Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tiểu luận cao học SỰ RA đời của học THUYẾT CHÍNH TRỊ mác – ĂNG GHEN làm CHO PHONG TRÀO CÔNG NHÂN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.64 KB, 10 trang )

SỰ RA ĐỜI CỦA HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ MÁC – ĂNG GHEN
LÀM CHO PHONG TRÀO CÔNG NHÂN THẾ GIỚI
CÓ SỰ BIẾN ĐỔI VỀ CHẤT
1. Đặt vấn đề
Cùng với sự ra đời và lớn mạnh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giai
cấp công nhân đã xuất hiện và ngày một phát triển. Bị áp bức bóc lột tàn
khốc, công nhân đứng lên đấu tranh vì quyền lợi của mình. Nhưng phong trào
đấu tranh trong những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX chưa giành
được thắng lợi do chưa có tổ chức và không được trang bị lí luận khoa học.
Trong giai đoạn này, phong trào công nhân nổ ra nhiều, thường xuyên trên
phạm vi rộng nhưng mới chỉ dừng lại bởi các phong trào đấu tranh chỉ mang
tính tự phát như: đập phá máy móc; bãi công; biều tình… Trên hình thức đòi
quyền lợi về mặt kinh tế. Các phong trào đó diễn ra lẻ tẻ ở một số nơi, manh
mún, phân tán và chưa có tổ chức cụ thể nên dể bị đàn áp dụ dổ và bị mua
chuộc. vì vậy, các phong trào thường không đạt được kết quả hoặc bị đàn áp
trong “bể máu”.
Trước sự phát triển của phong trào công nhân thế giới, yêu cầu đặt ra cần
phải có một lý luận soi sáng, dẫn đường và tổ chức tập hợp các phong trào
công nhân thành một tổ chức hoạt động có hiệu quả và có mục tiêu đấu tranh
rõ rang, cụ thể.
Từ những yêu cầu cấp thiết đó, chủ nghĩa Mác-Angghen ra đời trở thành
ngọn cờ tập hợp lực lượng của giai cấp công nhân, đấu tranh để dành địa vị
chính trị của mình. Từ đó, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công
nhân “từ tự phát sang tự giác”.

1


2. Giải quyết vấn đề
2.1. Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân
quốc tế trước Mác


Cuộc cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XVIII đó
gây nên những chuyển biến căn bản trong sự phát riển của sức sản xuất và
quan hệ sản xuất. Những phát minh kỹ thuật đem lại hậu quả kinh tế cơ bản là
chuyển lao động bằng tay sang lao động bằng máy, thay thế sức giú và sức
nước bằng máy hơi nước, đến những năm 30 của thế kỷ XIX, nước Anh trở
thành một trung tâm công nghiệp của thế giới, nước Pháp cũng giành được
những thắng lợi đáng kể trong phát triển công nghiệp nhưng chậm hơn nước
Anh, nền công nghiệp ở Đức cũng đang phát triển rừ rệt đặc biệt là công
nghiệp than và luyện kim, nhiều trung tâm công nghiệp ra đời với những xớ
nghiệp chế tạo lớn. Những lực lượng sản xuất mới này cũn đang bị kìm hãm
bởi quan hệ sản xuất nửa phong kiến.
Từ sau năm 1815, mặc dầu thế lực phong kiến được phục hồi ở Pháp, làn
song cách mạng tư sản vẫn không ngừng lan tràn ra các nước Châu Âu. Mâu
thuẫn giữa sức sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến ngày
càng ngay gắt. Sự phát triển của nền kinh tế công thương nghiệp, những cuộc
đấu tranh của xó hội đó từng bước xác lập nền thống trị của giai cấp tư sản.
Cùng với sự ra đời và lớn mạnh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giai
cấp công nhân đó xuất hiện và ngày một phỏt triển. Bị áp bức bóc lột tàn
khốc, công nhân đứng lên đấu tranh vỡ quyền lợi của mỡnh. Nhưng phong
trào đấu tranh trong những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX chưa giành
được thắng lợi do chưa có tổ chức và không được trang bị lí luận khoa học.
Tuy nhiên tỡnh hỡnh trờn đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của chủ
nghĩa Mác và dẫn đến cao trào cách mạng năm 1848.
Quá trình trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào công nhân
trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn từ
năm 1871 đến năm 1904. Trong hơn 30 năm ấy, phong trào công nhân có
2


những thay đổi lớn. Ảnh hưởng và quy mô của phong trào ngày càng tăng, có

những thay đổi quan trọng về tổ chức và về tư tưởng. Ở các nước mà chủ
nghĩa tư bản đạt tới trình độ phát triển cao nhất, phong trào công nhân trải qua
giai đoạn chuẩn bị “một cách hoà bình” cho thời đại những cuộc cải cách
tương lai. Song khi chuyển lên chủ nghĩa đế quốc thì thời kỳ phát triển tương
đối “hoà bình” của phong trào công nhân cũng chấm dứt. Ở nước Nga, nơi
trọng tâm của phong trào công nhân quốc tế chuyển đến, trong những năm
đầu thế kỷ mới đã hình thành tình thế tiền cách mạng. Sự ra đời của chủ nghĩa
Bônsêvích đánh dấu bước ngoặt cơ bản từ các đảng dân chủ - xã hội đã có
trước đây sang đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
2.2. Học thuyết chính trị Mác-Ăngghen
C. Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở thành phố Tơriơ trong gia đình
luật sư Heinrich Marx. Năm mười hai tuổi (1830) C. Mác vào học trường
trung học ở Tơriơ. Sức học của C. Mác thuộc loại giỏi, đặc biệt C. Mác nổi
bật ở những lĩnh vực đòi hỏi tính độc lập sáng tạo. C. Mác cũng tỏ ra có năng
lực về toán học. Mùa thu 1835, C. Mác tốt nghiệp trường trung học, sau đó
không lâu, tháng mười 1835, C. Mác vào trường đại học tổng hợp Bonn để
học luật. Hai tháng sau theo lời khuyên của bố C. Mác tiếp tục học ở trường
Đại học Tổng hợp Berlin. ở trường Đại học, năm 1836, ngoài luật học, sử học
và ngoại ngữ C. Mác bắt đầu đi sâu nghiên cứu triết học. Mùa xuân 1837, C.
Mác bắt đầu nghiên cứu kỹ những tác phẩm của Hê-ghen, sang năm 1839 thì
vùi đầu vào nghiên cứu triết học, suốt cả năm 1939 và một phần của năm
1840 C. Mác tập trung nghiên cứu những vấn đề lịch sử triết học Cổ đại.
Ngày 15 Tháng Tư 1841, khi mới 23 tuổi, C. Mác nhận được bằng Tiến sĩ
triết học với luận án Về sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Démocrite,
và triết học tự nhiên của épicure tại trường Iêna.
Tháng Năm 1843, C. Mác đến Kroisnak, một thành phố nhỏ vùng Rhein
và ông đã chính thức làm lễ thành hôn với Jenny vôn Vestphalen.

3



Ph. Ăng-ghen sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 tại Barmen, tỉnh Ranh,
Vương quốc Phổ trong một gia đình chủ xưởng dệt. Từ nhỏ Ph. Ăng- ghen đã
bộc lộ tính cách độc lập. Những lời dạy bảo nghiêm khắc của cha và những sự
đe doạ trừng phạt không thể làm cho ông đi đến chỗ phải phục tùng mù
quáng. Cho đến năm 14 tuổi, Ph. Ăng- ghen học ở trường tại thành phố
Barmen. Ph. Ăng- ghen sớm bộc lộ năng khiếu về ngoại ngữ. Tháng Mười
1834, Ph. Ăng- ghen chuyển sang học ở trường trung học Elberfelder, một
trường tốt nhất ở Phổ thời bấy giờ. Năm 1837, theo yêu cầu của bố, Ph. Ăngghen buộc phải rời bỏ trường trung học khi chưa tốt nghiệp để bắt đầu công
việc buôn bán ở văn phòng của bố ông. Trong thời gian này ông tự học các
ngành sử học, triết học, văn học, ngôn ngữ và thơ ca. Tháng 6 năm 1838, Ph.
Ăng- ghen đến làm việc tại văn phòng thương mại ở thành phố cảng Barmen.
Cuối năm 1839 Ph. Ăng- ghen bắt tay vào nghiên cứu các tác phẩm của Hêghen. Tháng 9- 1841, Ph. Ăng- ghen đến Berlin và gia nhập binh đoàn pháo
binh ở đây ông được huấn luyện quân sự mà trong những năm sau, ông rất
cần đến nó, nhưng ông vẫn lui tới trường Đại học tổng hợp Berlin nghe các
bài giảng triết học, tham gia hội thảo về lịch sử tôn giáo. Mùa xuân 1842, Ph.
Ăng- ghen bắt đầu cộng tác với tờ Rheinische Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh).
Trong những bài báo in năm 1842, trên tờ báo Ph. Ăng- ghen đã lên tiếng
phản kháng chế độ kiểm duyệt của Chính phủ Vương quốc Phổ, trật tự phong
kiến ở Đức. Ngày 8 tháng 10 năm 1842, Ph. Ăng- ghen mãn hạn phục vụ
trong quân đội. Từ Berlin ông trở về Barmen, một tháng sau, Ph. Ăng- ghen
sang Anh thực tập buôn bán. Trên đường sang Anh, Ph. Ăng- ghen đã thăm
trụ sở tờ báo Rheinische Zeitung ở Kioln và ông đã gặp C. Mác, Tổng biên
tập tờ báo. Ông đã ở lại Anh hai năm. Bài báo Tình cảnh của giai cấp công
nhân ở Anh (1842) cùng với những bài báo khác của Ph. Ăng- ghen viết ra
năm đó đã phân tích rõ sự phân chia xã hội thành ba giai cấp cơ bản: giai cấp
quý tộc chiếm hữu ruộng đất, giai cấp tư sản công nghiệp và giai cấp vô sản.
Ph. Ăng- ghen tham gia viết bài cho tờ tạp chí Niên giám Pháp - Đức (tháng
4



21844). Các bài báo này đề cập đến việc áp dụng phương pháp biện chứng
vào việc phân tích các quan hệ kinh tế của xã hội tư sản.
Lần đầu tiên, C. Mác gặp Ph. Ăng-ghen vào cuối tháng Mười Một 1842,
khi Ph. Ăng-ghen trên đường sang Anh và ghé thăm ban biên tập tờ
Rheinische Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh). Mùa hè năm 1844, Ph. ăng-ghen
đến thăm C. Mác ở Pa-ri. Hai ông đã trở thành những người bạn cùng chung
lý tưởng và quan điểm trong tất cả mọi vấn đề lý luận và thực tiễn. Theo yêu
cầu của Chính phủ Vương quốc Phổ, Chính phủ Pháp đã trục xuất C. Mác.
Ngày 3 tháng Hai 1845, C. Mác rời Pa-ri đến Brussel, ít lâu sau Ph. Ăng-ghen
cũng đến đây và hai ông lại tiếp tục cộng tác chặt chẽ với nhau. Sau khi cách
mạng năm 1848, ở Pháp nổ ra Chính phủ Bỉ trục xuất C. Mác. Ông lại đến Pari, Tháng tư 1848, C. Mác cùng với Ph. Ăng-ghen đến Kioln, tại đây Mác trở
thành Tổng biên tập tờ Nhật báo tỉnh Ranh, cơ quan của phái dân chủ. Năm
1849 Chính phủ Phổ đóng cửa tờ báo và trục xuất C. Mác. Ông lại đến Pa-ri,
nhưng lần này ông chỉ lưu lại ba tháng. Tháng Tám 1849, từ Pa-ri C. Mác đi
Luân-đôn và sống đến cuối đời (1883). C. Mác qua đời ngày 14 Tháng Ba
1883 ở Luân-đôn.
Chủ nghĩa Marx-Lenin là học thuyết chính trị do Karl
Marx và Friedrich Engels sáng lập là thế giới quan, hệ tư tưởng chính trị
của giai cấp công nhân.
Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen được hình thành từ cuộc đấu
tranh của gia cấp vô sản chống gia cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ
XIX trên cả hai địa hạt lý luận và thực tiễn với tinh thần phê phán và cách
mạng, C.Mác, Ph.Ăngghen đã xây dựng nên cơ sở thế giới quan duy vật và
phương pháp luận biện chứng cho việc hình thành quan niệm khoa học mới
về chính trị. Chính trị là vấn đề giai cấp, quan hệ giai cấp, đấu tranh giai cấp
và đỉnh cao của cuộc đấu tranh này là đấu tranh giành quyền lực cho một giai
cấp nhất định. Bước ngoặt của đấu tranh chính trị là sự bùng nổ cách mạng xã
hội, giành lấy chính quyền nhà nước, lật đổ chế độ cũ và thiết lập chế độ mới.
5



Chính trị là vấn đề quyền lực, biểu hiện trực tiếp là quyền lực nhà nước và
tính hiện thực của quyền lực lại là lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế. Từ
hoạt động thực tiễn và lý luận mà Mác và Ăngghen ngày càng thấy rõ hơn về
vị trí và tầm quan trọng của vấn đề dân chủ trong cuộc đấu tranh của giai cấp
vô sản chống lại giai cấp tư sản và toàn bộ chế độ tư bản. Ăngghen cho rằng
đó chính là quá trình xây dựng một chế độ dân chủ mới. Bởi vì, “Trước hết,
nó tạo ra một chế độ dân chủ và nhờ đó mà trực tiếp hay gián tiếp tạo ra
quyền thống trị của giai cấp vô sản”. Mác và Ăngghen đã xác định những vấn
đề có tính nguyên tắc về dân chủ trong chính đảng của gia cấp vô sản.
2.3. Sự biến đổi về chất của phong trào công nhân quốc tế từ khi có
chủ nghĩa Mác- Ăngghen
C. Mác là người đầu tiên phát hiện ra vai trò lịch sử của giai cấp công
nhân, kết luận về sự tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự cần thiết phải
kết hợp phong trào của giai cấp công nhân với thế giới quan khoa học. Sự ra
đời của phong trào công nhân quốc tế dưới khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các
nước, đoàn kết lại!” gắn liền với việc C. Mác và Ph. Ăngghen lập Liên đoàn
những người cộng sản (1847-1852). Được Liên đoàn uỷ thác, C. Mác và Ph.
Ăngghen đã viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Tuyên ngôn là cơ sở lý
luận khoa học, ngọn cờ tư tưởng, ngôi sao dẫn đường và kim chỉ nam cho
hành động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Lịch sử phát triển của học thuyết mácxít về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới
của giai cấp công nhân được C. Mác và Ph. Ăngghen làm phong phú học
thuyết đó trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn tích luỹ trong những cuộc đấu
tranh giai cấp, việc truyền bá chủ nghĩa Mác trong quần chúng vô sản. Chính
chủ nghĩa cộng sản khoa học đã mở đường để đưa phong trào công nhân từ tự
phát đến tự giác. Triết học Mác là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản, còn
giai cấp vô sản là lực lượng "vật chất" của triết học Mác. Sự thống nhất chặt
chẽ giữa triết học Mác với giai cấp vô sản, làm cho triết học Mác thực sự thể

6


hiện tính cách mạng của mình và giai cấp vô sản mới thực hiện được sứ mệnh
lịch sử là lật đổ xã hội cũ, từng bước xây dựng một xã hội mới.
Sự ra đời của Đảng Cộng Sản phản ánh cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân đến thời kỳ tự giác. Đảng Cộng Sản là sản phảm của sự kết hợp giữa chủ
nghĩa Mac-Lênin với phong trào công nhân. Lý luận về tính tất yếu của sự kết
hợp ấy đã được đề ra trong học thuyết Mac- . Lênin. Đảng cộng sản là một tổ
chức được thành lập với nhiệm vụ là lãnh đạo các phong trào cách mạng của
giai cấp công nhân để giành những thắng lựoi to lớn. Đảng cộng sản ra đời
đánh dấu cho các cuộc cách mạng của công nhân đã có tổ chức lãnh đạo, đã
có đường lối đúng đắn và nhất là được trang bị một học thuyết khoa học đã
soi sáng cho phong trào công nhân. Song, trong mỗi nước, sự kết hợp ấy lại là
một sản phẩm của lịch sử, lại được thực hiện bằng con đường riêng biệt, tuỳ
theo điều kiện không gian và thời gian.
Thắng lợi của công xã Pari năm 1871 đập tan thành trì của chủ nghĩa tư
bản, tiến tới thành lập chính quyền công xã... Công xã Pa-ri đã khuấy động
mạnh mẽ phong trào xã hội chủ nghĩa ở toàn thể châu Âu. Công xã đã dạy
cho giai cấp vô sản châu Âu “đặt những vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa
một cách cụ thể”. Những biến đổi về đời sống chính trị và văn hóa của xã hội
do Công xã bắt tay thực hiện đã vượt xa những cải cách mạnh bạo nhất trong
các cuộc cách mạng trước đó ở nước Pháp nói riêng và trên thế giới nói chung.
Các biện pháp mà Công xã đề ra đã góp phần ổn định tình hình, xây dựng và
củng cố chế độ xã hội mới. Đây chính là một nhà nước kiểu mới, hình thức
chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử thế giới. Bộ máy chính quyền Công
xã được xây dựng theo nguyên tắc dân chủ: tất cả các thành viên của Công xã
đều phải thông qua bầu cử và thực hiện lãnh đạo, quản lý theo tập thể, lấy việc
phục vụ lợi ích của nhân dân lao động làm mục đích cao nhất.


7


Tuy chỉ tồn tại trong 72 ngày giương cao ngọn cờ cách mạng, nhưng
Công xã Pa-ri đã để lại dấu ấn rất sâu đậm trong lịch sử phong trào công nhân
quốc tế, bởi nó đã giáng đòn chí mạng đầu tiên vào chủ nghĩa tư bản, đồng
thời, báo hiệu sự mở đầu của thời đại cách mạng vô sản với những bài học sâu
sắc về tiến hành cách mạng, thiết lập và bảo vệ nền chuyên chính vô sản.
Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên, là hình thức thứ nhất của
chuyên chính vô sản. Hình thức thứ hai của chuyên chính vô sản chính là Nhà
nước Xô-viết. Từ thực tiễn xây dựng và bảo vệ Nhà nước Xô-viết với những
thành công và khiếm khuyết của nó, điều đó đã cho chúng ta thấy rõ, để có
một nhà nước vô sản với đầy đủ tính chất ưu việt thì cần phải có một quá trình
lâu dài và phải thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ của nó. Chức năng
giai cấp của nhà nước vô sản được thực hiện bằng việc kết hợp chặt chẽ công
tác tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới với sử dụng những công cụ bạo
lực đã có trong tay để đập tan mọi sự phản kháng, tấn công của kẻ thù giai cấp
chống lại công cuộc tổ chức, xây dựng đó.
Đặt chức năng tổ chức, xây dựng trong mối tương quan với chức năng
trấn áp của nhà nước vô sản, có thể thấy đó chỉ là việc “quét dọn trước khi
xây dựng, chứ chưa phải là đích thân việc xây dựng. Bàn về vấn đề này, ngay
từ năm 1847, Ph. Ăng-ghen đã nêu ra 12 nhiệm vụ mà giai cấp công nhân
phải thực hiện sau khi giành được chính quyền, trong đó tất cả các nhiệm vụ
đều liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, xây dựng xã hội mới. Năm 1848, C.
Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, việc giai cấp công nhân giành lấy quyền lực
nhà nước mới chỉ là giai đoạn đầu tiên; điều cốt yếu là phải sử dụng quyền lực
nhà nước để “tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất”. Tuy đã có
cuộc cách mạng vô sản đầu tiên nổ ra (Công xã Pa-ri), nhưng do chỉ tồn tại
trong một thời gian quá ngắn, nên mọi hoạt động của nó chủ yếu tập trung
vào việc bảo vệ chính quyền; còn những biện pháp tổ chức và xây dựng xã

hội mới, bước đầu được tiến hành thì đã bị kẻ thù điên cuồng phản kích và
8


xóa bỏ mọi thành quả. Do đó, C. Mác và Ph. Ăng-ghen chưa có điều kiện suy
ngẫm nhiều về mặt tổ chức, xây dựng xã hội mới của chuyên chính vô sản,
mà hai ông dồn tâm trí vào vấn đề làm sao để giai cấp công nhân giành và giữ
được chính quyền từ tay giai cấp tư sản.

3. Liên hệ Việt Nam
Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, sau này V.I.Lênin và Hồ
Chí Minh có thể xem là nội dung chủ yếu trong hệ thống lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Với sự ra đời của Chính trị học
ở Việt Nam, bộ môn khoa học này ngày càng được xác định là bộ môn khoa
học chính trị cơ bản ở nước ta. Chính trị học ở Việt Nam, trước hết nghiên
cứu một cách có hệ thống các quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí
Minh về những vấn đề cơ bản của chính trị nói chung như các quan điểm cơ
bản về quyền lực và chính trị, về quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước,
về khoa học nghệ thuật giành, giữ, thực thi quyền lực chính trị và quyền lực
nhà nước. Đồng thời, chính trị học ở Việt Nam còn nghiên cứu một cách có
hệ thống các quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh về những
vấn đề chính trị cơ bản của giaicấp công nhân và nhân dân lao động, từ những
vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc đến những vấn đề xây dựng đảng, xây
dựng nhà nước, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Giai cấp công nhân Việt Nam hiện có khoảng gần 5 triệu người, chiếm
khoảng 6% dân số. Điểm thuận lợi lớn nhất hiện nay của giai cấp công nhân
Việt Nam là có Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân và
nhân dân Việt Nam lãnh đạo. Đảng cầm quyền là điều kiện thuận lợi nhất cho
giai cấp công nhân phát triển. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp, hiện

9


đại hoá đất nước, giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng phát triển,
trưởng thành. Cùng với việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất,
mỗi năm hàng trăm doanh nghiệp ra đời, số lượng công nhân tăng nhanh.
Trong sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế
khác nhau diễn ra sự phân tầng của nhiều loại trình độ công nghệ. Tương ứng
với các loại trình độ công nghệ là trình độ kiến thức, tay nghề, mức thu nhập,
tâm lý, tình cảm khác nhau của công nhân dẫn đến phân hoá ngay trong cùng
một doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách, luật pháp liên quan đến đời
sống, việc làm của công nhân lại chưa theo kịp với tình hình.
Trong chiến lược xây dựng giai cấp công nhân cần được hoạch định trên
cơ sở nhận thức đầy đủ điều kiện, môi trường công nhân lao động sản xuất và
sinh sống. Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo xây dựng, phát huy vai trò của giai
cấp công nhân trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Các Đại hội của Đảng đều đề cập đến yêu cầu phát huy bản chất giai cấp
công nhân và xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh. Hội nghị lần thứ 6 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá X và XI đã ra Nghị quyết “Về tiếp tục xây
dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước". Nghị quyết đã cụ thể hoá, bổ sung và phát triển các quan
điểm của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh gắn
với chiến lược phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong
thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.

10




×