Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG tồn TRỮ và cấp PHÁT THUỐC điều TRỊ UNG THƯ tại BỆNH VIỆN hữu NGHĨ năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI ĐỨC TRUNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ
VÀ CẤP PHÁT THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI ĐỨC TRUNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ
VÀ CẤP PHÁT THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ : 60720412



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà
TS. Hoàng Thị Minh Hiền

HÀ NỘI 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn
bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:
PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà - Trưởng phòng Sau Đại học, người thầy đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.
TS. Hoàng Thị Minh Hiền - Trưởng khoa Dược Bệnh viện Hữu Nghị, người
thầy cũng là đồng nghiệp của tôi đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện để tôi hoàn thành
Luận văn này.
Toàn thể các dược sĩ, cán bộ công nhân viên đang công tác tại khoa Dược
Bệnh viện Hữu Nghị đã giúp đỡ, chia sẻ công việc, cùng tham gia nghiên cứu và động
viên tôi hoàn thành Luận văn này.
Tập thể các Thầy, cô giáo Bộ môn Quản lý kinh tế Dược và các cán bộ
Phòng Sau Đại học, các Phòng, Ban của Trường Đại học Dược Hà Nội đã ủng hộ,
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
tại Trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những người thân
đã chia sẻ, động viên tôi vượt qua những khó khăn để tôi có thêm quyết tâm, vững
vàng trong suốt thời gian hoàn thành Luận văn này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2016
Học viên

Bùi Đức Trung



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................. 3
1.1. HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ, CẤP PHÁT THUỐC TRONG BỆNH VIỆN..... 3
1.1.1. Tồn trữ thuốc ...............................................................................................3
1.1.2. Cấp phát thuốc .............................................................................................7

1.2. VÀI NÉT VỀ NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ............................... 8
1.2.1. Sơ lược về bệnh lý ung thư .......................................................................8
1.2.2. Phân nhóm thuốc điều trị ung thư ..........................................................8
1.2.3. Độc tính của hóa trị .................................................................................11
1.2.3. Hướng dẫn về xử lý các thuốc ĐTUT ....................................................15

1.3. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI
BỆNH VIỆN .................................................................................................. 18
1.3.1. Tình hình tiêu thụ các thuốc điều trị ung thư ......................................18
1.3.2. Thực trạng tồn trữ, cấp phát và phân liều thuốc điều trị ung thư tại
bệnh viện ............................................................................................................19

1.4. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ .............................................. 21
1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bệnh viện ..............................................21
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức khoa Dược ............................................22

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 25
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 25

2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ....................................... 25
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 25
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả hồi cứu ......................................................25
2.3.2. Mẫu nghiên cứu .......................................................................................26
2.3.3. Biến số nghiên cứu ..................................................................................27
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................29
2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................30


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 31
3.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ THUỐC ĐTUT TẠI BỆNH
VIỆN HỮU NGHỊ NĂM 2015 ..................................................................... 31
3.1.1. Phân tích hoạt động bảo quản thuốc ĐTUT .........................................31
3.1.2. Phân tích hoạt động dự trữ thuốc ĐTUT .............................................45

3.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÂN LIỀU VÀ CẤP PHÁT THUỐC
ĐTUT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ NĂM 2015 ...................................... 54
3.2.1. Hoạt động cấp phát thuốc ĐTUT đường uống .....................................54
3.2.2. Hoạt động phân liều và cấp phát thuốc ĐTUT đường tiêm ................55

Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................... 67
4.1. VỀ HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ THUỐC ĐTUT ..................................... 67
4.1.1. Về hoạt động bảo quản thuốc ĐTUT ....................................................67
4.1.2. Về hoạt động dự trữ thuốc ĐTUT .........................................................71

4.2. VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN LIỀU VÀ CẤP PHÁT THUỐC ĐTUT ...... 72
4.2.1. Về hoạt động cấp phát thuốc ĐTUT dạng uống ...................................72
4.2.2. Về hoạt động phân liều và cấp phát thuốc ĐTUT dạng tiêm..............72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 76

1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 76
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ASHP
BCS

American Society of Healthsystem Pharmacists
Biological safety cabinet

Hiệp hội dược sỹ Hoa Kỳ
Tủ an toàn sinh học

BVSK

Bảo vệ sức khỏe

BYT

Bộ Y tế

CAI

Compounding aseptic isolator

ĐTUT

FDA
IARC
ISOPP

Tủ vô trùng cách ly
Điều trị ung thư

Food and Drug Administration

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm Hoa Kỳ

International Agency for

Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu bệnh

Research on Cancer

Ung thư

International Society of

Hiệp hội Quốc tế của Ủy ban tiêu

Oncology Pharmacy Practitioners chuẩn Dược học Ung thư
National Institute for

Viện nghiên cứu quốc gia về sức

Occupational Safety and Health


khỏe và an toàn nghề nghiệp

Oncology Nursing Society

Hội điều dưỡng ung thư Hoa Kỳ

Occupational Safety and Health

Cục an toàn lao động và sức khỏe

Administration

Hoa Kỳ

TKI

Tyrosine Kinase Inhibitors

Ức chế Tyrosine Kinase

USP

U.S Pharmacopeia

Dược điểm Mỹ

WHO

World Health Organization


Tổ chức y tế thế giới

NIOSH
ONS
OSHA


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Phân nhóm thuốc chống phân bào .................................................... 10
Bảng 1.2: Phân nhóm thuốc điều trị nhắm trúng đích phân tử .......................... 10
Bảng 1.3: Đặc điểm xác định thuốc ĐTUT gây nguy hại theo NIOSH 2004 ... 11
Bảng 1.4: Thuốc ĐTUT gây ung thư thứ phát theo IARC ................................ 12
Bảng 1.5: Thuốc ĐTUT có nguy cơ đối với bào thai người ............................. 13
Bảng 2.6: Danh mục thuốc ĐTUT tại bệnh viện Hữu Nghị năm 2015............. 26
Bảng 2.7: Các biến số nghiên cứu của đề tài ..................................................... 27
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 28
Bảng 3.9: Cơ cấu thuốc ĐTUT trong danh mục thuốc tại kho ......................... 31
Bảng 3.10: Cơ cấu phân nhóm thuốc ĐTUT ..................................................... 32
Bảng 3.11: Cơ cấu nhóm thuốc ĐTUT theo đường dùng ................................. 33
Bảng 3.12: Cơ cấu về giá trị tiêu thụ của thuốc ĐTUT ..................................... 34
Bảng 3.13: Các thuốc ĐTUT gây nguy hại ....................................................... 35
Bảng 3.14: Cơ cấu nhân lực kho Dược ............................................................. 37
Bảng 3.15: Trang thiết bị trong kho .................................................................. 38
Bảng 3.16: Cơ sở vật chất kho thuốc ĐTUT ..................................................... 40
Bảng 3.17: Trang thiết bị phục vụ phân liều ..................................................... 42
Bảng 3.18: Thuốc hết hạn sử dụng năm 2015 ................................................... 44
Bảng 3.19: Giá trị nhập, xuất, tồn thuốc ĐTUT ................................................ 45
Bảng 3.20: Giá trị nhập xuất tồn các phân nhóm thuốc ĐTUT ........................ 46
Bảng 3.21: Giá trị dự trữ của của 4 thuốc có số lượng và giá trị lớn ................ 48

Bảng 3.22: Lượng dự trữ an toàn, tối thiểu và tối đa ........................................ 49
Bảng 3.23: Lượng đặt hàng của Erlotinib ......................................................... 49
Bảng 3.24: Lượng đặt hàng của Capecitabin .................................................... 50
Bảng 3.25: Lượng đặt hàng của Anastrozole .................................................... 52
Bảng 3.26: Lượng đặt hàng của 5-Fluorouracil ................................................ 53
Bảng 3.27: Bảng mô tả các bước trong quy trình.............................................. 56
Bảng 3.28: Số lượng và giá trị thuốc ĐTUT được phân liều ............................ 59


Bảng 3.29: Số lượng và giá trị thuốc ĐTUT được phân liều theo nhóm .......... 60
Bảng 3.30: Giá trị tiết kiệm và hiệu suất tiết kiệm thuốc ĐTUT phân liều ...... 61
Bảng 3.31: Giá trị tiết kiệm và hiệu suất tiết kiệm thuốc ĐTUT theo nhóm .... 61
Bảng 3.32: Giá trị và hiệu suất tiết kiệm của nhóm alkyl hóa .......................... 62
Bảng 3.33: Giá trị và hiệu suất tiết kiệm của nhóm chống phân bào ................ 63
Bảng 3.34: Giá trị và hiệu suất tiết kiệm của nhóm điều trị đích ...................... 64
Bảng 3.35: Giá trị và hiệu suất tiết kiệm của nhóm kháng chuyển hóa ............ 65


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Chu trình cung ứng thuốc .................................................................... 3
Hình 1.2: Đồ thị mối quan hệ giữa lượng hàng dự trữ theo thời gian ................. 6
Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện Hữu Nghị ............................................ 22
Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức của khoa Dược bệnh viện Hữu Nghị.......................... 23
Hình 2.5: Tóm tắt nội dung nghiên cứu ............................................................ 25
Hình 3.6: Hệ thống kho bảo quản, cấp phát thuốc ĐTUT ................................ 37
Hình 3.7: Sơ đồ kho thuốc ĐTUT phân liều ..................................................... 39
Hình 3.8: Khu vực hành chính và khu vực lưu trữ thuốc .................................. 41
Hình 3.9: Khu vực phân liều thuốc ĐTUT ........................................................ 41
Hình 3.10: Trang thiết bị bảo hộ khi phân liều ................................................. 43
Hình 3.11: Đồ thị lượng dự trữ của 4 thuốc có số lượng và giá trị lớn ............. 48

Hình 3.12: Đồ thị lượng dự trữ thực tế và lý thuyết của Erlotinib .................... 50
Hình 3.13: Đồ thị lượng dự trữ thực tế và lý thuyết của Capecitabin ............... 51
Hình 3.14: Đồ thị lượng dự trữ thực tế và lý thuyết của Anastrozole ............... 53
Hình 3.15: Đồ thị lượng dự trữ thực tế và lý thuyết của 5-Fluorouracil ........... 54
Hình 3.16: Sơ đồ quy trình cấp phát thuốc ngoại trú ........................................ 55
Hình 3.17: Sơ đồ quy trình cấp phát thuốc nội trú ............................................ 55
Hình 3.18: Sơ đồ quy trình phân liều và cấp phát thành phẩm ......................... 56
Hình 3.19: Tỷ lệ thuốc ĐTUT được phân liều .................................................. 60
Hình 3.20: Hiệu suất tiết kiệm của các nhóm thuốc ĐTUT .............................. 62
Hình 3.21: Hiệu suất tiết kiệm của các nhóm Alkyl hóa ................................... 63
Hình 3.22: Hiệu suất tiết kiệm của các nhóm chống phân bào ......................... 64
Hình 3.23: Hiệu suất tiết kiệm của các nhóm điều trị đích ............................... 65
Hình 3.24: Hiệu suất tiết kiệm của các nhóm điều trị đích ............................... 66
Hình 3.25: Khu vực phân liều thuốc ĐTUT tại bệnh viện Chợ Rẫy ................. 70


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu về tỷ lệ mắc và tử
vong trên toàn thế giới với hơn 14 triệu ca mới mắc và 8,2 triệu ca tử vong năm
2012 [32]. Trong những năm gần đây bệnh Ung thư đang có dấu hiệu gia tăng
trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo số liệu thống kê mới
nhất của Hiệp hội Ung thư Việt Nam năm 2014, mỗi năm cả nước có thêm
khoảng 150.000 ca mắc ung thư mới và có 75.000 người tử vong, con số này
tăng đều 10% qua từng năm.
Hóa trị liệu là phương pháp phổ biến trong điều trị các bệnh ung thư,
các thuốc điều trị ung thư hầu hết là các thuốc gây độc tế bào do đó liều lượng
phải được tính chính xác dựa trên những đặc điểm của từng bệnh nhân, ngoài ra
do các độc tính của các thuốc điều trị ung thư đối với sức khỏe của nhân viên y
tế nên nhân viên y tế cũng cần có phương tiện bảo hộ khi tiếp xúc.
Cùng với sự gia tăng của bệnh ung thư thì vấn đề đảm bảo cung ứng đủ

thuốc điều trị ung thư và cân đối sử dụng thuốc hợp lý cũng đang đặt ra gánh
nặng lên ngành Y tế nói chung và công tác cung ứng thuốc trong bệnh viện nói
riêng do chi phí điều trị ung thư lớn và thời gian điều trị dài ngày.
Bên cạnh đó, công tác tồn trữ, cấp phát, sử dụng thuốc điều trị ung thư
hiện nay cũng đang tồn tại nhiều bất cập: quản lý như đối với thuốc thông thường,
không có phương tiện bảo hộ khi tiếp xúc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân
viên y tế, phân liều thuốc không chính xác, lãng phí trong sử dụng thuốc điều trị
ung thư...
Bệnh viện Hữu nghị là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Bộ Y tế có
nhiệm vụ khám chữa bệnh cho các cán bộ cao cấp, trung cấp của Đảng và Nhà
nước. Năm 2013 Bệnh viện đã thành lập Khoa Ung bướu và Xạ trị để điều trị
cho các bệnh nhân có tiêu chuẩn tại bệnh viện, Khoa Dược cũng thành lập đơn
vị phân liều tập trung thuốc điều trị ung thư năm 2013. Hiện chưa có đề tài nghiên
cứu nào về hoạt động tồn trữ và cấp phát thuốc điều trị ung thư cũng như đánh
giá hiệu quả của công tác phân liều thuốc điều trị ung thư tại bệnh viện. Vì vậy
để góp phần tăng cường hiệu quả của công tác cung ứng thuốc điều trị ung thư
phục vụ cho nhu cầu khám, chữa bệnh của bệnh viện, chúng tôi thực hiện đề tài:
1


“Phân tích hoạt động tồn trữ và cấp phát thuốc điều trị ung thư tại
Bệnh viện Hữu Nghị năm 2015” với mục tiêu:
1- Phân tích hoạt động tồn trữ thuốc điều trị ung thư tại Bệnh viện Hữu
Nghị năm 2015.
2- Phân tích hoạt động phân liều và cấp phát thuốc điều trị ung thư tại
Bệnh viện Hữu Nghị năm 2015.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc điều trị ung thư tại Bệnh
viện Hữu Nghị.


2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ, CẤP PHÁT THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến người sử
dụng. Cung ứng thuốc trong bệnh viện là đáp ứng nhu cầu điều trị hợp lý của
bệnh viện và là một nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác dược bệnh viện của
Khoa Dược. Chu trình cung ứng thuốc được mô tả ở sơ đồ [1], [38]:
Lựa chọn

Thông tin
Sử dụng
Tổ chức

Hoạt động
quản lý

Nhân lực

Mua
Sắm

Tài chính
Tồn trữ, Cấp
phát

Hình 1.1: Chu trình cung ứng thuốc
Bốn bước trong chu trình cung ứng có quan hệ mật thiết hữu cơ với
nhau, trong đó lựa chọn là bước đầu tiên, tạo tiền đề để hoạt động mua sắm, tồn

trữ cấp phát đạt hiệu quả, sử dụng là bước cuối cùng của chu trình đồng thời là
cơ sở quan trọng cho bước lựa chọn ở chu kỳ tiếp theo.
Trong chu trình cung ứng thuốc, tồn trữ và cấp phát thuốc là những khâu
quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tính sẵn có và chất lượng của thuốc, qua đó
ảnh hưởng đến chất lượng của công tác cung ứng thuốc.
1.1.1. Tồn trữ thuốc
Tồn trữ (storage): bao gồm các quá trình xuất nhập kho, quá trình kiểm
tra, kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hoá. Trong bệnh
viện, công tác tồn trữ là một trong những mắt xích quan trọng đảm bảo việc cung
cấp thuốc với chất lượng tốt nhất và kịp thời nhất cho công tác điều trị [2].
3


1.1.1.1. Quá trình nhập – xuất kho
Thực hiện tốt công tác tiếp nhận thuốc trong kho có ý nghĩa quan trọng
trong việc kiểm soát chất lượng thuốc cung ứng, hạn chế tình trạng mất mát,
thiếu hụt thuốc khi giao nhận. Thuốc trước khi nhập kho được kiểm tra, đối chiếu
với các tài liệu chứng từ liên quan về chủng loại, số lượng, và các thông tin khác
ghi trên nhãn như tên thuốc, nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lô, hạn dùng...
Xuất kho là khâu kết thúc quá trình nghiệp vụ kho, xuất hàng nhanh gọn,
chính xác, an toàn góp phần tiết kiệm chi phí kho, nâng cao chất lượng cung ứng
thuốc. Thuốc xuất kho phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, còn trong hạn sử dụng,
phải có phiếu xuất và phiếu lĩnh thuốc hợp lệ, chỉ được xuất kho theo đúng tên
thuốc, số lượng và quy cách ghi trong phiếu xuất [2].
1.1.1.2. Các biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hóa
Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn
thuốc. Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường
là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15 – 250C hoặc tùy thuộc
vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 300C. Phải tránh ánh sáng trực tiếp
gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác [5], [8].

 Nhiệt độ:
Nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15 - 250C, trong từng khoảng
thời gian nhiệt độ có thể lên đến 300C.
Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8 - 150C.
Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 80C.
Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2 - 80C.
Kho đông lạnh: Nhiệt độ không vượt quá -100C.
 Độ ẩm:
Điều kiện bảo quản "khô" được hiểu là độ ẩm tương đối không quá 70%.
Để đảm bảo các điều kiện bảo quản thuốc, nhà kho phải đáp ứng các yêu
cầu sau:
 Trang thiết bị:
- Có các phương tiện, thiết bị phù hợp: quạt thông gió, hệ thống điều
hòa không khí, nhiệt kế, ẩm kế... để đảm bảo các điều kiện bảo quản.
4


- Có đủ ánh sáng bảo đảm để các hoạt động trong khu vực kho được
chính xác và an toàn.
- Có đủ các trang bị, giá, kệ để sắp xếp hàng hoá. Không được để thuốc,
nguyên liệu trực tiếp trên nền kho. Khoảng cách giữa các giá kệ, giữa giá kệ với
nền kho phải đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra, đối chiếu, cấp phát
và xếp, dỡ hàng hóa.
- Có đủ các trang thiết bị, các bản hướng dẫn cần thiết cho công tác
phòng chống cháy nổ, như: hệ thống báo cháy tự động, thùng cát, hệ thống nước
và vòi nước chữa cháy, các bình khí chữa cháy, hệ thống phòng chữa cháy tự
động...
- Có nội quy qui định việc ra vào khu vực kho, và phải có các biện pháp
phòng ngừa, ngăn chặn việc ra vào của người không được phép.
- Có các qui định và biện pháp để chống sự xâm nhập, phát triển của côn

trùng, sâu bọ, loài gặm nhấm...
1.1.1.3. Kiểm tra, kiểm kê, dự trữ
Phải định kỳ tiến hành việc đối chiếu thuốc trong kho theo cách so sánh
thuốc hiện còn và lượng hàng còn tồn theo phiếu theo dõi xuất nhập thuốc. Trong
mọi trường hợp, việc đối chiếu phải được tiến hành khi mỗi lô hàng được sử
dụng hết. Tất cả các sai lệch, thất thoát cần phải được điều tra để tìm ra nguyên
nhân do lẫn lộn, cẩu thả hay các vấn đề sai trái khác.
Thường xuyên kiểm tra số lô và hạn dùng để đảm bảo nguyên tắc nhập
trước - xuất trước hoặc hết hạn trước - xuất trước được tuân thủ, và để phát hiện
hàng gần hết hoặc hết hạn dùng [2], [5].
 Quản lý hàng dự trữ
Kiểm soát dự trữ là hoạt động có ý nghĩa then chốt góp phần xây dựng một
hệ thống cấp phát phù hợp với đặc điểm thực tế của các cơ sở điều trị. Xây dựng cơ
số dự trữ hợp lý sẽ đảm bảo cung ứng kịp thời cho nhu cầu điều trị, đảm bảo chắc
chắn rằng những loại thuốc tối cần, thiết yếu luôn sẵn có mọi thời điểm, tránh tình
trạng để thuốc tồn đọng quá nhiều, quá lâu, ảnh hưởng đến công tác bảo quản và
tồn đọng một lượng tiền lớn trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp.

5


Quản lý tốt số liệu dự trữ đòi hỏi nhà quản lý có hệ thống báo cáo sử dụng
chính xác, khoa học, dự đoán đúng tình hình tiêu thụ thuốc, đồng thời có kế hoạch đặt
hàng hợp lý với nhà cung cấp, giảm thiểu chi phí trong quản lý cấp phát.
 Xác định lượng dự trữ an toàn
Mức dự trữ an toàn là dự trữ để phòng ngừa trở ngại trong vận chuyển, phân
phối, thiếu hụt thuốc, vật tư tiêu hao.

Hình 1.2: Đồ thị mối quan hệ giữa lượng hàng dự trữ theo thời gian
Mức dự trữ an toàn là dự trữ để phòng ngừa trở ngại trong vận chuyển, phân

phối, thiếu hụt thuốc, vật tư tiêu hao.
Công thức xác định mức dự trữ an toàn [38]:
SS= LT x CA
Trong đó:
 SS: Lượng dự trữ an toàn (Safety stock)
 LT: Thời gian trung bình từ lúc đặt hàng đến lúc nhận được hàng (Lead
time)
 CA: Lượng tiêu thụ trung bình hàng tháng (Average consumption)
 Mức dự trữ tối đa, mức dự trữ tối thiểu

6


Các kho có mức dự trữ thuốc tối đa với số lượng vừa đủ thấp nhằm tránh tình
trạng dư thừa gây lãng phí và mức dữ trữ thuốc đủ lớn để tránh tình trạng thiếu hụt khi
nhu cầu tăng cao và việc nhận hàng xảy ra chậm.
Mức dự trữ tối thiểu là số dự trữ an toàn cộng với lượng thuốc,vật tư tiêu hao
cần phân phối trong thời gian từ khi đặt mua đến khi nhận.
Công thức tính lượng dự trữ tối đa và tối thiểu [38]:
SMIN = LT x CA+ SS
SMAX= SMIN+ PP x CA
Trong đó
 CA : Lượng tiêu thụ trung bình hàng tháng
 LT: Thời gian chờ từ lúc đặt hàng đến lúc đặt hàng đến lúc nhận được hàng
 PP: Khoảng thời gian giữa 2 lần đặt hàng
 SS: Lượng dự trữ an toàn
 Lượng đặt hàng
Khi lượng dự trữ nhỏ hơn hoặc bằng mức dự trữ tối thiểu là lúc cần đặt hàng.
Lượng đặt hàng được tính bằng công thức [38]:
Qo = (SMAX +SB) – (St +So)

Trong đó :
 SMAX: Lượng dự trữ tối đa


St: Lượng dự trữ hiện thời



So: Lượng hàng đặt nhưng chưa nhận được



SB: Lượng hàng đặt lại do không đạt yêu cầu

1.1.2. Cấp phát thuốc
Công tác cấp phát thuốc (Dispensing) là khâu cuối cùng để thuốc đến tay
người bệnh, cấp phát thuốc thường được xem là quy trình đơn giản, thông thường và
ít sai sót, tuy nhiên tất cả các nguồn lực tham gia vào công tác cung ứng thuốc có thể
bị lãng phí nếu thuốc không đưa được đến đúng bệnh nhân, vì vậy cần xây dựng quy
trình cấp phát thuốc khoa học, phù hợp với điều kiện của bệnh viện. Quy trình cấp phát
thuốc từ khoa Dược đến khoa lâm sàng và đến bệnh nhân được xây dựng cụ thể dựa
trên tính chất, đặc điểm của từng bệnh viện dựa trên nguyên tắc cấp phát kịp thời, thuận
tiện [56].
7


Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện xây dựng quy trình cấp phát càng khoa
học bao nhiêu thì khoa lâm sàng và khoa Dược càng chủ động được việc cấp phát bấy
nhiêu và hiệu quả công việc càng cao. Chỉ thị 05/2004/CT-BYT ban hành ngày
16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc.

trong bệnh viện đã nêu rõ: bệnh viện phải tổ chức cấp phát thuốc tới tận khoa lâm sàng
Quy trình cấp phát thuốc từ khoa dược đến các khoa lâm sàng và người bệnh
phải được xây dựng cụ thể dựa trên tình hình nhân lực của khoa dược, khoa lâm sàng,
đảm bảo mọi nguồn lực đã được sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Quy trình cấp phát tốt phải đảm bảo các điều kiện [4]:
 Duy trì cung cấp thuốc đều đặn
 Thuốc luôn được bảo quản đúng điều kiện của nhà sản xuất
 Giảm thiểu tối đa thuốc kém chất lượng hoặc hết hạn
 Duy trì chính xác số liệu kiểm kê, đảm bảo dự trữ hợp lý
 Tránh nhầm lẫn, mất mát
1.2. VÀI NÉT VỀ NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
1.2.1. Sơ lược về bệnh lý ung thư
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân
sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô độ, vô tổ chức, không tuân theo các
cơ chế kiểm soát về phát triển cơ thể, hiện hơn 200 loại ung thư khác nhau trên
cơ thể người đã được biết đến, hướng tiến triển của mỗi loại ung thư là khác
nhau, trong từng loại bệnh ung thư ở mỗi cá thể cũng có xu hướng tiến triển rất
khác nhau [6], [9].
Hiện nay, bốn phương pháp điều trị bệnh ung thư thường dùng là : phẫu
thuật, hóa trị liệu, xạ trị và miễn dịch trị liệu. Trong ĐTUT, người thầy thuốc sẽ
căn cứ vào từng loại bệnh, từng giai đoạn, từng tính chất của tế bào u, từng cá
thể mà áp dụng một hay nhiều phương pháp trong các phác đồ điều trị, trong đó,
hoá trị liệu là phương pháp thường được sử dụng nhất và thường kết hợp với các
phương pháp khác để điều trị bệnh ung thư [6].
1.2.2. Phân nhóm thuốc điều trị ung thư

8


1.2.2.1. Nhóm kháng chuyển hoá

Thuốc kháng chuyển hóa là những chất có cấu trúc tương tự như các
chất chuyển hóa tự nhiên (vitamin, acid amin, nucleotit...) là các chất tham gia
vào quá trình tổng hợp acid nucleic, các thuốc này có thể cạnh tranh, thay thế,
hoặc đối kháng các chất chuyển hóa tự nhiên, từ đó lấy đi các chất cần thiết cho
sự hình thành của ADN hoặc hình thành nên các ADN bất thường. Các thuốc
trong nhóm này thường dùng là:
 Methotrexate
 Cytarabin
 6-Mercaptopurine
 Gemcitabine
 5 Fluorouracil
 Fludarabin…
1.2.2.2. Nhóm Alkyl hoá
Khi vào cơ thể thuốc chuyển hóa tạo thành gốc alkyl, ngay lập tức gốc
alkyl sẽ liên kết cộng hóa trị với Guanin của cả hai mạch trên phân tử AND tạo
liên kết chéo giữa hai mạch của phân tử AND hoặc giữa hai phân tử trên cùng
một mạch, ngăn cản sự tách đôi và sao chép mã, do đó ức chế tổng hợp ADN,
ARN và protein. Các loại thuốc alkyl hóa thường có dẫn xuất nitrogen mustard,
dẫn xuất nitroure, dẫn xuất triazen, dẫn xuất alkyl sulfonat và dẫn xuất platin.
Một số thuốc thường dùng là:
 Cisplatine
 Ifosfamid
 Dacarbazine
 Cyclophosphamide...
1.2.2.3. Nhóm chống phân bào
Các thuốc này gắn chọn lọc vào tubulin ngăn cản tạo thành cấu trúc vi
ống – thành phần quan trọng của thoi gián phân nên ức chế sự tách đôi của nhiễm
sắc thể, tế bào ung thư bị tiêu diệt. Nhóm này có các alkaloid dừa cạn, dẫn xuất
taxan, dẫn chất camphothecin và dẫn xuất podophyllotoxin (bảng 1.1).
9



Bảng 1.1: Phân nhóm thuốc chống phân bào

1

Alkaloid dừa
cạn
Vincristine

2

Vinblastine

3

Vinorelbine

Nhóm
Stt

Camphothecin

Paclitaxel

Dẫn xuất
podophyllotoxin
Etoposide

Docetaxel


Teniposide

Topotecan

Taxan

Irinotecan

1.2.2.4. Nhóm các kháng sinh chống u
Các kháng sinh thường xen vào giữa phân tử ADN hoặc tạo liên kết chéo
giữa 2 phân tử ADN gây tổn thương ADN, ức chế sự phân chia tế bào. Một số
thuốc thường dùng:
 Doxorubicin
 Epirubicin
 Daunorubicine
 Mitomycine C…
1.2.2.5. Nhóm hormon và kháng hormon
Các thuốc trong nhóm được dùng để điều trị các loại ung thư liên quan
tới rối loạn hormon như ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, ung thư vú, ung
thư tuyến tiền liệt. Thường sử dụng các estrogen, các progesteron, androgen, dẫn
xuất của hormon giải phóng gonadotropin…
1.2.2.6. Liệu pháp điều trị nhắm trúng đích phân tử
Bao gồm các kháng thể đơn dòng, các chất ức chế Tyrosine kinase
(TKI), Các chất chống tân tạo mạch khối u, các chất ức chế Proteosomes (bảng
2):
Bảng 1.2: Phân nhóm thuốc điều trị nhắm trúng đích phân tử
Nhóm
Stt
1

2
3
4

kháng thể
đơn dòng
Rituximab
Cetuximab
Trastuzumab
Alemtuzumab

Ức chế Tyrosine
kinase (TKI)
Erlotinib
Sorafenib
Gefitinib

1.2.2.7. Nhóm các thuốc khác

10

Chống tân tạo mạch
máu nuôi khối u
Bevacizumab
Thalidomide

Ức chế
proteasome
Bortezomib



Hydroxyurea: là thuốc duy nhất ức chế ribonucleotide reductase,
enzyme

cần

thiết

cho

quá

trình

biến

đổi

ribonucleotides

thành

deoxyribonucleotide, các nguyên liệu cần thiết cho tổng hợp và sửa chữa DNA
L-asparaginnase: là enzyme xúc tác cho phản ứng thủy phân asparagin
thành acid aspartic và amoniac. Cơ chế gây độc tế bào là làm cạn nguồn asparagin
tổng hợp AND và protein của tế bào. Các tế bào ác tính phụ thuộc nguồn
asparagin bên ngoài do trong tế bào không có men asparagin synthetase để tổng
hợp asparagin còn tế bào bình thường có men asparagin synthetase nên ít chịu
ảnh hưởng của asparaginase.
Nhóm thay đổi đáp ứng miễn dịch: gồm nhiều thuốc với nhiều cơ chế.

Interferon kích thích tế bào NK của lympho bào và kích thích hoạt tính diệt khối
u của bạch cầu đơn nhân. Interleukin kích thích miễn dịch và ức chế sự tăng
trưởng, lan truyền của khối u, với các chất thường được sử dụng là interferon,
interleukin II...
1.2.3. Độc tính của hóa trị
1.2.3.1. Độc tính đối với bệnh nhân
Năm 1990, Hiệp hội dược sỹ Hoa Kỳ (American Society of Healthsystem Pharmacists - ASHP) lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “thuốc nguy cơ”
(Hazardous drug) dựa trên độc tính của thuốc, bao gồm khả năng gây ung thư,
đột biến gen, độc tính trên sinh sản, và các độc tính cấp tính khác (Bảng 1.3)
[23].
Năm 2004, thuật ngữ “thuốc nguy cơ” được mở rộng bởi Viện nghiên
cứu quốc gia về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (National Institute for
Occupational Safety and Health – NIOSH), theo đó thuốc nguy cơ là tất cả các
thuốc có độc tính và có thể gây nguy hại đến sức khỏe của bệnh nhân và nhân
viên y tế khi tiếp xúc, trong đó phần lớn là các thuốc ĐTUT [41].
Bảng 1.3: Đặc điểm xác định thuốc ĐTUT gây nguy hại theo NIOSH 2004
Stt
1
2
3
4

Đặc điểm
Gây ung thư thứ phát
Gây quái thai
Độc tính sinh sản
Gây độc tính nội tạng ở liều thấp

11



Đặc điểm
Gây độc tính đối với vật liệu di truyền (genotoxic)
Có cấu trúc và độc tính tương tự như thuốc đã được phân
loại nguy hiểm

Stt
5
6

Trong những năm 1970, các ung thư thứ phát đã được báo cáo trên
những bệnh nhân đã sử dụng thuốc ĐTUT để điều trị cho một ung thư khác, các
ung thư thứ phát thường gặp nhất là bệnh bạch cầu và ung thư bàng quang [30].
Từ thời điểm đó, một số lượng lớn các thuốc ĐTUT, đặc biệt là nhóm alkyl hóa
đã được chứng minh có liên quan đến việc gây ung thư thứ phát cho bệnh nhân
(bảng 1.4) [35].
Bảng 1.4: Thuốc ĐTUT gây ung thư thứ phát theo IARC
Nhóm 1
Arsenic trioxide
Azathioprine
Chlorambucil
Chlornaphazine
Cyclophosphamide
Etoposide
Busulfan
Melphalan
Semustine
Tamoxifen
Thiotepa
Treosulfan

MOPP
ECB

Nhóm 2A
Azacitidine
BCNU
CCNU
Chlorozotocin
Cisplatin
Doxorubicin HCl
N-Ethyl-N-nitrosourea
Mechlorethamine
N-Methyl-nitrosourea
Procarbazine HCl
Teniposide

Nhóm 1: Thuốc ĐTUT đồng thời là chất gây ung thư (đủ bằng chứng
gây ung thư trên người)
Nhóm 2A: thuốc ĐTUT có khả năng gây ung thư cho người (bằng chứng
trên người hạn chế nhưng đủ bằng chứng trên động vật)
Ngoài tính chất gây đột biến và gây ung thư, các thuốc ĐTUT còn liên
quan đến các ảnh hưởng bất lợi trên sinh sản và phát triển trên các bệnh nhân sử
dụng và trên cả động vật thực nghiệm [40]. Ảnh hưởng bất lợi trên sinh sản và
phát triển cũng được ghi nhận trên các nhân viên y tế, người tiếp xúc với các
thuốc ĐTUT với liều thấp hơn đáng kể so với liều sử dụng cho bệnh nhân [37],
[55]. Hiện nay, có hơn 50 loại thuốc có bằng chứng rõ ràng về nguy cơ đối với
12


bào thai người theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) (bảng

1.5).
Bảng 1.5: Thuốc ĐTUT có nguy cơ đối với bào thai người
Tên thuốc
Arsenic trioxide
Azathioprine
Bleomycin
Capecitabine
Carboplatin
Carmustine
Chlorambucil
Cisplatin
Cladribine
Cyclophosphamide
Cytarabine
Dactinomycin
Daunorubicin HCl
Docetaxel
Doxorubicin HCl
Epirubicin
Etoposide
Floxuridine
Fludarabine
Fluorouracil
Gemcitabine
Hydroxyurea
Ibritumomab tiuxetan
Idarubicin
Ifosfamide
Imatinib mesylate D


Phân loại
mức độ
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D

Interferon alfa-2b

Irinotecan HCl
Leflunomide
Lomustine
Mechlorethamine HCl
Melphalan
Mercaptopurine
Methotrexate
Mitoxantrone HCl
Oxaliplatin
Paclitaxel
Pipobroman
Procarbazine
Tamoxifen
Temozolomide
Teniposide
Thalidomide
Thioguanine
Thiotepa
Topotecan
Tositumomab X

Phân loại
mức độ
X
D
X
D
D
D
D

X
D
D
D
D
D
D
D
D
X
D
D
D
X

Vinblastine sulfate
Vincristine sulfate
Vinorelbine tartrate

D
D
D

Tên thuốc

Mức độ D: Có bằng chứng rõ ràng về nguy cơ đối với bào thai người,
tuy nhiên lợi ích có thể lớn hơn nguy cơ đối với những phụ nữ mang thai có tình
trạng bệnh nghiêm trọng mà các loại thuốc an toàn hơn không có tác dụng điều
trị.
Mức độ X: Có bằng chứng rõ ràng rằng các thuốc trên gây ra các bất

thường ở thai nhi, những rủi ro của thuốc lớn hơn bất kỳ lợi ích nào mà thuốc
đem lại.
13


Ngoài ra một số các độc tính khác của thuốc ĐTUT đã được ghi nhận:
rụng tóc, buồn nôn, ban da, dị ứng, thoát mạch...
1.2.3.2. Độc tính đối với nhân viên y tế
Nhân viên y tế và người lao động có thể bị phơi nhiễm với các thuốc
ĐTUT ở bất kì điểm nào trong quá trình sản xuất, vận chuyển, phân phối, giao
nhận, lưu trữ, pha chế và sử dụng, cũng như trong xử lý chất thải, bảo trì và sửa
chữa thiết bị. Thuốc có thể vào cơ thể do hít phải, tiếp xúc với da, hấp thu qua
da, tiêu hóa phải thực phẩm bị nhiễm hoặc chạm tay có dính thuốc lên miệng,
hoặc do ngẫu nhiên tiêm phải, tiếp xúc và hấp thu qua da có thể là con đường
phơi nhiễm chính [21], [41].
Từ năm 1979, đã có những bằng chứng cho thấy tác động xấu của các
thuốc ĐTUT lên sức khỏe của nhân viên y tế khi phát hiện ra các chất gây đột
biến trong nước tiểu của các dược sỹ và y tá phân liều thuốc ĐTUT, nghiên cứu
chỉ ra rằng các y tá và nhân viên phân liều thuốc ĐTUT có nồng độ các chất gây
đột biến trong nước tiểu cao hơn so với các nhân viên khác không phơi nhiễm
[31]. Mặc dù những hậu quả về sức khỏe của các nhân viên này chưa được đánh
giá nhưng kết quả của nghiên cứu đã tạo tiền đề cho các nghiên cứu đánh giá tác
hại của thuốc ĐTUT lên sức khỏe của nhân viên y tế [24], [35], [49], [52].
Các nghiên cứu khảo sát cũng chỉ ra rằng có sự liên quan giữa việc phơi
nhiễm các thuốc ĐTUT với các ảnh hưởng có hại cho sức khỏe của nhân viên y
tế, bao gồm rụng tóc, đau đầu, phát ban da và các phản ứng dị ứng [25], [28],
[55].
Một phân tích gộp 14 nghiên cứu thực hiện từ năm 1966-2004 ở Hoa
Kỳ và Châu Âu đã mô tả mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với các loại thuốc chống
ung thư và các biến cố có hại trên sức khỏe sinh sản của các nhân viên y tế nữ

[29]. Nghiên cứu của Lawson và cộng sự năm 2012 cũng chỉ ra rằng có sự gia
tăng đáng kể tỷ lệ sảy thai tự nhiên đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ
trong nhóm y tá tiếp xúc với thuốc ĐTUT [37].
Một biến cố có hại khác đối với nhân viên y tế là gây ung thư cũng được
ghi nhận trong 2 nghiên cứu ở Đan Mạch. Nghiên cứu thứ nhất cho thấy có sự
tăng đáng kể của nguy cơ mắc bệnh bạch cầu của các điều dưỡng làm việc tại
14


các khoa ung bướu trong giai đoạn 1943-1987 [50], nghiên cứu thứ hai của cùng
tác giả cũng chỉ ra rằng có sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu đối với các
bác sỹ làm việc liên tục ít nhất 6 tháng tại bộ phận điều trị bệnh nhân ung thư,
tuy nhiên mức tăng không có ý nghĩa thống kê. Gần đây hơn, năm 2005, nghiên
cứu của Martin cho thấy có sự tăng đáng kể khả năng chẩn đoán ung thư của
nhóm y tá tiếp xúc với thuốc ĐTUT so với nhóm không tiếp xúc [39].
Các độc tính của thuốc ĐTUT trên nhân viên y tế thông thường là các
độc tính mạn, xảy ra sau khi nhân viên y tế có thời gian dài tiếp xúc với các tác
nhân ung thư, do đó để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế đòi hỏi phải có các
quy định, quy trình đặc biệt khi tiếp xúc với thuốc ĐTUT, từ khâu tồn trữ đến
cấp phát, sử dụng thuốc cho bệnh nhân và xử lý rác thải [21], [33], [36], [42],
[46]
1.2.3. Hướng dẫn về xử lý các thuốc ĐTUT
1.2.3.1. Tồn trữ thuốc ĐTUT
Thuốc ung thư được vận chuyển từ nhà sản xuất tới kho dược với một
lượng nhỏ thuốc trên bề mặt lọ do quá trình đóng lọ của sản phẩm [27], [48], do
đó tất cả nhân viên tham gia vào công tác nhận hàng, xuất hàng hay kiểm kê
thuốc ĐTUT phải có phương tiện bảo hộ cá nhân trong khi làm việc, không tiếp
xúc trực tiếp với bao bì đóng gói thuốc ĐTUT, cụ thể:
- Nhân viên phải được đào tạo về các mối nguy hiểm gây ra bởi việc tiếp
xúc thuốc ĐTUT và đào tạo cách sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân

- Bộ dụng cụ phòng chống ô nhiễm khi đổ vỡ phải sẵn có trong kho, tất
cả nhân viên phải được đào tạo để thực hiện việc xử lý, dọn dẹp khi có đổ vỡ
thuốc.
- Khu vực lưu trữ thuốc ĐTUT phải có hệ thống thông gió thích hợp,
khu vực lưu trữ nên có áp suất âm và không khí được thay đổi ít nhất 12 lần mỗi
giờ để giảm dư lượng thuốc trong không khí.
- Phải lau mỗi lọ thuốc ung thư trước khi giao nhận, sử dụng khăn lau
ướt, không được phun, xịt dung dịch rửa vào lọ thuốc do làm tăng nguy cơ thuốc
phân tán trong không khí hoặc bám vào các bề mặt khác.

15


- Khu vực lưu trữ phải được làm sạch ít nhất mỗi 30 ngày với dung dịch
tẩy, lau sạch, không phun trực tiếp lên bề mặt các thùng, kệ lưu trữ thuốc ĐTUT.
- Duy trì lượng dự trữ tối thiểu để giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây ra
bởi việc tồn trữ thuốc điều trị ung thư [46], [54].
1.2.3.2. Phân liều thuốc ĐTUT
Chuẩn bị nhân lực:
Dược sỹ phụ trách đơn vị phân liều phải được đào tạo hoặc được chứng
nhận đã qua các khóa học về chuyên ngành dược ung thư.
Tất cả các nhân viên y tế tham gia trong bất kỳ giai đoạn nào của việc
tiếp xúc thuốc ĐTUT đều được thông báo về những rủi ro khi tiếp xúc với các
loại thuốc độc hại.
Nhân viên trực tiếp phân liều thuốc ĐTUT phải được đào tạo về kỹ thuật
pha vô trùng.
Nhân viên có nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc nhiễm trùng da không
được tham gia vào quy trình chuẩn bị thuốc.
Trang thiết bị bảo hộ:
Găng tay: nên đeo hai lớp găng trong bất cứ quá trình nào thao tác với

thuốc độc hại như tiếp xúc với vỏ hộp và lọ thuốc độc hại, pha chế và thực hiện
thuốc độc hại, xử lý rác thải từ thuốc độc hại và rác thải từ bệnh nhân điều trị với
thuốc này, lau dọn khi làm tràn thuốc. Sử dụng loại găng chất lượng cao, không
có bột talc, làm từ nitrile, cao su polyurethan, neoprene hoặc các chất liệu khác
đáp ứng tiêu chuẩn cho găng sử dụng cho hóa trị liệu. Khuyến cáo thay găng tay
mỗi 30 phút khi tiếp xúc với các thuốc ĐTUT [21], [33], [36], [42], [46]
Áo bảo hộ: Nên mặc áo trùm bảo hộ trong pha chế, thực hiện thuốc, xử
lý chất thải từ bệnh nhân, áo sử dụng một lần, làm từ chất liệu không có xơ và
hủy bỏ được, thấm nước kém hoặc không thấm nước, kín hoàn toàn đằng trước
và cổ, tay dài có chun co giãn hoặc cổ tay ôm vừa khít. Áo trùm chỉ mặc trong
ngày, không được mặc ra khỏi phòng pha chế và phải thay ngay khi có hư hại
hoặc nhiễm bẩn. Các loại áo tái sử dụng (áo blu, áo phòng thí nghiệm…) được
may bằng vải dễ thấm làm tăng nguy cơ phơi nhiễm và không có tác dụng bảo
vệ.
16


×