Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

SKKN sử dụng kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh trong quá trình giảng dạy tin học lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.94 KB, 3 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------***--------------BÁO CÁO YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP TỈNH
I. Thông tin chung
Họ và tên: Nguyễn Thị Cẩm Ngọc
Ngày, tháng, năm sinh: 14/12/1984
Đơn vị công tác: Trường THPT Triệu Quang Phục – Yên Mỹ - Hưng Yên
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Thạc sỹ Tin học
Đề nghị xét, công nhận sáng kiến: Cấp tỉnh
Tên đề tài SKKN: “Sử dụng kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và
sáng tạo của học sinh trong quá trình giảng dạy tin học lớp 12”
Lĩnh vực áp dụng: Học sinh tại trường THPT
II. Báo cáo mô tả sáng kiến
1. Tình trạng sáng kiến:
- Trong quá trình học hiện nay học sinh học vẫn còn thụ động phụ thuộc
nhiều vào giáo viên trong quá trình học kiến thức mới. Chính vì vậy tôi sử dụng
kỹ thuật dạy học mới phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh giúp học
sinh có thể tự tìm tòi, sáng tạo, từ đó cảm thấy hứng thú hơn trong các bài học
của mình
- Ưu điểm:
+ Giúp học sinh tự phát huy tính tích cực và sáng tạo của mình trong
các bài học cụ thể.
+ Học sinh có thể mạnh dạn trao đổi suy nghĩ của mình với bạn bè,
thầy cô.
+ Thông qua các bài học giáo viên có thể phát hiện ra nhiều học sinh
thể hiện khả năng tư duy cao từ đó có thể đưa vào các đội tuyển học sinh
giỏi.
+ Rèn cho học sinh yếu, kém khả năng tư duy và tự tin cố gắng hơn
- Nhược điểm: Vì học sinh vẫn quen với cách học truyền thống lên một vài
học sinh vẫn lười suy nghĩ.
- SKKN đã được áp dụng: Tại trường THPT Triệu Quang Phục – Yên Mỹ Hưng Yên


2. Nội dung sáng kiến đề nghị công nhận:
1


- Mục đích của sáng kiến:
Giúp học sinh phát huy tính chủ động sáng tạo và khả năng đọc
hiểu, nhận biết các vấn đề trong các bài học.
3. Những đặc điểm khác biệt, tính mới của sáng kiến:
Bộ giáo dục đã tập huấn về phương pháp sử dụng kỹ thuật dạy học
phát huy tính sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên các tài liệu hướng dẫn mới
chỉ giới thiệu chung chung chưa thể hiện phương pháp cụ thể, đặc biệt
chưa áp dụng được cho từng môn học. Chính vì lý do này tôi đã tìm hiểu
rất kỹ các tài liệu hướng dẫn của bộ giáo dục và đưa ra một vài phương
pháp cụ thể ứng dụng cho từng bài học khác nhau trong chương trình tin
học 12.
4. Khả năng áp dụng của sáng kiến
- Khả năng áp dụng thực tế: Giúp cho học sinh có thể phát huy hết sự hiểu
biết, tư duy và khả năng sáng tạo của mình trong bài học.
- Đối tượng áp dụng: Học sinh trường THPT Triệu Quang Phục – Yên Mỹ Hưng Yên
5. Phạm vi áp dụng của sáng kiến:
Áp dụng cho tất cả học sinh khối 12 THPT trên toàn quốc.
6. Hiệu quả, lợi ích thu được của sáng kiến
- Theo ý kiến của tác giả: Từ khi tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực
này đã thấy học sinh thay đổi được cách học, cách nhận thức. Từ đó tự dư
duy tìm hiểu những yêu cầu của giáo viên. Thay thế được phương pháp
học thụ động bằng cách học chủ động. Coi người học là trung tâm để giáo
viên truyền tải kiến thức và yêu cầu của bài học.
- Theo ý kiến của tổ chức: Các thầy cô trong Ban giám Hiệu, Ban Chuyên
môn rất hài lòng về chuyên đề này khi thấy được những hiệu quả của nó
mang lại.

- Theo ý kiến của các nhân áp dụng: Từ khi học phương pháp mới người
7.
-

học đã tự tin, tích cực tư duy sáng tạo hơn trong các bài học.
Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến
Ban giám hiệu, ban chuyên môn trong trường
Giáo viên tổ toán – tin trường THPT Triệu Quang Phục.
Học sinh 4 lớp 12A1, 12A2, 12A3, 12A4 trường THPT Triệu Quang Phục
2


Tôi xin cam đoan những nội dung trong báo cáo nếu có gian dối hoặc
không đúng sự thật tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo qui định của
pháp luật.

Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị
Yên Mỹ, ngày 8 tháng 4 năm 2016
Người báo cáo yêu cầu công nhận sáng kiến

Nguyễn Thị Cẩm Ngọc

3



×