LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong đề tài là của riêng tôi. Tất cả tài
liệu mà tôi sử dụng và các vấn đề tôi nghiên cứu trong đề tài này hoàn toàn là có
thực tế. Nó được thu thập tại phòng địa chính cảu UBND xã Hoằng Phụ, huyện
Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa và quá trình tôi đi điều tra thực tế tại các hộ dân
tham gia đánh bắt thủy hải sản tại xã Hoằng Phụ. Đồng thời, các thông tin khác
được sử dụng trong đề tài là những tài liệu đáng tin cậy và có trích dẫn nguồn.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Hằng
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập nghề nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đến
tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập
nghề nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới toàn thể thầy cô giáo
trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn cùng với các thầy cô giáo của bộ
môn Phát triển nông thôn đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Hoằng Phụ, ban lãnh đạo xã, anh Phạm Bá
Bảy, anh Lưu Văn Quang - cán bộ phòng địa chính xã Hoằng Phụ, và ông
Nguyễn Xuân Phiệt – cán bộ chuyên ngành thủy sản đã giúp tôi trong việc thu
thập số liệu và những thông tin cần thiết trong thời gian thực tập tại xã.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân trong
gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực tập nghề
nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nôi, ngày 20 thàng 5 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Hằng
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1/ Tính cấp thiết
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đã mở ra một thời kỳ mới cho sự
phát triển của thế giới. Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới
WTO đã tiếp cận được với thị trường thế giới, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng
nông sản và thủy sản ra nhiều nước trên thế giới. Trong đó, xuất khẩu chủ lực là
các mặt hàng thủy sản. Theo Báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2015 giá trị
sản xuất thủy sản đạt 194,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1% so với năm 2014, kim
ngạch xuất khẩu khoảng 6,72 tỷ USD. Ngành khai thác thủy hải sản không chỉ
phục vụ cho tiêu dùng trong nước mà còn giúp tăng thu ngoại tệ cho đất nước,
từ đó góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thanh Hóa được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài 102 km, có 6 huyện, thị
xã ven biển được hình thành bởi 5 của sông lớn đổ ra biển. Thanh Hoa có ngư
trường thuận lợi, nguồn lợi thủy sản đa dạng và phong phú. Bao đời nay, ngư
dân Thanh Hóa đã xem biển như là “ nồi cơm chung “, khai thác và đánh bắt
thủy hải sản luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống, kinh tế của cả tỉnh. Theo
Cục thống kê Thanh Hóa, năm 2015 giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.354,1 tỷ
đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Thanh Hóa đã xác định khai thác
thủy hải sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nên Thanh Hóa đã và đang có
nhiều hoạt động, chính sách thúc đẩy sản xuất thủy sản đối với toàn tỉnh nói
chung, và huyện Hoằng Hóa nói riêng. Huyện Hoằng Hóa là một huyện đồng
bằng ven biển, rất thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy hải sản. Đặc biệt là xã
Hoằng Phụ, một trong 8 xã ven biển nằm ở phía Đông Nam của huyện Hoằng
Hóa, có truyền thống đánh bắt thủy hải sản từ ngàn đời xưa. Khai thác thủy hải
sản là kế sinh nhai của ngư dân nơi đây suốt bao đời nay, tạo ra công ăn việc
làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nơi
đây. Tuy nhiên, những năm gần đây do thời tiết khí hậu có nhiều diễn biến bất
thường, hàng năm phải gánh chịu nhiều cơn bão có sức công phá lớn, phá hủy
nhiều tài sản, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống của người dân.
Nguồn lợi thủy hải sản của vùng biển vịnh Bắc Bộ nói chung và vùng biển
Hoằng Phụ nói riêng đã và đang bị tổn thất và suy kiệt dần. Trong Báo cáo Tình
hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của xã Hoằng Phụ năm 2015, tổng
sản lượng thủy sản đạt 4.154,5 tấn, chỉ đạt 83% kế hoạch và 58,5% cùng kỳ năm
2014. Sản lượng khai thác giảm đi nhiều chỉ đạt 3.300 tấn, bằng 53% cùng kỳ
với năm trước, bên cạnh đó chi phí cho mỗi chuyến đi ngày càng tăng: dầu tăng,
công cụ đánh bắt cũng tăng giá, mà giá bán thì bấp bênh. Các chính sách của
Nhà nước chưa thực sự hỗ trợ tốt cho ngư dân yên tâm đánh bắt và bám biển
trong thời gian dài. Do còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, khó khăn trong hoạt
động khai thác thủy hải sản, nên cần có những biện pháp giải quyết để nghề
đánh bắt thủy hải sản truyền thống của xã Hoằng Phụ phát triển mạnh mẽ hơn
nữa và từ đó giúp đời sống của người dân nơi đây cải thiện, ổn định hơn. Từ lý
do thực tế đó tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Thực trạng phát triển nghề
đánh bắt thủy hải sản truyền thống tại xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa,
tỉnh Thanh Hóa “.
1.2/ Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1/ Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản truyền thống tại
xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, từ đó đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả đánh bắt thủy hải sản, tăng thu nhập và cải thiện đời
sống của nhân dân địa phương trong điều kiện hiện nay.
1.2.2/ Mục tiêu cụ thể
• Đánh giá thực trạng phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản tại xã Hoằng
Phụ.
• Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả nghề đánh bắt thủy hải sản, tăng thu
nhập và cải thiện đời sống của nhân dân xã Hoằng Phụ.
1.3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1/ Đối tượng nghiên cứu
• Chủ thể nghiên cứu: Hoạt động đánh bắt thủy hải sản tại xã Hoằng Phụ,
huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
• Khách thể nghiên cứu: Cán bộ chuyên ngành trong xã, 5 hộ dân tham gia
hoạt động đánh bắt thủy hải sản.
1.3.2/ Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động đánh bắt thủy
hải sản truyền thống của xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh
Hóa.
Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Hoằng Phụ, huyện
Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi thời gian:
• Thời gian thu thập số liệ thứ cấp: Số liệu được lấy qua 3 năm 2013 –
2015.
• Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ ngày 04/05/2016 đến ngày
13/05/2016.
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1/ Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1/ Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.1.1.1/ Vị trí địa lý, địa hình
- Hoằng Phụ là xã ven biển nằm ở phía Đông Nam của huyện Hoằng Hóa,
cách trung tâm huyện lỵ 11 km, cách thành phố Thanh Hóa 25 km, có chiều dài
bờ biển là 4,2 km, có diện tích tự nhiên 899,60 ha (năm 2013), có ranh giới hành
chính tiếp giáp:
• Phía Bắc giáp:
Xã Hoằng Thanh.
• Phía Nam giáp : Xã Quảng Cư – Thị xã Sầm Sơn.
• Phía Đông giáp: Biển Đông.
• Phía Tây giáp:
Xã Hoằng Đông.
- Qua địa bàn xã có tuyến đường lộ tỉnh Hoằng Phụ - Yến - Trường dài
5,14 km. Với tiềm năng về đất đai, vị trí thuận lợi về giao thông, hệ thống thủy
lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và tiềm năng phát triển các loại cây hàng
hóa trên địa bàn.
- Xã Hoằng Phụ, là một trong 8 xã ven biển địa hình tương đối bằng phẳng,
có kiểu địa hình nghiêng dần từ Đông sang Tây, địa hình không đồng nhất, cao
thấp xen kẽ lẫn nhau. Điều đó ảnh hưởng đến việc điều tiết nước tưới và hình
thành các vùng thâm canh, giao thông, thủy lợi.
2.1.1.2/ Khí hậu, thời tiết, thủy văn và tài nguyên
a. Khí hậu, thời tiết, thủy văn
Theo tài liệu của Trạm Dự báo và phục vụ khí tượng thủy văn tỉnh Thanh
Hóa, xã Hoằng Phụ nằm ở khí hậu đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa. Có
những đặc trưng về khí hậu như sau:
- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm khoảng 8.600 – 8.800°C, biên độ năm
từ 12 - 13°C, biên độ ngày từ 5,5 - 6°C, những tháng có nhiệt độ cao(28 - 29°C)
là từ tháng 5 đến tháng 9, có ngày nhiệt độ lên đến gần 41°C, tháng có nhiệt độ
thấp(16 - 19°C) từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, ngày có nhiệt độ thấp nhất
chưa tới 5°C.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.800 – 2.000 mm, riêng
vụ mùa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 80 – 90%. Mùa mưa kéo dài từ
tháng 6 đến tháng 10 ( tháng 8, 9 có lượng mưa lớn nhất trong năm xấp xỉ 350
mm/tháng và trong các tháng này bão thường xuyên xảy ra ảnh hưởng tới nông
nghiệp và đời sống của nhân dân). Tháng 12 đế tháng 2 năm sau lượng mưa chỉ
đạt khoảng 20 – 30 mm/tháng.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí cả năm khá cao khoảng 80 – 85%, tháng 2,
3, 4 có độ ẩm không khí khá cao gần 90% kết hợp với thiếu ánh sáng thích hợp
-
-
-
-
-
-
cho các loài dịch bệnh phát triển ở người, gia súc và các loại cây trồng. Tháng 5,
6, 7 có độ ẩm không khí thấp, ảnh hưởng đến khả năng phơi màu, thụ phấn của
cây trồng, nhất là lúa, ngô làm giảm năng suất rõ rệt, chất lượng thấp.
Thiên tai: Hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 – 4 cơn bão và áp thấp nhiệt
đới từ biển vào, có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 15°C vào mùa đông. Gió
bão, gió mùa Đông Bắc và hạn hán xảy ra gây ảnh hưởng tới sản xuất và đời
sống của nhân dân. Bão lụt thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10 kèm theo mưa
lớn làm cho nhà cửa, cây cối bị sụp đổ, ách tắc giao thông, công trình thủy lợi,
kè, cống không có tác dụng, năng suất cây trồng giảm đáng kể, nhất là lúa.
b. Tài nguyên
Tài nguyên đất: Đất đai là nguồn tài nguyên được thiên nhiên ưu đãi cho xã
Hoằng Phụ, do được hình thành từ sự kiến tạo lắng đọng phù sa của hệ thống
sông Cung và biển từ ngày xưa. Qua quá trình canh tác, đất đã biến đổi thành
phần cơ giới của đất chủ yếu là đất cát pha, đất thịt trung bình. Hoằng Phụ là
một trong những đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên thuộc loại lớn trong
huyện, do đó đã tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
phát triển.
Tài nguyên nước: Xã Hoằng Phụ là xã có phía Tây giáp với sông Cung, vì thế
tài nguyên nước của xã rất phong phú. Tổng diện tích nước mặn, nuôi trồng thủy
sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn toàn xã là 170,63 ha, trong tương lai đây là
một lợi thế rất lớn để xã phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước ngầm
cũng là một lợi thế của xã, việc khai thác nươc ngầm đúng cách nhằm phục vụ
nguồn nước sinh hoạt đang là một yêu cầu cấp thiết đặt ra với chính quyền địa
phương và nhân dân toàn xã.
Tài nguyên rừng: Hiện nay trong địa giới hành chính của xã có 69,54 ha rừng
phòng hộ trồng theo dự án 4304 từ năm 1993 ở ven biển. Diện tích rừng này cần
có chế độ, chính sách hợp lý để phát huy hiệu quả vừa là diện tích rừng phòng
hộ kết hợp diện tích rừng khoanh nuôi nhằm mang lại lợi ích cho nhân dân trong
xã.
Tài nguyên biển: Hoằng Phụ là một xã vùng đồng bằng bãi ngang ven biển,
người dân có truyền thống lâu đời làm nghề biển, vì thế việc đầu tư đúng cách
về nhân lực và máy móc thiết bị phục vụ cho việc đánh bắt xa bờ sẽ là nguồn thu
nhập đáng kể cho nhân dân toàn xã trong tương lai.
Tài nguyên nhân văn: Là một xã có truyền thống cách mạng trong 2 cuộc kháng
chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Tổng dân số tính đến năm
2015 là 10854 người.
2.1.1.3/ Đặc điểm về đất đai
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của xã Hoằng Phụ qua 3 năm ( 2013 –
2015)
T Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh
T
Tổng DT
đất tự
nhiên
Đất nông
1
nghiệp
-Đất
SXNN
+ Đất
trồng cây
hàng năm
+ Đất
trồng cây
lâu năm
-Đất lâm
nghiệp
-Đất
NTTS
Đất phi
2
nông
nghiệp
Đất thổ cư
Diện
tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
Diện
tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
Diện
tích
(ha)
Cơ
cấu
(%)
14/1
3
15/1
4
BQ
899,
6
100
899,
6
100
900,
43
100
100
100,
09
100,
04
438,
17
198,
35
48,
7
22,
05
435,
7
194,
49
48,
43
21,
61
534,
29
218,
6
59,
34
24,
28
99,4
3
98,0
5
122,
63
112,
39
110,
42
104,
98
149,
56
16,
62
146,
99
16,
33
139,
39
15,
48
98,2
8
94,8
3
96,5
4
48,7
9
5,4
2
47,5
5,2
8
79,2
2
8,8
97,3
5
166,
78
127,
42
69,5
4
170,
28
7,7
3
18,
93
69,5
4
171,
67
7,7
3
19,
08
68,0
7
247,
62
7,5
6
27,
5
100,
81
97,8
8
144,
24
98,9
4
120,
59
384,
15
42,
7
386,
85
43,
0
314,
99
34,
98
100,
7
81,4
2
90,5
5
71,3
1
7,9
2
72,5
4
8,0
6
75,1
3
8,3
4
101,
72
103,
57
102,
64
100
Đất
163, 18, 165, 18, 111, 12, 100, 67,5 82,5
chuyên
65
18
12
35
52
39
9
4
5
dùng
Đất cơ sở
0,0
tín
0,4
4
ngưỡng
Đất nghĩa
0,8
0,8
0,9
118, 108,
7,52
7,52
8,88
100
trang
4
4
9
08
66
Đất sông
suối, mặt
141, 15, 141, 15, 119, 13,
84,0 91,6
nước
100
67
75
67
75
07
22
5
7
chuyên
dùng
Đất chưa 77,2 8,5 77,0 8,5 51,1 5,6
66,3 81,3
3
99,7
sử dụng
8
9
5
6
5
8
8
5
(Nguồn: Báo cáo Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai của xã Hoằng
Phụ trong năm 2013 -2015)
-
-
-
-
-
-
Qua bảng 2.1, ta thấy diện tích đất đai của xã qua 3 năm có sự thay đổi như
sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên xã Hoằng Phụ năm 2013 là 899,6 ha. Đến năm 2015,
diện tích tăng lên 900,43 ha. Sở dĩ tổng diện tích là do cuối năm 2015 huyện tổ
chức đo đạc lại diện tích toàn xã. Từ năm 1996 đến năm 2014 tổng diện tích
không đổi do không tổ chứ đo đạc, rà soát diện tích mỗi năm, nên số liệu vẫn
được giữ nguyên, chỉ chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Diện tích đất nông nghiệp năm 2013 là 438,17 ha, chiếm 48,7% trong tổng diện
tích tự nhiên, đến năm 2014 là 435,7 ha, chiếm 48,43%, giảm 0,27% so với năm
2013 và đến năm 2015 là 534,29 ha, chiếm 59,34%, tăng 10,91% so với năm
2014. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp của năm 2013 là 198,35 ha, chiếm
22,05% tổng diện tích tự nhiên, đến năm 2014 giảm xuống còn 21,6%, và năm
2015 chiếm 24,28% diện tích tự nhiên. Đối với đất lâm nghiệp không đổi qua
các năm nhưng đến năm 2015 do đo đạc lại thì lại giảm đi 1,47 ha so với năm
2014. Còn đất nuôi trồng thủy sản lại tăng, năm 2013 là 170,28 ha, chiếm
18,93% so với tổng diện tích tự nhiên, đến năm 2014 tăng lên,39 ha, chiếm
19,08% diện tích tự nhiên, và đến năm 2015 do có rà soát lại nên diện tích tăng
lên là 247,62 ha, chiếm 27,5 diện tích tự nhiên.
Diện tích đất phi nông nghiệp là 384,15ha trong năm 2013, chiếm 42,7% tổng
diện tích tự nhiên và đến năm 2014 tăng 2,7 ha, chiếm 43,0% so với tổng diện
tích tự nhiên, do diện tích đất thổ tăng thêm nhờ chuyển đất trụ sở cơ quan,công
trình sự nghiệp, đất giao thông. Đến năm 2015, diện tích lại giảm xuống còn
314,99 ha, chiếm 34,98% diện tích tự nhiên do đo đạc lại nên diện tích thực bị
giảm.
Diện tích đất chưa sử dụng năm 2013 là 77,28 ha, chiếm 8,59% trong tổng diện
tích tự nhiên, đến năm 2014 là 77,05 ha, và đến năm 2015 lại giảm xuống 25,9
ha còn 51,15 ha, chiếm 5,68% tổng diện tích tự nhiên.
Nhìn chung diện tích đất nông nghiệp hàng năm của xã có sự biến động nhỏ.
Kết quả thống kê của xã qua 3 năm ( 2013 – 2015) cho thấy bình quân đất nông
nghiệp có sự biến đổi nhỏ, bình quân mỗi năm tăng đạt 110,42% tăng 10,42%.
Bình quân diện tích đất phi nông nghiệp mỗi năm của xã giảm 9,45%. Năm
2014 diện tích đất phi nông nghiệp là 386,85 ha tăng 0,3% so với năm 2013,
năm 2015 giảm xuống còn 341,99 ha giảm 8,02% so với năm 2014. Đất phi
nông nghiệp bao gồm đất ở, đất chuyên dụng, đất cơ sở tín ngưỡng, đất nghĩa
trang nghĩa địa và đất sông, suối, mặt nước chuyên dung. Trong đó, diện tích đất
thổ cư và đất nghĩa trang nghĩa địa tăng rõ rệt, bình quân mỗi năm đất thổ cư
tăng 2,46%, đất nghĩa trang nghĩa địa tăng 8,66%. Diện tích đất chưa sử dụng
giảm dần qua các năm, bình quân diện tích đất chưa sử dụng mỗi năm giảm
18,65%.
Qua sự biến động về diện tích đất qua 3 năm của xã Hoằng Phụ, thì ta thấy
rằng đất sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn, diện tích đất phi nông nghiệp có xu
hướng tăng dần để phục vụ cho phát triển công nghiệp và hàng hóa phi nông
nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử
dụng có xu hướng giảm nhưng với tốc độ chậm và không có sự biến đổi nhiều.
2.1.2/ Đặc điểm về kinh tế, xã hội
2.1.2.1/ Dân số và lao động
Bảng 3.2: Cơ cấu dân số và lao động của xã Hoằng Phụ qua 3 năm (2013 2015)
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh (%)
CC
CC
T
Chỉ
ĐV
CC
14 /
15 /
SL
SL
(%
SL
(%
BQ
T
tiêu
T
(%)
13
14
)
)
1
Tổng Hộ
2503 100 2579 100 2651 100 103,0 102,7 102
số hộ
4
9
,91
2
3
Hộ
nông
nghiệ
p
Hộ
phi
nông
nghiệ
p
Tổng
số
nhân
khẩu
Khẩu
nông
nghiệ
p
Khẩu
phi
nông
nghiệ
p
Tổng
số lao
Hộ
2261
90,3 2210
3
85,
69
2099
79,
18
97,74
94,98
96,
35
Hộ
242
9,67 369
14,
31
552
20,
82
152,4
8
149,5
9
151
,03
Khẩ
u
1073
0
100
100 1085
4
100 100,5
9
100,5
6
100
,58
Khẩ
u
9338
87,0 9214
3
85,
36
8958
82,
53
87,96
97,22
97,
94
1392
12,9 1580
7
14,
64
1896
17,
47
113,5
1
120,0
116
,71
4398
100
100 4591
100 112,3
2
102,5
2
107
,31
Khẩ
u
Lao
độn
1079
4
4478
động g
LĐ
Lao 2907 66,1 2930 65, 2968 64, 100,7 101,2 101
nông
độn
43
65 9
9
,04
nghiệ g
p
LĐ
Lao 1491 33,9 1548 34, 1623 35, 100,8 104,8 104
phi
độn
57
35 2
4
,33
nông
g
nghiệ
p
4
Chỉ
tiêu
bình
quân
BQ
Khẩ 4,28
4,19
4,09
97,89 97,61 97,
khẩu/ u/
76
hộ
hộ
BQ
LĐ/ 1,76
1,74
1,73
98,86 99,43 99,
LĐ/hộ hộ
14
(Nguồn:Báo cáo Tình hình kinh tế-xã hội,Quốc Phòng-an ninh của xã Hoằng
Phụ trong 3 năm 2013-2015)
Qua bảng 2.2 cho thấy:
Về dân số:
Từ năm (2013-2015), xã Hoằng Phụ có sự chuyền dịch gia tăng dân số, năm
2013 xã Hoằng Phụ có 2503 hộ đến năm 2014 có 2579 hộ và năm 2015 có 2651
hộ, bình quân qua 3 năm tăng 2,91%. Trong đó, năm 2013, có 90,33% hộ nông
nghiệp, 9,67% hộ phi nông nghiệp. Năm 2014 có số hộ nông nghiệp giảm
2,26%, hộ phi nông nghiệp tăng 52,48% so với năm 2013. Năm 2015, có số hộ
nông nghiệp giảm 6,51%, hộ phi nông nghiệp tăng 6,51% so với năm 2014.
Bình quân qua 3 năm, hộ nông nghiệp giảm 3,65%, tăng 51,03% là hộ phi nông
nghiệp.
Về lao động:
Lao động của xã Hoằng Phụ tăng nhanh qua các năm. Năm 2013, lao động
của xã là 4398 người, năm, 2014 tăng lên 4478 người, tăng 11,32% so với năm
2013 và năm 2015 số lao động là 4591, tăng 2,52% so với năm 2014. Trong đó,
năm 2013, lao dộng nông nghiệp chiếm 66,1%, lao động phi nông nghiệp chiếm
33,9%. Năm 2014, lao động phi nông nghiệp giảm 0,67%, lao động phi nông
nghiệp tăng 0,67% so với năm 2013. Năm 2015, lao động nông nghiệp giảm
0,78%, phi nông nghiệp tăng 0,78%. Bình quân qua 3 năm lao động nông nghiệp
-
-
-
-
-
-
-
đạt 101,04%, lao động phi nông nghiệp đạt 104,33%. Điều đó cho thấy lao động
phi nông nghiệp ngày càng phổ biến và đem lại thu nhập cao cho người dân
nông thôn hơn ngành nông nghiệp.
2.1.2.2/ Tình hình cơ sở hạ tầng
a. Giáo dục và đào tạo
Trường cấp 2: Tổng số cán bộ giáo viên 41 người. Hiện trạng xây dựng gồm 3
nhà bao gồm 3 dãy nhà 18 phòng trong đó 14 phòng học và 1 phòng vi tính, 1
phòng thư viện. Ngoài ra trên khuôn viên trường còn có 2 dãy nhà ở dành cho
giáo viên, 14 phòng. Có phòng chức năng. Diện tích xây dựng 1553 m2. Diện
tích khuôn viên: 5561 m2. Tổng số học sinh 534 em. Trường chưa được công
nhận đạt chuẩn Quốc Gia.
Trường cấp 1: Tổng số 31 cán bộ giáo viên. Tổng số học sinh 657 em. Hiện
trạng xây dựng: Tổng số có 22 lớp, 23 phòng học, 1 phòng chức năng. Cụ thể
như sau: Khối học tập bao gồm 2 dãy nhà. Dãy nhà 2 tầng 10 phòng. Dãy nhà 2
tầng 16 phòng. Khối phục vụ: Dãy văn phòng 4 phòng. Nhà ở giáo viên 12
phòng. Tổng diện tích khuôn viên: 7001 m2. Trường đã đạt chuẩn quốc gia năm
2009.
Trường mần non: Điểm trường chính tại UBND xã. Tổng số giáo viên 16. Tổng
số cháu 320 cháu. Hiện trạng xây dựng tổng số 15 phòng, 11 lớp (13 phòng học,
2 phòng chức năng). Diện tích khuôn viên: 1221 m2. Trường chưa được cộng
nhận đạt chuẩn Quốc Gia.
b. Hệ thống lưới điện
Nguồn điện: Xã Hoằng Phụ thuộc nhóm phụ tải vùng I nằm về phía Nam huyện
Hoằng Hóa, nguồn điện được cấp từ đường dây 35 kV lộ 377 trạm 110 kV.
Trạm biến áp: Toàn xã có 9 trạm biến áp.
Đường dây cao thế: Tổng chiều dài đường dây cao thế 35 kV đưa điện đến các
tram biến áp trên toàn xã là 10 km. Đường dây hạ thế: Tổng chiều dài các tuyến
hạ thế chính 30 km, từ trạm biến áp số 1 đến đến trạm biến áp số 9.
Số hộ sử dụng thường xuyên an toàn: 2.101 hộ.
Mức độ đáp ứng nhu cầu về điện cho sản xuất: đạt yêu cầu.
Hiện tại đường dây về các thôn dài quá quy định tiêu chuẩn cho phép, hệ thống
đường dây hạ thế nắp đặt chưa đạt yêu cầu của ngành điện
c. Y tế:
Nằm giáp trục đường tỉnh lộ trên địa phận thôn Sao Vàng. Tổng số cán bộ 4
trong đó có 1 bác sỹ, 3 y sỹ, trạm y tế xã chưa đạt chuẩn Quốc gia.
Tổng số có 2 dãy nhà 9 phòng gồm 1 phòng trạm trưởng, 0 phòng thường trực, 1
phòng truyền thông, 1 phòng kế hoạch hóa gia đình và 1 lưu bệnh nhân sau đẻ, 2
phòng khám và điều trị bệnh nhân. Tổng số giường bệnh 4 giường.
Diện tích xây dựng: 215 m2. Số người dân tham gia bảo hiểm y tế 4253 người,
đạt 42,3%. Trạm y tế chưa đạt chuẩn.
d. Hệ thống đường giao thông
- Tuyến trục chính xã gồm 4 tuyến với tổng chiều dài là 8200 m, trong đó có 7100
m đường bê tông, 1100 m đường đất. Hiện trạng của tuyến: chất lượng mặt tốt.
- Tuyến liên thôn với chiều dài 9180 m, trong đó đường bê tông 1400 m, đường
đất 7780 m, hiện trạng của tuyến: đường xuống cấp.
- Tuyến trục chính thôn: với chiều dài 7100 m, trong đó có 3350 m đường bê tông
và 3750 m đường đất.
- Tuyến đường nội thôn với chiều dài 18839 m, trong đó 2829 m đường bê tông,
1000 m đường cấp phối, 15010 m đường đất.
- Tuyến đường nội đồng: với chiều dài 5040 m đường đất.
e. Hệ thống thủy lợi
Hệ thống công trình thủy lợi:
- Công trình hồ, đập, trạm bơn điện do xã quản lý: không có công trình nào.
- Công trình liên xã: tuyến kênh N28 dài 1,1 km và kênh Trường Phụ dài 1,2 km
Hệ thống kênh mương:
- Gồm 9 tuyến chính dài 9,74 km.
- Các tuyến kênh nội đồng dài 7,0 km
f. Văn hóa xã hội
- Trung tâm văn hóa của xã: hiện tại xã chưa có nhà văn hóa riêng.
- Số nhà văn hóa thôn: có 7 nhà văn hóa
- Số khu thể thao của xã, thôn: 3
2.1.2.3/ Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã
Bảng 3.3:Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Hoằng Phụ qua 3 năm (2013–
2015)
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh
Giá
Giá
Giá
T
Cơ
Cơ
Cơ
Chỉ tiêu trị(tr.
trị(tr.
trị(tr.
14/1 15/1
T
cấu
cấu
cấu
BQ
đồng
đồng
đồng
3
4
(%)
(%)
(%)
)
)
)
Tổng
195.
226.
262.
116, 115, 115,
100
100
100
GTSX
556
842
699
0
81
90
Nông115. 59, 128. 56, 125. 48, 111, 97,8 104,
1 lâm-thủy
322
1
155
5
412
0
13
6
28
sản
-Trồng
9.19 4,0 9.60 3,6
104,
trọt
2
5
7
6
51
-Chăn
29.7 13, 27.9 10,
93,9
nuôi
40
11
38
63
4
89.2 39, 87.8 33,
98,4
-Thủy sản
23
33
67
45
8
2
Công
25.8 17, 37.5 16, 46.9 18, 144, 125, 134,
nghiệp,
83
3
02
5
74
0
89
26
71
TTCN,
XD
Thương
54.3 23, 61.1 27, 90.3 34, 112, 147, 128,
3 mại dịch
51
6
85
0
13
0
57
61
90
vụ
Chỉ tiêu
bình
quân
GTSX/hộ/ 84,8
87,9
99,0
103, 112, 108,
1
năm
7
6
9
64
65
05
GTSX/ng 19,4
21,0
24,2
107, 115, 111,
2
ười/năm
9
1
0
8
18
43
(Nguồn: Báo cáo Tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của xã Hoằng
Phụ trong 3 năm 2013-2015)
- Xã Hoằng Phụ là một xã đồng bằng ven biển, thu nhập chủ yếu là từ nông
nghiệp, sản xuất chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp lúa nước và nuôi trồng thủy
sản, chiếm 48% tổng giá trị sản xuất đạt 125.412 triệu đồng (năm 2015). Qua 3
năm cùng với xu hướng chung của cả nước, nền kinh tế của xã Hoằng Phụ,
huyện Hoằng Hóa đang từng bước phát triển, chuyển dịch cơ cấu, đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Qua bảng 3.3, thấy năm 2013 tổng giá trị sản xuất đạt 195.556 triệu đồng,
năm 2014 tổng giá trị sản xuất đạt 226.842 triệu đồng, tăng 16,0% so với năm
2013, năm 2015 đạt 262.699 triệu đông, tăng 15,81% so với năm 2014; tốc độ
tăng trưởng bình quân mỗi năm tăng 15,90%.
- Trong 3 năm qua, ngành nông nghiệp bình quân tăng 4,28% , trong đó
trồng trọt và thủy sản chiếm tỷ lệ chính trong sản xuất nông nghiệp. Ngành công
nghiệp, TTCN, XD có xu hướng ngày càng phát triển, bình quân trong 3 năm
tăng 34,71% ; ngành thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng, bình quân 3 năm
tăng 28,9%. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch rõ rệt, giá trị sản
xuất/người/năm bình quân tăng 11,43%. Tuy nhiên đời sống của người dân trên
địa bàn xã còn nhiều khó khăn. Cần đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản, thương
mại, du lịch của xã để phát triển kinh tế xã, nâng cao đời sống của người dân.
2.1.3/ Một số nhận xét
Hoằng Phụ là một xã ven biển rất thuận lợi cho việc đánh bắt thủy hải sản
nên ngành thủy sản đang là ngành kinh tế mũi nhọn của xã, có ý nghĩ quan trọng
đối với việc nâng cao thu nhập và ổn định đời sống của nhân dân nơi đây.
Ưu điểm:
- Xã có một lực lượng lao động dồi dào, chỉ tính riêng năm 2015 số lao
động hành nghề cá là 733 người, chiếm 6,75% tổng dân số.
- Hoằng Phụ có chiều dài bờ biển là 4,2 km, thuận lợi cho ngư dân tiếp cận
với biển và chăm sóc tàu thuyền của mình.
- Vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu, vận chuyển, buôn bán các loại
thủy hải sản và các công cụ đánh bắt của ngư dân với các địa phương lân cận.
- Người dân ở đây có truyền thống đánh bắt thủy hải sản từ bao đời xưa,
nên họ được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước.
Nhược điểm:
- Không có đường quốc lộ đi qua nên có những hạn chế nhất định trong việc giao
thương buôn bán với thị trường bên ngoài.
- Xã Hoằng Phụ nằm trong vùng có lượng mưa lớn, thường xuyên phải gánh chịu
các cơn bão lớn, làm giảm năng suất khai thác thủy hải sản ở khu vực, làm cho
đời sống của nhân dân trở nên khó khăn hơn.
- Kết cấu hạ tầng, giao thông còn nghèo nàn, đa số các đường giao thông trên địa
bàn xã đều nhỏ và hẹp, chỉ nhỏ hơn 5m nên chưa đáp ứng được nhu cầu vận
chuyển hàng hóa, giao thương giữa các vùng với nhau.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1/ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Hiện nay trên địa bàn xã Hoằng Phụ có 7 thôn, nhưng chỉ có 2 thôn đánh
bắt thủy hải sản truyền thống, tuy nhiên trong đề tài nghiên cứu này do thời gian
có hạn nên chỉ tập trung vào thôn Bắc Sơn. Do đây là thôn có nhiều tàu thuyền
nhất và có công suất lớn nhỏ, là thôn cung cấp lượng lớn thủy hải sản cho tiêu
dùng trong xã, các xã lân cận và nội địa cũng như xuất khẩu.
2.2.2/ Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
2.2.2.1/ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Đây là những số liệu đã có sẵn, gồm các số liệu thông tin chung về đất đai,
dân số, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2013 – 2015. Thu
thập các tài kiệu có liên quan trên sách, báo, các báo cáo, internet…
Thông tin
Nguồn cung cấp thông tin
- Thông tin chung về đất đai, dân số, - UBND xã Hoằng Phụ
lao động, kết quả sản xuất kinh
- Phòng địa chất của xã Hoằng Phụ
doanh… trong 3 năm 2013 – 2015
- Phòng tiếp dân của xã Hoằng Phụ
của xã Hoằng Phụ.
- Cổng thông tin điện tử huyện Hoằng
- Thông tin về đánh bắt thủy hải sản Hóa />và kết quả đánh bắt trong 3 năm
2013 – 2015 của xã Hoằng Phụ.
- Các thông tin liên quan đến đánh
bắt thủy hải sản.
- Thông tin về thực trạng khai thác
thủy hải sản của Việt Nam, Thanh
Hóa.
- Sách, báo cáo khóa luận, internet có
liên quan đến đánh bắt thủy hải sản.
- Tổng cục thống kê
/>- Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa
/>2.2.2.2/ Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
-
-
Điều tra 1 trong 2 thôn đánh bắt thủy hải sản của xã Hoằng Phụ là thôn Bắc
Sơn, chọn 5 hộ trong thôn để điều tra. Câu hỏi phỏng vấn gồm những nội dung:
Thông tin chung của chủ hộ: Tên, tuổi, trình độ học vấn, trình độ tay nghề, số
lao động chính trong gia đình…
Thông tin về tàu thuyền: Công suất, trang thiết bị, loại hình khai thác, số lượng
các loại ngư cụ…
Tình hình khai thác thủy hải sản: Sản lượng đánh bắt, tiêu thụ, năng suất khai
thác, địa bàn khai thác, mùa vụ, giá bán, chi phí cho 1 chuyến đi, tiền công của
các thành viên…
2.2.3/ Phương pháp xử lý số liệu
Từ các số liệu điều tra được từ thực tế về tình hình đánh bắt thủy hải sản
trên địa bàn xã Hoằng Phụ, sử dụng phần mềm Word và Excel để tổng hợp và
tính toán các chỉ tiêu: sản lượng khai thác trung bình, năng xuất khai thác trung
bình, tổng chi phí, tổng doanh thu, lợi nhuận.
2.2.4/ Phương pháp phân tích thông tin
2.2.4.1/ Phương pháp định lượng
Phương pháp mô tả thống kê: Là phương pháp giúp mô tả các nguồn lực, điều
kiện đánh bắt thủy hải sản, tình hình và kết quả đánh bắt thủy hải sản, những
thuận lợi và khó khăn trong đánh bắt thủy hải sản tại xã.
Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh về sản lượng, năng suất, chi phí, kết quả
và hiệu quả đánh bắt giữa các nghề, các hộ với nhau.
Phương pháp phân tổ thống kê: Căn cứ vào một số tiêu thức để phân chia đối
tượng nghiên cứu thành các tổ như: phương thức canh tác. Tạo điều kiện tìm
hiểu sâu về từng hộ trong tổng thể, qua đó có thể nắm được thực trạng dánh bắt
thủy hải sản ở địa phương.
2.2.4.2/ Phương pháp định tính
Quan sát: Quan sát các tàu thuyền ở các bến đậu, các hoạt động buôn bán
thủy hải sản ở bến bờ, các chợ. Cơ sở hạ tầng, giao thông tại địa
phương…
Phỏng vấn: Phỏng vấn 5 hộ trong thôn Bắc Sơn, cán bộ chuyên ngành ở
xã.
2.2.5/ Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu
Chỉ tiêu phản ánh điều kiện khai thác của hộ
Số lao động trên 1 tàu thuyền, nhân khẩu bình quân / hộ
Trình độ học vấn của chủ hộ
Trình độ tay nghề của chủ hộ và thành viên
Tình hình đánh bắt của hộ: công suất của tàu thuyền, số lượng, tranh thiết bị,
ngư cụ…
Mức vốn bình quân mà chủ hộ phải bỏ ra.
Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả đánh bắt thủy hải sản
Tổng doanh thu = Tổng số tiền bán sản phẩm
- Tổng chi phí = Tổng chi phí cố định + Tổng chi phí biến đổi
- Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1/ Thực trạng đánh bắt thủy hải sản tren địa bàn xã Hoằng Phụ
3.1.1/ Một số thông tin cơ bản về đánh bắt thủy hải sản
Hải sản hay đồ biển với nghĩa rộng, thủy hải sản là bất kỳ sinh vật biển được sử
dụng làm thực phẩm cho con người. Hải sản bao gồm các loại cá biển, động vật
thân mềm (bạch tuộc, mực, tôm, nghêu, sò, ốc, hến, hàu...), động vật giáp xác
(tôm, cua và
tôm hùm). Việc khai thác hải sản hoang dã được tập trung lại thông qua hoạt
động
đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng hải sản, hay là việc nuôi cá.
Khai thác thuỷ sản là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên biển, sông, hồ, đầm,
phá và các vùng nước tự nhiên khác. Đây là hoạt động cơ bản, khởi đầu cho toàn
bộ qua trình sản xuất thủy sản. Đặc trưng của hoạt động đánh bắt thủy hải sản là
sự phụ thuộc vào tiềm năng trữ lượng tự nhiên của nguồn lợi thủy sản.
Những năm vừa qua, sự phát triển nghề cá còn mang tính tự phát, chưa có sự
quản lý chặt chẽ về số lượng tàu thuyền, ngư cụ, khu vực hoạt động khai thác.
Số lương tàu thuyền càng ngày càng tăng dẫn đến cạn kiệt sự đa dạng các loài
thủy hải sản, suy giảm nguồn lợi nghiêm trọng và nhiều loài cá kinh tế bị đe dọa
cá khả năng bị tiệt chủng.
Bên cạnh đó, do quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa làm cho môi trường bị
ô nhiễm và đặc biệt là môi trường nước. Các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế
biến, sản xuất thực phẩm, vật tư, trang thiết bị… đã sả thải trược tiếp ra sông,
hồ, biển làm cho nguồn lợi giảm sút nặng nề. Trước tình hình trên, cần phải có
biện pháp điều chỉnh áp lực khai thác và giảm thiểu những tác động tới môi
trường của các loài thủy hải sản.
3.1.2/ Thực trạng đánh bắt thủy hải sản ở xã Hoằng Phụ
a. Lao động:
- Xã Hoằng Phụ là xã có truyền thống đánh bắt thủy hải sản từ xa xưa, nên
lực lượng lao đông tham gia đánh bắt thủy hải sản lớn, tính riêng nghề cá thì số
lao động trong năm 2015 là 733 người, theo Báo cáo Rà soát số liệu phục vụ
công tác lập Quy hoạch bố trí dân cư gắn với làng cá ven biển, hải đảo tỉnh
Thanh Hóa.
- Trên địa bàn xã đánh bắt thủy hải sản chủ yếu bằng thuyền gỗ, mành. Đối
với thuyền có công suất nhỏ 20 – 50 CV là loại phương tiện đánh bắt gần bờ, đi
trong ngày và thường có 2 – 3 người. Các tàu thuyền máy có công suất lớn đánh
bắt xa bờ thường đi theo tốp từ 12 – 15 tàu/ chuyến. Thời gian đánh bắt trên biển
thường là 5 – 14 ngày, lao động tren thuyền khoảng 8 – 12 người/ tàu.
- Ở xã Hoằng Phụ, các lao động tren tàu chủ yếu là anh em trong gia đình,
bà con làng xóm và người dân địa phương. Tuy tất cả đều là lao động gia đình
nhưng không phải tất cả lao động gia đình đều tham gia đánh bắt mà chỉ có nam
giới đi đánh bắt, còn nữ giới đóng vai trò làm người buôn bán, chế biến hải sản,
buôn bán nhỏ lẻ ở chợ địa phương và các chợ của xã lân cận… Do đặc điểm địa
hình của thôn nên họ chỉ dựa vào đánh bắt thủy hải sản là kế sinh nhai chính của
họ, hầu như họ không tham gia vào các công việc như; trồng trọt, đồng ruộng,
chăn nuôi…
- Tất cả ngư dân ở xã Hoằng Phụ đều có trình độ học vấn rất thấp, ngay cả
chủ hộ cũng chỉ học hết cấp 1 hoặc cấp 2, có rất ít người hc được xong cấp 3 hay
đại học, cao đẳng. Qua bảng 3.1 cho thấy, các chủ hộ nghề mành có trình độ học
vấn hết cấp 1 chiếm 66,7%, nghề câu 50%. Trong khi đó, trình độ học vấn hết
cấp 3, đại học, cao đẳng không có ai. Hầu như kinh nghiệm đi biển và khai thác
thủy hải sản của các ngư dân đều theo kiểu cha truyền con nối và được tích lũy
từ thực tế, học hỏi lẫn nhau nên còn nhiều mặt hạn chế.
BẢNG 3.1: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA 5 HỘ ĐIỀU TRA
ST Nội dung
ĐVT Nghề
Nghề
T
mành
câu
1.
Tổng số hộ
Hộ
3
2
2
Tuổi bình quân của chủ hộ
Tuổi 41,6
42,5
3
Trình độ học vấn
- Hết cấp 1
%
66,7
50
- Hết cấp 2
%
33,3
50
- Hết cấp 3
%
0
0
- Đại học, cao đẳng
%
0
0
4
Số nhân khẩu / hộ
4,6
4,5
5
Số lao động / hộ
1,3
1,5
( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
- Theo các chủ tàu tiền công cho các lao động đều phân chia theo phần
trăm doanh thu.
HỘP 3.1: Tiền công lao động phân chia theo phần trăm doanh thu
“ Mấy năm trở lại đây, các chú đã có cách chia tiền công cho anh em để mọi
người luôn cả thấy công bằng với nhau. Sau 1 chuyến đi về, khi lấy được tổng
số tiền bán cá thì mọi người họp lại để tính toán các khoản thu, chi cho chuyến
đi đó. Trừ hết chi phí rồi, vợ chú bắt đầu chia tiền phần cho anh em, chú là
chủ nên chú được 60% lợi nhuận, còn 40% chia đều cho anh em. Còn khi nào
đi mà ko được cá, lỗ dầu thì lại chia đầu người ra rồi góp lại trả tiền dầu…”
(Nguồn: Phỏng vấn chú Nguyễn Văn Hoằng, 40 tuổi, thôn Bắc Sơn, xã Hoằng
Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, vào lúc 9h10’ ngày 7 tháng 5 năm
2016,tại nhà của chú Hoằng)
b. Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho đánh bắt thủy sản
Cùng với sự phát triển kỹ thuật, nhiều hộ ngư dân đã đầu tư thêm các trang
thiết bị trên tàu thuyền của mình như: bộ đàm, định vị, phao cứu sinh, máy dò
cá… để đảm bảo tàu thuyền có thẻ nắm bắt được thông tin và an toàn khi đánh
bắt thủy hải sản xa bờ trong nhiều ngày. Tuy nhiên, nhiều tàu cá ra khơi vẫn
chưa đảm bảo an toàn, chưa có các trang thiết bị như phao cứu sinh, đèn tín
hiệu, chưa kẻ biển số đăng kiểm… dẫn đến 1 số vụ tai nạn nghiêm trọng.
HỘP 3.2: Sắm trang thiết bị cho tàu thuyền
“ Sang đầu năm 2013, bác đã sắm cho tàu 1 cái định vị, 1 bộ đàm và một máy
dò ca, còn phao cứu sinh thì nhà nước năm nào cũng hỗ trợ cho tàu thuyền cả
nên bác không phải đi mua. Có chúng rồi các bác tìm thấy nhiều các hơn và
thu nhập của các bác cũng cao hơn trước….”
(Nguồn: Phỏng vấn bác Cao Văn Quang, 42 tuổi, thôn Bắc Sơn, xã Hoằng
Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, vào lúc 15h30’ ngày 7 tháng 5 năm
2016, tại nhà cảu bác Quang)
c. Kết quả đánh bắt thuỷ hải sản
BẢNG 3.2: SẢN LƯỢNG ĐÁNH BẮT CÁ CỦA XÃ HOẰNG PHỤ
TRONG 3 NĂM 2013 – 2015
Năm
Sản lượng (tấn)
Giá trị (tỷ đồng)
2013
7000
33,000
2014
6250
43,750
2015
3300
29,700
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của xa
Hoằng Phụ trong 3 năm 2013 – 2015)
Qua bảng 3.2, ta thấy sản lượng đánh bắt cá cảu xã Hoằng Phụ từ năm
2013 – 2015 có chiều hướng giảm xuống. Năm 2013 là có nhiều thuận lợi cho
khai thác thủy hải sản nên năng suất và hiệu quả vẫn đạt cao. Ngư dân đã sắm
them nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho đánh bắt thủy sản và kết quả là
sản lượng đánh bắt cá đạt 7000 tấn, giá trị đạt tới 33 tỷ đồng. Đến năm 2014,
nhiều hộ mạnh dạn thay đổi, đầu tư nghề mới trên cùng một phương tiện như:
Lồng ghẹ, cào sò… nhằm đảm bảo khai thác liên tục và tăng thêm thu nhập.
Nhưng kết quả lại không được như mong đợi, nhiều hộ vẫn gặp nhiều khó khăn.
Tổng sản lương đánh bắt cá đạt 6250 tấn, giảm 1800 tấn so với cùng kỳ, nhưng
tổng giá trị lại tăng lên 43,750 tỷ đồng, tăng 10,750 tỷ đồng. Sang năm 2015,
sản lượng đánh bắt giảm mạnh do có nhiều thiên tai làm cho khai thác trở nên
khó khăn và suy giảm nguồn lợi của biển. Sản lượng chỉ còn 3300 tấn giảm gần
47% so với cùng kỳ năm 2014 và giá trị giảm xuống còn 29,700 tỷ đồng. Do đó,
chính quyền địa phương cần có những chính sách giúp ngư dân trong việc đánh
bắt thủy hải sản cho tương lai và bảo về được nguồn lợi biển.
HỘP 3.3: Kết quả đánh bắt cá
“Năm ngoái, bác cũng đi như bình thường nhưng cá có vẻ ngày càng hiếm đi.
Bác ra khơi xa hơn, thời gian leo đậu cũng lâu hơn, may mắn thì được nhiều
cá không thì bị lỗ dầu. Thuyền của bác máy 155 CV, đánh bằng mành cả năm
đánh được khoảng 70 tấn, mà cứ như mấy năm trước bác có thể đánh được
100 tấn lận …”
( Nguồn: Phỏng vấn bác Chu Văn Trọng, 43 tuổi, thôn Bắc Sơn, xã Hoằng
Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, vào lúc 15h ngày 11 tháng 5 năm
2016, tại nhà của bác Trọng)
d. Tình trạng bảo quản hải sản sau khi đánh bắt về của ngư dân
- Sản lượng thủy hải sản mà xã khai thác được không chỉ tiêu dùng ở địa
phương mà còn được tiêu thị ở cả toàn huyên Hoằng Hóa, thế nên bảo quản làm
sao để từ khi đánh bắt đến khi vào bờ bán buôn, bán lẻ cá vẫn tươi xanh thì mới
bán được hàng. Vì vậy, bảo quản rất quan trọng, giúp cho hải sản tươi ngon và
thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng.
- Nếu bảo quản không đúng cách sẽ làm cho hải sản bị biến đổi và giảm
chất lượng. Hiện nay, sản phẩm sau khi được đánh bắt lên sẽ được ngư dân bảo
quản bằng một trong ba cách: ướp đá, ướp muối hoặc phơi khô. Do đó, sản
phẩm khi vào bờ vẫn còn tươi ngon và có thể nâng giá, tăng thu nhập cho ngư
dân.
HỘP 3.4: Bảo quản cá bằng hầm đá
“ Thuyền của chú có làm 1 cái hầm đá để đựng cá, sau khi bắt được cá sẽ cho
cá vào hầm rồi đắp đá lên. Hầm đá của chú làm theo kiểu truyền thống thôi, nó
được cách nhiệt bằng tấm xốp ép chặt vào hầm và vách được đóng chận bằng
tams gỗ dày 1,5 - 2,0 cm. Trên miệng hầm được đậy bằng miếng cao su dày 5
cm để giữ kín, hầm có thể giữ được đá trong 10 – 15 ngày, hầm có thể chứa
khoảng 1 tấn cá…”
(Nguồn: Phỏng vấn chú Nguyễn Văn Thành, 40 tuổi, thôn Bắc Sơn, xã Hoằng
Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, vào lúc 16h ngày 11 tháng 5 năm
2016, tại nhà chú Thành)
e. Hiệu quả kinh tế
Tùy từng loại phương thức đánh bắt và công suất của tàu thuyền mà có kết
quả và hiệu quả kinh tế là khác nhau. Thuyền càng to máy càng lơn thì khả năng
đánh bắt được thủy hải sản sẽ cao hơn, thêm nữa là các trang thiết bị sẽ giúp cho
các chủ hộ định vị được luồng các ở đâu và cũng tránh được diễn biến thời tiết
bất thường…
HỘP 3.5: Hiệu quả kinh tế đánh bắt thủy hải sản
“ Chú có thuyền to máy 160 CV, cũng như mội người thuyền của chú cũng
sắm đầy đủ các loại trang thiết bị để đánh bắt thủy hải sản tốt hơn. Chú nhớ
năm ngoái là năm đánh cá kém nhất, lượng cá đánh được ít hơn nhiều so với
các năm. Chú nhớ thuyền của chú đánh cả năm đánh được khoảng 85 tấn,
lượng tiền thu về khi trừ hết các chi phí thì cả thuyền của chú được khoảng
700 triệu, chia ra cho các thành viên thì cũng gọi là ở mức trung bình của các
chú so với các năm trước…”
( Nguồn: Phỏng vấn chú Phùng Văn Hưng, 40 tuổi, thôn Bắc Sơn, xã Hoằng
Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, vào lúc 9h30’ ngày 12 tháng 5 năm
2016, tại nhà chú Hưng)
Hiệu quả kinh tế và kết quả đánh bắt thủy hải sản một vài năm gần đây bắt
đầu giảm, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân nơi đây.
3.2/ Một số nhận xét rút ra
3.2.1/ Những ưu điểm
Xã Hoằng Phụ xem nghề khai thác thủy hải sản là nghề chủ lực của xã. Nên
ngành thủy sản đã và đang nhận được nhiều quan tâm của UBND xã và huyện
Hoằng Hóa. Mặt khác, Hoằng Phụ đang trong giai đoạn xây dựng nông thôn
mới, đầu tư vào phát triển ngành đánh bắt thủy sản truyền thống đang được đẩy
mạnh và ngày càng làm cho nó phát triển hơn nữa.
Những người ngư dân ở đây họ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc đánh bắt
thủy sản, và ngày càng hiểu biết rộng hơn nữa vì họ luôn có một trí hướng tìm
hiểu, học hỏi lẫn nhau và của các vùng khác…
Ngày càng có nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại giúp cho việc đánh bắt trở
nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và tránh được rủi ro do thời tiết…
Có nhiều chính sách hỗ trợ cho ngư dân, như vay vốn đóng tàu, trợ cấp phao cứu
sinh mỗi năm, đào tạo bằng thuyền trưởng, máy trưởng giúp cho mọi người
tham gia đánh bắt có thể đạt hiệu quả cao nhất, nâng cao thu nhập cho các hộ.
3.2.2/ Những tồn tại, hạn chế
Tại xã Hoằng Phụ, ở một số thôn đang còn bị ô nhiễm, nhất là ô nhiễm nguồn
nước làm cho nguồn lợi biển bị nhiễm bẩn, cạn kiệt các loại thủy sản rất nghiêm
trọng. Vừa làm mất mỹ quan vừa làm suy giảm nguồn tài nguyên biển.
Xã nằm trong vùng thường xuyên bị bão lũ nên phải gánh chịu các thiệt hại
nặng nề cả về người và tài sản.
Vị trí địa lý nằm xa trung tâm thành phố nên thị trương tiêu thị thủy hải sản
cũng trở nên khó khăn.
Hầu hết các ngư dân đều không có trình độ văn hóa đại học, cao đẳng. Có rất
nhiều chủ hộ cũng như ngư dân không biết chữ. Làm cho khả năng tiếp cận với
kỹ thuật mới sẽ khó khăn.
Xã chưa có nhiều hoạt động nâng cao trình độ cho ngư dân, nhiều hộ còn chưa
tiếp cận đươc với các chính sách hỗ trợ của nhà nước, tỉnh, huyện hay xã.
3.3/ Các kiến nghị biện pháp nhằm giải quyết các tồn tại, hạn chế
-
-
-
-
•
• Giải pháp về nâng cao trình độ cho ngư dân:
Tăng cường đào tạo, tập huấn kỹ thuật nâng cao tay nghề cho ngư dân, nhất là
việc đào tạo máy trưởng, thuyền trưởng theo nhiều hình thức đa dạng như các
buổi hướng dẫn kỹ thuật khai thác thông qua hội nghị, hội thảo…
Cần giáo dục ngư dân không nên khai thác các loại hải sản nhỏ nhằm bảo vệ
nguồn hải sản ngày một cạn kiệt.
Giải pháp quản lý phương tiện, hiện đại hóa tàu thuyền
Thường xuyên hoàn thiện các thủ tục quản lý phương tiện như: đăng ký, đăng
kiểm, giấy phép khai thác thủy sản…
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ cập luật khai thác thủy sản, kết hợp với
đi kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm như: sử dụng
thuốc nổ, kích điện…
• Giải pháp tổ chức khai thác và đảm bảo an ninh trên biển
Cung cấp các thông tin dự báo thời tiết khí hậu kịp thời, chính xác.
Đẩy mạnh mua sắm các công cụ hiện đại phụ vụ cho đánh bắt thủy sản.
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1/ Kết luận
Xã Hoằng Phụ là xã ven biển rất có lợi thế về khai thác thủy sản, được
thiên nhiên ban tặng cho nguồn lợi thủy hải sản phong phú và đa dạng. Người
dân nơi đây sống với kiểm từ bao đời, có nguồn sinh nhai chính từ thu nhập do
khai thác biển. Tuy nhiên đánh bắt thủy hải sản còn khó khăn về nhiều mặt:
trình độ văn hóa của chủ hộ, phương tiện hỗ trợ còn đắt đỏ kiến cho nhiều hộ
không thể mua được, có nhiều hộ thuyễn cũ, máy công suất nhỏ dẫn đến khai
thác khó khăn hơn, và còn môi trường sống bị ô nhiễm cũng như ô nhiễm môi
trường biển, cần chính quyền địa phương có các biện pháp xử lý kịp thời.
4.2/ Kiến nghị
- Chính quyền địa phương cần phải quan tâm nhiều đến ngư dân, đặc biệt là
môi trường sống, làm giảm ô nhiễm môi trường giúp bảo vệ được cuộc sống của
con người và của các loài thủy hải sản.
- Tăng cường công tác quản lý và hoàn thành thủ tục đối với các phương
tiện khai thác.
- UBND cần phải có những cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ ngư dân để
họ yên âm leo đậu ở biển lâu ngày.
- Tích cực tuyên truyền, tập huấn cho người dân về vệ sinh an toàn thực
phẩm đến các chủ hộ để hộ biết mà phòng tránh các loại thủy hải sản độc, bị
nhiễm độc…
- Nhà nước cần phải cấp bổ sung kinh phí hỗ trợ ngư dân kịp thời cho kế
hoạch hàng năm của xã.
- Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ chi phí đầu vào, giúp ngư dân
giảm chi phí sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2015 của Tổng cục thống kê
/>2. Báo cáo tình hình kinh tế xã hôi xã Hoằng Phụ năm 2013, 2014, 2015
3. Thông tin kinh tế-xã hội năm 2015 của Cục thống kê Thanh Hóa
/>