Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.57 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

NGUYỄN THANH BẢO TÂM

CHẾ ĐỘ THAI SẢN
TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TRANE VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

NGUYỄN THANH BẢO TÂM

CHẾ ĐỘ THAI SẢN
TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TRANE VIỆT NAM



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật kinh doanh – Mã số 52380101

Người hướng dẫn khoa học: GVC - ThS. Nguyễn Triều Hoa

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành khoá luận này, tôi chân thành gửi lời cám ơn đến:
Các anh chị nhân viên Công ty TNHH Dịch Vụ Trane Việt Nam đã tạo
điều kiện thuận lợi để tôi có thể tiếp cận tư liệu, thông tin của công ty, cũng như
đã tích cực hỗ trợ tôi trong quá trình thực tập.
GVC – ThS. Nguyễn Triệu Hoa, người hướng dẫn khoa học cùng ThS.
Nguyễn Khánh Phương, người hỗ trợ hướng dẫn, đã tận tình giúp đỡ tôi trong
quá trình làm khóa luận. Mặc dù rất bận rộn nhưng hai cô đã dành thời gian
hướng dẫn tôi từ phương pháp tiếp cận, chọn đề tài, tìm câu hỏi nghiên cứu, đến
lập dàn ý sơ lược, chi tiết, hơn nữa đã giới thiệu những đầu sách hay cho tôi
tham khảo. Chính sự nghiêm khắc và tâm huyết của hai cô, tôi mới có thể hoàn
tất khóa luận một cách trọn vẹn.
PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh, tác giả của cuốn sách “ Phương pháp nghiên cứu luật
học”. Mặc dù thầy không trực tiếp hướng dẫn tôi nhưng chính cuốn sách của
thầy đã giúp tôi rất nhiều.
Xin chân thành cảm ơn!

i



LỜI CAM ĐOAN

“Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ
nguồn gốc”

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thanh Bảo Tâm

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Sinh viên thực tập: NGUYỄN THANH BẢO TÂM MSSV: 33131021790
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa:

16


Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Dịch vụ Trane Việt Nam
Thời gian thực tập: Từ 03/08/2015 đến 18/10/2015
Nhận xét chung:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
Đánh giá cụ thể
(1) Có tinh thần, thái độ, chấp hành tốt kỷ luật đơn vị; đảm bảo thời gian
và nội dung thực tập của sinh viên trong thời gian thực tập
(tối đa được 5 điểm)……………………………….……………..….………
(2) Viết báo cáo giới thiệu về đơn vị thực tập (đầy đủ và chính xác)
(tối đa được 2 điểm)..………………………………………………...……...
(3) Ghi chép nhật ký thực tập (đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, và chính xác).
(tối đa được 3 điểm)………………………………………………………..…..…..
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)………………………….
Điểm chữ:………………………………..…………………
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người nhận xét đánh giá

VÕ NHÂM QUÝ
iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---


PHIẾU ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực tập: NGUYỄN THANH BẢO TÂM MSSV: 33131021790
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa:

16

Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Dịch Vụ Trane Việt Nam
Đề tài nghiên cứu:
CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI – THỰC
TRẠNG ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TRANE VIỆT
NAM
Nhận xét chung:
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Đánh giá và chấm điểm quá trình thực tập
(1) Có tinh thần thái độ phù hợp, chấp hành kỷ luật tốt (tối đa 3 điểm)..…….
(2) Thực hiện tốt yêu cầu của GVHD, nộp KL đúng hạn (tối đa 7 điểm)……..
Tổng cộng điểm thực tập cộng (1) + (2)……………….
Điểm chữ:…………………………………………………
Kết luận của người hướng dẫn thực tập & viết khóa luận
(Giảng viên hướng dẫn cần ghi rõ việc cho phép hay không cho phép
đưa khóa luận ra khoa chấm điểm)
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………

Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người hướng dẫn

GVC – ThS NGUYỄN TRIỀU HOA
iv


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ NHẤT
Sinh viên thực tập: NGUYỄN THANH BẢO TÂM MSSV: 33131021790
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa:

16

Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Dịch Vụ Trane Việt Nam
Đề tài nghiên cứu:
CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI- THỰC
TRẠNG ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TRANE VIỆT
NAM
Nhận xétchung:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………
Đánh giá cụ thể
(1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……………………………………….
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)………………………………….
(3) Nội dung khóa luận
- Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)……..…..
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)…………………………………………
- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)………………………………………..………..
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)…………………………………………….…….
- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……………………………….…………...…….
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……………………………………..……
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……………………….
Điểm chữ:……………………………………………….
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người chấm thứ nhất

v


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ HAI
Sinh viên thực tập: NGUYỄN THANH BẢO TÂM MSSV: 33131021790
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa:


16

Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Dịch Vụ Trane Việt Nam
Đề tài nghiên cứu:
CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI – THỰC
TRẠNG ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TRANE VIỆT
NAM
Nhận xétchung:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
Đánh giá cụ thể
(1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……………………………………….
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)………………………………….
(3) Nội dung khóa luận
- Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)……..…..
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)…………………………………………
- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)………………………………………..………..
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)…………………………………………….…….
- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……………………………….…………...…….
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……………………………………..……
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……………………..….
Điểm chữ:………………..……………………………….
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người chấm thứ hai

vi



MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................1
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu.............................................................................2
4. Kết cấu đề tài..................................................................................................................3



vii


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tác giả tham gia thực tập tại phòng nhân sự của Công ty TNHH Dịch
Vụ Trane Việt Nam, một công ty có quy mô vừa, với số lượng nhân viên chưa
đến 100 người. Qua số liệu thống kê hiện tại của công ty, tỷ lệ lao động nữ so
với nam là 20%, tỷ lệ lao động trẻ chưa lập gia đình và mới lập gia đình là
62%, đặc biệt có hai lao động nữ đang mang thai thời kỳ cuối. Tác giả nhận
thấy người lao động ở công ty rất quan tâm đến việc áp dụng chế độ thai sản
theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), đặc biệt khi Luật này vừa
được sửa đổi và thông qua vào ngày 20/11/2014. Luật BHXH mới, số
58/2014/QH13, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 với định hướng mở rộng
hơn đối tượng tham gia bảo hiểm, nâng cao chất lượng chính sách bảo hiểm.
Tác giả nhận thấy với tỷ lệ lao động trẻ hiện nay ở công ty, trong tương
lai gần họ sẽ nằm trong phạm vi đối tượng hưởng chế độ thai sản theo Luật
BHXH. Hơn nữa sắp tới, khi Luật BHXH mới có hiệu lực, chắc hẳn sẽ có
những thay đổi đáng kể khi đưa luật vào thực tiễn. Do đó, tác giả muốn nhân

cơ hội này tìm hiểu về thực trạng áp dụng chế độ thai sản ở công ty, tìm ra
những vướng mắc nếu có. Qua đó tìm ra giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu
quả, trước khi áp dụng luật mới tại Công ty TNHH Dịch Vụ Trane Việt Nam.
Hoạt động này có thể giúp ích cho phòng nhân sự trong việc xây dựng kế
hoạch nhân sự sắp tới, rà soát cơ chế áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội nói
chung, chế độ thai sản nói riêng của công ty, đồng thời lắng nghe ý kiến của
nhân viên công ty về việc áp dụng chế độ này.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Để hiểu được chế độ thai sản, tác giả cần phân tích cơ sở lý luận, cơ sở
pháp lý để hiểu được khái niệm, ý nghĩa, nội dung của chế độ thai sản, một
chế độ hỗ trợ đặc biệt dành cho lao động nữ. Tác giả muốn hiểu được bản
chất của một chế độ an sinh xã hội, cụ thể là chế độ thai sản. Song song với
tìm hiểu về bản chất, tác giả cũng muốn biết Luật BHXH ở Việt Nam quy
định về chế độ thai sản như thế nào. Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH

1


Dịch Vụ Trane Việt Nam, tác giả muốn tìm hiểu thực trạng áp dụng chế dộ
thai sản tại công ty, tìm ra những vướng mắc nếu có khi đưa luật vào cuộc
sống. Sau những phân tích về thực trạng, tác giả sẽ tìm ra những giải pháp
phù hợp để giải quyết vướng mắc, nâng cao hiệu quả áp dụng chế độ này tại
công ty đang thực tập, có những dự báo về vướng mắc trong tương lai và biện
pháp phòng tránh, khắc phục tương ứng.

3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về khái
niệm chế độ thai sản. Bằng phương pháp thu thập thông tin từ nhiều nguồn

khác nhau: sách báo chuyên ngành, các bài viết trên mạng, các bài viết về kết
quả nghiên cứu khoa hoa học liên quan. Để có thể có cái nhìn tổng quát hơn
về cơ sở lý luận, tác giả chọn phương pháp tìm kiếm tư liệu của các tác giả
nước ngoài, các tài liệu bằng tiếng nước ngoài. Tác giả đặc biệt chú trọng đến
các thông tin cung cấp từ các tổ chức uy tín như Tổ chức lao động quốc tế
(ILO), Trung tâm liên kết châu Âu và bảo trợ xã hội quốc tế (CLEISS).
Để có thể hiểu được thực trạng áp dụng tại đơn vị thực tập, tác giả chọn
phương pháp thu thập dữ liệu, thống kê dữ liệu, nhận xét đánh giá. Ngoài ra,
để có ví dụ xác thực, cập nhật nhất so với thời điểm thực tập và làm khóa
luận, tác giả đã chọn phương pháp nghiên cứu tình huống. Chọn tình huống
của lao động nữ mang thai chuẩn bị nghỉ sinh để phân tích. Ngoài ra, tác giả
cũng chọn cách lấy ý kiến của chính người trong cuộc để có cái nhìn khách
quan hơn.
Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi phục vụ bài viết khóa luận tốt nghiệp và thời gian thực
tập tại Công ty TNHH Dịch vụ Trane Việt Nam, tác giả chỉ tập trung phân
tích các quy định về chế độ thai sản trong Luật BHXH 2006, một số điểm có
liên quan trong Luật BHXH 2014, một số văn bản hướng dẫn, cùng với các số
liệu thực tiễn tại công ty TNHH Dịch Vụ Trane Việt Nam (2012-2015). Trong
bài viết của mình, tác giả sẽ không nghiên cứu tác động dự báo của những đổi

2


mới về chế độ thai sản đối với việc cân đối nguồn quỹ BHXH hay đối với
người lao động và người sử dụng lao động. Tác giả chỉ tập trung vào thực
trạng áp dụng chế độ thai sản tại công ty TNHH Dịch Vụ Trane Việt Nam
theo Luật BHXH 2006, qua đó đưa ra những giải pháp trong phạm vi nghiên
cứu và hiểu biết của mình.


4. Kết cấu đề tài
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài; mục tiêu, phạm vi, ý nghĩa thực tiễn,
kết cấu đề tài.
Chương 1: Tổng quan về chế độ thai sản
Chương 2: Thực trạng áp dụng chế độ thai sản tại Công ty TNHH Dịch
vụ Trane Việt Nam
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế độ thai sản
tại Công ty TNHH Dịch vụ Trane Việt Nam
Phần kết luận: Đúc kết lại những kết quả đã đạt được và chưa đạt được
so với mục tiêu đặt ra.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN
1.1

Cơ sở lý luận:

1.1.1 Nhận thức chung về chế độ thai sản:
1.1.1.1

Nguồn gốc ra đời của chế độ thai sản:
Xã hội loài người dẫu phát triển , khoa học kỹ thuật dẫu tiến bộ vượt
bậc vẫn không thể thay đổi thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Đã
gọi là thiên chức, nhiệm vụ do trời ban, nên không một ai, không
một tổ chức nào có thể chối bỏ hay phủ nhận nó. Chính vì lẽ đó, khi
người phụ nữ tham gia vào thị trường lao động, cần có một cơ chế
hỗ trợ, đảm bảo cho việc thực hiện thiên chức làm mẹ của họ.


1.1.1.2

Tầm quan trọng của chế độ thai sản:
Rất nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh về tầm
quan trọng của việc nghỉ thai sản. Nó tác động mạnh mẽ đến sức
khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, sức khỏe của người mẹ và thậm
chí đến yếu tố hiệu quả kinh tế.
Theo kết quả nghiên cứu, các bà mẹ có con nhỏ dưới 3 tháng tuổi
tiếp tục lao động cảm thấy suy nhược, căng thẳng, sức khỏe yếu
kém hơn so với các bà mẹ nghỉ ở nhà. 1 Các nghiên cứu cũng cho
biết việc các nước công nghiệp tăng thời gian nghỉ thai sản cho lao
động nữ đã giảm tỷ lệ tử vong của thai nhi xuống còn 0,5 trên 1000
ca.2 Ngoài ra, nghỉ thai sản sẽ đảm bảo cho người mẹ có thời gian
đầy đủ để cho con bú. Nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp hiệu quả
để tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ.
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, các nghiên cứu cũng chứng

1

Meredith Mellnick: Study: Why Maternity Leave is important – 2l Jul, 2011
(truy cập 08/10/2015)
2
Bracey, P.;C.Winegarden (1995). “ Demongraphic consequences of maternal-leave pro-grams in industrial
countries: evidence from fixed effects models”.Southern Economic Journal 61 (4): 10201035.doi:102307/1060738
( truy cập 08/10/2015)

4



minh trẻ nhỏ càng được mẹ chăm sóc kỹ lưỡng vào những tháng đầu
đời, càng ít có khả năng mắc phải những vấn đề đạo đức như không
vâng lời, tính bất tuân, thích gây hấn.3
Phụ nữ sau khi sinh nếu không được nghỉ ngơi đúng đủ sẽ mắc phải
những vấn đề về tâm lý và thể lý. Đó là hệ quả tất yếu khi họ phải
một lúc làm quen với hai cường độ làm việc mới: thời gian lao động
và thời gian dành để nuôi con nhỏ. Nhiều bà mẹ hầu như không còn
thời gian để chăm lo cho sức khỏe của bản thân. Kết quả nghiên cứu
cho biết sự căng thẳng khi phải cân đối nhịp sống ở nơi làm việc và
ở nhà khiến hệ thống miễn dịch của người phụ nữ giảm đáng kể, ảnh
hưởng xấu đến trạng thái tâm lý của họ.4 Về mặt thể lý, người mẹ có
uy cơ mắc các triệu chứng về hô hấp, tuyến vú, vấn đề phụ khoa.
Những triệu chứng trên có thể được giảm thiểu trung bình 5-10%
tương ứng với thời gian nghỉ thai sản của họ được tăng lên.5
Về khía cạnh hiệu quả kinh tế, việc lao động nữ nghỉ thai sản buộc
người sử dụng lao động phải cân nhắc đến 2 khoản chi phí: trợ cấp
thai sản cho lao động nữ nghỉ thai sản và chi phí chi trả cho lao
động thay thế.
1.1.2 Nội dung của chế độ thai sản:
1.1.2.1

Khái niệm về chế độ thai sản:
Chế độ thai sản là một trong những chế độ bảo hiểm bắt buộc ngắn
hạn của Bảo hiểm xã hội. Nó bao gồm những quy định của Nhà
nước nhằm đảm bảo thu nhập và sức khỏe của người lao động nữ
khi mang thai, sinh con; người lao động khi nhận nuôi con là trẻ sơ
sinh; lao động nữ khi thực hiện biện pháp tránh thai. Cụ thể Bảo
hiểm xã hội quy định về thời gian nghỉ khám thai, thời gian nghỉ

3


Belsky, J.(2001). “Developmental Risk (Still) Associated with Early Child Care”. Journal of Child
Psychology and Psychiatry 42: 845-860. doi.10.1111/1469-7610.00782
( truy cập 08/10/2015)
4
Chatterji,P.;S.Markowitz (2004). “Does the Length of Maternity Leave affect Maternal Health?”. National
Bureau of Economic Research.
5
Chaloner, K.;D.Froberg; D. Gjerdingen; P.McGovern (1995). “Women’s Postpartum Maternity Benefits
and Work Experience”. Familly Medicine 27: 592-598

5


trước và sau khi sinh con; mức hưởng trợ cấp; các điều kiện để
hưởng trợ cấp; thời gian nghỉ dành cho lao động nam khi có vợ sinh
con; mức hưởng trợ cấp thai sản với các trường hợp tương ứng;
hướng dẫn quy trình thủ tục.
1.1.2.2

Nguyên tắc của chế độ thai sản:
Chế độ thai sản là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội nên sẽ
tuân theo nguyên tắc chung của Bảo hiểm xã hội như nguyên tắc bồi
hoàn, lấy số đông bù cho số ít. Ngoài ra, chế độ thai sản còn có một
nguyên tắc đặc thù riêng là người hưởng chế độ thai sản sẽ được
Bảo hiểm xã hội đóng thay phí báo hiểm trong thời gian hưởng bảo
hiểm thai sản.

1.2


Cơ sở pháp lý:

1.2.1 Tổng quan pháp luật về chế độ thai sản:
Vấn đề bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của lao động nữ khi mang thai và
sinh con đã đang và sẽ được xã hội tiếp tục quan tâm. Các nhà làm luật
của các quốc gia, thậm chí của các tổ chức quốc tế đã dành nhiều thời
gian, công sức để nghiên cứu, xây dựng nên các điều luật chung và
riêng, đảm bảo cho chế độ thai sản được thực hiện một cách hiệu quả.
1.2.1.1

Pháp luật quốc tế quy định về chế độ thai sản:
Tổ chức lao động quốc tế, trong công ước số 183, đã đề nghị thời
gian nghỉ hưởng thai sản của lao động nữ không ít hơn 14 tuần,
cũng như quy định về một khoản trợ cấp khi nghỉ thai sản để họ có
thể đảm bảo mức sống.6
Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), trong chỉ thị số 92/85/EEC ngày
19 tháng 10 năm 1992, đã ấn định thời gian nghỉ thai sản tối thiểu là
14 tuần. Ngày 20 tháng 10 năm 2010, Nghị viện châu Âu đã tuyên
bố kéo dài thời gian nghỉ thai sản lên ít nhất 20 tuần với mức trợ cấp

6

Article 4 - 183 – Maternity Protection Convention, 2000 (No.183) – Convention concerning the revision of
the Maternity Protection Convention (Revised), 1952 ( Entry into force: 07 Feb2002) Adoption: Geneva, 88 th
ILC session (15 Jul 2000) – Status: Up-to-date instrument (Technical Convention)

6


100%.7 Tuyên bố này cũng đã gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng

châu Âu.
Theo tổng hợp của Trung tâm liên kết châu Âu và bảo trợ xã hội
quốc tế, thời gian quy định nghỉ thai sản của các nước trong khu vực
châu Âu như sau: Đức với 14 tuần, mức trợ cấp 100% tiền lương;
Bulgari với 58 tuần, mức trợ cấp 90% tiền lương vào tháng đầu, các
tháng tiếp theo áp dụng mức 75% tiền lương; Pháp với 16 tuần, mức
trợ cấp 100% tiền lương; Thụy Điển với 75 tuần, mức trợ cấp 80%
tiền lương; ...vv.8
Riêng đối với Mỹ, một quốc gia có hệ thống pháp luật đặc biệt với
luật của liên bang và luật riêng của từng ban, chế độ thai sản dành
cho lao động nữ được quy định khá đặc biệt. Đạo luật nghỉ phép với
lý do gia đình hay y tế (FMLA) năm 1993 của liên bang quy định
lao động nữ có thời gian nghỉ thai sản ít nhất 12 tuần, nhưng được
xác định là nghỉ không hưởng lương. 9 Đạo luật này không thật sự
mở rộng vì nó quy định một số điều khoản hạn chế. Để có thể được
nghỉ thai sản như quy định trong đạo luật, lao động nữ phải làm việc
trong công ty có số lượng 50 nhân viên trở lên, làm thuê cho cùng
một công ty ít nhất 12 tháng ( không bắt buộc liên tục), đã tích lũy ít
nhất 1.250 giờ làm việc trong 12 tháng đó. Căn cứ vào đạo luật của
liên bang, các bang của Mỹ mở rộng quy định về chế độ thai sản cho
lao động nữ khác nhau tùy vào đặc điểm kinh tế xã hội của từng
vùng.
Nhìn chung, các nước trên thế giới khi xây dựng pháp luật quy định
về chế độ thai sản đều chú trọng đến mục đích bảo vệ sức khỏe, đảm
bảo mức sống tối thiểu cho lao động nữ giai đoạn đặc biệt này. Tùy
7

Le congé maternité: le Parlement favorable à une durée minimale de 20 semaines et à la reconnaissance
d’un congé paternité européen
(truy cập ngày 13/10/15)

8
Centre des liaisons européennes et internationales de sécurité sociale, “ Les système nationaux de sécurité
sociale” sur le site du CLEISS ( consulté le 27 février 2015)
(truy cập ngày 13/10/15)
9
The Family and Medical Leave Act of 1993

7


vào đặc điểm kinh tế, chính trị xã hội của mỗi nước mà chế độ này
được quy định khác nhau. Tuy nhiên, các nước đều chú trọng đến
việc đảm bảo và phát triển nguồn quỹ bảo hiểm xã hội bằng việc
yêu cầu người lao động phải tham gia bảo hiểm trong một thời gian
nhất định.
1.2.1.2

Sơ lược lịch sử pháp luật Việt Nam về chế độ thai sản:
Khái niệm chế độ thai sản hay chế độ Bảo hiểm thai sản trong pháp
luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay xuất hiện trong các sắc lệnh,
nghị định, Bộ luật lao động. Đi cùng với sự phát triển của xã hội và
lịch sử cải cách của nhà nước, các quy định về chế độ thai sản cũng
từng bước cụ thể hóa, mở rộng, phát huy hiệu quả.
Trước năm 1994, khi Bộ luật lao động của nước CHXHCN Việt
Nam chưa được ban hành, ta có thể tìm thấy các quy định về quyền
hưởng Bảo hiểm xã hội cho người lao động nói chung, Bảo hiểm
thai sản nói riêng trong các sắc lệnh có quy định về Bảo hiểm xã
hội. Tuy nhiên, chế độ thai sản được nhắc đến trong thời kỳ này chỉ
là sự đãi ngộ của Nhà nước, chưa phải là chế độ Bảo hiểm xã hội.
Người lao động được hưởng chế độ này từ ngân sách tài trợ của Nhà

nước. Đối tượng áp dụng cũng rất hạn chế, chỉ có công nhân viên
chức nhà nước. Rõ ràng điều này bộc lộ điểm hạn chế rất lớn của
các quy định về chế độ Bảo hiểm xã hội nói chung, chế độ Bảo hiểm
thai sản nói riêng giai đoạn trước năm 1994.
Ta có thể điểm qua các Sắc lệnh và Nghị định thời bấy giờ: Sắc lệnh
29-SL ngày 12 tháng 3 năm 1947; Sắc lệnh 76-SL ngày 20 tháng 5
năm 1950; Sắc lệnh 77-SL ngày 22 tháng 5 năm 1950; Nghị định số
218-CP ngày 27 tháng 12 năm 1961 ban hành điều lệ tạm thời về
chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức nhà nước;
Nghị định số 43-CP ngày 22 tháng 6 năm 1993 quy định tạm thời
chế độ Bảo hiểm xã hội.

8


Nổi bật trong giai đoạn này, phải nhắc đến Nghị định số 43-CP. Đây
được xem là một bước tiến rõ rệt, khi Nghị định đã bước đầu cụ thể
hóa, mở rộng đối tượng hưởng chế độ Bảo hiểm ra ngoài khu vực
Nhà nước, có những quy định riêng với từng trường hợp đặc biệt
( sinh con lần thứ nhất, lần thứ hai); lao động nữ thực hiện biện pháp
kế hoạch hóa dân số.
Đến năm 1994, khi Bộ luật lao động đầu tiên ra đời, Bảo hiểm xã
hội Việt Nam thật sự đi vào cuộc cải cách. Nhà nước đã tuần tự ban
hành rất nhiều nghị định quy định điều lệ Bảo hiểm xã hội, sửa đổi,
bổ sung điều lệ, thậm chí có nghị định ban hành áp dụng cho một số
đối tượng riêng. Ta có thể điểm qua các Nghị định: Nghị định số
12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 về việc ban hành điều lệ Bảo hiểm
xã hội; Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995 về việc ban
hành điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân;

Nghị định số 01/2003NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2003 về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm
theo Nghị định số 12/CP (ngày 26 tháng 01 năm 1995).
Đi cùng với sự phát triển của xã hội, những nhu cầu an sinh xã hội
cũng từng bước được Nhà nước quan tâm và cụ thể hóa trong các
văn bản pháp quy. Đến ngày 26 tháng 6 năm 2006, Quốc hội khóa
XI đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội. Luật Bảo hiểm xã hội số
71/2006/QH11 là thành quả của những năm dài cải cách đảm bảo
nhu cầu an sinh xã hội. Ngay sau đó, các nghị định và thông tư
hướng dẫn thi hành đã được ban hành để đảm bảo luật đi vào cuộc
sống một cách cụ thể, rõ ràng và hiệu quả: Nghị định số
152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn một số
điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; Thông
tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày
22 tháng 12 năm 2006.

9


Gần đây nhất vào ngày 20 tháng 11 năm 2014, Luật Bảo hiểm xã
hội số 58/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua. Luật
Bảo hiểm xã hội mới sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 với
định hướng mở rộng hơn đối tượng tham gia bảo hiểm, nâng cao
chất lượng chính sách bảo hiểm.
1.2.2 Nội dung của chế độ thai sản trong Luật Bảo hiểm xã hội của Việt
Nam:
1.2.2.1

Đối tượng và điều kiện được hưởng chế độ thai sản:

Luật BHXH số 71/2006/QH11 quy định đối tượng được hưởng chế
độ thai sản là người lao động mang quốc tịch Việt Nam tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc. Rõ ràng quy định này thể hiện được mục
đích xây dựng luật nhằm bảo vệ quyền lợi an sinh xã hội của người
lao động Việt Nam. Tính bắt buộc ở đây không thể hiện mục đích
cưỡng chế nhưng thể hiện tầm quan trọng của việc áp dụng chế độ
thai sản. Ngoài ra, luật còn quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản
với các trường hợp: lao động nữ mang thai; lao động nữ sinh con;
người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi; người lao
động đặt vòng tránh thai; thực hiện biện pháp triệt sản. Với hai
trường hợp lao động nữ sinh con, người lao động nhận con nuôi
dưới bốn tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên
trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi. Cụ
thể như sau: lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con
nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con
nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận
nuôi con nuôi. Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ
ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi
con nuôi. Quy định về điều kiện đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng
trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hay nhận nuôi
con nuôi đảm bảo nguyên tắc của Bảo hiểm xã hội, dựa trên cơ sở
đóng góp của chính người lao động. Hoàn toàn khác biệt với giai

10


đoạn nhận trợ cấp của Nhà nước trước đây. Điều kiện này không chỉ
thể hiện ý nghĩa thật sự của Bảo hiểm xã hội nói chung, chế độ thai
sản nói riêng, nhưng còn ảnh hưởng đến nguồn quỹ Bảo hiểm xã

hội. Ngoài ra, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP cũng quy định trường
hợp người lao động đủ điều kiện nêu trên nhưng nghỉ việc trước thời
điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn
được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại điều 31, 32, 34, và
khoản 1 Điều 35 Luật BHXH số 71/2006/QH11.
1.2.2.2

Thời gian và mức hưởng trợ cấp chế độ thai sản:
Quyền lợi chính yếu của người lao động khi hưởng chế độ thai sản
chính là thời gian dành để nghỉ ngơi, khám thai, phục hồi sức khỏe
và mức trợ cấp tương ứng nhằm đảm bảo thu nhập, phục vụ nhu cầu
sinh hoạt trong giai đoạn đặc biệt này.
Nghỉ khám thai:
Cũng giống như quy định của các nước trên thế giới, Luật BHXH
Việt Nam cho phép lao động nữ khi mang thai có thời gian nghỉ để
khám thai, cụ thể: năm lần, mỗi lần một ngày. Trường hợp ở xa cơ
sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình
thường có thể nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. Tuy nhiên, luật
cũng quy định thời gian nghỉ việc để khám thai tính theo ngày làm
việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Nghỉ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu:
Mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, nó ảnh hưởng đến thể lý
và tâm lý của lao động nữ. Trong trường hợp sự cố ngoài ý muốn
xảy ra như sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, người lao động
nữ là người trực tiếp gánh chịu những đau đớn về mặt thể xác và
tinh thần. Luật pháp Việt Nam dành riêng cho họ những ngày nghỉ
hưởng trợ cấp để có thể phục hồi sức khỏe và tinh thần, trước khi
quay trở lại với môi trường làm việc. Cụ thể, lao động nữ nghỉ
hưởng trợ cấp 10 ngày nếu thai dưới 01 tháng tuổi, 20 ngày nếu thai


11


từ 01 tháng đến dưới 03 tháng tuổi, 40 ngày nếu thai từ 03 tháng đến
dưới 06 tháng tuổi và 50 ngày nếu thai từ 06 tháng trở lên. Thời gian
nghỉ hưởng chế độ thai sản kể trên bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ
Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Nghỉ khi sinh con:
Giai đoạn sau khi sinh là giai đoạn lao động nữ cần hồi phục sức
khỏe, thực hiện nghĩa vụ nuôi con nhỏ, đặc biệt nuôi con bằng sữa
mẹ và làm quen cuộc sống mới. Pháp luật Việt Nam căn cứ vào từng
trường hợp cụ thể dành cho lao động nữ thời gian nghỉ sau khi sinh
thích hợp. Cụ thể, lao động nữ nếu làm nghề hoặc công việc bình
thường khi sinh con được nghỉ bốn tháng, theo quy định của Luật
BHXH số 71/2006/QH11. Tuy nhiên, Bộ luật lao động 2012 được
ban hành và có hiệu lực, quy định thời gian nghỉ thai sản của lao
động nữ là 6 tháng kể từ đầu năm 2013. Luật BHXH mới năm 2015
cũng quy định cụ thể về điều này. Với những lao động nữ làm việc
trong môi trường độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm thời gian nghỉ sau
khi sinh sẽ nhiều hơn. Cụ thể, nếu làm nghề hoặc công việc nặng
nhọc, độc hại nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm
việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên
hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân thì thời gian nghỉ hưởng
chế độ khi sinh con là năm tháng. Đối với lao động nữ là người tàn
tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21 % trở lên thì thời gian
nghỉ hưởng chế độ khi sinh con là sáu tháng. Riêng trường hợp một
lần lao động nữ sinh từ 2 con trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy
định ở trên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con lao động nữ sẽ được
nghỉ thêm 30 ngày.

Quy định về thời gian nghỉ sau khi sinh không chỉ đảm bảo sức khỏe
cho người mẹ, luật pháp còn chú trọng đến quyền được nhận sự nuôi
dưỡng đầy đủ từ bố mẹ của trẻ nhỏ. Trong trường hợp xấu xảy ra,
mẹ qua đời sau khi sinh, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng

12


được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi, với
điều kiện phải có ít nhất một trong hai người, cha hoặc mẹ tham gia
bảo hiểm xã hội.
Thời gian nghỉ thai sản sau khi sinh tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết,
ngày nghỉ hằng tuần.
Nghỉ khi nhận nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi:
Pháp luật Việt Nam cho phép công dân nước mình được phép nhận
nuôi con nuôi. Theo đó, cũng phải xây dựng cơ chế đảm bảo cho họ
thực hiện quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng của mình. Luật BHXH
Việt Nam quy định trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi
dưới 04 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến
khi con đủ 04 tháng tuổi.
Nghỉ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:
Thực hiện các biện pháp tránh thai là quyền lợi hợp pháp của người
lao động. Do đó, Luật BHXH Việt Nam có điều khoản quy định về
ngày nghỉ hưởng chế độ thai sản cho những trường hợp đặc biệt
này. Cụ thể, người lao động được phép nghỉ bảy ngày khi đặt vòng
tránh thai; mười lăm ngày khi thực hiện biện pháp triệt sản. Thời
gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ,
nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Ngoài những thời gian nghỉ nói trên, nếu sức khỏe của lao động nữ
vẫn chưa hồi phục, chưa thể hòa nhập với môi trường làm việc, họ

vẫn có thể nghỉ thêm và vẫn được hưởng mức trợ cấp tương ứng
theo luật định. Luật BHXH quy định vấn đề này tại điều khoản về
dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản. Theo đó, lao động nữ sẽ
được nghỉ tối đa thêm 10 ngày nếu sinh một lần từ 2 con trở lên, tối
đa 7 ngày nếu sinh con phải phẫu thuật và 5 ngày với các trường
hợp khác.
Pháp luật Việt Nam cũng rất mở cho người lao động. Trước khi hết
thời hạn nghỉ sinh con, lao động nữ vẫn có thể đi làm nếu thỏa đủ

13


các điều kiện luật định: sau khi sinh con từ đủ sáu mươi ngày trở
lên; có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho
sức khỏe của người lao động; phải báo trước và được người sử dụng
lao động đồng ý. Trong thời gian này, ngoài tiền lương, tiền công,
người lao động vẫn tiếp tục được hưởng chế độ thai sản cho đến khi
hết thời hạn theo quy định.
Mức hưởng chế độ thai sản:
Luật BHXH quy định người lao động hưởng chế độ thai sản được
nhận mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công
tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ
việc. Điều này cho thấy mức hưởng cũng căn cứ trên tiền lương, nói
khác hơn căn cứ trên mức đóng bảo hiểm, đảm bảo nguyên tắc dựa
trên cơ sở đóng góp của người tham gia bảo hiểm. Thời gian nghỉ
việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã
hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không
phải đóng bảo hiểm xã hội. Đây là một điểm đặc biệt của chế độ thai
sản. Ngoài nhận trợ cấp thai sản, người lao động còn được hưởng
trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Theo đó, lao

động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn
tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu
chung cho mỗi con. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã
hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai
tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
Trong trường hợp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản,
lao động nữ được hưởng mức trợ cấp bằng 25% mức lương tối thiểu
chung nếu nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe tại gia đình, bằng 40%
mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe
tại cơ sở tập trung, đã bao gồm tiền đi lại và ăn ở.
Công thức tính mức hưởng chế độ thai sản:

14


Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc đi khám thai, sẩy thai, nạo,
hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai:
Mức hưởng
Mức bình quân
khi nghỉ việc
tiền lương, tiền
đi khám thai,
công tháng
sẩy thai, nạo,
đóng bảo hiểm
hút thai hoặc =
xã hội của 6 × 100% ×
thai chết lưu,
tháng liền kề
thực hiện các

trước khi nghỉ
biện pháp
việc
tránh thai
26 ngày

Số ngày nghỉ
việc theo chế độ
thai sản

Số ngày nghỉ việc theo chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ
Tết, ngày nghỉ hằng tuần ( trừ trường hợp nghỉ hưởng chế độ khi
khám thai).
Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc sinh con hoặc nghỉ việc
nuôi con nuôi:
Mức hưởng
Mức bình quân
khi nghỉ việc
tiền lương, tiền
sinh con
công tháng
hoặc nuôi
đóng bảo hiểm
=
con nuôi
xã hội của 6 ×
tháng liền kề
trước khi nghỉ
việc


Số tháng nghỉ sinh con
hoặc nghỉ nuôi con nuôi
theo chế độ

Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu
không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và
người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thời
gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Một số quy định về cơ sở tính mức hưởng chế độ thai sản:

15


Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội
làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương,
tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi
nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì
được cộng dồn.
Trong trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6
tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai,
nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai là
mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đó đóng
bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động hưởng chế độ thai sản
khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực
hiện các biện pháp tránh thai ngay trong tháng đầu tham gia bảo
hiểm xã hội, thì lấy mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội
của tháng đó làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản tương ứng.
1.2.2.3

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản:

Chế độ thai sản là một trong các chế độ bắt buộc của Bảo hiểm xã
hội. Do đó, hồ sơ hưởng chế độ thai sản cũng tương tự như hồ sơ
hưởng chế độ khác, đều bắt buộc phải có sổ bảo hiểm xã hội. Ngoài
ra, người lao động cần cung cấp bản sao giấy chứng sinh hoặc bản
sao giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng tử trong trường hợp sau
khi sinh con mà con chết hoặc mẹ chết. Trường hợp lao động nữ đi
khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, người lao động
thực hiện các biện pháp tránh thai phải có giấy xác nhận của cơ sở y
tế có thẩm quyền; nhận nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi phải có
chứng nhận theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, các giấy chứng
nhận của cơ quan chức năng phải theo mẫu quy định.
Cụ thể, trường hợp lao động nữ đi khám thai, lao động nữ bị sẩy
thai, nạo, hút thai, thai chết lưu và người lao động thực hiện các biện
pháp tránh thai cần cung cấp: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao
có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc
hưởng bảo hiểm xã hội (mẫu số C65-HD, bản chính) hoặc Giấy

16


×