Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,công chức của tỉnh bắc kạn trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.02 KB, 46 trang )

Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1986, đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới toàn diện. Thực tiễn
những năm đổi mới đất nước cho thấy những thành tựu mà chúng ta đạt được có
sự đóng góp rất lớn công sức, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức. Đặc biệt
trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trong đó có đội ngũ cán bộ công chức là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà
nước ta.
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam nhất quán chủ trương
tiến hành cải cách hành chính để xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa trong sạch, vững mạnh. Để thực hiện được chủ trương trên đòi hỏi Nhà
nước ta, trong đó có chính quyền địa phương các cấp, phải có một đội ngũ công
chức có đủ trình độ, năng lực quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong điều
kiện mới. Đội ngũ công chức của nước ta hiện nay phần lớn được đào tạo, bồi
dưỡng, trưởng thành trong thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và trong
chiến tranh. Để có được đội ngũ công chức đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
trong điều kiện mới thì phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Đào tạo, bồi dưỡng công chức đóng góp vai trò quan trọng trong việc
nâng cao trình độ, năng lực thực thi công việc của công chức đáp ứng ngày càng
cao yêu cầu của công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành thắng
lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm
đa số, kinh tế- xã hội chậm phát triển. Vì vậy ngay từ những năm tái thành lập
tỉnh đến nay, qua các kì đại hội, Tỉnh uỷ và các cấp chính quyền, đoàn thể đã
nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và vai trò quyết định của công tác đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức. Việc xây dựng, qui hoạch đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức được coi là cơ sở, là nhiệm vụ mang tính chiến
lược lâu dài của các cấp uỷ đảng, chính quyền. Đây là biện pháp cơ bản, quan



Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
trọng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, cán bộ, công chức đảm bảo số lượng, chất
lượng, cơ cấu hợp lý, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của vùng. Có làm tốt
công tác qui hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức thì
mới khắc phục được tình trạng bị động, chắp vá, hẫng hụt trong công tác cán bộ,
góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của
tỉnh giai đoạn 2000- 2010.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của cả nước nói chung và của
tỉnh Bắc Kạn nói riêng trong những năm qua, bên cạnh những thành tích đã đạt
được cũng còn bộc lộ nhiều thiếu sót, khuyết điểm cần phải tiếp tục nghiên cứu
điều chỉnh bổ sung về đối tượng, chương trình, nội dung, chế độ chính sách, cơ
sở vật chất kỹ thuật, giảng viên, cả về cơ cấu đào tạo; giải quyết mối quan hệ
giữa đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng... chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,công chức của tỉnh Bắc Kạn trong
giai đoạn hiện nay ” là xuất phát từ yêu cầu thực tế của công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức của cả nước nói chung và ở địa phương Bắc Kạn
trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu, khảo sát về đội ngũ cán bộ, cán bộ, công chức; xây dựng
đội ngũ cán bộ, cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cán bộ, công
chức được nhiều nhà khoa học, nhiều cán bộ quản lý quan tâm nghiên cứu, như:
- Đề tài khoa học cấp bộ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở
nước ta trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế", Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, năm 1994.
- Đề tài thuộc chương trình khoa học cấp Nhà nước KX.05: Hệ thống
chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Luận án phó tiến sĩ kinh tế: "Đào tạo lại đội ngũ lao động quản lý nhà
nước về kinh tế trong bước chuyển sang kinh tế thị trường" của Lương Xuân
Khai, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1994.


2


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
- Bài tiểu luận thạc sĩ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà
nước về kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá" của
Cầm Bá Tiến, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000.
- Bài tiểu luận thạc sĩ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, cán bộ, công chức quản
lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay" của Trần Huy
Hoàng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000.
Nhưng nghiên cứu chuyên về vấn đề “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay” thì chưa có công trình nào tập
trung nghiên cứu và chưa có công trình khoa học nào trùng với đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của Bài tiểu luận
3.1. Mục đích nghiên cứu: trên sở sở đánh giá thực trạng công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay của tỉnh Bắc Kạn để đề ra những giải
pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức góp phần nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã
hội của tỉnh Bắc Kạn nói riêng và của cả nước nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức ở nước ta;
- Đánh giá đúng thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh
Bắc Kạn trong những năm gần đây
- Đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng, hiệu
quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
của tỉnh Bắc Kạn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: chủ yếu ở phạm vi tỉnh Bắc Kạn.

5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
quan điểm,chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực và cán bộ, công chức của Đảng và Nhà nước ta.
3


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
- Phương pháp phân tích-tổng hợp, lôgíc-lịch sử;
- Phương pháp điều tra, khảo sát về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
nhằm đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu;
- Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến chuyên gia về quản lý đào tạo, bồi
dưỡng và sử dụng cán bộ, công chức.
6. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về cán bộ, công chức và đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức.
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cán bộ, công
chức của tỉnh Bắc Kạn những năm gần đây.
Chương 3: Mục tiêu, phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh Bắc Kạn hiện nay.

4


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc

Nội dung
Chương 1

Những vấn đề chung về cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức.
1.1.Cán bộ, cán bộ, công chức.
ở nước ta, sự hình thành đội ngũ cán bộ, cán bộ, công chức có đặc điểm
khác các nước. Cán bộ làm việc ở các cơ quan nhà nước, đảng và đoàn thể là
một khối thống nhất trong hệ thống chính trị do đảng lãnh đạo. Bởi vậy cần có
một pháp lệnh có phạm vi điều chỉnh chung đối với cán bộ trong toàn bộ hệ
thống chính trị bao gồm các cán bộ, công chức nhà nước (trong đó có cán bộ,
công chức làm việc ở cơ quan quân đội, cảnh sát, an ninh…), cán bộ làm việc
chuyên trách trong các cơ quan đoàn thể [35].
Xuất phát từ đặc điểm của hệ thống chính trị nước ta hiện nay mà các khái
niệm “ cán bộ”, “cán bộ, công chức” được sử dụng đồng thời trong các văn bản
pháp luật của nhà nước. Các “cán bộ”, “cán bộ, công chức” không chỉ làm việc
trong bộ máy nhà nước mà cả trong tổ chức xã hội.
Pháp lệnh cán bộ, cán bộ, công chức năm 1998 không đưa ra định nghĩa
riêng cho đối tượng “cán bộ”, “cán bộ, công chức” mà tại Điều 1 của Pháp lệnh
cán bộ, cán bộ, công chức (1998) quy định:
“Cán bộ, cán bộ, công chức” là công dân Việt Nam trong biên chế hưởng
lương từ ngân sách nhà nước bao gồm:
1. Những người do bầu cử đề đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội.
2. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội.
3. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ
thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được
5


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
xếp vào ngạch hành chính sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước, mỗi ngạch thể

hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng.
4. Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.
5. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà
không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm
việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
Ngày 29 tháng 4 năm 2003, theo yêu cầu cải cách bộ máy và cán bộ, công
chức cho phù hợp với điều kiện mới, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Pháp lệnh cán bộ, cán bộ, công chức. Tại Điều 1 khoản 1 Pháp lệnh này quy
định cán bộ, cán bộ, công chức là “Công dân Việt Nam”, trong biên chế, bao
gồm:
a) Những người do bầu cử, để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ theo cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở Trung ương, ở tỉnh,
tỉnh trực thuộc Trung ương ( sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị
xã, tỉnh thuộc tỉnh( sau đây gọi chung là cấp huyện);
b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, chính trị- xã hội ở Trung ương,
cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch cán bộ, công
chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong cơ quan nhà nước ở Trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức
hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội.
đ) Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;
e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không

6



Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong
cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan chuyên nghiệp.
g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong
Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ;
người đứng đầu tổ chức chính trị- xã hội, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã).
h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn
nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Tại điều 1 khoản 2 Pháp lệnh quy định đối tượng quy định tại điểm a,
b, d, đ, e, g, h hưởng lương từ ngân sách nhà nước; còn đối tượng quy
định tại điểm d hưởng lương từ ngân sách nhà nước và nguồn thu từ sự nghiệp.
Như vậy có thể thấy phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh đối với cán bộ, công
chức nước ta là khá rộng, có đến trên 2 triệu người đang làm việc trong các cơ quan
Đảng, Nhà nước và đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở. Việc xác định cụ thể các
loại cán bộ, công chức theo pháp lệnh có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tuyển
dụng, đào tạo bồi dưỡng và quản lý phát triển đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta.
1.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cán bộ, công chức
1.2.1. Quan niệm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Trong hoạt động quản lý Nhà nước, có một mảng hoạt động xét về hình
thức không gắn với hoạt động quản lý, điều hành, nhưng nó giữ vai trò bổ trợ,
trang bị kiến thức để người cán bộ, công chức có đủ năng lực để đáp ứng được
hoạt động điều hành, đó là hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Đào tạo và bồi dưỡng là hai khái niệm phản ánh cùng một mục đích: trang
bị kiến thức cho người cán bộ, công chức. Nhưng về bản chất hai khái niệm này
có những thuộc tính, nội qui, qui trình khác nhau.
Đào tạo là một quá trình truyền thụ kiến thức mới để người cán bộ, công
chức thông qua đó trở thành cán bộ, công chức có văn bằng mới hoặc cao hơn
trình độ trước đó. Ví dụ như đào tạo các cán sự, các cử nhân, các chuyên viên

hoặc chuyên viên chính( trong hệ thống ngạch, bậc hiện nay) , là việc tuyển
dụng những cán bộ, công chức, hoặc những công dân khi họ trúng tuyển trở

7


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
thành cán bộ, công chức, sau đó đưa họ vào cơ sở đào tạo để họ học và nhận
những văn bằng tương đương.
Bồi dưỡng( hay còn gọi là tu nghiệp) là quá trình hoạt động làm tăng thêm
những kiến thức mới đòi hỏi với những người mà đang giữ chức vụ, đang thực
thi công vụ của một ngạch, bậc nhất định. Kết quả của các khoá bồi dưỡng là
người học nhận được những chứng chỉ ghi nhận kết quả.
Thông thường, đào tạo là một quá trình trang bị kiến thức cơ bản mới hoặc
ở trình độ cao hơn, nên thời gian đào tạo thường dài hơn so với bồi dưỡng. Khoá
đào tạo ít nhất phải tương đương với một năm học( 9 tháng) trở lên. Còn bồi
dưỡng với mục đích là bổ sung kiến thức mới( cũng có thể là trang bị kiến thức
mới nhưng chỉ là một loại, nhóm kiến thức của các chuyên môn như tin học,
ngoại ngữ, dân số, môi trường…) hoặc chuyên sâu, cập nhật những vấn đề liên
quan đến chức vụ mà cán bộ, công chức đang đảm nhận. Vì vậy, bồi dưỡng
thường có thời gian ngắn hơn, tính theo tuần, tháng…Bồi dưỡng được xác nhận
bởi các chứng chỉ.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức không phải đào tạo trong chương
trình giáo dục Quốc dân( trung học, cao đẳng, đại học, trên đại học). Nó khác ở
chỗ: giáo dục quốc dân có trách nhiệm cung cấp nguồn nhân lực trí tuệ cho toàn
xã hội trong đó có cả nguồn nhân lực dự trữ cho nguồn nhân lực hành chính.
Trái lại đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải căn cứ vào pháp luật
hành chính về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Nói cách khác, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức chỉ diễn ra trong phạm vi của nguồn nhân lực hành
chính, chỉ được áp dụng đối với các cán bộ, công chức.

Nhưng trên thực tế quan niệm như vậy cũng cần có sự phân tích cụ thể về
mối quan hệ tương hỗ giữa đào tạo hệ thống giáo dục quốc dân và đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, ở chỗ có rất nhiều công dân muốn trở thành cán bộ,
công chức phải có một bằng cử nhân. Như vậy để trở thành một cán bộ, công
chức một công dân phải trải qua một chương trình đào tạo cơ bản ở giai đoạn
“tiền” cán bộ, công chức.

8


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
Vì vậy đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên thực tế giữ vai trò trang
bị, cập nhật , pháp luật hoá những kiến thức có trước của cán bộ, công chức.
1.2.2. Nội dung và hình thức đào tạo
∗ Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
- Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị
- Đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hành chính Nhà nước.
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp.
- Đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học, hội nhập kinh tế quốc tế và các kiến
thức bổ trợ khác.
- Đào tạo, bồi dưỡng trong thực tiễn.
∗ Hình thức đào tạo, bồi dưỡng:
- Thông qua các cơ sở đào tạo
- Thông qua thực tiễn: dưới các hình thức: luân chuyển cán bộ, công chức đến
làm việc ở các vị trí khác nhau…
- Tự đào tạo để nâng cao trình độ và năng lực thực thi công việc. Đây là một
hình thức đào tạo, bồi dưỡng quan trọng hiện nay trong thời đại thông tin, trong
suốt quá trình tham gia công tác của mỗi cán bộ, công chức.
1.2.3. Mục đích, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng:
Đào tạo, bồi dưỡng để từng bước hoàn thiện cơ cấu công chức một cách

hợp lý từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở.
Đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo có định kì đổi mới một tỷ lệ nhất định số
công chức theo các biến động: học tập, điều động, thôi giữ chức vụ và nghỉ hưu
theo chế độ.
Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ của công chức( trình độ ở đây
được hiểu là trình độ đáp ứng với công vụ mà công chức có được thông qua đào
tạo, bồi dưỡng).
Cũng theo định hướng của Đảng cần có kế hoạch đào tạo để đến năm
2020, số cán bộ, công chức Nhà nước có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên đạt
tới khoảng 4% dân số cả nước.
Những mục tiêu trên cần và có thể đạt tới. Yêu cầu của công cuộc đổi mới
toàn diện của đất nước trong đó quản lý hành chính, nhất là những vấn đề cấp
9


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
bách như thủ tục hành chính là những mũi nhọn liên quan đến các hoạt động
kinh tế- xã hội khác. Điều đó cần sự cố gắng của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức hành chính.
1.3. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức.
Từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng
để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ chế quản
lý nền kinh tế càng trở nên cấp bách. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của
Đảng qua các nhiệm kỳ đã thể hiện rõ quan điểm, đường lối của Đảng về xây
dựng đội ngũ cán bộ, cán bộ, công chức. Đặc biệt Hội nghị Trung ương lần thứ
8 (khóa VII), Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa IX) của Đảng đã khẳng định
cải cách hành chính nhà nước và chiến lược cán bộ có mối quan hệ mật thiết với
nhau, trong đó việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cán bộ,
công chức là vấn đề thuộc đường lối chiến lược của Đảng ta. Ngày 12/9/1999

Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Quy định số 54/QĐ-TW về
chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng; Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
(năm 2001) tại khoản 2, Điều 2 về nhiệm vụ của đảng viên đã quy định: “
Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác,
phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh;…”. Đồng thời
còn có nhiều chỉ thị, nghị quyết về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảng viên, về phát
triển giáo dục, đào tạo và văn hoá, khoa học công nghệ v.v.
Để cụ thể hoá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cán bộ, công chức trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Nhà nước ta đã xây dựng và ban hành nhiều văn
bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức như: Chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 trong đó hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, cán bộ, công chức đã được xác định là một trong 7 nội dung cơ bản, Chỉ thị
442/TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán
bộ quản lý và cán bộ, công chức nhà nước; Quyết định 874/TTg ngày
20/11/1996 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Quyết định 74/2001/QĐTTg về phê duyệt “kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cán bộ, công chức giai
đoạn 2001-2005”; Quyết định số 69/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
10


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
ngày 29/04/2003 phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, cán bộ, công chức nhà nước giai đoạn 1 (2003-2005); Quyết định số
161/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 của Thủ tướng ban hành qui chế đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức; Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng về
phê duyệt định hướng qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cán bộ, công chức xã
phường, thị trấn; Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/2/2006 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cán bộ, công chức giai
đoạn 2006- 2010. Bên cạnh đó còn rất nhiều văn bản quy phạm khác của các Bộ,
ngành, cấp chính quyền về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cán bộ, công

chức thuộc cấp mình, ngành mình…
Chương 2
Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cán bộ, công chức của
tỉnh Bắc Kạn những năm gần đây.
2.1. Khái quát chung về tỉnh Bắc Kạn.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Đông Bắc Bộ, được chia tách
từ tỉnh Bắc Thái( cũ). Bắc Kạn có diện tích tự nhiên là 4857,2 km 2 . Phía Bắc
giáp tỉnh Cao Bằng; Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên; Phía Đông giáp tỉnh Lạng
Sơn; Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
Quốc hội khoá IX kì họp thứ 10 phê chuẩn chia tách tái thành lập tỉnh
Bắc Kạn gồm 6 đơn vị hành chính( cấp huyện). Đó là: thị xã Bắc Kạn( trung tâm
tỉnh lỵ), huyện Chợ Đồn, Na Rì, Bạch Thông, Ngân Sơn, Ba Bể. Năm 1998
thành lập thêm huyện Chợ Mới. Đến năm 2003 thành lập thêm huyện Pác Nặm.
Đến nay, tổng cộng Bắc Kạn có 8 huyện thị.
Dân số Bắc Kạn là 303,600 người. Bắc Kạn là một tỉnh có nhiều dân tộc
cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Kinh, Mông, Dao, Hoa, Sán Chay…Trong đó
đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm phần đa trong dân số.
2.1.2. Kinh tế- xã hội

11


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
Về kinh tế: lúc mới chia tách thành lập tỉnh, Bắc Kạn là một trong những
tỉnh nghèo nhất cả nước. Nhưng sau 10 năm được sự quan tâm, chỉ đạo của
Trung ương, sự giúp đỡ của tỉnh bạn, cùng với nỗ lực, cố gắng của cán bộ và
nhân dân toàn tỉnh, đến năm 2008, kinh tế- xã hội của tỉnh đã đạt được những
thành tựu bước đầu: tốc độ tăng trưởng kinh tế là 15,2%, trong đó: Nông- lâm
nghiệp đạt 6,5%; Công nghiệp- xây dựng cơ bản đạt 32,05%; Thương mại- dịch

vụ đạt 23,05%.
Về xã hội: Đời sống nhân dân được nâng lên về mọi mặt. Những năm qua,
Bắc Kạn đã tạo việc làm cho 5.800 lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn
29%; số hộ được dùng điện lưới Quốc gia 88%; số hộ được xem truyền hình
Trung ương : 75%; số hộ được nghe đài tiếng nói Việt Nam đạt 90%...
Những điều kiện trên đã có tác động rất lớn đến việc đề ra chủ trương,
chính sách cũng như việc quản lý, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán
bộ, cán bộ, công chức của tỉnh. Cụ thể:
Việc chia tách từ tỉnh Bắc Thái( cũ) đã khiến nhu cầu về nguồn nhân lực
phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh Bắc Kạn trở thành nhu cầu cấp thiết, đặc
biệt là đội ngũ cán bộ quản lý hành chính Nhà nước có trình độ cao. Hơn nữa
trong qua trình phát triển, việc chia tách, thành lập thêm các đơn vị hành chính
huyện ( Chợ Mới, Pác Nặm)- chủ yêú là địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc
thiểu số, kinh tế xã hội còn vô cùng khó khăn cũng đòi hỏi phải có một đội ngũ
cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và nhiệt tình, được đào tạo có chất lượng.
Do đặc thù của một tỉnh miền núi nên trình độ của đội ngũ cán bộ, cán bộ,
công chức, đặc biệt là cán bộ, cán bộ, công chức cơ sở còn rất hạn chế,chủ yếu
là tốt nghiệp trung học phổ thông chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, do
vậy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng chung sống, tỉnh luôn chú
trọng đến việc xây dựng các chính sách đào tạo, bồi dưỡng với cán bộ, cán bộ,
công chức người dân tộc thiểu số, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực tại chỗ.
12


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
Điều kiện kinh tế- xã hội phát triển chậm cũng gây ra những khó khăn
không nhỏ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cán bộ, công chức của tỉnh
như: kinh phí cho cán bộ, cán bộ, công chức đi học rất eo hẹp, đầu tư về cơ sở
vật chất cho đào tạo bồi dưỡng còn chưa đáp ứng đủ, khó thu hút các nguồn lực

cho công tác đào tạo, bồi dưỡng…
2.2. Tình hình chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
từ năm 2000 đến nay
2.2.1.Tình hình triển khai các chính sách đào tạo, bồi dưỡng.
Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu những năm
1990 cùng với mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ tới đội
ngũ cán bộ, cán bộ, công chức Nhà nước ta. Một bộ phận cán bộ, đảng viên
hoang mang, dao động về lập trường tư tưởng, xuất hiện một số biểu hiện sa sút
niềm tin vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoài nghi lý tưởng
của Đảng và chủ nghĩa Mác- Lênin. Không ít cán bộ, đảng viên ngại học tập,
nhất là học tập lý luận. Nhằm khắc phục tình trạng trên và tạo đà cho công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cán bộ, công chức của tỉnh, ngày 01/12/2000 Ban
thường vụ tỉnh uỷ ra nghị quyết số 01- NQ/TU về công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, cán bộ, công chức giai đoạn 2000- 2010. Qua gần 10 năm thực hiện
Nghị quyết, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cán bộ, công chức đã đạt được
những thành tựu bước đầu cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cán bộ, công chức
đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá của địa phương và đất nước.
Ngày 02/ 10/ 2002 Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số
209/NQ- HĐND về chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ trẻ năm 2001- 2005.
Ngày 03/ 12/ 2003, Uỷ ban nhân dân tỉnh có thông báo số 525/TB-UBND
về biên chế, tiền lương của cán bộ, cán bộ, công chức được cử đi học trung dài
hạn. Theo đó, cán bộ, công chức được cử đi học trung dài hạn được chuyển sang
biên chế dự trữ không làm ảnh hưởng đến biên chế và tiền lương của cán bộ, cán
bộ, công chức làm việc, thời gian đi học vẫn được xét nâng bậc lương và theo
thành tích học tập, coi đi học như là nhiệm vụ công tác.
13


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc

Nhằm thực hiện có kết quả cao các đề án như: đề án 404 về “ Tiếp tục xây
dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn đến năm 2005 ” và đề án 604 về “ Xây
dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đến 2010” tỉnh uỷ Bắc Kạn( khoá
XI) đã ra nghị quyết 04 nhằm “ Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo,
sử dụng đội ngũ cán bộ, cán bộ, công chức đến năm 2005 và 2010”.
Quyết định số 763/2009/QĐ-UBND ngày 15/ 6/2009 quy định chế độ thu
hút, đãi ngộ, ưu đãi và sử dụng người tài. Trong quyết định nêu rõ: chọn và cử
cán bộ, cán bộ, công chức, viên chức dưới 40 tuổi đã có bằng đại học trở lên, có
năng lực thực sự để gửi đi đào tạo, bồi dưỡng ở các viện, trường đại học, trong
và ngoài nước.
Như vậy bên cạnh chính sách của Nhà nước, tỉnh Bắc Kạn đã mạnh dạn
đưa ra các chính sách ưu đãi, khuyến khích cán bộ, công chức tích cực học tập
nâng cao trình độ, năng lực công tác.
2.2.2. Những thành tựu và những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, cán bộ, công chức của tỉnh trong những năm qua.

 Thành tựu
 Về công tác qui hoạch, kế hoạch:
Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng bước đi vào nề nếp.
Hàng năm tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất chỉ đạo công tác xây dựng
và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cả hệ thống chính trị.
Đã có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất chỉ đạo giữa các ban, ngành chức
năng trong việc: hướng dẫn các đơn vị rà soát đối tượng, xây dựng qui hoạch,
lập kế hoạch, dự toán ngân sách, thực hiện qui trình mở lớp, thanh quyết toán tài
chính, theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các đơn
vị để kịp thời chỉ đạo và có những giải pháp điều chỉnh phủ hợp.
 Về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
Trong những năm gần đây, nội dung, chương trình được tích cực đổi mới,
đáp ứng nhu cầu thực tiễn, bảo đảm sát thực tế, phù hợp đường lối, chính sách
và yêu cầu về tiêu chuẩn, chức danh.

14


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị: đã góp phần giúp cho
cán bộ, công chức củng cố được tình cảm, niềm tin vào công cuộc đổi mới đất
nước, có ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị vững
vàng..góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức, xây dựng Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn trong sạch, vững mạnh.
Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bước
đầu hướng vào các kĩ năng hành chính, chuyên môn nghiệp vụ cụ thể: quản lý
về địa chính, nhà đất, tư pháp, hộ tịch, giải quyết khiếu nại, tố cáo…về cơ bản
đáp ứng được nhiệm vụ, yêu cầu công tác.
 Phương thức, hình thức đào tạo, bồi dưỡng:
Phương thức đào tạo có nhiều đổi mới, đa dạng, phong phú: kết hợp giữa
đào tạo chính quy, tập trung với đào tạo không tập trung, tại chức, kết hợp giữa
đào tạo tại chỗ với gửi đi đào tạo ở các học viện, các trường thuộc Trung ương
và Bộ giáo dục- đào tạo…
Các lớp bồi dưỡng ngắn ngày hay dài ngày cũng được tổ chức dưới nhiều
hình thức, phương pháp: bồi dưỡng, hội thảo, tập huấn, chuyên đề…
Để tránh tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị làm
công tác đào tạo, bồi dưỡng, Tỉnh uỷ và uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo và phân
công, phân cấp đào tạo, bồi dưỡng một cách rõ ràng:
Cấp huyện, sở, ban, ngành: thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng lý luận chính
trị, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, kỹ năng công tác cho cán bộ,
công chức. Các lớp bồi dưỡng cấp này mở tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị
tại các sở, ban, ngành.
Cấp tỉnh: có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức Trung cấp lý luận chính
trị, Trung cấp quản lý hành chính Nhà nước, chuyên viên, tin học, ngoại ngữ; phối
hợp với Học viện Hành chính Chính trị quốc gia mở các lớp đào tạo cao cấp lý luận

chính trị, bồi dưỡng chuyên viên chính và đào tạo sau đại học. Các lớp đào tạo, bồi
dưỡng mở tại trường Chính trị tỉnh Bắc Kạn và các cơ sở của Trung ương.
 Về công tác quản lý đội ngũ giảng viên:
15


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
Đội ngũ giảng viên và báo cáo viên được quan tâm, chăm lo xây dựng.
Tỉnh tạo mọi điều kiện để các giảng viên và báo cáo viên được đào tạo và đào
tạo lại, kết hợp với bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao trìnhđộ kiến thức,
kỹ năng và phương pháp giảng dạy.
 Về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho đào tạo, bồi dưỡng:
Trong những năm qua, tỉnh đã tích cực đẩy mạnh đầu tư, xây dựng cơ sở
vật chất cho các cơ sở ĐTBDCC với hàng chục tỷ đồng, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc tổ chức ĐTBD đạt kết quả.
 Về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng;
Theo báo cáo chưa đầy đủ của các sở, ban, ngành, quận, huyện, cơ sở đào
tạo của tỉnh, trong 10 năm qua tỉnh Bắc Kạn đã đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức đạt kết quả (hoàn thành khoá học) như sau:
- Cán bộ, công chức hành chính các ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên
viên chính, chuyên viên : tổng số nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là 1.457 người,
trong 10 năm đào tạo, bồi dưỡng được 910 người đạt 84,2%.
- Về đào tạo đại học cho cán bộ, công chức đã xếp ngạch chuyên viên phải
có trình độ đại học: nhu cầu cần đào tạo là 104 người, trong 10 năm qua đã có
93 người được đào tạo đại học đạt tỷ lệ 89,4%.
- Cán bộ chủ chốt lãnh đạo sở, ngành, quận, huyện trở lên có trình độ đại
học chuyên môn và cao cấp lý luận chính trị: nhu cầu cần đào tạo là 245 người,
chủ yếu là cao cấp lý luận chính trị, trong 5 năm qua đã đào tạo được 207 người
đạt 84,5%, số còn lại đang được đào tạo, phấn đấu 100% đủ tiêu chuẩn.
- Viên chức sự nghiệp được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ: tổng số

viên chức sự nghiệp của tỉnh trên 10.000 người, bồi dưỡng về chuyên môn,
nghiệp vụ và kỹ năng cho viên chức sự nghiệp đạt 83.303 lượt người bằng 3,5
lần tổng số viên chức và đạt 424,9%, đặc biệt trong ngành giáo dục phần lớn cán
bộ, viên chức được bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới về chuyên môn và kỹ
năng, bình quân trong 5 năm một viên chức được bồi dưỡng 3 lần.

16


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
- Cán bộ, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được đi đào tạo, bồi dưỡng
về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ: trong 10 năm qua
có trên 8.105 cán bộ, cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng (chủ yếu bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị) đạt 129%.
- Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, trưởng
thôn, tổ trưởng dân phố đều đạt và vượt chỉ tiêu do Thủ tướng Chính phủ đề ra; đặc
biệt là 100% trưởng thôn và tổ trưởng dân phố đều được bồi dưỡng hàng năm.

 Hạn chế:
- Việc phân công, phân cấp, phối hợp trong quản lý đào tạo bồi dưỡng cán
bộ, công chức trong hệ thống chính trị và trong các cấp chính quyền của tỉnh,
đặc biệt ở quận, huyện làm chưa tốt nên công tác lập kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng chưa sát hợp với yêu cầu thực tế.
- Hệ thống các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh chưa
có quy hoạch thống nhất, đồng bộ, quy mô năng lực bị phân tán do đó, công tác
đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh khó chỉ đạo tập trung, thống nhất.
- Đội ngũ giảng viên: một bộ phận chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm
vụ giảng dạy còn nặng về lý thuyết, vấn đề cập nhật thông tin, kỹ năng giảng
dạy thực hành yếu.
- Việc phân công, phân cấp, phối hợp trong quản lý, đào tạo bồi dưỡng
cán bộ, công chức của tỉnh Bắc Kạn còn có bất cập, khó khăn, còn tình trạng mở

nhiều lớp, học viên đông nhưng đối tượng là cán bộ, công chức cần được đào
tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị còn thiếu, cá biệt trường hợp cán bộ, công
chức một lúc đi học quá nhiều lớp. Tình trạng trên diễn ra ở hầu hết các cấp,
ngành của tỉnh làm ảnh hưởng, khó khăn cho công tác quản lý, đào tạo bồi
dưỡng cán bộ, công chức, giảm hiệu quả.
- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng còn tràn lan chưa tập trung vào các đối tượng
cần thiết phải được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
chưa có sự thống nhất, mang nặng tính bình quân, các lớp đào tạo, bồi dưỡng áp
dụng cả hai định mức sử dụng kinh phí theo Thông tư số 105/2001/BTC và các
17


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
quy định trước đây của UBND tỉnh dẫn tới tình trạng có lớp thiếu, lớp thừa kinh
phí ; chưa xác định rõ ràng được giữa lớp đào tạo, bồi dưỡng và các cuộc họp,
hội nghị, tập huấn... nhưng đều đưa thành các lớp đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng
kinh phí đào tạo, bồi dưỡng; đối tượng được hưởng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
từ ngân sách nhà nước chưa được quy định rõ ràng; đối với hầu hết các lớp đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức mà tỉnh hợp đồng với các sơ sở đào tạo của
Trung ương không áp dụng được định mức sử dụng kinh phí theo hướng dẫn của
Bộ Tài chính mà phải bổ sung thêm kinh phí mới đáp ứng được yêu cầu.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức của tỉnh Bắc Kạn vẫn còn bộc lộ nhiều khuyết điểm, yếu kém, đòi hỏi
phải được khắc phục kịp thời. Thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ cán bộ, công chức của tỉnh trong gần 10 năm qua cũng như nhiệm vụ phát
triển kinh tế- xã hội trước mắt và trong những năm tiếp theo của tỉnh đặt ra yêu
cầu cấp thiết cần phải đổi mới toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức theo hướng hiện đại, thiết thực, hiệu quả.


Chương 3:
Mục tiêu, phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào
tao, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh Bắc Kạn hiện nay.
3.1. Nguyên nhân thành tựu và hạn chế, yếu kém.
3.1.1. Nguyên nhân thành tựu
Sự tập trung lãnh đao, chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ của các cấp uỷ trong việc
quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước một cách thường xuyên, nghiêm túc và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan
chức năng của các huyện, sở, ban, ngành, đoàn thể trong xây dựng, tổ chức thực

18


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kế hoạch tài chính, nội dung chương trình và
giám sát thực hiện qui trình mở lớp, tổ chức quản lý lớp học, học viên.
Các cấp uỷ Đảng từ tỉnh đến cơ sở đã bước đầu chú trọng tới việc thực
hiện công tác qui hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quan tâm động
viên khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ học tập.
Do ý thức trách nhiệm cao của phần lớn cán bộ, công chức phấn đấy học tập
nâng cao trình độ, năng lực công tác để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, công vụ được giao.
Có sự đóng góp công sức của đội ngũ giảng viên, báo cáo viên nhịêt tình ,
yêu nghề, dày dạn kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức tốt.
Sự quan tâm đầu tư đáng kể về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các nhà
trường và các trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện.
3.1.2. Nguyên nhân hạn chế:
Một số cấp uỷ đảng, chính quyền, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chưa nhận
thức sâu sắc về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và tỉnh về
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Thiếu cơ chế, chính sách đồng bộ, gắn kết trong đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng, đánh giá…cán bộ, công chức.
Tỉnh chưa có quy chế thống nhất trong quản lý, đánh giá chất lượng học
viên; huy động đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý có trình độ, kinh
nghiệm tham gia giảng dạy; chưa có cơ chế khuyến khích giảng viên, báo cáo
viên tự giác cập nhật tri thức mới, bổ sung kiến thức thực tiễn, đổi mới phương
pháp giảng dạy.
Một bộ phận cán bộ, công chức còn chây lười, chưa tự giác học tập, bồi
dưỡng lý luận, chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức.
Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh trong
việc thống nhất tiêu chuẩn đánh giá thi đua và chỉ đạo các đơn vị sơ kết, tổng
kết, rút kinh nghiệm.
3.2. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh Bắc Kạn
trong giai đoạn hiện nay.
19


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
Mục tiêu phấn đấu của tỉnh là thực hiện được 100% các chỉ tiêu kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng công chức ở trong nước và nước ngoài. Đồng thời chỉ đạo, tổ
chức thực hiện đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức toàn diện trên các
mặt, gắn chặt giữa các khâu tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và sử
dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức và thực hiện thống nhất
Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức của Tỉnh, Quy chế quản lý và sử dụng
kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức từ ngân sách nhà nước.
Phấn đấu đạt chỉ tiêu: cán bộ trung, cao cấp phải có trình độ lý luận cao
cấp, 100% số cán bộ chủ chốt cơ sở được bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước
và lý luận chính trị.
Để thực hiện được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực,Tỉnh uỷ, UBND
tỉnh cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện,

cơ sở đào tạo của tỉnh rà soát, xác định rõ, đúng nhu cầu đào tạo bồi dư ỡng (cả
về đối tượng và nội dung) có các giải pháp hữu hiệu để tổ chức thực hiện hoàn
thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010 theo
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, các
Quyết định, kế hoạch, đề án của UBND Tỉnh.
3.3. Phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay.
3.3.1. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo toàn diện của các cấp uỷ Đảng,
sự quản lý của các cấp chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị đối với công
tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản
lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo toàn diện của các cấp uỷ Đảng, sự
quản lý của các cấp chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị đối với công tác
đào tạo, bồi dưỡng công chức; làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm bảo đảm tính chủ động trong
triển khai, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và sớm chủ động tạo
nguồn bổ sung công chức cho các cơ quan, đoàn thể, chính quyền các cấp.
20


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
Các cấp uỷ đảng có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch
đào tạo, bồi dưỡngvà đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hình
thức đào tạo, bồi dưỡng. Các cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý
nhà nước, cụ thể hoá chế độ, chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng,
đầu tư kinh phí, chăm lo cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng.
Các cấp uỷ đảng và chính quyền phải thực hiện nghiêm túc việc rà
soát, phân cấp quản lý công chức để công chức đi học tập, bồi dưỡng đúng
đối tượng, thiết thực, tránh bồi dưỡng tràn lan, gây tốn kém, lãng phí.
3.3.2. Xây dựng và thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách về đào tạo,

bồi dưỡng công chức
Xây dựng và thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi
dưỡng công chức; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, quản lý và sử dụng công
chức, đổi mới, tổ chức thực hiện tốt chính sách ưu đãi khuyến khích người
tàI; đồng thời chăm lo, quan tâm tích cực đến đội ngũ công chức đang làm
việc hiện nay; khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh.
Đặc biệt phải gắn đào tạo, bồi dưỡng với bổ nhiệm, sử dụng, đánh giá,
luân chuyển, bố trí công chức. Các cấp uỷ đảng và chính quyền không giới
thiệu để bầu cử, đề bạt, bổ nhiệm những công chức ngại học tập, cập nhật
kiến thức, chưa đủ trình độ học vấn, lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc
chưa đáp ứng theo yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh công chức.

3.3.3. Đổi mới chương trình, nội dung, phương thức đào tạo, bồi
dưỡng công chức
- Đổi mới chương trình, nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng công
chức ngoài các chương trình đào tạo theo hệ thống giáo dục quốc dân (như đào
tạo trung cấp, đại học, sau đại học v v); tăng cường đào tạo, bồi dưỡng công
chức ở nước ngoài thuộc những ngành, lĩnh vực trọng điểm của Tỉnh là việc làm
có ý nghĩa thiết thực. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo
hướng đảm bảo quán triệt đường lối, quan điểm đổi mới đất nước của Đảng; bám
21


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
sát yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh Bắc
Kạn; đáp ứng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ cán bộ, công chức cũng như yêu cầu bổ
sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của
từng cán công chức ở Tỉnh.
Xây dựng và hoàn thiện chương trình, nội dung và phương thức đào tạo,
bồi dưỡng công chức theo hướng nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính cho

đội ngũ cán bộ, công chức theo ngạch và theo chức vụ đang đảm nhận, kết hợp
giữa lý luận với thực tiễn, kiến thức và kỹ năng.
3.3.4. Đổi mới công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức; xây dựng
đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo ở các cấp đạt chuẩn
Đổi mới công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức; xây dựng đội ngũ
giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo ở các cấp đạt chuẩn; chú trọng phát triển đội
ngũ giảng viên kiêm chức.
3.3.5. Tăng cường đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết
bị hiện đại để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức
- Tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho Trường chính trị tỉnh và
các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức khác của Thành phố nhằm đáp ứng yêu
cầu ngày càng tăng về nhiệm vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học.
Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới toàn diện cụng tác đào tạo, bồi dưỡng công
chức theo phương châm: chất lượng - thiết thực - hiệu quả là nhiệm vụ quan
trọng, cấp thiết của toàn Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay.
3.3.6. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản
quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm tạo khuôn
khổ pháp lý để quản lý và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức
- Rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi bổ sung những quy định không còn phù hợp.
- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi
dưỡng, về chương trình, giáo trình, về chứng chỉ, về giảng viên…

22


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
- Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức.
3.3.7. Sắp xếp lại, củng cố và tăng cường chất lượng hoạt động của hệ

thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
- Sắp xếp tổ chức và đổi mới cơ chế hoạt động của hệ thống các cơ sở đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Tỉnh ủy và
ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý đối với Trường Chính trị cấp tỉnh.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên chuyên ngành về quản lý nhà
nước, cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ chuyên gia đầu ngành làm công tác
tham mưu hoạch định chính sách. Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức là các
cán bộ, công chức có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý ở các ngành, địa
phương.
- Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ việc dạy và học cho các
cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.

Kết luận
Khi đất nước bước vào giai đoạn đổi mới, chuyển sang phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN, thì một vấn đề cấp bách đặt ra là phải đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cho phù hợp, đảm bảo đủ trình độ,
năng lực và phẩm chất để hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao. Vì vậy,
đối với cả nước nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, đào tạo, bồi dưỡng công
23


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc
chức đang đặt ra nhiều vấn đề phải nghiên cứu, đề xuất giải pháp để tổ chức
thực hiện có hiệu quả. Bài tiểu luận “ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức của tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay” cũng đi sâu nghiên cứu về vấn
đề này và đạt được những kết quả sau:
1. Phân tích làm rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng
công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
- Bài tiểu luận làm rõ khái niệm và những quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta, của tỉnh Bắc Kạn về cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng công

chức trong giai đoạn hiện nay.
- Bài tiểu luận đã trình bày nội dung, hình thức và các mục tiêu chung đào
tạo, bồi dưỡng công chức trong giai đoạn hiện nay.
2. Bài tiểu luận đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi
dưỡng công chức ở Thành phố Bắc Kạn từ năm 2000 đến nay:
- Quan điểm và các chính sách về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức của tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân và các ban ngành tỉnh Bắc Kạn trên cơ
sở cụ thể hoá đường lối, chính sách của cấp trên.
- Về những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó
trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức gần 10 năm qua ở tỉnh Bắc Kạn.
3. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những thành tựu đạt được và
những hạn chế còn tồn tại, bài tiểu luận trình bày mục tiêu, và đề xuất 7 giải
pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức trong thời
gian tới.
Đào tạo, bồi dưỡng công chức là công việc phức tạp liên quan đến nhiều
người, nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều vấn đề, nên đòi hỏi sự thống nhất cao
trong nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các
ngành và các cá nhân. Đồng thời, cần có cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất, tài
chính và đặc biệt là đội ngũ giảng viên ngang tầm để nâng cao chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng công chức trong tình hình mới.

24


Qu¶n lý hµnh chÝnh Nhµ níc

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Đảng cộng sản Việt Nam: văn kiện hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành
Trung ương khoá VIII. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.


25


×