Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.7 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN TRUNG DŨNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62. 14. 01. 14

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


2

NGHỆ AN - 2016


3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục trung học phổ thông (THPT) là một bộ phận hợp thành của hệ thống
giáo dục phổ thông. Trong những năm qua, giáo dục THPT đã có sự đổi mới mạnh mẽ
về nội dung, chương trình, phương pháp dạy học... Đặc biệt, sau năm 2015, chương
trình, sách giáo khoa THPT sẽ được đổi mới theo hướng phát triển toàn diện năng lực
và phẩm chất người học, đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng
nghề nghiệp.
Khi giáo dục THPT có sự đổi mới căn bản và toàn diện như vậy, đòi hỏi toàn


bộ hoạt động của nhà trường THPT cũng phải đổi mới theo định hướng phát triển
năng lực học sinh. Trong khi đó, công tác quản lý nhà trường THPT nói chung, quản
lý hoạt động dạy học nói riêng vẫn đang trên “lối mòn truyền thống”, thiên về quản lý
theo nội dung mà chưa chú ý đến quản lý theo định hướng phát triển năng lực học
sinh. Vì thế, chuyển sang quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh vừa là cơ hội để nâng cao chất lượng dạy học, vừa là thách thức lớn đối
với giáo viên, cán bộ quản lý trường THPT, khi việc chuẩn bị cho giáo viên, cán bộ
quản lý trường THPT để dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh chưa được triển khai một cách khẩn trương, đồng bộ. Bản
thân giáo viên, cán bộ quản lý trường THPT cũng chưa có tâm thế sẵn sàng cho dạy
học và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học ở trường
trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp quản lý hoạt
động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục THPT trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và hội nhập quốc tế.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát
triển năng lực học sinh.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp dựa trên chức năng quản lý và
nội dung quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thì


4

có thể quản lý hiệu quả hoạt động dạy học ở trường THPT, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục THPT trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và hội
nhập quốc tế.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở trường
THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
5.1.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT các tỉnh
Bắc Trung Bộ theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
5.1.3. Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo
định hướng phát triển năng lực học sinh.
5.1.4. Đánh giá hiệu quả các giải pháp đề xuất, thông qua khảo sát sự cần thiết,
tính khả thi và tổ chức thử nghiệm.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng và sự cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất ở
một số trường THPT khu vực Bắc Trung Bộ;
- Thử nghiệm một giải pháp đối với cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu
trưởng, Tổ trưởng chuyên môn) các trường THPT tỉnh Hà Tĩnh.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Đề tài sử dụng các quan điểm tiếp cận sau đây: Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận
hoạt động; Tiếp cận phát triển năng lực; Tiếp cận chức năng quản lý và nội dung
quản lý.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở
lý luận của đề tài.
6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ
sở thực tiễn của đề tài.

6.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức thống kê để xử lý số liệu thu được.
7. Những luận điểm cần bảo vệ
7.1. Quản lý hoạt động dạy học (HĐDH) theo định hướng phát triển năng lực học
sinh ( NLHS) là một mô thức quản lý tối ưu để nâng cao chất lượng dạy học ở trường
THPT. Mô thức quản lý này đòi hỏi phải đổi mới một cách đồng bộ mục đích, yêu cầu,
nội dung, cách thức quản lý; đồng thời phải tính đến ảnh hưởng của các yếu tố khách
quan, chủ quan đến quá trình quản lý.


5
7.2. Chuyển dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng nội dung như hiện
nay sang dạy học và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS vừa là cơ hội,
vừa là thách thức đối với giáo viên và cán bộ quản lý các trường THPT không chỉ
trong khu vực Bắc Trung Bộ mà trong phạm vi cả nước.
7.3. Đề xuất các giải pháp quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS,
một mặt phải dựa trên các chức năng quản lý; mặt khác phải dựa trên nội dung quản
lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS.
8. Đóng góp của luận án
8.1. Góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về hoạt động dạy học
và quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực
học sinh.
8.2. Đưa ra được bức tranh đầy đủ, khách quan về thực trạng hoạt động dạy
học và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở một
số trường THPT khu vực Bắc Trung Bộ.
8.3. Xây dựng khung năng lực của học simh THPT; Thiết kế được Chương
trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học cho cán bộ quản lý
trường THPT và Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động dạy học theo định hướng
phát triển NLHS.
8.4. Đề xuất 6 giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định

hướng phát triển NLHS và thử nghiệm một giải pháp đem lại kết quả cao.
9. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục
nghiên cứu; luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở trường
trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ
thông các tỉnh Bắc Trung Bộ theo định hướng phát triển năng lực
học sinh.
Chương 3: Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ
thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh.


6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Vấn đề tiếp cận năng lực trong quá trình giáo dục nói chung, trong dạy học nói
riêng đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả nước ngoài. Có thể
khái quát các nghiên cứu này trên một số phương diện sau đây: Sự hình thành và
phát triển của xu hướng dạy học tiếp cận năng lực; Đặc trưng và ưu thế của dạy học
tiếp cận năng lực; Mô hình năng lực trong dạy học…
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Vấn đề tiếp cận năng lực trong dạy học cũng được nhiều tác giả trong nước
quan tâm nghiên cứu. Có thể khái quát các nghiên này trên một số phương diện sau
đây: Sự cần thiết phải chuyển sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh; Thiết kế chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Tổ

chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Đánh giá kết
quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh…
Còn vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển
năng lực học sinh cả trong nước cũng như ngoài nước rất ít tác giả đi sâu nghiên cứu.
Vì thế, luận án của chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu các giải pháp quản lý hoạt động
dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
1.2. NĂNG LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
1.2.1. Năng lực
1.2.1.1. Khái niệm năng lực
Về khái niệm năng lực có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng tập trung vào hai
phạm trù: khả năng và thuộc tính cá nhân. Khái niệm năng lực sử dụng trong luận án
của chúng tôi được hiểu là khả năng thực hiện, là phải biết làm (know-how), chứ
không chỉ biết và hiểu (know-what).
1.2.1.2. Cấu trúc của năng lực
Theo các nhà Tâm lý học, nội dung và tính chất của hoạt động quy định thuộc
tính tâm lý của cá nhân tham gia vào cấu trúc năng lực của cá nhân đó. Vì thế, thành
phần của cấu trúc năng lực thay đổi tùy theo loại hình hoạt động; cùng một loại năng
lực, ở những người khác nhau có thể có cấu trúc không hoàn toàn giống nhau.
1.2.1.3. Phân loại năng lực
Phân loại năng lực là một vấn đề rất phức tạp. Dựa vào cấu trúc năng lực trình
bày ở trên, có thể chia năng lực thành hai loại chính: Năng lực chung và Năng lực cụ
thể, chuyên biệt.


7
1.2.1.4. Năng lực học sinh
Năng lực học sinh là khả năng làm chủ các hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ
phù hợp với lứa tuổi và vận dụng chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công
nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề mà cuộc sống đặt ra cho chính
các em. Năng lực học sinh là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc,

hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng... mà cả niềm tin, giá trị, trách
nhiệm xã hội, thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học
tập phổ thông và những điều kiện đang thay đổi của xã hội.
1.2.1.5. Khung năng lực của học sinh trung học phổ thông
Khi xây dựng khung NLHS THPT, cần quán triệt các nguyên tắc: 1) Phải căn
cứ vào khung năng lực chung cần đạt của con người Việt Nam trong bối cảnh đẩy
mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới đất nước; 2) Phải xuất phát từ quy luật
phát triển tâm lý, nhận thức và cơ sở khoa học của việc hình thành, phát triển NL; 3)
Phải dựa vào mục tiêu giáo dục THPT.
Căn cứ trên các nguyên tắc nói trên và tham khảo kết quả nghiên cứu của một
số tác giả, chúng tôi đưa ra khung năng lực chung của học sinh THPT. Khung năng
lực này có một số nhóm năng lực nhất định. Mỗi nhóm năng lực bao gồm một số
năng lực cụ thể.
1.2.2. Phát triển năng lực học sinh
Phát triển năng lực học sinh là một nhiệm vụ thường xuyên, đặc biệt quan
trọng đối với các trường phổ thông. Phát triển năng lực học sinh là nhằm làm cho các
năng lực chung và năng lực đặc trưng cho từng môn học/lớp học/cấp học được hình
thành, củng cố và hoàn thiện ở học sinh.
1.3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
1.3.1. Khái quát về hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông
Ở trường THPT, hoạt động dạy học là hoạt động giáo dục cơ bản nhất. Hoạt
đông này bao gồm hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
1.3.1.1. Hoạt động dạy
Hoạt động dạy là hoạt động của giáo viên được tiến hành theo một phương
thức đặc biệt (gọi là phương thức nhà trường). Hoạt động dạy không sáng tạo ra tri
thức mới; còn giáo viên - chủ thể của hoạt động dạy không tái tạo tri thức cũ cho bản
thân mà tổ chức quá trình tái tạo này cho học sinh - chủ thể của hoạt động học. Khi
tiến hành hoạt động dạy, giáo viên không nhằm làm phát triển chính mình mà nhằm
làm phát triển học sinh.

1.3.1.2. Hoạt động học
Hoạt động học là hoạt động của học sinh chuyên hướng vào lĩnh hội tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo của xã hội nhờ sự tái tạo của cá nhân. Sự tái tạo này sẽ không thể
thực hiện được nếu người học chỉ là khách thể bị động của hoạt động dạy. Hoạt động
học là hoạt động nhằm làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động này. Nhờ chiếm lĩnh
tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, nhân cách học sinh mới được hình thành và phát triển.


8
1.3.2. Đặc điểm tâm lý và đặc điểm hoạt động học tập của học sinh trung
học phổ thông
Lứa tuổi học sinh THPT thuộc giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên (thời kỳ từ
15-18 tuổi). Lứa tuổi này có một số đặc điểm nổi bật về tâm lý và hoạt động học tập
sau đây về sự phát triển thể chất, về hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ; về sự
phát triển nhân cách...
1.3.3. Quan niệm về hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo
định hướng phát triển năng lực học sinh
Hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học
sinh được hiểu là mọi thành tố của hoạt động dạy học, từ mục tiêu, nội dung đến
phương pháp, hình thức tổ chức, đánh giá kết quả dạy học đều phải xuất phát, đều
phải hướng tới phát triển các năng lực chung và năng lực cá nhân cho học sinh.
1.3.4. Cơ sở tâm lý học của việc tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung
học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học
sinh dựa trên một số lý thuyết sau đây: Lý thuyết về vùng phát triển của L.S.
Vưgôtxki; Đường phát triển năng lực của R. Glaser; Lý thuyết của G. Rasch về vị trí
năng lực học sinh.
1.3.5. Tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định
hướng phát triển năng lực học sinh
Tổ chức hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng

lực học sinh, bao gồm các công việc: Xây dựng mục tiêu dạy học ở trường THPT
theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Lựa chọn nội dung dạy học ở trường
THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Sử dụng phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh;
Tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học ở trường THPT theo định hướng phát
triển năng lực học sinh; Tạo dựng môi trường dạy học ở trường THPT theo định
hướng phát triển năng lực học sinh.
1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
1.4.1. Quản lý và quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định
hướng phát triển năng lực học sinh
1.4.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời
sống xã hội. Theo chúng tôi, quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và
kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong tổ chức nhằm đạt được
mục tiêu đã đề ra của tổ chức.


9
1.4.1.2. Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát
triển năng lực học sinh
Quản lý hoạt động dạy học là một trong những nội dung quản lý quan trọng
nhất ở trường THPT. Việc quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh tập trung nhiều vào đầu ra của học sinh, vào sự tiến bộ của học sinh
trong quá trình dạy học. Theo chúng tôi, quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT
theo định hướng phát triển năng lực học sinh là quá trình lập kế hoạch, tổ chức chỉ
đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học để đảm bảo cho nó đạt được mục tiêu
phát triển năng lực học sinh.
1.4.2. Sự cần thiết phải quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ
thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Sở dĩ cần phải quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát
triển năng lực học sinh, vì những lý do sau đây: Đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục; Đáp ứng chuẩn đầu ra của giáo dục THPT; Đáp ứng yêu cầu
chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng ở trường THPT.
1.4.3. Mục đích quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định
hướng phát triển năng lực học sinh
Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực
học sinh nhằm các mục đích sau đây: Đảm bảo cho hoạt động dạy học hướng tới phát
triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của học sinh; Tạo điều kiện phát
triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh; Thực hiện mục tiêu và chuẩn đầu ra của
giáo dục THPT…
1.4.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông
theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát
triển năng lực học sinh được chúng tôi xác định dựa trên các chức năng quản lý; đồng
thời cũng tính đến các điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả của
công tác quản lý.
1.4.5. Chủ thể quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông
theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Trong luận án của chúng tôi, chủ thể quản lý hoạt động dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh bao gồm: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; hiệu
trưởng trường THPT; tổ trưởng chuyên môn và giáo viên.
1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở
trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định
hướng phát triển năng lực học sinh có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Việc
nắm vững các yếu tố này có ý nghĩa rất quan trọng trong đánh giá thực trạng và đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo
định hướng phát triển năng lực học sinh.



10
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các tỉnh Bắc Trung Bộ
Các tỉnh Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng
Kinh tế trọng điểm miền Trung, trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, bộ;
nhiều đường ô tô hướng Đông Tây (7, 8, 9, 29) nối Lào với Biển Đông. Có hệ thống
sân bay (Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới, Phú Bài), bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa
Hội, Vũng Áng, Sơn Dương, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Hòn La, Cửa Việt, Thuận An,
Chân Mây...) có các đầm phá lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản, là trung
tâm du lịch quan trọng của đất nước (động Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế...) tạo
điều kiện cho viêc giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước Lào, Myanmar... Từ
khi đất nước đổi mới, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã đạt được những thành tựu to lớn về
kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục; an ninh - quốc phòng…
2.2.2. Tình hình chung về giáo dục của các tỉnh Bắc Trung Bộ
Tình hình chung về giáo dục của các tỉnh Bắc Trung Bộ được xem xét trên
các phương diện: Quy mô mạng lưới giáo dục; Phổ cập giáo dục; Phát triển đội ngũ
cán bộ quản lý và nhà giáo; Chất lượng giáo dục; Công tác cơ sở vật chất - thiết bị
trường học…
2.2.3. Tình hình giáo dục Trung học phổ thông của các tỉnh Bắc Trung Bộ
Trong những năm qua, giáo dục THPT của khu vực đã có bước phát triển
mạnh mẽ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Chất lượng giáo dục đại trà ổn
định và từng bước được nâng lên; chất lượng mũi nhọn phát triển; tỷ lệ học sinh
tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng cao; giáo viên
và cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ

thông… Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới,
giáo dục THPT các tỉnh Bắc Trung Bộ cần phải nỗ lực không ngừng trong nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo
đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn cho học sinh; chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện chương trình giáo
dục phổ thông mới...


11
2.2. TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng
Mục đích khảo sát thực trạng là nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan thực
trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT các tỉnh Bắc Trung Bộ; rút ra được
mặt mạnh, mặt yếu làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động dạy
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2.2.2. Nội dung khảo sát thực trạng
Nội dung khảo sát thực trạng tập trung vào các vấn đề chính sau đây:
- Khảo sát thực trạng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở
một số trường THPT các tỉnh Bắc Trung Bộ.
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh ở một số trường THPT các tỉnh Bắc Trung Bộ.
- Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động dạy
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở một số trường THPT các tỉnh Bắc
Trung Bộ.
2.2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát
2.2.3.1. Đối tượng khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát các đối tượng là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng;
Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trường THPT. Tổng cộng là 812 người.
2.2.3.2. Địa bàn khảo sát
30 trường THPT của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

2.2.4. Phương pháp khảo sát
Đề tài sử dụng các phương pháp: Lập phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến của
cán bộ quản lý và giáo viên; Trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề; Nghiên cứu các sản
phẩm hoạt động của cán bộ quản lý và giáo viên.
2.2.5. Đánh giá kết quả khảo sát
Các phiếu điều tra, các ý kiến của cán bộ quản lý, chuyên gia, giáo viên và các tài
liệu liên quan được tập hợp lại theo phương pháp thống kê. Trong quá trình khảo sát, để
đưa ra những nhận xét có căn cứ, chúng tôi quy ước sử dụng điểm số để đánh giá.
2.2.6. Cách thức xử lý số liệu
Sau khi thu thập dữ liệu từ các phiếu thô, được quy ra điểm ở các mức độ khác
nhau của từng tiêu chí, sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm
Microsoft Office Excel để tính trị số trung bình và xếp thứ bậc từng tiêu chí, từ đó
phân tích và rút ra các kết luận về thực trạng.
2.2.7. Thời gian khảo sát
Tất cả các ý kiến, phiếu điều tra được gửi tới đối tượng khảo sát từ đầu
học kỳ 1, năm học 2014-2015 và thu hồi các ý kiến, phiếu điều tra trong tháng
10 năm 2015.


12
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Ở phần này, chúng tôi khảo sát các nội dung: Quan niệm của cán bộ quản lý và
giáo viên về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Nhận thức của
cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng và sự cần thiết của dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh.
2.3.2. Tình hình thực hiện hoạt động dạy học ở trường trung học phổ

thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Ở phần này, chúng tôi khảo sát các nội dung: Xây dựng mục tiêu dạy học theo
định hướng phát triển năng lực học sinh; Lựa chọn và phát triển nội dung dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Sử dụng phương pháp và phương tiện
dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Sử dụng hình thức tổ chức dạy
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Sử dụng phương pháp và hình thức
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực;
Tạo dựng môi trường dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Căn cứ vào nội dung quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
NLHS đã xác đinh và tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên các trường
THPT, chúng tôi đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh trên các nội dung sau đây: Thực trạng nâng cao nhận thức, đổi
mới tư duy về hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực
học sinh; Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học ở trường THPT theo định hướng
phát triển năng lực học sinh; Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động
dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Thực trạng chỉ
đạo ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo cơ sở vật chất - thiết bị và xây dựng
chính sách, tạo động lực thúc đẩy giáo viên và học sinh phát huy tốt vai trò của mình
trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực; Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc
thực hiện hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học
sinh; Thực trạng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lý trường THPT.


13
2.5. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC

TỈNH BẮC TRUNG BỘ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỌC SINH
Để đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động
dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, chúng tôi đã tiến hành điều tra
và tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT.
Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý HĐDH
theo định hướng phát triển NLHS

Nội dung

1. Xu thế đổi mới và
hội nhập quốc tế trong
giáo dục
2.Cơ sở vật chất - Thiết
bị dạy học
3. Nhận thức, tâm lý
của phụ huynh và xã
hội về HĐDH theo
định hướng phát triển
năng lực
4. Nhận thức, tâm lý,
năng lực dạy học theo
định hướng phát triển
NLHS của đội ngũ giáo
viên
5. Năng lực quản lý
HĐDH theo định
hướng phát triển NLHS
của hiệu trưởng
6. Nhận thức và tính

tích cực, chủ động,
sáng tạo trong học tập
của học sinh

Ảnh
hưởng lớn

Ảnh
hưởng

Không
Tổng
Tổng
ảnh hưởng
số
số
Số
Số
Số
khách
Điểm
Điểm
Điểm
điểm
lượng
lượng
lượng
thể

___


X

Thứ
bậc

243

729

448

896

121

121

812

1746 2,15

6

270

810

441


882

101

101

812

1793 2,20

4

255

765

441

882

116

116

812

1763 2,17

5


538

1614

274

548

0

0

812

2162 2.66

2

560

1680

252

504

0

0


812

2184 2.68

1

520

1560

292

584

0

0

812

2144 2.64

3

Dựa vào số liệu của bảng 2.14, chúng tôi lập biểu đồ 2.12.


14

Biểu đồ 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả

quản lý HĐDH theo định hướng phát triển NLHS
Từ bảng 2.14 và biểu đồ 2.12 có thể rút ra những nhận xét sau đây:
- Trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động dạy học theo
định hướng phát triển năng lực học sinh, các yếu tố: Năng lực quản lý hoạt động dạy
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của hiệu trưởng; Nhận thức, tâm
lý, năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của đội ngũ giáo
viên; Nhận thức và tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh được
đánh giá là có ảnh hưởng nhất (xếp từ thứ 1-3). Đối với các yếu tố này, không có ý
kiến nào cho là không ảnh hưởng.
- Các yếu tố khác tuy vẫn còn ý kiến cho là không cần thiết như: Cơ sở vật chất
- thiết bị dạy học; Nhận thức, tâm lý của phụ huynh và xã hội về hoạt động dạy học
theo định hướng phát triển năng lực; Xu thế đổi mới và hội nhập quốc tế trong giáo
dục nhưng theo chúng tôi vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dạy học và quản
lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2.6. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH
Để đánh giá khách quan thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý hoạt
động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh có tính khả thi cao, chúng
tôi sử dụng mô hình phân tích SWOT (mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức).
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


15
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Việc đề xuất giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định

hướng phát triển năng lực học sinh cần dựa trên các nguyên tắc sau đây: Bảo đảm tính
mục tiêu; Bảo đảm tính thực tiễn; Bảo đảm tính hệ thống; Bảo đảm tính hiệu quả.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỌC SINH
3.2.1. Kế hoạch hóa hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo
định hướng phát triển năng lực học sinh
3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu của giải pháp là đưa việc thực hiện hoạt động dạy học ở trường THPT
theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào trong kế hoạch để quản lý hiệu quả
hoạt động này.
3.2.1.2. Ý nghĩa của giải pháp
Định hướng cho hoạt động của giáo viên và học sinh theo tiếp cận phát triển năng
lực người học; Giúp giáo viên xác định rõ những năng lực chung và năng lực đặc thù
cần hình thành ở học sinh trong quá trình dạy học môn học; Bồi dưỡng cho giáo viên
kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
3.2.1.3. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
- Xác định rõ các yêu cầu đối với một kế hoạch dạy học theo định hướng phát
năng lực học sinh;
- Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học ở trường THPT theo định hướng phát
triển năng lực học sinh;
- Đảm bảo các nguồn lực để thực hiện kế hoạch dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh;
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp này, đòi hỏi giáo viên trường THPT phải có kỹ năng xây
dựng và thực hiện kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
3.2.2. Tổ chức hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát
triển năng lực học sinh
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu của giải pháp là nhằm tổ chức hoạt động dạy học ở trường THPT một

cách tối ưu, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và quản lý hoạt động
dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
3.2.2.2. Ý nghĩa của giải pháp
Giúp cho giáo viên, cán bộ quản lý trường THPT nắm vững bản chất của tổ


16
chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Giúp cho
giáo viên và cán bộ quản lý trường THPT tổ chức hoạt động dạy học một cách
chủ động, linh hoạt và sáng tạo; Phát triển ở giáo viên và cán bộ quản lý trường
THPT kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh.
3.2.2.3. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
- Tổ chức cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học các môn học trong chương
trình THPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh;
- Tổ chức vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở trường
THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh;
- Tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển
năng lực.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp này, đòi hỏi giáo viên và cán bộ quản lý trường THPT
phải có năng lực tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh một cách khoa học.
3.2.3. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động dạy học ở trường
trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh
3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu của giải pháp là nhằm đánh giá khách quan chất lượng hoạt động dạy
học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh, dựa trên bộ tiêu chí
được xây dựng.
3.2.3.2. Ý nghĩa của giải pháp

Giúp cho giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá khách quan chất lượng hoạt
động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Tạo động lực cho việc
đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường THPT; Khắc phục được
những hạn chế, thiếu sót ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh.
3.2.3.3. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
- Xác định các căn cứ để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động
dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh;
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động dạy học ở trường THPT
theo định hướng phát triển năng lực học sinh;
- Sử dụng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động dạy học ở trường THPT
theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp này, đòi hỏi các trường THPT phải sử dung bộ tiêu chí


17
đã xây dựng vào đánh giá chất lượng hoạt động dạy học. Đồng thời quan tâm đúng
mức đến việc đảm bảo các điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học, đáp
ứng yêu cầu đổi mới mạnh mẽ giáo dục phổ thông hiện nay.
3.2.4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lý trường trung học phổ thông
3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu của giải pháp là nhằm nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lý trường THPT.
3.2.4.2. Ý nghĩa của giải pháp
Đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ quản lý trường THPT; Nâng cao hiệu
quả quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT; Tạo tiềm lực để cán bộ quản lý
trường THPT có thể thích ứng nhanh với quản lý chương trình và sách giáo khoa giáo
dục phổ thông mới.

3.2.4.3. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
- Xác định rõ mục tiêu bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lý trường THPT;
- Tổ chức xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt
động dạy học theo theo định hướng phát triển năng lực học sinh;
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lý trường THPT;
- Đánh giá kết quả bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lý trường THPT
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp này, đòi hỏi phải xây dựng được nội dung, chương
trình, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lý trường THPT. Đồng thời, cần
phải có nguồn lực và quy trình kiểm tra, đánh giá đảm bảo cho công tác bồi dưỡng
đạt kết quả.
3.2.5. Xây dựng cơ chế, tạo động lực để giáo viên và học sinh phát huy tốt
vai trò của mình trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực
3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu của giải pháp là nhằm xây dựng được cơ chế, tạo động lực thúc đẩy
giáo viên và học sinh phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học theo định hướng
phát triển năng lực.
3.2.5.2. Ý nghĩa của giải pháp
Giúp hiệu trưởng thấy rõ sự cần thiết phải xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc


18
đẩy giáo viên và học sinh phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học theo định
hướng phát triển năng lực; Kích thích động cơ tích cực, khai thác các năng lực tiềm
ẩn trong mỗi giáo viên và học sinh; Giúp cho giáo viên và học sinh ý thức được vai
trò của mình trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

3.2.5.3. Nội dung và cách thức thực hiện
- Xây dựng môi trường giảng dạy - học tập tích cực cho giáo viên và học sinh;
- Xây dựng cơ chế khen thưởng, động viên, khuyến khích giáo viên và học sinh;
- Huy động các nguồn lực tài chính từ các doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp
để lập quỹ khen thưởng, hỗ trợ giáo viên và học sinh trong giảng dạy- học tập theo
định hướng phát triển năng lực;
- Xây dựng cơ chế phối hợp với Hội phụ huynh để triển khai chủ trương dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh;
- Thí điểm thực hiện cơ chế học sinh đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên
theo định hướng phát triển năng lực.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp này, đòi hỏi các trường THPT phải có Quy chế chi tiêu
nội bộ; đồng thời có nguồn lực tài chính để đảm bảo thực hiện cơ chế, tạo động lực
thúc đẩy giáo viên và học sinh phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học theo định
hướng phát triển năng lực.
3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin,
đáp ứng yêu cầu dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển
năng lực học sinh
3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu của giải pháp là nhằm tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu dạy học ở trường THPT theo định hướng phát
triển năng lực học sinh.
3.2.6.2. Ý nghĩa của giải pháp
Giúp hiệu trưởng thấy rõ vai trò của cơ sở vật chất và công nghệ thông tin đối
với hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Hình thành ở
giáo viên kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng công nghệ thông
tin; Hình thành ở học sinh kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị học
tập hiện đại.
3.2.6.3. Nội dung và cách thức thực hiện
- Chỉ đạo phát triển cơ sở vật chất của nhà trường theo hướng đồng bộ và hiện đại;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo thiết bị dạy học;
- Chỉ đạo công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp này, đòi hỏi các trường THPT phải có cơ sở vật chất


19
đảm bảo, có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh, đồng thời có nguồn lực tài
chính để đảm bảo cho việc tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin, đáp ứng yêu cầu dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng
lực học sinh.
Như vậy, để quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát
triển năng lực học sinh, đề tài đã đề xuất 6 giải pháp. Các giải pháp có mối quan hệ
mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Trong đó Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý
hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lý
trường THPT được xem là giải pháp then chốt.
3.3. KHẢO SÁT SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP
ĐỀ XUẤT
3.3.1. Mục đích khảo sát
Mục đích của việc khảo sát là nhằm thu thập thông tin đánh giá về sự cần thiết
và tính khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định
hướng phát triển năng lực học sinh đã được đề xuất, trên cơ sở đó điều chỉnh các giải
pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các giải pháp được nhiều
người đánh giá cao.
3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát
3.3.2.1. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát tập trung vào hai vấn đề chính:
Thứ nhất: Các giải pháp được đề xuất có thực sự cần thiết đối với việc quản lý
hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh hiện
nay không?

Thứ hai: Trong điều kiện hiện tại, các giải pháp được đề xuất có khả thi đối với
việc quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực
học sinh hiện nay không?
3.3.2.2. Phương pháp khảo sát
Trao đổi bằng bảng hỏi với 4 mức độ đánh giá:
+) Rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết, không cần thiết.
+) Rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi.
3.3.3. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát, bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào
tạo; Trưởng phòng Giáo dục trung học; Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục;
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THPT; Tổ trưởng chuyên môn trường THPT;
giáo viên trường THPT. Tổng cộng có 368 người.
3.3.4. Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã
đề xuất


20
3.3.4.1. Sự cần thiết của các giải pháp đã đề xuất
Kết quả khảo sát cho thấy những người được hỏi có sự đánh giá cao về sự cần
thiết của các giải pháp đề xuất. Trong đó, số ý kiến đánh giá là rất cần thiết và cần
thiết chiếm tỉ lệ cao (92,46%). Không có ý kiến nào đánh giá là không cần thiết. Sự
đánh giá này chứng tỏ các giải pháp được đề xuất là cần thiết trong quản lý hoạt động
dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
3.3.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất
So với đánh giá về sự cần thiết, đánh giá về tính khả thi của các giải pháp đề
xuất có thấp hơn. Số ý kiến đánh giá ở mức độ rất khả thi và khả thi chỉ chiếm tỉ lệ
82,42% (đánh giá về sự cần thiết là 92,46%).
3.4. THỬ NGHIỆM
3.4.1. Tổ chức thử nghiệm
3.4.1.1. Mục đích thử nghiệm

Nhằm xác định hiệu quả, tính khả thi và điều kiện cần thiết để triển khai một
trong các giải pháp đã đề xuất.
3.4.1.2. Giả thuyết thử nghiệm
Có thể nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý hoạt động dạy học cho cán bộ quản
lý trường THPT, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở trường
THPT theo định hướng phát triển NLHS, nếu áp dụng giải pháp: Bồi dưỡng nâng cao
năng lực quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
cho cán bộ quản lý trường THPT.
3.4.1.3. Nội dung và cách thức thử nghiệm
i) Nội dung thử nghiệm
Vì điều kiện thời gian, chúng tôi chỉ chọn tổ chức thử nghiệm giải pháp Bồi
dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh cho cán bộ quản lý trường THPT.
ii) Cách thức thử nghiệm
Thử nghiệm được tiến hành một lần, trên cùng một nhóm đối tượng, theo mô
hình sau đây:
Kiểm tra trước tác động

Giải pháp hoặc tác động

Kiểm tra sau tác động

O1

X

O2

Kết quả được đo bằng việc so sánh chênh lệch giữa kết quả sau tác động (thử
nghiệm) với trước tác động (đầu vào).



21
Khi có sự chênh lệch (biểu thị qua |O2-O1|>0, chúng tôi sẽ rút ra kết luận giải
pháp được chọn để thử nghiệm mang lại hiệu quả đối với việc nâng cao năng lực
quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho cán bộ
quản lý trường THPT.
3.4.1.4. Tiêu chuẩn và thang đánh giá thử nghiệm
Kết quả thử nghiệm được đánh giá dựa trên hai tiêu chí: kiến thức và kỹ năng
quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
3.4.1.5. Địa bàn, thời gian và mẫu khách thể thử nghiệm
i) Địa bàn thử nghiệm
Các trường THPT của tỉnh Hà Tĩnh.
ii) Thời gian thử nghiệm
Vào học kỳ 1 của năm học 2015 - 2016: Khảo sát đầu vào và triển khai thử nghiệm.
iii) Mẫu khách thể thử nghiệm
Mẫu khách thể thử nghiệm là 39 hiệu trưởng, 82 phó hiệu trưởng và 156 tổ
trưởng chuyên môn của 39 trường THPT, tỉnh Hà Tĩnh. Tổng cộng là 277 người.
3.4.1.6. Xử lý kết quả thử nghiệm
Chúng tôi sử dụng các tham số sau đây để xử lý số liệu thu được: Trung bình
cộng; phương sai; độ lệch tiêu chuẩn; hệ số biến thiên...
3.4.2. Phân tích kết quả thử nghiệm
3.4.2.1. Phân tích kết quả đầu vào
Chúng tôi khảo sát trình độ đầu vào về kiến thức và kỹ năng của cán bộ quản
lý trường THPT. Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát, chúng tôi rút ra nhận xét:
Trình độ ban đầu về kiến thức và kỹ năng của cán bộ quản lý trường THPT còn thấp.
Để có thể nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh, họ cần được bồi dưỡng đầy đủ về kiến thức và kỹ năng.
3.4.2.2. Phân tích kết quả thử nghiệm về mặt định lượng
i) Kết quả thử nghiệm về trình độ kiến thức của cán bộ quản lý trường THPT

sau thử nghiệm
Bảng 3.8. Bảng phân phối tần số F về số cán bộ quản lý trường
THPT
đạt điểm Xi sau thử nghiệm
Số lượng
277

Điểm số

___

3

4

5

6

7

8

9

10

0

8


34

48

48

58

55

26

Kết hợp kết quả đầu vào và bảng 3.8, chúng tôi lập được bảng 3.9.

X

7.38


22
Bảng 3.9. Bảng tần suất kết quả kiểm tra đầu vào và sau thử
nghiệm
về kiến thức của cán bộ quản lý trường THPT
Lần đo
Trước thử
nghiệm
Thử nghiệm

Số

lượng

Các thông số
___

X

Phương sai

Độ lệch chuẩn

Hệ số biến thiên

277

6.23

3.52

1,87

30,01

277

7.38

2.63

1.62


21,95

Từ kết quả ở bảng 3.9 có thể lập được bảng phân bố tần suất f i , tần suất tích lũy f i
↑ và vẽ được các đường biểu diễn tần suất tích lũy f i ↑ , biểu đồ phân bố tần suất f i .
Bảng 3.10. Phân bố tần suất f i và tần suất tích lũy f i ↑ về kiến thức
của cán bộ quản lý trường THPT trước thử nghiệm và sau thử
nghiệm
Xi
3
4
5
6
7
8
9
10



Trước thử nghiệm (n = 277)
fi
fi ↑
Fi
6
2,16
100
47
16,96
97,84

68
24,54
80,88
47
16,96
56,34
39
14,07
39,38
22
7,94
25.91
31
11,19
17,97
17
6,13
6.13
277
100

Sau thử nghiệm (n =277)
fi
fi ↑
Fi
0
8
2,88
100
34

12,27
97,12
48
17,32
84,85
48
17,32
67,53
58
20,93
50,21
55
19,85
29,28
26
9,38
9,38
277
100


23
Biểu đồ 3.1. Phân bố tần suất f i về kiến thức của cán bộ quản lý
trường THPT
trước thử nghiệm và sau thử nghiệm

Biểu đồ 3.2. Tần suất tích lũy f i ↑ về kiến thức của cán bộ quản lý
trường THPT trước thử nghiệm và sau thử nghiệm
Từ các kết quả trên, có thể rút ra những nhận xét sau đây:
+) Điểm trung bình cộng của thử nghiệm cao hơn điểm trung bình cộng trước

thử nghiệm: 7,38>6,23;
+) Hệ số biến thiên của thử nghiệm nhỏ hơn hệ số biến thiên trước thử nghiệm:
21,95<30,01;
+) Đường biểu diễn tần suất và tần suất tích lũy sau thử nghiệm đều thấy cao
hơn và dịch chuyển về bên phải so với tần suất và tần suất tích lũy trước thử nghiệm.
Với các kết quả trên, có thể thấy trình độ kiến thức của cán bộ quản lý trường
THPT sau thử nghiệm cao hơn trước thử nghiệm.
ii) Kết quả thử nghiệm về kỹ năng của cán bộ quản lý trường THPT
Bảng 3.11. Kết quả về trình độ kỹ năng của cán bộ quản lý
trường THPT
sau thử nghiệm
TT
1
2

Các kỹ năng
Kỹ năng chỉ đạo giáo viên xác định yêu cầu đối với một
kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS;
Kỹ năng hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch dạy
học theo định hướng phát triển NLHS;

Khá
%
34,6
(96)
34,6

Mức độ %
TB
Yếu

%
%
53,5
11,9
(148)
(33)
53,1
12,3


24
TT

3
4
5
6
7
8
9
10

Các kỹ năng

Kỹ năng chỉ đạo giáo viên tổ chức cấu trúc, sắp xếp lại
nội dung dạy học các môn học trong chương trình THPT
hiện hành theo định hướng phát triển NLHS;
Kỹ năng chỉ đạo giáo viên vận dụng các phương pháp,
kỹ thuật dạy học mới một cách linh hoạt, sáng tạo;
Kỹ năng chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ

chức học tập của học sinh;
Kỹ năng tổ chức cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông trong dạy học;
Kỹ năng tổ chức cho giáo viên đánh giá kết quả học tập
của học sinh bằng nhiều phương pháp, hình thức và công
cụ khác nhau;
Kỹ năng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học theo định
hướng phát triển NLHS cho giáo viên;
Kỹ năng xây dựng cơ chế, tạo động lực để giáo viên và
học sinh phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học theo
định hướng phát triển NLHS;
Kỹ năng chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu dạy học ở trường
THPT theo định hướng phát triển NLHS.
___

X

Mức độ %
Khá
TB
Yếu
%
%
%
(96)
(147)
(34)
36,1
(100)


52,3
(145)

11,6
(32)

35,4
(98)
36,1
(100)
34,6
(96)

52,3
(145)
52,3
(145)
52,8
(146)

12,3
(34)
11,6
(32)
12,6
(35)

34,3
(95)


53,4
(148)

12,3
(34)

32,2
(92)

53,8
(149)

13,0
(36)

33,6
(93)

53,8
(149)

12,6
(35)

34,6
(96)

53,1
(147)


12,3
(34)

34,6

53,0

12.4

Bảng 3.11 cho thấy kết quả về trình độ kỹ năng của cán bộ quản lý trường THPT
sau thử nghiệm cao hơn trước thử nghiệm. Cụ thể là:
+) Số người được xếp ở mức độ khá sau thử nghiệm cao hơn trước thử nghiệm
(34.5% so với 22,7%).
+) Số người xếp ở mức độ yếu sau thử nghiệm nhỏ hơn trước thử nghiệm
(12,4% so với 22,6%).
3.4.2.3. Phân tích kết quả thử nghiệm về mặt định tính
Thông qua tìm hiểu thực tế ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh,
chúng tôi có những đánh giá khái quát sau đây:
- Việc bồi dưỡng đã góp phần nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học ở
trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh của cán bộ quản lý.
- Cán bộ quản lý trường THPT sau khi được bồi dưỡng đã có hiểu biết đúng
đắn về những vấn đề cơ bản của dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường
THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Cùng với việc bồi dưỡng về kiến thức, họ còn được bồi dưỡng các kỹ năng


25
quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT.
- Việc nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý trường THPT đã có ảnh hưởng

lớn đến hiệu quả quản lý nhà trường nói chung, hiệu quả quản lý hoạt động dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng. Các nội dung quản lý hoạt
động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT đều
được tổ chức một cách bài bản, khoa học hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Luận án đã góp phần bổ sung và phát triển cơ sở lý luận của vấn đề quản
lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh
như xây dựng một hệ thống các khái niệm công cụ, đặc biệt là khái niệm quản lý hoạt
động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh; đồng thời
chỉ rõ quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực
học sinh vừa là cơ hội để nâng cao chất lượng dạy học, vừa là thách thức lớn đối với
giáo viên, cán bộ quản lý trường THPT. Cách tiếp cận NLHS như một sợi chỉ đỏ
xuyên suốt đã được vận dụng để nghiên cứu những nội dung của đề tài luận án.
1.2. Luận án đã khảo sát, phân tích một cách toàn diện thực trạng vấn đề quản
lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Trên cơ sở đó chỉ rõ những điểm mạnh, những điểm yếu và nguyên nhân của những
điểm mạnh, những điểm yếu đó, làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp quản lý
hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở
chương 3.
1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất được 6 giải
pháp để quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng
lực học sinh. Đó là các giải pháp:
- Kế hoạch hóa hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển
năng lực học sinh.
- Tổ chức hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động dạy học ở trường THPT
theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh cho cán bộ quản lý trường THPT.

- Xây dựng cơ chế, tạo động lực để giáo viên và học sinh phát huy tốt vai trò
của mình trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực.


×