hệ lao - Chế độ bồi thường, phúc lợi khi chấm dứt lao
an


toàn

lao động

động

động
- Hoạt động công đoàn

Môi trường làm việc - Sự cố chung (té, ngã..)
an toàn

- Quy định về sức khỏe và an toàn lao động
- Bồi thường lao động

Phân biệt đối xử
Khách

Tất cả các kiểu phân biệt đối xử

hàng, Sự phù hợp, minh - Vi phạm ủy thác / vi phạm hướng dẫn

sản phẩm và bạch và tin cậy

- Các vấn đề về sự tương thích / minh bạch

hoạt động kinh

- Vi phạm công bố thông tin của khách hàng


doanh

bán lẻ
5


Danh mục

Danh mục

loại sự kiện

Ví dụ

(Cấp độ 2)

(Cấp độ 1)

- Tiết lộ thông tin cá nhân
- Cạnh tranh không lành mạnh
- Xáo trộn thông tin tài khoản
- Lạm dụng thông tin bảo mật
- Trách nhiệm của người cho vay
Hoạt

động

doanh


hoặc

kinh - Chống độc quyền
thị - Hoạt động thương mại / thị trường không phù

trường không phù hợp
hợp

- Bóp méo thị trường
- Giao dịch nội gián (trên tài khoản của công
ty)
- Hoạt động không có giấy phép
- Rửa tiền

Các vấn đề về sản - Lỗi sản phẩm
phẩm

- Lỗi mô hình

Lựa chọn, tài trợ và - Thất bại trong việc điều tra khách hàng theo
tiếp xúc

hướng dẫn
- Vượt quá hạn mức với khách hàng

Các hoạt động tư vấn Tranh cãi về hiệu quả hoạt động tư vấn
Thiệt hại tài Thiên tai và các sự - Thiệt hại do thiên tai
kiện khác

sản


- Thiệt hại về người từ các nhân tố bên ngoài
(khủng bố, phá hoại)

Gián

đoạn Hệ thống

nghiệp vụ và

Phần cứng; Phần mềm; Thông tin truyền thông;
Cúp điện/Các hoạt động gián đoạn khác

lỗi hệ thống
Thực hiện, phổ Tiếp nhận nhu cầu - Sai thông tin
biến và quản lý giao dịch, thực hiện - Lỗi khi nhập dữ liệu, theo dõi hoặc tải dữ liệu
quy

trình và theo dõi

- Bỏ qua thời hạn hoặc trách nhiệm
- Lỗi vận hành mô hình / hệ thống
6


Danh mục

Danh mục

loại sự kiện


Ví dụ

(Cấp độ 2)

(Cấp độ 1)

- Lỗi kế toán / thẩm quyền hạch toán
- Không thực hiện nhiệm vụ
thất bại giao hàng
- Thất bại trong việc truyền tải thông tin
- Thất bại trong việc quản lý tài sản thế chấp
- Duy trì thông tin tham khảo
Giám sát và báo cáo - Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo bắt buộc
- Báo cáo ra bên ngoài không chính xác (gây
thiệt hại)
Thông

tin

khách - Bỏ qua sự đồng ý/không đồng ý của khách

hàng và lưu hồ sơ

hàng
- Thiếu/không đủ hồ sơ pháp lý

Quản lý tài khoản - Truy cập tài khoản không đúng thẩm quyền
khách hàng


- Thông tin hồ sơ khách hàng không chính xác
(gây thiệt hại)
- Các mất mát hoặc thiệt hại tài sản của khách
hàng do cẩu thả

Các đối tác thương - Thực hiện giao dịch sai với bên thứ ba
mại

- Tranh chấp với bên thứ ba

Các nhà cung cấp và Tranh chấp do hoạt động thuê, mua ngoài
bán lẻ
Nguồn: The Professional Risk Managers’ Handbook, Edited by Carol Alexander and Elizabeth
Sheedy, 2004 - Chapter III.C.1 The Operational Risk Management Framework

1.2. Quản trị rủi ro hoạt động trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
1.2.1. Sự cần thiết phải thực hiện quản trị rủi ro hoạt động trong Ngân hàng
Quản lý RRHĐ ngày càng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng trong vài
năm qua. Việc hiểu biết sâu hơn về RRHĐ là một điều cần thiết, xuất phát từ 2 yếu tố,
đó là công nghệ tài chính ngày càng tinh vi và sự toàn cầu hóa của ngành tài chính.
Những yếu tố này góp phần vào sự phức tạp ngày càng tăng của hoạt động ngân hàng,
7


do đó, cần phải nâng cao quản trị RRHĐ của các ngân hàng. Trong vài năm qua, một
số lượng lớn các tác động và thiệt hại đáng kể đã dẫn đến sự sụp đổ của một số các
ngân hàng có uy tín, và một trong những nguyên nhân lớn là do sự thất bại trong
QLRRHĐ.
Việc kiểm soát RRHĐ về cơ bản liên quan đến việc quản lý tốt, trong đó bao
gồm một quá trình kiên trì cảnh giác và cải tiến liên tục. Đây là một hoạt động giá trị

gia tăng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc mang lại hiệu quả chính cho ngân
hàng. Vì vậy, RRHĐ là yếu tố xem xét chính yếu đối với bất kỳ ngân hàng nào. Bởi vì
RRHĐ sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng, giá cổ phiếu, và uy tín của ngân hàng, các
nhà phân tích sẽ ngày càng coi trọng rủi ro hoạt động trong đánh giá của họ về quản lý,
chiến lược của họ và hiệu quả dài hạn dự kiến của ngân hàng.
Đối với các nước phát triển, quản trị RRHĐ đã được nhận thức từ rất sớm. Người
ta đã liệt kê một số bằng chứng về những thiệt hại lớn vào những năm 1990. Trong tất
cả các trường hợp, một phần là do rủi ro hoạt động, do sự thất bại của quản trị rủi ro
hoạt động. Một trong những sự sụp đổ ấn tượng nhất đã được ghi chép lại vào năm
1995 đó là sự sụp đổ của Barings, ngân hàng thương mại lâu đời nhất của Anh (200
năm). Một người có tên là Nick Leeson, 28 tuổi, phụ trách kinh doanh, làm việc tại chi
nhánh Singapore (cách xa trụ sở Barings hàng ngàn dặm) đã cố tình phá vỡ hệ thống
nội bộ của ngân hàng trong một thời gian dài để âm mưu và che đậy các mưu đồ của
hắn khi cố tình không báo cáo kết quả thua lỗ nhiều năm của chi nhánh với Ngân hàng
mẹ để có biện pháp chống đỡ kịp thời. Kết quả ước tính ngân hàng thiệt hại hơn 1,2 tỉ
USD. Điều này đã khiến cho các nhà quản lý cấp cao của ngân hàng rất vất vả để thiết
lập kiểm soát tài chính, ban quản lý và kiểm soát hoạt động phù hợp trên toàn hệ
thống. Bởi vì quản lý rủi ro và các chức năng kiểm soát của ngân hàng đều rất yếu, hệ
thống kiểm tra và cân đối đã không thành công ở một số khâu hoạt động và quản lý.
Sự thất bại của Barings không chỉ là câu chuyện duy nhất của một cá nhân đơn độc giả
mạo, mà là sự sụp đổ của cả một tổ chức đã không thực hiện đầy đủ việc giám sát và
kiểm soát nhân viên của ngân hàng ở tất cả các cấp, thiếu các hướng dẫn rõ ràng và
trách nhiệm trong từng quy trình hoạt động của ngân hàng, và sự thất bại của công
nghệ trong việc phát hiện các giao dịch bất thường trong một thời gian dài.
1.2.2. Mục tiêu và phạm vi quản lý rủi ro hoạt động

8


Mục tiêu cơ bản của QLRRHĐ là nên phòng ngừa rủi ro. Đánh giá (có nghĩa là

đo lường định lượng) rủi ro hoạt động có tầm quan trọng thứ yếu. Bởi vì không thể loại
bỏ hoàn toàn tổn thất do RRHĐ, do đó quản lý rủi ro hoạt động phải nhằm mục đích
để giảm thiểu nguy cơ tổn thất - thông qua bất cứ phương tiện nào có thể. Thực vậy,
quản trị rủi ro của toàn ngân hàng nên tập trung hơn vào các khía cạnh hoạt động của
các hoạt động kinh doanh khác nhau, với điều kiện là các chức năng quản lý rủi ro chủ
chốt khác trong ngân hàng (ví dụ, rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, kiểm toán, và tuân
thủ) đã có cơ sở vững chắc.
Bất kể một ngân hàng nào khi xác định RRHĐ, điều tối quan trọng là phải xác
định rõ ràng các mục tiêu và mối quan tâm chính là gì. Quản lý rủi ro hoạt động nhằm
các mục tiêu chính sau:
-

Xác định và giải thích rõ ràng thuật ngữ “rủi ro hoạt động” nghĩa là gì.

-

Tránh tổn thất tiềm ẩn quá lớn.

-

Cho phép ngân hàng dự đoán tất cả các loại rủi ro một cách hiệu quả hơn, do đó

ngăn cản tổn thất xảy ra.
-

Tạo ra sự hiểu biết rộng hơn về các vấn đề RRHĐ trên toàn hệ thống ngân hàng ở tất

cả các cấp, các đơn vị sự nghiệp của ngân hàng bên cạnh rủi ro tín dụng và rủi ro thị
trường.
-


Giúp cho ngân hàng ít bị rơi vào nguy cơ thất bại trong việc kiểm soát và quản trị

như gian lận, sai phạm, hoặc không thực hiện một cách kịp thời làm tổn hại quá mức
đến lợi ích của ngân hàng.
-

Xác định các vấn đề trong tổ chức trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

-

Ngăn chặn rủi ro hoạt động xảy ra.

-

Thiết lập rõ ràng vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của con người.

-

Tăng cường giám sát quản lý ở tất cả các cấp.

-

Xác định đơn vị kinh doanh nào trong hệ thống có doanh thu và doanh số cao (ví

dụ, lượng giao dịch trong một đơn vị thời gian), thay đổi lớn về cơ cấu, và hệ thống hỗ
trợ hết sức phức tạp. Các đơn vị kinh doanh như vậy rất dễ bị rủi ro hoạt động.
-

Giao cho các đơn vị kinh doanh có nghĩa vụ và trách nhiệm giải trình các rủi ro


kinh doanh mà họ chịu trách nhiệm trên cơ sở hoạt động hàng ngày.
-

Thực hiện đo lường khách quan về quản lý rủi ro hoạt động.

-

Giám sát các dấu hiệu đe dọa cho sự biến động bất thường về thu nhập và chi phí.
9


×