Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

ĐỀ TÀI Cấp NHà Nước: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỀ HẠ TẦNG CƠ SỞ THỦY LỢI VÀ NƯỚC SINH HOẠT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.35 MB, 110 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM

-------------------------------------------CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011-2015

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VỀ HẠ TẦNG CƠ SỞ THỦY LỢI VÀ NƯỚC SINH HOẠT
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

BÁO CÁO SẢN PHẨM N0-02
CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦY LỢI VÀ NƯỚC SINH HOẠT
PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ
PHÙ HỢP VỚI VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Cơ quan quản lý : BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Cơ quan thực hiện: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM
Chủ nhiệm đề tài: GS.TS LÊ SÂM

TP. Hồ Chí Minh - 2015



DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CHÍNH

TT



Họ và tên,

Tổ chức

học hàm học vị

công tác

Chủ nhiệm đề tài:
GS.TS. Lê Sâm

Nội dung,

T. gian

công việc chính

làm việc

tham gia

(tháng)

Tất cả các nội
dung
Đánh giá HT
2 KS.Nguyễn Duy Quang
Sở NN-PTNT Khánh Hòa
thủy lợi

Quy hoạch hệ
3 ThS. Lê Xuân Bảo
Cơ sở 2-Đại học Thủy lợi
thống TL
Phân Viện QH và TK
Các mô hình
4 TS. Phạm Quang Khánh
nông nghiệp
Nông nghiệp
ThS.
Nguyễn
Đình
Các nội dung
5
Viện KHTL miền Nam
Vượng
của đề tài
Nội dung cấp
6 ThS. Trần Minh Tuấn
Viện KHTL miền Nam
nước sinh hoạt
Đánh giá HT
7 KS. Lê Chí Trọng
Sở NN-PTNT Phú Yên
thủy lợi
Đánh giá HT
8 ThS. Mai Chí
Sở NN-PTNT Bình Thuận
thủy lợi
Công trình

9 ThS. Huỳnh Ngọc Tuyên
Viện KHTL miền Nam
thủy lợi
Tài nguyên
10 ThS. Nguyễn Bá Tiến
Viện KHTL miền Nam
nước
Tài nguyên
11 ThS. Nguyễn Lê Huấn
Viện KHTL miền Nam
nước
ThS. Nguyễn Văn Lân
Tất cả các nội
12
Viện KHTL miền Nam
(Thư ký Đề tài)
dung
1

Viện KHTL miền Nam

30
8
4
4
10
20
3
3
6

15
15
30


BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTCSTL
NSH
DHNTB
TVN-TD
TVĐB
TVVB
CĐCT
MIKE 11
MIKE 21
MHT
MHVL
QHTL
QHNN
QHTS
NLNTA
BVTV
KTTV
HTXNN
GTVT
TV
LVS
TCCNN
TCCTL
CBN

BQLDA
NCKT
WTO
ADB
GDP
BTCT
DUL
ADCP

Hạ tầng cơ sở thủy lợi
Nước sinh hoạt
Duyên Hải Nam Trung Bộ
Tiểu vùng núi-trung du
Tiểu vùng đồng bằng
Tiểu vùng ven biển
Chuyển đổi cây trồng
Tên một phần mềm tính toán thủy lực
Tên một phần mềm tính toán thủy lực
Mô hình toán
Mô hình vật lý
Quy hoạch thủy lợi.
Quy hoạch nông nghiệp.
Quy hoạch thủy sản.
Mô hình Nông lâm nghiệp trú ẩn
Bảo vệ thực vật
Khí tượng thủy văn
Hợp tác xã nông nghiệp
Giao thông vận tải
Tiểu vùng
Lưu vực sông

Tái cơ cấu nông nghiệp
Tái cơ cấu thủy lợi
Cân bằng nước
Ban quản lý dự án
Nghiên cứu khả thi
Tổ chức thương mại thế giới
Ngân hàng phát triển châu á
Tổng sản phẩm quốc dân
Bê tông cốt thép
Dự ứng lực
Máy đo dòng 3 chiều
(Acoustic Doppler Current Profiler)


MỤC LỤC
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM.................................................1
1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
2. NỘI DUNG BÁO CÁO SẢN PHẨM 2..........................................................8
GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VỀ HẠ TẦNG.............................8
CƠ SỞ THỦY LỢI, NƯỚC SINH HOẠT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN..........8
KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI..................8
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ..........................................................8
3. KẾT LUẬN..................................................................................................100

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1: Ứng dụng vải địa kỹ thuật xây dựng ao tạo nguồn nước..............12
Hình 3.2: Thanh cốt polyme sợi thủy tinh và thi công đường ứng dụng cốt
polyme.................................................................................................................13
Hình 3.3: Sơ đồ thành phần và cấu trúc của cống cấp thoát nước nội đồng.
22

Hình 3.4: Sơ đố các mặt cắt mô tả một đoạn kênh dẫn đúc sẵn hoàn chỉnh
23
Hình 3.5: Mô tả các thành phần của cầu GTNĐ đúc sẵn, thi công lắp ghép
24
Hình 3.6: Sơ đồ mô tả hai phần được thiết kế định hình đúc sẵn của dốc
nước....................................................................................................................25
Hình 3.7: Túi sử dụng.......................................................................................26
Hình 3.8: Cách buộc túi và sắp xếp túi............................................................26
Hình 3.9: Hiện trạng mặt đường......................................................................27
Hình 3.10: Xếp túi ĐKT,đầm tạo phẳng nền..................................................27
Hình 3.11: Cắt dọc ngang cống qua đường.....................................................27
Hình 3.12: Mặt đường nông thôn ứng dụng Carboncor Asphalt đang thi
công.....................................................................................................................28
Hình 3.13: Các kiểu xếp túi ĐKT bảo vệ bờ đường giao thông vùng núitrung du..............................................................................................................29
Hình 3.14: Mặt cắt đập dâng đắp bằng túi địa kỹ thuật có bọc vải chống
thấm....................................................................................................................30
i


Hình 3.15: Cấu trúc mặt bằng và mặt cắt bảo vệ kênh bằng công nghệ
NEOWEB...........................................................................................................32
Hình 3.16: Thi công công nghệ NEOWEB bảo vệ kênh dẫn trên vùng đất
cát ven biển.........................................................................................................33
Hình 3.17: Thi công và khi hoàn thành công trình kênh ứng dụng
Bentonite.............................................................................................................33
Hình 3.18: Giải pháp chống thấm cho đập và hồ...........................................34
Hình 3.19: Sơ đồ hố vẩy cá chôn nước tại chỗ và mô hình canh tác đất dốc
bền vững.............................................................................................................35
Hình 3.20: Sơ đồ cấu trúc chung mô hình tưới phun mưa cố định..............36
Hình 3.21: Các sơ đồ bố trí vòi phun mưa dạng cố định...............................37

Hình 3.22: Cấu trúc màng chất dẻo, bể trữ nước mưa để tưới ngầm trên
cát. 39
Hình 3.23: Tưới bằng kỹ thuật tưới nhỏ giọt và phun mưa cho vườn nho. .39
Hình 3.24: Thí nghiệm thấm hiện trường và trong phòng thí nghiệm.........42
Hình 3.25: Đồ thị biểu diễn độ ẩm của đất theo chiều sâu............................43
Hình 3.26: Đồ thị biểu diễn độ ẩm các lớp đất theo thời gian.......................43
Hình 3.27: Đường quan hệ lực giữa nước trong đất H và ẩm độ w..............43
Hình 3.28: Thí nghiệm quan trắc độ ẩm đất bằng cách lắp đặt
Tensionmeter.....................................................................................................44
Hình 3.29: Thí nghiệm quan trắc diễn biến dòng thấm tại vị trí trồng cây.44
Hình 3.30: Xây dựng hồ chứa, thiết lập hệ thống TTK nước cho cây nho lấy
lá 45
Hình 3.31: Mặt bằng bố trí hồ trữ nước tưới lợi dụng dòng chảy thượng lưu
46
Hình 3.32: Sơ đồ chống thấm cho hồ trữ nước tưới lợi dụng dòng chảy
thượng lưu..........................................................................................................46
Hình 3.33: Sơ đồ bố trí cấp thoát theo thời gian trên hệ thống kênh vùng
nuôi.....................................................................................................................48
Hình 3.34: Sơ đồ bố trí ao trữ, ao nuôi và ao xử lý chất thải hợp lý.............49
Hình 3.35: Sơ đồ bố trí đáy ao nuôi hợp lý (đáy ao hình nón ngược)...........50
Hình 3.36: Sơ đồ nguyên lý làm việc của thiết bị hút chất thải rắn ra ao xử
lý. 50
Hình 3.37: Sơ đồ cấu trúc của thiết bị ngầm hút chất thải rắn ra ao xử lý. 51
Hình 3.38: Ứng dụng giải pháp xi phông, ống ngầm đưa chất thải ra ngoài
tại Phú Yên.........................................................................................................51
ii


Hình 3.39: Sơ đồ vị trí vùng nuôi tôm có nguồn nước mặn phù hợp...........51
Hình 3.40: Đề nghị quy mô mặt bằng bố trí các ao trữ nước trên vùng đất

cát ven biển.........................................................................................................52
Hình 3.41: Cấu trúc của các ao, hồ chứa trữ nước ngầm trên vùng cát ven
biển......................................................................................................................53
Hình 3.42: Kích thước cụ thể các ao, hồ chứa trữ nước trên vùng cát ven
biển54
Hình 3.43: Các loại cây trồng trên đất cát ven biển phát triển tốt khi có tưới
55
Hình 3.44: Bể trữ nước mưa trên đồi cát ứng dụng tấm bê tông và Gabion.
57
Hình 3.45: Bể chứa trữ nước mưa nửa nổi nửa chìm trên sườn đồi cát......58
Hình 3.46: Bố trí đập dâng bằng Gabion dọc theo dòng suối nhằm trữ nước
59
Hình 3.47: Sơ đồ thu nước hình ống................................................................60
Hình 3.48: Sơ đồ hành lang lấy nước bê tông.................................................60
Hình 3.49: Hồ thực nghiệm trữ nước ngầm ven biển....................................61
Hình 3.50: Kết hợp trữ nước làm công viên giải trí vùng ven biển..............61
Hình 3.51: Sơ đồ mô tả kết cấu hồ hoặc mương trữ nước ngầm dưới chân
đồi cát..................................................................................................................61
Hình 3.52: Mặt bằng và mặt cắt bố trí bể trữ nước mưa hộ gia đình vùng
núi, TD................................................................................................................63
Hình 3.53: Mặt bằng và mặt cắt mô tả bố trí và kết cấu hồ chứa nước phục
vụ tưới.................................................................................................................64
Hình 3.54: Mô tả bố trí cọc gỗ và khung bể chứa trữ nước bằng màng chất
dẻo 66
Hình 3.55: Hình ảnh các hồ chứa nước mưa ứng dụng màng chất dẻo.......67
Hình 3.56: Sơ đồ hai dạng lọc nước mưa cho vào bể chứa trữ.....................68
Hình 3.57: Sơ đồ nguyên lý xây dựng các hồ tạo nguồn nước vùng ven biển
69
Hình 3.58: Mặt cắt ngang công trình bổ sung nước dưới đất ở Bình Thuận
70

Hình 3.59: Mô hình canh tác lâm nông nghiệp trú ẩn trên đất cát tại Bình
Thuận..................................................................................................................71
Hình 3.60: Bố trí kênh thu nước mưa, nước thải khu dân cư nông thôn
vùng núi..............................................................................................................72
iii


Hình 3.61: Bố trí kênh thu nước thải khu dân cư NT vùng đồng bằng và
ven biển...............................................................................................................73
Hình 3.62: Sơ đồ đề xuất giải pháp thu gom, xử lý nước thải hộ gia đình
nông dân.............................................................................................................74
Hình 3.63: Sơ họa bố trí kênh cắt dòng chảy mặt bảo vệ môi trường khu
dân cư.................................................................................................................76
Hình 3.64: Sơ đồ bố trí các nguồn nước phục vụ vệ sinh BVMT trung tâm
xã 78
Hình 3.65: Sơ đồ bố trí một hồ sinh thái trong khu dân cư vùng ven biển..81
Hình 3.66: Các băng rừng và khu nghỉ ven hồ là điểm nhấn cho khu giải trí
82

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật túi địa kỹ thuật................................................26
Bảng 3.2: Đặc điểm màng địa kỹ thuật Geomembrane.................................34
Bảng 3.3: Các kích thước hiệu chỉnh sơ đồ bố trí vòi phun theo tốc độ gió.37
Bảng 3.4: Hồ trữ nước mặt vùng ven biển tỉnh Ninh Thuận........................59

iv


1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Vùng Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) gồm 7 tỉnh và một thành phố là TP
Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh
Thuận và Bình Thuận có tổng diện tích tự nhiên 40.655,7 km 2 (chiếm 12,3% diện tích
cả nước); Dân số 9,89 triệu người (năm 2011) chiếm 10,8% cả nước. Đây là vùng địa
lý đặc biệt của cả nước với 264.981 ha cồn cát, bãi cát dọc theo ven biển, 65.000 ha
đất bạc màu, 36.847 ha núi đá; 1.000.116 ha đất trống đồi trọc; Với địa hình dốc ngắn,
bị chia cắt mạnh làm cho DHNTB trở thành vùng đất đặc thù với thiên tai khắc nghiệt
nhất cả nước; Mùa mưa bị bão, lũ uy hiếp, mùa khô hạn hán đe dọa không chỉ mùa
màng, gia súc mà con người cũng bị thiếu nước, gây khó khăn cho cuộc sống cũng như
phát triển KT-XH, đặc biệt là đời sống của người nông dân nông thôn nơi đây. Đặc
biệt thực trạng đó đã tạo nên khoảng cách quá lớn về giàu nghèo, về điều kiện sống
giữa người dân nông thôn với người dân thành phố.
Trước tình hình đó Đảng và nhà nước đã chủ trương điều chỉnh chiến lược phát
triển kinh tế, dành nguồn tài lực, vật lực tương xứng cho phát triển kinh tế nông thôn,
từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân nông thôn.
Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư về “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn” gọi tắt là
“Tam nông” do Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành ngày 5/8/2008
chỉ rõ mục tiêu của chính sách “Tam nông” là Không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của dân cư nông thôn; Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh
thái được bảo vệ; Đời sống dân chủ, an ninh.
Đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg, ban hành Bộ
tiêu chí quốc gia về xây dựng xã “Nông thôn mới” bao gồm 19 tiêu chí. Hướng tới
mục tiêu phát triển nông thôn như NQ 26 đã nêu; Khẳng định Bộ tiêu chí là căn cứ để
xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.
Ngày 4/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 800/QĐ-TTg phê
duyệt “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM” giai đoạn 2010 – 2020.
Như các phân tích đã cho thấy, các nghiên cứu, kiến thức, kinh nghiệm hiện nay

chưa đủ phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn
mới vùng DHNTB, trong khi đó tổn thất kinh tế do lũ lụt, hạn hán, sa mạc hoá, ô
nhiễm và sự hủy hoại các hệ sinh thái tự nhiên đang ngày càng có xu thế nặng nề hơn,
trong bối cảnh đó việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp Khoa học
và Công nghệ về hạ tầng cơ sở thủy lợi và nước sinh hoạt phục vụ phát triển kinh tế
nông thôn và xây dựng nông thôn mới cấp xã vùng duyên hải Nam Trung bộ” là
phù hợp với chương trình do Thủ tướng phê duyệt, là cấp thiết vì nó có ý nghĩa khoa
học và giá trị thực tiễn to lớn cho vùng DHNTB, nhằm tìm ra những giải pháp khoa
học, công nghệ khả thi, hạn chế mặt trái của thiếu hạ tầng cơ sở thủy lợi, tăng cường
hiệu quả đầu tư, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng thành công NTM
vùng DHNTB. Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt triển khai thực hiện đề tài là hoàn
toàn đúng đắn, cần thiết và có tính thuyết phục cao.
1


1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.2.1. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài ở ngoài nước
Do sự tập trung cao vào các đô thị và khu công nghiệp nên hậu quả dẫn đến sự
gia tăng khoảng cách giàu nghèo, sự chênh lệch mức sống giữa cư dân đô thị và nông
thôn là quá lớn, vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn đối với các nước nghèo và các
quốc gia đang phát triển. Trước tình hình đó, LHQ đã kêu gọi các quốc gia phải nhanh
chóng có những giải pháp và hành động cụ thể để cải thiện và nâng cao dần mức sống
của người dân các vùng nông thôn vốn chịu nhiều thiệt thòi, đặc biệt là các vùng sâu,
vùng xa của các lục địa như Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ;
Nhận thức được tầm quan trọng của khu vực nông thôn đối với sự phát triển bền
vững của các đô thị, các nước phát triển đã thực thi hàng loạt giải pháp hữu hiệu nhằm
phát triển các vùng nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống người dân nông thôn
trong quá trình công nghiệp hóa, kéo giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực.
Nhờ tiềm lực kinh tế dồi dào, trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến cùng với cơ chế
chính sách đúng đắn, nhiều quốc gia đã đạt được những thành tựu to lớn trong công

cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao toàn diện cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đặc biệt là hạ
tầng về điện, thủy lợi, giao thông, nhà ở...) rất đáng để chúng ta học tập như Hoa Kỳ
Nhật bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc. Từ những thành công của các nước trong
phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, chúng ta rút ra một số bài học
bổ ích như sau:
- Lấy Khoa học - Công nghệ làm mũi nhọn đột phá vào các khâu sản xuất nông
nghiệp, coi trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, khai thác, sử
dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
- Xác định xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở nông thôn (điện, nước,
giao thông, trường học, bệnh viện, chợ búa..) là nền tảng quan trọng trong việc phát
triển kinh tế, nâng cao mức sống khu vực nông thôn.
- Xác định nông dân là đối tượng, là chủ thể chính của quá trình phát triển kinh
tế, xã hội ở nông thôn, người nông dân đóng vai trò chủ đạo trong quy hoạch, thiết kế
đến thi công vận hành hệ thống hạ tầng cơ sở, bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả
tài nguyên thiên nhiên .
- Nhà nước hỗ trợ nông dân những gì thiết yếu như khoa học, công nghệ, tư vấn,
vật tư cho các công việc cụ thể.
- Vận động tuyên truyền, khơi dậy cho nông dân tính tự giác, tự chủ, lòng thiết
tha mong muốn quê hương văn minh, giàu đẹp, cuộc sống thanh bình, an ninh và dân
chủ, chính họ tự đứng lên thực hiện các công việc có ích cho chính mình và quê hương
mình, có như vậy mới đảm bảo xây dựng, phát triển NTM thành công.
Những kinh nghiệm quý báu này có thể giúp ích nhiều cho công cuộc phát triển
kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới của Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc thù về
địa lý, khí hậu, tập quán canh tác, con người và thực trạng kinh tế, xã hội...nên việc
học tập, ứng dụng cần có chọn lựa, cải tiến thích hợp với từng vùng của đất nước.
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước:
Cũng như các nước trên thế giới, trong một khoảng thời gian dài vùng nông thôn
rộng lớn của nước ta với hơn 70% dân số cả nước ít được đầu tư, phát triển. Hậu quả
2



là đời sống của phần lớn nông dân các vùng nông thôn còn nhiều thiếu thốn, từ lương
thực đến thuốc men, từ nhà ở đến trường học, trạm y tế, từ nguồn nước cho tưới tiêu,
sinh hoạt đến giao thông đi lại, đã tạo nên khoảng cách quá lớn về giàu nghèo, về điều
kiện sống giữa người dân nông thôn (đặc biệt là nông thôn vùng sâu, vùng xa) với
người dân thành phố.
Trước những tồn tại đó Đảng và nhà nước đã chủ trương điều chỉnh chiến lược
phát triển kinh tế, dành nguồn tài lực, vật lực tương xứng cho phát triển kinh tế nông
thôn, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân nông thôn.
Từ nghị quyết số 26-NQ/T.Ư về “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn” gọi tắt là
“Tam nông” do Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành ngày 5/8/2008.
đến Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009, ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây
dựng xã “Nông thôn mới” bao gồm 19 tiêu chí. Và ngay sau đó Bộ NN-PTNT đã ban
hành thông tư Số: 07/2010/TT – BNNPTNT ngày 8/2/2010, trong đó hướng dẫn cụ
thể quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về
NTM; Tiếp đó, ngày 4/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 800/QĐTTg phê duyệt “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới” giai
đoạn 2010 – 2020. Trong đó chỉ rõ mục tiêu của chương trình là “Xây dựng NTM có
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn
phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được
giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao;
theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Kết quả là đã có nhiều cơ quan, viện khoa học và các trường đại học đã tham gia
đóng góp các nghiên cứu phục vụ xây dựng NTM và bước đầu thu được những kết quả
khả quan có thể kế thừa và phát triển trong quá trình thực hiện đề tài này.
1.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHÍNH
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hạ tầng cơ sở thủy lợi và nước sinh
hoạt nông thôn cấp xã vùng DHNTB, hướng tiếp cận của đề tài sẽ là:
 Tiếp cận hệ thống từ tổng thể đến chi tiết :

 Cách tiếp cận toàn diện: Xem xét đầy đủ các vấn đề phát triển khi nghiên cứu đề tài,
bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, cảnh quan sinh thái vùng nông thôn.
 Cách tiếp cận tổng hợp: khi đánh giá các phương án phát triển kinh tế nông thôn sẽ
theo tiêu chí lợi ích tổng hợp, hài hoà, yếu tố chủ đạo là hiệu quả cao, ổn định.
 Cách tiếp cận nguyên lý phát triển bền vững: Các kịch bản phát triển kinh tế nông
thôn, xây dựng NTM cấp xã theo vùng sinh thái phải mang tính bền vững.
 Tiếp cận, kế thừa các công trình nghiên cứu và thành quả đã có liên quan đến đề tài
(đất, nước, môi trường, kỹ thuật, công nghệ), nhất là các nghiên cứu gần đây về vùng
DHNTB của các cơ quan như Viện KH Thủy lợi miền Nam, Viện Quy hoạch Thủy lợi
miền Nam, Phân viện QH và TK Nông nghiệp, Viện Địa lý, Viện QH Thủy sản, Viện
Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam...vv.
Sử dụng các phần mềm có bản quyền, thiết bị và công nghệ hiện đại trong nghiên cứu
(các bộ mô hình tính toán có uy tín trên thế giới), các công cụ thông tin địa lý.
3


1.4. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Mục tiêu chung:
Đề xuất được các giải pháp khoa học và công nghệ về cơ sở hạ tầng thủy lợi và
nước sinh hoạt phục vụ các mô hình phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông
thôn mới cấp xã phù hợp với vùng duyên hải Nam Trung bộ.
1.4.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được thực trạng sử dụng và quản lý khai thác nguồn nước theo tiêu
chí NTM trên vùng DHNTB;
- Đề xuất được các giải pháp khoa học, công nghệ về cơ sở hạ tầng thủy lợi và
nước sinh hoạt phục vụ cụ thể các ngành kinh tế nông thôn DHNTB;
- Hoàn thành hồ sơ kỹ thuật 03 mô hình cơ sở hạ tầng thủy lợi và cấp nước sinh
hoạt nông thôn cấp xã.
1.5. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Vật liệu nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hạ tầng cơ sở thủy
lợi nội đồng cấp xã và Nước sinh hoạt nông thôn trên vùng đất Duyên hải Nam
trung bộ gồm 7 tỉnh và một thành phố: TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Tập trung nghiên cứu về hạ tầng cơ sở thủy lợi nội đồng cấp xã và hệ thống nước
sinh hoạt nông thôn, thực trạng, tồn tại của đối tượng nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp Khoa học và Công nghệ về hạ tầng cơ sở thủy lợi, nước sinh hoạt nhằm khắc
phục các tồn tại, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn
mới cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Địa điểm và phạm vi nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu là vùng DHNTB gồm
7 tỉnh và 1 TP như trên đây, tuy nhiên đề tài tập trung điều tra khảo sát thực địa và
nghiên cứu cho 3 tỉnh đại diện là Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận (chỉ đạo của
hội đồng khoa học Bộ NN-PTNT); Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ khu vực nông thôn
của các tỉnh duyên hải nam trung bộ (DHNTB) trong đó ưu tiên tập trung cho 3 tỉnh
đại diện như trên đây; Đối tượng nghiên cứu tập trung vào hệ thống hạ tầng cơ sở thủy
lợi nội đồng cấp xã và hệ thống nước sinh hoạt nông thôn.
- Thời gian nghiên cứu: Tổng thời gian hoạt động của đề tài là 30 tháng; Từ
tháng 7-2013 đến tháng 12-2015.
1.5.2. Nội dung nghiên cứu:
Căn cứ đề cương được phê duyệt đề tài thực hiện các nội dung như sau:
Nội dung 1: Tổng quan về hạ tầng cơ sở thủy lợi và nước sinh hoạt phục vụ phát triển
kinh tế nông thôn mới cấp xã vùng DHNTB.
Nội dung 2: Đánh giá thực trạng hạ tầng cơ sở thủy lợi (HTCSTL), nước sinh hoạt
(NSH) cấp xã theo tiêu chí nông thôn mới vùng DHNTB.
4


Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp KH & CN về HTCSTL và NSH phục vụ phát triển
kinh tế nông thôn và xây dựng NTM cấp xã phù hợp với vùng DHNTB.
Nội dung 4 : Thiết lập 3 hồ sơ kỹ thuật mô hình HTCSTL, NSH quy mô cấp xã cho 3

xã đại diện 3 tiểu vùng sinh thái của DHNTB gồm xã đại diện vùng núi,
trung du; xã đại diện vùng đồng bằng; xã đại diện vùng ven biển.
1.5.3. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài bao gồm:
 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập tổng hợp tài liệu:
 Phương pháp xử lý số liệu
 Phương pháp mô hình mô phỏng (mô hình toán, thống kê, dự báo):
 Phương pháp chuyên gia và hội thảo:
 Phương pháp phân tích, tổng hợp: Để phân tích, đánh giá các phương án.
 Phương pháp đánh giá tác động môi trường:
 Phương pháp tương tự:
1.6. SẢN PHẨM CHÍNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.6.1. Sản phẩm dạng II
[1] Báo cáo Tổng kết Khoa học và Kỹ thuật đề tài.
[2] Báo cáo Tổng kết đề tài (bản tóm tắt).
[3] Báo cáo: Đánh giá thực trạng sử dụng, quản lý và khai thác nguồn nước
theo tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn vùng DHNTB.
[4] Báo cáo: Các giải pháp khoa học và công nghệ về cơ sở hạ tầng thuỷ lợi và
nước sinh hoạt phục vụ xây dựng NTM cấp xã phù hợp với vùng DHNTB.
Báo cáo Hồ sơ kỹ thuật: Sơ đồ quy hoạch, thiết kế các hệ thống HTCSTL, NSH
cấp xã cho 3 mô hình vùng nghiên cứu và được địa phương chấp thuận.
[5] + Hồ sơ kỹ thuật cho xã vùng núi gồm : Báo cáo đầu tư, Bản vẽ công trình
và dự toán tổng mức đầu tư hệ thống HTCSTL, NSH cấp xã.
[6] + Hồ sơ kỹ thuật cho xã vùng đồng bằng gồm: Báo cáo đầu tư, Bản vẽ công
trình và dự toán tổng mức đầu tư hệ thống HTCSTL, NSH cấp xã.
[7] + Hồ sơ kỹ thuật cho xã vùng ven biển gồm: Báo cáo đầu tư, Bản vẽ công
trình và dự toán tổng mức đầu tư hệ thống HTCSTL, NSH cấp xã.
1.6.2. Sản phẩm dạng III
Đề tài đã hoàn thành công bố 4 bài báo khoa học về những vấn đề khoa học công nghệ
được đúc kết từ kết quả nghiên cứu của đề tài.

1.6.3. Cung cấp dữ liệu và hướng dẫn, đào tạo một tiến sĩ.
1.6.4. Hướng dẫn 2 sinh viên Thụy Điển hoàn thành luận văn về vùng khô hạn:
1.6.5. Kinh phí thực hiện đề tài:
- Tổng kinh phí thực hiện đề tài được duyệt:
3500 triệu đồng.
5


- Trong đó chi
+ Trả công lao động (khoa học, phổ thông): 2507 triệu đồng
+ Nguyên, vật liệu, năng lượng:
50 triệu đồng
+ Chi khác:
943 triệu đồng.
Đề tài đã thực hiện chi tiêu theo đúng nội dung phê duyệt và quyết toán.
1.7. BÁO CÁO KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Đề tài khoa học công nghệ “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp Khoa học và
Công nghệ về hạ tầng cơ sở thủy lợi và nước sinh hoạt phục vụ phát triển kinh tế
nông thôn và xây dựng nông thôn mới cấp xã vùng duyên hải Nam Trung bộ” thuộc
chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2011-2015” mã số 09-NTM do Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt nam chủ trì và Viện
Khoa học Thủy lợi Miền Nam thực hiện, Chủ nhiệm đề tài : GSTS Lê Sâm.
Đề tài được triển khai thực hiện từ tháng 7-2013 theo tinh thần “Hợp đồng
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ” số 09/2013/HĐ-VPCT ký ngày
12/7/2013 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chủ nhiệm CT KHCN phục vụ xây dựng
NTM giai đoạn 2011-2015 và Viện trưởng Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam.
Thời gian thực hiện đề tài : 2,5 năm (30 tháng; Từ tháng 7/2013 đến 12/2015).
Các bước triển khai chính:
- Đề tài đã thực hiện 12 chuyến khảo sát, thu thập dữ liệu thực địa, phỏng vấn
cộng đồng, chụp ảnh và ghi hình trên toàn vùng DHNTB nói chung, trong đó ưu tiên

cho 3 tỉnh đại diện là Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Lập các nhóm chuyên trách về từng loại công trình nhằm đi sâu phân tích
đánh giá những tồn tại về hạ tầng cơ sở thủy lợi nội đồng và nước sinh hoạt theo các
tiêu chí phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới vùng DHNTB.
- Lập các nhóm chuyên gia theo các nội dung chi tiết đã được phê duyệt nhằm
tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ về hạ tầng cơ sở thủy
lợi, nước sinh hoạt nông thôn phù hợp, phục vụ tốt nhất quá trình phát triển kinh tế và
xây dựng nông thôn mới của DHNTB.
- Lập các nhóm chuyên trách nghiên cứu thiết lập hồ sơ nâng cấp, hoàn thiện hệ
thống HTCSTL, NSH nông thôn cho 3 xã đại diện các tiểu vùng nghiên cứu là tiểu
vùng núi-trung du, tiểu vùng đồng bằng và tiểu vùng ven biển của DHNTB.
- Tổ chức 3 cuộc hội thảo với địa phương đại diện cho 3 vùng nghiên cứu nhằm
trình bày kết quả của đề tài, xin ý kiến đóng góp và hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật theo
đúng yêu cầu xây dựng và phát triển của địa phương; Bảo đảm tính khoa học và khả
thi cao cho hồ sơ thiết kế quy hoạch do đề tài thiết lập. Sản phẩm đã được địa phương
hoan nghênh và tiếp nhận để triển khai thực hiện khi có kinh phí (Biên bản xác nhận).
Đề tài đã hoàn thành 7 sản phẩm khoa học như hợp đồng đã ký kết; Công bố 4
bài báo khoa học trên các tạp chí KHCN Thủy lợi, tạp chí Nông nghiệp và PTNT (Bộ
NN-PTNT), tạp chí Khoa học và Công nghệ của Bộ KH & CN; Cung cấp dữ liệu để
đào tạo 1 tiến sĩ, hướng dẫn hai sinh viên của trường Đại học Hoàng Gia Thụy Điển
hoàn thành luận văn, đã được công nhận tốt nghiệp (chi tiết cụ thể như mục 6 trên
đây).

6


Đề tài đã hoàn thành chuyến tham quan thực tập tại Hàn Quốc và thu được
nhiều kết quả tốt đẹp cho báo cáo tổng kết và ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam.

7



2. NỘI DUNG BÁO CÁO SẢN PHẨM 2
GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VỀ HẠ TẦNG
CƠ SỞ THỦY LỢI, NƯỚC SINH HOẠT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển cho thấy coi trọng khoa học và công
nghệ trong quá trình phát triển sẽ mang lại hiệu quả lớn cho kinh tế, xã hội và môi
trường; Sản phẩm 2 sẽ tập trung đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ liên
quan đến hạ tầng cơ sở thủy lợi (HTCSTL) nội đồng và nước sinh hoạt (NSH) nông
thôn nhằm tạo sự phục vụ tốt nhất của hệ thống HTCSTL, NSH nông thôn cho mục
tiêu phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng NTM vùng DHNTB; Các giải pháp khoa
học và công nghệ được phân thành các nhóm như sau:
- Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện , nâng cấp hệ thống HTCSTL, NSH nông
thôn (Hoàn thiện quy hoạch, nâng cao chất lượng, tăng tốc độ xây dựng…).
- Nhóm giải pháp HTCSTL, NSH phục vụ các mô hình canh tác hiệu quả, sử
dụng hợp lý tài nguyên nước, đất và bảo vệ môi trường nông thôn.
- Nhóm giải pháp nhằm quản lý, khai thác hiệu quả, bền vững hệ thống
HTCSTL, NSH cho vùng DHNTB (Phi công trình).
Sau đây trình bày chi tiết nội dung sản phẩm 2.
2.2. CÁC CĂN CỨ ĐỀ XUẤT
Vùng nông thôn thuộc DHNTB được xác định là vùng có nhiều khó khăn trong
sản xuất và phát triển kinh tế, do đó nhiệm vụ đề xuất các giải pháp khoa học và công
nghệ về hạ tầng cơ sở thủy lợi, nước sinh hoạt để phục vụ phát triển kinh tế nông thôn
và xây dựng nông thôn mới (NTM) thành công nơi đây cũng được coi là cần thiết, cấp
bách và quan trọng hiện nay; Vậy chúng ta dựa trên những căn cứ, cơ sở nào để Đề
xuất các giải pháp phù hợp, phục vụ tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn và
xây dựng NTM vùng DHNTB? Các chuyên mục tiếp theo sau đây sẽ lần lượt làm rõ

câu hỏi này cũng như các giải pháp khoa học công nghệ thuộc chương 3.
2.2.1. Nhu cầu phát triển bền vững nông thôn vùng DHNTB
Do tập trung cho phát triển công nghiệp và đô thị, trong một khoảng thời gian dài
vùng nông thôn rộng lớn với hơn 70% dân số cả nước ít được đầu tư, phát triển. Hậu
quả là đời sống của phần lớn nông dân các vùng nông thôn còn nhiều thiếu thốn, từ
lương thực đến thuốc men, từ nhà ở đến trường học, trạm y tế, từ nguồn nước cho tưới
tiêu, sinh hoạt đến giao thông đi lại, đã tạo khoảng cách quá lớn về giàu nghèo, về điều
kiện sống giữa nông thôn (đặc biệt là vùng sâu, vùng xa) với thành thị.
Trước những tồn tại đó Đảng và nhà nước đã chủ trương điều chỉnh chiến lược
phát triển kinh tế, dành nguồn tài lực, vật lực tương xứng cho phát triển kinh tế nông
thôn, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân nông thôn.
Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư về “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn” gọi tắt là
8


“Tam nông” do Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành ngày 5/8/2008.
Nghị quyết 26 chỉ rõ mục tiêu của chính sách “Tam nông” là Không ngừng nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; Nông dân được đào tạo có trình độ
sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị,
đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện
theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu
quả và khả năng cạnh tranh cao; Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh
thái được bảo vệ; Đời sống dân chủ, an ninh.
Tiếp đó Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg, ban hành Bộ
tiêu chí quốc gia về xây dựng xã “Nông thôn mới” bao gồm 19 tiêu chí. Hướng tới
mục tiêu phát triển nông thôn như NQ 26 đã nêu; Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã
ban hành nhiều văn bản làm rõ các nhiệm vụ cụ thể của chương trình và khảng định
tầm quan trọng của việc tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng

NTM cho cả nước nói chung và cho vùng DHNTB nói riêng.
Bên cạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nông dân, không coi
nhẹ vấn đề cải thiện và bảo vệ môi trường nông thôn, thông qua xây dựng hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật nói chung và công trình HTCSTL nói riêng phải góp phần
tôn tạo cảnh quan sinh thái, tiến tới hình thành các khu vui chơi nghỉ dưỡng ngay trên
các vùng nông thôn để nâng cao chất lượng sống cho người nông dân.
Không chỉ về nguồn lực vật tư, tài chính mà còn yêu cầu cả những đóng góp
quan trọng của khoa học và công nghệ, nhằm hướng tới tăng năng suất, giảm giá
thành, giảm lao động trên đồng ruộng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón,
thiết bị máy móc cho cơ giới hóa các quá trình canh tác, thu hoạch và chế biến, tất cả
nhằm đến mục tiêu nâng cao thu nhập, tạo sản phẩm mang tính hàng hóa cao, có sức
cạnh tranh mạnh trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.
Tất cả những yêu cầu trên đây chỉ có thể thực hiện hiệu quả trên nền tảng hệ
thống đồng ruộng được xây dựng hợp lý, một hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện,
trong đó có hệ thống hạ tầng cơ sở thủy lợi được xây dựng bài bản, kết hợp chặt chẽ
với giao thông nội đồng, chủ động cấp thoát nước và vận chuyển thuận lợi trong suốt
quá trình canh tác, gieo trồng cũng như thu hoạch sản phẩm. Chính vì vậy nhiệm vụ đề
xuất các giải pháp khoa học và công nghệ về HTCSTL và NSH phục vụ phát triển
kinh tế nông thôn và xây dựng NTM cho vùng DHNTB nói riêng và cả nước nói
chung là một nhu cầu tất yếu của phát triển bền vững và hiệu quả vùng nông thôn.
2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng NTM các quốc gia phát triển
Vấn đề chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị diễn ra ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới tuy mức độ có khác nhau; Tại các nước phát triển nhờ tiềm lực
kinh tế và khoa học công nghệ nên việc xóa bỏ sự khác biệt này diễn ra nhanh chóng
và hiệu quả hơn so với các nước đang phát triển; Có thể nhận thấy những kinh nghiệm
9


đó tại một số quốc gia gần gũi với chúng ta như sau:
- Tại Hàn Quốc Chính phủ đã chính thức phát động phong trào “Làng mới” và

được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ
tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành: cứng hóa hàng chục ngàn km đường làng,
ngõ xóm; Kiên cố hóa hàng ngàn km kênh tưới tiêu, đê, kè, xây dựng hàng chục ngàn
hồ chứa nước, điện khí hoá 98% số hộ nông thôn đi kèm theo là hệ thống cung cấp
nước sạch cho người nông dân vùng nông thôn dưới nhiều hình thức với tinh thần nhà
nước và nhân dân cùng làm nhưng do người dân tự quản lý, khai thác, thu tiền và duy
tu sửa chữa hàng năm... Năm 1979, Hàn Quốc có 98% làng tự chủ về kinh tế. Có thể
thấy bài học quý báu là chính phủ Hàn Quốc đã xác định được hạ tầng cơ sở nông thôn
là nền tảng và KH-CN là then chốt trong phát triển kinh tế nông thôn.
- Tại Nhật bản chính phủ đã thực thi nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân tạo điều
kiện để các vùng nông thôn hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở, thiết lập hệ thống giao
thông nội đồng kết hợp hài hòa với hệ thống tưới tiêu nước đảm bảo chủ động cấp
nước; Đảm bảo cơ giới hoá gần 100% công việc đồng áng; Kết quả là người nông dân
Nhật đạt hiệu suất lao động rất cao, số lao động dư thừa trong nông nghiệp được
phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” tạo việc làm với mục tiêu phát triển nông thôn
tương xứng với sự phát triển chung của cả nước, hầu hết người dân vùng nông thôn
đều được sử dụng nước sạch dưới nhiều hình thức dịch vụ cung cấp nước qua hệ thống
sử lý và đồng hồ đo đếm. Qua 30 năm hình thành và phát triển, phong trào “Mỗi làng
một sản phẩm” đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ.
- Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn
chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Thái Lan đã áp dụng nhiều chính sách nhằm hỗ trợ
nông dân, nổi bật là chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý hệ thống hạ tầng cơ
sở nông thôn và xác định ưu tiên xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ nông
nghiệp kết hợp cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt cho người dân nông thôn. Kết
quả là Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc,
góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông
nghiệp đồng thời tạo nguồn cho việc xây dựng các hệ thống cung cấp nước sạch
nôn thôn.
- Hoa Kỳ là nước có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
Cùng với việc cơ giới hóa cao, hạ tầng cơ sở trên đồng ruộng hoàn chỉnh đã góp phần

vào thành công của ngành nông nghiệp Mỹ. Lấy khoa học và công nghệ làm mũi nhọn
ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông nghiệp”. Kết
quả là đời sống, thu nhập của nông dân Mỹ ngày một cao. Số lao động nông nghiệp
giảm rất mạnh từ 12,5 triệu người năm 1930 xuống còn 1,2 triệu người vào cuối thập
niên 90 của thế kỷ trước - dù cho dân số của Mỹ tăng hơn gấp đôi.
- Trung Quốc là quốc gia láng giềng mà nông thôn, nông dân có nhiều tương
đồng với nước ta cũng đã xây dựng nhiều chính sách thúc đẩy việc xây dựng nông
thôn mới, nâng cao thu nhập và mức sống của người nông dân bằng các văn kiện về
nông nghiệp và nông thôn đã chỉ rõ : Xây dựng các hệ thống cung cấp nước cho nông
10


nghiệp, nước sạch cho đời sống, cung cấp năng lượng sạch và xây dựng đường nông
thôn, xây dựng hệ thống hỗ trợ nông thôn như trợ cấp cho sản xuất lương thực, cải
tiến sản xuất nông nghiệp, đào tạo nông dân về kiến thức và tay nghề, xây dựng trạm
y tế ở mỗi làng, bảo hiểm nông nghiệp....
Từ những thành công của các nước trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng
nông thôn mới, chúng ta rút ra một số bài học sau:
-

Thứ nhất, lấy khoa học - công nghệ làm mũi nhọn đột phá vào các khâu sản
xuất nông nghiệp, coi trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản
xuất, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

-

Thứ hai, xác định xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở nông thôn (điện,
nước, giao thông, trường học, bệnh viện, chợ búa..) là nền tảng quan trọng
trong việc phát triển kinh tế, nâng cao mức sống khu vực nông thôn.


-

Thứ ba, xác định nông dân là đối tượng, là chủ thể chính của quá trình phát
triển kinh tế, xã hội ở nông thôn, người nông dân đóng vai trò chủ đạo trong
quy hoạch, thiết kế đến thi công vận hành hệ thống hạ tầng cơ sở, bảo vệ môi
trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên .

-

Thứ tư, nhà nước hỗ trợ nông dân những gì thiết yếu như khoa học, công nghệ,
tư vấn, vật tư cho các công việc cụ thể.

-

Thứ năm, vận động tuyên truyền, khơi dậy cho nông dân tính tự giác, tự chủ,
lòng thiết tha mong muốn quê hương văn minh, giàu đẹp, cuộc sống thanh
bình, an ninh và dân chủ, chính họ tự đứng lên thực hiện các công việc có ích
cho chính mình và quê hương mình, có như vậy mới đảm bảo xây dựng, phát
triển NTM thành công.

Những kinh nghiệm quý báu này có thể giúp ích cho công cuộc xây dựng NTM
của Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc thù về địa lý, tập quán canh tác, con người...nên việc
học tập, ứng dụng cần có chọn lựa, cải tiến thích hợp với từng vùng của đất nước.
2.2.3. Các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về thiết bị và vật liệu mới
Nhân loại đang thừa hưởng những thành tựu vĩ đại do khoa học và công nghệ
mang lại, một trong số đó chính là các tiến bộ về vật liệu mới sử dụng trong xây dựng
hạ tầng kỹ thuật nói chung và HTCSTL nói riêng, trong đề tài này giới hạn giới thiệu
về những tiến bộ kỹ thuật về vật liệu và kết cấu phục vụ cho việc xây dựng HTCSTL
nội đồng có giá thành thấp, bền vững và thân thiện với môi trường.
Không chỉ mang tính kinh tế, kỹ thuật cao mà vật liệu mới còn có tính thân thiện

với môi trường, một ưu điểm vượt trội của vật liệu mới mà nhân loại đang hướng tới.
Trong khuôn khổ của đề tài, báo cáo hướng đến các loại vật liệu và vật liệu mới
được sử dụng trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật thủy lợi nội đồng cho vùng DHNTB.
Như chúng ta đã biết, hệ thống HTCSTL nội đồng nói chung bao gồm những loại
công trình chính như sau:
-

Hệ thống kênh dẫn phục vụ cấp nước, tiêu thoát nước cho vùng canh tác.
11


-

Hệ thống cống làm nhiệm vụ điều tiết, kiểm soát nguồn nước (cấp, thoát) cho
sản xuất và nuôi trồng thủy sản ngọt, lợ.

-

Hệ thống trạm bơm cấp hoặc tiêu thoát nước cho vùng canh tác trong điều kiện
không thể lợi dụng tự chảy để cấp thoát nước.

-

Hệ thống bờ bao, đường giao thông và cầu nội đồng trong vùng sản xuất và
nuôi trồng thủy sản mặn, ngọt.

Đối với hệ thống kênh dẫn có thể ứng dụng các loại vật liệu bảo vệ bờ, chống sạt
lở, ứng dụng các loại kênh bê tông đúc sẵn và ứng dụng các loại kênh bằng chất dẻo
chế tạo sẵn theo từng loại quy mô; Sử dụng các loại vật liệu không nung cho bảo vệ bờ
kênh, hạ lưu cống lấy nước.

Đối với hệ thống cống, cầu nội đồng và trạm bơm chúng ta có thể ứng dụng các
loại bê tông chống ăn mòn, bảo vệ bê tông, cốt thép, sử dụng vải địa kỹ thuật chống
xói lở, làm móng nhằm tăng ổn định, giảm chi phí, xây dựng các hồ, ao chứa trữ nước.
Đối với hệ thống bờ bao, đường giao thông có thể ứng dụng vật liệu tại chỗ, vật
liệu không nung, bê tông xanh. Một số vật liệu có thể ứng dụng như sau.
2.2.3.1. Ứng dụng vật liệu trong xây dựng hồ, ao chứa, trữ nước
Để đảm bảo an toàn về môi trường nước, ao chứa trữ nước được cách ly với đất
bằng một lớp vải địa kỹ thuật có tính năng chống thấm nước và độ bền cao kể cả trong
nước cũng như trên khô. Việc ứng dụng vải địa kỹ thuật là một giải pháp kinh tế và
mang lại hiệu quả cao cho việc bảo vệ môi trường ao chứa trữ nước.
Ứng dụng vải địa kỹ thuật cũng giúp cho việc thau rửa ao cũng trở nên dễ dàng và
đơn giản hơn; Thêm vào đó, khi bờ ao được che kín bởi lớp vải địa kỹ thuật thì khả năng
chống xói và sạt lở bờ cũng được tăng cao hơn nhiều;

Hình 3.1: Ứng dụng vải địa kỹ thuật xây dựng ao tạo nguồn nước
Ứng dụng cốt polyme kết hợp sợi thủy tinh thay thế cốt thép trong xây dựng cống
nội đồng cho vùng canh tác có thể bị phèn, mặn xâm lấn; Bảo vệ được cốt thép là điều
cực ký quan trong trong viêc bảo vệ công trình nội đồng thuộc về bê tông;
Giải pháp thay thế cốt thép bằng cốt Polyme kết hợp sợi thủy tinh là hướng ứng
dụng rất thực tế và đúng đắn cho công trình nội đồng; Cốt Polyme kết hợp sợi thủy
tinh theo kết quả thử nghiệm của nhà chế tạo thì độ bền có thể gấp 2-3 lần so với thép,
và quan trọng hơn loại cốt này không bị ăn mòn bởi mặn, phèn. Cốt sợi thủy tinh
12


Polyme là loại vật liệu mới có nhiều ưu điểm về cường độ, trọng lượng nhẹ, khả năng
chịu ăn mòn tốt, khi được sử dụng thay thế cốt thép có thể tiết kiệm đáng kể chi phí
xây dựng.

Hình 3.2: Thanh cốt polyme sợi thủy tinh và thi công đường ứng dụng cốt polyme

Sơn phủ sắt thép chống ăn mòn thép cho việc xây dựng cống nội đồng trong
nước phèn hoặc mặn; Đây không phải là vật liệu đặc biệt và mới mà chỉ là kết cấu
khác với sơn phủ thông thường là mức độ bám và độ giãn nở nhiệt phải đảm bảo
tương đương với thép làm cốt của bê tông làm cống lấy nước cho vùng canh tác phèn
hoặc vùng nuôi tôm mặn lợ ven biển DHNTB; Hiện có nhiều hãng sản xuất với nhiều
tính năng vượt trội tùy theo mỗi ứng dụng của công trình nhưng nhìn chung rất phù
hợp cho công trình bê tông trong vùng nước phèn, mặn.
Ứng dụng chất ức chế ăn mòn cốt thép: Các nghiên cứu trên thế giới đều khẳng
định, việc sử dụng chất ức chế ăn mòn cốt thép Canxi Nitơrit (CN) là một trong số các
biện pháp bảo vệ hỗ trợ hiệu quả cao có thể đảm bảo tuổi thọ thiết kế công trình BTCT
[1,4,6]. Tuy nhiên, hiệu quả của chất ăn mòn cốt thép CN phụ thuộc vào độ ổn định
theo thời gian của nó trong bê tông.
Ứng dụng phụ gia bê tông siêu dẻo thế hệ 2, 3: Vật liệu này có tính chất giúp cho
bê tông tự lèn làm tăng khả năng lấp kín trong khuôn đúc giúp công trình chắc hơn
cũng sẽ làm tăng tuổi thọ cống và các loại công trình bê tông cho hệ thống hạ tầng kỹ
thuật thủy lợi nội đồng khác.
Công nghệ NEOWEB trong xây dựng công trình thủy lợi như: Gia cố hệ thống
kênh mương cấp thoát nước; Bảo vệ đê, kè sông, mái đập; Thiết kế hồ chứa nước; Bảo
vệ taluy, mái dốc chống sạt lở; Gia cố nền đường... Cũng theo tạp chí trên (Tạp chí
khoa học vật liệu xây dựng mới tháng 8/2012) thì loại vật liệu này kết hợp chặt chẽ với
các loại vải địa kỹ thuật thì sẽ mang lại nhiều lợi ích trong thi công và xây dựng hạ
tầng kỹ thuật thủy lợi và bảo vệ bờ nói chung.
2.2.3.2. Bê tông xanh gia cố mặt bờ, đường nội đồng
Ứng dụng công nghệ bê tông xanh: Các nhà khoa học đã nghiên cứu tạo ra một
loại bê tông mới thay thế cho bê tông thông thường sử dụng xi măng Portland: Bê tông
polyme hay gọi là bê tông xanh.
Loại bê tông polyme tổng hợp này sử dụng chất kết dính tận dụng từ “tro bay”
13



(phế thải mịn thu được từ việc đốt cháy than cám ở các nhà máy nhiệt điện, thành phần
chủ yếu là các oxit của silic, nhôm, sắt, can xi, magie và lưu huỳnh. Ngoài ra còn có
một lượng than chưa cháy, không vượt quá 6% khối lượng tro bay) – một phụ phẩm
công nghiệp vô cùng dồi dào – làm một chất thay thế cho xi măng Portland. Bê tông
polyme có rất nhiều ưu điểm so với bê tông thông thường.
2.2.3.3. Túi địa kỹ thuật tôn tạo, nâng cấp và bảo trì mặt đường, bờ kênh nội đồng
Tại một số vị trí của tuyến bờ kết hợp đường có độ mềm yếu, sụt lún, không
thoát nước tốt cần phải sử dụng các túi địa kỹ thuật để cải tạo mặt đường, bờ, phương
pháp và các bước thi công như đã mô tả trong cẩm nang giới thiệu sản phẩm. Khi gia
cố bằng túi địa kỹ thuật thì túi sẽ hoạt động như hệ thống thoát nước ngầm dưới mặt
đường, tăng độ ổn định cho mặt đường, đảm bảo không gây sụt lún, đọng nước bề mặt
đường, bờ.
Túi địa kỹ thuật được đặt trong các khuôn đào hạ nền mặt đường cũ nhằm tạo
nên lớp nền đường bằng túi địa kỹ thuật chứa vật liệu tại chỗ bền vững. Để tăng độ ổn
định cho mặt đường, sử dụng vật liệu có sẵn như đá dăm, sỏi… để bao phủ bề mặt bờ
có kết hợp làm đường giao thông nội đồng.
2.2.3.4. Vật liệu mới (Carboncor Asphalt) xây dựng, tôn tạo, nâng cấp các tuyến bờ
kênh kết hợp giao thông nội đồng, đường nông thôn vùng DHNTB
Nhìn chung đây là loại vật liệu có thể dùng để làm mặt đường giao thông nông
thôn nói chung cho cả 3 vùng sinh thái của DHNTB, hoàn toàn có thể xã hội hóa cao
quá trình xây dựng, nâng cấp các tuyến bờ kênh kết hợp thành tuyến giao thông nội
đồng cho vùng canh tác.
Đây là loại vật liệu kết dính khi có nước (dung môi), trong điều kiện ẩm ướt
vẫn thi công được, có thể thi công mặt đường kể cả khi trời mưa nhỏ và có thể thông
xe ngay, vì vậy rất phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta. Ngoài ra các công nghệ
mới như bê tông vỏ mỏng đúc sẵn, thiết kế định hình và đúc sẵn các loại cống nội
đồng và thi công theo phương pháp lắp ghép, cho phép chúng ta tăng đáng kể năng
suất và rút ngắn thời gian xây dựng đồng ruộng một cách đáng kể; Như vậy Tiến bộ
khoa học công nghệ sẽ là một cơ sở quan trọng để thúc đẩy các giải pháp nâng cấp,
hoàn thiện hạ tầng cơ sở thủy lợi nội đồng cho DHNTB.

2.2.4. Các thách thức từ thiên tai và biến đổi khí hậu
Trong thời gian qua, chúng ta đã và đang dần dần cảm nhận rõ hơn sự biến đổi
điều kiện tự nhiên thông qua các diễn biến khôn lường, các trận động đất, hạn hán,
mưa bão, sóng thần, mực nước biển dâng cao…đang ngày ngày uy hiếp cuộc sống của
con người. Biến đổi khí hậu có thể dẫn đến 5 nguy cơ lớn: Giảm năng suất nông
nghiệp; gia tăng tình trạng thiếu nước; thời tiết cực đoan gia tăng; các hệ sinh thái tan
vỡ và bệnh tật gia tăng. Đó là chưa kể đến việc diện tích rừng ngập mặn cũng bị tác
động mạnh, phân bố rừng nguyên sinh, thứ sinh có thể dịch chuyển. Nguy cơ tuyệt
chủng các loài động thực vật gia tăng. Nguy cơ cháy rừng, phát tán dịch bệnh ngày
càng dễ xảy ra. Nguồn thủy, hải sản bị suy thoái, tiêu hao và phân tán.
14


Về xã hội, trong khi điều kiện vật chất được cải thiện đáng kể, thì bên cạnh đó lại
nảy sinh các vấn đề về ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm…và
người nghèo là lực lượng phải gánh chịu hậu quả của sự bùng nổ các bất lợi này. Nhìn
chung, cuộc sống mới chỉ thực sự được cải thiện ở một bộ phận nhỏ dân cư, và diễn ra
ở một vài nơi nào đó trên thế giới. Việt Nam nói chung và duyên hải nam trung bộ nói
riêng cũng không nằm ngoại lệ đó.
Việt Nam ta có trên 3000 km bờ biển, được coi là quốc gia có mức độ dễ bị tổn
thương cao hơn trước sự biến đổi khí hậu. Điển hình như các huyện ven biển tỉnh
Nghệ An thời gian gần đây đang bị nước biển xâm lấn đến mức báo động. Nhiều xã
nằm cách bờ biển từ 5 đến 10 km, nhưng đã và đang bị nước mặn tấn công.
Theo bản báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của UNDP, nếu nhiệt độ
trên trái đất tăng thêm 20C, thì 22 triệu người ở Việt Nam sẽ mất nhà và 45% diện tích
đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của Việt Nam sẽ
ngập chìm trong nước, các vùng ven biển của DHNTB cũng bị tác động không nhỏ.
Với địa hình thấp, nằm kề với biển vì thế vùng ven biển, vùng DHNTB được
đánh giá là một trong những khu vực chịu tác động hết sức nhậy cảm với những biến
đổi khí hậu và nước biển dâng:

+ Mực nước biển dâng đe dọa trực tiếp đến sự xâm nhập ngày càng sâu của nước
mặn, làm cho tình trạng khan hiếm nguồn nước ngọt ( nước mặt, nước ngầm) của cả
nước nói chung và duyên hải nam trung bộ nói riêng trở nên trầm trọng hơn.
+ Biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi hệ sinh thái, phá vỡ cơ sở hạ tầng và đe dọa
trực tiếp đến tính mạng con người
Đối phó với những diễn biến của biến đổi khí hậu để bảo vệ thành quả phát triển
kinh tế xã hội và môi trường là nhiệm vụ hết sức cấp bách và quan trọng không những
ở các cơ quan Trung ương mà còn cả ở các địa phương.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã dự báo đưa ra 2 mức nước biển dâng 30 cm đến
năm 2050 và 75 cm đến năm 2100 và đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua. Đây là
số liệu làm cơ sở cho tính toán trường hợp nước biển dâng vùng ven biển DHNTB.
Như vậy có thể nói ngay từ bây giờ, chúng ta đã phải có những giải pháp cụ thể
để sẵn sàng thích ứng với những gì do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Đây chính là
lý do để chúng ta coi biến đổi khí hậu, nước biển dâng là cơ sở quan trọng và cần thiết
để tiến hành hoàn thiện hạ tầng cơ sở thủy lợi nội đồng hướng tới một nền sản xuất
chủ động và hiệu quả cho hiện tại cũng như tương lai.
2.2.5. Vai trò và tác động của HTCSTL, NSH đối với nông thôn DHNTB
2.2.5.1. Vai trò của HTCSTL đối với phát triển sản xuất ổn định, hiệu quả
Có thể nói HTCSTL quyết định yếu tố năng suất, sản lượng và chất lượng của
sản phẩm nông nghiệp; HTCSTL đảm bảo cho nền sản xuất ổn định vì rằng nó bảo
đảm nguồn nước cho cây trồng vật nuôi có năng suất cao, không mất mùa, và khả năng
cạnh tranh cao (do giá thành hạ khi năng suất cao); Trên các cánh đồng của Israel mùa
màng luôn được thu hoạch với năng suất cao, chất lượng sản phẩm tuyệt hảo vì rằng
15


trên đó có HTCSTL quá hoàn hảo, tất cả các khâu tưới, làm cỏ, bón phân và thu hoạch
đều được cơ giới hóa ở mức cao và hoàn toàn chủ động; Đó là minh chứng sinh động
cho vai trò của HTCSTL đối với nền sản xuất hiệu quả và ổn định.
2.2.5.2. Vai trò của HTCSTL đối với phát triển giao thông nông thôn

Đối với nông thôn Việt Nam nói chung và nông thôn vùng DHNTB nói riêng,
con kênh là một công trình gắn kết với đời sống người nông dân từ bao đời nay; Con
kênh dẫn nước tưới là vấn đề sống còn của cuộc sống của họ; Khi có điều kiện, hai bên
bờ con kênh được xây dựng, phát triển thành những con đường và do đó ngày nay
những con đường trong nội đồng luôn gắn với các con kênh, trong đó kênh có trước,
đường theo sau. Có thể nói không ngoa rằng HTCSTL và GTNĐ là hai chân để nông
thôn tiến lên xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt đẹp, văn minh và hạnh phúc.
2.2.5.3. Vai trò của HTCSTL đối với môi trường và tôn tạo cảnh quan sinh thái:
Nước không chỉ quan trọng đối với đời sống của con người thông qua ăn uống
trực tiếp và tưới cho cây trồng, mà quan trọng hơn nước còn giúp chúng ta có thể làm
cho cuộc sống xanh đẹp hơn, sạch hơn; Nói khác đi nước có thể làm cho môi trường
sống của chúng ta tốt đẹp hơn, đảm bảo các nhu cầu của chúng ta tốt hơn. Ngày nay
con người đã hiểu rõ hơn vai trò quan trọng của nước đối với cuộc sống của nhân loại
trong đó có vấn đề nước cho bảo vệ môi trường;.
Con người không chỉ cần ăn ngon, mặc đẹp, được học hành giải trí mà cao hơn,
con người cần phải được sống trong một môi trường sống xanh sạch và đẹp hơn; Nói
khác đi con người cũng cần một cảnh quan sinh thái, một môi trường sống hoàn hảo
hơn, tốt đẹp hơn; Cảnh quan sinh thái là hệ sinh thái rừng cây, hồ nước, chim thú hoạt
động với khung cảnh tự nhiên, hài hòa; Muốn có không gian đó, yếu tố đầu tiên chính
là các hồ nước sinh thái, hệ thống rừng cây hài hòa, nối liền nhau bằng những con
đường, cây cầu, con kênh xanh bên những hàng cây bóng mát, xen lẫn trong đó là các
khu dân cư được sắp xếp hợp lý hòa lẫn trong không gian yên bình với đầy đủ kết cấu
hạ tầng kỹ thuật bình dị, thuần phong mỹ tục phục vụ cuộc sống của người nông dân;
nền tảng của không gian đó chính là hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, trong đó HTCSTL
đóng vai trò chủ đạo, trung tâm, vừa tạo không khí trong lành tưới mát vừa làm nhiệm
vụ cấp nước cho cây cối, làm sạch môi trường, cho chăn nuôi thủy sản, cho vui chơi,
giải trí và điều hòa không khí cho tiểu vùng;
2.2.5.4. Vai trò của NSH đối với đời sống tinh thần, văn hóa trí thức:
Nước là cuộc sống của chúng ta, nước sinh hoạt mang đến cho chúng ta vật chất,
sức khỏe và nhờ đó tinh thần của chúng ta sảng khoái, Hệ thống NSH nông thôn cùng

với HTCSTL chính là những công trình cung cấp nước trong mọi hoạt động cá nhân
cũng như cộng đồng, trước hết là để ăn uống, sinh hoạt, sau nữa là phục vụ canh tác
cây trồng, tôn tạo cảnh quan môi trường, thay đổi tiểu khí hậu, nhằm làm cho cuộc
sống của chúng ta tốt đẹp hơn, vui tươi hơn, chất lượng hơn; Vậy nước đã làm tôn vẻ
đẹp của cuộc sống, tăng thêm vật chất, làm đa dạng đời sống tinh thần, nhận thức cho
người nông dân
16


Nhờ có hệ thống NSH nông thôn, người nông dân giảm bớt những lo toan trong
cuộc sống, có điều kiện thời gian tiếp xúc với nhiều thông tin, làm phong phú đời sống
nội tâm cũng như tham gia sinh hoạt cộng đồng; Hệ thồng NSH nông thôn đã mang cả
nền tảng của văn hóa và dân trí đến cho chúng ta; Một trong những tổng kết của cha
ông chúng ta vốn được gói gọn trong ngạn ngữ “Phú quý sinh lễ nghĩa” chỉ khi con
người có cuộc sống no ấm thì họ mới có điều kiện nghĩ đến lễ nghĩa, mới có điều kiện
mở mang trí thức, học hỏi và nâng cao trình độ hiểu biết của chính mình.
Nói cách khác nếu HTCSTL là nền tảng tăng năng suất cây trồng, tăng thêm thu
nhập, bảo đảm một mùa vụ tốt thì hệ thống NSH nông thôn cũng góp phần nâng cao
đời sống cả vật chất cũng như tinh thần cho người dân nông thôn; Đó chính là vai trò
của hệ thống NSH nông thôn đối với việc gián tiếp góp phần nâng cao dân trí và văn
hóa của người nông dân.
Tóm lại HTCSTL, NSH luôn luôn có một vị trí và vai trò mang tính quyết định
trong quá trình phát triển kinh tế bền vững và xây dựng NTM thành công cho nông
thôn DHNTB nói riêng và cả nước nói chung; vậy cần thiết phải có những giải pháp
nhằm góp phần hoàn thiện HTCSTL, NSH và đưa chúng vào phục vụ nhiều hơn nữa,
hiệu quả hơn nữa quá trình phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng thành công NTM
cho cả nước nói chung và DHNTB nói riêng
2.3. GIẢI PHÁP NÂNG CẤP, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG HTCSTL, NSH.
Hạ tầng cơ sở thủy lợi (HTCSTL), nước sinh hoạt (NSH) là hệ thống các công
trình thực hiện việc chủ động vận chuyển, kiểm soát và phân phối tài nguyên nước

phục vụ cho đời sống và các hoạt động kinh tế, xã hội của con người.
Tuy nhiên giới hạn nghiên cứu của đề tài là HTCSTL cấp xã, nước sinh hoạt
nông thôn phục vụ phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng NTM vùng DHNTB.
Hạ tầng cơ sở thủy lợi được đề cập ở đây gói gọn ở cấp xã thuộc vùng nông thôn
của DHNTB. Tương tự như vậy đối với nước sinh hoạt nông thôn.
Để nâng cấp, hoàn thiện và đẩy nhanh tốc độ xây dựng hệ thống HTCXSTL nội
đồng, NSH nông thôn, cần phải thực hiện các giải pháp như:
- Hoàn thiện quy hoạch hệ thống HTCSTL cấp xã, NSH trên toàn vùng DHNTB.
- Ứng dụng các loại vật liệu mới trong xây dựng duy tu sửa chữa HTCSTL,
NSH, chống thất thoát nguồn nước trên kênh dẫn.
- Ứng dụng công nghệ thiết kế định hình, đúc sẵn nâng cao chất lượng công trình
và đẩy nhanh tốc độ xây dựng HTCSTL nội đồng vùng DHNTB.
Sau đây trình bày các giải pháp cụ thể của nhóm giải pháp này.
2.3.1. Giải pháp bổ sung, hoàn thiện quy hoạch HTCSTL cấp xã vùng DHNTB
2.3.1.1. Giải pháp cho tiểu vùng núi - trung du
a.

Những tồn tại trên HTCSTL vùng núi, trung du

Thiếu đồng bộ trong một HTCSTL trên vùng núi là hình ảnh bình thường; Khu
vực từ kênh cấp 2 và vào ô ruộng chủ yếu là chảy tự do. Đường giao thông trong nội
17


×