Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Phong cách mỹ nhập môn văn hóa mỹ 1,2,3,7,9 , 11 phạm thị hải trang dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 64 trang )

Bản dịch cho các chương 1,2,3,7,9 &11
Tác giả dịch: Phạm Thị Hải Trang


Chương 1: Đời sống xã hội ở Mỹ

Con người vốn có bản tính hay tị mị về chuyện của người khác. Mỗi khi gặp gỡ
những người ngoại quốc, chúng ta luôn muốn biết nhiều điều về họ như:
- Cuộc sống ở đất nước họ như thế nào?
- Họ sống trong những ngơi nhà có kiểu dáng ra sao?
- Họ ăn những loại thức ăn gì?
- Những phong tục tập quán ở đất nước họ là gì?
Nếu có dịp được đi thăm một quốc gia khác, chúng ta có thể quan sát con người và
cuộc sống ở nơi đó, khi ấy ta có thể tự trả lời được phần nào những câu hỏi nêu trên.
Nhưng những câu hỏi thú vị nhất lại thường là những câu khó trả lời nhất như:
- Con người ở nơi đó tin vào điều gì?
- Họ coi trọng điều gì nhất?
- Những điều gì thường thúc đẩy họ?
- Tại sao họ lại có cách hành xử như thế?
Muốn giải đáp được những thắc mắc về người Mỹ, chúng ta phải ghi nhớ hai điều: thứ
nhất nước Mỹ có diện tích vơ cùng rộng lớn và thứ hai là nước Mỹ rất đa dạng phong
phú về thành phần chủng tộc. Thật khó mà hình dung được nước Mỹ bao la như thế
nào nếu bạn không thử đi từ thành phố này đến thành phố kia. Leo lên một chiếc xe
khởi hành từ New York tới Los Angeles, nếu chỉ dừng xe dọc đường để đổ xăng, ăn
và ngủ thôi cũng phải mất bốn đến năm ngày. Nếu đi từ New York tới Florida thì phải
lái xe liên tục trong hai ngày. Vào những ngày mùa đông, trong khi tại thủ đơ
Washington có thể có mưa, ở New York và Chicago có thể có tuyết, thì cùng lúc đó ở
Los Angeles và Miami người ta có thể đi bơi vì tiết trời lại khá ấm áp. Cũng khơng
khó để hình dung ra sự khác biệt trong cuộc sống thường nhật tại những khu vực có
khí hậu khác nhau. Tương tự như vậy, lối sống của người dân ở những thành phố và
thị trấn cách xa nhau cũng khác nhau.


Một yếu tố khác rất quan trọng cũng có ảnh hưởng tới đời sống người Mỹ là sự đa
dạng về chủng tộc. Ngoài những người Mỹ bản địa vốn sinh sống ở lục địa Bắc Mỹ từ
thời của những người thực dân châu Âu đầu tiên, toàn bộ người Mỹ hiện nay hoặc tổ
tiên xưa kia của họ đều có gốc gác từ những quốc gia khác nhau. (Một số người Mỹ
bản địa xuất thân từ những bộ tộc Anhđiêng tách biệt và độc lập với ngơn ngữ, văn
hóa, truyền thống và thậm chí là chính quyền riêng.) Vào những năm 1500, người Tây
Ban Nha thiết lập những khu định cư ở Florida, California và vùng Tây Nam, người
Pháp cũng đến chiếm cứ những vùng lãnh thổ rộng lớn ở trung tâm lục địa Bắc Mỹ.


Nhưng từ những năm 1600 cho đến lúc Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ được thành lập vào
năm 1776, phần lớn những người di cư đến các xứ thuộc địa cũ của nước Mỹ ngày
nay đều là từ Bắc Âu, mà chiếm đa số là từ nước Anh (England). Họ chính là những
người đã kiến tạo nền tảng giá trị và thuần phong mỹ tục góp phần hình thành nên văn
hóa truyền thống có ảnh hưởng sâu sắc đến nước Mỹ ngày nay.
Đất nước của những người nhập cư
Năm 1815, dân số nước Mỹ vào khoảng 8,4 triệu người. Trong suốt 100 năm
sau đó, đất nước này tiếp nhận thêm 35 triệu di dân, đại đa số đến vào cuối những năm
1800 đầu những năm 1900. Nhiều người trong số họ khơng phải là dân Bắc Âu. Năm
1882, có thêm 40.000 người Trung Quốc đến nhập cư, và giữa năm 1900 và 1907 lại
có thêm hơn 30.000 người Nhật. Vào thời điểm đó, đại đa số di dân là từ vùng Trung,
Đông và Nam Âu. Những người mới nhập cư mang theo những ngơn ngữ và văn hóa
khác nhau đến đất Mỹ, nhưng dần dần họ đều bị đồng hóa với nền văn minh Mỹ vốn
vượt trội hơn.
Năm 1908, nhân dịp nước Mỹ đón nhận thêm 1 triệu người nhập cư mới, Israel
Zangwill đã viết trong một vở kịch rằng: “Nước Mỹ là cái nồi nung của Chúa, đó là
một cái nồi nơi tất cả các chủng tộc của châu Âu được nấu tan chảy ra và tái kết hợp
lại... Người Đức và người Pháp, người Ailen và người Anh, người Do Thái và người
Nga – tất cả cùng chung một nồi! Và Chúa sẽ tạo ra người Mỹ!”
Từ khi Zangwill sử dụng cụm từ “nồi nấu chảy” lần đầu tiên để mô tả nước

Mỹ, những cuộc tranh cãi về ý tưởng đó bắt đầu nổ ra. Trong chương 8 chúng ta sẽ
xem xét vấn đề này một cách chi tiết hơn, và lần theo dấu vết lịch sử về người Mỹ gốc
Phi. Có hai điều sau đây là chắc chắn: nền văn minh Mỹ vượt trội hơn đã sống sót, và
ít nhiều đã thu hút được thêm một số lượng rất lớn dân nhập cư tại những thời điểm
khác nhau trong lịch sử. Nó cũng được thay đổi qua thời gian bởi những nhóm người
di cư đến sinh sống ở đây.
Nhìn vào số liệu nhập cư của những năm 1900, chúng ta có thể thấy đại đa số
di dân đã đến đây vào khoảng đầu và cuối thế kỷ. Trong suốt hai thập kỷ đầu tiên của
thế kỷ 20, có đến 1 triệu người nhập cư mới mỗi năm, cho nên trong bản điều tra dân
số năm 1910 cho thấy có khoảng 15% người Mỹ trước kia được sinh ra ở ngoài nước.
Tuy nhiên, vào năm 1921, nước Mỹ bắt đầu hạn chế việc nhập cư, và Đạo luật Nhập
cư năm 1924 gần như đã khép lại cánh cửa nhập cư. Số lượng người nhập cư được
chấp nhận mỗi năm giảm từ 1 triệu xuống chỉ còn 150.000. Một hệ thống hạn ngạch
đã được thiết lập để quy định rõ số lượng người nhập cư từ mỗi nước. Hệ thống này
đặc biệt ưu ái cho những di dân từ Bắc và Tây Âu và hạn chế những người còn lại một


cách nghiêm khắc. Hệ thống hạn ngạch có hiệu lực tới năm 1965, với một vài ngoại lệ
cho phép những nhóm người tị nạn từ Hungary, Cuba, Việt Nam và Campuchia được
vào đất Mỹ.
Luật nhập cư bắt đầu thay đổi vào năm 1965 và tổng số người nhập cư mỗi
năm lại tăng lên – từ mức 300.000 người vào những năm 1960 lên 1 triệu người vào
những năm 1990. Vào cuối thế kỷ 20, nước Mỹ đã chào đón một số lượng người nhập
cư nhiều hơn tất cả các nước công nghiệp khác cộng lại. Bên cạnh con đường nhập cư
hợp pháp, ước tính mỗi năm có thêm khoảng nửa triệu người nhập cư bất hợp pháp tại
Mỹ. Những sửa đổi về luật nhằm giúp cho các gia đình di dân được đồn tụ đã dẫn
đến việc có rất nhiều di dân không phải gốc châu Âu đến Mỹ, qua đó hình thành nên
một nhóm di dân mới. Vào cuối những năm 1900, 90% người nhập cư có gốc gác Mỹ
Latinh, Caribê và châu Á.
Vào thế kỷ 21, số lượng người nhập cư mới bắt đầu chiếm tỷ trọng bằng với

những năm đầu thế kỷ 20. Giữa năm 1990 và 2010, số lượng người được sinh ra ở
ngoài nước hiện đang sống tại Mỹ đã tăng gần gấp đôi, từ 20 triệu lên 40 triệu, khoảng
một phần ba trong số đó đến Mỹ từ năm 2000. Những người nhập cư mới này chiếm
khoảng một phần ba trong tổng mức tăng trưởng dân số và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới
đất nước. Vào năm 2010, có khoảng 13% dân số Mỹ được sinh ra ở nước ngồi. Con
số này thậm chí cịn cao hơn ở thủ đơ và 12 bang sau đây:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

California
New York
New Jersey
Florida
Nevada
Hawaii
Texas
Arizona
Illinois
Massachusetts
Connecticut

Maryland
Đặc khu Columbia

=27%.
>21%.
>21%.
>19%
>19%
>16%.
>16%.
>13%.
>13%.
>13%.
>13%.
>13%.
>13%.

Tình trạng nhập cư trong thế kỷ 21 vẫn đang tiếp tục thay đổi màu sắc và chủng
tộc của nước Mỹ. Đầu tiên, tỷ trọng người Mỹ da trắng và người gốc châu Âu tiếp tục
giảm. Giờ đây có rất ít người châu Âu đến nhập cư tại Mỹ, và phần lớn những người
đặt chân tới Mỹ từ những năm 1900 giờ đã qua đời. Con cháu của họ kết hôn với


những người Mỹ có tổ tiên trước kia từ nước ngoài, và nhiều thế hệ người nhập cư thứ
hai, thứ ba khơng cịn nghĩ rằng họ là người Ailen, Đức hay Anh nữa.
Đầu những năm 2000, phân nửa số người nhập cư mới là dân Mỹ Latinh, họ
hình thành nên những cộng đồng lớn nói tiếng Tây Ban Nha trải khắp cả đất nước, tập
trung nhiều nhất ở California, Florida, Texas, Arizona và các bang khác ở vùng Tây
Nam. Những người Hispanic ngày nay là sắc dân thiểu số chiếm phần đông nhất trong
cơ cấu dân số (16%), tỉ trọng này lớn hơn cả người Mỹ gốc Phi (13%). Sự lớn mạnh

của cộng đồng Hispanic cũng làm tăng ảnh hưởng của họ lên chính trị và kinh tế của
nước Mỹ. Những ứng cử viên tổng thống giờ đây cũng phải tìm cách lấy lịng những
cử tri người Hispanic, và cả nước hiện có tới hơn 6.000 nhà lãnh đạo người Hispanic.
Những doanh nghiệp của người Hispanic và các kênh truyền thông bằng tiếng Tây
Ban Nha cũng phát triển. Tầm ảnh hưởng của họ dễ nhận thấy nhất trong các trường
học, nơi có hơn 20% học sinh là con em của người Hispanic.
Số lượng người Mỹ gốc Hispanic có thể sẽ cịn tăng lên vì phần lớn trong số họ
đang ở độ tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, số lượng người nhập cư mới gốc Hispanic
đã giảm đi. Năm 2000, họ chiếm hơn 50% trong tổng số dân nhập cư mới, nhưng con
số này đã giảm xuống chỉ còn 30% vào năm 2010. Do nền kinh tế khó khăn, nhiều di
dân quyết định quay lại quê nhà ở Mỹ Latinh. Chưa kể đến chính sách biên phịng
nghiêm ngặt khiến cho số lượng nhập cư bất hợp pháp giảm đi nhiều, tổng số dân
Hispanic hiện đang sống ở Mỹ đã thực sự giảm xuống.
Những di dân từ châu Á cũng góp phần vào cơ cấu dân số hỗn hợp của Mỹ. Kết
quả điều tra dân số năm 2010 lần đầu tiên cho thấy tỉ trọng người nhập cư gốc châu Á
cao hơn so với tỉ trọng của người Hispanic. Ngày nay, hơn 35% thế hệ đầu tiên của
những người nhập cư sinh ra là người châu Á, và họ chiếm 6% tổng số dân nước Mỹ.
Nếu xu hướng này tiếp diễn, những di dân gốc Á sẽ có tầm ảnh hưởng khơng nhỏ đối
với văn hóa Mỹ. Trong khi những sắc dân thiểu số khơng có gốc gác da trắng tiếp tục
phát triển, thì tỉ trọng của sắc dân gốc da trắng vốn chiếm đa số dần thu hẹp lại. Vào
năm 2011, lần đầu tiên, số lượng trẻ em sinh ra thuộc chủng tộc thiểu số lại cao hơn số
trẻ ở chủng tộc đa số. Tỉ trọng của sắc dân da trắng vốn chiếm đa số có thể sẽ giảm
xuống dưới 50% vào khoảng giữa những năm 2040 và 2050. Hiện nay, tại nhiều bang
và thành phố lớn đã có tình trạng “thiểu số chiếm đa số.” Điều này có nghĩa là một
nửa dân cư tại những nơi đó là người thuộc chủng tộc thiểu số.
Sự đa nguyên về văn hóa ở Hoa Kỳ
Một trong những câu hỏi quan trọng mà nước Mỹ phải trả lời hiện nay là những
người nhập cư có vai trị gì đối với nơi được xem như tổ quốc thứ hai của họ. Những



người này sẽ tiếp nhận những giá trị truyền thống của Mỹ ở mức độ nào? Họ sẽ cố
gắng giữ gìn ngơn ngữ và văn hóa truyền thống của họ ra sao? Liệu họ có tạo nên một
nền văn hóa hoàn toàn mới dựa trên sự pha trộn giữa những giá trị của họ với những
giá trị truyền thống của Mỹ?
Từ thời xưa, con cái của những người nhập cư dù lớn lên trong môi trường
song ngữ và đứng giữa hai nền văn hóa, nhưng chúng cũng khơng được cha mẹ truyền
lại ngơn ngữ và văn hóa của tổ tiên. Do đó, nhiều thế hệ thuộc hàng cháu chắt của
những di dân trước kia nay khơng nói được tiếng của dân tộc mình và họ giờ đây chỉ
đơn thuần là những người Mỹ nếu xét về mặt văn hóa. Tuy nhiên, ở những nơi trên
đất Mỹ vốn có những cộng đồng từ xưa đã chung nhau một ngôn ngữ hoặc một nền
văn hóa, tại những nơi đó hai thứ tiếng và hai nền văn hóa vẫn cùng tồn tại và phát
triển. Điều này đặc biệt đúng với những cộng đồng ở các vùng có đơng người nhập cư
mới. Chẳng hạn như ở California, bài thi lấy giấy phép lái xe được viết bằng hơn 30
thứ tiếng. Nhìn chung, sự đa nguyên về văn hóa ở Mỹ hiện được chấp nhận rộng rãi
hơn so với thời kỳ nửa đầu thế kỷ 20, một vài hệ thống trường cịn có cả các khóa học
song ngữ và chương trình giảng dạy đa văn hóa.
Kết quả điều tra dân số năm 2010 đã cho thấy sự gia tăng về độ đa dạng trong
dân số nước Mỹ. Bản khảo sát lúc đó có rất nhiều mục về chủng tộc và dân tộc để lựa
chọn, người làm khảo sát có thể chọn nhiều hơn một mục.
Trong khi nhiều người Mỹ một mặt cố giữ gìn các di sản dân tộc và truyền
thống văn hóa của họ. Mặt khác, số lượng các cuộc hôn phối khác chủng tộc lại tăng
lên, và phần lớn người trẻ tin rằng người họ kết hôn dù thuộc chủng tộc hay dân tộc
nào cũng không quan trọng. Bằng chứng cho sự thừa nhận tính chất đa sắc tộc này là
cuộc bầu cử năm 2008 với chiến thắng của Barack Obama, tổng thống người Mỹ gốc
Phi đầu tiên. Tổng thống Obama kỳ thực mang trong mình hai huyết thống, một từ
người mẹ da trắng và một từ người cha da đen gốc Kenya. Di sản về sắc tộc mà ông
kế thừa là từ người ông cố gốc Ailen 5 đời trước, người đã di cư đến nước Mỹ vào
năm 1850. Càng ngày càng có nhiều đứa trẻ đa huyết thống được sinh ra. Đến giữa thế
kỷ này, đất nước có thể sẽ khơng cịn người da trắng nữa; vài người nói rằng màu da
của hầu hết người Mỹ sẽ là màu be hoặc màu nâu sáng, do kết quả của việc hôn phối

khác chủng tộc.
Ở Mỹ, nhiều người khá nhạy cảm với những từ ngữ miêu tả sắc tộc, và họ luôn
cố gắng để gọi sao cho phải phép. Chẳng hạn như người Mỹ da đen thích được gọi là
người Mỹ gốc Phi hơn là người “da đen” vì cụm từ này nói lên được xuất xứ châu Phi
của họ. Cách gọi “người Mỹ bản địa” và “người Anhđiêng” được dùng xen kẽ bởi
những cư dân gốc ở lục địa Bắc Mỹ, trong khi một số khác lại tự gọi mình bằng tên


của bộ tộc (người Navajo, người Hopi...). Một vài người nói tiếng Tây Ban Nha thích
được gọi là người “Latino” (nghĩa là có liên quan tới Mỹ Latinh) thay vì “Hispanic”
(có liên quan tới Tây Ban Nha), trong khi đó những người khác thích được gọi bằng
tên của đất nước họ (người Mỹ gốc Cuba hay người Cuban, người Mỹ gốc Mexico,
người Chicano, người Mexico...). Vì bản điều tra dân số sử dụng rất nhiều cụm từ đa
dạng, chúng ta cũng sẽ sử dụng những cụm từ như “người da trắng”, “người Mỹ bản
địa” hay “người Anhđiêng”, “người da đen” hay “người Mỹ gốc Phi”, và “người
Hispanic” hay “người Latino.”
Dù đa dạng về sắc tộc và văn hóa, nhưng người Mỹ vẫn gắn kết với nhau bởi
một sợi dây vô hình. Đó chính là ý thức về bản sắc dân tộc – ý thức rằng mình là
người Mỹ. Thêm vào đó, khi những cơng dân Mỹ nói về người Mỹ, họ cũng có ý gộp
chung cả những người từ Canada và Mỹ Latinh vào chứ không xem họ chỉ là những
người cư trú trên lục địa châu Mỹ. Khơng có khái niệm “người Hiệp chủng quốc”
trong tiếng Anh, thế nên người ta chỉ đơn giản gọi nhau là “người Mỹ.” Do đó, những
vấn đề về ngơn ngữ đơi lúc cũng gây ra hiểu lầm. Mặc dù những công dân ở Mỹ
Latinh gọi những người sống trong Hiệp chủng quốc là “người Bắc Mỹ”, nhưng đối
với nhiều người ở Hoa Kỳ thì cụm từ này khơng có nghĩa gì cả, vì đối với họ Bắc Mỹ
bao gồm cả Canada, Mexico và Hiệp chủng quốc. (ví dụ như NAFTA – Hiệp định
Thương mại Tự do Bắc Mỹ, một hiệp định về mậu dịch giữa ba nước Canada, Mexico
và Mỹ.) Cụm từ “American” được sử dụng trong cuốn sách này để chỉ những người
sống tại Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.
Khái quát chung về những đức tin của người Mỹ

Chúng ta có thể nói gì về người Mỹ? Điều gì gắn kết họ và khiến họ cảm thấy
mình là người Mỹ? Liệu ta có thể khái quát hóa những điều mà họ tin tưởng? Câu trả
lời là có, nhưng chúng ta phải hết sức thận trọng về việc khái quát hóa. Khi chúng ta
nói về những niềm tin cơ bản của người Mỹ, cần nhớ rằng khơng phải tất cả người Mỹ
đều có những niềm tin này, và không phải người Mỹ nào cũng tin vào những điều đó
như nhau. Cách người Mỹ thực hành đức tin cũng có thể khác nhau, điều này dẫn đến
sự đa dạng và phong phú trong lối sống của họ. Cái chúng ta đang cố làm là cắt nghĩa
và giải thích những giá trị văn hóa truyền thống chủ chốt đã thu hút những di dân tìm
tới Mỹ trong suốt nhiều năm.
Bạn phải biết một điều rằng ngày nay người ta nói về những giá trị Mỹ và bản
chất thực sự của chúng nhiều hơn bao giờ hết. Rất nhiều cuộc tranh luận xoay quanh
đề tài đạo đức hoặc các giá trị tín ngưỡng. Trong phạm vi cuốn sách này chúng ta sẽ
không đề cập đến chuyện đạo đức. Thay vào đó, chúng ta sẽ mơ tả những giá trị văn
hóa – guồng máy văn hóa của quốc gia. Những giá trị này định nghĩa nên nước Mỹ và


khiến cả thế giới phải chạy theo, khiến người ta có thể nói rằng mình là một “Người
Mỹ.” Rõ ràng, phần lớn trong số những thế hệ người nhập cư thứ ba đã đánh mất ngơn
ngữ và văn hóa của cha ơng nên họ chỉ nghĩ về mình đơn giản là những “người Mỹ.”
Những nội dung xuyên suốt cuốn sách này được viết ra nhờ kế thừa trí tuệ của
một người nổi tiếng về quan sát tình hình nước Mỹ tên là Alexis de Tocqueville. Năm
1831, Tocqueville khi đó là một chàng trai người Pháp trẻ tuổi đến Mỹ để nghiên cứu
về nền dân chủ Mỹ và ý nghĩa của nó đối với thế giới. Sau chuyến viếng thăm kéo dài
9 tháng, ông đã viết cuốn sách nổi tiếng với tựa đề Nền dân trị Mỹ, đây là cơng trình
nghiên cứu kinh điển về lối sống kiểu Mỹ. Tocqueville có năng lực quan sát khác
thường. Không những khắc họa được hệ thống chính quyền dân chủ và cơ chế hoạt
động, ơng cịn nêu ra những ảnh hưởng của nó lên cách suy nghĩ, cảm nhận và hành
động của dân chúng. Nhiều học giả tin rằng ơng có hiểu biết về những giá trị và đức
tin truyền thống của Mỹ sâu sắc hơn bất cứ tác giả nào từng viết về nước Mỹ. Điều
đáng chú ý là rất nhiều những nét tiêu biểu trong tính cách của người Mỹ được ơng

quan sát gần 200 năm trước vẫn còn hiện diện và có ý nghĩa cho đến ngày hơm nay.
Những quan sát của Tocqueville về tính cách người Mỹ trở nên rất quan trọng
là do một nguyên nhân khác có liên quan tới thời điểm ơng đặt chân tới nước Mỹ. Đó
là vào những năm 1830, tức là trước thời kỳ công nghiệp hóa ở Mỹ. Đây là thời đại
của những nơng dân và doanh nhân nhỏ lẻ, thời của công cuộc định cư tại biên giới
phía Tây. Trong giai đoạn này những giá trị truyền thống của một quốc gia non trẻ chỉ
vừa mới hình thành. Nhưng chỉ sau một thế hệ, khoảng 40 năm kể từ khi Hiến pháp
Mỹ được thông qua, chế độ nhà nước mới đã tạo ra một cộng đồng người mang những
giá trị độc nhất. Những đặc trưng trong tính cách Mỹ mà Tocqueville mơ tả lúc bấy
giờ cũng chính là những gì mà ngày nay người Mỹ lấy làm kiêu hãnh. Mặc dù vậy,
Tocqueville vẫn là một nhà quan sát trung lập, ông thấy được cả mặt tốt lẫn mặt xấu
của những tính chất đó.
Cuốn sách này nói về những đức tin, giá trị và đặc trưng cá tính cơ bản và
truyền thống của người Mỹ. Nó khơng đề cập đến những sự thật khơ cứng về cách
hành xử kiểu Mỹ hay về các cơ quan tổ chức, nhóm tác giả hơn hết muốn nói về
những động cơ thúc đẩy con người và các thiết chế. Cụ thể hơn, là cách mà những giá
trị cơ bản và niềm tin truyền thống ảnh hưởng đến những khía cạnh quan trọng trong
đời sống xã hội Mỹ: tơn giáo, kinh doanh, làm việc và vui chơi, chính trị, gia đình và
giáo dục.
Chúng tơi có lời mời bạn hãy tham gia cùng chúng tôi thông qua cuốn sách
này. Chúng tôi sẽ mô tả những điều mà người Mỹ suy nghĩ và tin tưởng, và bạn sẽ có
cơ hội để kiểm chứng những điều đó bằng óc quan sát của chính bạn. Khi bạn đọc về


những giá trị truyền thống cơ bản này, hãy nghĩ về chúng như những giả thuyết cơ sở
mà bạn có thể dùng để kiểm chứng đối với người Mỹ, người từ các quốc gia khác, và
người của chính đất nước bạn. Hãy so sánh chúng với những giá trị và niềm tin của
bạn, với những điều mà bạn cho là quan trọng nhất trong cuộc đời mình. Thơng qua
q trình này, bạn có thể bước đầu hiểu hơn khơng chỉ về người Mỹ, mà cịn về chính
nền văn hóa và chính con người bạn. Như vậy nghĩa là nhờ nghiên cứu khám phá

người khác mà ta thấu hiểu được chính mình vậy.

Chương 2: Các niềm tin và giá trị truyền thống của người Mỹ
“ Chúng ta tin tưởng vào sự thật hiển nhiên là tất cả mọi người được sinh ra bình
đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy có quyền được sống, tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
Trích Tuyên ngôn độc lập Mỹ 1776
Bối cảnh của các giá trị truyền thống Mỹ: chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo và đa dạng
văn hóa
Ngay từ thời kỳ đầu của lịch sử, nước Mỹ đã là một sự đa dạng cả về chủng
tộc, sắc tộc, văn hố và các nhóm tơn giáo hơn bất cứ quốc gia nào trên trái đất. người Mỹ bản địa khắp lục địa Bắc Mỹ, người định cư Tây Ban Nha ở miền Tây Nam
và ở Floria, những người truyền giáo và các nhà buôn da lông thú người Pháp dọc
theo sông Mississippi, nô lệ da đen từ các nước châu Phi, người định cư Hà Lan ở
New York, người Đức ở Pennsylvania, và tất nhiên là cả những người Anh đi khai
hoang, văn hoá của họ cuối cùng hình thành nên ngơn ngữ và nền tảng cho các hệ
thơng kinh tế và chính trị ở nước Mỹ.
Hầu hết người Mỹ đều sớm nhận ra được sự đa dạng, hay tính đa nguyên này,
như một thực tế của cuộc sống.Việc có nhiều nhóm sắc tộc, văn hố và tơn giáo trong
một đất nước có nghĩa là chấp nhận tính đa dạng là một lựa chọn thực tế duy nhất,
mặc cho cũng có nhiều người khơng mặn mà gì với điều đó, hay thậm chí là cảm thấy
bị đe dọa bởi nó. Tuy nhiên, cuối cùng người Mỹ đã nhận thấy được sức mạnh của
tính đa dạng văn hóa trong quốc gia này. Ngày nay, hơn bất cứ thời điểm nào trong
lịch sử nước Mỹ, đã có sự thừa nhận rộng rãi tính đa nguyên của văn hoá đặc biệt là
giữa tầng lớp trẻ.
Khi xem xét hệ thống các giá trị cơ bản hình thành từ cuối những năm 1700 và
bắt đầu xác định rõ tính cách người Mỹ, chúng ta phải nhớ bối cảnh của đa nguyên
văn hoá này. Một quốc gia với sự đa dạng như vậy có thể có một bản sắc dân tộc có
thể thừa nhận như thế nào?



John Zogby , từ một cuộc thăm dò dư luận Mỹ đã thực hiện các cuộc điều tra
cho rằng những thứ gắn kết người Mỹ là "tất cả chúng ta chia sẻ một tập hợp chung
các giá trị mà làm cho chúng ta là người Mỹ ... Chúng ta đang xác định bởi các
quyền, chúng ta có ... quyền của chúng tôi là lịch sử của chúng tôi, tại sao những
người định cư châu Âu đầu tiên đến đây và tại sao hàng triệu người khác cũng đã đến
đây "
Trong lịch sử, nước Mỹ được xem là “miền đất hứa”, thu hút dân nhập cư từ
khắp nơi trên thế giới. Các cơ hội mà họ tin sẽ tìm được ở nước Mỹ và những gì họ đã
trải qua khi đến đây đã hình thành nên hàng loạt các giá trị này. Trong bài viết này,
chúng ta sẽ xem xét sáu giá trị cơ bản hình thành nên các giá trị “truyền thống” của
Mỹ. Ba lý do cơ bản giải thích tại sao người nhập cư bị thu hút tới Mỹ: cơ hội có được
tự do cá nhân, bình đẳng về cơ hội, và sự dồi dào về vật chất. Tuy nhiên, để đạt được
những điều này, họ cũng phải trả giá đó là sự tự lực, cạnh tranh, và lao động tích cực.
Cuối cùng, bản thân những cái giá phải trả này cũng trở thành một bộ phận trong giá
trị truyền thống của người Mỹ.
Ba cặp giá trị trên đã xác định văn hóa độc đáo của Hoa Kỳ và dân tộc Mỹ,
cũng là một cách khác để suy nghĩ về những giá trị cơ bản liên quan đến quyền và
trách nhiệm của con người. Người Mỹ tin rằng con người có quyền tự do cá nhân ,
bình đẳng về cơ hội, và hứa hẹn thành công vật chất , nhưng tất cả đòi hỏi trách nhiệm
lớn là sự tự chủ, sẵn sàng để cạnh tranh, và chăm chỉ làm việc. Sau khi kiểm tra nguồn
gốc lịch sử của từng cặp, chúng tơi sẽ thảo luận về tình trạng hiện tại của các giá trị
này tại Hoa Kỳ.
Tự do cá nhân và tự lực cánh sinh
Những người định cư đầu tiên tới lục địa Bắc Mỹ đã thiết lập các khu kiều dân
- đó là những người được giải phóng khỏi sự kiểm soát của các xã hội châu Âu. Họ
mong muốn thoát khỏi sự kiểm soát của tầng lớp vua chúa, quý tộc và chính quyền,
giới linh mục và giáo hội. Ở một chừng mực nào đó, họ đã thành cơng. Vào năm
1776, những ngưịi định cư thuộc địa Anh đã tuyên bô" sự độc lập của họ đối với
nước Anh và lập nên một quốc gia mới là hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Trong quá trình
thực hiện, họ đã lật đổ vua Anh và tuyên bô" rằng quyền cai trị sẽ nằm trong tay

người dân. Giờ đây họ đã thoát khỏi ảnh hưởng của những tầng lớp kể trên. Vào năm
1789, khi họ viết lên Hiến pháp cho quốc gia mới thành lập của mình, họ tách riêng
giữa nhà thờ và nhà nước vì thế cho nên sẽ khơng bao giờ có một nhà thờ hậu thuẫn
cho chính phủ. Họ giới hạn tối đa quyền hạn, ảnh hưởng của nhà thờ. Cũng trong khi
soạn thảo Hiến pháp, họ đã tuyệt đốỉ cấm tước vị quý tộc để bảo đảm rằng một xã hội
quý tộc sẽ không tiến triển. Sẽ khơng có tầng lớp thống trị thuộc giới q tộc ở quốc
gia mới này.
Các quyết định lịch sử của những người định cư đầu tiên này có một tác động


đáng kể đến việc định hình tính cách Mỹ. Bằng việc hạn chế ảnh hưởng của chính
quyền, nhà thờ và xố bỏ một chính phủ chính thức do tầng lớp quý tộc thống trị, họ
tạo lập nên một bầu không khí tự do, nhấn mạnh tầm quan trọng của cá nhân. Nước
Mỹ có thể đồng lịng với nhau bằng khái niệm tự do cá nhân. Đây có thể là nền tảng
cơ bản nhất trong số tất cả các giá trị Mỹ. Các học giả và các nhà quan sát bên ngoài
thường gọi giá trị này là chủ nghĩa cá nhân, nhưng nhiều người Mỹ lại sử dụng từ tự
do. Có thể từ tự do là một trong những từ được sử dụng phổ biến ở nước Mỹ hiện
nay.
Nói đến tự do, người Mỹ muốn nói đến khát vọng và khả năng của cá nhân đối
với việc kiểm soát số phận của mình mà khơng chịu sự can thiệp từ chính quyền, một
tầng lớp thống trị quý tộc, nhà thờ, hay bất cứ chính quyền có tổ chức nào khác.
Mong muổn thoát khỏi sự kiểm soát là giá trị cơ bản của quốc gia mới thành lập năm
1776, và họ đã tiếp tục thu hút người nhập cư tới đất nước này.
Tuy nhiên, có một cái giá phải trả đốì với quyền tự do cá nhân đó là người Mỹ
phải hết sức tự lực. Các cá thể phải tìm cách dựa vào chính mình nếu khơng sự tự do
của họ sẽ bị đe doạ. Điều này có nghĩa để có được sự độc lập về tài chính và tình cảm
thì con trẻ phải thoát khỏi sự trợ giúp từ cha mẹ càng sớm càng tốt, thường là từ 18
đến 21 tuổi. Có nghĩa là ngưịi Mỹ tin rằng họ nên chú tâm đến chính mình, giải quyết
các rắc rối của mình và “tự lực cánh sinh” (“stand on their own two feet”). De
Tocquevilles đã tôn trọng niềm tin của người Mỹ vào tự lực từ gần 200 năm trước

trong những năm 1830:
Họ không nhờ vả bất cứ ai, không mong đợi điều gì từ người khác; họ có được
các thói quen là ln tự xem xét vị trí của mình, và họ có thể hình dung là tồn bộ số
phận họ nằm trong tay họ.
Ngày nay niềm tin mạnh mẽ vào tính tự lực này vẫn tiếp tục như một nền tảng
truyền thống cơ bản của giá trị Mỹ. Có lẽ đó là một trong những khía cạnh khó hiểu
nhất về tính cách Mỹ, nhưng điều đó hết sức quan trọng. Đa số người Mỹ tin rằng họ
phải tự lực thì mối có thê giữ được tự do. Nếu quá dựa dẫm vào sự hậu thuẫn của gia
đình hay chính phủ hay bất cứ tố chức nào, thì họ có thể sẽ mất đi một phần tự do với
điều họ mong muốn.
Nếu sống phụ thuộc, họ sẽ mất đi tự do cũng như sự tôn trọng của người cùng
địa vị. Thậm chí nếu khơng thực sự tự lực, đa số người Mỹ đều tin rằng ít nhất họ
phải có vẻ như vậy. Nhằm hồ mình vào cuộc sống Mỹ - để có quyền và có sự tơn
trọng - các cá nhân phải được nhìn nhận là tự lực. Mặc dù việc nhận được sự hậu
thuẫn về tài chính từ các tổ chức từ thiện, gia đình, hay chính phủ là được phép
nhưng nó sẽ khơng bao giờ được đánh giá cao. Nhiều người tin rằng các cá nhân như
vậy đang đưa ra một điển hình xâu, điều đó có thế làm yếu đi tính cách Mỹ về mặt


tổng thể.
Nhìn vào những kẻ ăn xin trên đưịng phố và hồn cảnh khó khăn của những
kẻ vơ gia cư có thể khơng những khiến người ta thương cảm, đồng cảm mà còn quan
ngại. Mặc dù người Mỹ đưa ra nhiều hậu thuẫn về tài chính cho nhu cầu của người
dân thông qua các tổ chức từ thiện hay các chương trình chính phủ, họ hy vọng rằng
sự trợ giúp đó chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Cuối cùng, ngươi dân phải tự
kiếm sống cho bản thân mình.
Bình đẳng về các cơ hội và sự cạnh tranh
Lý do quan trọng thứ hai giải thích cho việc tại sao những người nhập cư lại bị
thu hút đến Hoa Kỳ là họ có niềm tin rằng mọi người đều có cơ hội thành công ở đây.
Nhiều thế hệ những người nhập cư đã đến Hoa Kỳ với sự mong đợi này. Họ cảm thấy

rằng khi họ được tự do khỏi sự kiểm sốt q mức về chính trị, tơn giáo và xã hội thì
họ có cơ hội hơn thành cơng như nhau. Đặc biệt là ở Mỹ khơng có chế độ quý tộc cha
truyền con nối.
Bởi vì danh hiệu quý tộc bị cấm trong Hiến pháp, cho nên khơng có hệ thống
giai cấp chính thức phát triển ở Hoa Kỳ. Trong những năm đầu của lịch sử nước Mỹ,
nhiều người nhập cư lựa chọn rời bỏ xã hội châu Âu cũ bởi họ tin rằng họ đã có một
cơ hội tốt hơn để thành công ở Mỹ. Trong "Đất nước trước đây” , cuộc sống của họ
chủ yếu được xác định bởi các tầng lớp xã hội mà họ xuất thân. Họ biết rằng ở Mỹ họ
sẽ không phải sống giữa các gia đình quý tộc – những người sở hữu quyền lực lớn kế
thừa và tích lũy sự giàu có qua hàng trăm năm.
Những niềm hy vọng và ước mơ của rất nhiều người nhập cư đã được thỏa mãn
trên quốc gia này. Nhiều người sinh ra ở các tầng lớp xã hội thấp hơn đã không bị
ngăn cản khi họ cố gắng để vươn lên một vị trí cao hơn trong xã hội. Nhiều người
nhận thấy rằng họ đã thực sự có cơ hội tốt hơn để thành công tại Hoa Kỳ hơn ở quê
hương cũ của họ. Vì đã có hàng triệu những người nhập cư thành cơng nên người Mỹ
rất tin tưởng vào sự bình đẳng về cơ hội cho mọi người. Khi Tocqueville viếng thăm
Hoa Kỳ vào những năm 1830, ông đã rất ấn tượng bởi sự đồng đều của điều kiện sống
ở đất nước này. Ơng viết: Tơi càng nghiên cứu về xã hội Mỹ tơi càng cảm nhận rằng
... bình đẳng về điều kiện là một thực tế cơ bản mà tất cả những người khác dường
như đều nhận thấy được.
Điều quan trọng là phải hiểu được hết những gì hầu hết người Mỹ muốn nói
đến khi họ tin vào sự bình đẳng về cơ hội. Họ nói đến là là tất cả mọi người đều được
bình đẳng. Tuy nhiên, ý của họ là mỗi cá nhân cần phải có cơ hội bình đẳng cho sự
thành công. Người Mỹ nhận thấy rằng phần lớn cuộc đời là một cuộc chạy đua để
thành công. Đối với họ, sự bình đẳng có nghĩa là tất cả mọi người đều có cơ hội để


tham dự cuộc đua và giành chiến thắng. Nói cách khác, bình đẳng về cơ hội có thể
được dùng như một nguyên tắc đạo đức. Nó giúp đảm bảo rằng cuộc đua cho sự thành
công là một cuộc đua công bằng và rằng một người không giành chiến thắng chỉ vì

anh ta hay cơ ta đã được sinh ra trong một gia đình khơng giàu có, hoặc vì chủng tộc
hay tôn giáo. Khái niệm của người Mỹ "cuộc chơi công bằng” là một khía cạnh quan
trọng của niềm tin vào sự bình đẳng về cơ hội.
Tổng thống Abraham Lincoln đã bày tỏ niềm tin này trong những năm 1860
khi ông phát biểu: Chúng tôi ... mong muốn để cho những người thấp kém có cơ hội
bình đẳng để làm giàu với tất cả mọi người. Khi một người khởi đầu ở điểm nghèo
khó, thể hiện nhiều nhất trong sự sinh tồn, xã hội tự do là anh ta biết mình có thể cải
thiện điều kiện của mình; anh ta biết rằng khơng có điều kiện lao động ấn định nào
cho toàn bộ cuộc đời anh ta.
Tuy nhiên, giá phải trả cho sự bình đẳng cơ hội là cạnh tranh. Nếu phần lớn
cuộc đời được xem như một cuộc đua, sau đó người ta phải chạy đua để thành cơng;
một người phải cạnh tranh với những người khác để được thành cơng. Nếu mỗi người
đều có cơ hội thành cơng bình đẳng như nhau tại Hoa Kỳ, thì khi đó trách nhiệm của
mỗi người là cố gắng đua tranh để thành công.
Những áp lực của cạnh tranh trong cuộc sống của một người Mỹ bắt đầu trong
thời thơ ấu và tiếp tục cho đến khi nghỉ hưu. Việc học tập cạnh tranh để thành công là
một phần của việc một con người lớn lên tại Hoa Kỳ, và cạnh tranh được khuyến
khích, đẩy mạnh đặc biệt trong các mơn thể thao tại các trường cơng lập và các nhóm
cộng đồng. Cạnh tranh trong thể thao phổ biến với cả nam giới và nữ giới.
Áp lực cạnh tranh khiến người Mỹ nhạnh mẽ hơn, nhưng nó cũng tạo ra sự
căng thẳng triền miên về tinh thần. Khi nghỉ hưu, người Mỹ thoát khỏi áp lực cạnh
tranh. Nhưng sau đó một vấn đề mới lại phát sinh. Một số người có thể cảm thấy rằng
họ vô dụng và thừa thãi trong một xã hội mà quá coi trọng những người có khả năng
cạnh tranh cao. Đây có thể là một lý do giải thích tại sao những người cao tuổi tại Hoa
Kỳ đơi khi không được tôn trọng như các xã hội khác là các xã hội ít cạnh tranh hơn.
Trên thực tế, nói chung, bất kỳ nhóm người nào khơng cạnh tranh để thành cơng- vì
bất cứ lý do gì thì sẽ không phù hợp với xu hướng chủ đạo của đời sống ln cạnh
tranh tại Mỹ .
Sự giàu có và chăm chỉ làm việc
Lý do thứ ba giải thích tại sao người nhập cư muốn tới Mỹ để có cuộc sống tốt

hơn đó là để nâng cao đời sống. Đối với phần lớn người nhập cư vào Mỹ đó là lý do
thuyết phục nhất để họ rời bỏ bản xứ. Vì nguồn tài nguyên phong phú đến ngạc nhiên
của họ, nơi mà hàng triệu người có thể đến để tìm kiếm của cải. Tất nhiên là người
dân nhập cư không thể trở nên giàu có chỉ qua một đêm, và nhiều người bị tổn thương


nặng nề nhưng đa số đều có thể cải thiện cuộc sống của mình. Mặc dù họ khơng có thể
có được sự thành công như mong muốn, nhưng con cái họ có cơ hội tốt hơn trong
cuộc sống. Cụm từ “đi đến giàu có” là khẩu hiệu cho “giấc mơ nước Mỹ”. Vì sự giàu
có của lục địa Bắc Mỹ nên có thể biến giấc mơ thành hiện thực của nhiều người nhập
cư. Họ kiếm được nhiều tiền, nắm giữ được nhiều của cải vật chất. Sự giàu có về vật
chất là giá trị của người Mỹ.
Việc coi trọng vật chất có nghĩa là chủ nghĩa vật chất lại là một từ mà phần lớn
người Mỹ thấy khó chịu. Nhận xét 1 người nào đó theo chủ nghĩa vật chất là sự lăng
mạ. Đối với người Mỹ điều này có nghĩa là người đó coi vật chất hơn tất cả mọi thứ.
Người Mỹ khơng thích bị xem là theo chủ nghĩa vật chất vì họ nhận thấy nó buộc tội
họ khơng có các giá trị tín ngưỡng, tơn giáo. Trên thực tế, hầu hết người Mỹ đều có
các giá trị và lý tưởng khác. Tuy nhiên, việc kiếm và giữ được một tài sản lớn là rất
quan trọng đối vối hầu hết người Mỹ? Tại sao vậy
Có thể nguyên nhân chính là của cải vật chất thường được xem là một tiêu
chuẩn phổ cập để đánh giá địa vị xã hội ở nước Mỹ. Vì người Mỹ khơng chấp thuận
hệ thống chế độ quý tộc cha truyền con nối và tước hiệu quý tộc của châu Âu, nên họ
phải tìm ra một tiêu chuẩn đánh giá địa vị xã hội thay thế. Chất lượng và số lượng tài
sản vật chất của một người được thừa nhận là một thước đo về sự thành công và địa vị
xã hội.
Tuy nhiên, người Mỹ đã phải trả một cái giá cao mới có được của cải vật chất,
đó là họ phải làm việc chăm chỉ. Lục địa Bắc Mỹ giàu có về tài nguyên thiên nhiên
khi những người định cư đầu tiên đến đây, nhưng tất cả các nguồn tài nguyên này đều
có hạn. Chỉ bằng lao động tích cực thì các nguồn tài nguyên này mới được chuyển
thành của cải vật chất, cho phép có được một tiêu chuẩn sống thoải mái hơn. Chăm

chỉ là cần thiết đối với hầu hết người Mỹ trong suốt quá trình lịch sử đất nước. Vì điều
này, họ đã nhận thấy của cải vật chất như một phần thưởng cho lao động tích cực. Ở
khía cạnh nào đó, của cải vật chất khơng chỉ được xem là một bằng chứng rõ ràng về
công việc của con người mà còn xem xét đến khả năng của họ. Trong cuối những năm
1970, James Madison, cha đẻ của Hiến pháp Mỹ, tuyên bố rằng sự khác nhau trong tài
sản vật chất phản ánh một khác biệt về khả năng cá nhân.
Hầu hết ngưòi Mỹ vẫn tin vào giá trị của lao động tích cực. Họ tin rằng người
dân phải có cơng ăn việc làm và khơng sống dựa vào phúc lợi xã hội hay tiền trợ cấp
từ chính phủ. Tuy nhiên, câu hỏi lớn là làm thế nào để có cơng việc sẽ có được tiêu
chuẩn sống tốt và của cải vật chất dư thừa. Vẫn là chăm chỉ làm việc và trở nên giàu
có trên đất Mỹ?
Khi nước Mỹ chuyển từ một nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ
hay kinh tế thông tin, những công việc lương cao cho các công nhân trong nhà máy


giờ đây khó khăn hơn nhiều để làm cho các cơng nhân bình thưịng có thể phất lên ở
nước Mỹ, và nhiều người tự hỏi rằng điều gì xảy ra với “Giấc mơ Mỹ”. Khi nước Mỹ
cạnh tranh trong một nền kinh tế tồn cầu, nhiều cơng nhân đã mất việc làm và nhận
thấy họ và các thành viên trong gia đình giờ đây phải mất nhiều thời gian làm việc
hơn nhưng thu nhập lại thấp hơn. Đối mặt với tình trạng mức sống giảm sút, những
người dân này khơng cịn tin lao động tích cực sẽ tất yếu mang lại phần thưởng lớn về
vật chất.
Giấc mơ nước Mỹ
Trong vài năm gần đây, khi mà nền kinh tế Mỹ đang đi xuống, nhiều nhà quan
sát đã tự hỏi liệu “giấc mơ Mỹ” đã thật sự mất hay chưa. Phần quan trọng nhất trong
“giấc mơ Mỹ” là nó khơng hề tồn tại ý nghĩa một người Mỹ bình thường có thể thật sự
đi từ hai bàn tay trắng lên giàu có. Nó chỉ có ý nghĩa truyền thống là cha mẹ có thể tạo
ra một cuộc sống đầy đủ hơn bằng cách lao động chăm chỉ. Mỗi thế hệ có thể có một
ít thuận lợi và có thể thành cơng hơn cha mẹ của họ. Trong lúc khoảng cách giữa số
người giàu có và phần cịn lại của dân số ngày tăng cao trong những năm qua, thì đại

đa số người Mỹ vẫn tin vào ý niệm “giấc mơ Mỹ” – điều đó nghĩa là, nếu họ chăm chỉ
lao động họ và con cái họ sẽ có được cuộc sống tốt hơn thì “Giấc mơ Mỹ” vẫn cịn tồn
tại. Tuy nhiên, chúng ta phải phân biệt giữa ý niệm và thực tế để hiểu mối quan hệ
giữa niềm tin của người Mỹ và thói quen sống của họ. một số người làm việc nhiều
thời gian nhưng lương thấp vẫn hy vọng vào “giấc mơ Mỹ”, nếu họ khơng đạt được
nó, có thể con cái họ sẽ đạt được.
Những giá trị văn hóa Mỹ ví dụ như bình đẳng cơ hội và tự lực là các lý tưởng
có thể khơng nhất thiết mô tả thực tế đời sống của người Mỹ. Chẳng hạn như bình
đẳng cơ hội là một lý tưởng khơng phải lúc nào cũng trở thành hiện thực. Trên thực tế,
một số người có một cơ hội thành cơng tốt hơn những ngưòi khác. Những người được
sinh ra trong các gia đình giàu có thì sẽ có nhiều cơ hội hơn những ngưịi xuất thân từ
các gia đình nghèo khó hơn. Việc thừa hưởng tài sản mang lại cho một người một lợi
thế nhất định. Sắc tộc và giới tính cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến thành công,
mặc dù luật pháp là để thúc đẩy bình đẳng cơ hội đối với tất cả các cá nhân. Và dĩ
nhiên nhiều người nhập cư hiện nay có ít cơ hội hơn so với những ngươi đã nhập cư
trước đó.
Thực tế là lý tưởng của người Mỹ chỉ được thực hiện một phần trong hiện thực
cuộc sống, nhưng điều đó cũng không làm giảm đi tầm quan trọng của chúng. Phần
lớn người Mỹ vẫn tin vào lý tưởng đó và nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống
hàng ngày của họ. Khi chúng ta có thế hiểu được các giá trị truyền thống cơ bản này
của người Mỹ là gì và chúng có tác động như thế nào tới hầu hết mọi mặt đời sống ở
nước Mỹ thì lúc đó chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được cách suy nghĩ và cảm xúc của họ.


Ta cần ghi nhớ 2 điều quan trọng về các giá trị truyền thống này. Đầu tiên đây
là các giá trị văn hóa, là động cơ dẫn dắt nước Mỹ và tiếp tục giúp nước Mỹ - nơi mà
rất nhiều người đổ xô đến – trở nên mạnh hơn. Thứ hai, khi ta hợp sáu giá trị căn bản
này vào với nhau, nó sẽ tạo ra một nền tảng mới. Như Aristole đã nói, tổng thể thì lớn
hơn từng phần cộng lại. Mối quan hệ giữa các giá trị cơ bản này – quyền và trách
nhiệm- tạo nên kết cấu xã hội nước Mỹ. Kết cấu xã hội cũng chỉ rõ “giấc mơ Mỹ” –

niềm tin rằng nếu con người có trách nhiệm trong cuộc sống và lao động chăm chỉ, họ
sẽ tự do theo đuổi mục đích và có quyền đấu tranh cho sự thành công. Các giá trị này
kết chặt và nếu có một trong số đó mất đi, tổng thể sẽ bị ảnh hưởng và trở nên rời rạc.
Tóm lại, sáu giá trị cơ bản được giới thiệu trong bài viết này - tự do cá nhân, tự
lực, bình đắng cơ hội, cạnh tranh, giàu có thịnh vượng và lao động tích cực - khơng
nói lên tồn bộ tính cách Mỹ. Đúng hơn, đó chỉ là cấu trúc cơ bản của văn hóa Mỹ.
Cũng có thể xem đó là tính đa dạng to lớn một quốc gia đã tạo ra và duy trì trong các
đặc tính của quốc gia đó
Trong 3 chương tiếp theo, ta sẽ phân tích 3 yếu tố lịch sử đã giúp đỡ hình thành
nên các giá trị: tơn giáo văn hóa, giới hạn trong văn hóa và văn hóa thặng dư. Các
chương cịn lại sẽ làm rõ các giá trị văn hóa này hiện diện trong các mặt của đời sống
văn hóa Mỹ: thương mại, chính phủ, sự đa dạng dân tộc và chủng tộc, giáo dục, thời
gian rỗi, gia đình. Chương cuối cùng sẽ thảo luận về các thách thức mà nước Mỹ phải
đối mặt và khả năng xung đột trong tương lai của đất nước với các giá trị văn hóa này.

Chương 3: Các di sản tôn giáo của Hoa Kỳ: yếu tố làm tăng giá trị văn hóa Mỹ
Qua một số các phép đo lường thì Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ln là một quốc
gia đầy tín ngưỡng. Chín mươi phần trăm người Mỹ vẫn nói họ tin vào Chúa hoặc một
quyền lực cao hơn, mặc dù niềm tin và việc thực hành tôn giáo của họ khá đa dạng.
Đa số người Mỹ theo đạo Thiên chúa, nhưng tất cả các tôn giáo lớn đều được thực
hành ở các bang ở Mỹ. Trong một số bang của đất nước, phần lớn mọi người đều đi
nhà thờ hoặc đều tham dự lễ thờ phượng ít nhất một tuần một lần. Các khu vực khác
thì trầm lắng hơn nên có ít người hoạt động trong nhà thờ. Nhóm những người trẻ tuổi
khơng thuộc về bất kỳ nhà thờ hoặc nhóm tơn giáo nào khác thì đang ngày càng tăng,
nhưng hầu hết họ vẫn tin vào Thiên Chúa. Nhiều coi bản thân họ là chỉ cần có "tinh
thần” lầ đủ nên họ thiên hướng là “không tôn giáo".
Cảnh quan của tôn giáo ở Mỹ liên tục thay đổi và ngày càng phức tạp nhưng nó
ln ln phản ánh một khía cạnh rất quan trọng của văn hóa. Trong chương 2, chúng
tơi đã giới thiệu sáu giá trị văn hóa cơ bản đó là: tự do cá nhân, tự chủ, bình đẳng về
cơ hội, cạnh tranh, đề cao của cải vật chất, và chăm chỉ làm việc. Những giá trị Mỹ

này được phát triển và được củng cố bởi di sản tôn giáo của chính họ. Một số các giá
trị đặc biệt bị ảnh hưởng như là: tự do cá nhân, tự chủ, của cải vật chất và cchăm chỉ


làm việc. Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét cách các bối cảnh lịch sử hình thành
di sản tơn giáo của quốc gia và giúp củng cố các giá trị của văn hóa như và sau đó,
chúng ta sẽ xem những giá trị này ảnh hưởng đến cảnh quan tôn giáo ngày nay như
thế nào.
Ngay từ đầu, tôn giáo đóng một vai trị quan trọng trong lịch sử của các tiểu
bang Mỹ. Trong những năm 150, đức tin Công giáo lần đầu tiên được đưa đến lục địa
Bắc Mỹ bởi người Tây Ban Nha. Trong vòng 300 năm tiếp theo, cá nhà truyền giáo và
người định cư từ Tây Ban Nha sau đó Mỹ Latinh đã đặt chân đến vùng đất mà nay gọi
Florida, California, và vùng Tây Nam. Nhiều thành phố được đặt tên bởi các nhà
truyền giáo và người định cư như là: St. Augustine, San Francisco, Santa Fe, và San
Antonio. Những nhà truyền giáo người Canada gốc Pháp cùng với thương nhân từ
vùng Quebec cũng đã đến khám phá dọc vùng từ sông Mississippi đến New Orleans.
Trong những năm 1600, cư dân châu Âu đã bắt đầu thiết lập các thuộc địa dọc theo bờ
biển phía đơng của Bắc Mỹ. Mặc dù có một số theo công giáo nhưng đa số người định
cư châu Âu lại là người Tin Lành và hầu hết đến từ nước Anh. Là quốc gia mới thành
lập, nó là chi nhánh Tin Lành của đức tin Kitơ giáo và có những tác động mạnh nhất
đến sự phát triển của tôn giáo ở Hoa Kỳ.

Sự Phát triển của Đạo Tin Lành
Nhánh Tin Lành của Người Kito giáo đã bị mất lòng tin rất lâu bắt nguồn từ
các nhà thờ Công giáo ở Châu Âu trong thế kỷ 16 bởi vì có nhiều điểm khác nhau rất
quan trọng trong niềm tin tôn giáo. (Nhánh chính thống ở phía Đơng của người Kito
giáo đã tách rời từ các nhà thờ Công giáo vào năm 1054). Vào thời điểm cải cách đạo
Tin Lành, Nhà thờ Công Giáo là trung tâm đời sống tôn giáo ở các nước Tây Âu, Đức
giáo hoàng và các thầy tu đóng vai trị cha mẹ tinh thần cho con dân. Họ cho rằng con
người tự nhận biết những gì đúng và sai, và họ nhận được sự tha thứ từ Chúa về các

tội lỗi của mình.
Mặt khác, Tin Lành thuyết phục rằng con người phải độc lập đứng một mình
trước Chúa. Nếu con người phạm tội, họ nên tìm kiếm sự tha thứ trực tiếp từ Chúa
hơn là những thầy tu mang tên Chúa. Quyền lực thực tại và thẩm quyền của thầy tu,
Tin Lành thay thế bởi những gì được gọi là “linh mục của tất cả những người tin”.
Điều này có nghĩa là mọi sự độc lập cá nhân đã được chỉ ra trách nhiệm cho anh ta
hoặc cô ta trong mối quan hệ với Chúa.
Sau khi Tin Lành sụp đổ từ nhà thờ Công giáo, họ nhận ra rằng họ khơng đồng
ý kéo theo chính bản thân họ về nhiều niềm tin. Vì vậy, Tin Lành tách rời khỏi nhà
thờ, được gọi là giáo phái. (Truyền thống của giáo phái Tin Lành ở Mỹ là Baptist,
Methodist, Lutheran, Presbyterian, Episcopal,và nhà thờ chung của chúa). Có rất


nhiều khó khăn kéo dài trong một vài nhóm tơn giáo trong những năm 1600, và nhiều
giáo phái Tin lành đã phải trải qua sự đàn áp tôn giáo. Một số người thậm chí bị giết
vì những niềm tin của họ. Kết cục của đàn áp tôn giáo cho thấy rằng nhiều người Tin
Lành đã sẵn sàng ròi khỏi đất nước để tìm kiếm tự do, được cụ thể hóa niềm tin tôn
giáo của họ. Kết quả là nhiều người sớm di cư đến Mỹ trong những năm 1600 trong
đó có nhiều người Tin Lành đến Mỹ là để tìm kiếm tự do tôn giáo.
Trong chương trước chúng ta thấy rằng khao khát tự do tôn giáo là một trong
những nguyên nhân chính giải thích tại sao người di cư đến Mỹ. Nói chung, việc
khơng thiết lập một tơn giáo cho tồn quốc gia chính là điểm hấp dẫn mạnh mẽ đến
những người theo đạo Tin Lành ở châu Âu bất chấp là học có bị áp bức hay khơng ở
quê nhà. Vì thế một số lượng lớn người của phái Tin Lành được lập nên ở Mỹ. Đầu
tiên, một vài giáo phái hi vọng sẽ gây ảnh hưởng niềm tin của mình lên những nhóm
người khác nhưng sự thực là nước Mỹ quá rộng lướn về mặt địa lý để người ta có thể
làm việc đó. Vì vậy ý tưởng tách biệt nhà thờ với hành chính ở tiểu bang được chấp
nhận.
Khi Hiến pháp được lập ra năm 1789, chính phủ cấm lập nhà thờ quốc gia;
khơng giáo phái nào được ủng hộ thơng qua người khác. Chính phủ và nhà thờ còn lại

được tách rời, và tự do tôn giáo được bảo trợ bởi sửa đổi đầu tiên. Dưới những điều
kiện này, sự đa dạng của những giáo phái Tin Lành khác nhau sẽ phát triển và lớn
mạnh, với mỗi giáo phái có một thái độ “sống và hãy sống” để ảnh hưởng tới những
người khác.Sự đa dạng được chấp nhận và tăng cường. Ngày nay, sự khác nhau của
các giáo pháo Tin Lành hoàn toàn tách rời các tổ chức nhà thờ, mặc dù có nhiều điểm
tương đồng, đó cũng là ý nghĩa khác trong giảng dạy về niềm tin và tôn giáo.

Tự lực cánh sinh và sự cải thiện gia tài Tin Lành
Chủ nghĩa Tin Lành có nguồn sức mạnh trong hình hài giá trị và niềm tin của
người Mỹ. Một trong những giá trị quan trọng gắn liền với người Tin Lành ở Mỹ là
giá trị của sự cải thiện, một tầm cao mới của tự lực. Cơ đốc giáo thường nhấn mạnh
tội lỗi tự nhiên của thiên nhiên con người. Tuy nhiên, không giống như Công giáo,
Tin Lành không thực hiện thầy tu cho những tội lỗi họ; cá nhân rời một mình trước
Chúa để cải thiện bản thân họ và cầu xin sự hướng dẫn, tội lỗi và vẻ duyên dáng của
Chúa. Với lý do này, đạo Tin lành có truyền thống khuyến khích sức mạnh và khao
khát cháy bỏng cho sự tự cỉa thiện.
Có lẽ ví dụ kịch nhất về ý tưởng tự cải thiện là kinh nghiệm của việc trở thành
„tái sinh”. Cá nhân người có kinh nghiệm này nói rằng mở trái tim họ từ Chúa và
Chúa Jesus thay đổi hồn tồn cuộc sống của họ rằng nó như được tái sinh. Nhiều vui
mừng, hoặc thận trọng tôn giáo, tin điều này là rất kinh nghiệm quan trọng cần có.


Cần cải thiện bản thân để tiến xa vượt ra ngồi ln lý đời thường và tơn giáo.
Ngày nay điều đó có thể được thấy từ vơ số sách vở được đề nghị khuyên bảo để
người ta học bỏ hút thuốc, giảm cân ra sao, hay là có các mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Sách vở loại này thường đưa ra lời khuyên làm thế nào để hạnh phúc hơn và thành
công hơn trong cuộc sống. Họ đã tham khảo như là sách “tự giúp đỡ”, và nhiều trong
số chúng bán chạy nhất. Chúng là những sản phẩm tự nhiên của văn hóa mà trong đó
con người tin rằng “ Chúa giúp đỡ những người giúp chính bản thân họ”.
Thành công về vật chất, làm việc chăm chỉ, và tự kỷ luật

Các kết quả đạt được trong sự thành công về vật chất có thể được coi trọng
nhất trong việc tự hoàn thiện tại Hoa Kỳ. Nhiều học giả tin rằng các quốc gia Tin
Lành cũng quan tâm đến vấn đề về này. Các lý tưởng giữa vật chất và tơn giáo có vẻ
mâu thuẫn; trong đó tơn giáo được coi là có liên quan với vấn đề tâm linh, không phải
của cải vật chất. Vậy làm thế nào để cả vật chất và tơn giáo có thể kết hợp với nhau?
Một số nhà lãnh đạo Tin Lành châu Âu trước đây tin rằng những người đã
được Chúa ban phước lành trên thế giới sẽ có được vật chất. Lãnh đạo giáo hội khác,
đặc biệt là tại Hoa Kỳ, cho rằng mối quan hệ giữa việc gia tang của cải vật chất sẽ
được chúa ban phước lành. Ví dụ Năm 1900, Đức Giám mục William Lawrence tuyên
bố: "Con của chúa sẽ được giàu có .... Sự thịnh vượng về vật chất sẽ giúp cho các
nhân vật quốc gia hồ bình hơn, vui vẻ hơn, vị tha hơn, như Đức chúa Giesu. "
Tuy nhiên các nhà lãnh đạo tôn giáo Mỹ khơng bao giờ khuyến khích lý tưởng
đạt được sự giàu có mà khơng cần làm việc chăm chỉ và kỷ luật tự giác. Nhiều học giả
tin rằng sự nhấn mạnh vào hai giá trị này đã góp phần quan trọng vào sự phát triển
công nghiệp của Hoa Kỳ. lãnh đạo Tin Lành xem công việc của tất cả mọi người như
thánh, không chỉ là các linh mục. Họ cũng tin rằng khả năng tự kỷ luật là một đặc tính
Chúa ban phúc. Tự kỷ luật thường được định nghĩa là sự sẵn sàng để tiết kiệm và đầu
tư tiền của một người chứ khơng phải là chi tiêu nó vào những thú vui trước mắt. Đạo
Tin Lành, do đó, có thể đã đóng một phần quan trọng trong việc tạo ra một môi trường
tốt cho sự phát triển công nghiệp của Hoa Kỳ, mà phụ thuộc vào cơng việc khó khăn
và sẵn sàng để tiết kiệm và đầu tư tiền.
Niềm tin vào cơng việc khó khăn và kỷ luật tự giác trong việc theo đuổi các lợi
ích vật chất và mục tiêu khác thường được gọi là "ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TIN
LÀNH" hoặc "ĐẠO ĐỨC NGHỆ NGHIỆP THIÊN CHÚA." Điều quan trọng là
nguyên tắc làm việc này đã có một ảnh hưởng sâu ngồi nhà thờ Tin Lành. Nhiều
nhóm tơn giáo tại Hoa Kỳ chia sẻ nguyên tắc làm việc này, và thậm chí cả những
người Mỹ khơng có tơn giáo nào cũng chịu ảnh hưởng của đạo đức công việc trong
cuộc sống hàng ngày của họ. Điều thú vị là, Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất công nghiệp
mà khơng có một u cầu pháp lý cho người lao động có một số lượng nhất định các



ngày nghỉ được thanh tốn. Mỹ mất trung bình chỉ có hai tuần nghỉ phép một năm,
trong khi cơng nhân ở các nước khác mất bao nhiêu là bốn, năm, hoặc vài tuần thậm
chí nhiều hơn. Ngồi ra, nhiều người Mỹ tự hào được gọi là "nghiện công việc",
những người làm việc nhiều giờ, thường bảy ngày một tuần.
Hoạt động tình nguyện và chủ nghĩa nhân đạo
Ý tưởng tự cải thiện (bản thân) không những bao gồm việc đạt được lợi vật chất thông
qua chăm chỉ làm việc và tự kỷ luật mà nó cịn bao gồm cả ý tưởng cải thiện bản thân
bằng cách giúp đỡ những người khác. Các cá nhân, hiểu theo cách khác đó là làm cho
bản thân họ trở thành một người tốt hơn thông qua việc đóng góp một phần thời gian
hoặc tiền bạc của mình vào các cơng việc từ thiện cũng như các vấn đề về giáo dục
hay tôn giáo để giúp đỡ những ai cần được hỗ trợ. Triết lý này đơi khi được gọi là hoạt
động tình nguyện hoặc chủ nghĩa nhân đạo.
Trong lịch sử, một số người Mỹ vô cùng giàu có đã có những đóng góp vơ
cùng to lớn để giúp đỡ người khác. Ví dụ như vào đầu những năm 1990, ông Andrew
Carnegie, một doanh nhân nổi tiếng người Mỹ đã chi hơn 300 triệu đô để hỗ trợ nhiều
trường học, trường đại học và đồng thời ông cũng đầu tư xây dựng các thư viện công
cộng trong hàng ngàn cộng đồng tại Hoa Kỳ. Hay ông John D. Rockfeller, một doanh
nhân nổi tiếng khác đã giải thích lý do vì sao ơng đóng góp một khoản tiền lớn từ tài
sản riêng của mình để thành lập một trường đại học, ông cho biết: "Tiền của tôi đã
được Chúa trời ban cho, vậy làm thế nào tôi có thể giữ nó từ trường Đại học
Chicago?”. Một ví dụ điển hình khác, ơng Julius Rosenward, người đồng sở hữu công
ty Sears Roebuck đã giúp chi trả cho việc xây dựng 5.000 trường học cho những các
học sinh người da đen ở vùng nông thôn miền Nam. Trong thế kỷ hai mươi mốt, Bill
Gates, Warren Buffet, và người một số người Mỹ giàu có khác đã thành lập các quỹ từ
thiện và đóng góp những khoản tiền lớn. Dần dần, theo truyền thống thì nhiều người
Mỹ thu nhập khá giả cũng đã đồng ý rằng họ nên dành một phần thời gian và sự giàu
có của mình vào các hoạt động tôn giáo cũng như hoạt động nhân đạo. Động lực này
có thể đến từ một phần là lý tưởng và một phần từ chủ nghĩa tự cải thiện bản thân của
họ, họ mong muốn nhận được sự chấp nhận trong mắt chúa và những người khác.

Ngày nay, tinh thần từ thiện và tình nguyện vẫn tiếp tục được duy trì ở Mỹ. Một số tín
ngưỡng tơn giáo tin rằng các tín đồ của họ có trách nhiệm đóng góp mười phần trăm
thu nhập họ kiếm được cho nhà thờ và tổ chức từ thiện khác. Một cách ngẫu nhiên,
các cá nhân có thể được khấu trừ thuế từ việc đóng góp tiền vào tổ chức từ thiện. Tinh
thần từ thiện cũng được nhìn thấy bên ngồi bối cảnh tơn giáo. Nhiều doanh nghiệp
khuyến khích nhân viên của mình làm cơng việc tình nguyện, chẳng hạn như giúp dọn
sạch rác trong các công viên, giúp đỡ trẻ em gặp khó khăn ở trường, hoặc làm việc ở
một số nơi trú ẩn của động vật vào những khi họ có thời gian rãnh. Các bậc phụ huynh
thường cố gắng dạy con họ có trách nhiệm giúp đỡ người khác. Tạp chí Parents gần


đây đã có một câu chuyện trang bìa tư vấn cho các bậc cha mẹ làm thế nào để "dạy
một đứa trẻ biết cách cho đi." Bài báo cho biết rằng trẻ em cần được dạy về giá trị của
việc tình nguyện, bao gồm cả việc đóng góp vào tổ chức từ thiện. Bài báo cịn cam
đoan rằng "Tình nguyện giúp tăng lòng tự trọng của trẻ và dạy cho trẻ biết ơn," , đây
một ví dụ cụ thể cho sự kết hợp giữa chủ nghĩa lý tưởng và sự tự cải thiện bản thân
của người Mỹ.
Hẳn tất cả người dân Mỹ và nhiều người trên toàn thế giới đều có thể nhớ chính
xác những gì họ đã làm vào thời điểm họ nghe tin những kẻ khủng bố đã tấn công vào
Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc vào ngày 11 Tháng 9 năm 2001.
Người dân ở thành phố New York và Washinton D.C đã bị thiệt hại một cách nặng nề.
Mọi người đều xúc động bởi bi kịch đã xảy ra. Và ngay lập tức, đã có một làn sóng
thể hiện tình u thương, sự đồng cảm, lịng u nước trên tồn quốc. Vì vậy, nhiều
người tình nguyện chung tay giúp đỡ khi lực lượng cứu hộ khi họ không đủ nhân lực.
Hàng triệu đô la đã được đóng góp ủng hộ cho các gia đình của các nạn nhân, và
Người Mỹ cảm thấy một sự trào dâng niềm tự hào cũng như tình yêu dành cho đất
nước của mình. Tám mươi phần trăm người dân đã treo cờ Mỹ trên các cửa sổ, trên ô
tô và bận quần áo có quốc kỳ Mỹ. Lúc bấy giờ, mọi người luôn ngân nga một cách tự
nhiên bài hát "God bless America " để thể hiện lòng u nước của mình (và dễ hát
hơn), nó cịn phổ biến hơn cả quốc ca, cùng với "America the Beautiful" và "My

Country Tis of Thee."
Sự kết hợp giữa tôn giáo và lịng u nước đó chính là một ví dụ về những gì
mà một số học giả đã gọi là "tôn giáo quốc gia" của Hoa Kỳ. Nguồn gốc của tôn giáo
quốc gia quay trở lại thời kỳ thuộc địa ở các nước mà thực dân Mỹ di cư, các giá trị
chi phối của dân tộc thường được một tổ chức nhà thờ quốc gia hỗ trợ. Mặc dù người
Mỹ đã chắc chắn rằng khơng có một tổ chức nhà thờ quốc gia có thể tồn tại trong đất
nước họ trong những năm qua với mục đích phát triển một số tập qn khơng chính
thức để kết hợp chủ nghĩa u nước tồn quốc với tơn giáo. Các chức năng chính của
tơn giáo quốc gia này nhằm hỗ trợ cho các giá trị chi phối của dân tộc và sự thoải mái
trong khoảng thời gian đau buồn. Do đó, nó đã hoạt động một cách khơng chính thức
và kém tổ chức, đó là những gì mà các tổ chức nhà thờ quốc gia đã làm cho các quốc
gia châu Âu trong thời kỳ trước.
Một số nhà quan sát xã hội Mỹ tin rằng các hoạt động khác nhau được gọi là
tơn giáo quốc gia có thể gây hại, tuy nhiên đơi khi những thơng lệ đó có thể giúp tạo
ra một môi trường mà sự không đồng ý với thông lệ quốc gia hiện nay khơng được
khuyến khích hoặc khơng được dung nạp. Ví dụ như đã có nhiều người dân Mỹ khơng
đồng ý với việc chính phủ Mỹ tiến hành các cuộc chiến tranh và những người Mỹ
khác cáo buộc họ là không yêu nước. Điều này đã xảy ra trong chiến tranh ở Việt


Nam, khi những người biểu tình đã nói, "America – love it, or leave it". Cũng đã xảy
ra quan điểm tương tự khi chính phủ Mỹ tiến hành xâm lược Iraq năm 2003.

Bức tranh tôn giáo ngày nay: Sự phân cực và đa tôn giáo

Bức tranh tôn giáo ở Mỹ thì phức và đang thay đổi.Trong cuốn American
Grace: tơn giáo phân chia và hợp nhất Mỹ như thế nào, Robert D.Putman và David E
Campbell thảo luận về hai thái cực ở nước Mỹ ngày nay sự phân cực và sự đa tơn giáo
.Có sự phân cực ngày càng tăng giữa truyền giáo hoặc tôn giáo bảo thủ và tự do thế
tục. Hơn thế nữa người Mỹ tìm thấy chính họ (ở một hàng cuối của sự phân boặc tôn

giáo khác) ở một số ít tơn giáo hoặc tơn giáo khác trong khi đó có sự gia tăng đáng kể
của tơn giáo xếp hạng giữa. Những người phái Phúc Âm tin một cách tuyệt đối vào lời
dạy của kinh thánh (Khi họ vào lành đạo nhà thờ giải thích về điều đó và tham dự đều
đặn tại nhà thờ). Chúng thường bảo thủ hơn một cách có tính chất xã hội (và thường
có tình chính trị) hơn so với tơn giáo tự do khác.Họ có thể chống lại sự phá thai và kết
hơn đồng giới ví dụ họ có thể tin vào thuyết sáng tạo linh hồn thay vì tin vào sự tiến
hóa. Sự tranh luận giữa tơn giáo bảo thủ và tơn giáo tự do có thể phát triển khá
nóng.Một số nhà bình luận đã mơ tả sự chia rẻ này như cuộc chiến văn hóa.Tuy nhiên
Putman và Campbell cho rằng có một thế lực khác ở đây.
Có sự kết hợp hịa bình ở một mức độ cao của lịng sùng kính tơn giáo với sự đa dạng
tơn giáo lớn bao gồm cả hàng ngũ ngày càng tăng cao của người không theo đạo. Làm
thế nào đa nguyên tôn giáo có thể cùng tồn tại với tơn giáo phân cực?. Câu trả lời sự
thật rằng, ở Mỹ tôn giáo rất là linh hoạt.Tơn giáo cạnh tranh, thích ứng và phát triển
như cá nhân người Mỹ tự do di chuyển từ một giáo đồn khác và thậm từ một tơn giáo
giáo khác.
Những giá trị Mỹ gì đã cho phép đa nguyên tôn giáo cùng tồn tại với phân cực
tôn giáo. Niềm tin người Mỹ cơ bản trong tự do cá nhân và quyền của cá nhân để thực
hành tôn giáo riêng của họ là ở trung tâm trải nghiệm tôn giáo ở Mỹ. Sự đa dạng của
những dân tộc đã tạo ra một môi trường đa nguyên tôn giáo và hầu hết các tôn giáo
của thế giới hiện nay đang thực hành tại đây. Mặc dù đa số người Mỹ là những Kitô
hữu, tôn giáo khác và những người từ các nền văn hóa khác có những đóng góp quan
trọng đối với cảnh quan tơn giáo.
Hiện nay tín đồ Hồi giáo ở Mỹ cũng bằng với tín đồ Do Thái. Những người
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha chính gốc chiếm một nửa trong các nhà thờ Thiên chúa ở
đây. Ngoài ra tín đồ Phật, Hindu, người nhập cư từ Châu đã đem đến những tôn giáo
truyền thống khác: đạo giáo, đạo Khổng và đạo Thần. Ngày nay tôn giáo Mỹ bản địa


vẫn còn được nghiên cứu và thực hành, dặc biệt giáo lý của họ về cuộc sống hài hòa
với thiên nhiên.

Điều tra dân số mỗi mười năm của cơng đồn tôn giáo Mỹ đã theo dõi 36 tôn
giáo khác nhau ở Mỹ từ đạo chính thống đến đạo thờ lửa. Theo báo cáo điều tra dân số
mới nhất mà đạo Hồi và đạo nhiều vợ (thờ các thánh ngày sau) là 2 trong số các nhóm
tơn giáo phát triển nhanh nhất trong cả nước. Giữa năm 2000 và 2010, số lượng người
đạo Hồi tăng lên 66% và số người theo đạo 2 vợ tăng 44%, trong khi đó số người theo
đạo Tin Lành giảm 5% đạt dưới 50% dân số so với thời gian đầu. (ước tính có khoảng
1 triệu tín đồ đạo Phật và đạo Hindu). Đáng nhớ rằng dân số tổng cộng của nước Mỹ
hiện nay là trên 310 triệu dân, sau đây là top 10 tôn giáo ở Mỹ.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
19

Thiên chúa giáo
Phái tẩy lễ
Hội giám lý
Không thuộc các giáo phái Kinh Phúc Âm Tin Lành
Người theo thuyết Luti
Phái Mormons (Phái người nhiều vợ)
Người có niềm tin tơn giáo
Giáo hội Scotland
Hồi giáo
Do Thái giáo

* Nguồn: Dữ liệu của Hiệp hội tôn giáo

58,9 triệu
27,2 triệu
12,2 triệu
12,2 triệu
7,2 triệu
6,4 triệu
5,8 triệu
5,0 triệu
2,6 triệu
2,3 triệu*

Trong những năm gần đây, một sự phát triển đáng kể là sự gia tăng nhanh
chóng sự sáp nhập số lượng người không theo tôn giáo nào.
Hầu hết 20% người lớn và 1/3 trong số người dưới 30 tuổi khơng tham gia vào một
nhà thờ hay một tín ngưỡng nào.
Họ được gọi là khơng theo hoặc khơng có sự sát nhập tơn giáo nào (bởi vì họ chọn
khơng khi hỏi về sát nhập tôn giáo của họ), và hiện tại số lượng là 49 triệu người. Thú
vị hơn, 68% trong số họ cho rằng họ tin vào Chúa nhưng họ khơng cóa ý định tham
gia vào tổ chức tôn giáo nào. Thường bản thân họ quan tâm đến vấn đề tinh thần
nhưng không phải là tôn giáo. Những người này tự do hơn và thế tụ hơn những người
Mỹ có tham gia một số nhóm tơn giáo.
Một vấn đề quan trọng khác đó là sự sụt giảm số lượng thành viên tín đồ Tin
Lành truyền thống chính thống. Trong danh sách top 10 tín ngưỡng kể trên chỉ có 4
giáo phái là Tin Lành truyền thống. Các nhà thờ chính thống có xu hướng tự do vừa
phải hoặc hơn so với tôn giáo bảo thủ ngoại trừ phái Baptist(phái tẩy lễ). Hầu hết
những người theo phái Baptist là những tín đồ theo kinh Phúc Âm. (Những người theo



trào lưu tơn giáo chính thống cũng là những tín đồ của kinh Phúc Âm nhưng nói
chung họ khơng được xem như là một nhánh chính của đạo Tin lành truyền thống.)
Cũng có gia tăng số lượng tín đồ Tin Lành không thuộc giáo phái kinh Phúc
Âm. Những nhà thờ này không nhận làm chi nhánh với một giáo phái Tin Lành và
thường là những nhà thờ cộng đồng do một số nhà lãnh đạo tôn giáo năng động tổ
chức. Một vài nhà thờ trong số đó là nhà thờ lớn. Nhà thờ Rick Warren‟s Saddleback
ở quận Orange, California, được thành lập năm 1980, hiện nay có100000 thành viên
và có trung bình hơn 20000 người tham dự mỗi cuối tuần. Những nhà thờ lớn có dịch
vụ workship và thường tập trung vào việc giúp đỡ mọi người sống vui trọn bên Chúa,
một thơng điệp hiện đại để răn mình. Họ là một ví dụ về cách một số nhà thờ Mỹ đã
tiến hóa và thích nghi để đáp ứng nhu cầu thay đổi, đặc biệt của những người trẻ.

Đa dạng tôn giáo ở Mỹ: Một tinh thần đa sắc màu tôn giáo
Chương này bắt đầu với sự xác nhận rằng nước Mỹ đã đang và vẫn còn là một
đát nước tơn giáo nhưng cảnh quan tơn giáo thì phức tạp và đang thay đổi. Di tích lịch
sử về việc sống và hãy khoan dung sống của đức Tin Lành đầu tiên đã dẫn đến việc
chấp nhận hiện đại của phân hóa đa dạng tơn giáo ở hầu hết người Mỹ. Mặc dù có một
số người khơng dung nạp và sẽ khơng đồng ý, phần lớn người Mỹ tin rằng có nhiều
con đường để thần và tôn giáo cụ thể của họ khơng chỉ là đúc tin có giá trị. Dịng hịa
truyền thống giữ các thành viên của các tơn giáo khác nhau đã chia nhỏ để người Mỹ
thường xuyên kết hơn với người thuộc các tín ngưỡng khác nhau. Điều này đặc đúng
ở người Mỹ trẻ. Càng có nhiều người làm việc với nhau, sống gần nhau và là người
bạn của người dân có nền văn hóa và đức tin khác nhau. Điều này tạo ra một tinh thần
đa sắc màu tôn giáo, nơi mà mọi người di chuyển giữa các tôn giáo, đôi khi tạo ra bộ
sưu tập riêng của họ về niềm tin được rút ra từ một số truyền thống tôn giáo khác
nhau.
Niềm tin rằng các cá nhân, khơng phải là một nhà thờ có tổ chức nên là trung
tâm của đơi sống tôn giáo đã khuyến khích một sự khoan dung và sự chấp nhận của
các tín ngưỡng ở hầu hết người Mỹ. Hầu hết cũng tin rằng tự do tôn giáo phai được
bảo vệ để mọi người đều có quyền thực hành tơn giáo của riêng mình mà khơng có sự

can thiệp của chính phủ hay bất kỳ ai khác.
Di sản tôn giáo Mỹ dường như đã khuyến khích giá trị cơ bản nhát ddihj mà
thành viên của nhiều tín ngưỡng khác nhau dễ dàng tìm thấy để chấp nhận. Điều này
đã giúp đồn kết nhiều nhóm tơn giáo khác nhau ở Mỹ mà khơng địi hỏi bất kỳ điều
gì để từ bỏ tín ngưỡng của họ. Đa văn hóa và tơn giáo cũng đã tạo ra bối cảnh của sự
khoan dung mà tiếp tục tăng cường cho một thực tế là người Mỹ của nhiều tơn giáo
khác nhau sống bình n trong một quốc gia thống nhất.


Chương 7: Chính phủ và nền chính trị Mỹ
Sự nghi ngờ về một chính phủ lớn mạnh
Lý tưởng của chủ nghĩa cá nhân đã có ảnh hưởng sâu sắc đến cách người Mỹ
xem chính phủ của họ. Lâu nay, đã từng có một sự nghi ngờ sâu sắc rằng chính quyền
là kẻ thù tự nhiên của sự tự do, ngay cả khi nó là do dân bầu ra. Chính phủ ngày càng
lớn hơn và mạnh mẽ hơn thì nhiều người Mỹ tin rằng càng có nhiều nguy hiểm đến tự
do cá nhân của họ.
Nghi ngờ về chính phủ to lớn đã để lại cho những người lãnh đạo cuộc Cách
mạng Mỹ năm 1776. Những người này tin rằng chính quyền của Vương quốc Anh
muốn ngăn chặn các quyền tự do và cơ hội kinh tế của người dân Mỹ bằng cách áp
thuế quá mức và các biện pháp khác mà cuối cùng sẽ có lợi cho tầng lớp quý tộc Anh
và chế độ quân chủ. Thomas Paine, một trong những nhà văn cách mạng nổi tiếng,
bày tỏ quan điểm của cuộc cách mạng khác của Mỹ khi ơng nói, ".. Chính phủ ngay cả
trong trạng thái tốt nhất của nó chỉ là một sự bắt buộc cần thiết, trong trạng thái tồi tệ
nhất của nó thì khơng thể chịu đựng nổi..."
Cách thức tổ chức của chính phủ Mỹ
Cách thức mà chính phủ quốc gia được tổ chức trong Hiến pháp Hoa Kỳ cung
cấp một minh họa tuyệt vời của sự nghi ngờ của người Mỹ về quyền lực của chính
phủ. Các quy định của Hiến pháp có nhiều liên quan với việc giữ chính quyền làm
điều bắt buộc hơn bằng cách kích hoạt nó để làm tốt. Chính phủ quốc gia, ví dụ, được
chia thành ba nhánh riêng biệt. Sự phân chia quyền lực chính quyền dựa trên niềm tin

rằng nếu có một phần hoặc chi nhánh của chính phủ có tất cả, hoặc thậm chí hầu hết
quyền lực, nó sẽ trở thành một mối đe dọa cho sự tự do cá nhân của công dân.
Nhánh lập pháp hay nhánh tạo ra luật của chính phủ được gọi là Quốc hội.
Quốc hội có hai viện – Thượng viện, với hai thượng nghị sĩ từ mỗi bang bất kể quy
mô lớn hay nhỏ của nó, và Hạ viện, bao gồm tổng cộng 435 đại diện phân chia giữa
năm mươi tiểu bang theo dân số. (Trong Hạ viện, các tiểu bang có dân số lớn có nhiều
đại diện hơn các tiểu bang có dân số ít, trong khi tại Thượng viện, mỗi bang đều có 2
đại diện bình đẳng.) Các chủ tịch, hoặc người đứng đầu điều hành, đứng đầu ngành
hành pháp có trách nhiệm thực hiện pháp luật. Tịa án Tối cao và các tòa án địa
phương thấp hơn, tạo nên ngành tư pháp. Các chi nhánh tư pháp giải quyết tranh chấp
về ý nghĩa chính xác của pháp luật thơng qua các phiên tịa. Nó vừa giải thích luật vừa


×