Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

“Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 70 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Nguyễn Thị
Thu Hà, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn, người luôn quan tâm,
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo của trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích,
thiết thực cũng như sự nhiệt tình, ân cần dạy bảo trong những năm vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến công ty cổ phần Môi trường và Công
trình đô thị Hà Tĩnh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có được những thông tin, tài liệu
quý báu phục vụ cho Luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và làm Luận văn.
Hà Tĩnh, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Tiến Sơn


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG DANH NỤC HÌNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT
BVMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường
: Bảo vệ môi trường

BOT

: Xây dựng – vận hành – chuyển giao

BT
CP
CBCNV
CTR
CTRSH
CTNH
HĐND

: Xây dựng – chuyển giao
: Cổ phần
: Cán bộ công nhân viên
: Chất thải rắn
: Chất thải rắn sinh hoạt
: Chất thải nguy hại
: Hội đồng nhân dân

HTX
MTV

QCVN

QLMT
QĐ-UBND

: Hợp tác xã
: Một thành viên
: Quy chuẩn Việt Nam
: Quyết định
: Quản lý môi trường
: Quyết định - Ủy ban nhân dân

QLNN
TP
TNHH
UBND
RTRSH

: Quản lý nhà nước
: Thành phố
: Trách nhiệm hữu hạn
: Ủy ban nhân dân
: Rác thải rắn sinh hoạt

VSMT

: Vệ sinh môi trường


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chất thải rắn sinh hoạt là một phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt
động nào của cuộc sống không sinh ra chất thải. Xã hội ngày càng phát triển, số
lượng chất thải ngày càng nhiều và dần trở thành một mối đe dọa thật sự đối với
cuộc sống. Nếu không giải quyết vấn đề chất thải một cách hợp lý, cuộc sống của
chúng ta sẽ ngập tràn trong chất thải.
Trong công tác quản lý CTR sinh hoạt ở Việt Nam nói chung, quản lý CTR
thành phố Hà Tĩnh nói riêng, vấn đề môi trường vẫn chưa được người dân nhìn
nhận, đánh giá một cách đúng đắn. Người dân được hưởng không khí trong lành,
được hưởng các dịch vụ làm sạch như hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải do mình thải ra môi trường mà chỉ trả một khoản chi phí rất nhỏ, không tương
xứng nên người dân không có ý thức giữ gìn, coi trọng và bảo vệ môi trường. Ngoài
ra kinh phí dành cho môi trường còn hạn chế nên việc thu gom, xử lý chất thải rắn
sinh hoạt chưa triệt để và gây ô nhiễm môi trường.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và từ kiến thức tiếp thu được cùng sự giúp
đỡ của các thầy cô và các cán bộ Sở tài nguyên và môi trường Hà Tĩnh tôi chọn đề
tài “Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh
và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Hà Tĩnh và đề xuất các giải pháp khắc phục vấn đề tồn tại.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:
+ Việc đưa ra các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt đối với thành phố
Hà Tĩnh có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế và xã hội, góp phần đảm bảo sự phát triển
bền vững của thành phố trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Giảm đáng kể chi phí cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giải
quyết triệt để vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

5



- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đưa ra bức tranh toàn diện các vấn đề về công tác quản lý, thu gom, xử lý
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, từ đó đề xuất một số hướng
xử lý, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Áp dụng các giải pháp quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Hà Tĩnh cho các đô thị khác có quy mô tương tự.

6


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
1.1.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là lượng chất thải rắn sinh ra từ các khu nhà ở (biệt
thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư....), khu thương mại (cửa hàng, nhà hàng, chợ,
siêu thị, văn phòng, khách sạn, nhà nghỉ, trạm dịch vụ, cửa hàng sửa xe...), cơ quan
(trường học, viện nghiên cứu, trung tâm , bệnh viện, nhà tù, các trung tâm, bệnh
viện, nhà tù, các trung tâm hành chính nhà nước,...), khu dịch vụ công cộng (quét
đường, công viên, giải trí, tỉa cây xanh,...) và từ công tác nạo vét cống rãnh thoát
nước...
Lượng phát sinh chất thải của người dân ở các vùng nông thôn khoảng 0,3
kg/người/ngày, trong khi đó tại các khu vực đô thị, lượng phát sinh dao động trong
khoảng 0,5-0,9 kg/người/ngày. Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long có lượng CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh lớn nhất do có mức độ hoạt động
sản xuất nông nghiệp cao.
Thành phần CTR sinh hoạt phụ thuộc vào mức sống ở một số đô thị. Mức
sống, thu nhập khác nhau giữa các đô thị đóng vai trò quyết định trong thành phần
CTR sinh hoạt. Trong thành phần chất thải đưa đến các bãi chôn lấp, thành phần

chất có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ rất cao từ 54-77,1%; tiếp
theo là thành phần nhựa: 8-16%; thành phần kim loại đến 2%; CTNH bị thải lẫn
vào chất thải sinh hoạt nhỏ hơn 1%.

7


Bảng 1.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt đầu vào của các bãi chôn lấp của một số địa phương
Hà Nội
(Nam
Sơn)

Hà Nội
(Xuân
Sơn)

Hải
Phòng
(Tràng
Cát)

Rác hữu cơ
Giấy
Vải
Gỗ
Nhựa
Da và cao su
Kim Loại
Thủy tinh
Sành sứ, đất,

9
cát
10 Đất và cát
11 Xỉ than
12 Nguy hại

53,81
6,53
5,82
2,51
13,57
0,15
0,87
1,87

60,79
5,38
1,76
6,63
8,35
0,22
0,25
5,07

55,18
4,54
4,57
4,93
14,34
1,05

0,47
1,69

57,56
5,42
5,12
3,70
11,28
1,90
0,25
1,35

77,1
1,92
2,89
0,59
12,47
0,28
0,40
0,39

68,47
5,07
1,55
2,79
11,36
0,23
1,45
0,14


64,50
8,17
3,88
4,59
12,42
0,44
0,36
0,40

62,83
6,05
2,09
4,18
15,96
0,93
0,59
0,86

Bắc
Ninh
(Thị
Trấn
Hồ)
56,90
3,73
1,07
9,65
0,20
0,58


0,39

1,26

1,27

0,44

0,79

0,79

0,24

1,27

-

6,29
3,10
0,17

5,44
2,34
0,82

3,08
5,70
0,05


2,69
6,06
0,05

1,70
-

6,75
0,00
0,02

1,39
0,44
0,12

2,28
0,39
0,05

27,85
0,07

13 Bùn
14 Các loại khác

4,34
1,63
2,29
2,75
1,46

1,35
2,92
1,89
0,58
0,05
1,46
1,14
0,03
0,14
0,04
(Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA, 3/2011 và Báo cáo Dự án Tổng hợp, xây

T
T

Loại chất thải

1
2
3
4
5
6
7
8

Hải
Phòng
(Đình Vũ)


Huế
(Thủy
Phương)

Đà Nẵng
(Hòa
Khánh)

HCM
(Đa
Phước
)

HCM
(Phước
Hiệp)

dựng các mô hình thu gom, xử lý rác thải cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã, 2006 – 2008)

8


1.1.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và con người
a. Ảnh hưởng tới môi trường nước
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải hữu cơ sẽ dễ dàng bị phân hủy trong môi
trường nước. Tại các bãi rác nước rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn nước
khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ. Nước rò rỉ di
chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như
trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Các chất
gây ô nhiễm môi trường tiềm tàng có trong nước rác gồm có: COD, N-NH 3, BOD5,

TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng)…và lượng lớn các vi sinh vật, ngoài ra còn có các
kim loại nặng khác gây ảnh hưởng lớn tới môi trường nước nếu như không được xử
lý.
b. Ảnh hưởng tới môi trường không khí
Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây, rau…) trong điều kiện
nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350C và độ ẩm từ 70-80%) sẽ được
các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm khác có tác động
xấu tới môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người
c. Ảnh hưởng tới môi trường đất
Trong đất các chất thải hữu cơ sẽ được các vi sinh vật phân hủy trong hai điều
kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm
trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản như nước, CO2, CH4…
Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của
môi trường đất sẽ làm cho các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hay không ô
nhiễm
Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi
trường đất sẽ trở lên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại
nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống tầng nước
ngầm làm ô nhiễm tầng nước này
Đối với rác không phân hủy được như cao su, nhựa…nếu không có giải pháp
xử lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất

9


d. Ảnh hưởng tới mỹ quan và sức khỏe của con người
Chất thải phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng
cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng dân cư và
làm mất mỹ quan đô thị. Thành phần trong chất thải rắn sinh hoạt rất phức tạp,
trong đó có chứa các mầm bệnh từ người và gia súc, các chất thải hữu cơ, xác sinh

vật chết… tạo điều kiện tốt cho ruồi, muỗi, chuột… sinh sản, lây lan mầm bệnh cho
người, nhiều lúc trở thành dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí sinh trùng… tồn
tại trong rác thải có thể gây bệnh cho người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da,
thương hàn, tiêu chảy, giun sán… Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy
định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là
khi gặp phải các chất thải từ bệnhh viện, công nghiệp…
Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề
nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực như gây ô nhiễm môi
trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và là nơi nuôi dưỡng các vật
chủ trung gian truyền bệnh cho người.
Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng sẽ là một trong những yếu tố gây
cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống
thoát nước đô thị.
1.1.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt
a. Phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt
Việc phân loại CTR sinh hoạt thường được tiến hành ngay tại hộ gia đình đối
với một số loại chất thải như giấy, các tông, kim loại (để bán), thức ăn thừa, lá cải, su
hào,... (sử dụng cho chăn nuôi). Các CTR sinh hoạt khác không sử dụng được hầu hết
không được phân loại mà để lẫn lộn, bao gồm cả các loại rác có khả năng phân hủy
và khó phân hủy như túi nilon, thủy tinh, cành cây, lá cây, hoa quả ôi thối, xác động
vật chết... Hiện nay, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn vào khoảng
40 – 55%. Theo thống kê có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ chức thu dọn định kỳ;
trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản. Việc thu gom rác
còn rất thô sơ bằng các xe cải tiến.
Nhiều xã không có quy hoạch các BCL tập trung, không có BCL công cộng,
không quy định chỗ tập trung rác, không có người và phương tiện chuyên chở rác. Do

10



đó, các BCL tự phát đã hình thành ở rất nhiều nơi, làm cho tình trạng CTR sinh hoạt
nông thôn trở thành vấn đề nan giải khó quản lý. Một số huyện, xã mặc dù đã có quy
hoạch BCL, nhưng vẫn chưa có các cơ quan quản lý, biện pháp xử lý đúng kỹ thuật
và người dân vẫn chưa có ý thức đổ rác theo quy định .
b. Tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt
Tái sử dụng được tiến hành với chất thải rắn có thể tái sử dụng: kim loại, thủy
tinh, nhựa, nilon, giấy các loại...
Sản xuất phân compost là giải pháp được sử dụng rộng rãi tại các nước có hệ
thống phân loại tốt, trên cơ sở quá trình phân huỷ hiếu khí tự nhiên của các vi sinh vật
biến rác thành mùn và chất dinh dưỡng cho cây trồng. Ưu điểm của phương pháp là
giảm ô nhiễm môi trường, tạo phân hữu cơ vi sinh có tác dụng tốt cho đất và cây
trồng, giá thành phù hợp với điều kiện nước ta.
Hiện nay, ở Việt Nam sản xuất phân compost đã được thực hiện ở một số nhà
máy - được xây dựng gần các đô thị, nơi cung cấp chính các loại chất thải hữu cơ làm
nguyên liệu đầu vào. Hiện tại chưa có các số liệu đánh giá về chi phí - lợi ích của các
nhà máy đang hoạt động. Mặt khác, chưa có nhà máy nào được xây dựng để phục vụ
xử lý rác thải nông thôn. Rất khó để đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng làm
phân compost ở quy mô nhỏ lẻ, từng hộ gia đình, vì vậy tại khu vực nông thôn công
nghệ này chưa được áp dụng phổ biến .
c. Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn
lấp. Tuy nhiên, toàn quốc chỉ có 12 trên tổng số 63 tỉnh thành phố có bãi chôn lấp
(BCL) hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật ở nông thôn và phần lớn được xây dựng trong
vòng 10 năm qua. Hầu hết, các BCL chất thải nông thôn là các BCL không hợp vệ
sinh, chủ yếu là BCL hở và để phân hủy tự nhiên. Hiện nay, phương pháp xử lý chất
thải rắn sinh hoạt nông thôn phù hợp nhất là chôn lấp hợp vệ sinh. Ngoài ra, các biện
pháp khác như phương pháp làm phân hữu cơ, đốt chất thải thu năng lượng cần được
tiếp tục nghiên cứu và mở rộng, tuy nhiên chưa phù hợp cho áp dụng rộng rãi tại khu
vực nông thôn Việt Nam [1]


11


1.2. Các Hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh
1.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Chất thải rắn hữu cơ vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất với hơn 52 % trong thành phần
chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại thành phố Hà Tĩnh. Hiện nay, Hà Tĩnh đang có tốc
độ đô thị hóa ngày càng cao, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng càng được chú
trọng đầu tư, do vậy thành phần đất, sỏi đá… lẫn trong chất thải rắn sinh hoạt
(CTRSH) đô thị chiếm tỷ lệ tương đối lớn, khoảng 13%. [1].
Theo số liệu thống kê của Công ty Quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh về thành
phần phổ biến của chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh như sau:

12


Bảng 1.2: Các thành phần có trong chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh

TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9

10

Thành phần

Rác thực phẩm
Cỏ/gỗ vụn, gỗ phế thải
Xương, vỏ ốc
Giấy
Vải vụn
Nhựa
Da/cao su
Kim loại
Thủy tinh, gốm sứ
Đất, cát, xỉ, gạch vỡ..

Rác hộ gia

Rác hộ gia

Rác hộ gia

Rác hộ gia

Rác

Rác

đình P.

đình P.


đình P.

đình P.

chợ P.

chợ

Bắc Hà

Thạch Quý

Thạch Hạ

Trần Phú

Bắc Hà

Tỉnh

(%)
38.6
26.5
0.9
6.2
5.5
0.9
1.8
0.4

0.9
10.2

(%)
16.22
35.19
1.56
5.68
0.59
15.23
0.37
2.03
3.86
19.27

(%)
8.5
32.7
1.4
9.2
10.5
17.6
1.7
0
8.82
9.54

(%)
21.1
31.5

1.3
7
5.5
13.9
1.3
0.8
4.5
13

13

Rác cơ

Trung

quan

bình

(%)
(%)
(%)
(%)
37.9
46.9
0.5
21.3
31.4
43.6
37.9

35.6
4.0
0.9
0.0
1.3
2.6
1.5
31.3
13.5
2.0
0.8
10.9
6
1.0
0.3
8.0
7.5
3.6
0.5
0.8
1.4
0.5
0.1
0.2
0.4
1.0
0.2
0.5
1.9
15.9

5.0
9.9
11.1
(Nguồn: UBND thành phố Hà Tĩnh, 2015)


1.2.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bản tỉnh Hà Tĩnh
a. Về thể chế, chính sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Qua số liệu điều tra về chất thải rắn các loại bao gồm chất thải rắn sinh hoạt,
chất thải rắn y tế, chất thải rắn nông nghiệp, công nghiệp, nông thôn cho thấy khối
lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là khá lớn. Để giải quyết
được tình trạng phát sinh rác thải trên địa bàn, thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh đã tập
trung cao cho công tác quản lý.
Trước hết việc quy hoạch quản lý chất thải rắn đã được tỉnh quan tâm thực
hiện từ nhiều năm trước.Năm 2005, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1294
QĐ/UB-NL1 ngày 01/7/2005 về ban hành Chương trình hành động, thực hiện Nghị
quyết số 41 NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong văn bản này,
UBND tỉnh đã nêu rõ nhiệm vụ lập quy hoạch chi tiết cho các bãi chôn lấp và xử lý
chất thải rắn toàn tỉnh; tăng cường đầu tư để tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế
tối đa lượng rác thải chôn lấp, đảm bảo kéo dài thời gian sử dụng của bãi chôn lấp
và xử lý rác thải.
Trên tinh thần đó, ngày 09/12/2008, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham
mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3531/QĐ-UBND về việc phê duyệt
Quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn cho các đô thị tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020. Trong đó đã quy hoạch cho tỉnh Hà Tĩnh 4 địa điểm xây
dựng nhà máy chế biến chất thải rắn (tại Thạch Hà, Nghi Xuân, Kỳ Anh và Hương
Sơn), 7 trạm trung chuyển chất thải rắn (tại Thạch Hà, Lộc Hà, Đức Thọ, Hương
Sơn, Can Lộc, Thị xã Hồng Lĩnh) và 02 khu xử lý chôn lấp hợp vệ sinh tại huyện
Hương Khê và Vũ Quang.

Tuy nhiên, cùng với quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã hình thành các khu, cụm công
nghiệp, làng nghề, khu du lịch… và tiến trình đô thị hóa ngày càng nhanh cùng với
sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh dẫn đến lượng chất thải phát
sinh ngày càng nhiều và đa dạng. Việc triển khai xây dựng các khu xử lý chất thải
rắn đô thị theo Quyết định 3531/QĐ-UBND cũng đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế,
bất cập. Bên cạnh đó công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn chưa đúng

14

14


quy định về quy trình, kỹ thuật dẫn đến môi trường càng bị ô nhiễm. Ô nhiễm môi
trường không chỉ làm mất cảnh quan, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con
người, ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn là nguyên nhân làm cho
tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp gây thiệt hại về kinh tế, sản xuất nông
nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội. Bảo vệ môi trường, quản lý chất thải rắn đã trở
nên cấp thiết, cần có chủ trương, giải pháp đồng bộ để góp phần vào quá trình phát
triển kinh tế nhanh và bền vững theo mục tiêu đã đề ra.
Trên tinh thần đó, tháng 10/2010, HĐND tỉnh đã họp và thông qua Nghị quyết
số 132/2010/NQ-HĐND về Đề án “Quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
đến năm 2015 và định hướng những năm tiếp theo”. Đề án quản lý chất thải rắn tập
trung đề xuất các giải pháp quy hoạch, thu gom, xử lý, chế biến chất thải rắn trên
địa bàn toàn tỉnh. Nội dung của đề án tập trung nghiên cứu, đề xuất giải quyết các
vấn đề sau: Đánh giá thực trạng; nêu các nguyên nhân; đề ra các mục tiêu, nhiệm
vụ, giải pháp trong đó nhấn mạnh các yếu tố về quy hoạch địa điểm, nhiệm vụ các
cấp, các ngành, các địa phương; nêu rõ định hướng xã hội hoá công tác thu gom xử
lý, chế biến chất thải rắn; mức độ áp dụng các công nghệ và vai trò quản lý Nhà
nước phù hợp với điều kiện thực tiễn theo từng giai đoạn cho những năm trước mắt

và lâu dài. UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch 4600/KH-UBND ngày
30/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý chất thải rắn trên địa bàn.
Ngoài ra để khuyến khích việc thành lập các tổ chức dịch vụ về môi trường
như hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường nhằm góp phần tăng tỷ lệ thu gom vận
chuyển chất thải rắn, HĐND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã thông qua Nghị quyết
122/2010/NQ-HĐND về việc phê duyệt đề án "Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Hà
Tĩnh giao đoạn 2010-2015" trong đó có chính sách khuyến khích hỗ trợ đối với các
hợp tác xã vệ sinh môi trường: "Được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100 triệu đồng, ngân
sách huyện tối thiểu 50 triệu đồng, số còn lại do Hợp tác xã huy động để mua 01 xe
ô tô vận chuyển rác thải". Các chính sách ưu tiên của tỉnh đã khuyến khích việc
thành lập hợp tác xã môi trường. Nhờ vậy số lượng hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi
trường tăng lên đáng kể, năm 2005 mới chỉ có 15 hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi
trường, đến năm 2010 con số này tăng lên 34 hợp tác xã và đến tháng 6/2012, số

15

15


lượng hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường đã tăng lên 65 đơn vị. Tỷ lệ chất thải
rắn được thu gom nhờ vậy cũng tăng lên đáng kể.
Những vấn đề còn tồn tại cơ bản là công tác quản lý chất thải rắn còn chưa
phân định trách nhiệm giữa Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường. Năm
2008 Sở Tài nguyên và Môi trường được giao lập quy hoạch các khu xử lý chất thải
rắn cho các đô thị, tuy nhiên năm 2012 Sở Xây dựng lại được giao điều chỉnh quy
hoạch các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn Hà Tĩnh. Sở Tài nguyên và Môi
trường chịu trách nhiệm thẩm định các hồ sơ cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất
thải nguy hại, cấp giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu hủy chất thải nguy
hại. Tuy nhiên đối với chất thải rắn y tế lại do Sở Y tế quản lý. Hiện chưa có văn
bản nào quy định trách nhiệm quản lý chất thải rắn làng nghề và khu vực nông thôn.

Vì vậy hiện nay công tác quản lý chất thải rắn làng nghề và từ khu vực nông thôn
vẫn còn lỗ hổng. Riêng đối với cấp huyện, xã, hiện nay việc quản lý chất thải rắn
chưa được giao cụ thể đến cấp huyện, xã. Vì vậy công tác quản lý chất thải rắn nhìn
chung còn rất lỏng lẽo [1].
b. Về tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt
Theo tính toán, tổng lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
bình quân trong giai đoạn này là 173,98 tấn/ngày. Cùng với sự gia tăng dân số, sự
phát triển kinh tế- xã hội kéo theo khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn
tỉnh ngày một tăng (khu vực nông thôn tăng 0,5%/năm, đô thị tăng 1÷1,5%/năm).
Biện pháp cơ bản hiện nay đang sử dụng để thu gom lượng rác thải phát sinh là
thông qua các hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường. Toàn tỉnh hiện có 65 tổ chức
hoạt động thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn 12/12 huyện, thị xã, thành phố hoạt
động theo 03 dạng mô hình gồm: mô hình "HTX MT "hoạt động theo Luật hợp tác
xã, Điều lệ HTX; mô hình "tổ, đội VSMT" hoạt động theo hình thức tự quản; mô
hình "Công ty TNHH" hoạt động theo luật doanh nghiệp với 52 HTX môi trường,
10 Tổ, Đội vệ sinh môi trường và 03 Công ty quản lý công trình đô thị phân bố tại
các huyện, thị như sau:

16

16


Bảng 1.3: Mạng lưới hoạt động dịch vụ vệ sinh môi trường tại Hà Tĩnh
T

Tên huyện, thị

T
xã, thành phố

1
TP Hà Tĩnh
2
TX Hồng Lĩnh
3
Kỳ Anh
4
Cẩm Xuyên
5
Thạch Hà
6
Lộc Hà
7
Can Lộc
8
Nghi Xuân
9
Đức Thọ
10 Hương Sơn
11 Hương Khê
12 Vũ Quang
Tổng cộng

Hợp tác xã

Tổ đội VSMT Công ty

Tỷ lệ thu

gom (%)

1
2
1
62,5
1
1
1
92
3
1
11
1
2
2
5
1
6
1
5
1
34
10
1
14,5
4
2
9
2
12
52

10
2
(Nguồn: Công ty Quản lý Công trình đô thị Hà Tĩnh, 2013)

Trong quá trình tổ chức hoạt động một số tổ, đội VSMT đã phát triển thành
các HTX MT như: Tổ VSMT xã Tùng Ảnh, Tổ VSMT xã Thái Yên (huyện Đức
Thọ); Tổ VSMT thị trấn Nghèn, Đội VSMT xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc); Tổ
VSMT thị trấn Vũ Quang (huyện Vũ Quang); Doanh nghiệp tư nhân Thành Hường
chuyển đổi thành HTX MT Tây Sơn (huyện Hương Sơn) [1].
Dưới sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, mạng lưới hợp tác xã, tổ đội vệ
sinh môi trường ngày càng được nhân rộng và tổ chức hoạt động có hiệu quả.
Trong đó có một số địa phương thực hiện tốt tăng nhanh cả về số lượng và chất
lượng, điển hình như: huyện Đức Thọ thành lập mới 08 HTX MT; huyện Can Lộc
thành lập mới 06 HTX MT; huyện Cẩm Xuyên thành lập mới 07 HTX MT, huyện
Lộc Hà thành lập mới 04 HTX MT; các địa phương còn lại thành lập mới từ 02 đến
03 HTX MT. Cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới các địa phương đang
đẩy mạnh và nhân rộng mô hình hoạt động của các HTX, tổ đội VSMT tại các xã
còn lại trong đó tập trung thành lập mới các HTX MT tại các xã điểm xây dựng
Nông thôn mới theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Về nhân lực: Trong số 65 tổ chức thu gom và xử lý rác thải nêu trên có tổng số
1.006 lao động (tăng 391 lao động so với năm 2010), trong đó các HTX, Đội VSMT
có 631 lao động, các Công ty môi trường có 375 người. Các HTX MT có Ban quản

17

17


lý HTX còn các đội, tổ vệ sinh môi trường thường có 01 người phụ trách là đại diện
của cán bộ UBND phường, xã hoặc cán bộ phụ nữ xã phụ trách.

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, làm việc: Năm 2010 các HTX, tổ, đội VSMT
và công ty môi trường mới chỉ trang bị được: 15 xe ép rác chuyên dụng đạt tiêu
chuẩn, 13 xe ô tô tải các loại, 03 xe bò kéo; 284 xe đẩy tay các loại. Đến năm 2012
các HTX, tổ đội VSMT và Công ty đã được trang bị 847 xe đẩy tay, 27 xe tải các
loại, 18 xe ép rác chuyên dụng, một số dụng cụ thô sơ (cuốc, xẻng, cào, đồ bảo hộ
lao động). Nhìn chung phương tiện hoạt động của HTX, tổ, đội vệ sinh môi trường
và các công ty đến nay được đầu tư tăng cả về số lượng và chất lượng hơn so với
trước. Để nâng cao hiệu quả hoạt động thu gom, xử lý rác thải cho các Công ty,
HTX, tổ đội VSMT, năm 2010 và năm 2011, UBND một số huyện, thị xã đã trích
kinh phí hỗ trợ mua xe đẩy tay cho các HTX, đội VSMT như huyện Thạch Hà hỗ
trợ mỗi HTX, đội VSMT 5 xe đẩy tay, tạo điều kiện để các tổ chức ra đời hoạt động
có hiệu quả. Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện 03 đợt hỗ trợ xe đẩy tay thu
gom rác cho các đơn vị với số lượng 150 xe trong đó tập trung tại các xã điểm xây
dựng Nông thôn mới, các HTX, đội VSMT mới thành lập, hiện nay đang tiếp tục
lập phương án hỗ trợ xe đẩy tay cho các đơn vị mới thành lập để nhanh chóng tổ
chức hoạt động thu gom xử lý rác thải.
Nhìn chung, trong những năm gần đây, mạng lưới hợp tác xã, tổ đội vệ sinh
môi trường đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Số lượng hợp tác xã, tổ đội vệ
sinh môi trường đã tăng lên 65 đơn vị trên tổng số 262 xã, phường, thị trấn.
Các công ty, HTX, tổ đội vệ sinh môi trường là hạt nhân cơ bản trong việc thu
gom xử lý rác thải trên địa bàn. Chính vì vậy việc nhân rộng mạng lưới các HTX,
tổ đội vệ sinh môi trường trong những năm gần đây đã góp phần đáng kể làm tăng
tỷ lệ thu gom chất thải rắn trên địa bàn.

18

18


140.000

120.000

108.600

100.000

81.523

80.000
60.000
40.000

119.129

52.228

58.032

35.035

20.000
Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm 2013Năm 2014Năm 2015

Hình 1.1: Kết quả thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt qua các năm
Theo số liêụ báo cáo hàng năm của các HTX, tổ, đội VSMT, các Công ty thì
số lượng rác sinh hoạt đã thu gom, xử lý bình quân hàng năm tăng rõ rệt: Năm 2008
lượng rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý là 35035 tấn; năm 2011 tổng lượng
rác thải sinh hoạt thu gom và xử lý được là 52 228 tấn; năm 2012 thu được 58 032
tấn. Năm 2013 thu được 81523 tấn; năm 2014 thu gom, xử lý trên 108.600 tấn, năm
2015 tổng lượng rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý là 119.129 tấn, trong đó:

Thành phố Hà Tĩnh thu gom và xử lý 36.748 tấn/năm, Thị xã Hồng Lĩnh 5.568
tấn/năm, huyện Kỳ Anh 25.730 tấn/năm, huyện Cẩm Xuyên 10.851 tấn/năm, huyện
Thạch Hà 4.928 tấn/năm, huyện Can Lộc 3.173 tấn/năm, huyện Lộc Hà 8.271
tấn/năm, huyện Nghi Xuân 8.793 tấn/năm, huyện Đức Thọ 4.674 tấn/năm, huyện
Hương Sơn 5.293 tấn/năm, huyện Vũ Quang 1.156 tấn/năm và huyện Hương Khê
3.859 tấn/năm. Kết quả thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt năm 2013 của các HTX
VSMT như sau:
HTXMT thị trấn Phố Châu 2400 tấn; HTXMT thị trấn Tây Sơn; HTXMT thị
trấn Hương Khê 5000 tấn; HTXMT xã Đức Yên 504 tấn; HTXMT xã Tùng Ảnh
432 tấn; HTXMT thị trấn huyện Đức Thọ 1900 tấn; HTXMT thị trấn Xuân An 2088
tấn; HTXMT thị trấn huyện Nghi Xuân 400 tấn; HTXMT xã Xuân Liên 1022 tấn;
HTXMT xã Cương Gián 1125 tấn; HTXMT Thạch Kim 1440 tấn; HTXMT Phường
Thạch 105 tấn; HTXMT thị trấn Cẩm Xuyên 7620 tấn; HTXMT thị trấn Thiên Cầm
360 tấn; HTXMT xã Cẩm Nhượng 1248 tấn; HTXMT xã Kỳ Bắc 1458 tấn.

19

19


Công ty TNHH tư vấn xây dựng quản lý môi trường đầu tư Kỳ Anh 15000
tấn; Công ty quản lý dịch vụ công trình đô thị thị xã Hồng Lĩnh 8500 tấn; Công ty
TNHH- một thành viên quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh 18250 tấn rác (rác thải
sinh hoạt) và 3051 tấn (rác thải xây dựng & các loại khác).
Đội VSMT xã Trường Sơn 1900 tấn; Đội VSMT xã Xuân Thành 840 tấn; Đội
VSMT thị trấn Nghèn 3000 tấn; Đội VSMT xã Thiên Lộc 1500 tấn; Đội VSMT xã
Tùng Lộc 1140 tấn; Đội VSMT xã Thạch Hạ thành phố Hà Tĩnh 504 tấn; Đội
VSMT thị trấn Thạch Hà 50 tấn; Đội thu gom rác Bắc Hải và khu du lịch biển
Thạch Hải 50 tấn.
Tổ VSMT xã Thái Yên 200 tấn; Tổ VSMT xã Trung Lễ 50 tấn; Tổ VSMT xã

Đức Thịnh 40 tấn.
Theo nghị quyết 132/2010/NQ-HĐND thì mục tiêu đến năm 2015, 100%
tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo
vệ sinh môi trường, 80% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát
sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 70% được thu hồi để tái
chế, tái sử dụng, tuy nhiên đến nay tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị mới chỉ đạt
65%, tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp thu gom chưa thống kê được đầy đủ nhưng
nhìn chung còn thấp.
Tại khu vực nông thôn, công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn đến bãi
chôn lấp và xử lý mới chỉ được một số thôn, xóm, cụm dân cư trung tâm thành lập
các tổ vệ sinh môi trường đứng ra thực hiện nên còn chưa đồng bộ và tồn tại nhiều
bất cập. Tại nhiều hộ gia đình vẫn giữ cách làm cũ tự thu gom và đem đổ xuống
sông hoặc các bãi đất trống. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn
so với tỷ lệ phát sinh còn rất thấp.
Nguyên nhân là do:
+ Việc sử dụng túi nilon trên địa bàn còn khá nhiều: Tại nghị quyết 132 cũng
đã đưa ra mục tiêu đến năm 2015 giảm khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị
và trung tâm thương mại so với năm 2010 là 40% và đến năm 2020 giảm 85%. Tuy
nhiên trên thực tế lượng túi nilon đang sử dụng khá nhiều. Tại các khu vực chợ,
trung tâm thương mại, túi nilon được sử dụng tràn lan, hầu hết tất cả các hoạt động
mua bán đều sử dụng túi nilon. Túi nilon là một trong những thành phần khó phân

20

20


hủy. Vì vậy việc sử dụng túi nilon tràn lan như hiện nay sẽ là một thách thức đối với
môi trường trong tương lai.
+ Nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân còn hạn chế: Mặc dù tỉnh đã

tập trung cao cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ
môi trường nhưng các nội dung tuyên truyền chưa thực sự đi sâu đến tận người dân.
Bên cạnh đó nhìn chung ý thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Tình trạng
rác thải sinh hoạt vứt đầy các ao hồ, sông suối, dọc các trục đường giao thông làm
mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường đang còn xảy ra phổ biến ở nhiều địa
phương. Ngoài ra, do chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế nên nhiều chủ doanh nghiệp
không đầu tư kinh phí lắp đặt các trang thiết bị, phương tiện thu gom rác thải,
không hợp đồng thu gom xử lý rác thải phát sinh mà tự xử lý tại khuôn viên công
ty, nhà máy bằng cách đốt hoặc chôn lấp. Đây là một trong những nguyên nhân gây
ô nhiễm môi trường xung quanh.
+ Số lượng các hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường còn chưa nhiều: Trong
những năm gần đây, số lượng các công ty, Hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường
tăng lên đáng kể (từ 15 đơn vị trong năm 2005 lên 65 đơn vị trong năm 2012)
nhưng so với nhu cầu thu gom chất thải rắn sinh hoạt thì con số này vẫn chưa đạt
yêu cầu. Bên cạnh đó cũng do hạn chế về kinh phí vì vậy việc đầu tư trang thiết bị
thu gom, vận chuyển rác chỉ mới đáp ứng cho một số hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi
trường ở các xã xây dựng nông thôn mới, số lượng đầu tư cũng còn hạn chế. Ở một
số đơn vị khác, do chưa có kinh phí đầu tư, kinh phí hỗ trợ còn hạn chế vì vậy
phương tiện, trang thiết bị thu gom vận chuyển còn thô sơ, chưa đáp ứng được tình
trạng phát sinh rác thải trên địa bàn.
+ Công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn chưa được triển khai gây khó
khăn cho việc xử lý: Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn mặc dù đã được thực
hiện thí điểm tại phường Trần Phú- thành phố Hà Tĩnh nhưng chưa được nhân rộng.
Việc phân loại chất thải rắn hiện nay chủ yếu còn mang tính tự phát do một số
người dân, người buôn bán đồng nát, người bới rác và công nhân thu gom rác thực
hiện. Theo đó, hiệu quả phân loại rác và tái sử dụng chưa cao. Mặc dù thành phần
chất thải hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ lệ khá cao nhưng nhìn chung
tại Thành phố Hà Tĩnh cũng như tại các huyện đều chưa tổ chức khai thác sử dụng
triệt để, vì vậy mức độ giảm tác động ô nhiễm môi trường còn rất thấp.


21

21


Bên cạnh đó, việc phân loại chất thải công nghiệp tại các KCN, CCN hầu như
chưa được thực hiện, còn để lẫn lộn chất thải nguy hại với không nguy hại và chất
thải sinh hoạt. Phân loại chất thải rắn y tế, tuy đã thực hiện ngay tại các khoa phòng,
nhưng việc trang bị các phương tiện, dụng cụ, túi đựng còn chưa đầy đủ, chưa đúng
cách, vẫn để lẫn với chất thải rắn sinh hoạt. Việc tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt
còn tự phát và được tổ chức tái chế không chính thức bởi các cơ sở ở một số làng
nghề cơ khí gây thêm nhiều ô nhiễm môi trường. Hoạt động tái chế chất thải rắn
công nghiệp mới có một phần nhỏ các chất thải được tuần hoàn, tái sử dụng bên
trong và bên ngoài các cơ sở xí nghiệp như: nilon, nhựa, nhôm, sắt vụn...[1]
c. Về xử lý, tiêu hủy chất thải rắn sinh hoạt
Hầu hết lượng rác thải thu gom đều là rác thải sinh hoạt ở các đô thị, còn rác
sinh hoạt ở nông thôn chủ yếu được tái sử dụng hoặc chôn lấp tại vườn, tỷ lệ thu
gom ở khu vực này rất thấp. Đối với chất thải rắn từ sản xuất công nghiệp chủ yếu
được tái chế, tái sử dụng và thu gom vào các khu xử lý chất thải rắn đã được quy
hoạch tập trung cho khu công nghiệp. Còn đối với chất thải rắn từ sản xuất nông
nghiệp chủ yếu được sử dụng làm chất đốt, ủ phân bón ruộng hoặc chôn lấp tại
vườn từng hộ gia định. Riêng chất thải y tế được phân loại, thu gom, vận chuyển và
xử lý theo quy trình riêng; đến nay hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện
đều đã đầu tư dây chuyền công nghệ đốt chất thải rắn y tế.
Tỉnh Hà Tĩnh có 12 huyện, thị xã, thành phố với 262 xã, phường, thị
trấn.Lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng nhiều.Tuy nhiên, số lượng nhà máy xử
lý và bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh trên địa bàn còn rất ít, chưa đáp ứng
được nhu cầu xử lý rác thải trên địa bàn.
Theo số liệu thống kê năm 2005 trên địa bàn tỉnh chỉ có 5 bãi chôn lấp chất
thải rắn được đầu tư gồm: bãi rác Kỳ Anh, bãi rác Đập Chùa- Thạch Yên- TP Hà

Tĩnh, bãi rác Thiên Cầm- Cẩm Xuyên, bãi rác thị trấn Thạch Hà và bãi rác thị xã
Hồng Lĩnh. Một số địa phương khác cũng có bãi rác nhưng chỉ mang tính chất là
những điểm tập kết rác, chưa hề được đầu tư xây dựng theo quy định. Chính vì vậy,
các bãi rác trên địa bàn tỉnh trở thành điểm nóng về ô nhiễm môi trường.
Từ năm 2006- 2010, một số bãi chôn lấp chất thải rắn tiếp tục được đầu tư xây
dựng bao gồm: bãi chôn lấp chất thải rắn khu du lịch Xuân Thành – huyện Nghi

22

22


Xuân, Bãi xử lý chất thải rắn thị trấn Tây Sơn Huyện Hương Sơn; Bãi xử lý chất
thải rắn sinh hoạt tại xã Cẩm Quan- Cẩm Xuyên; Một số bãi rác được cải tạo gồm
bãi chôn lấp chất thải rắn tại Đập Chùa- Thạch Yên- TP Hà Tĩnh và bãi rác thị xã
Hồng Lĩnh. Sau khi Nghị quyết 132 thông qua đề án quản lý chất thải rắn đồng thời
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các địa
phương tích cực tập trung đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn, bãi chôn lấp
chất thải rắn hợp vệ sinh, đến nay Nhà máy sản xuất, chế biến phân Hữu cơ từ rác
thải sinh hoạt tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên đã hoàn thành và đưa vào sử
dụng với công suất xử lý 200 tấn rác thải/ngày đêm.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh có 5 địa phương có khu xử lý
chất thải rắn được đầu tư theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh gồm: Thành phố Hà
Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, thị trấn Thiên Cầm, thị trấn Xuân Thành và thị trấn Tây
Sơn và huyện Cẩm Xuyên có nhà máy sản xuất, chế biến phân Hữu cơ từ rác thải
sinh hoạt đã được đi vào vận hành. Một số địa phương khác đã có lập án đầu tư khu
xử lý chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh như huyện Can Lộc, huyện Lộc Hà; một số
huyện đang lựa chọn địa điểm, tiến hành các bước để đầu tư nhà máy xử lý chất thải
rắn như Hương Khê, Kỳ Anh... Ngoài ra, chất thải rắn ở các đô thị khác đều được
đốt, chôn lấp tự nhiên hoặc không đảm bảo qui trình chôn lấp hợp vệ sinh. Tình

trạng ô nhiễm môi trường tại các bãi rác hiện nay đang là một trong những vấn đề
gây bức xúc. Về xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đã được thu gom và xử lý một
phần. Hiện tại, chỉ có 8 bệnh viện đã đầu tư lò đốt theo công nghệ tiên tiến, một số
bệnh viện đang sử dụng lò đốt thủ công và phấn đấu đến năm 2011 hoàn thành lắp
đặt lò đốt mới theo công nghệ tiên tiến.
Ngày 09/12/2008, UBND tỉnh Hà Tĩnh ra Quyết định số 3531/QĐ-UBND về
việc phê duyệt Quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn cho các đô thị tỉnh Hà Tĩnh
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Trong đó, có 4 địa điểm với vị trí, quy
mô, công suất dự kiến theo từng giai đoạn và phạm vi phục vụ như sau:

23

23


Bảng 1.4: Các khu quy hoạch xử lý chất thải rắn đô thị tỉnh Hà Tĩnh
Công suất
T
T

1

2

Địa điểm

(tấn/ngày)

Quy mô
(ha)


Đến

2015-

2015

2020

Phạm vi phục vụ

TP. Hà Tĩnh, Lộc Hà,

Thạch Văn, Thạch

26.7

Hội, Thạch Hà
Xuân Viên- Nghi
Xuân

120

328

12

170

310


3

Kỳ Tân-Kỳ Anh

18

200

400

4

Tây Sơn-Hương Sơn

15

100

360

Thạch Hà,
Cẩm Xuyên
TX.Hồng Lĩnh, Nghi
Xuân, Đức Thọ, Can Lộc
Huyện Kỳ Anh, KKT
Vũng Áng
H.Hương Sơn,

KKTCKQT Cầu Treo

(Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Tĩnh 2015)

Các trạm trung chuyển chất thải rắn được quy hoạch tại các huyện: Thạch Hà,
Lộc Hà, Đức Thọ, Hương Sơn, Can Lộc và thị xã Hồng Lĩnh bao gồm:
Bảng 1.5: Một số điểm quy hoạch chất thải rắn ở tỉnh Hà Tĩnh
T
T
1
2
3
4

Địa điểm

Diện tích

Xã Thạch Thanh-Thạch Hà
Xã Hồng Lộc-Lộc Hà
Xã Đức An-Đức Thọ
TT Phố Châu-Hương Sơn

(ha)
1
1.5
5
2.5

5

Xã Sơn Kim I-Hương Sơn


1.5

6
7

TT Nghèn-Can Lộc
P.Nam Hồng-TX Hồng Lĩnh

1.5
2.5

8

Xã Đức Bồng-Vũ Quang

5

9

Phạm vi phục vụ
Huyện Thạch Hà
Huyện Lộc Hà
Huyện Đức Thọ
Huyện Hương Sơn
KKT Cửa khẩu Quốc tế Cầu
Treo
Huyện Can Lộc
TX. Hồng Lĩnh
TT Vũ Quang, khu thương mại


Đức Bồng
Xã Hương Long-Hương Khê
6.5
TT Hương Khê
(Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Tĩnh 2015)
Trong thời kỳ chưa xây dựng được các nhà máy chế biến chất thải rắn, sử

dụng các vị trí lựa chọn trên để xử lý chất thải rắn theo công nghệ chôn lấp hợp vệ
sinh. Đối với 2 huyện Hương Khê và Vũ Quang, do lượng chất thải rắn phát sinh
chưa lớn, mức độ đô thị hóa còn thấp, mật độ dân cư chưa cao nên áp dụng giải

24

24


pháp chôn lấp hợp về sinh. Sau năm 2015, khi điều kiện kinh tế của các địa phương
dọc trục đường Hồ Chí Minh phát triển, sẽ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tại xã
Đức Bồng, huyện Vũ Quang để xử lý chất thải rắn cho huyện Vũ Quang và vùng
phụ cận dọc đường Hồ Chí Minh thuộc các huyện Hương Sơn, Hương Khê, vùng
thượng Đức Thọ, với công suất 100-120 tấn/ngày.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt. Việc triển
khai xây dựng các khu xử lý chất thải rắn đô thị theo Quyết định 3531/QĐ-UBND
cũng đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế, bất cập. Một số nội dung theo định hướng
quy hoạch trên chưa được thực hiện đầu tư và không còn phù hợp. Hiện nay, UBND
tỉnh đang chỉ đạo Sở Xây dựng triển khai điều chỉnh, bổ sung lại quy hoạch các khu
xử lý chất thải rắn. Mặc dù quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn đô thị đã được phê
duyệt, đề án quản lý chất thải rắn đã được thông qua với mục tiêu tất cả các xã đều
phải có quy hoạch bãi rác hợp vệ sinh theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Tuy

nhiên do hạn chế về kinh phí vì vậy việc triển khai thực hiện quy hoạch còn quá
chậm. Đến nay toàn tỉnh mới chỉ có 5 bãi chôn lấp hợp vệ sinh, mới chỉ đầu tư nhà
máy sản xuất chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tại xã Cẩm Quan, huyện
Cẩm Xuyên, đang triển khai đầu tư bãi chôn lấp và xử lý chất thải rắn huyện Can
Lộc và Lộc Hà. Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn hiện tại, việc quản lý vận hành
cũng không được thực hiện đúng quy trình vệ sinh, một số bãi chôn lấp được đầu tư
khá lâu như bãi rác thị xã Hồng Lĩnh đến nay công trình đã xuống cấp, tường rào bị
đổ, hệ thống thu gom nước rỉ rác chưa được đầu tư theo quy định, nơi xử lý trở
thành nơi phát tán ô nhiễm. Lượng rác thải được thu gom này lại là nguyên nhân
gây ra tình trạng ô nhiễm tập trung cục bộ tại các nơi đổ rác.
Còn lại hầu hết các địa phương đều chưa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh, rác thải
sinh hoạt được đổ vào một số điểm tập kết không có hàng rào bao quanh, không có
nền rắn chắc, vị trí tập kết không đảm bảo khoảng cách vệ sinh an toàn đối với khu
dân cư, đối với nguồn nước... Vì vậy nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm
nguồn nước mặt, nước ngầm và ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, sức khỏe của
người dân là rất cao [1].
d. Về tuyên truyền, nâng cao nhận thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt

25

25


×