Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn tổ CHỨC THANH TRA CÔNG tác dạy THÊM, học THÊM các TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN địa bàn TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.84 KB, 16 trang )

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
TỔ CHỨC THANH TRA CÔNG TÁC DẠY THÊM, HỌC THÊM
CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

_________________
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong Điều 9, Luật Giáo Dục có nêu: “ Phát triển Giáo dục là quốc sách
hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài …” cho đất
nước thì ngoài học chính khoá ở nhà trường việc học thêm còn là một nhu cầu của
một bộ phận học sinh và gia đình nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, chúng ta
phải thừa nhận mặt tích cực của việc dạy thêm, học thêm trong quá trình nâng cao
chất lượng học tập, đặc biệt là đối với học sinh. Trong thời gian qua việc quản lý
dạy thêm, học thêm nhìn chung đã đạt được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, cũng còn những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực trong việc dạy thêm ở
một số giáo viên ở các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh gây ảnh hưởng không tốt
đến danh dự, uy tín của nhà giáo, gây nhiều bất bình trong xã hội. Việc dạy thêm,
học thêm xét về một khía cạnh nào đó là nhu cầu có thật của xã hội. Nhưng trong
những năm qua, xét ở góc độ nào đó, việc dạy thêm, học thêm đã được từng bước
chấn chỉnh, có chiều hướng tích cực theo đúng sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
Qua thời gian triển khai thực hiện, được sự hưởng ứng của toàn xã hội, bước
đầu đã có sự chuyển biến tích cực, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo, đặc biệt là
công tác quản lý dạy thêm, học thêm ở các trường Phổ thông trên địa bàn tỉnh đã có
những kết quả nhất định nhằm củng cố nề nếp kỷ cương dạy và học trong và ngoài
nhà trường .
Tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định mà xã hội đã phê phán,
vẫn chưa được khắc phục một cách triệt để, những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực trong
1


việc dạy thêm, học thêm. Học thêm là một nhu cầu của một bộ phận học sinh và gia


đình nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức. Tuy nhiên, việc học thêm không đúng quy
định gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu, giảm thời gian tự học, nghỉ ngơi,vui
chơi, giải trí của học sinh, đặc biệt là học sinh Tiểu học việc dạy thêm, học thêm
không đúng quy định đã làm giảm lòng tin của nhân dân vào đội ngũ nhà giáo và
nhà trường, vi phạm quy định của Luật Giáo dục về yêu cầu sư phạm của hoạt động
giảng dạy và học tập. Thực trạng đó có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do
sự hạn chế trong công tác quản lý của các cấp quản lý giáo dục, việc chỉ đạo, chấn
chỉnh chưa kiên quyết, đồng bộ, chưa kết hợp đổi mới nội dung, chương trình, cải
tiến thi cử.
Tình hình đó đòi hỏi phải có các biện pháp toàn diện để chấn chỉnh, lập lại
trật tự, kỷ cương trên lãnh vực này.
Ngày 16 tháng 5 năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư
số 17/2012/TT-BGDĐT Thông tư ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND ngày
16/4/2013 Quyết định Ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.
Để thực hiện tốt Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ đạo của UBND
tỉnh Đồng Nai trong năm học 2015-2016,Thanh tra Sở GD&ĐT Đồng nai đã tham
mưu Ban Giám đốc Sở ban hành Quyết định số 970/QĐ-SGDĐT ngày 19/11/2015
về việc thành lập Đoàn thanh tra công tác quản lý dạy thêm, học thêm các trường
phổ thông trên địa bàn tỉnh.
II.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Bản thân được công tác trong ngành Thanh tra giáo dục. Đây là một dịp tốt
cho bản thân , là một cán bộ họat động trong lĩnh vực Thanh tra thuộc hệ thống
Thanh tra nhà nước. Qua quá trình thực tiễn công tác trong ngành giáo dục, tôi xin
được trình bày kết quả thanh tra công tác dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.
2



Bài viết này là kết quả trong công tác kiểm tra dạy thêm, học thêm trong năm
học 2015-2016 vừa qua, với khuôn khổ bài viết về công tác thanh tra dạy thêm, học
thêm cho phép tôi được thay đổi địa danh, tên trường, tên người và những mối quan
hệ khác trong sự kiện nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Khái niệm dạy thêm, học thêm trong nhà trường được hiểu là dạy thêm ngoài
giờ học chính khóa gồm: phụ đạo, bồi dưỡng học sinh, ôn tập thi tốt nghiệp Trung
học phổ thông, dạy thêm theo nguyện vọng của học sinh. Dạy thêm, học thêm
ngoài nhà trường gồm: bồi dưỡng văn hóa, luyện thi ở các trung tâm, các lớp độc
lập.
Căn cứ Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND ngày 16/4/2013 của UBND tỉnh
Đồng Nai Quyết định Ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai:
1.Đối với dạy thêm, học thêm trong trường:
- Việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường thực hiện theo quy định
tại Điều 5 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT. Học sinh có nguyện vọng học
thêm, phải viết đơn đề nghị. Hiệu trưởng lập kế hoạch dạy thêm gồm: duyệt
chương trình, nội dung, duyệt danh sách học sinh, phân công giáo viên, và báo cáo
với cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền. Mỗi lớp học thêm không quá 45 học
sinh. Thời khóa biểu mỗi buổi dạy thêm ban ngày không quá 04 tiết trong giờ hành
chính, ban đêm không quá 03 tiết và kết thúc học không quá 21 giờ; số tiết dạy
thêm, học thêm mỗi môn/ tuần không vượt quá 04 tiết; không dạy thêm, học thêm
vào ngày chủ nhật và ngày nghĩ Lễ theo quy định của Luật Lao động. Trong một
ngày, mỗi học sinh tính chung học chính khóa và học thêm không quá 08 tiết. Cả
năm học, tổng số tiết dạy trong nhà trường( kể cả tiết dạy thêm) của mỗi giáo viên
không vượt quá 200 tiết so với mức được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và quy
định của Luật Lao động.

3



2.Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:
- Việc tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường thực hiện theo quy định
tại Điều 6 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT. Đại diện tổ chức, cá nhân xin mở
lớp dạy thêm phải đạt trình độ chuẩn hoặc trên chuẩn của giáo viên ở các cấp học.
Mỗi lớp học thêm không quá 45 học sinh. Lớp học thêm phải thoáng mát, đủ ánh
sáng, bàn ghế cho học sinh. Đảm bảo diện tích tối thiểu 1, 10m2 cho mỗi học sinh.
Đảm bảo vệ sinh, môi trường sư phạm, an toàn tính mạng và tài sản của học sinh.
Hồ sơ đăng ký mở lớp dạy thêm gồm đơn đăng ký mở lớp, trong đơn ghi rõ môn
dạy, chương trình, nội dung, kế hoạch, số lớp, số học sinh, số buổi dạy trong tuần;
thời gian, địa điểm... Ảnh, giấy khám sức khỏe, sơ yếu lý lịch, bản sao văn bằng,
chứng chỉ, bản xác nhận đủ điều kiện cơ sở vật chất của chính quyền cấp xã.
Trưởng phòng giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm duyệt và cấp giấy chứng nhận
mở lớp dạy thêm trong phạm vi chương trình Trung học cơ sở; còn chương trình
Trung học phổ thông do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp. Mức thu và sử
dụng tiền học thêm đối với dạy thêm, học thêm trong trường và ngoài nhà trường
do UBND tỉnh, thành phố quy định. Theo quy định dạy thêm, học thêm, chính
quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp phải chịu trách nhiệm quản
lý hoạt động này.
Theo quy định, các trường không được dạy thêm, học thêm đối với học sinh
tiểu học, kể cả trong kỳ nghỉ hè; Không được dạy trước chương trình quy định,
hoặc cắt xén chương trình chính khóa để chuyển sang dạy thêm, học thêm; Không
tổ chức dạy thêm, học thêm cho tất cả học sinh ở một lớp học phổ thông; Không
dùng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp ép học sinh phải học thêm; Giáo viên
không được mở lớp dạy thêm ngoài nhà trường cho học sinh do mình đang dạy
chính khóa.

4


Như vậy, có thể xem như quy định về dạy thêm, học thêm là một công cụ

pháp lý đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào nề nếp. Như vậy, bên cạnh việc ban
hành quy định về dạy thêm, học thêm, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của
người giáo viên, việc thực thi ngân hàng đề trong các kỳ kiểm tra, thi cử, kết hợp
với công tác kiểm định trong các trường phổ thông đóng một vai trò hết sức quan
trọng. Chỉ khi người giáo viên không thể can thiệp chủ quan của mình vào việc cho
điểm và đánh giá năng lực của học sinh thì chất lượng các giờ trên lớp mới đạt hiệu
quả và đương nhiên hoạt động dạy thêm, học thêm cũng sẽ không còn "đất" để tồn
tại.
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Thực trạng công tác dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh trong
năm 2015.
Theo số liệu thống kê báo cáo từ các đơn vị (tính đến ngày 19/11/2015)
- Dạy thêm trong nhà trường: có 53 đơn vị được cấp phép tổ chức dạy thêm;
số giáo viên tham gia giảng dạy 1269; số học sinh học thêm: 20.113; học phí học
thêm giao động từ 100.000đ- 250.000đ/môn/tháng.
- Dạy thêm ngoài nhà trường: có 165 cơ sở được cấp phép với 573 giáo viên
tham gia giảng dạy; số học sinh học thêm: 25.826; học phí học thêm giao động từ
80.000đ- 300.000đ/môn/ tháng.
Ngoài ra, còn có 1678 giáo viên tiểu học thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo
thành phố Biên Hòa tổ chức quản lý 38.125 học sinh tiểu học ngoài giờ chính khóa
tại nhà giáo viên theo nhu cầu thực tế của phụ huynh học sinh nhưng chưa được các
cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Thực hiện theo kế hoạch, Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra trực tiếp tại
07 đơn vị (05 trường THPT, 02 trường THCS). Trong đó, có 05 đơn vị tổ chức dạy
thêm trong nhà trường có 84 giáo viên và 2144 học sinh tham gia; 11 địa điểm dạy

5


thêm của 06 cơ sở được cấp phép dạy thêm ngoài nhà trường với 94 giáo viên và

777 học sinh tham gia học thêm.
2. Kết quả thanh tra
Đoàn đã tiến hành thanh tra tại các đơn vị trường học và các cơ sở dạy thêm,
học thêm ngoài nhà trường trên địa bàn tỉnh. Kết quả thanh tra được 07 đơn vị,
trong đó có 05 trường THPT và 02 trường Trung học cơ sở. Cụ thể các đơn vị sau:
a) Trường THPT Đ:
- Tư cách pháp nhân: Có giấy phép dạy thêm trong nhà trường số 004/GPSGDĐT cấp ngày 19/11/2015, trường có xây dựng kế hoạch dạy thêm trong nhà
trường số 97/KH-THPT ngày 20/12/2014 về tổ chức dạy thêm trong nhà trường,
học kỳ II năm học 2014-2015; số 08/KH-THPT ngày 28/8/2015 về quản lý việc
dạy thêm. học thêm.
- Đối tượng dạy thêm; môn, thời gian dạy thêm; mức thu: Hiện có 15 giáo
viên tham gia dạy/ 20 lớp học thêm với 523 học sinh, các môn học theo nguyện
vọng đăng ký của học sinh và phụ huynh, thời gian học từ 17 giờ 30’ đến 21 giờ.
Ngoài dạy thêm trong nhà trường, trường còn tổ chức dạy tăng tiết trái buổi
theo lớp đối với 5 môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh văn có thu tiền của người học
theo kỳ; thời gian thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 4/2015 và từ tháng 8/2015
đến tháng 12/2015. Mức thu: 100.000đ/ tháng/ 3 môn Toán, Lý, Hóa.
- Cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, học thêm: Diện tích phòng học, bàn ghế,
bảng, khu vệ sinh đúng quy cách.
b) Trường THPT X:
- Tư cách pháp nhân: Có giấy phép dạy thêm trong nhà trường số 087/GPSGDĐT cấp ngày 12/12/2014. Trường có ban hành quyết định số 05/QĐ-THPT
ngày 21/9/2015 về thành lập ban quản lý hoạt động dạy thêm-học thêm, kế hoạch
số 03b/KH-THPT ngày 21/9/2015 và kèm nội quy quản lý dạy thêm học thêm.
- Đối tượng dạy thêm; môn, thời gian dạy thêm; mức thu: Hiện có 18 giáo
viên tham gia giảng dạy, có 548 học sinh tham gia học các môn Toán, Lý, Hóa,
6


Văn, Anh, Sinh, nhà trường có xây dựng thời khóa biểu, có sổ đầu bài quản lý lớp
học thêm. Ngoài tổ chức dạy thêm vào buổi tối cho học sinh khối 10,11,12; trường

còn tổ chức dạy tăng tiết trái buổi cho khối 12 Toán, Văn, Anh có thu tiền của học
sinh. Thời gian học từ 17 giờ 55’ đếm 20 giờ 55’.
Đối với hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường, có 12 giáo viên xin phép hiệu
trưởng để được dạy thêm ngoài nhà trường tại cơ sở dạy thêm: Bồi dưỡng văn hóa
Xuân Lộc, giấy phép hoạt động số 007/GP-SGDDT ngày 19/11/2015 do ông Lê Sỹ
Khánh làm chủ cơ sở, tại thời điểm Đoàn kiểm tra, cơ sở chỉ còn 03 giáo viên tham
gia dạy với 95 học sinh. Mức thu: 450.000đ/kỳ/ 04 môn Toán, Lý, Hóa, Anh.
- Cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, học thêm: Trong nhà trường diện tích
phòng học, bàn ghế, bảng, khu vệ sinh đúng quy cách; cơ sở dạy thêm ngoài nhà
trường Bồi dưỡng văn hóa Xuân Lộc tại ấp 1 xã Xuân Hưng có 03 phòng học diện
tích rộng, thoáng mát đảm bảo cho việc dạy và học.
c) Trường THPT D:
- Tư cách pháp nhân: Có giấy phép dạy thêm trong nhà trường được gia hạn
số 02/GP-SGDĐT ngày 19/11/2015. Để tổ chức hoạt động nhà trường có xây dựng
kế hoạch số 307/KH-THPTGD ngày 19/8/2015 về kế hoạch quản lý dạy thêm học
thêm năm học 2015-2016.
- Đối tượng dạy thêm; môn, thời gian dạy thêm; mức thu: hiện có 06 giáo
viên dạy thêm trong nhà trường gồm các môn Toán, Anh văn, Hóa với 201 học
sinh tham gia; thời gian học từ 17 giờ đến 18 giờ 30’, mức thu 200.000đ/ học
sinh/môn.
Ngoài ra, trường còn xây dựng kế hoạch số 323/KHCM/KHI và tổ chức dạy
tăng tiết học trái buổi các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh văn cho cả 3 khối lớp với
1300 học sinh tham gia, mức thu 580.000đ/ học sinh/ kỳ/05 môn. Hồ sơ quản lý
dạy thêm, học thêm được lưu đầy đủ.
d) Trường THPT T:

7


- Tư cách pháp nhân: có giấy phép dạy thêm trong nhà trường số 091/GPSGDĐT cấp ngày 09/02/2015, có kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm

trong nhà trường số 63/KH-THPT ngày 03/9/2015.
- Đối tượng dạy thêm; môn, thời gian dạy thêm: có 32 giáo viên và 693 học
sinh tham gia học các môn Toán, Lý, Hóa, Anh văn, Văn, Sinh. Thời gian học từ
17 giờ 30’ đến 19 giờ. Ngoài ra, trường còn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện dạy học 2 buổi/ngày (kế hoạch số 66/KH-THPT ngày 09/9/2015) đối với các
môn Văn, Toán, Anh văn cho cả 3 khối 10, 11, 12.
Đối với dạy thêm ngoài nhà trường, thời điểm Đoàn thanh tra có 07 thầy cô
dạy thêm ngoài nhà trường chưa có phép và đều dạy học sinh trên lớp chính khóa:
Cô Mạch Thị Thu N (Anh văn), Trần Thị T (môn Toán), Trịnh Anh M (môn Toán),
Trần Thị Thu H (môn Toán), Trương Ngọc T (môn Hóa), Trương Thị B (môn
Hóa), Trương Minh T (môn sinh).
- Cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, học thêm: Đoàn kiểm tra địa điểm giảng
dạy của 02 giáo viên dạy thêm chưa có phép cho thấy phòng dạy thoáng mát, bàn
ghế, bảng đều đúng quy cách.
đ) Trường THPT N:
Hiện nhà trường đang thực hiện kế hoạch dạy 2 buổi/ngày theo hướng dẫn
của văn bản 7291/BGDDT-GDTrH ngày 01/11/2010.Về hoạt động dạy thêm, học
thêm trong nhà trường năm học 2015-2016, trường có xây dựng kế hoạch số
78/KH-THPT ngày 14/9/2015 về tổ chức dạy thêm trong nhà trường; Thông báo
số 76/TB-THPT ngày 14/9/2015 về thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm
trong nhà trường, nhưng tới thời điểm thanh tra nhà trường chưa thực hiện.
Hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có 03 giáo viên xin phép hiệu trưởng
dạy thêm ngoài nhà trường tại cơ sở dạy thêm, học thêm A do ông Nguyễn Duy H
làm chủ cơ sở giấy phép số 076/GP-SGDĐT, có đầy đủ hồ sơ theo quy định.
e) Trường THCS T:

8


- Tư cách pháp nhân: Có giấy phép dạy thêm trong nhà trường số 041/GPPGDĐT ngày 24/6/2014 hết thời hạn vào ngày 24/6/2015; trường đang làm đơn xin

gia hạn gửi phòng Giáo dục và đào tạo, từ đầu năm học đến thời điểm Đoàn kiểm
tra nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường; qua báo cáo
nhà trường chỉ tổ chức ôn tập văn hóa hè theo kế hoạch số 80/KH-THCS ngày
03/6/2015 đối với các môn Toán, Văn và Anh văn từ 08/6/2015 đến 18/8/2015 có
13 giáo viên và 179 học sinh tham gia.
Đối với dạy thêm ngoài nhà trường, có 22 giáo viên xin phép Hiệu trưởng
tham gia giảng dạy ở các trung tâm, cơ sở dạy thêm ở ngoài nhà trường. Đoàn kiểm
tra Trung tâm bồi dưỡng văn hóa K có 11 giáo viên THCS T tham gia dạy, Trung
tâm dạy thêm thế hệ mới, tổ 20 khu Phước Thuận có giáo viên THCS T dạy thêm.
Qua nghiên cứu hồ sơ lớp học cho thấy có nhiều giáo viên dạy thêm ngoài nhà
trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa trong trường, nhưng đã
được Hiệu trưởng cho phép tại cơ sở T.
- Về cơ sở vật chất: 02 cơ sở được Đoàn kiểm tra đều có phòng học thoáng
mát, bàn ghế, bảng đúng quy cách đảm bảo khá tốt cho việc dạy và học.
g) Trường THCS T: Do số học sinh đông 3.333 học sinh/68 lớp, cơ sở vật
chất không đảm bảo nên nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà
trường.
Dạy thêm ngoài nhà trường, có 64 giáo viên đăng ký dạy thêm ngoài nhà
trường và được Hiệu trưởng nhà trường cho phép, các giáo viên này tham gia giảng
dạy trong 06 cơ sở đã được phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Biên Hòa cấp
phép. Đoàn thanh tra đã trực tiếp kiểm tra việc thực dạy của 06 giáo viên đang dạy
tại 04 cơ sở. Kết quả cho thấy các địa điểm dạy thêm có đầy đủ hồ sơ theo quy
định. Một số thầy, cô dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên
đang dạy chính khóa trong trường nhưng đã được Hiệu trưởng cho phép tại số nhà
E2/29, BH.

9


IV. HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI

1.Về ưu điểm
- Các trường THPT, THCS đã nghiêm túc triển khai các quy định về dạy
thêm, học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT- BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ
GDĐT và Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND ngày 16/4/2014 của UBND tỉnh về
dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Các đơn vị được thanh tra, kiểm tra đã lưu trữ khá đầy đủ các văn bản chỉ
đạo về dạy thêm, học thêm của các cấp; quản lý đầy đủ các loại hồ sơ dạy thêm,
học thêm theo quy định (Đơn đăng ký dạy thêm của giáo, danh sách GV dạy thêm,
ký duyệt của cơ quan trực tiếp quản lý, giấy phép DT-HT, có đơn xin phép học
thêm của học sinh được phụ huynh đồng ý); các đơn vị được kiểm tra có mức thu
tiền học thêm và mức chi các khoản phục vụ hoạt động dạy thêm, học thêm thực
hiện đúng theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Các cơ sở tổ chức dạy thêm và giáo viên tham gia dạy thêm ngoài nhà
trường được thanh tra, kiểm tra đã chấp hành các quy định dạy thêm, học thêm; đã
được phòng Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo cấp phép dạy thêm; hồ
sơ dạy thêm cơ bản đảm bảo: có kế hoạch, danh sách giáo viên đăng ký dạy thêm,
danh sách học sinh tham gia học thêm (có đơn xin học thêm); đội ngũ giáo viên đạt
trình độ chuẩn và trên chuẩn, mức thu học phí phù hợp; cơ sở vật chất, trang thiết
bị đảm bảo cho việc dạy và học.
2.Về hạn chế
a) Đối với dạy thêm trong nhà trường:
- Trường THPT T vừa tổ chức thực hiện dạy 2 buổi/ngày vừa tổ chức dạy
thêm trong nhà trường (sai với khoản 1 Điều 4 Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT).
- Trường THPT Đ, THPT D, THPT X vừa tổ chức dạy tăng tiết trái buổi
chính khóa một số môn Toán, Ngữ Văn, Anh Văn, Vật Lý, Hóa học vừa tổ chức
dạy thêm các môn trên vào buổi tối, đang có sự chồng chéo giữa dạy tăng tiết với
10


hoạt động dạy thêm trong nhà trường, hai hoạt động trên đều có thu tiền của người

học (vi phạm khoản 1, Điều 3 Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT).
- Hầu hết các trường THPT đã được thanh tra đều tổ chức dạy tăng tiết có
thu tiền học sinh chưa đúng với văn bản 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010
về hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học và chưa phù hợp
với các quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT.
b) Đối với dạy thêm ngoài nhà trường:
- Trường THPT T có giấy phép dạy thêm trong trường, nhưng còn 07 thầy cô
dạy thêm ngoài nhà trường chưa có phép (vi phạm khoản 5, Điều 3 và điểm b,
khoản 4, Điều 4, Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT).
- Trường THCS T: Cơ sở được cấp phép dạy thêm, học thêm ngoài nhà
trường chủ cơ sở ông Lê Văn M bảng hiệu ghi không đúng với nội dung trong giấy
phép (Trung tâm bồi dưỡng văn hóa K), việc quản lý hồ sơ chưa chặt chẽ, chủ cơ
sở giao việc quản lý về hồ sơ sổ sách của cơ sở cho giáo viên trực tiếp giảng dạy
(vi phạm Điều 6 Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT).
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Nhằm hạn chế việc dạy thêm, học thêm không đúng quy định dẫn đến việc vi
phạm như trên cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Tạo điều kiện để thu hút tối đa học sinh vào các lớp học tăng tiết, lớp 2
buổi, lớp bán trú tại trường để có thêm thời gian củng cố kiến thức cho học sinh,
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.Việc phụ đạo học sinh yếu
kém và bồi dưỡng học sinh giỏi là trách nhiêm của giáo viên bộ môn. Nhưng nhà
trường phải theo dõi, khảo sát chất lượng học sinh, từ đó có biện pháp kịp thời uốn
nắn giúp đỡ giáo viên và học sinh.
2 . Đối với các lớp dạy thêm ở nhà có thu tiền học sinh, giáo viên chỉ được
phép hoạt động sau khi đã đăng kí với Ban giám hiệu trường: bộ môn giảng dạy,
địa điểm dạy để nhà trường dễ dàng kiểm tra, phải được sự cho phép của cơ quan
có thẩm quyền. Đồng thời giáo viên phải làm cam kết với nhà trường là chỉ dạy
11



thêm học sinh khi có yêu cầu của Phụ huynh học sinh nhằm mục đích cũng cố kiến
thức cho các em, hướng dẫn học sinh làm thành thạo các bài tập, không được phép
dạy trước chương trình, không được đe doạ, trù dập học sinh hoặc dùng điểm số
để làm áp lực với các em. Nói chung là phải đảm bảo thực hiện tốt các hướng dẫn,
chỉ đạo về dạy thêm, học thêm của Lãnh đạo các cấp.
3. Đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học, giúp
học sinh nắm chắc bài, xây dựng, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự
nghiên cứu là một trong những giải pháp quan trọng để hạn chế việc dạy thêm, học
thêm không đúng quy định.
Từ thực tiễn của việc dạy thêm, học thêm trong thời gian qua. Để ngăn chặn
việc dạy thêm, học thêm không đúng quy định, các cấp quản lý giáo dục trong Tỉnh
cần quán triệt tinh thần Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào
tạo Thông tư ban hành quy định về dạy thêm, học thêm và Quyết định số
25/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 16/4/2013 Ban hành quy định
về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tăng cường công tác chỉ đạo,
quản lý dạy thêm, học thêm ngoài giờ của giáo viên các cấp. Trước mắt cần phải có
văn bản quy định chặt chẽ, cụ thể hơn về việc tổ chức dạy thêm, học thêm, dạy
đúng chuyên môn đào tạo, dạy đúng đối tượng học sinh: phụ đạo học sinh yếu kém,
bồi dưỡng học sinh khá giỏi…. Việc dạy thêm, học thêm phải đáp ứng nhu cầu thật
chính đáng của học sinh và phụ huynh học sinh. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng
nhu cầu học thêm của hoc sinh để trở thành nguồn thu lợi bất chính. Do đó cần thực
hiện tốt các nội dung sau:
- Tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong ngành giáo dục và toàn xã
hội cần nắm vững những quy định về dạy thêm, học thêm của lãnh đạo các cấp đã
ban hành để tránh những vi phạm đáng tiếc có thể xảy ra.
- Để giải quyết những trường hợp vi phạm cần phải kiên quyết theo quy
định của pháp luật nhưng cần phải tế nhị bằng những giải pháp cụ thể nhằm mục
đích giáo dục là chính, vừa nhắc nhở, vừa răn đe.
12



- Căn cứ Nghị định 138/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giáo dục để xử phạt nghiêm minh những trường hợp cố tình vi phạm trong lĩnh
vực dạy thêm, học thêm .
Qua thực tế như trên, có những kiến nghị cụ thể như sau:
1. Đối với Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục ban hành
những văn bản để cụ thể hoá việc dạy thêm, học thêm, chỉ đạo tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra quản lý dạy thêm, học thêm, đồng thời có biện pháp xử lý
nghiêm những hiện tượng vi phạm việc dạy thêm, học thêm.
2. Đối với chính quyền địa phương cần phối hợp với các trường học, Ban
đại diện cha mẹ học sinh tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện dạy thêm,
học thêm của giáo viên và học sinh trên địa bàn theo đúng quy định.
3. Đối với các trường học, các cơ sở giáo dục, cá nhân cần quán triệt tốt
các hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục về những
quy định dạy thêm, học thêm; vai trò và nhiệm vụ của giáo viên, phát huy cao vai
trò quản lí của Hiệu trưởng trong mọi hoạt động của nhà trường, nhất là công tác
quản lí dạy thêm, học thêm của đơn vị mình để có biện pháp kịp thời ngăn chặn
những biểu hiện tiêu cực của giáo viên, nhằm phát huy tốt tinh thần: “ Dân chủ- Kỷ
cương- Tình thương- Trách nhiệm ”, “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”.
4. Cần có sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo các cấp từ Trung ương đến cơ sở
các trường học, 100 % cán bộ, giáo viên phải quán triệt sâu sắc các nội dung và
chấp hành tốt việc dạy thêm, học thêm theo chỉ đạo. Thường xuyên tổ chức Thanh,
kiểm tra việc dạy thêm, học thêm của giáo viên các cấp, xử lý nghiêm minh những
trường hợp cố tình vi phạm việc dạy thêm, học thêm theo đúng quy định của pháp
luật. Các cơ sở giáo dục tiếp tục quán triệt và đôn đốc giáo viên thực hiện tốt các
quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Ủy Ban nhân dân
tỉnh và văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. Các tổ chức, cá nhân dạy
thêm trong và ngoài nhà trường không được dạy thêm khi chưa có phép; các trường

13



hợp dạy thêm chưa có phép phải ngưng hoạt động cho đến khi có phép mới được
hoạt động trở lại.
5. Các đơn vị, các tổ chức và cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm cần đảm
bảo cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm và sĩ số học sinh trong lớp học đúng
quy định tại Khoản 2, Điều 10 Thông tư số 17/2012/TT-BGDDT ngày 16/5/2012
của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Khoản 2, Điều 3 Quyết định 25/2013/QĐ-UBND tỉnh
và nghiêm túc thực hiện việc quản lý thu, chi tiền dạy thêm, học thêm theo quy
định tại Khoản 1, Điều 7 Thông tư số 17/2012/TT-BGDDT và quy định tại Khoản
1, Điều 5 Quyết định số 25/2013/QĐ-UBDN tỉnh Đồng Nai. Tăng cường thanh tra,
kiểm tra các cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm
thuộc thẩm quyền. Hiệu trưởng và Thủ trưởng các cơ sở giáo dục Căn cứ Điều 19,
Điều 22 Thông tư số 17/2012/TT-BGDDT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Điều 15 Quyết định 25/2013/QĐ-UBND tỉnh; kịp thời xử lý theo thẩm
quyền các vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm./.
Đồng Nai, ngày 30 tháng 5 năm 2016
Người thực hiện

Võ Văn Lập

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Thông tư ban
hành quy định về dạy thêm, học thêm .
2. Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ngày
16/4/2013 Ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

3 .Nghị định số 138/ NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giáo dục .
4. Toàn bộ hồ sơ thanh tra công tác dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai năm 2015.

***************

15


MỤC LỤC
Trang
I. Lý do chọn đề tài

1

II. Cơ sở lý luận và thực tiễn

3

III. Tổ chức thực hiện các giải pháp

4

IV. Hiệu quả đề tài

7

V. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng


8

* Tài liệu tham khảo

11

* Mục lục

12

**********************

16



×