Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.66 KB, 12 trang )

Họ và tên: Trần Thị Hương Cúc
Lớp: k58D- hóa dược
Mã SV: 13000140
DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN
I – Định nghĩa và tính chất
Saponin còn gọi là saponosid do chữ latin sapo = xà phòng (vì tạo bọt như xà
phòng), là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong thực vật. Người ta cũng phân lập
được saponin trong động vật như hải sâm, cá sao.
Saponin có một số tính chất đặc biệt:
- Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụng nhũ hoá
và tẩy sạch.
- Làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất loãng.
- Độc với cá vì saponin làm tăng tính thấm của biểu mô đường hô hấp nên làm mất
các chất điện giải cần thiết, ngoài ra có tác dụng diệt các loài thân mềm như giun, sán, ốc
sên.
- Kích ứng niêm mạc gây hắt hơi, đỏ mắt, có tác dụng long đờm, lợi tiểu; liều cao
gây nôn mửa, đi lỏng.
- Có thể tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3-b -hydroxysteroid khác.
Tuy vậy một vài tính chất trên không thể hiện ở một vài saponin.Ví dụ:
sarsaparillosid thì không có tính phá huyết cũng như tính tạo phức với cholesterol.
Saponin đa số có vị đắng trừ một số như glycyrrhizin có trong cam thảo bắc,
Saponin tan trong nước, alcol, rất ít tan trong aceton, ether, hexan, và có thể bị tủa bởi chì
acetat, bari hydroxyd, ammoni sulfat. Saponin khó bị thẩm tích
Về mặt phân loại, dựa theo cấu trúc hoá học có thể chia ra: saponin triterpenoid và
saponin steroid.


II –Dược liệu chứa saponin
1. Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)

Đặc điểm thực vật:


Cây nhỏ mọc nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển. Thân ngầm
dưới đất có thể đâm ngang đến 2 mét. Từ thân ngầm này lại mọc lên các thân cây khác.
Thân cây mọc đứng cao 0,5-1,50 m. Thân yếu, lá kép lông chim lẻ, có 9-17 lá chét hình
trứng. Hoa hình bướm màu tím nhạt; loài glabra có cụm hoa dày hơn loài uralensis. Quả
loại đậu, loài glabra nhẵn và thẳng, loài uralensis thì quả cong và có lông cứng.
Địa lý: Được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Mông Cổ, Liên Xô
cũ, Hungari .v.v. Bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Khoa Hà Nội cũng đã di nhập
được từ năm 1960 và đã nghiên cứu theo dõi sự tích lũy hoạt chất trong cây trồng. Cây
mọc tốt ở điều kiện khí hậu của nước ta.
Trồng tỉa và chế biến: Thường được trồng bằng các đoạn thân ngầm có 2 - 3 mầm vào
mùa xuân. Đất phải tốt và phải bón phân. Sau 3-4 năm thì thu hoạch vào cuối thu. Ba
năm đầu có thể trồng xen các hoa màu khác. Rễ và thân ngầm đào lên, rửa sạch đất cát,
cắt bỏ rễ con, ủ đống làm cho màu trở nên vàng. Rễ và thân ngầm thường được cắt thành
đoạn dài 15 - 30 cm, đường kính 5 - 20 mm, bó thành từng bó. Dược liệu mặt ngoài có
lớp vỏ màu nâu, vết bẻ có xơ, màu vàng, dễ xé theo chiều dọc. Vị rất ngọt, hơi khé cổ.
Thành phần hóa học
Glycyrrhizin là một saponin thuộc nhóm olean, hàm lượng từ 10-14% trong dược liệu
khô, chỉ có trong bộ phận ở dưới mặt đất, có vị rất ngọt (gấp 60 lần đường saccharose).

Đây là saponin quan trọng nhất của rễ cam thảo.


Trong cam thảo còn có các dẫn chất triterpenoid khác như: acid liquiritic (acid này
khác acid glycyrrhetic bởi nhóm carboxyl ở C-29), acid 18-a-hydroxy-glycyrrhetic, acid
24-hydroxyglycycrrhetic,
glabrolid,
desoxyglabrolid,
isoglabrolid,
24-ahydroxyisoglabrolid, acid liquiridiolic, acid 11-desoxoglycyrrhetic, acid 24-hydroxy 11desoxoglycyrrhetic.
Các flavonoid là nhóm hoạt chất quan trọng thứ hai có trong rễ cam thảo với hàm

lượng 3-4%. Có 27 chất đã được biết, quan trọng nhất là hai chất liquiritin (hay
liquiritirosid) và isoliquiritin (hay isoliquiritirosid).
Công dụng
- Thuốc chữa ho.
- Thuốc chữa loét dạ dày và ruột, uống 10-14 ngày, nghỉ vài ngày để tránh hiện
tượng phù, thường hay phối hợp với bismuth nitrat kiềm, magnesium carbonat, calci
carbonat, bột vỏ Rhamnus (hoặc đại hoàng).
- Acid glycyrrhetic được dùng làm thuốc chống viêm tại chỗ.
- Trong bào chế khoa, cam thảo dùng làm tá dược điều vị để làm mất các vị khó uống
trong các chế phẩm.
- Vì có tác dụng chống co thắt, cam thảo được phối hợp làm trà nhuận tràng.
- Cam thảo còn được dùng làm mứt, nước uống, làm thơm thuốc lá.
Các dạng bào chế
- Cao mềm, cao lỏng, cao khô. Trong quá trình chiết bằng nước để làm cao, người
ta cho thêm ammoniac để dễ hoà tan các hoạt chất.
- Cam thảo còn được chế dưới dạng siro.
- Cam thảo là vị thuốc được gặp trong nhiều đơn thuốc cổ truyền dưới dạng thuốc
sắc. Một đơn thuốc chữa ho: Cát cánh 4g, cam thảo 8g, nước 600ml sắc còn 200ml chia
làm 3 lần uống trong ngày.
- Cam thảo kết hợp với ô mai, gừng dưới dạng mứt " ô mai cam thảo " để ngậm
chữa ho.
- Thuốc mỡ có acid glycyrrhetic dùng để chống viêm, chữa một số bệnh eczema.
Người ta còn chuyển acid glycyrrhetic thành dẫn chất muối Na hemisuccinat gắn vào OH
ở C3 để làm tăng độ hoà tan.
2. Bồ kết (Fructus Gleditschiae)

Đặc điểm thực vật


Cây to, có gai phân nhánh. Lá kép lông chim. Cuống chung có lông và rãnh dọc.

Có 6-8 đôi lá chét dài 25 mm, rộng 15 mm. Hoa mọc thành chùm màu trắng. Quả loại
đậu dài 10-12cm hơi cong hay thẳng, dẹt, phồng lên ở chỗ mang hạt, khi chưa khô thì
màu xanh, nhưng khi khô chuyển thành màu đen, có 10-12 hạt rất rắn. Cây được trồng
nhiều nơi ở nước ta để lấy quả vào tháng 10-12 nấu nước gội đầu. Trong y học dân tộc cổ
truyền, quả còn gọi là tạo giác.
Thành phần hóa học
- Năm 1961 Đỗ Tất Lợi, G. Herman và I. Ciulei chiết saponin với hiệu xuất 10%.
Năm 1966 các tác giả trên công bố đặc điểm của một saponin như sau: Chỉ số phá huyết
là 35.000, đ.c. 198-202o; [D]20D- 32o ± 1o; sau khi thủy phân thì thu được aglycon có
điểm chảy 291 - 298o, xác định thuộc dẫn chất b -amyrin.
Năm 1967, Nguyễn Đăng Tâm phân lập saponin của Bồ kết đặt tên là boketosid
đã xác định một saponin có aglycon là acid oleanolic có phần đường là glucose +
arabinose + xylose. Một aglycon của saponin thứ hai là acid echynocystic (= 16hydroxy, 28 oic - b -amyrin).
Năm 1973, Ngô Thị Bích Hải tách được một saponin đặt tên là australosid có phần
aglycon là acid echynocystic, phần đường có hai mạch: một mạch nối vào OH- ở C-3
gồm có D-xylose, L-arabinose, D-glucose theo tỉ lệ 2:1:1. Còn mạch ở C-28 theo dây nối
ester gồm D-xylose, D-galactose theo tỉ lệ 1:1
- Flavonoid: 5 chất flavonoid đã được xác định cấu trúc: luteolin, isovitexin,
vitexin, isoorientin và orientin; ngoài ra còn một số flavonoid khác chưa xác định. (Ngô
Thị Bích Hải 1973).
Tác dụng và công dụng
- Saponin của bồ kết có tác dụng lên amib đường ruột, trùng roi âm đạo.
- Hỗn hợp saponin + flavonoid có tác dụng giảm đau.
- Hỗn hợp flavonoid và flavonoid riêng lẻ là isovitexin có tác dụng kháng virus (theo Ngô
Thị Bích Hải).
- Quả bồ kết là nguyên liệu giàu saponin, dùng để chiết saponin.
- Y học dân tộc cổ truyền dùng:
Làm thuốc chữa ho, tiêu đờm, ngày dùng 0,5-1g quả.
Chữa sâu răng, quả bồ kết tán nhỏ đắp vào chỗ răng sâu, hễ chảy nước bọt thì nhổ đi.
Chữa chốc đầu, bồ kết đốt thành than tán nhỏ, rửa sạch vết chốc rắc than bồ kết lên.



Chữa quai bị, quả bồ kết (bỏ hạt) tán nhỏ, hòa vào giấm tẩm vào bông đắp vào chỗ đau
(nhiều lần).
Chữa bí đại tiện, tắc ruột, không trung tiện được. Cách làm: lấy 1/4 quả bồ kết đem
nướng (đừng để cháy quá) bỏ hạt, tán thành bột mịn, dùng đầu canun có bôi vaselin chấm
vào bột bồ kết, sau đó cho vào hậu môn sâu độ 3-4 cm (làm 3-4 lần).
Nhân dân còn dùng hạt chữa lỵ: hạt đem sao vàng tán nhỏ, dùng hồ nếp làm viên bằng
hạt ngô. Ngày dùng 10-20 viên, dùng nước chè đặc để chiêu thuốc. (uống lúc sáng sớm).
Phụ nữ có thai và người ho ra máu không đưọc dùng.
Y học cổ truyền còn dùng gai bồ kết gọi là tạo giác thích để chữa mụn nhọt.
3. Rau má (Herba Centellae asiaticae).

Đặc điểm thực vật
Rau má là loại cỏ sống dai, mọc bò, rễ mọc ở các mấu của thân. Lá có cuống dài
10-12 cm, phiến lá khía tai bèo tròn, gốc lá hình tim, rộng 2-4 cm. Gân lá hình chân vịt.
Cụm hoa tán đơn gồm các hoa rất nhỏ. Quả dẹt. Cây mọc hoang ở ruộng vườn, bãi cỏ. Ở
thành phố Hồ Chí Minh, rau má được trồng nhiều trong các vườn nhà thuộc xã An phú
đông, Thạnh lộc huyện Hóc môn. Cây còn được trồng ở Tiền Giang.
Bộ phận dùng: toàn cây có thể thu hái quanh năm.
Thành phần hóa học
Các hoạt chất chính là các saponin triterpennoid nhóm ursan. Chất quan trọng là
asiaticosid, khi thủy phân thì cho phần aglycon là acid asiatic và phần đường gồm có 1
rhamnose và 2 glucose. Mạch đường nối theo dây nối ester với nhóm carboxyl ở C-28.
Saponin thứ 2 là madecassosid. Chất này có phần aglycon là acid madecassic và mạch
đưòng cũng giống như asiaticosid. Ngoài ra còn có một số saponin khác với hàm lượng
thấp.
Acid asiatic và madecassic cũng tồn tại ở dạng tự do trong cây.
Một saponin nhóm lupan: acid betulinic cũng được phân lập từ rau má.
Ngoài saponin ra còn có một số flavonoid: kaempferol, quercetin; một số chất khác

như mesoinositol, một oligosaccharid được đặt tên là centellose, một alcaloid chưa được
xác định cấu trúc: hydrocotylin (C23H33O8N), vit C, carotenoid, tinh dầu.
Tác dụng và công dụng
Saponin toàn phần của rau má đã được nghiên cứu thấy có tác dụng tăng tổng hợp
collagen và fibronectin. Tác dụng này có thể giải thích được tác dụng chóng làm lành vết
thương của rau má.


Dịch chiết rau má có tác dụng làm hạ huyết áp và chậm nhịp ttim.
Nhân dân ta dùng rau má làm rau sống để ăn. Nước rau má là loại nước giải khát phổ
biến ở các tỉnh phía Nam. Kinh nghiệm nhân dân cho rằng rau má có tác dụng giải nhiệt,
giải độc, thông tiểu, dùng để chữa sốt, rôm sảy, mẩn ngứa, các bệnh về gan, thổ huyết, đi
lỏng, lỵ, viêm họng, viêm phế quản, viêm đường tiểu tiện.
Hay dùng tươi, xay với nước, lọc lấy dịch ép thêm đường để uống. Ngày dùng 30g40g.
Ở Madagascar và An Độ người ta dùng rau má để chữa hủi. Năm 1956 Boiteau và
Ratsimamanga có thử dùng asiaticosid điều trị hủi và lao da; hiện nay asiaticosid dùng
chủ yếu để làm thuốc chóng lành sẹo, các vết thương, vết mổ, chữa loét, bỏng, eczema
dưới dạng thuốc bột, thuốc mỡ hoặc thuốc tiêm dưới da. Phòng bào chế Syntex của Pháp
có biệt dược Madecassol dưới dạng viên chứa 10 mg cao của rau má, dạng thuốc mỡ mỗi
ống chứa 0,1g cao và ống tiêm mỗi ống chứa 20 mg cao (cao có chuẩn độ). Thành phần
hoạt chất trong cao có acid madecassic, acid asiatic và asiaticosid. Madecassol thuốc viên
và thuôc tiêm được chỉ định trong các trường hợp rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch và các rối
loạn làm chậm lên sẹo.
4. Cát cánh (Radix Platycodi.)

Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo sống dai. Thân cao 50-80 cm. Lá gần như không cuống mọc đối hoặc
vòng 3-4 chiếc, phiến lá hình trứng dài 3-6 cm rộng 1-2,5 cm, mép có răng cưa to. Lá
phía ngọn nhỏ, có khi mọc so le. Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành chùm thưa. Đài màu
xanh hình chuông rộng. Tràng hình chuông màu lơ nhạt. Quả hình trứng ngược. Mọc

hoang và trồng ở Trung Quốc, Liên xô cũ. Năm 1960 bộ môn dược liệu trường đại
học dược khoa Hà nội đã nhập hạt giống của nước ngoài thấy cây mọc tốt, thích nghi
đươc với khí hậu của nước ta nhưng chưa trồng ở quy mô lớn. Hiện nay ta còn phải
nhập.
Bộ phận dùng
Rễ củ đào vào thu đông ở những cây đã được 3-4 năm, rửa sạch đất cát phơi hay
sấy khô. Rễ hình trụ, phía dưới thon nhỏ lại, dài 15-20 cm đường kính 1-2 cm, thường
ít phân nhánh. Phía trên còn sót lại gốc của thân. Mặt ngoài màu trắng ngà có những
vết nhăn ngang, dọc và vết sẹo của rễ con. Vết bẻ không phẳng, màu trắng. Vị hơi
ngọt, sau đắng. Loại rễ to, dài, đều, chắc, màu trắng vị đắng là tốt.
Thành phần hóa học
Hoạt chất chính là các saponin triterpenoid nhóm olean. Sau khi thủy phân đã thu
được các sapogenin: acid platycogenic A,B,C,platycodigenin và acid polygalasic. Vì
trong phân tử có OH- ở C-16 nên các saponin của cát cánh có tính phá huyết mạnh.


Ngoài ra trong rễ cát cánh còn có inulin.
Tác dụng
Saponin của Cát cánh có tác dụng phá huyết mạnh, có tác dụng long đờm và tiêu
đờm, làm hạ cholesterol máu. Dược liệu còn có tác dụng hạ đường huyết, làm dịu
thần kinh và giảm sốt. Có trường hợp bệnh nhân bị nôn sau khi uống thuốc. Cần thận
trọng trong trường hơp bệnh nhân bị loét dạ dày, ruột.
Công dụng
Cát cánh được sử dụng trong điều trị ho có đờm, viêm họng, viêm phế quản, hen
suyễn, cao lipid huyết, cao huyết áp, tiểu đường, kháng viêm, suy giảm miễn dịch.
Trong y học cổ truyền có đơn thuốc của Trọng cảnh: Cát cánh 4g, Cam thảo 8g,
nước 600 ml sắc còn 200 ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chú ý rằng có trường hợp bệnh nhân bị nôn sau khi uống thuốc. Cần thận trọng
trong trường hợp bệnh nhân bị loét dạ dày, ruột.
5. Tam thất(Radix Notoginseng)


Đặc điểm thực vật.
Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 0,5m. Thân đơn, lá kép hình chân vịt, cuống
lá dài, mỗi lá thường có 3-5 lá chét, mép lá có khiá răng cưa nhỏ, trên gân chính rải
rác có gân cứng thành gai. Cụm hoa tán đơn, hoa màu xanh nhạt. Quả khi chín màu
đỏ. Hạt hình cầu.
Tam thất là cây thuốc đã được trồng từ lâu đời ở Trung quốc, chủ yếu ở tỉnh Vân
Nam. Cây tam thất được trồng ở một số tỉnh giáp giới Vân Nam của nước ta như Lào
cai (huyện Mường khương, Bát sát) , Cao Bằng (Thông nông), Hà giang (Đồng văn)
có thể cũng xuất xứ từ Vân nam.
Thành phần hoá học
Thành phần hoá học chính của tam thất là các saponin thuộc nhóm dammaran mà
phần aglycon cũng là 2 chất 20(S) protopanaxadiol và 20(S) protopanaxatriol như ở
nhân sâm.
Tác dụng và công dụng
Trong đông y, tam thất được coi là vị thuốc có tác dụng làm mất sự ứ huyết, tác
dụng cầm máu, giảm viêm, giảm đau.
Dùng chữa trị các trường hợp: ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra
máu, tử cung xuất huyết, chấn thương.
Ngoài ra tam thất cũng được coi là một vị thuốc bổ như nhân sâm rất hay được
dùng cho phụ nữ sau khi sinh nở.


Phụ nữ đang mang thai không nên dùng.
6. Ngũ bì chân chìm(Cortex Schefflerae octophyllae)

Đặc điểm thực vật
Cây cao 2-8m, có lá mọc so le, lá kép hình chân vịt với 6-8 lá chét có dáng như
chân chim do đó mà có tên gọi. Cuống lá dài 6-30cm. Lá chét nguyên, hình trứng
thuôn dài, đầu nhọn dài 7-20 cm, rộng 3-6 cm. Cuống lá chét ngắn 1,5 - 3 cm. Cụm

hoa chùm tán. Hoa nhỏ màu trắng, số cánh hoa và nhị bằng nhau, thường là 5. Bao
phấn 2 ô, bầu hạ có 5-6 ô. Quả hình cầu, đường kính 3-4 mm, khi chín có màu tím
sẫm đen, trong chứa 6-8 hạt. Cây mọc hoang ở các rừng cây bụi hoặc đồi hoang.
Chế biến: Bóc vỏ để có chiều dài khoảng 20 cm, rộng 5 cm, cạo sơ qua để bỏ bớt lớp
vỏ thô ở ngoài, phơi trong râm, ủ lá chuối 7 ngày, thỉnh thoảng đảo cho đều để nổi
mùi thơm rồi lấy ra phơi hoặc sấy nhẹ cho khô.
Thành phần hóa học:
Vỏ thân:
- Tinh dầu (0,8%)
- Các saponin nhóm ursan và olean. Cho đến nay, có 12 saponin chia ra 6 cặp tương
ứng với ursan 12-ene glycosid và olean 12-ene glycosid
Lá:
- Tinh dầu
- Các saponin chủ yếu thuộc nhóm lupan, trong đó chất có hàm lượng cao nhất (5%)
là 3-α -hydroxylup-20(29)ene-23,28 dioic acid 28 -0[α - L-rhamnopyranosyl (1→ 4)β
-D-glucopyranosyl (1→ 6)] β -D-glucopyranosid (14)
Công dụng
Trong y học cổ truyền dùng để làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, chữa phong
thấp. Thuốc bổ, giúp tiêu hóa.
Ngày dùng 12-20g.
7. Cây dứa mỹ(Agave)

Đặc điểm thực vật
Chi Agave thuộc họ Dứa Mỹ - Agavaceae, có rất nhiều loài được phân bố nhiều
nơi trên thế giới: Mêxicô, Đông Phi, Ấn Độ... Ở Mêxicô có khoảng 275 loài. Loài
quan trọng nhất là Agave sisalana Perr. và A. fourcroydes Lem.. Ở nước ta có loài
Agave americana L. gọi là cây thùa, cây dứa Mỹ. Cây nhập nội, trồng để làm cảnh
nay đã trở thành cây mọc dại, trồng làm hàng rào, để lấy sợi. Mỗi cây có thể mang



hàng chục lá mọc từ gốc lên như cây dứa (thơm). Mép lá có gai cứng bóng và cong,
Ngọn lá tận cùng bởi 1 gai nhọn. Cây chỉ ra hoa một lần sau 5-15 năm tuổi và sau đó
cây lụi đi. Khi ra hoa thì trục hoa mọc thẳng lên từ giữa vòng lá. Trục hoa cao 4-6 m,
đường kính khoảng 10cm, mang hàng nghìn hoa rất đẹp giống giá đèn cắm nhiều nến.
Đặc biệt cây có thể mọc được ở những nơi đất khô cằn, có thể trồng để xanh hoá đồi
trọc. Bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, từ năm 1986 nhóm nghiên cứu thuộc Viện Sinh vật
học Việt Nam đã tạo được nguồn cây giống từ 2 loài sisalana và cantala. Đến năm
1991 đã nhân giống hơn mười vạn cây đưa trồng ở Hải Phòng, Quảng Trị, Minh Hải.
Thành phần hoá học
Lá của các loài Agave đều chứa đường khử, saccharose, chất nhầy và acid
ascorbic. Đáng chú ý là các saponin steroid. Theo Wall thì 60% các loài có chứa
saponin. Đặc biệt từ một số loài như Agave americana L., A.sisalana Perrine,
A.fourcroydes Lem. người ta đã chiết xuất được nhiều chất saponin khi thủy phân cho
sapogenin chính là hecogenin thuộc nhóm spirostan có nhóm chức carbonyl ở C-12.
Hecogenin đầu tiên được Marker và các cộng sự phân lập (1943) từ cây Hechtia
texensis S.Wats họ Dứa - Bromeliaceae.
Công dụng
Trên thế giới, người ta sản xuất sợi từ các loài Agave chủ yếu là Agave sisalana
Perrine. Cây Agave ở nước ta cũng có nơi đã khai thác sợi. Sợi chắc bền, có thể dùng
để làm dây thừng, dệt bao bì...
Hecogenin cũng như diosgenin là nguyên liệu để bán tổng hợp các thuốc steroid.
8. THIÊN MÔN(Radix Asparagi cochinchinensis)

Dược liệu là rễ củ phơi khô của cây thiên môn.
Đặc điểm thực vật và phân bố.
Thiên môn là một loại dây leo, sống lâu năm. Thân mang nhiều cành 3 cạnh, đầu
nhọn, biến dạng trông như lá, còn lá thì rất nhỏ trông như vẩy. Hoa nhỏ màu trắng
mọc vào mùa hạ. Quả mọng màu đỏ khi chín.
Cây thiên môn có ở nhiều nơi như Thanh Hoá, Quảng Ninh, Bắc Thái, Cao bằng,
Lạng Sơn... các nước khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản cũng có.

Thu hái, chế biến.
Rễ củ thu hái vào thu đông ở những cây mọc được 2 năm trở lên. Sau khi rửa
sạch, cắt bỏ đầu và rễ con, đem đồ qua hơi nước. Lúc còn nóng bóc bỏ vỏ rồi phơi
hoặc sấy cho khô. Dược liệu có vị ngọt hơi đắng.
Thành phần hoá học.
- Một sapogenin steroid đã được phân lập và xác định là sarsasapogenin (công thức
xem phần đại cương).


- Các amino acid tự do: asparagin, citrulin, serin, threonin, prolin, glycin, alanin,
valin, methionin, leucin, phenylalanin, tyroxin, acid aspartic, acid glutamic, arginin,
histidin, lysin.
- Carbohydrat: 7 chất oligosaccharid đã được phân lập và xác định: neokestose và 6
oligosaccharid khác cấu tạo bởi các đơn vị fructofuranose nối với nhau theo dây nối
2-1 và tận cùng bởi neokestose ở cuối mỗi phân tử.
Công dụng
Thuốc làm long đờm, chữa ho, thuốc lợi tiểu. Chữa triệu chứng bồn chồn, mất
ngủ, táo bón.
9. TÁO NHÂN(Semen Ziziphi)
Dược liệu là hạt già phơi hoặc sấy khô của cây táo ta
Đặc điểm thực vật
Cây nhỡ cao 2-4 m có gai, cành nhiều. Lá hình trứng, mặt trên màu xanh lục, mặt
dưới có lông trắng, có 3 gân dọc lồi lên rõ. Hoa màu vàng xanh, mọc thành xim ở kẽ
lá. Quả hạch. Vỏ ngoài nhẵn bóng, lúc non màu xanh khi chín màu hơi vàng. Thịt quả
ăn được, vị chua chát hơi ngọt. Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo nhiều chủng loại
táo sai quả, quả to, vị ngon, ngọt trồng khắp nơi trong nước ta.
Bộ phận dùng
- Hạt hình con bọ rùa, một mặt khum, một mặt phẳng, một đầu nhọn; vỏ hạt màu nâu
bóng, cứng khó bóc. Hạt dài 5-8 mm, rộng 4-6 mm, dày 2-3 mm. Cắt dọc sẽ thấy rõ
nội nhũ trắng đục dính vào 2 lá mầm chứa nhiều dầu. Thu hoạch từ tháng 12 đến

tháng 2 năm sau. Để dễ lấy hạt người ta đem xay cho vỡ hạch và sàng lấy hạt rồi phơi
hoặc sấy 50-600C thật khô.
- Lá thu hoạch sau mùa quả.
Thành phần hoá học:
- Thành phần hạt táo Z.jujuba Mill. có các saponin: jujubosid A và jujubosid B, khi
thủy phân thì trong thành phần của đường xác định có glucose, rhamnose, arabinose,
xylose. Phần aglycon là jujubogenin một sapogenin thuộc nhóm dammaran. Hạt còn
chứa các peptid alkaloid có tên là sanjonine (14 chất). Ngoài ra còn có acid betulinic,
betulin là các triterpenoid thuộc nhóm lupan và một số thành phần khác như chất béo,
vit.C.
Vỏ thân của Z.jujuba Mill. có các alkaloid: mauritin A, mucronin D, amphibin H,
numularin A,B, jubanin A,B.


- Từ Z.mauritiana Lam. , Tschesche (1974) đã phân lập và xác định được các alkaloid:
mauritin C,D,F. Các alkaloid trên cũng là các peptid alkaloid đã được biết cấu trúc. Lá
có chứa chất rutin.
- Hạt của Z.vulgaris var. spinosus ngoài saponin có các chất C-flavon glycosid:
spinosin
(0,15%),
feruloylspinosin
(0,10%),
sinapoylspinosin
(0,09%),
p.coumaroylspinosin (0,03%) và swertisin.
Tác dụng và công dụng
Dung dịch chiết bằng nước từ toan táo nhân của Trung quốc đã được thí nghiệm trên
chuột thấy có tác dụng an thần, tác dụng này giống như thuốc ngũ barbituric. Hoạt
chất được biết có tác dụng an thần là saponin và các flavon C-glycosid đặc biệt là
spinosin.

Trong y học cổ truyền, toan táo nhân được dùng làm thuốc an thần dùng trong các
trường hợp mất ngủ, hồi hộp, suy nhược thần kinh. Liều 0,8-1,8 g. Nếu sao đen có thể
dùng đến 6 g.
Theo kinh nghiệm nhân dân, lá táo sắc uống dùng để chữa dị ứng, hen; liều 20-40 g.
Có thể chế thành sirô.
10. KHÚC KHẮC(Smilax)

Các nước Á Đông cũng như các nước ở châu Âu đều có dùng thân rễ của một số
loài thuộc chi Smilax, họ Khúc khắc - Smilacaceae.
Đặc điểm thực vật chi Smilax.
Cây bụi leo, thân rễ có thể phình to, lá mọc so le, có 3-7 gân hình cung nổi rõ xuất
phát từ gốc lên đến đỉnh lá. Đặc biệt mỗi cuống lá có mang 2 tua cuốn do lá kèm
biến đổi. Hoa nhỏ, đơn tính khác gốc, họp thành cụm hoa hình tán, mỗi hoa có 3 lá
đài, 3 cánh hoa, 6 nhị đính vào gốc cánh hoa. Bầu 3 ô, mỗi ô có 1-2 noãn, vòi
ngắn, núm chia 3. Quả mọng hình cầu.
Thành phần hoá học.
Thân rễ các loài Smilax thường có tinh bột, giàu các chất vô cơ. Thành phần đáng
chú ý là các saponosid steroid :
-Từ S.medica Schlecht. et Cham. người ta đã chiết được sarsasaponosid ở dạng kết
tinh. Chất này có phần sapogenin là sarsasapogenin (xem phần đại cương), phần
đường gồm D- glucose và L- rhamnose.
- Từ S.ornata Hook. f. người ta đã phân lập được smilasaponosid có phần aglycon
là smilagenin.
- Từ S. aristolochiaefolia Mill. đã phân lập được parillin có phần aglycon là
sarsasapogenin và phần đường gồm có 3 glucose và một rhamnose. Năm 1969
R.Tschesle và các cộng sự đã phân lập thêm một saponosid khác là sarsaparillosid.


Các loài ở Á Đông, có một số tài liệu nói có saponin nhưng chưa được nghiên cứu
kỹ. Riêng loài S. glabra Roxb. thì có một số chất sau đã được phân lập từ thân rễ:

astilbin, engeletin, 0(3)-caffeoylshikimic acid, shikimic acid, ferulic acid, b
-sitosterin. Từ lá sau khi thủy phân có quercetin và kaempferol.
Công dụng
Y học dân tộc cổ truyền dùng vị thổ phục linh để chữa thấp khớp, đau xương,
thuốc bổ gân cốt, thuốc lợi tiểu, tẩy độc cơ thể, chữa mụn nhọt, lở ngứa, chữa
giang mai. Liều dùng 10-20g hoặc có thể cao hơn dưới dạng thuốc sắc.
Ở phương Tây, những vị thuốc Smilax do người Tây Ban Nha đưa vào châu Âu
vào thế kỷ XVI. Họ cũng dùng tương tự như Á Đông: chữa thấp khớp, một số
bệnh ngoài da, chữa giang mai, thông tiểu, tẩy độc cơ thể, giúp cho sự hấp thu các
thuốc khác. Ở Mỹ, Smilax còn được dùng để chế các loại nước uống không chứa
rượu.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×