Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Ngôn từ nghệ thuật trong thơ thiếu nhi việt nam từ 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.54 KB, 95 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nếu âm nhạc được tạo nên từ giai điệu, tiết tấu; hội hoạ được tạo nên từ
màu sắc, đường nét thì văn học được tạo nên bởi ngôn từ. Văn chương chính
là nghệ thuật của ngôn từ, một tác phẩm chỉ được đánh giá cao khi ngôn từ đạt
đến sự tinh tế của nó. Văn chương không tác động đến các giác quan của
chúng ta nhưng nó đòi hỏi ở người đọc phải vận dụng tất cả các giác quan để
tiếp nhận thông qua ngôn từ nghệ thuật. Đằng sau những lớp ngôn từ ấy là bao
nhiêu mảnh đời, là số phận, là quá khứ, hiện tại và cả bóng dáng của tương lai.
Điều đó đòi hỏi ở người sáng tác phải gọt giũa, sàng lọc một cách cẩn thận,
chu đáo; xây dựng chất liệu cho hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình.
Cuộc sống với bao nhiêu màu sắc hấp dẫn, lấp lánh được soi chiếu ở
tác phẩm văn học khơi dậy ở con người cảm xúc và ước mơ. Những dấu ấn
mà văn chương để lại cho người đọc không chỉ ở những nội dung, tư tưởng
mà còn là dấu ấn đậm nét của ngôn từ nghệ thuật. Và thơ chính là một cuộc
hành trình trọn vẹn của ngôn từ. Thơ đem đến cho bạn đọc nhiều cung bậc
cảm xúc và nhiều cảm nhận về cái đẹp. Thơ thiếu nhi là một bộ phận quan
trọng trong văn học thiếu nhi Việt Nam. Ngôn từ trong thơ thiếu nhi có những
đặc trưng riêng của nó. Đó có thể là thế giới ngôn từ vô cùng sáng tạo, trong
sáng, giản dị, gần gũi và rất dễ hiểu. Thế giới ấy trong trẻo đến lạ thường. Đi
sâu khám phá văn học thiếu nhi, độc giả không những có được những cảm
nhận sâu sắc, những ý nghĩa trọn vẹn về bình diện văn học mà còn phát hiện
được thế giới trẻ thơ - một thế giới đa màu sắc, rất ngộ nghĩnh và đáng yêu.
Mỗi bài thơ là một tiếng cười, mỗi bài học, mỗi tâm sự; là những thông
điệp nhỏ bé đối với trẻ thơ, về cuộc sống, ước mơ và cả những khát vọng...
Thơ thiếu nhi đi sâu vào dòng chảy của bạn đọc, đánh thức những kỉ niệm đẹp
thời ấu thơ, miền kí ức của biết bao bạn nhỏ. Những thông điệp bé nhỏ được
chuyển tải một cách thú vị:
Bạn đừng bẻ lấy tôi
Tôi sẽ buồn lắm đấy!
1




Hãy nhìn, tôi mỉm cười
Là bạn không muốn hái.
(Lời nhắn - Nguyễn Lãm Thắng)
Lời nhắn mà Lãm Thắng muốn chuyển tải đến người đọc, đến trẻ hết
sức nhẹ nhàng mà thi vị. Anh khiến cho những đứa trẻ không muốn bẻ cây,
hái hoa vì sợ cây, hoa buồn. Nhà thơ mượn cảm xúc của cảnh vật thiên nhiên
để thể hiện ý muốn giáo dục của mình, giúp cho các em biết yêu thêm cây cối,
hoa cỏ, yêu thêm thế giới xung quanh.
Đi vào thế giới ấy, người đọc cảm nhận được những mảnh ngôn từ dịu
nhẹ, trong veo với những câu hỏi hết sức đáng yêu, ngộ nghĩnh, như: “Trăng
ơi, từ đâu đến?” hay “Đã ngủ chưa hả trầu?”. Và đôi lúc, đọng lại trong lòng
mỗi độc giả là những câu hát ầu ơ ru vỗ ta về với ấu thơ. Ghép những mảnh
ngôn từ ấy lại, người đọc lại thấy thơ thiếu nhi mang cả không gian thơ rộn rã
sắc màu, trong trẻo thanh âm, tất cả tạo nên một thế giới đầy âm sắc.
Bước vào thời kì đổi mới, văn học nói chung và văn học thiếu nhi nói
riêng đã mang một không khí mới. Nhiều cây bút trẻ với những đam mê, khát
khao sáng tạo và đổi mới đã làm cho văn học thiếu nhi trở nên mới mẻ, trẻ
trung. Một trong những gương mặt tiêu biểu đó là Nguyễn Lãm Thắng, con
người với niềm đam mê, nỗ lực trong nghệ thuật rất đáng trân trọng. Hoàng
Thụy Anh đã nói: “Người làm thơ đâu dễ dàng tìm đường, phôi thai một
giọng điệu, một cách thể nghiệm mới trong sáng tác, thực hiện sứ mệnh đưa
thơ đến những vùng thẩm mỹ mới mà họ phải trải qua những thử thách, những
đớn đau, tung mình vào chiến trường chữ, vào những thế cờ cuộc đời, lúc ấy,
họ có thể gặt hái được thành công” [14]. Nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng là một
người con của mảnh đất miền Trung, một con người từng trải nên ít nhiều ở
anh có tấm lòng chịu thương, chịu khó. Cũng chính nhờ đó mà những vần thơ
của anh luôn góp nhặt những điều nhỏ nhoi nhất, chất chứa tình cảm thân
thương nhất. Người đọc luôn thấy được sự táo bạo, dám thay đổi và điều đó

giúp Nguyễn Lãm Thắng đi đến thành công.
Làm được những vần thơ hay và sâu sắc đã khó nhưng làm thơ cho
2


thiếu nhi lại càng khó hơn. Bởi với trẻ, những hình ảnh trong thơ phải thật gần
gũi, sinh động và nhiều màu sắc thì chúng mới tiếp thu và cảm nhận được.
Hơn nữa, ở lứa tuổi này, “thế giới” của trẻ rất đa dạng, người lớn có thấu hiểu,
có đồng cảm thì mới thể hiện thật tốt trong thơ được. Nguyễn Lãm Thắng đã
sống cùng những ước mơ giản dị của trẻ thơ; những đời sống thực, những khát
vọng, những tưởng tượng của thế giới mà trẻ em đang sống. Thơ thiếu nhi của
anh đã mang được tiếng nói, ước mơ của trẻ đến với người lớn, cũng nhờ đó
mà người lớn được sống lại những kí ức tuổi thơ của chính mình. Lãm Thắng
đã hoà quyện những gì thân thuộc nhất vào trong thơ, vào trong cuộc sống của
trẻ. Phải chăng vì thế nên thơ anh đã được bạn đọc mọi lứa tuổi đón nhận.
Nghiên cứu Ngôn từ nghệ thuật trong thơ thiếu nhi của Nguyễn
Lãm Thắng là một cách giúp người đọc tiếp cận, phân tích và hiểu rõ hơn các
tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi, có thêm được tri thức về ngôn ngữ và tri
thức văn chương. Mặt khác, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn
khám phá được cái hay, cái đặc sắc ngôn từ nghệ thuật trong các tác phẩm thơ
thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng để đưa đến một khát vọng, một luồng gió
mới cho văn học thiếu nhi nói chung và văn học thiếu nhi ở thể loại thơ nói
riêng. Để từ đó người đọc, nhất là thế hệ măng non của đất nước có được cái
nhìn sâu sắc, rõ nét hơn về con người, về cuộc sống.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tính đến thời điểm này đã có nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ về
ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học nói chung và tìm hiểu những tác
phẩm của tác giả Nguyễn Lãm Thắng nói riêng. Có thể kể đến những công
trình nghiên cứu sau:
Giáo trình văn học trẻ em của Lã Thị Bắc Lý (2005) đã đi vào phân

tích một số tác phẩm thơ của các tác giả tiêu biểu như: Võ Quảng, Phạm Hổ,
Trần Đăng Khoa và một số tác giả nước ngoài. Qua đó, người đọc thấy được
cách sử dụng hình ảnh thơ cũng như ngôn từ nghệ thuật của các tác giả.
Khoá luận tốt nghiệp của Từ Thị Ngọc Linh (2010) với đề tài Ngôn từ
nghệ thuật trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1986 đến nay đã phân tích rất
3


rõ khái niệm ngôn từ nghệ thuật, cũng như những đặc trưng và chức năng cụ
thể của nó trong khám phá những tác phẩm thơ.
Khi nghiên cứu về thơ Nguyễn Lãm Thắng, đặc biệt là thơ anh viết cho
thiếu nhi đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà văn, nhà thơ, nhà
phê bình đã quan tâm. Hoàng Thụy Anh đã nhận xét thơ Nguyễn Lãm Thắng:
“Cái giản dị, mộc mạc, đằm thắm giờ đây được hoán đổi bằng những vần thơ
tự do, triết lý, bằng những hình ảnh siêu thực, những cuộc kết nối ngôn từ dư
ba” [17]. Nguyễn Lãm Thắng đã thành công khi có những thể nghiệm mới
trong sáng tác, anh không chỉ có được cái nhìn trong trẻo trong Điệp ngữ
tình; chất thế sự, giọng triết lý trong tập thơ Họng đêm mà còn có cái hồn
nhiên thơ trẻ của Giấc mơ buổi sáng. Ở mỗi tập thơ, Nguyễn Lãm Thắng đã
cho người đọc thưởng thức một giọng điệu, một âm hưởng mới, cảm nhận
được sự khác lạ của chính thơ anh. Hình ảnh mà Nguyễn Lãm Thắng dùng
trong thơ không chỉ đơn thuần là hình ảnh thực, không dễ dàng nói trực tiếp
mà “khúc xạ” hình ảnh đó qua nhiều lăng kính. “Với Nguyễn Lãm Thắng, anh
thường dùng hình ảnh để luận bàn về chính nó. Tìm được hình ảnh mấu chốt
trong bài thơ, cơ hội nắm bắt dòng chảy triết lý càng lớn” [17].
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế của Hoàng Thị Hồng
Nhung (2013) với đề tài Thế giới nghệ thuật trong Giấc mơ buổi sáng của
Nguyễn Lãm Thắng đã cho độc giả thấy được nét độc đáo trong phong cách
nghệ thuật của nhà thơ. Khoá luận đã làm nổi bật được thời gian, không gian
nghệ thuật, cả giọng điệu lẫn ngôn từ nghệ thuật. Song, trong Khoá luận đã có

những trích dẫn không đúng đắn khi trích dẫn thơ về tập thơ Điệp ngữ tình.
Mặt khác, ngôn từ nghệ thuật tác giả chỉ dừng lại phân tích một cách khái quát
và chưa đi sâu vào từng vấn đề cụ thể.
Qua những tập thơ anh viết, người đọc như cảm nhận được sự sâu sắc,
mới lạ trong phong cách của anh. Khi bàn về tập thơ thiếu nhi Giấc mơ buổi
sáng đã có rất nhiều ý kiến nhận xét:
Tác giả Nguyễn Văn Hoà đánh giá cao giá trị tập thơ Giấc mơ buổi
sáng của Nguyễn Lãm Thắng: “Giờ đây anh đã dành những tình cảm, sự ưu ái
4


đặc biệt đối với thiếu nhi, một thế giới tuổi thơ vừa gần gũi đời thường, vừa
lung linh, huyền ảo” [18]. Anh nhận thấy, tập thơ Nguyễn Lãm Thắng ra đời
giữa lúc văn học thiếu nhi nước nhà đang khan hiếm, đang còn nhiều khoảng
trống cần phải lấp đầy (thơ cho thiếu nhi lại càng hiếm hơn so với thể loại văn
xuôi). Vì thế, Giấc mơ buổi sáng ra đời đó là một điều khiến độc giả yêu thơ
cảm thấy đáng quý và đáng trân trọng!
Nhà nghiên cứu văn học Hồ Thế Hà cho rằng: “Thơ thiếu nhi của
Nguyễn Lãm Thắng hội đủ những yêu cầu cần thiết về đặc trưng thể loại - đó
là sự hồn nhiên, vui tươi trong sáng được quan sát trực quan từ thế giới hiện
thực một cách nên thơ, có khi là những tưởng tượng bay bổng phù hợp với
khả năng hình dung và cảm nhận của lứa tuổi thiếu nhi - tức anh đã nhập vào
linh hồn và tình cảm, sở thích và mơ mộng của các em để nói hộ những gì các
em có thể hiểu nhưng không thể nói ra thành thơ” [11; tr.2]. Thế giới hiện
thực hiện ra trong thơ Nguyễn Lãm Thắng một cách đầy đủ, có sự liên kết
giữa hình thức và nội dung.
Nguyễn Thanh Tâm lại có cái nhìn mới lạ về thơ thiếu nhi của Nguyễn
Lãm Thắng trong Giấc mơ buổi sáng “Kết nối lại 333 bài thơ đẹp trong Giấc
mơ buổi sáng sẽ thấy được hai chủ âm trong giọng điệu thơ thiếu nhi Nguyễn
Lãm Thắng. Trong khi giọng điệu hồn nhiên tinh nghịch góp phần đưa đến

không gian thơ sinh động, rộn rã màu sắc và âm thanh thì giọng điệu trữ tình
yêu thương lại tạo chiều sâu cho giấc mơ dài…” [11; tr.25].
Nhụy Nguyên trong Dòng chảy văn học thiếu nhi ở Huế nhận xét về
ngôn ngữ trong thơ Lãm Thắng: “Thơ thiếu nhi Lãm Thắng viết đôi khi tự
nhiên như nói, tác giả bắt được sự hồn nhiên của trẻ, thổi vào đó lớp ngôn ngữ
giản dị, khiến người đọc như trực tiếp nghe được tiếng trẻ bi bô. Tập thơ
không đơn giản là sự “nổi hứng” mà Lãm Thắng đã dồn tâm huyết, neo mình
trong thế giới tuổi thơ để viết; đôi lúc có những ý khiến ta giật mình” [14].
Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đánh giá về thơ thiếu nhi của Nguyễn
Lãm Thắng một cách có hệ thống của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi
sẽ đi sâu khám phá nét đặc sắc của ngôn từ nghệ thuật thơ thiếu nhi của
5


Nguyễn Lãm Thắng. Đây chính là một điều thú vị mà người viết hướng đến
để giải quyết trong khoá luận tốt nghiệp này. Hy vọng khoá luận sẽ đóng góp
một phần nhỏ trong vườn hoa văn học thiếu nhi Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tiếp cận với tập thơ Giấc mơ buổi sáng để thấy được vẻ đẹp của
nghệ thuật ngôn từ, những sáng tạo độc đáo của tác giả khi viết thơ thiếu nhi.
- Khai thác giá trị thẩm mỹ của ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm,
nâng cao năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học cho trẻ mầm non.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá lý luận về ngôn từ nghệ thuật, đặc trưng của ngôn từ
nghệ thuật trong các sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng.
- Phân tích, đánh giá và bước đầu đưa ra một số nhận định về đặc điểm
ngôn từ nghệ thuật thơ thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng.
- Khẳng định vai trò của ngôn từ nghệ thuật trong việc nâng cao năng
lực tiếp nhận văn học cho trẻ mầm non.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu
Ngôn từ nghệ thuật trong thơ viết cho thiếu nhi của Nguyễn Lãm
Thắng.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Ngôn từ nghệ thuật trong các bài thơ ở tập thơ Giấc mơ buổi sáng của
Nguyễn Lãm Thắng. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát chúng tôi nghiên cứu
thêm một số bài thơ trong tập Họng đêm, Đầu non cuối bãi để làm rõ thêm
nét độc đáo trong sử dụng ngôn từ.

6. Phương pháp nghiên cứu
Sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu là tính tất yếu của một
khoá luận tốt nghiệp. Để triển khai khoá luận, chúng tôi sử dụng những

6


phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
6.1. Phương pháp tổng hợp, liên ngành
Để làm phong phú, sáng tỏ thêm ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm thơ
của Nguyễn lãm Thắng trên nhiều phương diện, chúng tôi vận dụng những
yếu tố của các phương pháp nghiên cứu văn học khác như: thống kê, so sánh,
phân tích, tổng hợp... tập trung xem xét, hệ thống hoá các vấn đề lịch sử
nghiên cứu. So sánh thơ thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng với thơ thiếu nhi
của một số tác giả viết cho thiếu nhi để có cái nhìn khách quan về tác phẩm
cũng như ngôn từ nghệ thuật thơ Nguyễn Lãm Thắng.
6.2. Thi pháp học, phong cách học
Vận dụng thi pháp học hiện đại và phong cách học để khảo sát giá trị
của ngôn từ nghệ thuật trong các tác phẩm. Hai phương pháp này, tuy có
những mặt khác nhau về hướng khai thác nhưng bổ sung cho nhau một cách
có hiệu quả và đều đi đến mục đích cuối cùng là chỉ ra những đặc sắc của

ngôn từ nghệ thuật trong các bài thơ của Nguyễn Lãm Thắng ở phương diện
nội dung và nghệ thuật.
Những phương pháp này sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu, khảo
sát văn bản. Từ đó, thấy được những nét đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật
trong thơ thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng.
7. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
chính của Khoá luận gồm có:
Chương 1: Thơ viết cho thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng.
Chương 2: Khả năng biểu đạt thế giới tuổi thơ trong thơ thiếu nhi Nguyễn
Lãm Thắng.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện ngôn từ trong thơ thiếu nhi Nguyễn Lãm
Thắng.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN LÃM THẮNG
7


1.1. Nguyễn Lãm Thắng và hành trình đến với thơ
1.1.1. Nguyễn Lãm Thắng - Người ươm những mầm xanh
Trên mảnh đất làng Tịnh Đông Tây (Hà Dục), Đại Lãnh, Đại Lộc,
Quảng Nam có một nhà giáo - nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng. Anh là một nhà
thơ trẻ (sinh ngày 14/8/1973), đầy nhiệt huyết. Nguyễn Lãm Thắng vừa là tên
thật, vừa là bút danh của anh, ngoài ra các bút danh như Lãm Thắng, Lam
Thụy, Nguyễn Trần Bảo Nghi, Du Lãm, Nhật Quang,… cũng được Nguyễn
Lãm Thắng sử dụng trong sự nghiệp sáng tác của mình. Hiện nay, anh đang là
giảng viên khoa Ngữ Văn ở trường Đại học Sư phạm Huế.
Nguyễn Lãm Thắng tốt nghiệp cử nhân Văn, đang dạy ở trường Đại

học Sư phạm với chức danh Thạc sĩ Hán Nôm. Anh được nhiều đồng nghiệp,
bạn bè và các em sinh viên biết đến với một con người luôn nhiệt tình, tâm
huyết trong công tác giảng dạy. Cũng chính con người ấy, anh luôn vui vẻ,
hoà đồng, thân mật và “dí dỏm” trong cuộc sống đời thường. Đó là hình mẫu
của một người thầy thân thiện, mẫu mực nhưng cũng hết sức gần gũi trong
suy nghĩ của rất nhiều người.
Nụ cười trên môi anh là hình ảnh quen thuộc mà chúng ta thường thấy
mỗi khi gặp gỡ, đối diện với anh. Với cách giao tiếp gần gũi, giản dị, Nguyễn
Lãm Thắng luôn tạo cho người nói chuyện với anh một cảm giác thoải mái,
ấm áp. Nhưng ẩn sâu trong nụ cười ấy vẫn là nét trầm mặc, là sự suy tư của
một công dân về sự sống, về xã hội con người. Nguyễn Lãm Thắng luôn sống
hết mình vì cái đẹp, cái thiện, cái cao cả của cuộc sống nên trong anh ẩn hiện
những nỗi lòng, cảm xúc khó có thể nói ra bằng tiếng nói đời thường. Bởi thế
anh tìm đến với thơ - cách mà Nguyễn Lãm Thắng vẽ lại bức tranh đẹp của
cuộc sống, giải bày nỗi lòng, cảm xúc của mình. Nhà giáo Nguyễn Lãm
Thắng đã thực sự trở thành một nhà thơ, với những tác phẩm thơ độc đáo,
được đăng nhiều trên các tạp chí, các trang báo; các tập thơ để lại được ấn
tượng sâu sắc trong lòng rất nhiều độc giả yêu mến.
Nguyễn Lãm Thắng tìm đến với thơ như một cái duyên trời phú. Sau
khi tốt nghiệp ở trường Đại học Sư phạm Huế, vì cuộc sống khó khăn nên anh
8


phải bươn chải để kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau sau đó mới về giảng
dạy ở trường. Chính những tháng ngày vất vả kiếm sống từ Bắc chí Nam ấy
đã giúp cho nhà thơ có thêm nhiều cảm xúc trong sáng tác. Trong khoảng thời
gian khó khăn ấy, nhà thơ đã tạo cho mình một cái nền móng vững chắc “cái
nhìn phong phú” cho đời sống của mình. Nhờ đó, anh quan sát được nhiều con
người hơn, hiểu được tâm lí của họ; có được cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn
về thế giới xung quanh. Đó là những yếu tố thuận lợi, cơ bản và cần thiết cần

có của một nhà thơ. Quan sát được, cảm nhận được, sống cùng họ thì những
xúc cảm mới chân thật và viết nên những tác phẩm sâu sắc hơn.
Nắm được những đặc điểm, những quy luật của thế giới tự nhiên và con
người, cùng với vốn kinh nghiệm sống của mình, Nguyễn Lãm Thắng đã tạo
được cho thơ anh một nguồn cảm xúc mới, một giọng điệu khác lạ và một nét
phong cách không hề lẫn lộn với bất cứ nhà thơ khác. Phong cách thơ của
Nguyễn Lãm Thắng khác với những nhà thơ khác là điều dễ hiểu nhưng trong
chính các tác phẩm của anh sự khác biệt, thay đổi, chuyển biến gần như đối
lập của nhà thơ cũng làm cho người đọc cảm thấy rất thi vị. “Ngôn từ giờ đây
đã có sự “nổi loạn”- câu thơ ngắn, dài, liền mạch, đứt quãng tạo nên những
khoảng lặng, khoảng trống; đôi lúc gây khó hiểu cho người tiếp nhận. Nhưng
chính điều này đã tạo nên phong cách và hồn thơ Nguyễn Lãm Thắng, một
hồn thơ đau đáu nỗi niềm, một sự ám ảnh của cuộc sống nhân sinh. Tất cả mọi
khía cạnh của đời sống xã hội được đưa vào thơ anh ngồn ngộn, dạt dào tuôn
chảy theo dòng cảm xúc của một con người có một lối sống nội tâm độc đáo”
[16]. Nếu ở tập thơ đầu tay Điệp ngữ tình (Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2007)
là những khúc tình ca đằm thắm, da diết thì đến những bài thơ anh sáng tác
gần đây nó không còn đằm thắm như thế nữa. Thay vào đó là những vần thơ
ngắn, dài, nổi loạn, đứt quãng gây bất ngờ cho người đọc. Cũng nhờ đó mà
những tác phẩm của anh luôn có giá trị cao về nghệ thuật, đem đến cho người
đọc nhiều cảm nhận mới mẻ.
Hiện nay, Nguyễn Lãm Thắng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên
Huế và là Trưởng gia đình Áo trắng Huế. Thơ anh được biết đến nhiều hơn
9


qua các trang báo: Kiến thức ngày nay, Sông Hương, Mực tím, Tuổi trẻ,
Nhi đồng, Tiếp thị gia đình, Nhớ Huế, Nhân dân hằng tháng,… Thơ anh
còn góp mặt trong một số thi tuyển như: Thơ cho thiếu nhi (Nhà xuất bản
Văn học, 2015). Nhờ nỗ lực trong sáng tác và bằng những khát khao sáng tạo

của mình, Nguyễn Lãm Thắng đã đạt được những thành tựu, những giải
thưởng đáng ghi nhận. Anh đạt được giải thưởng của Hội Nhà văn Thừa Thiên
Huế trong hai năm 2007 và năm 2012, và giải thưởng Gửi tới yêu thương năm
2003 của Báo Mực tím.
Đến nay, Nguyễn Lãm Thắng đã xuất bản bốn tập thơ. Tập thơ đầu tay
là Điệp ngữ tình (Nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 2007), gồm 54 bài thơ đa
dạng nhiều thể loại, bạn đọc có thể tìm đến trên Tập thơ thứ
hai là Giấc mơ buổi sáng (333 bài thơ thiếu nhi, Nhà xuất bản Đại học Huế,
năm 2012). Tập thứ ba là Họng đêm (tập thơ tự do gồm 175 bài thơ, Nhà xuất
bản Văn học, năm 2012). Tập thơ thứ tư là Đầu non cuối bãi (gồm 54 bài thơ
lục bát). Bản thảo anh dự định viết gồm: 500 bài thơ 3 câu, 300 bài thơ lục bát
tứ tuyệt và còn rất nhiều thể loại khác. Những tác phẩm thơ của anh đã để lại
trong lòng độc giả không bởi chỉ ở sự phong phú về thể loại, về giọng điệu mà
ở đó còn có sự mới lạ trong ngôn từ nghệ thuật thơ anh. Tất cả tạo nên sự đa
dạng, phong phú trong phong cách cũng như hồn thơ Nguyễn Lãm Thắng.
Trong thời gian sắp tới, Nguyễn Lãm Thắng sẽ cho ra mắt bạn đọc:
Tuyển tập 1008 bài thơ thiếu nhi, 1000 bài thơ lục bát với tập thơ Ta như
giọt lệ ở dòng phù sinh, Tôi ngồi xâu những âm thanh lại (thơ), 1111 bài
thơ Đường (Đường thi tuyển dịch). Ngoài ra còn có tập truyện thiếu nhi Quà
cho em bé, và tập truyện ngắn Hóc Dĩ.
Nguyễn Lãm Thắng đã đạt được những thành công nhất định trong
hành trình đến với thi ca của mình. Sự nghiệp của anh hẳn sẽ chưa dừng lại ở
đó bởi anh còn trẻ, hy vọng trong tương lai những vần thơ của Nguyễn Lãm
Thắng sẽ ngân vang mãi. Nguyễn Lãm Thắng sẽ ươm những mầm xanh cho
thế hệ tương lai, đóng góp thêm cho tài sản thi ca của mình thêm những tác
phẩm hay để phục vụ bạn đọc mọi lứa tuổi. Mong rằng trong tương lai, những
10


thi phẩm ấy sẽ làm phong phú thêm đời sống tinh thần của độc giả, nền văn

học nước nhà cũng từ đó mà đa dạng, phát triển hơn.
1.1.2. Những “đứa con tinh thần” - tài sản thi ca của Nguyễn Lãm
Thắng
Nhìn một cách tổng quan, Nguyễn Lãm Thắng đã đạt được nhiều thành
công đáng ghi nhận. Từ tập thơ Điệp ngữ tình người đọc đã có được cái nhìn
đầy thiện cảm đối với anh và đây là tập thơ đầu tay của Nguyễn Lãm Thắng.
Điệp ngữ tình là điệp khúc của tình yêu thương, là bản tình ca đằm
thắm, sâu lắng, thiết tha; nhưng cũng có lúc sôi nổi, nhịp nhàng với những xúc
cảm, nhịp đập mới mẻ. Đây là bức chân dung tự hoạ của một con người ở tuổi
hơn 30 đang cố níu giữ lại những khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc sống. Những
gian truân, vất vả, buồn vui của cuộc đời tất cả đều được tái hiện qua thơ anh.
Đến với Điệp ngữ tình, người đọc sẽ thấy được sự đa dạng, phong phú
trong nội dung của nó. Tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người (tình yêu bạn
bè, tình yêu gia đình và có cả tình yêu đôi lứa), sự đau xót của con người
trước những nghịch cảnh của cuộc sống. Những mặt trái, sự oái oăm, đau khổ
của cuộc đời đều được Nguyễn Lãm Thắng thể hiện trong thơ anh. Đó là tất cả
những gì anh chứng kiến, anh trải qua. Người đọc như cảm nhận được tất cả
nội dung ấy một cách nhẹ nhàng, qua những vần thơ chân thực, gần gũi, mộc
mạc. Anh gắn những hình ảnh thiên nhiên vào thơ của mình một cách nhẹ
nhàng tinh tế và giàu sức gợi, mang lại ý nghĩa và hiệu quả cao về nghệ thuật.
Hà Linh nhận định về Điệp ngữ tình: “Điệp ngữ tình của Nguyễn Lãm
Thắng không hẳn tập thơ là xuất sắc, có nhiều bài bình thường, nhưng cũng
không khó tìm thấy bài hay trong đó. Tôi khá quan tâm và dành nhiều thiện
cảm cho những vần thơ lục bát. Có đến một nửa số bài trong Điệp ngữ tình là
lục bát. Có thể xem nó như một tuyển tập của thơ lục bát với những câu rất
điêu luyện, tài tình, khá chỉn chu và cổ điển thì phong phú” [20]. Thể thơ lục
bát là thế mạnh của Nguyễn Lãm Thắng, anh dành hết một nửa số bài trong
tập thơ của mình cho thể lục bát, và hiệu quả của nó đến độc giả rất cao. Làm

11



sao bạn đọc có thể quên được những câu thơ được cách tân một cách mới mẻ:
Mù sương chen lối sương mù
Cao nguyên chén tạc chén thù tìm nhau.
(Với cao nguyên)
Cả một thế giới hiện ra với vẻ nguyên sơ qua từng dòng thơ. Cao
nguyên đẹp bởi “mù sương” chen lối của “sương mù”, bởi tình người ấm áp.
Ngôn từ tinh tế nhưng sâu sắc trong từng vần thơ của Lãm Thắng cứ như thế
đi vào lòng độc giả nhẹ nhàng, thi vị.
Trong bài thơ Chân dung tự hoạ, Nguyễn Lãm Thắng đã tự tạo chân
dung của chính mình bằng thơ với những gian truân vất vả của mảnh thời gian
trong quá khứ. Khi mà một tác phẩm nghệ thuật được vẽ bằng “bột màu cõi
lạ”, được “vẽ mắt tôi bằng giọt trăng ngàn” và rồi khi ngoài kia có còi tàu
giục giã cuộc đi thì “tôi hong chân dung bằng hơi rượu nóng”. Dù cho cuộc
chiến đấu có khốc liệt, cuộc sống của người lính có gặp khó khăn nhưng sức
sáng tạo của họ không bao giờ bị dập tắt. Người chiến sĩ vẫn tạo được cho
mình những bức chân dung của chính họ, để từ đó mọi khó khăn gian khổ họ
có thể vượt qua, hoàn thành nhiệm vụ và sống với tinh thần lạc quan vui vẻ.
Tinh thần ấy một lần nữa lại được thử thách trong chính hoàn cảnh
sống của họ. Đứng trước sự thay đổi của thời hiện đại, trước những sự thay
đổi của cuộc sống, khi mà bảng đen phấn trắng đã thay bằng nét bút đen, bằng
giáo án điện tử thì lúc đó cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra, nhưng:
Dẫu như thế... nhưng em ơi! bụi phấn
vẫn còn rơi trong nếp nghĩ con người
một màu trắng vẫn là tinh khiết trắng
đừng bao giờ đồng nhất phấn và vôi.
(Còn không bụi phấn)
Nếp nghĩ của con người vẫn không thay đổi mặc cho cuộc đời lầy bụi,
những triết lí cuộc sống vẫn được Nguyễn Lãm Thắng tái hiện và khắc sâu.

Dù cho cuộc sống có thay đổi, sự hiện đại có thể che mờ những cống hiến của
quá khứ, và nếu biết cố gắng, biết gìn giữ thì những nỗ lực ấy sẽ còn mãi
12


trong tâm thức mỗi con người. Phấn - vôi đều có màu trắng, nhưng màu trắng
của phấn có sức mạnh riêng của nó. Đó chính là nền tảng, là sức mạnh để tạo
nên một thế hệ con người trong tương lai.
Ngôn từ trong thơ Nguyễn Lãm Thắng là ngôn từ của sự mới mẻ, của
tài năng sáng tạo nghệ thuật mà ít có nhà thơ nào làm được như anh. Bằng đôi
mắt tinh tế của mình anh cảm nhận được những nghịch lí của cuộc sống một
cách nhạy cảm, tinh tường nhất. Anh đưa những điều đó vào thơ của mình
một cách nhẹ nhàng, bằng lớp ngôn từ rất mực gần gũi, thân thương nhưng
cũng có khi sôi nổi, rạo rực đến lạ thường:
Ngày mai vắng những con đường
Bóng người khuất nẻo mù sương bẽ bàng
Gió mùa rụng những hoang mang
Chiều đi bỏ lại tiếng đàn buồn tênh.
(Ngày mai xa)
Hình ảnh thơ trong Điệp ngữ tình đôi khi là những hình ảnh gần gũi,
thân quen được nhiều người nhắc tới như “con đường”, “hàng cây”, “bụi
phấn”, “nét vẽ”,… nhưng cũng có khi là những hình ảnh mà nhiều người ái
ngại, tránh nhắc tới. Cái chết, bia mộ, nỗi đau, nỗi buồn, hay tiếng khóc,… tất
cả bạn đọc đều rất dễ thấy trong thơ anh vì nó lặp lại ở tần số cao. Những hình
ảnh đó kết hợp với sự so sánh, liên tưởng bất ngờ, thi vị gây cho người đọc
nhiều cảm nhận mới mẻ.
Tập thơ Điệp ngữ tình toát lên nét đẹp giản dị, chân thực và cồn cào
nỗi nhớ. Tất cả hoà quyện và tạo nên một bức tranh sinh động về tình yêu con
người, tình yêu vạn vật. Tình yêu ấy nhiều khi đau thương dang dở, khi sâu
lắng thiết tha khi sôi nổi rạo rực bởi lớp ngôn từ hết sức độc đáo.

Sau Điệp ngữ tình, Nguyễn Lãm Thắng tiếp tục ra mắt độc giả trên thi
đàn văn học tập thơ Giấc mơ buổi sáng (Nhà xuất bản Đại học Huế, 2012)
với nhiều dấu ấn mới lạ. Anh đã dành tình cảm ưu ái, đặc biệt của mình dành
cho thiếu nhi. Rủ bỏ cái đằm thắm, thiết tha mộc mạc, giản dị của tình yêu đôi
lứa, cảm xúc của những người đứng tuổi và thay vào đó là một thế giới trẻ thơ
13


gần gũi, thơ mộng, lung linh, huyền ảo. Thơ thiếu nhi của anh trở nên quý
hơn, đáng trân trọng hơn; những nét vẽ về thế giới xung quanh cũng màu
nhiệm hơn; ý nghĩa hơn. Chính thế giới thần tiên đầy màu sắc trẻ thơ ấy đã tôn
thêm giá trị của Giấc mơ buổi sáng trong lòng bạn đọc.
Đến với tập thơ Giấc mơ buổi sáng, người đọc như vừa thấy được sự
gần gũi, thân thuộc của thế giới trẻ thơ ngộ nghĩnh, trong sáng; vừa cảm
nhận được từ những hình ảnh tưởng tượng hết sức phong phú, đa dạng. Với
hơn 300 bài thơ, Giấc mơ buổi sáng đã cho bạn đọc thấy được sức sáng tạo
dồi dào của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng. Tập thơ chính là tuyển hợp đồ sộ
về số lượng và phong phú, đa dạng về đề tài. Đó là sức mạnh nội lực của nhà
thơ mà không phải ai cũng có được.
Làm thơ cho thiếu nhi không khó nhưng không phải là dễ, nó đòi hỏi
người viết phải hội đủ các phẩm chất, nhiều yếu tố và kỹ năng. Tác giả không
chỉ là người có vốn sống phong phú, sự trải nghiệm sâu sắc cuộc sống; mà còn
phải nắm được đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi trẻ em. Nhà thơ phải biết
được nhu cầu của trẻ, để từ đó đáp ứng, giúp các em có được những vần thơ
hay. Hồ Thế Hà đã nhận xét: “Không yêu tuổi thơ, không mở lòng mình để
mở rộng và ao ước vào những non tơ, vào những điều tốt đẹp hằng cữu của
cuộc sống quanh đời, thì không thể nhập vai và nhập hồn mình vào thiên
nhiên, tạo vật, rồi sau đó làm hiện lên những bức tranh đầy âm thanh, màu sắc
và hương thơm để mời các em cùng đồng hành với chính người thơ qua mọi
xứ sở mộng mơ và hiện thực, để được quay ngược dòng sông kí ức cội nguồn

tìm lại kỷ niệm những ngày xưa thân ái cùng các em trong hiện tại. Phải nói
là, Nguyễn Lãm Thắng đã thực sự làm chủ tâm hồn và ngôn ngữ thi ca một
cách tự nhiên và hồn nhiên – điều rất cần đối với các sáng tác dành cho thiếu
nhi” [11; tr.2]. Ở tập thơ Giấc mơ buổi sáng Nguyễn Lãm Thắng đã làm rất
tốt điều này. Anh đã mở lòng với thiếu nhi, với đời sống của những đứa trẻ
tinh nghịch; đưa đến cho các em những vần thơ hay, cho người lớn tìm lại kí
ức tuổi thơ của chính mình.
Thế giới thần tiên trong Giấc mơ buổi sáng là những bức tranh tuyệt
14


đẹp về con người, về thế giới tự nhiên với những con vật nuôi thân thuộc,
những loài hoa đẹp và cả những hiện tượng tự nhiên đầy hấp dẫn, bất ngờ.
Trong thơ anh những vật vô tri, vô giác bỗng trở nên có hồn. Nguyễn Lãm
Thắng tạo cho trẻ một thế giới tự nhiên hấp dẫn cho trẻ khám phá.
Mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống đều được Nguyễn Lãm Thắng
miêu tả, phản ánh, nhận diện một cách gần gũi, thân thuộc, vừa quen vừa lạ
mắt. Xâu chuỗi lại 333 bài thơ của Nguyễn Lãm Thắng trong Giấc mơ buổi
sáng, người đọc sẽ cảm nhận được sự đồng điệu yêu thương qua giọng thơ trữ
tình, sự hồn nhiên của tuổi trẻ qua những vần thơ tinh nghịch, hóm hỉnh.
Chính nhờ giọng điệu phong phú của nhiều bài thơ mà có không ít nhà thơ tìm
đến thơ Lãm Thắng để phổ nhạc. Nhạc sĩ Trương Pháp với 51 bài hát phổ
nhạc từ thơ của Nguyễn Lãm Thắng đã dành được sự yêu mến của bạn đọc.
Tập thơ Giấc mơ buổi sáng vừa là hành trình về với tuổi thơ, vừa là sự
giải thoát của tâm hồn con người tránh khỏi những bộn bề của cuộc sống. Tập
thơ xuất phát từ tình cảm, cảm xúc chân thật của chính nhà thơ, bởi thế nên
trong tập thơ có những bài hay, hấp dẫn, mới lạ; thu hút được nhiều sự chú ý
của bạn đọc mọi lứa tuổi. Trẻ con tìm đến thơ anh để có thêm người bạn tốt,
học được những điều hay, những bài học nho nhỏ, còn người lớn thì tìm về lại
chính kí ức của tuổi thơ mình. Người đọc lột tả được những cảm xúc thật của

bản thân, bỏ qua những lo toan vất vả của cuộc sống hiện tại: “Đi cùng
Nguyễn Lãm Thắng trên hành trình thân quen rất đỗi thi vị của Giấc mơ buổi
sáng, chợt lây lan tâm tính, nhãn quan của con trẻ, chợt thấy buổi sáng của
con người thật đẹp, thật thánh thiện, mới mẻ và tinh khôi” [11; tr.26].
Tập thơ Giấc mơ buổi sáng không chỉ cho thấy sự giàu có về thể loại,
nội dung mà còn chứa đựng một tình cảm lớn lao cho trẻ thơ. Có yêu, quý
mến, trân trọng và thấu hiểu tâm hồn trẻ thì nhà thơ mới có thể làm tốt được
điều này. Theo thông tin của chính tác giả Nguyễn Lãm Thắng, tập thơ đang
được nhà sách Minh Lâm ở Hà Nội tái bản với khổ A4 in màu có minh hoạ.
Đặc biệt hơn, trong lần tái bản này tập thơ sẽ có kèm một đĩa CD với 14 bài
hát được phổ thơ từ tập thơ.
15


Giọng điệu trong trẻo của Điệp ngữ tình, cái hồn nhiên thơ trẻ của
Giấc mơ buổi sáng đã được Nguyễn Lãm Thắng thay bằng “chất thế sự,
giọng triết lý” trở thành gam màu chủ đạo trong tập thơ Họng đêm. Trong tập
thơ thứ ba của mình, anh đã thử nghiệm mình vào một thế trận khác mà như
Hoàng Thụy Anh từng nói đó là “thế trận đời”. Đến với tập thơ này, Nguyễn
Lãm Thắng đã đưa người đọc đến một thế giới mới lạ. Thế giới ấy không chỉ
là tình yêu mà còn là âm hưởng thế sự cuộc đời. Nhà thơ ném vào Họng đêm
cái nhìn của một người mù, “có thể nói nhiều về điều không thể nói”...
Đập vào mắt người đọc chính là cái lạ của tên tập thơ Họng đêm. Nó lạ
ở cách nhà thơ dùng từ, lạ ở không gian “đêm” lúc mà người ta đã chìm vào
giấc ngủ sau một ngày lao động vất vả và cũng chính vì thế nó càng có sức
gợi thu hút sự chú ý của độc giả. Tập thơ thể hiện vẻ đẹp của tình yêu, thiên
đường đẹp đẽ của tình yêu đó và là mùa thu hoạch của sự dâng hiến. “Nhưng
Nguyễn Lãm Thắng đâu chỉ ngợi ca ngọn lửa của tình yêu, sức nóng của
những trận hôn và bỏng riết trong vườn hoan lạc mà anh còn gửi gắm trong đó
những triết lý rất riêng về tình yêu” [14]. Tình yêu được Nguyễn Lãm Thắng

nhìn nhận với quan niệm tự do, xuất phát từ xúc cảm của hai người. Trong tập
thơ, tình yêu thể hiện một cách đầy đủ, rõ ràng, mãnh liệt nhất.
Ngôn từ của Nguyễn Lãm Thắng trong Họng đêm cũng thật là hấp dẫn,
cách xưng hô sáng tạo của anh cũng giúp cho người đọc thấy dễ chịu. Tình
yêu làm cho con người ta rạo rực, sống vì nó một cách tự nguyện. Nó làm cho
con người nồng nhiệt hơn, có thể bỏ qua mọi sai lầm và đến với nhau. Cũng
chính vì thế mà ngôn từ trong thơ tình yêu cũng nóng bỏng theo. Những từ
ngữ mang âm hưởng sex xuất hiện nhiều trong thơ anh. Là một người đàn ông
nhưng Lãm Thắng khai thác nó một cách tự nhiên, không e ngại mà ngược lại
còn rất hiệu quả. Lối xưng hô “anh – em” cũng phần nào thể hiện được nét
nhẹ nhàng, thân thuộc của tình yêu mỗi người dành cho nhau. Khi tình yêu
đến độ cuồng nhiệt thì nó trở nên nóng bỏng, không gian như có sức hút lạ kì:
tôi khắc đời em ngực trần non ngát
đánh dấu trán bướng vết dao lưỡi nóng ran nhũn nhầy hồn phách
16


không gian ba chiều rôm rốp trinh rên
nhạc ngân vai phố
tương phối tiếng hôn.
(Ngợp tình)
Dấu tình yêu trong Họng đêm của Nguyễn Lãm Thắng được đặt ngay
trên ngực, trên trán để rồi trong không gian yên tĩnh ấy bỗng rôm rốp tiếng
“trinh rên”. Tiếng nhạc hoà với tiếng hôn, âm thanh của tình yêu như quyện
vào nhau trong không gian ba chiều. Tình yêu khi đạt đến độ cuồng nhiệt,
nóng bỏng thì đó là mùa thu hoạch của “sự hiến dâng”.
Điều đặc biệt mới lạ hơn cả là cả tập thơ anh không hề đặt một dấu
chấm, dấu phẩy hay viết hoa đầu dòng một câu thơ, một địa danh nào cả. Phải
chăng đó là sự tự do trong thơ Nguyễn Lãm Thắng mà anh muốn người đọc
ngầm hiểu. Anh muốn hướng bạn đọc đến một tình yêu tự do, không vụ lợi,

không suy tính. Chất tự do như ngấm sâu trong người anh, tạo nên sự khác
biệt ở anh, tạo nên phong cách Nguyễn Lãm Thắng trong Họng đêm.
Những hình ảnh thơ được trực ngôn sự thật hiện lên trong thơ anh rõ
ràng, truyền cảm, sức thuyết phục mạnh mẽ. Lãm Thắng đã miêu tả sự lẫn
khuất của những sự vật, hiện tượng xung quanh bằng ngôn từ hết sức gần gũi:
sự thật lẩn khuất trong mớ rác rến ô nhiễm
mớ hổ lốn bầy đàn kinh tởm
trôi qua từng buổi sáng tin vịt.
(Có thể nói nhiều về điều không thể nói)
Và cả những hình ảnh rất thực, đầy trớ trêu cũng làm cho những vần
thơ của Lãm Thắng thêm phần hấp dẫn, cuốn hút. Anh ném vào thơ những
hình ảnh thực mà ít khi được nhắc đến:
băng vệ sinh nhầy nhụa
ve chai
bao ni lông
thức ăn thừa mứa
giấy lộn và xác chết
17


xen lẫn
rác rưởi vô hồn bốc mùi quen thuộc.
(Mưu sinh)
Rác là thứ bẩn thỉu và hôi hám nhưng nó lại là nguồn sống của nhiều
thân phận, tạo cho con người có điều kiện sống tốt hơn. Nhờ “ve chai” mà bao
con người có thêm công việc, có thêm nguồn thu nhập. Để có được nguồn
sống đó, con người phải vật lộn trong mớ rác bẩn thỉu, bốc lên “mùi quen
thuộc”. Đọc thơ anh, sự thật được lột xác, giơ bộ mặt của nó trong rác thối.
Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Lãm Thắng còn vén bức màn của hiện
thực để ghi lại trên, trong dòng sông những nhịp tình của gái điếm, những

cuộc xướng ca, nhậu nhẹt, những oan hồn của xác chết; sự toan tính tồn tại
trong “từng miếng sứt cổ vật”, trong những “khối óc có chứa nhiều gai
nhọn”… Ngòi bút ký hoạ và quay cận cảnh của Nguyễn Lãm Thắng khiến
thực tế cay đắng của cuộc sống như lan tràn, bủa vây cả phố, chúng “bám vào
từng đốt xương nhà thơ”. Thi sĩ đồng cảm với phận người chông chênh trên
mỗi tấm vé số, của những bà mẹ thượng đức,... Ngôn từ Hoàng Thụy Anh
từng nhận xét: “Nếu phần 1, Nguyễn Lãm Thắng rạo rực, bốc lửa với những
vần thơ thấm đẫm nhục tình thì phần 2, Nguyễn Lãm Thắng là một nhà nghệ
sĩ thương cảm, xót đắng với đời” [15].
Đến với phần III của Họng đêm, máu lại trở thành gam màu chủ đạo,
nó như những lát cắt của cuộc sống. “Thơ đâu chỉ là mảnh đất cho tiếng nói cá
nhân mình mà ở đó, thơ còn thực hiện sứ mệnh cao cả hơn - thơ phản ánh nỗi
đau mà nhân loại đang phải gánh chịu. Cái tâm của người nghệ sĩ không cho
phép anh làm ngơ, né tránh” [15]. Cái tâm, tấm lòng xót xa của Nguyễn Lãm
Thắng với đời không cho phép anh làm ngơ. Anh luôn sẵn sàng đối diện với
cuộc sống, dù cho sự thật cuộc đời có nghiệt ngã, xấu xa đến nhường nào.
Họng đêm khép lại với rất nhiều dấu ấn, những vần thơ in đậm trong
tâm trí mỗi độc giả. Nguyễn Lãm Thắng còn cho người đọc trải nghiệm thêm
một cảm xúc mới khi cho ra mắt tập thơ thứ tư - tập thơ Đầu non cuối bãi.
Nguyễn Lãm Thắng đã thể nghiệm thành công thể thơ lục bát trong tập thơ
18


này. Nhà thơ đã chọn cách viết mới cho thể lục bát, điều này đã được Du Tử
Lê nhận xét một cách trọn vẹn: “Có người chọn hiển lọng khả năng hà hơi,
phục sinh những con chữ đã chết, để chúng trở thành những con tôm tươi rói,
búng thân vượt khỏi biển nước ao tù lục bát. Ngầu đục” [10; tr.90]. Nhà thơ
dùng thể lục bát nhưng lại cho những con chữ “phục sinh” nói lên những điều
mới mẻ hơn chứ không chịu để đứa con tinh thần của mình trong “ao tù lục
bát” đục ngầu.

Đầu non cuối bãi ấn tượng người đọc không chỉ bởi sự nhẹ nhàng,
thướt tha của những câu thơ lục bát mà còn ở sự hồn nhiên, dí dỏm của lối nói
hằng ngày. Bằng những hình ảnh gần gũi anh đã cho những sự thật được phơi
bày một cách trọn vẹn, đong đầy yêu thương. Mặt khác, chính ngôn ngữ nói
làm thơ anh gần hơn bạn đọc. Khi còn là hai người xa lạ,đến khi bàn tay làm
phiền bàn tay, tình yêu đến với những con người như vậy:
Thưa em, anh biết…chết liền
Bàn tay năm ngón làm phiền bàn tay
Những đam mê, được phơi bày
Trong đôi mắt, chứa vạn ngày yêu thương.
(Cuối)
Đôi mắt là nơi chứa đựng “vạn ngày yêu thương”, là nơi mọi thứ được
phơi bày. Những đam mê, ước vọng cũng sẽ được hoà quyện trong ánh mắt
đầy yêu thương ấy. Ở đây tình yêu của những bạn trẻ đã được cảm nhận bằng
ánh mắt. Thành công của Thắng khi đã đưa đến cho người đọc những vần thơ
sâu sắc, gần gũi. Không những thế, từ ngữ địa phương trong Đầu non cuối
bãi là điểm nhấn của tập thơ mà Lãm Thắng muốn dành tặng cho bạn đọc:
Cầm tay mà thấy mừng hung
Hỏi ăn hỏi ở hỏi chồng ra răng
Hỏi mấy con hỏi mấy thằng
Chu choa, sướng rứa chi bằng em ơi!
(Gặp chi cắc cớ rứa trời)
Là con người mảnh đất Quảng Nam nhưng sống chủ yếu ở Huế, bởi thế
19


nên ít nhiều ngôn ngữ anh chịu ảnh hưởng của mảnh đất bên dòng sông
Hương thơ mộng. Những câu hỏi, những cảm xúc được tác giả thể hiện qua
những từ ngữ địa phương hết sức độc đáo. “Mừng hung”, “chu choa”, “ra
răng”, “mấy” các từ ngữ địa phương trong những câu thơ gần gũi thân thuộc

với bạn đọc, như cho họ biết thêm về phương ngữ của xứ Huế.
Gần gũi, thân thuộc là thế nhưng Đầu non cuối bãi lại chứa đựng trong
mình một nội dung phong phú. Đôi khi Nguyễn Lãm Thắng cho người đọc
tìm về với quê hương xứ Huế, mảnh đất Quảng Nam. Đôi khi là quá khứ của
ngày xưa hiện về, và cả những cuộc gặp gỡ giữa những người tình xưa. Chính
vì tình yêu con người, yêu cảnh vật, yêu mảnh đất mình đang sống khiến nhà
thơ viết nên những vần thơ đầy sức thu hút.
Tập thơ, Đầu non cuối bãi với nhiều bài thơ lục bát cũng để lại cho
bạn đọc rất nhiều ấn tượng. Với ngôn từ hết sức trong sáng, những vần thơ
nhẹ nhàng, hồn nhiên tinh nghịch của tâm hồn thơ trẻ. Ở đó có sự trau chuốt
nhưng không hề phô trương của ngôn ngữ mà đọng lại trong lòng người đọc
vẫn là cái giản dị, dễ hiểu và trong sáng đến lạ kì.
Khép lại trang thơ, những tập thơ của Nguyễn Lãm Thắng đã đạt được
những thành công nhất định. Qua những vần thơ, người đọc có thể thấy được
anh là một con người nhạy cảm, đến mức những cảnh tượng đập vào mắt anh
đều được thể hiện trong thơ, kể cả những điều mà người khác ái ngại không
dám nói tới. Anh không chỉ đem đến cho người đọc những vần thơ thiết tha,
rạo rực về tình yêu đôi lứa; những suy tư về cuộc đời, mà còn có những tiếng
nói, những nụ cười giòn tan của thế giới trẻ thơ. Những tập thơ của anh thể
hiện được sức sáng tạo dồi dào, thế giới nội tâm phong phú và hơn cả là
phong cách hết sức đa dạng làm nên hồn thơ Nguyễn Lãm Thắng.
1.2. Giấc mơ buổi sáng - hành trình tìm về kí ức tuổi thơ
1.2.1. Thế giới trẻ thơ kì diệu, gần gũi
Giấc mơ buổi sáng - nơi có những niềm vui, những điều mới lạ và ẩn
chứa cả những bí mật. Đó chính là thế giới mà Nguyễn Lãm Thắng muốn đem
đến cho độc giả. Tập thơ tuy viết về nhiều đề tài nhưng vẫn xoay quanh một
20


trục chính đó là “trẻ thơ”. Có thể thấy, trong thơ Nguyễn Lãm Thắng một thế

giới tuổi thơ với những hình ảnh hồn nhiên, tinh nghịch, giản dị và không kiểu
cách. Thơ Nguyễn Lãm Thắng là sự hoà quyện ngọt ngào giữa tình yêu
thương trìu mến, mộc mạc và sự chân thành, bộc trực. Thế giới trẻ thơ trong
thơ anh khiến cho người đọc cảm nhận được sự hồn nhiên trong trẻo, sự gần
gũi, thân thương tựa như ý thơ, lời thơ cứ đi thẳng từ tấm lòng người viết mà
giãi bày trên trang giấy. Để có được những điều đó, Nguyễn Lãm Thắng đã
biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa truyền thống và cách cảm của trẻ
thơ để đưa người đọc cảm hoá trực tiếp vấn đề được đưa ra trong thơ. Dấu ấn
đặc biệt luôn được tạo ra từ màu sắc cá nhân trên từng trang thơ Lãm Thắng.
Thơ là ẩn ý, là hàm ngôn để tạo cho con người những hiện tượng đa
nghĩa, để con người lí giải, tìm ra những điều ẩn hiện sâu trong đó. Nhưng với
thơ thiếu nhi thì những yêu cầu đó càng trở nên tối giản. Viết cho các em, đòi
hỏi tác giả phải dùng những tình cảm chân thật, gần gũi, giản dị nhất của mình
để thể hiện và điều cốt lõi là phải làm sao giúp các em hiểu được, cảm nhận
được một cách nhanh nhất, tốt nhất. “Nội cảm hoá trực tiếp” là cách tốt nhất
để nhà thơ có thể giúp cho trẻ hiểu, có tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ và hành
động theo từng bài thơ, từng câu chữ mang lại.
Thơ thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng trong Giấc mơ buổi sáng đã
làm được điều đó. Thế giới trẻ thơ trong thơ anh là cả một làng quê, cảnh
thiên nhiên, là những con vật, đồ vật vô tri vô giác. Ở thế giới ấy, nhà thơ đã
thổi vào đó những quan niệm, nội dung, biểu trưng ẩn dụ để từ đó vừa tạo ra
được sự cộng cảm, vừa tạo cảm giác thú vị, mới lạ cho người đọc. Hình ảnh
con đường được nhắc đến rất nhiều trong Giấc mơ buổi sáng, nhưng ấn
tượng nhất vẫn là con đường mùa hè với những hình ảnh thực của nó:
Con đường rợp mát
Hàng cây biếc xanh
Từng chùm nhãn chín
Đung đưa trĩu cành.
(Con đường mùa hạ)
21



Trên con đường ấy, với những sự vật quen thuộc như hàng cây, chùm
nhãn chín đang đung đưa trên cành hiện lên với vẻ mộc mạc giản dị nhất. Các
em như cảm nhận được một khung cảnh yên bình, nhẹ nhàng của làng quê vào
mùa hè; người đọc như tìm về được chốn bình yên, êm ái, ngọt lành.
Trong khung cảnh thiên nhiên gần gũi ấy, các con vật cũng được miêu
tả đầy đủ về ngoại hình, tính cách. Lãm Thắng đã giúp cho các em có được
một cái nhìn khái quát, thú vị với những con vật thật đáng yêu. Với bộ áo màu
nâu, giọng nói rất “ngọt ngào”, anh dế mèn đã hiện ra trong trí tưởng tượng
của trẻ một cách hấp dẫn, khiến các em vô cùng thích thú:
Giọng anh rất ngọt ngào
Ngân nga như tiếng gió
Bộ com - lê màu nâu
Khoác trên mình thon nhỏ.
(Anh dế mèn)
Cách miêu tả của Nguyễn Lãm Thắng mà người lớn đã cho trẻ em tiếp
cận với thế giới xung quanh, với hiện thực cuộc sống một cách tự nhiên nhất.
Trong bộ áo “com - lê” màu nâu anh dế mèn xuất hiện oai phong trước mắt
các em nhỏ. Anh đã cho các em làm quen với những con vật hết sức nhỏ bé,
gần gũi trong tự nhiên, giúp các em có thêm những hiểu biết mới.
Thế giới trẻ thơ hồn nhiên, êm đềm, thơ mộng hơn bởi hương vị quê
hương luôn chất chứa trong những vần thơ giàu cảm xúc. Mùi quê, vị quê,
hương quê hiện lên với nhiều sức gợi chất chứa. “Hương mùa thu” được
thuyền gió chở qua “dòng sông cổ tích” giữa cái nắng của mùa thu:
Thuyền gió chở hương mùa thu
Đi qua dòng sông cổ tích
Trái na mở mắt nằm mơ
Nắng trưa lò cò tinh nghịch.
(Hương sắc mùa thu)

Mùa thu trong thơ thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng thật đẹp, thật thơ
mộng làm sao! Ánh nắng dịu nhẹ của ban trưa chiếu lên dòng sông cổ tích,
22


thuyền thì chở hương mùa thu, trái na thì “mở mắt nằm mơ”. Cái nắng cũng
“tinh nghịch” như con trẻ, luôn khiến cho người lớn phải chú ý dõi theo.
Nguyễn Lãm Thắng đã thành công khi lựa chọn những hình ảnh đẹp, lãng
mạn để diễn tả cảnh sắc mùa thu.
Thơ thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng trong Giấc mơ buổi sáng luôn
hướng đến tình yêu quê hương, yêu tổ quốc. Tình yêu của những những đứa
trẻ ấy, khi thì cụ thể, gần gũi, khi thì rộng lớn, thiêng liêng:
Em vươn vai đứng dậy
Mong trái đất hoà bình
Đừng bao giờ chiến tranh
Mà đau hòn máu đỏ.
Cho năm châu hội ngộ
Trong tình thương loài người
Và cho khắp mọi nơi
Là nhà bồ câu trắng.
(Em nghĩ về trái đất)
Trẻ em như lớn lên, như nói hộ suy nghĩ của người lớn về tình yêu tổ
quốc. Chúng rất mong cho trái đất hoà bình không có chiến tranh tàn khốc, để
khỏi phải đau “hòn máu đỏ”, để năm châu được hội tụ khắp mọi nơi. Trong
Thánh Gióng, người đọc như được sống lại trong không khí lịch sử của nước
ta từ đời Hùng Vương thứ sáu. Để rồi từ đó người lớn dạy cho con trẻ của
mình biết đến những người anh hùng trong lịch sử, dạy cho chúng yêu các vị
anh hùng, yêu lịch sử và tự hào hơn về lịch sử sáng rạng của dân tộc mình.
Giấc mơ buổi sáng mở ra cho các em một thế giới diệu kì mà gần gũi.
Từ những tình cảm tưởng chừng như nhỏ nhất của tình yêu làng quê, Nguyễn

Lãm Thắng làm sống dậy, lớn lên thành tình yêu đất nước, yêu dân tộc, yêu tổ
quốc. Những nội dung đó một lần nữa giáo dục cho trẻ thơ những gì tốt đẹp
nhất mà quá khứ hào hùng mang lại cho chúng ta trong hiện tại. Không những
thế, những con vật, những cảnh sắc được gợi tả với những tính cách, những
23


nét đẹp khác nhau cũng đã làm cho thơ anh có chỗ đứng trong lòng độc giả.
Tập thơ góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ những bài học quý giá, để cho các
em có được một thế giới trong sáng, yên bình.
1.2.2. Những nét vẽ trong trẻo của “Giấc mơ buổi sáng”
Mikhain Parixo cho rằng: “Trẻ em có nhu cầu hiểu biết vô tận về thế
giới, thế nên nhà văn phải không ngừng tìm hiểu các em như một bí mật của
cuộc sống”. Đúng vậy, nhà thơ không chỉ tìm hiểu về thế giới xung quanh
theo nhận thức của mình mà còn phải tìm hiểu theo nhu cầu của trẻ. Chúng ta
không thể bỏ qua sự tò mò một phẩm chất đặc trưng trong tính cách của trẻ
em. Để thoả mãn nhu cầu, sự hứng thú của mình người đọc, đặc biệt là thiếu
nhi luôn tìm đến với Giấc mơ buổi sáng của Nguyễn Lãm Thắng.
Tập thơ chứa đựng bức tranh buổi sáng hồn nhiên, vui tươi và trong
sáng. Trong Giấc mơ buổi sáng những đứa trẻ theo chân bố mẹ mình đi chúc
Tết cho ông bà trong niềm hân hoan, phấn khởi. Hình ảnh đáng yêu ấy xuất
hiện trong bức tranh của sáng mồng một Tết, bức tranh vui tươi nhộn nhịp của
một ngày đầu xuân năm mới:
Bé theo ba mẹ
Chúc tết ông bà
Chúc ông bà khỏe
Sống lâu mãi hoài.
(Ngày mồng một Tết)
Trong ngày mồng một Tết, bé được diện quần áo, giày mới với nụ cười
xinh trên môi. Tết đến bao niềm vui như mở cửa với một đứa trẻ, niềm vui

nhỏ bé nhưng được các em mong chờ. Tết là lúc bé được theo bố mẹ đi chúc
ông bà, thể hiện tình cảm của mình đối với ông bà cha mẹ mình bằng những
lời chúc sức khỏe. Biết bao đứa trẻ vui hơn, nhảy cẫng lên bởi những phong
bao lì xì đỏ rực, màu đỏ của sự may mắn:
Ông bà đón bé
Và ôm vào lòng
Đây phong bì đỏ
24


Ông trao, thích không?
(Ngày mồng một Tết)
Những điều mà đứa trẻ đón đợi đã đến, những cái ôm, những phong
bao lì xì như lời đáp lại chân tình của những người lớn tuổi. Những hình ảnh
hồn nhiên, tinh nghịch ấy lại làm cho thơ thiếu nhi của Nguyễn Lãm Thắng
thêm màu sắc thơ trẻ hơn, sinh động hơn. Để rồi từ đó, các em bắt đầu có
những tưởng tượng bay bổng, phong phú hơn:
Bong bóng vút lên cao
Giữa vòm trời xanh ngắt
Cho chúng mình ước ao
Hoà bình cho trái đất.
(Ngày vui của bé)
Trẻ em ước mơ trong trí tưởng tượng của mình, chúng ước những điều
lớn lao và đầy ý nghĩa. Thế giới hoà bình trong niềm vui, sự hân hoan của
những đứa trẻ với nhau. Người đọc thấy được cái tài của Nguyễn Lãm Thắng
trong việc xây dựng những hình ảnh tưởng tượng trong tâm trí của mình.
Trong thơ anh còn xuất hiện những hình ảnh, những chi tiết hóm hỉnh,
nghịch ngợm khiến cho trẻ thích thú vô cùng. Mưa xuân được tác giả ví như
những đứa trẻ nghịch ngợm, không chịu thua nắng, nhảy từ trên cao xuống
trần gian mừng tuổi, yêu đời, vui vẻ dù có bị trượt chân. Hay mùa hè, mùa của

niềm vui chen lẫn với nỗi buồn hiện lên trong lòng mỗi đứa trẻ. Buồn khi phải
xa trường lớp, thầy cô, bạn bè; nhưng cũng vô cùng vui sướng khi được thoải
mái vui chơi những trò chơi của mùa hè, được đi du lịch, nghỉ mát. Để Ngày
đầu tiên tháng sáu được so sánh với những hình ảnh đẹp nhất:
Ngày đầu tiên tháng sáu
Đẹp như là bông hoa
Đẹp như vầng nắng ấm
Dòng sông xanh hiền hoà.
(Ngày đầu tiên tháng Sáu)
Hay khi mùa thu qua, tiếng ve đã mất dấu, thay vào đó là tiếng trống
25


×