Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HỌC ĐƯỜNG DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.81 MB, 62 trang )

TÀI LIỆU THAM KHẢO

NÂNG CAO NHẬN THỨC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HỌC ĐƯỜNG
DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 7

Đồng Nai, năm 2013


MỞ ĐẦU
Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi
trường là đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân gây ra các biến
đổi của môi trường. Ngày nay, kinh tế ngày càng phát triển thì mức độ ô nhiễm môi
trường ngày càng tăng, công nghiệp hóa càng mạnh; quá trình đô thị hóa càng phát
triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều, chất lượng môi
trường ngày càng suy giảm, nếu con người không có các biện pháp quản lý và bảo
vệ môi trường thích hợp.
Trong những năm gần đây, mặc dù
vấn đề cải thiện và xử lý môi trường đã được
quan tâm chú trọng, nhưng tình trạng ô
nhiễm môi trường vẫn đang và ngày càng trở
nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam.
Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh
hưởng đến chất lượng môi trường mà còn tác
động xấu tới sức khỏe con người (đặc biệt là
các bệnh về đường hô hấp).
Nước chiếm ¾ trái đất và là nguồn tài
nguyên quý giá đối với sự sống của con
người. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nước sạch vào các mục đích sinh hoạt và
sản xuất, con người đã thải ra môi trường một lượng nước gần bằng với lượng nước
sạch được cung cấp. Nước thải ra từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, xây dựng,


nông nghiệp,... đã đưa vào nguồn nước một lượng khá lớn chất bẩn đa dạng, làm
thay đổi bản chất cơ bản của nước tự nhiên, gây ra hiện tượng ô nhiễm nước.
Đất là tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người.
Đất đóng vai trò khá quan trọng: là môi trường nuôi dưỡng các loại cây, là nơi để
sinh vật sinh sống, là không gian thích hợp để con người xây dựng nhà ở và các
công trình khác. Thế nhưng, ngày nay con người đã quá lạm dụng nguồn tài
nguyên quý giá này và đã có nhiều tác động gây ảnh hưởng xấu đến đất như: dùng
quá nhiều lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, làm cho đất tích trữ
một lượng lớn kim loại nặng và làm thay đổi tính chất của đất.
Đối với học sinh lớp 7, tài liệu được biên soạn bao gồm 4 phần, nhằm cung
cấp một số kiến thức cơ bản phù hợp với phạm vi gia đình và học đường, để các em
cần nhận biết thế nào là ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm và các tác
động của ô nhiễm đến sức khỏe con người; từ đó các em sẽ hình thành nên ý thức
trách nhiệm và có những hành động thiết thực trong khả năng của mình để góp
phần hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường sống xung quanh.

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

1


BÀI 1. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

I.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
 Môi trường không khí là hỗn hợp các khí bao bọc quanh trái đất có nhiệm vụ
duy trì và bảo vệ sự sống trên toàn bộ bề mặt trái đất.
 Không khí có vai trò rất quan trọng, là một yếu tố không thể thiếu đối với sự
sinh tồn và phát triển của sinh vật trên trái đất. Con người có thể nhịn ăn, nhịn

uống trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong 5 phút.

1. Không khí xung quanh (hay không khí ngoài trời)
Không khí xung quanh là không khí ngoài trời mà con người, thực vật, động vật
hoặc vật liệu có thể tiếp xúc với nó. (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Thành phần và chất lượng không khí xung quanh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các
hoạt động hằng ngày của con người. Ngược lại, chất lượng môi trường không khí
xung quanh có ảnh hưởng trực tiếp trên cả sức khỏe con người và các hệ sinh thái
của trái đất.
2. Không khí trong nhà
Không khí trong nhà là nguồn không khí ở bên trong 1 không gian khép kín (ví dụ:
văn phòng, lớp học, siêu thị, bệnh viện, nhà ở …) và được con người hít thở trong
thời gian ít nhất 1 giờ. (Nguồn: National Health and Medical Research Council
(NHMRC) – Australia).
Chất lượng không khí trong nhà có thể định nghĩa là toàn bộ các thuộc tính của
không khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự thoải mái của con người.
II.

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

1. Định nghĩa
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự
xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm
nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.
(Nguồn: Bách khoa toàn thư mở)
2. Chất gây ô nhiễm không khí
Người ta có thể phân loại các chất gây ô nhiễm không khí dựa theo nguồn phát sinh
hoặc theo trạng thái vật lý.
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai


2


 Theo nguồn phát sinh: bao gồm các chất gây ô nhiễm sơ cấp và thứ cấp
 Các chất gây ô nhiễm sơ cấp: Là những chất trực tiếp thoát ra từ các nguồn và
tự chúng đã có tính độc hại. Ví dụ như khí sunfuarơ (SO2), các oxit của nitơ
(NO, NO2), amoniac (NH3), cacbon oxit (CO), …
 Các chất gây ô nhiễm thứ cấp: Bao gồm những chất được tạo ra trong khí quyển
do tương tác hóa học giữa các chất gây ô nhiễm sơ cấp với các chất vốn là thành
phần của khí quyển. Ví dụ: axit sunfuric (H2SO4), axit nitric (HNO3) ...
 Theo trạng thái vật lý: các chất gây ô nhiễm không khí có thể tồn tại ở dạng khí,
dạng hơi (lỏng), dạng sol khí.
 Dạng khí: khí sunfurơ (SO2), sunfuric (SO3), các oxit nitơ (NO, NO2), amoniac
(NH3), cacbon oxit (CO), …
 Dạng hơi: hơi dung môi hữu cơ, hơi xăng, dầu …
 Dạng sol khí: các hạt như bụi, khói, thường có kích thước từ 0,1 đến 100 m.
Ngoài ra còn phải kể tới các yếu tố:
 Ô nhiễm vật lý: nhiệt độ, độ ồn, rung, ánh sáng, độ ẩm, tốc độ gió..., ô nhiễm
bởi chất phóng xạ.
 Vi sinh vật: vi trùng, vi rút, nấm mốc…

giao thông

Hình 1-1 Các chất ô nhiễm không khí
(Nguồn: />Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

3


3. Nguồn gây ô nhiễm không khí ngoài trời


…???
Giao thông
Các quá trình cháy

Hoạt động công nghiệp

Phân hủy chất hữu cơ

Hoạt động nông nghiệp

Ô nhiễm không khí có thể do nhiều nguồn khác nhau, có nhiều cách để phân loại
các nguồn gây ô nhiễm.
 Theo nguồn phát sinh: có 2 nguồn gây ô nhiễm chính, do tự nhiên và con người.
 Nguồn tự nhiên: núi lửa, động đất, bụi tạo thành do bão cát, sự phân tán của
phấn hoa, mùi hôi của các quá trình phân hủy sinh học.
 Ô nhiễm do hoạt động của núi lửa:
Hoạt động của núi lửa phun ra một
lượng khổng lồ các chất ô nhiễm
như tro bụi, các oxit của lưu huỳnh
(SO2, SO3), các oxit của nitơ (NO2,
NO), có tác hại nặng nề và lâu dài
tới môi trường.
 Ô nhiễm do cháy rừng:
Cháy rừng do các nguyên nhân tự
nhiên cũng như các hoạt động thiếu
ý thức của con người, tạo ra chất ô
nhiễm như khói, bụi, các oxit của
lưu huỳnh (SO2, SO3), các oxit của
nitơ (NO2, NO), cacbon oxit (CO),

tổng cacbon hữu cơ .
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

4


 Ô nhiễm do bão cát:
Hiện tượng bão cát thường xảy ra ở
những vùng đất trơ và khô, không
có lớp phủ thực vật. Ngoài việc gây
ra ô nhiễm bụi, nó còn làm giảm
tầm nhìn.

 Ô nhiễm do đại dương:
Do quá trình bốc hơi nước biển có
kéo theo một lượng muối (chủ yếu
là NaCl) bị gió đưa vào đất liền.
Không khí có nồng độ muối cao sẽ
có tác hại tới vật liệu kim loại.

 Ô nhiễm do phân hủy các chất hữu
cơ trong tự nhiên:
Do quá trình lên men các chất hữu
cơ khu vực bãi rác, đầm lầy sẽ tạo
ra các khí như mêtan (CH4), các
hợp chất gây mùi hôi thối như hợp
chất nitơ (amoniac – NH3), hợp
chất lưu huỳnh (hydrosunfua – H2S,
mercaptan) và có cả các vi sinh vật.
 Nguồn nhân tạo: là các nguồn ô nhiễm do con người tạo nên. Nó bao gồm các

nguồn cố định và nguồn di động.
 Nguồn cố định:
Bao gồm các nguồn từ
các quá trình đốt khí
thiên nhiên, đốt dầu, đốt
củi, trấu…; hoạt động
sản xuất công nghiệp,
hoạt động nông nghiệp
(sử dụng phân bón,
phun thuốc trừ sâu,…)
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

5


 Nguồn di động:
Là khí thải từ các quá
trình giao thông như khí
thải của xe cộ, máy bay,
tàu hỏa…

 Theo tính chất hoạt động: có thể chia thành 4 nhóm chính
 Ô nhiễm do các quá trình sản xuất: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp…
 Ô nhiễm do giao thông vận tải: xe cộ, máy bay, tàu hỏa, tàu thủy…
 Ô nhiễm do sinh hoạt: các quá trình sử dụng nhiên liệu (dầu, than, củi …) để
đun nấu, thắp sáng.
 Ô nhiễm do các quá trình tự nhiên: đó là sự phân hủy các chất hữu cơ do vi sinh
vật gây nên mùi hôi, bão cát, phấn hoa, núi lửa, động đất …
 Theo bố trí hình học: Có thể chia nguồn ô nhiễm thành ba nhóm như sau:

 Điểm ô nhiễm: từ ống khói các nhà máy, tại các nhà máy, từ thiết bị sản xuất cụ
thể (các nguồn cố định).
 Đường ô nhiễm (đường giao thông các loại): đường bộ, đường hàng không,
đường thủy …
 Vùng ô nhiễm: bao gồm nhiều điểm ô nhiễm được bố trí gần nhau như khu
tập trung nhiều trang trại chăn nuôi, khu công nghiệp tập trung nhiều nhà
máy, xí nghiệp công nghiệp…
4. Nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà
 Khói thuốc lá (formanđêhit, cacbon đioxit – CO2,…)
 Các vật nuôi trong nhà, sâu bọ, gián (vi khuẩn)
 Ở các nơi ẩm ướt trong nhà (do nấm mốc)
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

6


 Phương tiện đi lại để trong nhà xe (hơi xăng...)
 Bếp lò, lò sưởi (các oxit của nitơ - NO2, NO…, cacbon đioxit – CO2…)
 Hoá chất tẩy rửa và diệt côn trùng (hơi dung môi)
 Sơn, dầu đánh bóng đồ gỗ (sơn nước, sơn dầu,…)
 Thiết bị điện tử
 Hiện tại, bếp của gia đình em đun nấu bằng nhiên liệu gì? Có gây ô nhiễm không
khí không?
 Không khí ở khu vực em đang sinh sống như thế nào? Nếu bị ô nhiễm thì do đâu?
 Em hãy cho biết nguồn gốc gây ô nhiễm không khí trong nhà ở hình vẽ sau

Hình 1-2 Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà
(Nguồn: /> Em hãy điền các từ thích hợp vào những chỗ trống:
-


Nguồn tự nhiên

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp

-

Nguồn nhân tạo – di động

- Hoạt động giao thông

-

Nguồn nhân tạo - cố định

- Hoạt động sản xuất công nghiệp

-

Hoạt động sinh hoạt

- Quá trình tự nhiên

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

7


Hình 1-3 Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí
(Nguồn: /> Em hãy cho biết nguồn gây ô nhiễm không khí (do tự nhiên, do con người) và các
chất ô nhiễm từ các hình vẽ sau:


nguồn…………………….

nguồn…………………….

chất ô nhiễm……………….

chất ô nhiễm……………… chất ô nhiễm……………

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

nguồn……………………

8


nguồn…………………….

nguồn…………………….

chất ô nhiễm……………….

chất ô nhiễm……………… chất ô nhiễm……………

nguồn…………………….

nguồn…………………….

chất ô nhiễm……………….


chất ô nhiễm……………… chất ô nhiễm……….……

nguồn…………………….

nguồn…………………….

chất ô nhiễm……………….

chất ô nhiễm……………… chất ô nhiễm…………….

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

nguồn…………………

nguồn……………………

nguồn……………………

9


 Nhìn vào hình vẽ sau em hãy nêu lên các nguồn gây ô nhiễm không khí?

(Nguồn: )

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

10



III. BÀI ĐỌC THÊM:

HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
TỈNH ĐỒNG NAI
Theo kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật
môi trường Đồng Nai từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2013, chất lượng môi
trường không khí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 6 tháng đầu năm 2013 nhìn
chung còn tốt.
Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại các khu vực chịu nhiều tác
động (công nghiệp, dân cư, khu vực chôn lấp chất thải rắn), tuy có phát hiện
ô nhiễm, chủ yếu là ô nhiễm bụi, với tần suất phát hiện thấp.
Vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi đang có chiều hướng gia tăng
chủ yếu tại khu vực giao thông.

Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Đồng Nai, 2013

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

11


Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Đồng Nai, 2013

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

12


Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng

xấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người.
Ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu là do con người tạo ra, trong các hoạt
động về giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp và trong sinh hoạt
hàng ngày,…

1. Nguyên nhân
-

Giao thông: do tiếng của động cơ, tiếng còi cũng như tiếng phanh xe,
lúc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh
Loại xe
Xe du lịch
Xe hành khách nhỏ
Xe hành khách mini
Xe thể thao
Xe mô tô 2 xylanh - 4 thì
Xe mô tô 1 xylanh - 2 thì

-

Xâydựng: từ các loại máy móc, thiết bị trong xây dựng. Đây là nguồn
gây ô nhiễm tiếng ồn đáng kể.
TT

Các phương tiện

1 Xe lu
2 Máy dầm nén
3 Máy nén khí
4 Máy trộn bê tông

5 Cần trục di động
8 Máy kéo
9 Xe tải
10 Máy khoan
6 Máy cắt kim loại
7 Máy ủi
QCVN 26:2010/BTNMT

-

Tiếng ồn (dBA)
77
79
84
91
94
80

Mức ồn cách nguồn 15m (dBA)
Khoảng
Trung bình
72,0  74,0
73,0
72,0  74,0
73,0
81,0
75,0  87,0
75,0  88,0
81,5
76,0  87,0

81,5
77,0  96,0
86,5
82,0  94,0
88,0
87,0 114
100,5
84,0
85,0
55  70 dBA

Công nghiệp và sản xuất: do máy móc, tùy thuộc loại hình sản xuất
Xưởng/ thiết bị
Xưởng dệt
Xưởng rèn
Xưởng gò
Xưởng đúc
Máy cưa
Máy đập

Mức ồn dB
110
100 ÷ 120
113 ÷ 114
112
82 ÷ 85
85

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai


13


-

Sinh hoạt: trong hoạt động sống hàng ngày, đây là nguồn gây ô nhiễm được
xem là khó xử lý nhất.
Thiết bị/Hoạt động
Máy hút bụi
Quạt máy
Máy bơm nước gia đình
Quạt thông gió
Máy giặt
Đồng hồ báo thức
Tiếng dội nước trong WC
Máy sấy tóc
Chuông điện thoại

Mức ồn dB
60 - 80
45 - 55
35 - 50
40
50 - 70
65 - 80
75 - 85
60 - 95
80

2. Tác hại của tiếng ồn

-

Ảnh hưởng đến thính lực

-

Rối loạn giấc ngủ, gây ra bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh, bệnh tâm thần

-

Với bệnh tim mạch: làm tăng nhịp tim, huyết áp, sức cản mạch máu ngoại vi.

-

Ảnh hưởng đến học tập: gây khó khăn trong việc phát triển các kỹ năng nghe
và nói, khả năng nhận thức và kỹ năng viết bị hạn chế, …

-

Ảnh hưởng lên sự thực hiện công việc: làm phân tán tư tưởng, giảm tập trung

-

Ảnh hưởng lên hành vi con người: gây căng thẳng, khó chịu, dễ dẫn đến xung đột

-

Tác động khác: giảm sức đề kháng của cơ thể, rối loạn tiêu hoá, tăng serin,…
Mức âm (dB)
>0

100
110
120
130 ÷ 135
140
150
160
190

Tác hại gây ra
- Ngưỡng nghe thấy
- Bắt đầu làm biến đổi nhịp tim
- Kích thích mạnh màng nhĩ
- Ngưỡng chói tai
- Gây bệnh thần kinh, nôn mửa làm yếu xúc giác và cơ bắp
- Đau chói tai, gây bệnh mất trí, điên
- Nếu nghe lâu sẽ thủng màng tai
- Nếu nghe lâu sẽ nguy hiểm
- Chỉ nghe trong thời gian ngắn đã nguy hiểm

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

14


3. Quy chuẩn ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam
QCVN 26 : 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn:
quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người
sinh sống, hoạt động và làm việc
Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn (theo mức âm tương đương), dBA

TT

Khu vực

Từ 6 giờ đến 21 giờ

Từ 21 giờ đến 6 giờ

1

Khu vực đặc biệt

55

45

2

Khu vực thông thường

70

55

Ghi chú:

 Khu vực đặc biệt: Là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y
tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực
có quy định đặc biệt khác.
 Khu vực thông thường: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách

biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính.
4. Biện pháp hạn chế tiếng ồn
-

Không vặn TV to, không nghe nhạc mở to, không nói chuyện lớn tiếng

-

Điều chỉnh chuông điện thoại vừa phải

-

Đóng cửa nhà khi muốn yên tĩnh

-

Biện pháp chống ồn cho nhà cửa (làm trần nhà, tường nhà dày bằng xốp,
làm tường kín, hạn chế khe hở …)

-

Hạn chế bấm còi xe, trồng nhiều cây xanh

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

15


 Em hãy khoanh tròn 5 thứ trong hình dưới đây mà em cho là nó gây ra tiếng ồn và
có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe của em.


Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

16


Em hãy cho biết tác hại của tiếng ồn qua các hình ảnh sau:

1.Ảnh hưởng__________

2. Ảnh hưởng__________

3. Ảnh hưởng__________

4. Ảnh hưởng__________

5. Ảnh hưởng__________

6. Ảnh hưởng__________

7. Ảnh hưởng___________

8. Ảnh hưởng__________

9. Ảnh hưởng__________

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

17



BÀI 2. MÔI TRƯỜNG NƯỚC
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào
những mục đích khác nhau. Nước được dùng cho mục đích nông nghiệp, công nghiệp,
sinh hoạt, giải trí và môi trường…Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.
2. Tầm quan trọng của nước
a) Tầm quan trọng của nước đối với con người
-

Con người có thể nhịn ăn được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước.

-

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể.

-

Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể,
sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước.

-

Người thường xuyên uống không đủ nước da thường khô, tóc dễ gãy, mệt mỏi,
đau đầu, táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật. Khi cơ thể mất trên 10%
lượng nước có khả năng gây trụy tim mạch, hạ huyết áp, nhịp tim tăng cao.
Nguy hiểm hơn, có thể tử vong nếu lượng nước mất trên 20%.

-


Có thể nhận biết cơ thể bị thiếu nước qua cảm giác khát (khô môi, khô họng…)
hoặc màu của nước tiểu (nước tiểu có màu vàng đậm),...

b) Tầm quan trọng của nước đối với sinh vật
-

Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ, là phương tiện vận chuyển chất vô cơ
và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.

-

Nước còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật.

-

Nước chứa trong cơ thể sinh vật ở một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối
lượng cơ thể sinh vật là nước, có khi tới 98% ở một số cây mọng nước, ruột
khoang (ví dụ: cây thủy tức).

-

Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ.

-

Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể
sinh vật.

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai


18


c) Tầm quan trọng của nước trong sản xuất
-

Trong nông nghiệp: Tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước để phát triển.

-

Tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu, là nhu cầu thiết yếu
quyết định tốc độ tăng sản lượng lương thực.

-

Trong công nghiệp: Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tuabin;
nước còn là dung môi hòa tan các chất màu và tham gia vào các phản ứng hóa
học...; mỗi quy trình công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau.
Nước còn được coi là một khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ một nguồn năng
lượng lớn có thể khai thác phục vụ con người (như: thủy điện).

-

Ngoài ra, nước còn phục vụ cho hoạt động thương mại, du lịch, hỗ trợ phát triển
kinh tế của các quốc gia trên thế giới.

Em hãy cho biết tầm quan trọng của nước qua các hình ảnh sau:

1…………………………


2…………………….

3………….………………

4….……………………

5…….…………………

6……………….………

7…………………….……

8…………………………

9………………………..

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

19


10……………...………….

11….…………………….

12…………..………….

13….……………..……….


14….…………………….

15………..………………

3. Vấn đề khan hiếm nước
Lượng nước tự nhiên có 97% là nước mặn, phân bố ở biển và đại dương, 3,5% còn
lại phân bố ở đất liền. Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo. Tuy nhiên, việc cung
cấp nước ngọt và sạch trên thế giới ngày càng giảm đi.
 Trên thế giới
-

Khan hiếm nguồn nước hợp vệ sinh đang trở thành vấn nạn toàn cầu.

-

Các chuyên gia dự báo, trong một thời gian ngắn nữa, sự khan hiếm nước sẽ tới
giới hạn đầy kịch tính. Tình trạng này sẽ làm thiếu 50% tổng lượng nước ngọt
cần thiết vào năm 2040. Nói cách khác, 9,5 tỷ người phải chia sẻ một lượng
nước bằng lượng nước mà hơn 6 tỷ người hiện nay đang sử dụng.

-

Năm 2013, tại Hội nghị về nguồn nước hợp vệ sinh tại thành phố Bon (Đức), các
nhà khoa học cảnh báo sẽ có hơn 4,5 tỉ người dân trên thế giới (50% dân số thế
giới) có thể đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt vào năm 2050.

-

Có nhiều nguyên nhân tác động đến nguồn nước như: khí hậu thay đổi, môi
trường ô nhiễm, lạm dụng nguồn nước và quản lý yếu kém.


-

Chất thải phân bón nông nghiệp chứa nitơ đã gây ra hơn 200 “vùng chết” tại các
biển và cửa sông.

-

Dân số tăng nhanh cũng đẩy mức cầu vượt cung về nước.

-

Các nước nghèo sẽ chịu ảnh hưởng thiếu nước nhiều nhất, ít khả năng phục hồi.

-

Các nước phát triển cũng không thể tránh khỏi nguy cơ thiếu nước.

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

20


 Tại Việt Nam:
Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường (năm 2012)
-

Trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều
kiện vệ sinh kém.


-

Hằng năm có gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mới, nguyên nhân
chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước.

-

Tốc độ đô thị hóa tăng, dân số phát triển, khai thác và sử dụng không hợp
lý nguồn tài nguyên thiên nhiên … sẽ gây ra tình trạng khan hiếm nước.

 Một số hình ảnh về khan hiếm nước:

Người phụ nữ đang vận chuyển nước
trong một trận lũ tại một khu nằm ở phía
Bắc Thủ đô Manila của Philippines

Người dân huyện Wangcheng, tỉnh Hồ
Nam, Trung Quốc đang gánh nước từ
một hồ nước đang khô cạn .

Nguồn nước sử dụng của người Yemen
chỉ bằng 2% so với mức trung bình trên
thế giới.

Tuvalu, một quần đảo san hô nằm ở phía
Bắc Fiji đang thiếu nước trầm trọng do
nước ngầm bị xâm lấn bởi nước biển.

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai


21


Hố nước ở làng Jabal al-Zaweya, thuộc
vùng Sarjeh, thành phố Idlib, Syria.

Một người tị nạn ở trại Dagahaley,
Kenya với chiếc can nhựa đi xin nước.

Bể trữ nước ăn của đồng bào Mông trên
vùng cao nguyên đá Đồng Văn (Hà
Giang) – Rất cạn nước

Người dân thôn Gia Răng, xã Khánh
Thành (Khánh Hòa) hằng ngày lấy nước
từ con suối chảy qua thôn về sử dụng

Thiếu nước sạch sinh hoạt, hàng ngày bà
con ở Hang Còi (bản Đá Còi – Quảng
Bình) phải xuống khe suối lấy nước về
dùng

Khan hiếm nước ngọt, người dân ở xã
đảo Nam Du (tỉnh Kiên Giang) đi mua
nước ngọt với giá 100.000 đồng/m³

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

22



Người J`rai ở xã Ia Le, huyện Chư Pưh,
Gia Lai đào hố ven suối để lấy nước ăn.
II.

Người dân ở phá Tam Giang xếp hàng
lấy nước ngọt (Huế).

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

1. Định nghĩa
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp
ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh
hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. (Nguồn: Bách khoa toàn thư mở)
Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này
có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
a) Nguồn gây ô nhiễm nước mặt:
Nguồn tự nhiên: do đặc tính địa chất của nguồn nước (ví dụ: nước trên đất phèn
thường chứa nhiều sắt, nhôm, muối sunfat; nước lấy từ lòng đất thường chứa
nhiều canxi; …)
Nguồn nhân tạo: do hoạt động của con người

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

23


Hình 2-1 Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt
( Nguồn: /> Nhìn vào tranh vẽ, em hãy cho biết vì sao nước bị ô nhiễm?


( Nguồn: />Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

24


×